Để chống nước ngầm thấm vào hầm, có những biện pháp sau: - Tăng độ chặt của bê tông vỏ hầm thay đổi cấp phối, thêm chất phụ gia, đầm lèn bê tông - Làm chặt các lớp đất xung quanh vỏ hầmb
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CÔNG HẦM.
Câu 1 pp khảo sát địa chất để thi công hầm
1 pp đào hở
- thấy trực tiếp loại đá đào qua thế nằm của nó,từ đó đo vẽ thực địa trực tiếp để nghiên cứu bề mặt kết cấu,khe nứt,vị trí các đứt gãy,kích thước và hình dạng kết cấu,mức độ chứa nước của các nứt gãy.Nghiên cứu đặc trưng địa mạo,và hiện tượng địa chất ngoiaj sinh,hình thái và sự ổn định của địa hình
- Tuy nhiên hạn chế chiều sâu hố đào(vài chục mét) nên chỉ boa quát các lớp đát đá bên trên
2 pp giếng khảo sát
- giếng có chiều sâu lớn(vài trăm mét)
- đo dược số liệu tin cậy,cụ thể,cho phép đo vẽ thục địa trực tiếp để nghiên cứu các tính chất của đất đá cần thiết
- nhược điểm:tốn nhiều thời gian và chi phí thực hiện
3 pp hang khảo sát
- áp dụng khi hầm đặt trên sườn núi
- cho kết quả có độ tin cậy
- nhược điểm:chi phí lớn
4 pp khoan
- là pp phổ biến và kinh tế nhất,có khả năng thâm nhập vào địa tầng có chiều sâu lớn
- kết quả kém chính xác hơn pp hang khảo sát,tuy nhiên vẫn cho kết quả gần với thực tế
5 các pp khác
- Ngoài các pp trên là chủ yếu được dùng còn một số pp khác như pp địa vật lý,siêu âm ,carota…
Câu 3 : Có mấy phương pháp cách nước cho hầm?
Để cách nước phải chống nước mặt thấm vào hầm và chống nước ngầm thấm vào hầm
Để chống nước mặt thấm vào hầm ta có những biện pháp như sau:
- San lấp bề mặt đất trên đỉnh hầm để cải tạo dòng chảy
- Làm các rãnh ngang, dọc trên đỉnh hầm để dẫn nước ra khỏi khu vực hầm
- Dùng các biện pháp khác như trồng cỏ, đắp đất sét đầm chặt
Để chống nước ngầm thấm vào hầm, có những biện pháp sau:
- Tăng độ chặt của bê tông vỏ hầm( thay đổi cấp phối, thêm chất phụ gia, đầm lèn bê tông)
- Làm chặt các lớp đất xung quanh vỏ hầm(bơm vữa xi măng/ bitum vào sau vỏ hầm/ phương pháp ép vữa)
- Dùng vật liệu không thấm nước làm thành từng tầng phòng nước ở mặt trong hoặc mặt ngoài vỏ hầm
Câu 4: khi nào cần thông gió nhân tạo?các phương pháp thông gió nhân tạo?
Thông gió nhân tạo khi:
- Không khí ra vào hầm do gió tự nhiên không đủ lưu lượng và không sạch
- Hàm lượng khí oxy trong hầm thấp hơn 20%
- Nồng độ khí có hại trong hầm (CO, CO2; NO2; CH4) vượt quá mức cho phép
- Khi hầm có chiều dài lớn
- Hầm nằm trong địa tầng có chứa khí nổ, khí cháy
- Nhiệt độ không khí địa điểm công tác trong hơn 300C
- Tiếng ồn trong hầm hơn 90dB
Các phương pháp(hệ thống) thông gió nhân tạo:
Thông gió dọc hầm:
Trang 2- Không khí chuyển động theo dọc theo chiều dài của hầm.
