1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TỔNG hợp các bài văn NGHỊ LUẬN văn học TRỌNG tâm ôn THI THPT

175 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 209,28 KB

Nội dung

Trong đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ nhữngthanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường,chiến lũy Hà Nội, mà hôm nay đã có mặ

Trang 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tổng hợp các bài văn nghị luận văn học trọng tâm ôn thi THPT

TÂY TIẾN- QUANG DŨNG

Đề bài: Đôi nét về tác giả Quang Dũng

ở Hà Nội.Sau cách mạng tháng Tám, ông vào bộ đội.Sau năm 1945 làm biên tập ởnhà xuất bản Văn học

Thơ ông vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng,đậm chất lãng mạn.Năm 2001, nhà thơ được truy tặng giải thưởng Nhà nước vềVăn học nghệ thuật

Tác phẩm tiêu biểu: Rừng biển quê hương (in chung, 1957), Đường lênChâu Thuận (truyện kí, 1946), Rừng về xuôi (truyện kí, 1968), Mây đầu ô (tập thơ,1986)

2 Tác phẩm

a Hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ

Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phốihợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân

Trang 2

đội Pháp ở Thượng Lào cũng như Miền Tây Bắc bộ Việt Nam Địa bàn đóng quân

và hoạt động của quân đoàn Tây Tiến khá rộng lớn bao gồm các tỉnh Sơn La, LaiChâu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào)

Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong một hoàncảnh khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, thể hiện vẻđẹp hào hùng và hào hoa của tuổi trẻ

Rời xa đơn vị cũ cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), QuangDũng nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến nên viết bài thơ này Bài thơlúc đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986)

b Bố cục

Đoạn 1(14 câu đầu): Cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ,

dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng trữ tình

Đoạn 2 (Từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trongđêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng

Đoạn 3(Từ câu 23 đến câu 30): Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hysinh bi tráng của họ

Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhà thơ đã rời xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó vớinhững ngày tháng đã qua

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Bài làmCuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờtrong tâm hồn dân tộc Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môitrường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta Cuộckháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh ngườilính

Trang 3

Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu,Nhớ của Hồng Nguyên , Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc.Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từkhắp phố phường Hà Nội Có nhiều thanh niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức tiểu

tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc.Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc chiến đâu bảo vệđộc lập, tự do của Tổ quốc Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích

“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đãtừng được phản ánh trong một bài hát thời đó:

Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,

Nào có sá chi đâu ngày trở về

Trong đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ nhữngthanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường,chiến lũy Hà Nội, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp hoángxuất hiện một khuôn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ Như bao thanh niên tríthức của Hà Nội ngày ấy, Quang Dũng cũng háo hức gia nhập đoàn quân Tây Tiếnvới một niềm say mê của tuổi trẻ và một chút lãng mạn của những người thanhniên

Cũng chính vì thế mà những thanh niên như Quang Dũng sẵn sàng chấpnhận mọi gian khổ, hi sinh để chiến đấu đến ngày thắng lợi cuối cùng Vào TâyTiến, Quang Dũng cùng sống và chiến đấu một thời gian với đơn vị này và sau đóchuyển sang đơn vị khác Một ngày ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ vềnhững người đồng đội, nhớ về những tháng ngày chiến đâu gian nan nhưng hàohùng, nhớ đơn vị cũ, nhớ những con đường hành quân mà ông cùng đơn vị từng điqua Nỗi nhớ ấy dần lớn lên trong Quang Dũng, bật ra thành hai câu thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Trang 4

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến cùng những nơi mà đơn vị đã đi quahẳn là những kỉ niệm hết sức sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ Hẳn một phần quãngđời Quang Dũng gắn bó với Tây Tiến là cuộc sống hoạt động trong vùng rừng núi.Bởi thế, nhà thơ nhớ về Tây Tiến là nhớ ngay về sông Mã, nhớ về rừng núi với bao

kỉ niệm vui buồn, ấn tượng về một miền rừng núi khắc nghiệt đã để lại trong tâmhồn nhà thơ dấu ẩn chẳng phai mờ Vì thế, Quang Dũng nhớ về những tháng ngày

đã qua với một tình cảm yêu thương lắm nhưng chẳng biết gọi lên chính xác nỗinhớ ây Nhớ chơi vơi! hai liếng chơi vơi dùng ở đây thật là đắc địa diễn tả một nỗinhớ không có hình, không có lượng nhưng hình như rất nặng và mênh mang đầy

ắp Cái tâm trạng nhớ ấy ta đã bắt gặp không chỉ một lần trong ca dao: Ra về nhớbạn chơi vơi, hoặc:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,Như đứng đống lửa, như ngồi đống than

Quang Dũng lấy nỗi nhớ trong ca dao để tượng trứng thêm cho nỗi nhớ chơi vơicủa mình, thật là chi tiết đắt giá! Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừngnúi ấy thiết tha như thế làm cho người đọc chú ý ngay Nhớ Tây Tiến, nhớ về sông

Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Trang 5

Con đường hành quân điệp trùng với bao cái khắc nghiệt, dữ dội của mỗivùng rừng biên ải Đọc đoạn thơ, chưa cẩn suy ngẫm nội dung bên trong, chúng ta

đã có thể hình dung ra con đường mà Quang Dũng miêu tả Kết câu đoan thơ cứthanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên man, vô tận như con đường

xa thẳm khấp khểnh Nhạc điệu êm ả, triền miên Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớpsương dày của núi rừng, tất cả lung linh trong lớp sương khói mờ ảo, như thực, nhưmộng Thế nhưng, mỗi địa danh đều gợi lên trong người đọc về hình ảnh của một

xứ lạ, phương xa; nếu ta chỉ thử thay Sài Khao bằng một tên gọi khác là lớp sươnghuyền ảo ấy lan biến ngay Đoàn quân Tây Tiến cất bước , trên con đường xa vạndặm, với cái trắc trở, gập ghềnh của con đường Đã dốc lên khúc khuỷu mà còndốc thăm thẳm, đã ngàn thước lên cao rồi lại ngàn thước xuống thì đúng là đến độcao chất ngất, ngoằn ngoèo khó đi Tất cả những đặc điểm ấy diễn tả nổi khó khăncủa đoàn quân Tây Tiến khi hành quân Nó ghi lại ấn tượng về một miền rừng núithật là dữ dội và khắc nghiệt Quang Dũng có những cách dùng từ rất tinh tế màcũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nổi thành cồn heo hút, và để diễn tảchiều cao của núi thì chỉ ba chữ súng ngửi trời nghe thật ngộ nghĩnh Phải chăng

đó là cách gọi của lính mà Quang Dũng ghi lại với tư cách một người trong cuộc?

Dù sao, qua những từ ngữ, chi tiết và cách kết hợp thanh điệu của đoạn thơ cũng đã

vẽ lên trước mát ta hình ảnh một miền rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng điqua Có những câu thơ dùng toàn vần bằng rất hay:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơiSau khi ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống người chiến sĩ Tây Tiến như đứngtrên nùi cao mà nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa Những ngôi nhànhư đang trôi bồng bềnh trong làn mưa trắng Thanh bằng của từng chữ trải ra,mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng Rừng núi trùng, ấn tượng

về miền rừng núi cũng thật là khắc nghiệt và dữ dội:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Trang 6

Chỉ hai câu thơ thôi mà gieo vào lòng ta tất cả những sự khắc nghiệt của miền rừngnúi này - một miền núi rừng âm u với thú dữ đe doạ con người Hai chữ Mường Hịch đi với nhau nghe nặng như chân cọp Có một điều kì lạ là nếu ta thay địa danh này bằng hai chữ khác như Châu Thuận chẳng hạn, thì hiệu lực câu thơ sẽ giảm sút ngay Qua sự miêu tả của Quang Dũng, một vùng núi rừng biên ải hiện lên với tất cả sự khắc nghiệt, dữ dội của thiên nhiên Đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua trên con đường hành quân Cái trắc trở, gianlao cùa con đường Tây Tiến chợt làm chúng ta nhớ đến câu thơ của Lí Bạch:

Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên

(Đường xứ Thục khó đi, khó hơn lên tận trời xanh)

Đó là tất cả những gian khổ, nguy hiểm do thiên nhiên đem đến mà người chiến sĩ Tây Tiến phải chịu đựng

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!

