ĐỀ CƯƠNGÔNTẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HK1-MÔM ĐỊA LÍ 7 A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng I. Thành phần nhân văn của môi trường 1. Siêu đô thị có số dân cao nhất thế giới hiện nay (thống kê năm 2000)là: A. Luân Đôn (Anh) B. Niu-iooc (Hoa Kỳ) C. Bắc Kinh (Trung Quốc) D. Tô-ki-ô(Nhật Bản) 2. So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam thuộc loại nước có mật độ dân số như thế nào? A. Loại cao B. Loại thấp C. Loại trung bình D. Loại rất thấp 3. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là A. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ nhập cư và tỉ lệ xuất cư hằng năm C. Cả 2 đều sai B. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử hằng năm D. Cả 2 đều đúng 4. Châu lục đông dân nhất thế giới hiện nay là: A. Châu Mỹ B. Châu Âu C. Châu Á D. Châu Đại Dương 5. Quan sát lược đồ các siêu đô thị trên thế giới (năm 2000) châu lục có nhiều siêu đô thị nhất là: A. Châu Mĩ B. Châu Âu C. Châu Phi D. Châu Á 6. Nguyên nhân chính của sự tăng dân số cao ở nước ta: A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao B. Nhiều người chưa có ý thức về kế hoạch hóa gia đình. C. Nhân đân ta còn coi trọng gia đình nhiều con, có con trai. D. Tất cả đều đúng. 7. Dân cư châu Á phần lớn thuộc chủng tộc A. Nê-grô-ít B. Môn-gô-lô-ít C.Ơ-rô-pê-ô-ít D. Ô-xtra-lô-ít 8. Mật độ dân số nước ta cao nhất thuộc: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Cao nguyên Nam Trung Bộ D. Trung du Bắc Bộ. 9. Dân số cao nhất tỉnh Thái Bình là: A. Huyện Đông Hưng B. Thị xã Thái Bình C. Huyện Tiền Hải D. Huyện Kiến Xương. 10. Mật độ dân số huyện Tiền Hải: A. Trên 3000 người/1km 2 B. 1000-2000 người/1km 2 C. Dưới 1000 người/1km 2 D. 2000-3000 người/1km 2 II. Môi trường nhiệt đới 11. Vùng có nhiều cỏ cao cùng với cây hay cây bụi A. Đồng cỏ cao B. Xavan C. Rừng thưa D. a và b đúng. 12. Đất chua mặn vùng nhiệt đới ở những nơi thấp của châu thổ gọi là: A. Đất phèn B. Đất Feralít C. Đất bùn D. Đất phù sa cổ 13. Đất được hình thành ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do chứa nhiều Ôxýt sắt, nhôm gọi là gì: A. Đất đá vôi B. Đất Feralít C. Đất sét D. Đất phèn 14. Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về 2 chí tuyến theo thứ tự: 1 A. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan B. Xavan, nửa hoang mạc, rừng thưa C. Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc D. Nửa hoang mạc, xavan, rừng thưa 15. Hai loại Feralít và đất phèn, loại đất nào thuộc về loại môi trường nào sau đây là đúng: A. Đất Feralít thuộc nhiệt đới, đất phèn thuộc ôn đới B. Đất Feralít thuộc ôn đới, đất phèn thuộc nhiệt đới C. Cả hai loại đều thuộc nhiệt đới D. Cả hai loại đều thuộc ôn đới. III. Môi trường nhiệt đới gió mùa 16. Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới như: A. Lúa mì và cây cọ B. Cao lương, cây ô liu C. Lúa nước, cây cao su D. Lúa mạch, cây chà là 17. Gió mùa mùa hạ đến nước ta theo hướng chính là: A. Đông Bắc-Tây Nam B. Đông Nam-Tây Bắc C. Tây Bắc-Đông Nam D. Tây Nam-Đông Bắc 18. Gió mùa mùa đông đến nước ta theo hướng chính là: A. Đông Bắc-Tây Nam B. Đông Nam-Tây Bắc C. Tây Bắc-Đông Nam D. Tây Nam-Đông Bắc 19. Nước ta nằm trong môi trường khí hậu: A. Nhiệt đới B. Nhiệt đới gió mùa C. Hoang mạc D. Nửa hoang mạc 20. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu đặc trưng của khu vực: A. Tây Á và Tây Nam Á B. Nam Á và Đông Nam Á C. Bắc Á và Đông Bắc Á D. Cả 3 đều sai. IV. Nông nghiệp ở đới nóng 21. Hình thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu là hình thức canh tác: A. Đồn điền B. Trang trại C. Làm rẫy D. Thâm canh 22. Đặc điểm của thâm canh lúa nước là: A. Lực lượng lao động đông B. Nguồn nước tưới ổn định C. Câu a đúng, b sai D. Cả 2 đều đúng 23. Hình thức canh tác nào sau đây ở vùng đồi núi có hại cho việc bảo vệ môi trường đới nóng. A. Làm ruộng bậc thang B. Làm rẫy C. Trồng trọt theo đường đồng mức D. Cả 3 hình thức 24. Khu vực thâm canh lúa nước ở châu Á có diện tích lớn hơn cả là: A. Nam Á và Tây Nam Á B. Đông Á và Đông Nam Á C. Bắc Á và Đông