- Toàn bộ tiết diện hầm được sử dụng làm đường ống thông gió
- Đoạn hầm có chiều dọa lớn sử dụng giếng đứng chia hầm làm nhiều đoạn
- Có nhiều cách bố trí như: phương pháp hút; đẩy và phương pháp hỗn hợp
Thông gió ngang hầm:
- Không khí được đưa vào buồng dẫn gió bố trí dưới đáy hầm và không khí thoát ra bốc lên trên hầm và bị hút vào buồng dẫn gió sau đó bị đẩy ra ngoài
- Việc cấp gió vào và hút gió ra nhờ các giếng thông gió bố trí thẳng hoặc xiên
- Chiều dài hầm lớn thì khoảng cách giếng thông là 1200m-1600m để đảm bảo chia đều
không khí trong hầm
Thông gió hỗn hợp:
- Kết hợp hoàn hảo của hai hệ thống thông gió dọc và ngang
- Gió được đưa vào theo 1 đường dẫn riêng biệt và thoát ra nhờ những đường dẫn ngang và 2 cửa hầm
- Hệ thống thông gió này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của 2 hệ thống thông gió đã trình bày
Câu 5 Các nhóm phương pháp thi công hầm?
Có 2 phương pháp thi công hầm : thi công đào hở ( trần ) và thi công đào kín
1 Phương pháp thi công đào hở ( hầm dìm …)
- PP đào hố móng : xây dựng trong hố móng đào sẵn, lấp đất lại như trước thi công
- PP vì chống di động : tổ hợp vì chống thép di chuyển được dọc theo tường của hang nhằm tác dụng cơ giới hóa đấy nhanh tốc độ thi công
- PP đào hào : tại vị trí đường bên của công trình, đào hào và xây dựng tường BTCT; rồi lắp đặt tấm trần trên ; lấp đất trở lại như ban đầu; thi công phần lõi và các phần còn lại
-PP từ trên xuốnglà: pp đào hầm mở do các kĩ sư Nhật Bản đưa ra
- PP hầm dìm: pp thi công các hầm vượt sông hoặc biển bằng cách hạ chìm từng đoạn kết cấu hầm lắp ghép dưới đáy sông hoặc biển
2 PP thi công đào kín:
- PP đào toàn bộ tiết diện : gương đào được mở một lần trên toàn bộ tiết diện ngang của hầm
- PP đào bậc thang : phân chia tiết diện hang đào thành nhiều mảnh rồi đào tuần tự trên toàn gương nhằm đảm bảo sự ổn định của hang trong thi công và giảm bớt khó khăn cho công tác khoan đào và xây dựng vỏ hầm
- PP vòm trước :đào đất đá chống đỡ rồi đổ bê tông vỏ hầm ở phần đỉnh hang rồi tiến hành đào các bộ phận trên gương rồi xây dựng phần tường hầm và đáy hầm
- PP nhân đỡ: đào các hang dẫn ở các thành bên của gương rồi đổ bê tong 1 bộ phận vỏ hầm ……
- PP phân mảnh đào toàn tiết diện: tiến hành đào từng hang dẫn theo 1 trình tự nhất định trên gương đào đồng thời với quá trình lắp dựng vì chống trên từng hang dẫn Sau khi đào xong toàn bộ tiết diện thì tiến hành đổ bê tong vỏ hầm
- PP đào có gia cố trước: dùng các biện pháp để gia cố trước vách hang rồi mới tiến hành đào hầm
Câu 6 : Phương pháp nổ mìn ?
1 Nổ mìn tổng quát
- Kế hoạch nổ mìn cần phải thích ứng với điều kiện địa chất, kích cỡ, hình dạng tiết
diện hầm, phương pháp đào, chiều dài 1 lần nổ Ngoài ra cần giảm thiểu độ dịch chuyển
của đá và tạo mặt đá phẳng
- Kế hoạch nổ mìn cần xét ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và có biện pháp xử
lý khi cần thiết
Trang 3- Cần thao tác và quản lí thuốc nổ theo luật pháp quy định.