Quang Dũng nói cái thực trên con đường Tây Tiến Bao người chiến sĩ đãnằm lại trên con đường hành quân Có một điều lạ làm toả sáng cả ý thơ là ngườilính Tây Tiến đến lúc gục xuống vẫn cố gắng trong tư thế của người lính, chết rồinhưng súng mũ vẫn còn đó, hành trang của người chiến sĩ vẫn còn trong tư thế tiếptục cuộc hành trình Bao cảnh gian khổ khó khăn, khắc nghiệt dữ dội của conđường hành quân, của thiên nhiến xứ lạ đã thử thách người chiến sĩ Tây Tiến mộtcách ghê gớm Có những người lính đã vượt qua được, và cũng không ít nhữngngười phải nằm lại phía sau Người lính dãi dầu qua mưa nắng, đi từ khó khăn nàyđến gian khổ khác, chịu hết thử thách này đến thử thách thác mà dường như vẫnchẳng nể hà; đến khi kiệt sức phải gục xuống thì cũng cố gắng gục xuống trong tưthế của người chiến sĩ

Trang 7

Cho dù Quang Dũng có nói sự thực về một vùng rừng núi che lấp conngười, nhưng chính những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ đã đưa họ baylên, vượt lên trên cái gian khổ và thiếu thốn Quang Dũng là một người trong cuộc,rừng là chiến sĩ Tây Tiến, chính vì vậy mà nhà thơ viết về cuộc sống gian khổ củangười chiến sĩ Tây Tiến một cách hết sức cảm động Cái khắc nghiệt, khổ và dữdội của một miền biên ải, những gian truân mà người chiến sĩ Tiến phải chịu đựng

và những ấn tượng không thể nào quên Quang Dũng về người lính Tây Tiếnkhông như những nhà thơ khác; ông nói thật về sự khổ, hi sinh của người lính mộtthời Thế nhưng, hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến không vì thế mà trở nên uỷ mị,ngược lại càng thêm cao đẹp hơn Miêu tả nét chiến sĩ với cái bi, nhưng là “bitráng” Nói cái gian khổ để đề cao chiến thắng nói hi sinh để nâng hình ảnh ngườilính lên một tầm cao thời đại cũng là một cách “vẽ mây nảy trăng” trong hội hoạvậy Bởi chiến thắng có giá trị gì khi chiến thắng dễ dàng, không có hi sinh? Vàhình ảnh người lính sẽ không thật cao đẹp nếu họ không trải qua những thử tháchgian truân của cuộc sống chiến đấu khắc nghiệt

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng

Gian nan là nợ anh hùng phải vay

Đó là một lời đúc kết kinh nghiệm về giá trị cùa chiến thắng, giá trị cả phẩm chất con người Giữa bao cái gian khổ, khắc nghiệt đã thành ấn tượng niềm vui, dù ít ỏi,càng đáng nhớ hơn:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Dường như để trả trạng thái tâm hồn chúng ta về thế cân bằng sau khichùng xuống trước cuộc sống chiến đấu cùa người chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũnghồi tưởng lại nhiều hình ảnh vui, ấm áp Khói bếp, mùi thơm cơm nếp gợi cái ấmcúng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc Sức nóng của nó đủ làm tâm hổn dần

ấm lại sau những phút giây chứng kiến những gian khổ của người lính, đuốc hoa là

Trang 8

hình ảnh có sức khơi gợi, gợi cho ta cái cảm giác tươi vui như đang chứng kiến lễhội đông vui Hai liếng kìa em vừa ngỡ ngàng, vừa sung sưc nó diễn cả tâm hồncủa người chiến sĩ Tây Tiến Trong cả đoạn thơ dìu dặt thành tiếng nhạc, tiếngkhèn, phảng phất hình ảnh vui tươi của cuộc sống ) bình như chẳng biết đến chiếnưanh Hình ảnh nhạc về Viên Chăn xây hồn là hình ảnh đẹp, thơ mộng, diễn tả tâmhồn phong phú của người lính Tây Tiến Họ tổ chức hội vui, sau bao thử tháchkhắc nghiệt của núi rừng dữ dội Và mặc dù biết rằng sẽ còn liếp tục chịu đựngnhững gian truân, hi sinh, người lính Tây Tiến vẫn múa hát, đùa vui, vẫn lạc quanyêu đời Có thể chỉ ngày hôm sau một người nào đó trong số họ phải nằm lại nơinúi rừng u tịch, nhưng hôm nay làm hồn họ vẫn mộng mơ, mơ đến những hình ảnhđẹp của thi và hoạ, xây hồn thơ Và như vậy, họ sẵn sàng đón nhận mọi thử tháchtiếp theo, coi đó như một việc bình thường mà đời lính phải chấp nhận Không lêngân, không khiên cưỡng, mọi gian khổ hi sinh đối với người lính là chuyện binhthường và tất yếu, vì vậy mà họ vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, vẫn sống với lâm hồntrẻ trung, tươi mát Cũng vậy mà người lính Tây Tiến có thể vẫn nhớ một dángthuyền độc mộc, hoặc một bông hoa trên dòng nước lũ Những hình ảnh rất binhthường ấy, ngỡ rằng sau bao sự thử thách về tinh thần, người lính sẽ quên đi.Nhưng không, họ vẫn nhớ Những hình ảnh ấy in sâu vàu tâm hồn ngựời lính TâyTiến, là nguồn động viên thúc giục họ chiến đấu, dù tiếp tục đón nhận những thửthách mới:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

''Đoàn quân không mọc tóc! Có cách nói nào lại khơi dậy nhiều cảm xúc đến thế!Như vậy thì hình ảnh của anh bộ đội Tây Tiến có trở nên quái đản không? Khôngđâu! Đó chính là hình ảnh oai hùng của anh “Vệ trọc” nổi tiếng một thời rét nêntóc rụng vả lại, cái cách nói đoàn quân không mọc tóc ấy phần nào cũng dựng nênhình ảnh người tráng sĩ với dáng dấp thật hùng dũng và hiên Quân không mọc tóc,

Trang 9

quân lại xanh màu lá, màu xanh ấy có thể do cành lá trang, nhưng chủ yếu là do sốtrét rừng Những cơn sốt rét ghê gớm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người chiến sĩ.

Ta cảm động trước hình ảnh người sĩ Tây Tiến, và chợi nhớ đến hình ảnh ngườichiến sĩ trong một số bài thơ đương thời:

Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,

Đâu còn tươi nữa những ngày qua

Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn sốt rét ghê gớm ấy, thế nhưng, nókhông làm nhụt đi ý chí của người chiến sĩ mà ngược lại họ càng chiến đấu dũngcảm hơn, kiên cường hơn, quân xanh màu lá nhưng vẫn dữ oai Cái khí phách hàohùng của người chiến sĩ Tây Tiến được ghi lại bằng sự so sánh cân bằng Nếu ởkhổ thơ trên, người lính chịu sự đe doạ của cọp thì họ cũng chiến đấu với tinh thầndũng cảm của một chúa sơn lâm như thế Câu thơ sau nâng đỡ câu thơ trước vútbay lên như ánh hào quang của phẩm chất người lính Tây Tiến Miêu tả khí thếchiến đấu hào hùng của người chiến thắng một sự so sánh như thế, Quang Dũngthực sự đã hiểu người lính và đã hòa đồng với họ Chiến đâu dũng mãnh như thế,nhưng người lính Tây Tiến vẫn có đời sống tâm Hà Nội hết sức tinh tế:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Người chiến sĩ ra đi từ những mái trường, chiến đấu nhưng vẫn không quênhậu phương Phía trước là trận đánh, tình cảm thể hiện qua giấc mộng, có thực, có

mơ Dáng kiều thơm gợi nên cái dáng vẻ yêu kiều của người con gái Thủ đô chữthơm được dùng với nghĩa như “sắc nước hương trời” vậy! Người chiến sĩ củaQuang Dũng ra đi, mang theo cả phong thái hào hoa của người thanh niên trí thức,cái phong thái đã giúp người chiến sĩ sống bằng đời sống tâm ít phong phú sau mỗitrận đánh ác liệt

