Thiết kế hệ thống thông tin quản lý
Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên CHƯƠNG I: NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ KHẢO SÁT BÀI TOÁN A. NHIỆM VỤ VÀ KHẢO SÁT, VAI TRÒ CỦA BÀI TOÁN I. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA BÀI TOÁN 1. Nhiệm vụ của bài toán - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Giáo viên “Trường THCS Thiệu Khánh” - Tìm hiểu nhiệm vụ và qui trình thực hiện công việc của Giáo viên tại Trường THCS Thiệu Khánh - Khảo sát tình hình thực tế của Giáo viên - Áp dụng các kiến thức về Cơ sở dữ liệu và Phân tích - thiết kế hệ thống thông tin quản lý để xây dựng Phần mềm quản lý Giáo viên tự động thực hiện một số công việc bằng máy tính có thể thay thế một phần công việc cho con người. 2. Mục tiêu của bài toán Nghiên cứu và thử nghiệm bài toán Phân tích - Thiết kế hệ thống thông tin quản lý. Từ đó phân tích thiết kế cài đặt phần mềm Quản lý giáo viên II. KHẢO SÁT BÀI TOÁN - Địa chỉ: Xã Thiệu Khánh- Huyện Thiệu Hoá- Thanh Hoá - Điện thoại: (037)7029580- (0377)6331235 - Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Đăng Tùng - Phó hiệu trưởng: Thầy Phạm Đăng Dũng - Tổng số học sinh: 2283, trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. - Tổng số giáo viên: 50 giáo viên - Loại hình đào tạo: Công lập III. VAI TRÒ BÀI TOÁN Để đảm bảo và tiện lợi cho quá trình hoạt động chung của trường có hiệu quả thì việc Quản lý giáo viên đòi hỏi phải thường xuyên và chính xác. Vị trí của bài toán này trong việc Quản lý giáo viên của trường được xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý, cần phải đưa tin học vào trong các lĩnh vực quản lý nói Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên chung trong nhà trường, bên cạnh đó yếu tố con người càng không thể được xem nhẹ chính vì vậy cần có một chính sách quản lý thật khoa học nên bài toán Quản lý giáo viên giúp cho việc điều hành chung trong nhà trường ngày một hiệu quả hơn. B. ĐẶC TẢ CÁC YÊU CẦU CỦA BÀI TOÁN I. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN 1. Chức năng của giáo viên : GV làm công việc theo dõi quản lý giáo dục học sinh và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Nhà trường về nhiệm vụ được phân công như; cố vấn, giúp đỡ và chỉ đạo học sinh thực hiện tốt mọi quyền lợi, nghĩa vụ của học sinh, để thực hiện công việc theo quy chế cũng như sự điều hành của phòng Công tác chính trị & quản lý học sinh về công tác quản lý học sinh chung trong Nhà trường. 2. Quyền của giáo viên : - Căn cứ vào tình hình thực tế, ký xác nhận cho học sinh đi phép 01 ngày. Từ 02 ngày trở lên thì xác nhận lý do và gửi Trưởng phòng CTCT&QLHS giải quyết. - Có quyền đề nghị phòng CTCT & QLHS, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Nhà trường, biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể HS có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và ngược lại theo quy chế học sinh, sinh viên. - Được mời tham gia Hội đồng thi đua, khen thưởng. Hội đồng kỷ luật HS theo quy chế công tác HS. - Chủ động và có những sáng tạo trong công tác quản lý, hướng dẫn HS, tập thể HS khối lớp mình phụ trách. Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ để HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của người HS. 3. Nhiệm vụ của giáo viên : -Vào đầu năm học GV, tổ chức chỉ đạo tập thể lớp lấy ý kiến thống nhất giới thiệu Học sinh bầu vào ban đại diện lớp (có biên bản gửi về phòng CTCT&QLHS). Đồng thời thông qua chương trình hoạt động của lớp trong học kỳ, năm học. Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên - Hướng dẫn Học sinh thực hiện tốt nội quy của Trường, quy chế Công tác HS. Chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tổ chức cho Học sinh thực hiện các nhiệm vụ như; Theo dõi quá trình học tập, rèn luyện, nề nếp sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Tham gia các tổ chức Đoàn thể và các hoạt động xã hội khác theo kế hoạch chung của Nhà trường. -. Đôn đốc nhắc nhở Học sinh chấp hành tốt nội quy, quy chế học tập, sinh hoạt, thực hiện đầy đủ các chủ trương của Nhà trường về an ninh trạt tự, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. - Động viên giúp đỡ những Học sinh gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt, liên hệ với các phòng ban chức năng giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của HS. - Phối hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn TN, Hội HS, tổ chức các hoạt động văn thể mỹ và các hoạt động khác nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho HS, giúp HS sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hữu ích. - Mỗi tháng một lần GV tổ chức họp lớp một lần nhận xét, xếp loại HS để làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả rèn luyện của HS cuối kỳ, theo dõi tình hình chung để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, cũng như triển khai kế hoạch tháng tới. - Sáng thứ hai hàng tuần GV có mặt lúc 6 giờ để tập trung, đôn đốc HS trực ban và kiểm tra quân số báo cáo cho phòng Công tác chính trị & quản lý học sinh. - Quản lý và đôn đốc nhắc nhở HS tham gia tuần sinh hoạt công dân HS- vào đầu năm học, các buổi mít tinh nghe thời sự vv… - Chủ động tổ chức triển khai cho SV nghiên cứu, học tập, về quy chế HS, quy định đánh giá điểm rèn luyện của HS trong quá trình học tập tại Trường. - Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, HS lao động vệ sinh khu vực được phân công từ đầu năm học và các đợt đột xuất khác trong học kỳ theo kế hoạch. - Nhắc nhở HS nộp tiền học phí, tiền nội trú và các khoản lệ phí khác đúng quy định. - Chiều thứ sáu hàng tuần, GV tổng hợp và nhận xét tình hình học tập của HS lớp khóa mình chủ nhiệm. Nộp về phòng CTCT & QLHS vào lúc 15 giờ 30 phút. Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên - Lập sổ theo dõi quản lý HS theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và cả quá trình học tập, rèn luyện tại Trường để làm cơ sở phân loại, đánh giá HS theo quy định. - Chủ trì cuộc họp đánh giá điểm rèn luyện cho HS khối, lớp mình phụ trách trong từng học kỳ, năm học, đúng quy định và phải đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai. - Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác giáo viên chủ nhiệm, đã được phân công. 4. Sơ đồ tổ chức Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Giáo vụ Thư viện Kế toán Thủ quỹ Y tế Bảo vệ Toán- Tin Vật lý- KTCN Sinh học- KTNN Ngữ văn Sử- Địa- GDCD Ngoaị ngữ Thể dục HĐ ngoài giò lên lớp Lao động- HN Giám thị Cơ sở vật chất Các tổ CM Tổ HC- Quản trị Các ban Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Hoá Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên a. Đội ngũ lãnh đạo - Hiệu trưởng: Nguyễn Đăng Tùng - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Văn học - Trình độ quản lý: Tốt nghiệp trường CB - Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung, Tài chính, Kế hoạch, Lao động - Phó hiệu trưởng: Phạm Đăng Dũng - Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Toán học - Trình độ quản lý: Tốt nghiệp trường CB quản lý giáo dục TW1 - Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo chuyên môn ngoài giờ b. Đội ngũ lãnh đạo • Tổ Địa lý • Tổ Toán Tin • Tổ Thể dục • Tổ Ngoại Ngữ • Tổ Sử- GDCD • Tổ Văn • Tố Sinh Học- KTNN • Tổ Vật lý- KTCN • Tổ Toán • Tổ Hoá Học c. Tổ hành chính- Quản trị • Phòng bảo vệ • Phòng Y tế • Phòng Kế toán • Thư viện • Phòng Học vụ Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên d. Các ban • Cơ sở vật chất • Giám thị • Lao động • Hoạt động ngoài giờ lên lớp ĐẶC TẢ CÁC VẤN ĐỀ CỦA BÀI TOÁN a) Quản lý giáo viên Để quản lý một Giáo viên trong nhà trường trước hết phải nắm được lý lịch của mỗi người, ngoài ra cần phải hiểu thêm các thông tin khác để quản lý. Những thông tin cần quản lý bao gồm: Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Biên chế Khen thưởng Kỷ luật Chức vụ giáo viên Trình độ ngoại ngữ Trình độ chuyên môn Hệ đào tạo Ngành đào tạo Chuyên môn đào tạo Nơi đào tạo Năm tốt nghiệp Chuyên trách Đoàn/ Đội Chuyên trách thư viện Chuyên trách thiết bị Xếp loại Đánh giá về đạo đức Đánh giá về chuyên môn Môn dạy Địa điểm dạy Mã giáo viên Họ tên giáo viên Bí danh Ngày sinh Giới tính Nơi sinh Địa chỉ Quê quán Dân tộc Email Điện thoại Số CMND Ngày cấp Nơi cấp Tôn giáo Ngày vào ngành Trạng thái Quá trình công tác Đã vào đoàn Nơi kết nạp đoàn Đã vào đảng Nơi kết nạp đảng Ảnh Nơi sinh Địa chỉ Điện thoại Số CMND Ngày cấp Nơi cấp Sổ BHXH Ngày cấp Noiw cấp Sổ BHYT Ngày cấp Nơi cấp Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên Trong lý lịch, quản lý các thông tin một cách cụ thể hơn: - Điện thoại: Quản lý tất cả các số điện thoại của công chức - Chính trị: Đoàn viên, Đảng viên, Đoàn viên chỉ quản lý có hay không. Nếu là đảng viên thì quản lý: Ngày vảo đảng, ngày chính thức, nơi vào đảng - Chuyên môn: Quản lý tất cả các chuyên môn mà giáo viên đã được đào tạo bao gồm: Chuyên môn gì? Nơi đào tạo ( Trường nào )? Văn bằng hay chứng chỉ được cấp, Thời gian đào tạo. - Ngoại ngữ: Quản lý trình độ tất cả các ngoại ngữ mà công chức biết được. - Khen thưởng, kỷ luật: Ngày, hình thức, lý do khen thưởng, kỷ luật. Ngày kỷ luật b) Quản lý lương, phụ cấp, Sổ BHXH: Để quản lý tốt khâu tiền lương của mỗi giáo viên trong nhà trường thì bộ phận tài vụ dựa vào quá trình lương của một giáo viên gồm: Hệ số lương, thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, và phục cấp ngành, phụ cấp ưu đãi, Phụ cấp thu hút…., - Công việc Tin học hoá hệ thống nhắm đáp ứng: - Định kỳ tự động hoá đưa ra danh sách giáo viên được tăng lương - Bất kỳ lúc nào cũng có thể trả lời các thông tin chính xác về tình hình công tác, lý lịch của một giáo viên. Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Mã giáo viên Họ tên giáo viên Bí danh Ngày sinh Giới tính Nơi sinh Địa chỉ Quê quán Dân tộc Email Điện thoại Số CMND Ngày cấp Nơi cấp Tôn giáo Ngày vào ngành Trạng thái Quá trình công tác Đã vào đoàn Nơi kết nạp đoàn Đã vào đảng Nơi kết nạp đảng Ảnh Nơi sinh Địa chỉ Điện thoại Số CMND Ngày cấp Nơi cấp Sổ BHXH Ngày cấp Noiw cấp Sổ BHYT Ngày cấp Nơi cấp Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN + Thực thể: Là một đối tượng cụ thể nào đó + Thuộc tính thực thể: Tính chất xác định thực thể + Lớp thực thể: Các thực thể cùng thuộc tính + Lược đồ quan hệ: • Thuộc tính: Tên thuộc tính, miền xác định của thuộc tính • Lược đồ một quan hệ gồm các thuộc tính của thực thể ( Tên miền xác định ) cùng với các mệnh đề ràng buộc. Lược đồ quan hệ: R=<x, w>=(A1:D1,A2:D2,…An:Dn,M) Ai: Tên thuộc tính Di: Miền xác định của thuộc tính M: Mệnh đề ràng buộc Nội dung của lược đồ quan hệ gọi là các bộ + Các phép toán tối thiểu: • Tìm kiếm dữ liệu theo tiêu chuẩn đã chọn, không làm thay đổi trạng thái CSDL. • Thay đổi cấu trúc CSDL. • Thay đổi nộI dung CSDL. • Xử lý, tính toán trên CSDL. II. KHÁI NIỆM PHỤ THUỘC DỮ LIỆU VÀ CÁC DẠNG Một thuộc tính gọi là phụ thuộc vào các thuộc tính khác khi giá trị của các thuộc tính này phụ thuộc vào giá tri của phụ thuộc kia. Sự phụ thuộc này có thể là gián tiếp hay trực tiếp. Một quan hệ bao giờ cũng có một nhóm thuộc tính mà giá trị của chúng qui định giá trị các thuộc tính khác, nhóm thuộc tính đó gọi là khoá. Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên Với một quan hệ tuỳ vào các phụ thuộc của các thuộc tính vào khoá có trong đó mà ta phân chia các quan hệ đó thành các dạng chuẩn khác nhau. Các dạng chuẩn cơ bản. • Dạng chuẩn 1 • Dạng chuẩn 2 • Dạng chuẩn 3 Các dữ liệu lưu trữ dưới dạng chuẩn 3 tránh được hiện tượng dư thừa dữ liệu, tạo cho dữ liệu có tính độc lập cao. Các quan hệ nếu chưa ở dạng chuẩn 3 sẽ được phân rã thành các quan hệ nhỏ hơn ở dạng chuẩn 3. III. KHÁI NIỆM CHỈ DẪN VÀ KHOÁ CHỈ DẪN Để có thể tìm kiếm thông tin nhanh theo một tiêu chuẩn nào đó chúng ta tạo ra các thông tin chỉ dẫn theo tiêu chuẩn nào đó. Các thông tin chỉ dẫn là các thông tin giúp ta tìm kiếm dữ liệu nhanh. Các thông tin này gọi là khoá chỉ dẫn. Khoá chỉ dẫn có thể là một trường, hoặc nhiều trường trong trường hợp này phải chỉ ra thứ tự. Với cách tạo ra khoá chỉ dẫn theo tiêu chuẩn nào đó ta có thể tìm kiếm nhanh dữ liệu theo tiêu chuẩn nào đó. IV. MỤC TIÊU VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA MÔ HÌNH QUAN HỆ - Cho một lược đồ dữ liệu dễ sử dụng, mô hình đơn giản, người dùng không cần biết cấu trúc vật lý của dữ liệu. Tiện lợi cho người dùng không chuyên tin học - Tăng cường tính độc lập của dữ liệu, đặc biệt là vật lý. - Cho một khả năng có một ngôn ngữ thao tác bậc cao. - Tối ưu việc tìm kiếm dữ liệu trong CSDL, hệ quản trị tự tìm cách truy nhập. - Cải thiện nâng cao toàn vẹn dữ liệu và bảo mật dữ liệu. - Có thể phục vụ cho nhiều chương trình ứng dụng. - Có cơ sở toán học phong phú chắc chắn: * Lý thuyết quan hệ * Dạng chuẩn có độ bền vững và đầy đủ thông tin Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ Luận Văn Tốt nghiệp Quản Lý Giáo Viên B. CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN I. LỰA CHỌN CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT 1. Lý do lựa chọn công cụ phát triển Hiện nay các chương trình được ứng dụng phục vụ cho Trường THCS Cao Răm được viết bằng ngôn ngữ FoxPro LAN 2.0, chạy trên mạng Novell Netware.Và một số Quản lý thì viết bằng Excel Ưu điểm: - Rẻ tiền - Tiện lợi cho các ứng dụng có tính chất cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Dễ bảo trì, bảo hành. - Đồng bộ: Phát triển trên một thiết kế và định hướng thống nhất. - Tức thời: Dữ liệu được cập nhật tức thời khi phát sinh, đảm bảo thông tin kịp thời. - Được kiểm toán xác nhận về chương trình, qui trình, tính hợp pháp của các thông tin do máy tính đưa ra. Nhược điểm: - Không đáp ứng được mô hình các bài toán có tổ chức dữ liệu lớn. Tốc độ đọc, ghi các bảng dữ liệu giảm rất nhanh khi kích thước các bảng dữ liệu tăng từ vài trăm Kb tới hàng ngàn Mb. Đồng thờI tốc độ xử lý cũng phụ thuộc vào số lượng ngườI sử dụng. - Không đáp ứng được các mô hình kiến trúc Client/Server ( Mô hình này hiện đang được sử dụng hết sức rộng rãi và ngày càng khẳng định được tính ưu việt của nó ). Đối với việc phát triển hệ thống, việc lựa chọn công cụ cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người phát triển hệ thống phảI căn cứ vào khẳ năng của cơ sở mình cũng như các yếu tố đặc thù mà lựa chọn công cụ cho phù hợp. Trong đề tài Quanr lý Giáo viên có một số yếu tố được xem xét khi lựa chọn công cụ như sau: * Khả năng phát triển của hệ thống: Hệ thông tin xây dựng trong giai đoan hiện tại đã và đang là bước đi ban đầu trong quá trình tiến tới một hệ thống hoàn hảo, do đó khả năng phải nâng cấp dần trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, yếu tố hàng đầu cần quan tâm khi lựa chọn công cụ là khả năng hỗ trợ của chúng trong việc Sinh viên thực hiện: Vũ Mậu Thụ