2 Khoan lỗ
- Trước khi khoan lỗ, để đảm bảo an toàn cần phải kiểm tra mặt gương, đục bỏ đá lơ
lửng, xác nhận thuốc nổ còn xót, nếu có thì thu hồi
- Cần bố trí lỗ thích hợp với điều kiện địa chất, và phải khoan đúng vị trí, phương
hướng, chiều sâu thiết kế, không đc sử dụng lỗ đã dùng rồi
- Cần chú ý nước rò, khí độc, thay đổi địa chất từ lỗ khoan
3 Thiết bị và vật tư khoan lỗ
- Cần chọn máy khoan thích hợp với địa chất, kích cỡ hình dạng của tiết diện hầm,
chiều dài, phương pháp đào, kế hoạch nổ mìn, pp xử lý đá, pp lắp đặt neo đá, thời
gian thi công…
- Ngoài ra cần khoan, mũi khoan cần thích hợp với máy khoan, điều kiện đất đá
- Hiện nay, máy khoan có cần thuỷ lực có tốc độ khoan rất nhanh đc sử dụng nhiều
4 Nhồi thuốc nổ
- Trước khi nhồi thuốc nổ cần kiểm tra trạng thái của lỗ khoan và mặt gương
- Trường hợp sử dụng ngòi nổ dùng điện, cần chú ý đến dòng điện lộn, chạm điện,
tỉnh điện, sấm sét
- Cần chọn thuốc nổ thích hợp với trạng thái của gương hầm, sử dụng dụng cụ, vật
liệu quy định, thực hành an toàn theo kế hoạch
5 Nổ mìn
- Cần chỉ định ngừoi chỉ huy có trách nhiệm thao tác nổ mìn, để thực hành 1 cách an
toàn chính xác
- Sau khi nổ mìn, chỉ đc đến gần mặt gương sau 1 thời gian chỉ định
- Sau khi nổ mìn, cần kiểm tra nơi nổ, trạng thái xung quanh, đục bỏ những đá chênh
vênh, xác nhận có lỗ nào ko nổ hay còn sót thuốc nổ ko, nếu có thì cần có biện
pháp xử lý
Câu 7: Trình tự thi công bằng khiên đào:
Công tác chuẩn bị => Thi công giếng đứng => Kiểm tra lắp ráp khiên =>Vận chuyển phía vỏ hầm => Đào hầm vận chuyển đất => Lắp ráp vỏ hầm => Phụt vữa sau vỏ hầm => Thi công lớp cách nước => Thi công vỏ hầm lần 2(nếu có) =>Hoàn thiện
Câu 8: Phạm vi ứng dụng khiên đào?
- Xây dựng trong đường hầm dài trong vùng đất mềm yếu ngậm nước, hoặc ở dưới sâu luôn luôn có tính ưu việt về mặt kỹ thuật và kinh tế,
- Phương pháp thi công bằng khiên thích hợp nhất là xây dựng đường hầm trong địa tầng rời rạc, mềm yếu và có nước, xây dựng đường hầm dưới đáy sông, trong thành phố,
- Phương pháp thi công bằng khiên thích hợp với đường hầm dài
Bởi vì, Đường hầm dưới đáy nước, nếu gặp lớp phủ quá nông thi công sẽ không an toàn Những khuyết điểm nói trên trong thi công bằng khiên đang được nghiên cứu khắc phục
- Ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công trình ngầm ở các đô thị: đã có đường hầm dẫn nước bậc trên bậc dưới, đường ngầm dùng cho điện và cáp điện, đường ngầm cho thủy lợi, cấp nước, đường hầm ngầm mêtrô, đường hầm ngầm dưới đáy sông cho đường ôtô v.v
Câu 10: Phương phá Thi công hầm đào hở:
- Là phương pháp xây dựng hầm bằng cách đào hố móng từ mặt đất.
