SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ văn lớp 10 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (3 điểm)
Trình bày ngắn gọn biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong vănhọc Việt
Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Từ đó, hãy nêu giá trị nhân đạo trong hai
câu cuối tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
Câu 2 (7 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh
ngày hè”.
Hết
Đ
Ề
S
Ố
1
ĐÁP ÁN ĐỀTHIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn Ngữ văn - Lớp 10 CB - Đề số 1
Câu
Ý Nội dung Điểm
1
Trình bày ngắn gọn biểu hiện của chủ nghĩa nhân
đạo trong vănhọc Việt Nam từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX. Từ đó, hãy nêu giá trị nhân đạo trong
tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
3,0
- Biểu hiện của chủ
nghĩa nhân đạo trong
văn học trung đại Việt
Nam
- Lòng thương người, cảm thông với số phận bất
hạnh của con người.
0,5
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên
con người.
0,5
- Khẳng định đề cao con người về các mặt phẩm chất,
tài năng, những khát vọng chân chính về quyền sống,
quyền tự do, quyền hạnh phúc…
0,5
- Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa
người với người.
0,5
- Biểu hiện của chủ
nghĩa nhân đạo qua
hai câu cuối bài thơ
“Đọc Tiểu Thanh kí”
– Nguyễn Du
- Tự thương mình là nét mới mang tinh thần nhân
bản.
1,0
2
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể
hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
7,0
- Khái quát về tác giả,
tác phẩm
- Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới. Ông để lại một số lượng sáng tác lớn.
Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất
nước, con người.
0,5
- “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ
“Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập”. Bài
thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè giản dị,
dân dã tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn của nhà thơ.
0,5
- Vẻ đẹp tâm hồn
Nguyễn Trãi
- Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết:
+ Tâm thế an nhiên tự tại ngắm cảnh trong câu thơ
đầu tiên.
+ Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh
động, tràn đầy sức sống: hòe lục đùn đùn, rợp mát
như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen
hồng đang độ nức ngát mùi hương. Nhà thơ căng mở
mọi giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) để đón
0,5
1,5
nhận vẻ đẹp của cảnh vật ngày hè.
- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh
bình: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, chốn lầu gác
thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn.
+ Qua đó ta thấy được lòng yêu đời của Nguyễn Trãi.
Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang
lan tỏa trong tâm hồn thi nhân. Âm thanh lao xao của
chợ cá dội lên từ phía làng chài hay chính tác giả
đang rộn rã niềm vui trước cảnh cuộc sống thanh
bình? Tiếng cầm ve hay chính là khúc nhạc lòng của
nhà thơ được tấu lên?
0,5
0,5
- Tấm lòng ái ưu với dân với nước:
+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây
đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa
thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”,
Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem
tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước
thương dân.
+ Đây là tư tưởng tích cực tiến bộ của Nguyễn Trãi
và lí tưởng Câu 2: (3,0 điểm) Trong hát “Tâm hồn đà", cô nhạc sĩ Trâdn Lập viết: "Đừng sống giống đá sống không tình yêu, sống biết thân mình, tâm hồn băng giá đừng hóa thân thành đá Em viết văn nghị luận ngắn (khoàng mặt giấy thì) trình bày suy nghĩ ý nghĩa lời hát Câu 3: (5,0 điếm) Hãy vào vai nhân vật phù hợp kể lại đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Trích “Truỵên Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ văn lớp 10 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: 3 điểm
1. Biểu hiện đặc trưng nhất của cảm hứng yêu nước trong giai đoạn vănhọc
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là gì?
a. Lòng tự hào dân tộc
b. Yêu nước là yêu dân
c. Tư tưởng trung quân ái quốc
d. Yêu thiên nhiên, cảnh trí non sông, đất nước
2. Trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, hai câu thơ nào thể hiện rõ nhất
long yêu nước của nhà thơ? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu)
để nhận xét về lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Câu 2: 7 điểm
Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão để thấy được
vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần.
