Van ban sao luc 524 (CV 7692) tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vự...
Trang 1
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
— Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 7692 /BCT-ĐB Hà Nội, ngày 22 tháng 8 nam 2012 Ví báo cáo kết quả Hội nghị
toàn quốc đánh giá thực hiện Nghị quyêt sô 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
„` l4 tháng 8 năm 2012, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và êu hành của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn dé
_nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là Thành viên của Tổ
chức -Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW Tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên
Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí Thư; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội; lãnh đạo các Bộ, ngành,
địa phương (với sự tham dự của 55 đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, 45 đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành)
Hội nghị còn có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đại diện cho các Bộ, Sở,
ban, ngành trung ương và địa phương, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu, Phòng Công nghiệp và
Thương mại Việt Nam và đại diện nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, Tập đồn,
Tổng Cơng ty có liên quan trực tiếp đến tiền trình hội nhập kinh tế quốc tế
Công tác tổ chức Hội nghị, đặc biệt là lễ tân — hậu cần, đã được tiến hành
chu đáo, với sự phối hợp tích cực, hiệu quả giữa Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Công Thương Trong thời gian diễn ra Hội nghị, với sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ Công an, công tác di chuyển cho đại biểu diễn ra suôn sẻ, phương án an ninh được thực hiện tốt, đảm bảo an toàn cho tất cả các đại biểu tham dự Hoạt động truyền thông — báo chí được Bộ Công Thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều cơ quan truyền thông lớn như Thông
tấn xã Viét Nam, Dai Truyén hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới,
V.V
Trang 2
I Nội dung các báo cáo, tham luận tại Hội nghị
Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích đánh giá toàn tiện việc thực hiện
Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP nhằm kiểm điểm lại toàn diện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề ra phương hướng cho hội
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới Trên cơ sở đó, Hội nghị phân tích mặt được, hạn chế và nguyên nhân, phương hướng thực hiện cho các năm tiếp theo khi Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã nhắn mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong qua trình đổi mới đất nước Chủ trương này ngày càng được cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từ tháng 01 năm 2007, Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành Thành viên của WTO, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giải đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới Ngay sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO, tại Hội nghị TW 4 khóa x, tháng 02 năm 2007, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 08- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ban hành Chương trình hành
động cụ thể hóa 10 nhóm nhiệm vụ lớn của Nghị quyết 08-NQ/TW thành 12
nhóm nhiệm vụ và 75 nhiệm vụ chủ yếu với 131 hành động cụ thể được giao
cho các Bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện 5 năm thực hiện Nghị
quyết 08-NQ/TW và cũng là 5 năm chúng ta gia nhập WTO, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW đã đạt được những kết quả to lớn và thiết thực, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước
Sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng Chính phủ, Hội nghị đã nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và
Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ ngoại giao báo cáo về việc triển khai
chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư báo cáo đánh giá tổng thê tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về
hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Hội
nghị cũng đã nghe các tham luận của Văn phòng Trung ương Đảng, các Bộ Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Trang 3
biểu của nguyên Phó Thủ tướng-Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyên
Báo cáo của Bộ Công Thương đã tập trung đánh giá kết quả thực hiện 10
nhóm nhiệm vụ chủ yếu mà Nghị quyết 08-NQ/TW đề ra Kết quả triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP đã khẳng định tính đúng đắn của các nhận định, kết luận và giải pháp được đề ra trong Nghị quyết và tạo Ta SỰ chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt Hầu hết các nhiệm vụ đề ra tại
Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP đã được hoàn thành Các
kết quả nổi bật là (ï) đã hình thành được một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, tương thích với quy định của WTO, tạo ra môi trường kinh doanh
ngày càng bình đẳng, minh bạch va dễ dự đoán hơn; (1i) tạo ra nhận thức chung