- Xây dựng hầm đặt nông không hạn chế chiều sâu tối thiểu , sâu tối đa khoảng 40m
- Thường hầm có dạng hình chữ nhật, có thể có cấu tạo những hình khác
Trang 4Yêu cầu cơ bản của thi công công nghệ đào hở là:
+ Đánh giá các điều kiện địa chất, nước ngầm một cách chính xác
+ Tính toán kết cấu chống đỡ bảo vệ hố móng đủ khả năng chịu lực và không gây ảnh hưởng tới công trình xung quanh
+ Phải có giải pháp ngăn và thoat nước ngầm, bảo đảm hố móng luôn kho ráo trong quá trình xây dựng
+ Lập là thực hiện chu trình thi công hợp lý và nhanh nhất
+ Kiểm soát trạng thái ứng suất và biến dạng của kết câu chống đỡ và nền đất cùng như lún sụt đất bên ngoài hố móng công trình
+ Thực hiện phương án tổ chức, đảm bảo giao thoong khu vực thi công phải có rào chắn đảm bảo an toàn
Trình tự công nghệ:
+ Đào và chống vách
+ Lắp ghép các cấu kiện hoặc đổ bê tông vỏ hầm toàn khối
+ Lắp đặt các lớp phòng nước nếu có
+ Lấp và lèn đất đá bên trên và xung quanh công trình
+ Hoàn thiện
Câu 11 : PP xử lý đá nổ mìn ?
1 Kế hoạch xử lý đá nổ mìn
- Kế hoạch xử lý đá nổ mìn cần dựa vào điều kiện địa chất, điều kiện xung quanh,
kích cỡ, chiều dài, độ nghiêng, pp đào, phương thức đào, trạng thái của đá nổ mìn
- Ngoài ra còn cần tham khảo khoảng cách vận chuyển đến bải thải, tình trạng giao
thông, tổ chức quản lý đá tại bãi thải
2 Thiết bị xử lí đá nổ mìn
- Cần chọn các thiết bị xử lý đá nổ mìn cân xứng với tính năng các thiết bị
3 Chuyển đá nổ mìn
- Thao tác chuyển đá nổ mìn cần lưu ý đến an toàn, tránh ko làm tổn thương đến hệ
thống chống đỡ và các thiết bị khác
- Cần chú ý tránh ko chở quá tải
- Xe chở đá cần có hiệu suất cao và an toàn
4 Phương thức vận chuyển
- Cần chọn phương thức vận chuyển thích hợp nhất với điều kiện địa chất, điều
kiện xung quanh, kích cỡ, chiều dài, độ dốc của hầm, pp đào, phương thức đào
- Ví dụ : Xe tải đá thì cần vận chuyển an toàn trong hầm Cần bảo hành kiểm tra
theo quy định để luôn ở trạng thái bình thường Trường hợp xe sử dụng nguyên liệu thì
cần chú ý đến lượng khí thải ra, và có biện pháp xử lý nếu cần
Câu 12 Phương pháp phun bê tông?
+ Cấp phối phun bê tông tại hiện trường:
Cấp phối bê tông tại hiện trường cần lấy cấp phối thiết kế làm cơ bản, và đáp ứng với điều kiện cường độ, tính thi công và thích hợp với vật liệu sử dụng, máy móc, điều kiện địa chất
+ Thao tác phun:
- Tháo gỡ cẩn thận những viên đá lơ lửng, và sau khi đào, phun càng sớm càng tốt
- Trường hợp sử dụng lưới sắt, cần gắn cố định cẩn thận.Để vòi phun thẳng góc với mặt đá phun,
và khoảng cách giữa vòi phun với mặt đá và tốc độ phun cần thích hợp với điều kiện phun, cần quản lý công để vật liệu không bị tắc nghẽn
- Cần phun lấp những mặt lồi lõm Trường hợp sử dụng thanh sắt chống đỡ, cần phun để lớp bê tông phun và thanh chống đỡ dính liền với nhau
Trang 5- Tại vị trí phun cần có biện pháp xử lý bụi khi cần thiết và công nhân phải mang thiết bị bảo hộ
- Trường hợp có nước rò, thì cần có biện pháp xử lý thích hợp Nếu nước rò ít, thì có thể thay đổi cấp phối như tăng lượng xi măng hoặc phụ gia đông kết nhanh hoặc tăng độ dẻo dính kết của bê tông Trường hợp nước nhiều, thì xử lý theo phương pháp thích hợp
Câu 13 : Hệ thống ván khuôn đổ bê tông hầm?