HẾT
Đ
Ề
S
Ố
2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔNVĂN LỚP 10CB - ĐỀ SỐ 2
Câu 1
1. Đáp án C (0.5 điểm)
2. Học sinh chép được hai câu thơ cuối (0.5 điểm)
- Lòng yêu nước của tác giả qua câu thơ được thể hiện qua tình yêu
với nhân dân (dân giàu) (1 điểm)
- Tình yêu với đất nước, với nhân dân luôn là nỗi canh cánh thường
trực và là một tấc lòng ưu ái của nhà thơ. Bởi câu thơ về nhân dân
vẫn được cất lên ngay cả khi nhà thơ đang “hóng mát thuở ngày
trường”, và ngay cả sau khi đang đầy hứng khởi và say sưa với vẻ
đẹp của thiên nhiên (1 điểm)
Câu 2
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ
những ý cơ bản sau:
1. Mở bài hợp lý: 0.5 điểm
2. Thân bài: 6 điểm
- Vẻ đẹp của tầm vóc kì vĩ và sự oai hùng trong nội lực của một bậc
tướng lĩnh cùng với tinh thần kiên gan trong trách nhiệm với non
sông đất nước (1.5 điểm)
- Sức mạnh hùng dũng của binh hùng, tướng mạnh, đó cũng là vẻ
đẹp của người anh hùng trong sử thi, bởi sự kì vĩ của người anh
hùng luôn có điểm tựa là sức mạnh cộng đồng (1.5 điểm)
- Trách nhiệm với non sông, đất nước đã trở thành tâm niệm và là
nhu cầu tự thân của một đấng nam nhi (1.5 điểm)
- Ứơc nguyện tận tâm cống hiến, lòng trung thành với non sông, đất
nước (1.0 điểm)
Làm nên vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần không chỉ là sự tài
giỏi của một bậc tướng lĩnh mà là cả tinh thần đoàn kết của cả quân
dân nhà Trần. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sức mạnh làm nên chiến
thắng lẫy lừng mà còn là sức mạnh trường tồn cùng sông núi. (0.5
điểm)
3. Kết bài (0.5 điểm)
Lưu ý: Gi ám khảo chỉ cho điểm tối đa khi bài viết của học sinh kết hợp phân
tích nội dung, nghệ thuật, bám sát phiên âm. Diễn đạt lưu loát, kết cầu bài
viết rõ ràng, mạch lạc…
Hết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ văn lớp 10 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012
Thời gian làm bài:
90
p
hút
, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (3 điểm)
Biểu hiện việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa vănhọc nước ngoài của vănhọc
trung đại Việt Nam?
Câu 2 (7điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” - Nguyễn Du
HẾT
Đ
Ề
S
Ố
3
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌCKÌ I NĂMHỌC 2012 – 2013
MÔN VĂN LỚP 10 CB - ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 điểm)
Bài làm cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Chủ yếu là tiếp thu vănhọc Trung Quốc trên những phương diện (1điểm):
Về ngôn ngữ thì dùng chữ Hán để sáng tác; về thể loại tiếp thu thể cổ phong, thể
Đường luật, tiểu thuyết chương hồi …Về thi liệu dung điển tích điển cố … Về bút
pháp, điểm nhãn, tả cảnh ngụ tình … (mỗi ý 0,25 điểm)
- Quá trình dân tộc hóa (1điểm)
Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán; Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ
Nôm Đường luật; sáng tạo ra các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, các
thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói …; sử dụng lời ăn tiếng nói cách diễn đạt của
nhân dân trong sáng tác … (mỗi ý 0,25điểm)
- Nêu được dẫn chứng để chứng minh (1 điểm)
Câu 2 (7 điểm)
I. Mở bài: 0,5 đ
II. Thân bài: 6đ
Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách (đề, thực, luận, kết hoặc 4 câu trên, 4
câu dưới …) nhưng cần làm rõ các vấnđề sau:
1. Nội dung: (4,5 đ)
- Nhà thơ xót thương cho nàng Tiểu Thanh cũng là xót thương những người phụ
nữ tài hoa bạc mệnh (1,5 đ)
- Bài thơ đặt vấnđề sâu sắc về mối quan hệ: nghệ sĩ, văn chương và cuộc đời (1,5
đ)
- Tâm sự u hoài của Nguyễn Du cũng là tâm sự u hoài của một tài năng văn
chương và một nhân cách lớn (1,5 đ)
2. Nghệ thuật (1,5 đ)
- Thành công của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ( vần, niêm, luật …) nhất là
đối :
Chi phấn hữu thần > < Văn chương vô mệnh
liên tử hậu > < lụy phần dư
- Thể hiện dòng vận động nội tâm của tác giả: đi từ một trường hợp cụ thể đến
khái quát về thân phận chung của người tài sắc
- Từ ngữ hình ảnh chọn lọc hàm súc, vừa cụ thể vừa khái quát: độc, nhất, chi
phấn, văn chương …
Chú ý: Có thể kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật, có thể tách rời
III. Kết bài: 0,5 đ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (3 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng ,
khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một
cái”.