Trang 10

Cái cuộc sống tâm hồn ây là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục chiếnđâu để giành lây độc lập, tự do cho Tổ quốc thân thương Và cũng vì thế, ngườichiến sĩ chấp nhận sự hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc ười xanh

Cứ thử làm công việc tách hai câu thơ thành từng câu một Ôi! Cái ấn tượng bithảm đên vô cùng mà câu thơ đầu mang đến thật mạnh mẽ Không hiểusao, cứ mỗilần đọc đên câu thơ này là tôi lại chìm vào trong suy tưởng và nước mắt cứ rưngrưng! Trên con đường gập ghềnh xa thẳm của miền núi rừng biên giới đoàn quânTây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có những con người phải tách ra khỏi đội hình.Những nấm mộ của người chiến sĩ mọc lên Câu thơ thật là bi thảm Nhưng câu thơsau như một lực nâng vô hình, đã đưa câu thơ đầu lên cao, cái thảm giờ đây đã trởthành bi tráng Nó bi tráng và hào hùng bởi Quang Dũng nói được một điều cốt lõitrong nhân cách của người lính: biết hi sinh, biết gian khổ nhưng vẫn cứ ra đi giảiphóng quê nhà Họ ra đi chẳng tiếc đời xanh, bởi quãng đời tươi đẹp ấy đã hiếndâng cho một lí tưỏng cao đẹp: chiến đấu vì tổ quốc Họ ra đi và ngã xuống thanhthản không một chút vướng bận, cái chết được xem nhẹ lựa lông hồng:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Cách dùng từ áo bào của Quang Dũng làm cho câu thơ trở nên cổ kính, áo bào chứ không phải chiến bào; người chiến sĩ như những danh tướng thời xưa da ngựa bọc thây là một điều vinh quang Cũng như thế, người lính coi việc hi sinh trên chiến trường là một nghĩa vụ thiêng liêng Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản về đất Đất sinh ra anh và lại đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩa vụ Anh

về đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hùng Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm thét của dòng sông này Dòng sông tiễn anh ra đi chiến đấu lại đón anh về:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Trang 11

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Đề bài: Phân tích khổ 2 khổ đầu bài thơ Tây Tiến

BÀI LÀMQuang Dũng là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn Chất lãng mạn đa tình củanghệ sĩ đã bắt gặp và song hành với chất anh hùng của người chiến sĩ Tây Bắchiểm trở, để rồi cho ra đời thi phẩm Tây Tiến với âm hưởng bi tráng, hào hùng.Điều này được thể hiện rõ qua 2 khổ thơ đầu của bài thơ

Qua những vần thơ vừa hào hùng, bi tráng, vừa lãng mạn, giàu chất nhạc,chất họa, bài thơ đã diễn tả hết sức chân thực về hiện thực cuộc sống kháng chiếnchống Pháp và vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ

Mở đầu hai câu thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Câu thơ mở đầu bằng hình ảnh dòng sông Mã - biểu tượng của thiên nhiên núirừng Tây Bắc và cũng chính là địa danh hoạt độngc ủa đoàn quân Tây tiến Khôngphải ngẫu nhiên mà sông Mã được nhắc tới hai lần trong khổ thơ đầu và khổ thơ

Trang 12

thứ ba, bởi nó gắn bó với người lính Tây Tiến trên mỗi bước đường hành quân vàchứng nhân cho bao kỉ niệm một thời gian khó Địa danh sông Mã được nhắc đếnbên cạnh binh đoàn Tây Tiến như một lời nhắc nhở về bao kỉ niệm, bao cảm xúcbuồn vui Giữa hai danh từ ấy dường như có chút xót xa, nuối tiếc qua từ "xa xôi".Thiên nhiên Tây Bắc đã thực sự lùi xa trong quá khứ cũng như đoàn quân Tây Tiếnchỉ còn là những kỉ niệm Câu thơ đầu dù không trực tiếp xuất hiện từ "nhớ" mànỗi nhớ cứ tự nó trào dâng, hóa ra đó là nối nhớ thường trực khôn nguôi và đượcbiểu lộ qua tâm trạng của tác giả trực tiếp xuất hiện qua điệp từ "nhớ" được lặp lạihai lần có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ Vần "ơi" được điệp ba lần đã tạođược tính nhạc cho lời thơ.Nỗi “nhớ chơi vơi" đã mở ra những kỉ niệm về chặngđường hành quân qua núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng với nhữngđịa danh: Sài Khao, Mường Ltá, Mường Hịch, Mai Châu Đó là nỗi nhớ theokhông gian:

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

Cái huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc được vẻ ra qua màu sương mùdày đặc che lấp, bồng bềnh như sương như khó, mơ hồ, huyền ảo 12/14 là thanhbằng gợi cảm giác nhẹ nhàng, ngân nga Tây Bắc với những đỉnh núi mù sương,với những thung lũng sương che sớm chiều thực sự làm rung động chất thơ trongtâm hồn Quang Dũng cũng như chất hoa trong người đa tài ấy Theo bước chân củanhững người lính Tây Tiến, thiên nhiên Tấy Bắc hiện ra với những hiểm trở và heohút:

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hýt cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"

Trang 13

Trong những câu thơ trên, Quang Dũng chủ yếu sử dụng thanh bằng tạo cảm giácmềm mại thì đến bốn câu thơ sau, những thanh trắc gồ ghề được đặt ở đầu, giữa vàcuối câu tạo nên ấn tượng không dứt về những con dốc đèo Tây Bắc Điệp từ "dốc"được lặp lại hai lần trong một câu thơ kết hợp với từ "khúc khuỷu", "thăm thẳm" cótác dụng gợi cái hiểm trở, dữ dội của những dốc những đèo, những khúc cua tay áo

và sự gập ghềnh của con đường hành quân Có những khi họ phải hành quân quanhững dốc cao dựng đứng hay những con đường sâu hun hút, điệp ngữ "ngànthước" cùng cách ngắt nhịp 4/3 có tác dụng tạo hình rất lớn trong việc biểu đtạ cáicao và độ sâu không cùng của núi đèo

Ngay trong bức tranh thiên nhiên Tây Bắc, chúng ta đã thấy thấp thoáng ẩn hiệnhình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến Trên cái nền của thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội,hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với sự hào hùng, bi tráng: "Heo hút cồn mâysúng ngửi trời" Từ láy "heo hút" được đảo lên đặt ở đầu những câu thơ gợi tả độicao cũng như sự hẻo lánh của những dốc đèo Tây Bắc khiến ta có cảm nhận họ lànhững con người đầu tiên đặt chân được đến đấy vậy Họ đi giữa những dốc cao,cồn mây, mũi súng nhấp nhô theo nhịp bước quân hành tạo nên hình ảnh rất tinhnghịch, rất lính "súng ngửi trời" Họ - những chàng trai Hà nội vừa trẻ trung hàohoa thanh lịch, vừa phong trần sương khói Người chiến sĩ Tây Tiến như tạc trongkhông gian mây trời Tây Bắc sự lồng lộng và kiêu hùng của tuổi trẻ Có thể nóikhông một khó khăn gian khổ nào, một độ cao nào có thể cản được bước chân củanhững anh hùng vệ quốc

Sau vượt qua bao rừng sâu, núi cao heo hút, đoàn quân Tây Tiến cũng đãdừng chân ở một bản làng có vườn, có những làn khói bếp nồng ấm tình quân dân.Những kỉ niệm ấy in đậm trong tâm trí nhà thơ khiến Quang Dũng không thể kìmnén nổi, một lần nữa lại bật lên tiếng gọi: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ MaiChâu mùa em cơm nếp xôi Câu thơ cuối trở thành tiền đề để sang khổ thơ tiếptheo, đoàn quân Tây Tiến hiện lên rõ nét, chân thực hơn

Trang 14

Với một ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn, giàu chất nhạc, chất họa vớinhững từ ngữ chọn lọc, tinh tế, Quang Dũng đã vẻ lên một bức tranh thiên nhiênhoành tráng, dữ dội và rất nên thơ của núi rừng Tây Bắc Trên cái nền bức tranh ấynổi bật hình ảnh của những người lính Tây Tiến, những con người can trường,dũng cảm nhưng cũng rất hào hao lãng mạn.