đúng đắn về chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước; (ii) góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước; (1v) kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định, bước đầu tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư, kinh doanh ca 6 trong và ngoài nước; (v) bước đầu tận dụng được cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại; (vi) nhiều ngành kinh tế đã đứng vững trong cạnh tranh khi ta mở cửa với bên ngoài theo cam kết gia nhập WTO; (vii) bảo đảm an sinh xã hội; và (viii) duy tri duge ổn định chính trị và én định xã hội,
duy trì được đoàn kết và ủng hộ của nhân dân đối với tiến trình đổi mới nói
chung cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị
quyết 16/2007/NQ-CP là (ï) sự chuyển biến trong một số lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể còn chậm; (ï¡) thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
tuy đã có những chuyền biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; (iii) sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của ta mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu
vực; (iv) hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản
của nền kinh tế như cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải
thiện về căn bản, hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong muốn, tăng trưởng của ta thời gian qua phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà |
thiểu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng trị thức; (v) công tác quản lý, điều hành tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; (vi) tính đồng bộ, gắn kết giữa
các lĩnh vực là chưa cao; (vii) mặc dù tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định
nhưng trên một số địa bàn và lĩnh vực vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây mất én định
xã hội; (viii) khả năng nhận định, đánh giá và dự báo trước còn nhiều hạn chế;
và (ix) xuất hiện các điểm "thắt nút cổ chai" về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực gây cản trở cho quá trình phát triển Bộ Công Thương cũng nêu lên những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế
nói trên Nguyên nhân khách quan lớn nhất là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP diễn ra trong bối cảnh quốc tế
Trang 4và trong nước có nhiều diễn biến không thuận, khó lường Nguyên nhân chủ
quan lớn nhất là nhận thức của một số cấp uỷ, cấp chính quyền còn hạn chế, bất cập, thậm chí đơn giản, chưa thấy hết chiều sâu và ý nghĩa quan trọng của các
quan điểm chủ đạo cũng như các giải pháp và sự liên kết giữa các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương kiến nghị mục tiêu tiếp tục đây mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế dé góp phan cải thiện đáng kể năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đây tiễn trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Để thực hiện mục tiêu này, cần nhấn mạnh một số quan điểm chỉ dao sau: (i) hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc
tế, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; (ï) hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới
kinh tế - xã hội trong nước; trong mối quan hệ qua lại giữa hội nhập kinh tế quốc
tế và cổng cuộc đổi mới trong nước, để bảo đảm tính chủ động cho hội nhập
kinh tế quốc tế, đổi mới trong nước phải là nền tảng: là gốc, mang ý nghĩa quyết
định; (1i) hội nhập kinh tế quốc tế được đặt trong-'mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm;
(iv) can bao dam su thống nhất, nhất quán và tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các
chiến lược, đề án và chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cả 3 phương diện
đa phương, khu vực và song phương; và (v) cải thiện về cơ bản sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; củng cố, nâng cao năng lực và tăng cường vị trí, vai trò của cơ quan điều phối; hình thành cơ chế theo dõi, đôn đốc, giám sát và hệ tiêu chí đánh giá việc triển khai các Nghị quyết, Chương trình hành động Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Nghị
quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, và các kiến nghị
về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo nêu trên, báo cáo kiến nghị cần có một Nghị quyết mới của Chính phủ trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các mặt được và chưa được của việc thực hiện Nghị quyết 16/2007/NQ-CP để đưa ra các giải pháp lớn
nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW trong hoàn cảnh mới
Báo cáo của Bộ Ngoại giao tập trung vào nội dung triển khai chủ trương
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI Bộ Ngoại
giao đã khẳng định việc chúng ta chuyển từ “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” sang chủ trương ˆ ‘trién khai dong bộ, toàn điện hoạt động đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tế” là xuất phát từ các yêu cầu khách quan và chủ quan mang tính tất yếu Các lĩnh vực chủ yếu của hội nhập quốc tế là kinh tế, chính trị, quốc
Trang 5