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Câu 2 (7 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo
trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”( Thạch Lam)
HẾT
Đ
Ề
THI S
Ố
1
ĐÁP ÁN ĐÈ KIỂM TRA HK1 MÔNVĂN LỚP 11 CB - ĐỀ SỐ 1
Câu
Ý Nội dung Điểm
I Cảm nhận của anh / chị về chi tiết : “ Huấn Cao, lạnh lùng, chúc
mũi gông nặng , khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuồng
thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.
3,0
1 - Câu văn miêu tả chi tiết “ rỗ gông” của Huấn Cao khi bước chân vào
nhà ngục. Sự hiện hữu của 3 dấu phẩy khiến câu văn dài như được
ngưng lại , ngắt nhịp. Tất cả gợi ấn tượng về hành động rỗ gông
m
ạ
nh m
ẽ
,d
ứ
t khoát
đ
ế
n l
ạ
nh
lùng
c
ủ
a Hu
ấ
n Cao.
1,0
2 -Hành động rỗ gông ngang tàng ấy thể hiện thái độ coi khinh, thách
thức quyền lực ở người tử tù Huấn Cao
1,0
3 - Chỉ một chi tiết “ rỗ gông” như thế ,ngòi bút tài hoa của Nguyễn
Tuân đã tô đậm khí phách phi thường của Huấn Cao.Dẫu bị cầm tù về
thân xác , người tử tù ấy vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. Ở chốn
ngục tù, Huấn Cao vẫn hành động theo ý muốn của mình, không ai
ngăn trở được.
1,0
II Anh/ chị hãy phân tích bức tranh thiên nhiên và con người nơi phố
huy
ệ
n nghèo trong t
ruy
ệ
n ng
ắ
n “
Hai đ
ứ
a tr
ẻ
”( Th
ạ
ch Lam)
7,0
1 MỞ BÀI:
- Dẫn dắt và giới thiệu vấnđề bức tranh đời sống phố huyện nghèo
trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
0,5
2
a,
THÂN BÀI:
Cảm nhận chung về bức tranh đời sống phố huyện nghèo:
Bức tranh đời sống phố huyện nghèo được đan dệt từ thiên nhiên và
con người . Đó là hình ảnh về về một bức tranh thiên nhiên về một
miền quê yên tĩnh. Nhưng cảm giác bình lặng ấy chỉ là bề ngoài, thẳm
sâu bên trong là những cuộc đời nghèo khổ, quẩn quanh.
0,5
b,
Phân trích bức tranh đời sống phồ huyện nghèo:
-Bức tranh thiên nhiên:
+ Bức tranh thiên nhiên mở ra với những biểu hiện cụ thể:
. Hình ảnh và màu sắc : Hoàng hôn đỏ rực , dãy tre làng đen sẫm. bầu
trời thăm thẳm những vì sao, mặt đất lập lòe đom đóm, bóng tối thăm
thẳm , dày đặc.