Nếu ở khổ thơ một bài thơ Tây Tiến, nhà thơ đã khắc họa những hình ảnh dữdội của núi rừng Tây Bắc thì ở đoạn thơ thứ hai nay, Quang Dũng đã đưa ta vàomột khung cảnh khác: cảnh Mỹ lệ, duyên dáng, tươi mát của Tây Bắc Cảm hứnglãng mạn được chia thành hai phần rõ rệt, hướng đến hình ảnh người lính trongđêm liên hoan doanh trại và vẻ đẹp Tây Bắc một chiều sương Những nét vẽ bạokhỏe, gân guốc đã được thay bằng những nét mềm mại, tinh tế, tài hoa

Trải qua những giây phút hành quân gian khổ, những người lính còn cónhững giờ khắc giao lưu văn nghệ với đồng bào Tây Bắc gọi là "doanh trại" bởiQuang Dũng theo cảm hứng lãng mạn, có lẽ hiện thực là một đêm văn nghệ giản dị

mà ấp áp trên chặng hành quân dặm dài gian khổ Không khí liên hoan tràn ngập cả

âm thanh, ánh sáng, dáng điệu con người:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc ề Viên Chăn xây hồn thơ"

Đảo ngữ "bừng lên hội đuốc hoa" kết hợp với động từ "bừng" tạo ấn tượng

về một thứ ánh sáng bất ngờ, tựa như có hàng ngàn có đuốc đột ngột thắp lên cháysáng cả núi rừng trong đêm Đôi mắt lãng mạn, tính từ của Quang Dũng đã vínhững ngọn đuốc đó như "đuốc hoa" - ngọn đuốc cháy trong đêm tân hôn - ngầmchỉ một sự kết duyên gặp gỡ giữa những người lính Tây Tiến trẻ trung hào hoa vớinhân dân Tây Bắc Trên cán nền ánh sáng lửa lung linh ấy, nổi bật là dáng hìnhuyển chuyển, dịu dàng theo điệu khèn của những thiếu nữ Tây Bắc, và cũng khônggiấu nổi sự ngạc nhiên, ánh nhìn tình tứ của những người lính trẻ trước vẻ đẹp xứ

Trang 15

người Cái dáng điệu "e ấp" được soi chiếu qua đôi mắt hào hoa của những conngười lần đầu đặt chân đến Tây Bắc gợi một vẻ đẹp kín đáo, một sự phát hiệntrước những nét đẹp văn hóa Tây Bắc Thêm vào đó là những "man điệu" - nhữngđiệu múa, điệu nhạc lạ như chất xúc tác gợi cái tình tứ, say mê thưởng thức Cáichất hào hoa, lãng mạn, đa tình này dường như là "đặc sản" của những người línhtrong thời kì kháng chiến chống Pháp, khi họ đa phần là thanh niên học sinh trithức, xếp bút nghiên cầm súng lên đường theo tiếng gọi của quê hương Câu thơthứ tư của bài thơ Tây Tiến chủ yếu là thanh bằng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, baybổng trong tâm hồn của người lính" "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ" Âm nhạccất lên hòa điệu với tâm hồn thơ mộng, gọi về cái mộng mơ, đưa tâm hồn phiêu duvượt qua giới hạn của không gian, của biên giới, để xây đắp hồn thơ - mơ đến ViênChăn - mơ đến ngày chiến thắng Hình ảnh thơ mỹ lệ nhưng không hề thoát ly cuộcsống, trái lại có tác dụng nâng đỡ tâm hồn con người, khích lệ những người lính và

mở ra khát vọng hòa bình cho đất nước

Bốn câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến giúp ta cảm nhận được cái tưng bừng,nhộn nhịp trong đêm liên hoan ấm tình quân dân Bốn câu thơ sau lại tiếp tục mạchcảm xúc của toàn bài thơ Tây Tiến, ấy là nỗi nhớ về những khoảng không giansông nước đầy chất thơ của tây bắc:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Tây Bắc đẹp - thơ một- trữ tĩnh với mênh mang sông nước, lãng đãng sươnggiăng, với hai bên bờ là bạt ngàn lau, và đâu đó thấp thoáng bóng người, bóng hoa.Không gian và thời gian được mở ra qua cụm từ "chiều sương": trong khoảnh khắccuối ngày, khắp đất trời chìm trong màn sương bồng bềnh, lãng đãng rất đặt trưngcho núi rừng Tây Bắc Nhớ Tây Bắc là những người ta hay nhớ về những cánh

Trang 16

đồng lau bạt ngàn trắng như thế, cái hồn của lau kéo theo cái hồn người là nhưvậy!

Nhớ về Tây Bắc còn là nhớ cái "dáng người trên độc mộc" - gợi vẻ đẹp khỏekhoắn của những chàng trai, những cô gái, những người dân Tây Bắc trên conthuyền độc mộc lao trên sóng nước Cảm hứng ngợi ca những con người ấy ta cũnggặp trong hình ảnh người lá đò Mai Châu trong tác phẩm "Người lá đò sông Đà"của Nguyễn Tuân Đặc biệt là hình ảnh những bông hoa rừng "đong đưa" trôi theodòng nước lũ Trong cái khắc nghiệt dữ dội vẫn luôn có vẻ đẹp của sự mềm mại,mong manh Điểm nhìn lãng mạn giúp Quang Dũng có được những phát hiện rấtnên thơ như thế

Trong đoạn thơ này của bài thơ Tây Tiến, ta thấy vang lên điệp khúc củanhững câu thơ có từ: "có thấy có nhớ" Đó là sự gợi thức trong tâm hồn mình, là

sự nhắc nhở mỗi chàng trai ra đi 36 phố phường hãy nhớ về Tây Bắc, về Tây Tiếnnhư những hồi ước hào hùng một đi không trở lại

Tóm lại, tám câu thơ này trong bài thơ Tây Tiến như 1 bức tranh sơ với chỉvài nét chấm phá tinh tế, mềm mại mà thu được cái hồn của cảnh và người TâyBắc Cũng qua những hình ảnh thơ đặc sắc ấy, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹpcủa những người lính Tây Tiến - những chàng trai lãng mạn, đa tình, hào hoa

Đề bài: Hội đuốc hoa và nhớ chiều sương Mộc Châu trong bài Tây Tiến

Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, từng cầm súng đánh giặc và làm thơ khángchiến chống Pháp Năm 1948, tại Phù Lưu Chanh ( Hà Tây cũ), ông viết bài thơ

“Tây Tiến” nói lên tình thương nhớ chiến trường miền Tây, nhớ đồng đội thân yêumột thời trậm mạc Mở đầu bài thơ là một lời nhắn gọi biết bao tha thiết, bồi hổi:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

Trang 17

Bài thơ có 34 câu thơ thất ngôn, chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn thơ là sự hồi tưởng bao kỉ niệm sâu sắc Đây là đoạn thơ thứ hai có 8 câu mang vẻ đẹp như một bức tranh nói về hai nỗi nhớ: nhớ hội đuốc hoa và nhớ chiều sương Mộc Châu:

"Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Từ “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói – Mai Châu màu em thơm nếp xôi”, Quang Dũng nhớ đến “hội đuốc hoa” thắm thiết tình quân dân:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Đuốc hoa ở đây là cây nến thắp lên trong phòng tân hôn “Truyện Kiều” có câu:

“Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa” Quang Dũng sáng tạo thành “hội đuốc hoa” để nói về đêm liên hoan văn nghệ giữa các cán bộ chiến sĩ đoàn binh Tây Tiến với đồng bào các bản Mường Chữ “bừng” vừa ám chỉ ánh lửa, ánh đuốc bừng sáng lên, vừa tả âm thanh, tiếng nói cười, tiếng hát, tiếng khèn vang lên tưng