+ Ván khuôn hay còn gọi là cốp pha,phải thỏa mãn các yêu cầu:
Cốp pha phải kín khít: để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở trong nó
Nó phải đủ độ cứng để khỏi hư hỏng, gãy, phải ổn định không méo mó, biến dạng khi đổ bê tông vào khuôn
Ván khuôn có kích thước và khối lượng các bộ phận phù hợp với biện pháp thi công
dùng được nhiều lần và phải dễ lắp dựng cũng như dễ tháo dỡ khi dùng xong
+ Cốp pha có ba bộ phận chính:
Ván bưng để tạo hình
Gỗ nẹp làm ván bưng đủ cứng
Hệ thanh chống đỡ sức nặng của kết cấu và các tải trọng do quá trình thi công gây ra
Phân loại theo vật liệu chế tạo khuôn
- Hệ khuôn bằng gỗ: tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước)
- Hệ khuôn bằng kim loại: khuôn thép
- Hệ khuôn bằng nhựa, vật liệu composit
- Hệ khuôn bằng bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn
- Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi
- Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên
- Cốp pha đất
Phân loại theo cách chế tạo, sử dụng và tháo lắp
- Hệ khuôn (cốp pha) cố định được sử dụng một lần duy nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ
- Hệ khuôn (cốp pha) di động (thường là cốp pha định hình): Loại khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu trình khép kín
Phân loại theo công năng cốp pha và dạng kết cấu bê tông thành phẩm
Câu 15: Trình tự thi công hầm ảnh hưởng đến kết cấu?
Dù thi công trong điều kiện nào, phương pháp nào thì trình tự thi công cũng gây ảnh hưởng đến kết cấu vỏ hầm:
NATM là tận dụng khả năng tự chống đỡ của đất đá quanh hầm bằng cách lựa chọn quy trình đào phù hợp, gia cố đúng thời điểm hợp lý thông qua số liệu đo đạc và quan trắc thực tế Thi công đúng trình tự sẽ giảm ứng suất biến dạng vỏ hầm: tránh được những biến dạng và ứng suất bằng cách gia cố phù hợp, lắp đặt theo trình tự và thời gian hợp lý… Xác định, đánh giá đặc trưng phản ứng địa cơ học của khối đất đá xung quanh công trình để đưa ra những xử lý kịp thời có lợi cho kết cấu như dựng vì chống tạm, phun bê tông,neo,đào vòm ngược,hay xử lý chống thấm đảm bảo cho kết cấu làm việc trong điều kiện an toàn,lâu dài…
TBM là phương pháp đào hầm bằng máy khiên đào toàn gương Công tác đào hầm và các kết cấu chống đỡ được máy thi công tự động Tuy nhiên yếu tố con người rất quan trọng trong trình tự thi công ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của hầm Công tác tiên quyết là khảo sát địa chất thủy văn, nhằm đưa ra được loại tiết diện,kích thước hợp lý,chiều sâu đặt hầm,độ dày vỏ hầm và hệ thống chống thấm Quá trình đào hầm làm phân bố lại ứng suất trong đất, ảnh hưởng lớn đến kết cấu chống
đỡ sau này nên phải chú ý vận tốc máy đào,lựa chọn khiên đảm bảo cân bằng áp lực trong và ngoài khiên
Trang 6HẦM DÌM là phương pháp thi công hầm vượt sông bằng cách lắp ghép các đốt hầm btct đúc sẵn tại bể đúc Đây là pp kết hợp thi công đồng bộ giữa hiện trường dìm hầm và bãi đúc Thi công song song nhằm rút ngắn tiến độ thi công trong điều kiện thi công dưới nước khó khăn Kết cấu hầm
là Btct đúc sẵn có khối lượng kích thước lớn,phải đảm bảo cường độ,đặt trên nền móng vững chắc được thi công tại hiện trường,lai dắt ,định vị đúng trình tự để đảm bảo kết cấu vỏ hầm đặt lên ko bị lệch,lún,biến dạng cong vênh sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của cấu kiện sau này
Câu 15 : Lắp đặt và cố định neo đá ?