Bắc Á D. Tây Á và Tây Bắc Á. 25. Đốt rừng làm rẫy là hình thức canh tác nông nghiệp: A. Luân canh B. Thâm canh C. Du canh D. Định canh. 26. Trồng nhiều loại cây trong cùng một thời gian trên một diện tích đất là cách trồng: A. Luân canh B. Thâm canh C. Xen canh D. Đa canh 27. Chất mùn trong đất là chất do: A. Xác các sinh vật bị phân hủy B. Phân các động vật thải ra 2 C. Các chất khoáng có trong đất D. Tất cả đều đúng. 28. Đất ở đới nóng dễ bị xói mòn và thoái hóa là do: A. Lượng mưa lớn tập trung vào một mùa B. Mùa khô kéo dài C. Việc canh tác không đúng khoa học D. Tất cả đều đúng 29. Việc bảo vệ rừng cây ở đới nóng hết sức cần thiết là để: A. Giữ gìn chất mùn trong đất B. Giữ độ ẩm cho đất C. Cả 2 đều đúng D. Cả 2 đều sai. 30. Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán thường xãy ra ở vùng khí hậu: A. Ôn đới B. Nhiệt đới C. Hàn đới D. Cả 3 đều đúng. VI. Dân cư ở đới nóng 31. Rừng đầu nguồn là rừng thượng lưu các con sông có tác dụng: A. Điều hòa nguồn nước sông B. Hạn chế lũ lụt trong mùa mưa C. Chống hạn hán trong mùa khô D. Tất cả đều đúng 32. Ở đới nóng dân cư châu Á tập trung đông nhất ở: A. Đông Bắc Á và Đông Á B. Đông Nam Á và Nam Á C. Tây Nam Á và Tây Á D. Tây Bắc Á và Bắc Á 33. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ở đới nóng: A. Tác động tích cực tới tài nguyên môi trường B.Kinh tế chậm phát triển C. Đời sống chậm cải thiện D. Tất cả đều đúng. 34. Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng: A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số B. Phát triển kinh tế C. Cả 2 đều đúng D. Cả 2 đều sai. 35. Hạn hán là hiện tượng thời tiết khô và nắng kéo dài, lượng nước bốc hơi lớn làm cạn kiệt: A. Nguồn nước trên mặt đất B. Nước ngầm trong lòng đất C. Cả 2 đều đúng D. Câu a đúng, b sai. 36. Trong những năm gần đây, nơi có số người di dân và tốc độ đô thị hóa cao là: A. Đới ôn hòa B. Đới nóng C. Cả 2 đều đúng D. Câu a đúng, b sai. 37. Ngày nay trong 23 siêu đô thị trên thế giới, đới nóng đã chiếm: A. 13 siêu đô thị B. 12 siêu đô thị C. 11 siêu đô thị D. 10 siêu đô thị. 38. Siêu đô thị là những đô thị có số dân: A. 5 triệu người B. Trên 6 triệu người C. Trên 8 triệu người D. 7 triệu người 39. Nơi nào sau đây có tốc độ tăng tỉ lệ dân số đô thị nhanh nhất (từ 1950-2001): A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Nam Mĩ 40. Nơi có tỉ lệ dân số đô thị cao nhất (năm 2001) là: A. Châu Âu B. Châu Á C. Nam Mĩ D. Bắc Mĩ B. TỰ LUẬN: I. Thành phần nhân văn của môi trường Câu 1: Phân biệt giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới? Câu 2: Bùng nổ dân số là gì? Khi nào thì bùng nổ dân số xãy ra? Câu 3: Việc gia tăng dân số nhanh ở nước ta có ảnh hưởng tới đời sống gia đình và xã hội như thế nào? Biện pháp khắc phục? 3 Câu 4: Căn cứ vào đâu người ta chia dân cư thế giới ra thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu? Câu 5: Quần cư là gì? Trình bày các dạng quần cư chính? II. Đới nóng môi trường xích đạo ẩm Câu 6: Môi trường là gì? Câu 7: Đới nóng nằm ở vị trí nào trên Trái Đất? Gió thường xuyên thổi là loại gió gì? Ở đới nóng có những loại môi trường gì? Câu 8: Vị trí và Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm? Câu 9: Đặc điểm thực vật (rừng) của môi trường xích đạo ẩm? Câu 10: Thế nào là rừng rậm thường xanh quanh năm? III. Dân cư ở đới nóng Câu 11: Ở đới nóng dân cư tập trung đông ở vùng nào? Có tác động xấu đến môi trường như thế nào? Câu 12: Nguyên Nhân và hậu quả của việc phát triển đân số rất nhanh của đới nóng? Câu 13: Những công việc hàng đầu về dân sinh ở đới nóng là gì? Biện pháp giải quyết? Câu 14: Để mở rộng diện tích đất phát triển nông nghiệp, trong đới nóng người ta thường khai phá những vùng đất mới ở đâu và làm gì? Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng? 4 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HK1-MÔM ĐỊA LÍ 7 A. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu mà. Kiến Xương. 10 . Mật độ dân số huyện Tiền Hải: A. Trên 3000 người/1km 2 B. 10 00-2000 người/1km 2 C. Dưới 10 00 người/1km 2 D. 2000-3000 người/1km 2 II. Môi