1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích giá trị và vai trò các stakehoders trong ngân hàng techcombank

20 659 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 252,5 KB

Nội dung

Các hoạt động chính bao gồm: những hoạt động được gắn trực tiếp với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hà

Trang 1

Phân tích vai trò của Value Chain (chuỗi giá trị) trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế

cạnh tranh (Competitive Advantage) của

Phân tích giá trị và vai trò các Stakehoders trong Ngân hàng Techcombank.

Analyze the role of the Value Chain (value chain) in the assessment of the capacity to

create a competitive advantage (Competitive Advantage) of the business.

Analyzing the value and role of Stakehoders in Techcombank

CONTENT

Câu 1: Vai trò của Value Chain (chuỗi giá trị) trong việc đánh giá năng lực tạo lợi thế

cạnh tranh (Competitive Advantage) của Doanh nghiệp.

Trong các thị trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh nằm ở vị trí trung tâm trong thành tích hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ phát triển và mở rộng kinh doanh, nhiều tập đoàn kinh doanh đã “mất dấu” lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua tăng trưởng và theo đuổi quá trình khác biệt hóa Ngày nay, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết, khi mức tăng trưởng trở nên chậm lại với hầu hết các công ty, khi các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước không bao giờ cảm thấy

“miếng bánh” cho họ là đủ Và từ đó, chuỗi giá trị (value chain) - là khung mẫu cơ sở để suy nghĩ một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp trong việc tạo lợi thế cạnh tranh Chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các nguồn gốc của giá trị cho người mua (buyer value) đảm bảo một mức giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế sản phẩm khác Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Vậy chuỗi giá trị là gì? Vai trò của nó như thế nào?

Trang 2

Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này Việc cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp, nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuối cùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được cắt

Chuỗi giá trị báo gồm Các hoạt động chính và Các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động chính bao gồm: những hoạt động được gắn trực tiếp với các sản phẩm hoặc dịch

vụ của công ty, gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing

và bán hàng, và dịch vụ Mỗi nhóm hoạt động này có thể tiếp tục phân chia cho việc điều hành thông qua phân tích nội bộ (tham khảo thêm tại sơ đồ) … Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, mua hàng

@

Các hoạt động chính :

1) Các hoạt động đầu vào:

Trang 3

Các hoạt động đầu vào gắn liền với các hoạt động nhận, tồn trữ, và quản lý các yếu tố đầu vào như quản lý vật tư, tồn trữ, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận chuyển, trả lại hàng cho nhà cung cấp Những hoàn thiện trong bất cứ hoạt động nào trong các hoạt động này đều dẫn tới giảm chi phí và tăng năng suất

2) Vận hành:

Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tồ đầu vào thành sản phẩm cuối cùng Ở đây bao gồm các hoạt động như vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói, lắp ráp bảo dưỡng thiết bị, và kiểm tra Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn luôn dẫn tới những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hiệu suất cao hơn, và phản ứng nhanh hơn với những điều kiện của thị trường

3) Các hoạt động đầu ra:

Khi thành phẩm được tạo ra, chúng cần được đưa tới khách hàng của công ty Các hoạt động này là các hoạt động đầu ra, bao gồm: tồn trữ, quản lý hàng hóa, vận hành các hoạt động phân phối, và xử lý các đơn đặt hàng (admin) Việc hoàn thiện những hoạt động này luôn dẫn tới hiệu suất cao hơn và mức độ phục vụ tốt hơn đối với khách hàng của công ty

4) Marketing và bán hàng:

Các hoạt động Marketing và bán hàng của công ty xoay quanh 07 vấn đề chủ yếu:

Sản phẩm Giá cả Yểm trợ (promotion) Kênh phân phối Con người Bằng chứng cụ thể Quy trình

Phụ thuộc vào phân khúc thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn, cũng như sự phức tạp của quá trình sản xuất, công ty có thể quyết định có một hỗn hợp sản phẩm rộng hay hẹp (tức là đa dạng hóa sản phẩm hay chỉ có một dòng sản phẩm) Giá cả mà công ty có thể thu được từ những sản phẩm của mình đo lường mức giá trị mà công ty đã tạo ra cho khách hàng Đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, để thành công nó phải được yểm trợ với kế hoạch kỹ lưỡng về bao bì đóng gói, quảng cáo, và việc sử dụng sáng tạo những phương tiện (công cụ) truyền thông thông tin Cuối cùng, có rất nhiều vấn đề quan trọng trong việc xác định cách thức mà sản phẩm được phân phối đến những khách hàng mục tiêu của nó Những vấn đề này bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng

Trang 4

của các nhà phân phối so với lực lượng bán hàng trực tiếp, và việc xác định vị trí của các điểm bán lẻ

5) Dịch vụ:

Các nhà quản trị đánh giá ngày càng cao dịch vụ khách hàng và xem nó như là một trong những hoạt động giá trị quan trọng nhất của công ty Dịch vụ khách hàng bao gồm: các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện khách hàng, cung cấp các linh kiện, bộ phận, và điều chỉnh sản phẩm, cũng như sự nhã nhặn và nhanh chóng đáp ứng với những khiếu nại và yêu cầu của khách hàng

Những công ty quy định hướng dịch vụ có 03 đặc tính mang tính nguyên tắc:

 Sự tích cực nhiệt tình tham gia của lãnh đạo cao cấp

 Định hướng con người một cách rõ ràng

 Mức độ cao của các đo lường và phản hồi

@

Các hoạt động hỗ trợ:

Nhờ các hoạt động này mà các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng công ty, tùy theo thành phần của các hoạt động chủ yếu trong dây chuyền giá trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ có thể được xác định một cách linh hoạt

1) Quản trị nguồn nhân lực:

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động được thực hiện nhằm tuyển mộ, huấn luyện, phát triển và trả công cho tất cả các cấp bậc của người lao động Quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong dây chuyền giá trị Toàn bộ các chi phí của quản trị nguồn nhân lực là không dễ dàng xác định Chúng bao gồm các vấn

đề phức tạp như chi phí thuyên chuyển của những người lao động và tất cả các khoản chi trả cho các nhà quản trị cấp cao Rất nhiều các khoản chi phí cho quản trị nguồn nhân lực đang gia tăng một cách nhanh chóng

Nâng cao kỹ năng của người lao động và duy trì những quan hệ lao động tốt là rất quan trọng cho việc tạo ra giá trị và giảm các chi phí Bằng việc huấn luyện người lao động trong nhiều loại công việc, các nhà quản trị có thể giúp công ty của họ phản ứng với thị

Trang 5

trường với thị trường nhanh hơn thông qua việc làm tăng hiệu suất, chất lượng, năng suất và sự thỏa mãn đối với công việc

Con người là tài sản giá trị giá trị nhất của công ty và là dạng rất linh hoạt của vốn Hơn nữa, trong một môi trường thay đổi rất nhanh và không thể dự đoán cần phải phát triển lực lượng lao động để họ có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường

2) Phát triển công nghệ:

Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động giá trị trong một tổ chức Nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động rộng lớn từ việc phát triển sản phẩm và quá trình tới việc nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng Điều này có nghĩa là sự phát triển công nghệ vượt ra ngoài khái niệm phát triển và nghiên cứu truyền thống Nói cách khác, phát triển công nghệ mở rộng xa hơn những công nghệ chỉ được áp dụng cho 1 mình sản phẩm Những ngàng công nghiệp chủ yếu của Mỹ như ô tô và sắt thép, nhận thấy nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ để đạt tới lợi thế cạnh tranh lâu dài Sự suy giảm của những ngành công nghệ này trong những năm 1970 là 1 phần do những định hướng ngắn hạn của chúng, bao gồm chú trọng quá mức tới báo cáo lời lỗ theo quý và

sự lờ đi các hoạt động phát triển công nghệ

3) Mua sắm:

Mua sắm đề cập tới chức năng thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của công ty Những hoạt động này bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước, và những yếu tố đầu vào khác được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất cũng như máy móc, thiết bị, và nhà xưởng Các nhân tố đầu vào được thu mua là quan trọng đối với các hoạt động chủ yếu cũng như đối với các hoạt động hỗ trợ Các hoạt động mua sắm được hoàn thiện:

 Việc giám sát chặt chẽ các hư hỏng

 Có thể dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơn với mức chi phí thấp

Hệ thống đúng lúc (Just in time – JIT) đã đạt được sự gia tăng to lớn và trở thành phố biến trong những năm gần đây trong các công ty: Nhật, Châu âu, Bắc Mỹ JIT hướng tới mục tiêu của sản xuất với chi phí thấp, chất lượng cao và đúng lúc bằng việc loại trừ

Trang 6

việc tích lũy tồn kho giữa các bước tiếp nhau trong quá trình sản xuất và bằng việc giảm thiểu sự vô tác dụng của các năng lực dư thừa và sự lừa biếng của người lao động Tiếp cận này làm giảm thời gian và chi phí thiết lập ban đầu, và các nhà cung cấp của công ty trở thành năng lực tồn trữ được mở rộng của công ty

4) Cấu trúc hạ tầng của công ty:

Cấu trúc hạ tầng của công ty bao gồm: các hoạt động như tài chính, kế toán, những vấn

đề luật pháp và chính quyền, hệ thống thông tin, và quản lý chung Cấu trúc hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá trị kể cả các hoạt động chủ yếu cũng như các hoạt động hỗ trợ khác còn lại trong dây chuyền giá trị Những chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động của cơ sở hạ tầng đôi khi được xem như những chi phí quản lý cố định Tuy nhiên, các hoạt động này có thể là nguồn của lợi thế cạnh tranh

5) Tài chính và kế toán:

Chức năng tài chính và kế toán đóng vai trò quan trọng trong quản lý công ty một cách

có hiệu quả Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua năng lực trong việc tăng vốn

từ thị trường cổ phiếu và các nguồn vay mượn, từ việc thiết lập ngân sách tinh vi, và từ việc hiểu biết và thực hiện có hiệu quả các hệ thống kế toán chi phí phù hợp Trong việc quản lý danh mục vốn đầu tư của công ty mà nó cạnh tranh trên nhiều thị trường sản phẩm khác nhau, các thủ tục về kế toán chi phí và các hoạt động lập ngân sách vốn được

sử dụng để ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực ở cấp công ty

6) Các hệ thống thông tin:

Tất cả các hoạt động giá trị có 2 thành tố hợp thành là các thành tố vật chất và quá trình

xử lý thông tin Thành tố vật chất bao gồm tất cả các nhiệm vụ mang tính vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động Thành tố quá trình xử lý thông tin bao gồm: các hoạt động cần thiết để thu thập, xử lý, và truyền tải các dữ liệu được đòi hỏi để thực hiện hoạt động Do vậy, tất cả các hoạt động giá trị bị ảnh hưởng bởi các hệ thống thông tin

@ Tóm lại, ngày nay, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết, khi mức tăng trưởng trở nên chậm lại với hầu hết các công ty, khi các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước không bao giờ cảm thấy “miếng bánh” cho họ là đủ Và từ đó,

Trang 7

chuỗi giá trị (value chain) - là khung mẫu cơ sở để suy nghĩ một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp trong việc tạo lợi thế cạnh tranh./

Câu 2: Phân tích giá trị và vai trò các Stakehoders trong Ngân hàng Techcombank:

Trong Marketing 7P, Ngân hàng không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng Ngân hàng không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (stakeholders) Như vậy các bên hữu quan (stakeholder) là ai và vai trò, giá trị của họ là gì? Theo định nghĩa, bất cứ cá nhân hoặc nhóm người nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hành động của một tổ chức được gọi một bên hữu quan ví dụ như: người lao động, gia đình

họ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, nhà cung cấp, v.v… Một trong những nhân tố có phần ảnh hưởng (Stakehoders – thành phần hữu quan) trong Ngân hàng Techcombank bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, Nhân viên, Khách hàng, Ngân hàng nhà nước – chính phủ, Tổ chức phi chính phủ: Hiệp hội ngân hàng, Báo chí mục tiêu…

Để làm rõ hơn giá trị và vai trò của các Stakehoders trong Ngân hàng Techcombank, chúng ta đi vào phân tích cụ thể từng Stakehoders như sau:

Hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank là cơ quan quản lý Ngân hàng có toàn quyền nhân danh Ngân hàng Techcombank để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông Vai trò của Hội đồng quản trị là quyết định chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Ngân hàng, cụ thể là trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của Ngân hàng, nhằm thực hiện Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông Do Hội đồng quản trị của Ngân hàng Techcombank là những người rất giỏi, có nghề, và có quyết sách, chiến lược, định hướng đúng đắng trong từng thời kỳ nên đã đưa Techcombank từ một ngân hàng nhỏ đến nay đã trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam với Tổng tài sản gần 180 ngàn tỷ đồng

Trang 8

2) Ban lãnh đạo:

Ban lãnh đạo, bao gồm CEO và các Giám đốc Khối, là những người thực thi các định hướng chiến lược do Hội đồng quản trị đề ra từng thời kỳ Hiện tại, CEO của Techcombank là một trong những nhân vật có tầm cỡ quốc tế, có kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực Ngân hàng, từng làm việc tại nhiều quốc gia Vì thế, với trí tuệ, kinh nghiệm của CEO do đó Ngân hàng Techcombank trong vài năm gần đây đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam

Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy - họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực Một nhân viên giỏi có thể thu hút được 1.000 khách hàng Ngược lại, một nhân viên tồi có thể khiến 2.000 khách hàng bỏ đi Nếu điều đó xảy ra, có thể thay thế bằng 10 nhân viên giỏi hoặc tìm lại những khách hàng đã mất Đối với ngân hàng Techcombank, nhân viên

là người thực thi những đường lối chính sách do Hội đồng quản trị và CEO ban hành,

do có một đội ngũ nhân viên trình độ cao, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vì thế Ngân hàng Techcombank đã phát triển bền vững, có lượng khách hàng khá lớn và dẫn đầu tại thị trường Việt Nam

Khách hàng là người đóng vai trò quan trọng và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Những nhân viên Marketing khôn ngoan luôn nỗ lực không ngừng để phát triển mối quan hệ mà họ đã dày công vun đắp với khách hàng lên một tầm cao mới

Họ tiếp tục thăm dò và chăm sóc những vị khách hàng với một cách ân cần và chu đáo hết mực Một khi họ đã tạo dựng được mối quan hệ thân mật với khách hàng, thì sản phẩm và dịch vụ của công ty họ không còn đơn thuần là một thứ hàng hoá nữa Những doanh nghiệp chỉ đơn thuần đề cao hàng hoá/sản phẩm/dịch vụ, sẽ dễ dàng đánh mất khách hàng của mình khi đối thủ của họ hạ thấp giá thành sản phẩm/dịch vụ cùng cạnh tranh trên thị trường Còn những công ty biết cách duy trì và nâng cao mối quan hệ bằng cách liên tục giữ liên lạc và có những dịch vụ chăm sóc gây cảm tình tốt với các

“thượng đế,” thì sẽ không bị rơi vào trường hợp như vậy

Trang 9

Đối với Ngân hàng Techcombank, với giá trị cốt lõi Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Chính giá trị cốt

lõi này, Techcombank đã mang đến không chỉ chất lượng dịch vụ tốt cho khách hàng

mà còn mang đến giá trị (value) cho khách hàng, vì thế vài năm qua lượng khách hàng của Techcomank tăng mạnh và trở thành Ngân hàng có số lượng khách hàng khá lớn tại Việt Nam (hơn 03 triệu khách hàng)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước, cổ phần và các

Tổ chức tín dụng

Khi Ngân hàng nhà nước ra các quyết sách, định hướng, … thì ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính sách kinh doanh của Techcombank và có thể làm phá sản hoàn toàn

kế hoạch kinh doanh của hệ thống ngân hàng Ví dụ việc áp trần lãi suất huy động 8%/năm hiện tại đối với VNĐ và USD là 2%/năm đã ảnh hưởng rất lớn việc tăng cao khả năng huy động vốn/chi phí của Techcombank Hay là việc thực hiện kiềm chế lạm phát trong năm 2012 vừa qua, đã làm tê liệt mảng tín dụng của Techcombank (tăng trưởng tín dụng của Techcombank năm 2012 vừa qua hầu như = 0%)

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm

về mọi mặt; tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền

Trang 10

tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đến nay, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam gồm 50 hội viên, bao gồm 6 ngân hàng và tổ chức thuộc sở hữu nhà nước (trong đó có 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hoá), 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh và 8 công ty tài chính

Đối với Techcombank, Hiệp hội ngân hàng là cơ quan bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Techcombank, đã nhiều lần Hiệp hội ngân hàng kiến nghị với Ngân hàng nhà nước sửa đổi các chính sách, quyết định gây khó khăn cho Techcombank trong quá trình hoạt động, như bỏ dở trần lãi suất cho vay, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho Techcombank

Báo chí không chỉ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng mà còn phản ánh kịp thời, phân tích, đánh giá đúng mức, phản ánh giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, góp phần giúp khách hàng nắm sản phẩm dịch vụ và đưa thương hiệu của ngân hàng Techcombank đến gần khách hàng hơn

Trong năm 2012 vừa qua, với việc phối hợp với báo chí mục tiêu, Techcombank

đã thông qua kênh này đưa đến sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng nắm vững, hiểu rõ và khơi dậy như cầu khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Techcombank

và góp phần quảng bá thương hiệu Techcombank đi xa hơn Theo thống kê từ khách hàng thì khách hàng tìm đến Techcombank thông qua kênh báo chí mục tiêu lên đến 20% tổng lượng khách hàng

Tóm lại, trong Marketing 7P, Ngân hàng không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà còn cần phải trở thành một phần của cộng đồng Ngân hàng không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của tất các những bên hữu quan (Stakeholders) /

Sentence 1: Analyze the role of the Value Chain (value chain) in the assessment of the

capacity to create a competitive advantage (Competitive Advantage) of the business.

In the competitive market, the competitive edge is located at the center of the area of activity of the enterprise However, after decades of development and expand business,

Ngày đăng: 02/11/2017, 13:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w