1 Máy móc sử dụng
- Máy khoan cần đc chọn lựa để thích hợp với điều kiện địa chất, kích cỡ, hình dạng tiết
diện hầm, phương pháp đào, loại, chiều dài, số lượng neo đá đã sử dụng
- Máy lắp đặt, cố định, ván chặt neo cần đc chọn lựa thích hợp với loại neo
- Ghi chú : Thao tác lắp đặt neo đá chiếm tỉ lệ khá cao trong chu trình thi công, nên cần
chọn loại máy có hiệu suất cao
2 Khoan lỗ neo đá và vệ sinh
- Lỗ neo đá cần sử dụng đầu khoan (ROD BIT) thích hợp để có thể khoan đúng vị trí,
phương hướng và độ sâu yêu cầu
- Trước khi lắp đặt neo đá vào lỗ, thì cần rửa lỗ khoan sạch sẽ ko còn sót hạt hoặc bụi đá
trong lỗ
3 Lắp đặt và cố định neo đá
- Cần phải lắp đặt neo đá theo đúng chiều sâu quy định
- Cần cố định neo đá để có đủ lực dính kết yêu cầu
- Sau khi cố định neo đá, thì cần cố định tấm sắt vào mặt đá hoặc mặt bê tông phun
Câu 16: Các loại khiên đào mà em biết?
1 Khiên đào cân bằng áp lực bằng đất được đào
- Khiên đào cân bằng áp bằng đất
- Dùng ngay lượng đất vừa được đào ở phía trước mặt khiên đào hầm, đưa về chứa đầy trong buồng chứa nằm ngay sau đĩa cắt
- Tạo ra áp lực cân bằng với áp lực đất chưa được đào nằm phía trước mặt khiên đào
2 Khiên đào cân bằng áp lực bằng đất trộn bùn
- Cắt đất phía trước mặt khiên đào, phun dung dịch bùn làm đất phía trước khiên đào chảy rã ra trộn với dung dịch bùn lỏng thành bùn nhão
- Đất được đào lẫn bùn nhão, được đưa ngay về chứa đầy buồng chứa nằm ngay sau đĩa cắt, tạo
ra áp lực cân bằng đối kháng lại với áp lực gây ra bởi đất chưa được đào nằm ở phía trước mặt khiên đào hầm
- Hỗn hợp đất đào và bùn xệt được đưa dần ra khỏi hầm bằng vít tải và băng tải giống như loại khiên đào cân bằng áp lực bằng đất được đào
3 Khiên đào cân bằng áp lực bằng dung dịch bùn
- Khiên đào cân bằng áp lực bằng dung dịch bùn dùng phương pháp bơm dung dịch bùn sét giữ thành từ ngoài vào buồng tạo áp nằm ngay phía sau đĩa cắt của khiên đào để cân bằng đối kháng lại với áp lực của đất chưa được đào nằm ở phía trước mặt khiên đào
- Dung dịch bùn tạo áp và hòa loãng đất vừa được đào thành dung dịch bùn lỏng để dễ dàng bơm tuần hoàn ra ngoài theo đường ống hồi dung dịch bùn về trạm thu hồi và xử lý
- Nó tạo thành một tổ hợp công việc trong giai đoạn thi công như:
- Khoan đất đá
Vận chuyển đất đá ra ngoài hầm
Lắp đặt neo
Lắp đặt cốt thép, phun BT
Trang 7-Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm nhất định như:
Đầu tư ban đầu quá lớn
Vận chuyển, lắp đặt khá khó khăn, tốn kém
Diện thi công bên ngoài hầm phải lớn.gấp 4 lần chiều dài sân bóng đá
Khi thi công rồi thì không cho phép máy đi lùi
Câu 17 Trình tự thi công phương pháp chở nổi?