Trang 18

bừng rộn rã trong hội đuốc hoa Đêm lửa trại, đêm liên hoan chắc là có múa sạp, cómúa xòe của các cô gái Mường, Thái tham gia? Chữa”kìa” là đại từ để trỏ một đối tượng từ xa; trong văn cảnh thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ của chàng lính trẻ Tây Tiến khi nhìn thấy các “em”, các “nàng” đang e ấp đến dự hôi đuốc hoa trong những bộ quần áo xinh đẹp, duyên dáng, kín đáo Hình ảnh “e ấp”

là một nét vẽ tài hoa có hồn gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo, tình tứ của các thiếu nữ miền Tây Ánh lửa, tiếng hát, tiếng khèn, màu xiêm áo rực rỡ, vẻ đẹp kiểu diễm của các “em”, các “nàng” đã như “xây hồn thơ” các chàng lính trẻ Con người trẻ trung, xinh đẹp, đào hoa, đa tình; ngòi bút của thi nhân cũng rất tài hoa, lãng mạn Qua hội đuốc hoa, ta càng cảm thấy đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đoàn binh Tây Tiến nơi chiến trường miền Tây gian khổ ác liệt

Bốn câu thơ tiếp trôi về một miền hồi tưởng, đó là vùng đất Mộc Châu, Sơn La Nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mông, có dãy núi Pha Luông cao 1880m, nơi

có bản Pha Luông sầm uất của người Thái, Quang Dũng, người lính chiến với tâm hồn nghệ sỹ đã khám phá ra bao vẻ đẹp của vùng đất Mộc Châu Năm tháng đã trôiqua, cảnh và người ở nơi ấy đã trở thành một mảnh tâm hồn của bao người:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bế bờ

Có nhớ dáng người trên Độc Mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

“Chiều sương ấy” là chiều thu 1947 Sướng trắng phủ mờ núi rừng chiến khu kháng chiến, chiều thu ấy in đậm trong lòng người; hoài niệm càng trở nên mênh mang Chữ “ấy” câu trên bắt vần với chữ “thấy” câu dưới tạo nên vần lưng giàu âmđiệu, như một tiếng khẽ hỏi “có thấy” trong lòng Hồn lau là hồn thu, hoa lau nở trắng bờ, lá lau kêu xào xạc trong gió thu “nẻo bến bờ”, nơi bờ sông, bờ suối Với

Trang 19

tâm hồn nghệ sỹ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Mộc Châu qua cảnh sắc “chiều sương” và “nẻo bến bờ” Những thi liệu ấy đã tạo nên vẻ đẹp

cổ điển bức tranh núi rừng nơi miền đất lạ Thấp thoáng trong vần thơ “Tây Tiến”

là những câu cổ thi tuyệt bút:

“Sương đầu núi buổi chiều như dội,

Nước lòng khe nẻo suối còn sâu…”

(Chinh phụ ngâm)

Các thi sĩ xưa nay vẫn gọi hồn thu là “hồn lau”:

“Ngàn lau cười trong nắng

Hồn của mùa thu về

Hồn mùa thu sắp đi

Ngàn lau xao xác trắng”

(Lau mùa thu – Chế Lan Viên)

Điệp ngữ “có thấy” và “có nhớ” làm cho hoài niệm về chiều sương Mộc Châu thêm phần mang mác bâng khuâng Nhớ cảnh rồi nhớ đến người Trong chia phôi còn có nhớ “Có nhớ” chiếc thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc?

Có nhớ hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ? “Hoa đong đưa” có thể là cánh hoa rừng làm duyên trên mặt nước hay là hình ảnh gợi tả các cô gái miền Tây xinh đẹp chèo thuyền độc mộc duyên dáng, uyển chuyển giữa những cánh hoa rừng “đong đưa”

Trang 20

Những dòng hồi tưởng trên đây về cảnh sắc và con người nơi suối rừng miền Tây, nơi cao nguyên Mộc Châu đã được thể hiện một cách tuyệt đẹp qua bút pháp tài hoa và hồn thơ lãng mạn Thuở ấy, Tây Bắc vô cùng hoang vu, là trốn rừng thiêng nước độc, nhưng với tâm hồn lãng mạn của Quang Dũng lại cảm nhận được bao vẻđẹp thơ mộng, xinh tươi của cảnh sắc thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Hoài niệm, kỷ niệm về chiến trường núi rừng miền Tây như được chắt lọc qua tâm hồn Nhà thơ có gắn bó với cảnh vật và con người Tây Bắc, có vào sinh ra tử với đồng đội mới có những kỷ niệm đẹp và sâu sắc đến vậy để viết lên những vần thơ sáng giá như thế

Bức tranh chiều sương Mộc Châu và hội đuốc hoa như một bức tranh sơn mài của một danh họa mang vẻ đẹp cổ điển và lãng mạn kết hợp hài hòa trong chiến tranh máu lửa

Đề bài: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên

GỢI Ý

1 Vài nét về tác giả, tác phẩm

Trang 21

+ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.

+ Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, đoàn binh Tây Tiến thành lập đầu năm 1947, chủ yếu là thanh niên Hà thành Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến

2 Giải thích ý kiến

+ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính Người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước (như Tống biệt hành của Thâm Tâm…) ra đi với tinh thần nhất khứ bất phục phản (một đi không trở lại): với tinh thần vì nghĩa lớn => vẻ đẹp hùng tráng

+ “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp Những người lính ra đi vì tiếng gọi của non sông, Tổ Quốc: tinh thần: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, trong họ mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa

+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiệnđại Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hùng tráng củatráng sĩ thời xưa vừa mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp hào hoa, lãng mạn

Trang 22

3 Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến và bình luận các ý kiến:

- Hình ảnh người lính Tây Tiến

+ Xuất thân của người lính Tây Tiến: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều

là thanh niên Hà Nội

+ Với tình yêu, quê hương đất nước, người lính Tây Tiến theo tiếng gọi của non sông, lên đường đi kháng chiến

+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở,thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề

+ Nhưng nổi bật lên trong hoàn cảnh ấy là vẻ đẹp của người lính

– Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước

+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng

Trang 23

+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, …

- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp

+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa

+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chấtđời thường của những người lính trẻ…

4 Đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả vẻ đẹp người lính

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hững chủ đạo

- Số lượng lớn từ Hán Việt

- Cách nói giảm, nói tránh

- Giọng điệu hào hùng, bi tráng

Trang 24

So sánh với Đồng chí của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp.

5 Bình luận hai ý kiến

- Với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, bài thơ đã trở thành khúc ca bi tráng phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu gian khổ, sự hi sinh anh dũng và vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người chiến sĩ Tây Tiến, những vẻ đẹp mang " dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước" và " vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp"

– Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là

bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến:

đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn

– Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống,

sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc

Nỗi nhớ cảnh và người Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng

1. Đặt vấn đề:

Nhà thơ Chế Lan Viên từng để tâm hồn thăng hoa trong những lời thơ sâusắc: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Trong cuộc đời mỗingười từng gắn bó với nhiều mảnh đất Mỗi mảnh đất ta qua đều trở thành dấu ấn,

Trang 25

trở thành những kỉ niệm khó quên Nhà thơ Quang Dũng cũng đã từng trải qua cảmxúc ấy Nỗi nhớ của ông về những năm tháng kháng chiến, về những kỉ niệm gắn

bó với mảnh đất Tây Bắc đã được ghi lại chân thực trong bài thơ Tây Tiến Ở đó,

có những kỉ niệm hiện lên đẹp đẽ, lung linh hơn bao giờ hết:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

ở khổ thơ này, nỗi nhớ của Quang Dũng đã in đậm trong đêm hội đuốc hoa đậm đàtình nghĩa cùng vẻ đẹp của những người dân nơi đây

Mở đầu đoạn thơ là những kí ức của Quang Dũng về đêm lien hoan lửa trại đậm đàtình nghĩa:

Trang 26

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Giữa những năm tháng gian nan của cuộc kháng chiến, những đêm lien hoan lửatrại giữa người lính và đồng bào Tây Bắc diễn ra đơn sơ nhưng đậm nghĩa, đậmtình Thế nhưng với những người lính đang từng giây từng phút đối mặt với giannan, thậm chí cả mất mát, hy sinh thì những đêm đơn sơ ấy lại trở thành buổi dạtiệc huy hoàng “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” Doanh trại bừng lên, cả núirừng hoang vu, âm u bỗng chợt bừng sáng, tưởng như có hàng ngàn, hàng vạnngọn đuốc đang bao phủ núi rừng Cảnh vật bừng tỉnh, núi rừng bừng tỉnh bởi lunglinh ánh sáng, rộn ràng âm thanh của tiếng khèn, tiếng hát, của tiếng nói, tiếngcười Trong câu thơ, Quang Dũng sử dụng một từ cổ để diễn tả không khí của đêmtrại – đuốc hoa Đây là hình ảnh thường để chỉ ngọn nến được thắp lên trong phòngcưới đêm tân hôn, như Nguyễn Du xưa kia từng viết “Đuốc hoa chỉ thẹn với chàngmai xưa” Hình ảnh xuất hiện trong câu thơ của Quang Dũng đã tạo nên màu sắcvừa trẻ trung, vừa hiện đại, vừa lãng mạn, vừa cổ kính, thiêng liêng, ấm áp nghĩatình keo sơn gắn bó Trên nền ánh sáng lung linh, rực rỡ, nổi bật lên dáng vẻ uyểnchuyển, mềm mại của nàng sơn nữ “Kìa em xiêm áo tư bao giờ” Ẩn sau những từngữ :kìa em , xiêm áo tự bao giờ là ánh mắt ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vui sướng củanhững chàng lính trẻ Họ say sưa, ngây ngất chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người thiếu

nữ miền Tây trong trang phục lộng lẫy, trong bước đi uyển chuyển của những điệumúa làm say lòng người Quang Dũng đã khéo miêu tả nét đẹp riêng của nhữngnàng tiên nữ nơi núi rừng này Những từ ngữ ấn tượng giàu sức gợi: “xiêm áo, manđiệu” toát lên hương vị nơi xứ lạ, mang cái hồn riêng của miền sơn cước Đối vớinhững chàng trai của mảnh đất Hà Thành, đó là vẻ đẹp có sức quyến rũ kì lạ Trongkhông khí tưng bừng náo nhiệt, trước vẻ đẹp huyền bí của người thiếu nữ Tây Bắc,tâm hồn người lính Tây Tiến dạt dào bao cảm xúc lãng mạn “Nhạc về Viên Chănxây hồn thơ” Các anh thả hồn mình theo tiếng nhạc Lòng người xây bao mộng

Trang 27

ước về ngày chiến thắng, mơ về ngày mai tươi sáng, mơ về những phút giây đượccùng đồng bào Viên Chăn nắm tay vui múa trong ngày thắng lợi Vì thế, dòng thơđược thi sĩ sử dụng thanh bằng, tựa như âm điệu xao suyến, âm vang Bốn câu thơđem lại cho lòng người ấn tượng khó phai, không chỉ bằng tình thơ lãng mạn màcòn bằng cách dùng từ rất duyên dáng của Quang Dũng: “đuốc hoa, xiêm áo, manđiệu, e ấp” Tất cả tạo cho thơ Quang Dũng dấu ấn của một phong cách riêng: hàohoa, lãng mạn, tinh tế và chân thực vô cùng.

Bên cạnh kỉ niệm về đêm liên hoan đậm đà tình nghĩa, ấn tượng để lại sâusắc trong lòng Quang Dũng còn là cảnh song nước miền Tây:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Trong suốt bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng gửi hồn mình vào từng mảnh đất, nơiđoàn quân đã đi qua Mỗi địa danh mang một dáng vẻ, một nét riêng in sâu trong kí

ức của nhà thơ Nhớ từ dòng sông Mã, nhớ đến vùng đất Sài Khao, nhớ đến vùngMường Lát ngạt ngào hoa rừng, nhớ từ thanh âm cọp true người trên mảnh đấtMường Hịch nhớ đến cơn mưa rừng giăng giăng trên lưng núi Pha Luông Mỗimảnh đất là một kỉ niệm, một dấu ấn khó quên Để rồi trong đoạn thơ này, hồn thơQuang Dũng lắng chìm trong vùng quê Châu Mộc vào một buổi chiều sương – gợinên chất thơ riêng của miền rừng núi Khi chiều buông xuống, cả đất trời chìmtrong màn sương khói mờ ảo, lãng đãng Màn sương giăng bồng bềnh trong khônggian, bao trùm mọi cảnh vật Giữa khung cảnh ấy, Quang Dũng đặc tả vẻ đẹp củadòng sông giữa chiều sương “ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ” Người lính bắt gặp cáithần của cảnh nơi rừng biên giới là ở bạt ngàn hoa lau trắng Những bông lau phớtphơ trong chiều sương ẩn trong tất cả sự hoang sơ, tính lặng và yên ả của cảnh sắcnơi đây “Cảnh bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “Cảnh hồn nhiên như nỗiniềm cổ tích ngày xưa” Lau biên giới không chỉ xôn xao trong nỗi niềm thơ

Trang 28

Quang Dũng mà sắc trắng tinh khôi, mềm mại đó từng rung động biết bao trái timngười thi sĩ “Ai lên biên giới theo lòng ta theo với / Thăm ngàn lau chỉ đứng cómột mình / Bạt ngàn trắng ở tận cùng bờ cõi / Suốt một đời cùng với gió giaotranh” (Lau biên giới – Chế Lan Viên) Có điều, trong câu thơ của mình, QuangDũng không dùng từ ngàn lau, bãi lau mà là “hồn lau” Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹpcủa cảnh không chỉ bằng trực quan của mình mà bằng cả thế giới tâm linh để rồinắm bắt được cả cái hồn của thiên nhiên sông núi phảng phất trong buổi chiềusương Cách diễn đạt đem đến cho không gian thơ một ấn tượng mơ hồ, nhạt nhòa,vừa gây cảm giác lâng lâng bềnh bồng như chính tâm hồn con người chơi vơi theotừng cảnh vật Đồng thời chỉ với từ “hồn lau”, nhà thơ đã làm sống dậy vẻ đẹpthiêng liêng của sông nước nơi này Hồn lau – hồn của cảnh hay cũng gợi lên hồnngười cảm giác bang khuâng, nao nao buồn Dù cho cuộc chiến có nhiều gian khổ,

dù hằng ngày phải cận kề với những hy sinh nhưng chẳng thể khiến tâm hồn ngườilính trở nên chai sạn Các anh vẫn xôn xao cảm xúc trước một buổi chiều sương,vẫn rung động tâm hồn trước vẻ đẹp hoang sơ của lau biên giới, vẫn nôn nao cảmxúc trước vẻ đẹp của một cành hoa bé nhỏ trên dòng sông Tất cả làm nên vẻ đẹplãng mạn, tinh tế trong tâm hồn người lính

Khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng và hoang sơ làm nền cho sự xuất hiện củacon người Tây Bắc “Có nhớ dáng người trên độc mộc / Trôi dòng nước lũ hoađong đưa” Quả là minh chứng về bút pháp thi trung hữu họa! Hai dòng thơ tạo nênmột bức tranh tuyệt đẹp Hình ảnh thơ từng gợi nhiều hướng cảm nhận khác nhau.Song có lẽ cảm xúc mà Quang Dũng muốn tô đậm nhất vẫn là vẻ đẹp của conngười Tây Bắc và nét đẹp trong tâm hồn của người lính Tây Tiến Dưới con mắtcủa các anh, dòng sông hiển hiện trong sự dữ dằn của mùa nước lũ Cái dữ dội, cái

âm thanh gầm gào, cuồn cuộn như chất chứa tất cả vẻ khắc nghiệt của thiên nhiênnơi này Trên dòng nước cuồn cuộn trôi, hình ảnh con người nổi bật trên chiếcthuyền độc mộc giữa mênh mang sông nước “Có nhớ dáng người trên độc mộc” –con người trở thành trung tâm của bức tranh Nhưng ở đây, nhà thơ chỉ viết “dángngười”, nhà thơ không chú trọng ngoại hình mà đặc biệt tô đậm sức sống tâm hồn,

ý chí dẻo dai, phi thường của con người khi đối diện với thiên nhiên dữ dội Đọccâu thơ, tôi mường tượng hình ảnh bé nhỏ, mảnh mai của con người trên con

Trang 29

thuyền đang lao nhanh giữa dòng nước lũ Cái khắc nghiệt của thiên nhiên chẳngthể nào khuất phục con người Dáng vẻ của con người duyên dáng, mảnh mai, dẻodai và kiêu hãnh vô cùng Nét đẹp của họ lồng lộng trong tư thế làm chủ giữa mienman sông nước Dòng sông càng dữ dội bao nhiêu, dáng người trên chiếc thuyềnđộc mộc lại càng đem đến cho tôi cảm giác than phục và gợi nhiều cảm xúc bấynhiêu.