. Âm thanh: Tiếng trống thu không “ gọi buổi chiều”, tiếng ếch nhái
văng vẳng, tiêngs muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ.
. Mùi vị: Mùi quen thuộc của cát bụi, “ mùi riêng của đất, của quê
hương này”…
=> Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều muộn đang đi dần vào
đêm- một thiên nhiên thấm đẫm chất thơ,êm ả, đượm buồn. Tát cả
thấm đượm cảm xúc nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với
những gì là biểu hiện của hồn xưa dân tộc.
+ Vai trò của hính ảnh thiên nhiên :
. Gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện
. Làm nền cho hoạt động của con người
.Gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật
.
T
ạ
o nên ch
ấ
t tr
ữ
tình riêng bi
ệ
t cho truy
ệ
n ng
ắ
n
5,0
2,5
c,
3.
-Hình ảnh con người
+Các hình ảnh và hoạt động: những người bán hàng về muộn đứng
nán lại nói chuyện,mấy đứa trẻ nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh
nứa , thanh tre trên nền chợ, chõng nước tồi tàn của mẹ con chị Tí,
gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác
Xẩm, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên…
+Các tâm trạng : buồn bã , ít hi vọng vào lối kiếm sống có tính SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THIHỌC KỲ I NĂMHỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ văn lớp 11 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (3 điểm)
Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được kể trong đoạn trích “Hạnh phúc của
một tang gia” (Số đỏ- Vũ Trọng Phụng) đáng khóc hay đáng cười? Vì sao?
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ người
quản ngục trong nhà giam (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho
đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?
HẾT
Đ
Ề THI SỐ 2
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔNVĂN LÓP 10CB - ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
Học sinh nêu được
- Cái chết của cụ cố Tổ và đám tang được tác giả tái hiện như một vở bi hài
kịch vừa đáng khóc vừa đáng cười (0.5 điểm)
+ Đáng khóc: vì luân lý đạo đức suy đồi từ con cháu đến quan khách đều
vì tiền vì lợi, vì danh, vì tình,…khô ng ai thương xót cho người quá cố
(1điểm)
+ Đáng cười: qua hang loạt chân dung biếm hoạ, những hành vi ngôn
ngữ,… đáng cười (1 điểm)
- Cách nhìn, cách tả, cách kể trào phúng của tác giả mang ý nghĩa khinh bỉ,
phê phán một tầng lớp tư sản đua đòi, âu hoá rởm, một xã hội nhố nhăng,
đồi bại,…(0.5 điểm)
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích (1 điểm)
2. Phân tích cảnh cho chữ: (4.5 điểm)
- Thời gian, không gian, vị thế người cho chữ và nhận chữ (1 điểm
- Tư thế lẫm liệt của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo cái đẹp và thái
độ cảm động đón nhận cái đẹp của quản ngục và thầy thơ lại (1.0 điểm)
- Sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương với cái xấu xa, tăm tối.(1.0 điểm)
→ Từ đó thấy được giá trị tư tưởng, nghệ thuật: (1.5 điểm)
- Ca ngợi sự ứng xử đầy tính nhân văn của kẻ sĩ, ca ngợi khí phách anh
hùng, khẳng định cái đẹp là bất tử. Từ đó thấy được quan điểm thẩm mĩ
của Nguyễn Tuân(1.0 điểm)
- Tài dựng cảnh, thủ pháp tương phản, đối lập,…(0.5 điểm)
3. Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có: (1.5 điểm)
Kẻ cho chữ và xin chữ là những kẻ đối địch trở thành tri âm, tri kỉ; sự kì
ngộ giữa tài tử và kẻ biệt nhỡn liên tài; cái đẹp lại nảy sinh từ phòng giam
tử tù tăm tối, nghệ sĩ có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử,…
Hết