Thi công hầm đươc chia ra làm 2 phần là thi công tại bể đúc và thi công tại hiện trường
+ Tại bể đúc:
-Thi công bể đúc:lựa chọn vị trí đảo khô gần địa điểm làm hầm,thi công phương pháp đào đắp khô.Xây tường bê tông chống thấm dọc theo chu vi đảo,ngăn cách nước ngầm,san mặt bằng và xử lý đất nền
-Chế tạo từng đốt hầm:các đốt hầm bê tông được chế tạo trong bãi đúc.Các chi tiết mối nối, các bể chứa nước tàm thời, các kết cấu làm thấm nước hai đầu, kích kéo, cốt neo…sẽ đước lắp đặt trong giai đoạn này
-Bịt kín đầu đốt hầm:được chế tạo bằng kết cấu thép hoặc bê tông cốt thép.Tường bịt đầu có thể
bố trí thiết bị khép kín bằng thủy lực, gối tựa tự hút…xung quanh phải bố trí cao su chắn nước -Lai dắt đốt hầm:các đốt được bịt kín hai đầu, ngập nước bể đúc(hạ thủy vỏ thép) các đốt hầm
sẽ tự nổi, các cano được bố trí theo sơ đồ thích hợp để lai dắt
+ Tại hiện trường:
-Đào hào dìm: nạo vét và đào đến cao độ thiết kế
-Thi công móng hầm
-Nhấn dìm đốt hầm:các đốt hầm được neo tạm tại một vị trí thích hợp để cẩu lắp các tháp định vị.Bơm nước vào các khoang chứa nước và hạ đốt đến vị trí đặt gối tạm, các gối này sẽ được gỡ bỏ sau khi thi công xong lớp móng
-Công tác bên ngoài: lắp đá hoặc vật liệu phù hợp xung quanh hầm để ổn định vị trí theo phương ngang.Công tác móng là bơm vữa hoặc các ở khoảng trông giữa đốt hầm và đất nền
-Công tác bên trong: dỡ bỏ các vách ngăn kín nước, đổ bê tông dần, lắp đặt các hệ thống thiết
bị cơ điện, các kết cấu trang trí…
Câu 18: Phương pháp chống đỡ gương đào:
Khi thi công trong điều kiện địa chất yếu hoặc chiều dày lớp đất nhỏ thì khó đảm bảo ổn định gương đào và hạn chế độ lún phía trên mặt đất
Độ lún sinh ra do đào hầm tăng lên từ từ cùng với việc tiến lên phía trước của gương đào Khi gương đào tiến lên một điểm nào đó thì 30-40% của độ lún tại điểm đó đã xảy ra
Điều này chứng tỏ bất kỳ biện pháp chống đỡ nào được áp dụng sau khi đào cũng không thể hạn chế được lún sinh ra ở đất đá trên đỉnh gương đào Do đó, việc gia cường trước đào được xem là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế lún
Có các biện pháp chống đỡ gương đào sau:
- phương pháp phụt vữa theo phương ngang
- phương pháp sử dụng các ống thép bơm vữa(dùng cho pp đào hầm NATM)
Các pp đều khá hiệu quả trong việc hạn chế lún bề mặt và tăng cường độ ổn định gương đào Phương pháp vòm ống đặc biệt hiệu quả trong việc hạn chế độ lún do độ cứng chống uốn của hệ chống đỡ trước
Câu 20: khoan đào dư có hại gì?
Khi khoan đào hầm, càng ít đào dư càng tốt… Đào dư có 3 điều hại:
- tăng lượng đá nổ mìn
- tăng lượng bê tong vỏ hầm
Trang 8- tạo vùng ứng suất tập trung
để đảm bảo dư thừa thì cần phải khoan lỗ cho chính xác, sử dụng phương pháp nổ smooth