phòng-an ninh và các lĩnh vực khác cần được triển khai đồng bộ và toàn diện Bộ Ngoại giao cho rằng thời gian 5-10 năm tới có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển và định vị nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới sẽ làm sâu sắc quan hệ kinh tế với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược và có tầm chiến lược Trong năm nay, lần đầu tiên ta sẽ tiến hành đồng thời nhiều cuộc đàm phán với các đối tác kinh té-thuong mại hàng đầu như Hoa Kỳ (thông qua Hiệp định TPP), Liên minh thuế quan Nga-Belarus- -Ca-dắc-xtan, EU, Hàn
Quốc và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), v.v Việc triển khai chủ trương
hội nhập quốc tế từ sau Đại hội Đảng XĨ đến nay tập trung vào các hoạt động () ban hành và thực hiện Chỉ thi 01/CT- -TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; (ii) tổ chức, triển khai mạnh mẽ ở mọi cấp việc quán triệt đường lỗi đối
ngoại và chủ trương hội nhập quốc tế của Đại Hội XI; (ii) xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá quá trình triển khai hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác trong 10 năm qua Bộ ngoại giao cũng đang
cùng các Bộ, ban, ngành và địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện dụ thảo Nghị
quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, trong đó sẽ đề ra mục tiêu, quan
điểm đối với hội nhập quốc tế Bộ Ngoại giao kiến nghị hội nhập quốc tế trong
giai đoạn tới cần hướng tới ba mục tiêu cụ thể là (1) xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu; tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài,
nhất là công nghệ tiên tiến để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (ii) tạo dựng mối quan hệ
bền vững và gia tăng mức độ gắn kết, đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước, nâng cao vai trò trong các tổ chức quốc tế, đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp phát triển, giữ vững an ninh, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; và (iii) làm cho cộng đồng quốc tế hiểu sâu
thêm về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; bảo tôn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tri thức tiên tiến và tỉnh hoa văn hóa của nhân loại; xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Về vai trò của hội nhập kinh tế quốc
tế, Bộ Ngoại giao kiến nghị cần chú trọng quan điểm hội nhập kinh tế là trọng
tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh quốc gia, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện với lộ trình cụ thể, đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung đánh giá tổng thể tình hình
kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trên 9
khía cạnh tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển vùng, ổn định kinh tế vĩ mô, lao động-việc làm, giảm nghèo và bất bình đắng thu nhập, an sinh xã
hội và giáo dục Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tăng trưởng GDP trong 5 năm
2007-2011 thấp hơn giai đoạn 5 năm 2002-2006 nhưng vẫn tương đối cao so với
Trang 6
thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian qua nhìn chung đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư theo hướng minh bạch hóa, thơng thống hơn, nâng cao sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, góp phan thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức cao kỷ lục, nhất là trong những năm đầu gia nhập WTO Trên cơ sở đánh giá, báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị chính sách theo các nhóm (¡) chính sách chung: đi) chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; (iii) chính sách liên quan đến
công nghiệp; (¡v) chính sách liên quan đến dịch vụ; (v) chính sách liên quan đến đầu tư; (vi) chính sách liên quan đến thương mại; (vii) chính sách ổn định kinh
tế vĩ mô; (viii) chính sách liên quan đến lao động; (ix) chính sách an sinh xã hội;
và (x) chính sách liên quan đến giáo dục
Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng báo cáo nội dung chính của dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về “Day manh va nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến 2020” Dự thảo đề ra các quan điểm cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cũng như các chủ trương Các chủ trương và giải pháp chính trong dự thảo Nghị quyết là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế; tăng cường cải cách trong nước; phát triển nông
nghiệp và nông thôn; an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo; sử dụng hiệu quả,
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; bảo đảm an ninh, quốc phòng
Bên cạnh các báo cáo nói trên, tham luận của đại diện Văn phòng trung
ương Đảng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương bỉnh và Xã hội" Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ, Phòng Công nghiệp và Thương
mại Việt Nam (VCCI) Các báo cáo nhấn mạnh kết quả đạt được trong quá trình
triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP đã chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đang được thực tiễn khẳng định, đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về hội nhập kinh tế quốc