Tôn lên vẻ đẹp của con người là hình ảnh “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.Không phải là nhành hoa trôi nổi bị cuốn theo dòng nước mà là nhành hoa bé nhỏvẫn tồn tại, vẫn cố bám trụ trong dòng nước cuồn cuộn trôi Thủ pháp tương phản

đã được vận dụng triệt để Ngôn ngữ tạo hình “đong đưa” được Quang Dũng vậndụng vừa gợi hình vừa gợi cảm : gợi dáng vẻ ngả nghiêng không được vững vàngnhưng vẫn không bị cuốn trôi Cũng xuất phát từ hai chữ “đong đưa” khiến tâmhồn tôi lien tưởng : Nhành hoa nghiêng ngả, lả lướt, tình tứ đong đưa như muốnlàm duyên bên dòng nước lũ Cảnh gợi tả vô cùng! Một vẻ đẹp mềm mại nhưng ẩnchứa sức sống mãnh liệt, dẻo dai Như thế, hoa là hình ảnh ẩn dụ, tô đậm cho nétđẹp của con người Thiên nhiên nơi đây cũng như con người vậy, ẩn giấu vẻ đẹphuyền bí vô cùng Nó hấp dẫn, lôi cuốn tâm hồn chàng lính trẻ , đem lại cho anhnhững cảm nhận tinh tế, lãng mạn và đầy chất thơ Góp phần khắc họa vẻ đẹp mơmàng của cảnh sắc nơi đây còn là giọng thơ của thi sĩ Quang Dũng vận dụng lientiếp các điệp từ “có nhớ, có thấy” ở đầu hai câu thơ đem lại cảm giác nỗi nhớ thinhau ùa về, khơi gợi trong lòng người ấn tượng khó quên về cảnh sắc thiên nhiên.Điệp khúc “có nhớ, có thấy” kết hợp với từ láy “độc mộc, đong đưa” cùng cáchdiễn đạt “hồn lau” đem lại cho 4 câu thơ âm điệu ngân nga như hát Đọc đoạn thơ,tôi thấy mình như lạc vào cõi mơ của một bức tranh thủy mặc, lạc vào khung cảnhchiều sương, chiều mơ, chiều thơ và chiều họa Hơn bao giờ hết, chất thơ và chấthọa đã hòa trong nhau để làm nên thế giới nhạc và hình nên thơ như chính dòngcảm xúc say sưa trong tâm hồn thi sĩ Có biết bao buổi chiều sương đã di vào thơ

ca, đã biết bao cảnh dòng sông đắm mình trong sương được dệt nên bởi thế giới

Trang 30

ngôn từ Quả thật, ai đó đã rất có lý khi cho rằng “Trong thơ Quang Dũng , ta bắtgặp 1 nhạc sĩ, 1 họa sĩ, con người nào cũng thật lãng mạn, hào hoa”.

Trong đoạn thơ, Quang Dũng đã khám phá và thể hiện được chiều sâu vẻđẹp tâm hồn người lính Tây Tiến Đằng sau cảnh sông nước miền Tây đẹp như bứchọa thời tiền sử, đằng sau nét đẹp con người Tây Bắc là những rung cảm tinh tếtrong tâm hồn người lính Tây Tiến Họ kiên cường trước những khó khắn, giankhổ, kiên dũng, bất khuất, oai nghiêm trước quân thù Nhưng trong tâm hồn họ,vẫn vẹn nguyên bao xúc cảm trẻ trung, thơ mộng

Đọc xong những ý thơ mà tôi có cảm giác vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngườimiền Tây còn chập chờn, mien man đâu đó Quả thật bằng tình cảm sâu đậm củamình với mảnh đất này, Quang Dũng đã tạo nên mối tơ tình đồng điệu, gắn bó giữađộc giả với nhà thơ, giữa độc giả với thiên nhiên, con người miền Tây trong nhữngnăm tháng kháng chiến gian nan Quả là “ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy / Hồn vềSầm Nứa chẳng về xuôi”

Trang 31

II Con đường thơ

1 Tập thơ “Từ ấy”

- Thời gian sáng tác: từ năm 1937 đến năm 1946

- Đánh giá chung: là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng

- Nội dung: tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa: gồm những bài sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, thể hiện sự cảm thông sâu sắc và khơi dậy ý chí đấu tranh, niềm tin vào tương lai của những người nghèo khổ trong xã hội

Xiềng xích: gồm những bài thơ sáng tác trong các nhà lao lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên Đó là tâm tư và ý chí kiên cường của người chiến sĩ trong nhà tù

Giải phóng: gồm những bài sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc Nhà thơ nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của cách mạng, nền độc lập, tự do của Tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới

2 Tập thơ “Việt Bắc”

- Thời gian sáng tác: từ năm 1946 đến năm 1954

- Đánh giá chung: là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp; là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một sáng tác xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp

- Nội dung: Ca ngợi những con người kháng chiến rất bình thường nhưng anh hùng, khẳng định vai trò của Đảng và Bác Hồ, thể hiện những tình cảm lớn Tập thơ kết thúc bằng khí thế chiến thắng hào hùng, biết bao tình cảm bồi hồi, xúc động của dân tộc trong giờ phút lịch sử

3 Tập thơ “Gió lộng”

- Thời gian sáng tác: từ năm 1955 đến năm 1961

Trang 32

- Đánh giá chung: đánh dấu một giai đoạn cách mạng mới – xây dựng miền Bắc xãhội chủ nghĩa, dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao.

- Nội dung: Ca ngợi cuộc sống mới trên miền Bắc thực sự là một ngày hội lớn, nhìn vào đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui Thể hiện nỗi đau chia cắt hai miền, bộc lộ tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông

4 Tập thơ “Ra trận” – “ Máu và hoa”

- Thời gian sáng tác: Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1072 – 1977)

- Đánh giá chung: âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và niềm vui toàn thắng

- Nội dung“Ra trận”: là bản anh hùng ca về miền Nam anh dũng với bao con ngườiquen thuộc tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc

- “Máu và hoa”: ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, cũng như của mỗi con người Việt Nam mới, biểu hiện niềm tự hào và niềm vui phơi phới khi

“toàn thắng về ta”

5 Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) – “ Ta với ta” (1999): là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu Thể hiện nhiều cảm xúc, suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ trước thời kì mới và vẫn kiên định niềm tin vào lí tưởng và conđường cách mạng, vào chữ “nhân” luôn tỏa sáng ở mỗi hồn người

B Phong cách nghệ thuật

1 Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, với cảm hứng lịch sử - dân tộc, ông coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn sôi nổi, hân hoan hướng về chiến thắng của con người cách mạng, của cả dân tộc Ngay từ đầu, cái

Trang 33

tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc.

2 Giọng thơ là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết Thường hướng về đồng bào, đồng chí mà trò chuyện, nhắn nhủ, tâm sự Những tâm tình đó có cội nguồn từ chấtHuế của hồn thơ Tố Hữu và cũng từ quan niệm của chính ông: “Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói… đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”

3 Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: thơ lục bát của ông mang sắcthái ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc; những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại hơi thơ liền mạch, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khácnhau Về ngôn ngữ, Tố Hữu thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với tiếng dân tộc Đặc biệt thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú củatiếng việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ…

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau đây trong phần đầu bài "Việt Bắc " của Tố Hữu:

Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về,mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Trang 34

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay .Mình đi, có nhớ những ngàyMùa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lan xám, đậm đà lòng sonMình về, mình có nhớ taNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

BÀI LÀMViệt Bắc là bài thơ lục bát dài 150 câu thơ của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 10năm 1954, ngày Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng Việt Bắc là bản hùng

ca và tình ca của cách mạng và kháng chiến Đoạn thơ sau đây dài 20 câu thơ nằmtrong phần đầu bài Việt Bắc:

Mình về mình có nhớ ta

………

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Trang 35

Đoạn thơ ghi lại tình cảm của ta khi đưa tiễn mình: mình đi mình về Có thểhiểu ta là cô gái Việt Bắc, là đồng bào các dân tộc Việt Bắc; mình là người cán bộkháng chiến, là anh bộ đội Cụ Hồ Chữ ta được vây bọc, được quấn quýt trongvòng tay yêu thương của mười hai chữ mình.

Bốn câu thơ mở bài cất lên nghe thật tha thiết bồi hồi; cảm xúc được nén lại tronglòng bỗng ùa dậy và trào lên Ta hỏi mình, hay ta đang hỏi lòng ta trong buổi phân

li ấy:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

Tình nghĩa giữa ta với mình không phải là ngày một ngày hai mà đã giao hoà gắnkết “thiết tha, mặn nồng " trong suất mười lăm năm trời, kể từ ngày khởi nghĩa BắcSơn (1940) đến ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng (tháng l0-1954) Cây, núi,sông, nguồn Việt Bắc "mình có nhớ không?" Câu hỏi tu từ mở ra một trời thươngnhớ

Tố Hữu đã học tập và vận dụng sáng tạo ca dao dân ca, gợi nhớ trong lòng ngườiđọc hai tiếng mình, ta trong những bài hát giao duyên của trai gái làng quê thuởnào:

"Mình về có nhớ ta chăng - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười " Chất trữ tình đắmthắm ấy đã tạo nên một nét đẹp trong đoạn thơ, cũng như cả bài thơ

Trang 36

Bốn câu thơ tiếp theo gợi tả không gian, thời gian và tâm trạng nghệ thuật củangười ra đi, của kẻ ở lại Tiếng hát tha thiết của ai cất lên bên cồn, nơi mé rừng, nơi

bờ suối? Hình ảnh hoán dụ "áo chăm " làm nổi bật đối tượng đưa tiễn và màu sắcViệt Bắc "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Cầm tay nhau biết nói gìhôm nay " gợi lên nhiều thương nhớ rưng rưng Các từ láy: "tha thiết, bângkhuâng, bồn chồn" là tâm trạng của mình, của ta:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chăm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Mười hai câu thơ tiếp theo, các cặp từ ngữ: "mình đi" và "mình về" được giaohoán, luân phiên đến ba lần đầy ấn tượng Điệp ngữ "có nhớ" được láy lại đến nămlần, chốt lại ở các câu lục, tạo nên cảm xúc bâng khuâng, bồn chồn, tha thiết:

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Những gian khổ, thiếu thốn, khó khăn khi cách mạng còn trứng nước, những ngàyBác Hổ mới về nước "nhóm lửa" tại Pac Bó, Cao Băng “mưa nguồn suối lũ nhữngmây cùng mù" nơi chiến khu giữa vòng vây của giặc Pháp, giặc Nhật đã trở thành

kỉ niệm sâu sắc trong lòng kẻ ở người về “Miếng cơm chấm muối " thuở ấy đã làm

Trang 37

cho tình đồng chí, tình đồng đội, tình quân dân thêm sắt son bền chặt, đã soi sáng lítưởng chiến đấu cứu.nước, cứu nhà, đã làm cho mối thù đế quốc thêm "nặng vai"khắc sâu

Mày sẽ chết thằng giặc Pháp hung tàn

Băm xương thịt mày, tao mới hả

(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

Mình về xuôi, mình đi xa để lại bao nhớ thương cho ta, cho người ở lại, cho cảnhvật cỏ cây núi rừng chiến khu “Rừng núi, trám bùi, măng ma”i được nhân hoá,mang theo bao nỗi nhớ, bao nỗi buồn thương Cảnh vật như hoà lệ Các chữ "rụng

", chữ “già " gợi lên nhiều bơ vơ, man mác, bâng khuâng:

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Làm sao có thể quên được nghĩa tình Việt Bắc trong những tháng ngày gian lao ấy

và cảnh vật nặng tình nghĩa của Việt Bắc:

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Tố Hữu đã sáng tạo nên những hình ảnh tượng trưng, tương phản (lau xám / longson) để ca ngợi đồng bào các dân tộc Việt Bắc Tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưngtình yêu nước, tình cách mạng vẫn thuỷ chung son sắt, vẫn đậm đà Đây là nhữngvần thơ đẹp nhất, cảm động nhất nói về nỗi nhớ, lòng biết ơn và lòng tự hào đốivới Việt Bắc

Trang 38

Việt Bắc là "đầu nguồn ", là "cái nôi" của cách mạng và kháng chiến, là căn cứ địacủa Việt Minh thời kháng Nhật, là Tân Trào, nơi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giảiphóng quân làm lễ xuất kích (tháng 12-1 944), là mái đình Hồng Thái, nơi họpQuốc dân đại hội (tháng 8-1945) Việt Bắc là chiến khu bất khả xâm phạm, là thủ

đô gió ngàn: "Núi giăng thành luỹ sắt dày - Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ",nên có bao giờ có thể quên:

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa

Những địa danh lịch sử, núi non, mái đình, cây đa… đã trở thành kỉ niệm sâu sắctrong lòng kẻ ở người về đối với Việt Bắc:đình, cây đa đã trở thành kỉ niệm sâusắc:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà

Một nét đặc sắc của đoạn thơ là tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ hoá đối xứngrất tài tình Các câu bát được tạo thành hai vế đối nhau ( tiểu đối) làm cho ngônngữ thơ hài hòa, mang vẻ đẹp cổ điển:

Nhìn cây nhớ núi, // nhìn sông nhớ nguồn ?

Trang 39

Bâng khuâng trong dạ, // bồn chồn bước đi

Mưa nguồn suối lũ, // những mây cùng mù

Miệng cơm chấm muối, // môi thù nặng vai?

Trám bùi để rụng, / măng mai để già

Hắt hiu lau xám, // đậm đà lòng son

Nhớ khi kháng Nhật, / thuở còn Việt Minh

Tân Trào, Hồng Thái, // mái đình, cây đa

Đoạn thơ trên đây cũng như cả bài thơ, có trường hợp chữ mình xuất hiện đến balần trong một câu thơ Thật không dễ phân biệt rạch ròi chủ thể trữ tình trong bachữ mình đó Phải chăng mình và ta đã hòa làm một, mình là ta và ta cũng là mình

Trang 40

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ ông Cụ mắt sáng ngời!

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

- Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Phân tích hình ảnh Bác trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

BÀI LÀMChủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước có công lao vô cùng to lớn đối vớidân tộc ta Bác đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, lãnh đạo thắng lợi hai cuộckháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử nước nhà Kháng chiếnchống Pháp thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động hoàn cầu, miềnBắc giải phóng, Bác cùng Chính phủ và cán bộ, chiến sĩ chia tay với Việt Bắc để

về xuôi Để ghi lại tình cảm sâu nặng giữa đồng bào Việt Bắc với Chính phủ, bộđội đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc Đoạnthơ dưới đây nói về Bác Hồ, một vĩ nhân – người rất đỗi khiêm tốn và giản dị:

Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

Ngày đăng: 01/11/2017, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w