tế đã đem lại thành tựu to lớn cho đất nước Báo cáo của VCCI cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, năng suất lao động có xu hướng tăng rõ rệt và đây có
thể là đấu hiệu tác động tích cực của việc gia nhập WTO Báo cáo của các tỉnh, thành phố tập trung nêu các kết quả triển khai chương trình hội nhập kinh tế
quốc tế theo Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP Các tỉnh,
thành phố đưa ra một số đề xuất chính là (1) sớm xây dựng chiến lược về hội
nhập kinh tế quốc tế; (ii) tăng cường trao đổi thông tin về hội nhập kinh tế quốc
Trang 7
Các bài phát biểu tâm huyết của các đồng chí nguyên Lãnh đạo Chính phủ tại Hội nghị đã chỉ ra một sô bài học lớn từ quá trình hội nhập kinh tê quôc tê
trong thời gian qua như:
(i) Đồng thuận xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tê quốc tê;
(ii) Chủ động đổi mới trong nước mang ý nghĩa quyết định đối với thành
công của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tẾ;
(1) Nhà nước đóng vai trò quan trọng với tư cách là người mở đường nhưng chính doanh nghiệp là đối tượng và cũng là chủ thể trung tâm trong việc
tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh té quéc
tế;
(iv) Cần đặc biệt chú trọng việc thực hiện cam kết sao cho vừa đảm bảo
uy tín của ta trên trường quốc tế, vừa tạo đà thuận lợi cho doanh nghiệp có điều
kiện chuyển đổi và phát triển mạnh hơn trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Với những kinh nghiệm và bài học đã thu được, trong giai đoạn tới, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta chắc chắn sẽ diễn ra sâu, rộng hơn
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến động, cần có chiến lược, để án
cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng của ta và tính tới những xu thế lớn của nền kinh tế
toàn cầu như trung tâm tăng trưởng chuyển địch về châu Á-Thái Bình Dương, xu thế phát triển kinh tế “xanh”, v.v Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả của cơ
chế điều phối tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự phối hợp giữa
các Bộ, ngành
II Kết luận của Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị
Các báo cáo, tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội nghị cho thấy Nghị
quyết 08-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ đã được được triển
khai tích cực, nghiêm túc và có hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận:
- Đã đạt được kết quả tích cực trong việc thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ mà
Nghị quyết 08-NQ/TW đề ra, cụ thé 1a (i) tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; (ii) bỗ sung, hoàn thiện
hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế, hình thành khá nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; (11) Cải cách hành chính được đây mạnh, hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước được cải thiện; (v) năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm được nâng cao; (v) bỗ sung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn; (vi) nâng cao hiệu quả
Trang 8
giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực thi cam kết với WTO; (vi) có nhiều chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc; (viii) giải quyết tốt các van dé môi trường trong quá trình phát triển; (1x) giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập, giữ vững ôn định chính trị, góp phan nang cao sức mạnh chiến đấu và khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc tô quốc; và (x) hoàn thiện thể chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Bên cạnh những thành quả đạt được, quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn đầu sau khi gia nhập WTO cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu
kém cần phấn đấu khắc phục trong thời gian tới để đưa đất nước tiễn vào giai
đoạn phát triển mới, giai đoạn không chỉ “đối phó” tốt với thách thức từ bên ngoài mà còn chủ động vươn ra thị trường thế giới Thế chế kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những chuyên biến tích cực nhưng
vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh
nghiệp và sản phẩm của ta tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các nước, kế cả các nước trong khu vực Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm
bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế nước ta, nhất là cơ cẫu kinh tế và chất lượng tăng trưởng, trình độ khoa học-công nghệ, kết cấu hạ tầng, môi
trường vẫn chưa được cải thiện về căn bản Hiệu quả đầu tư của toàn xã hội, đầu tư công, đầu tư nước ngoài chưa cao như mong muốn Khả năng nhận định,
đánh giá và dự báo trước tình hình diễn biến trên thực tế để chủ động xử lý
những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết còn nhiêu hạn chê
Thủ tướng khẳng định đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi Để thực hiện thành
công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, cả nước cần tiếp tục đây mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh toàn dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần cho nhân dân, giữ vững ôn định chính trị xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế đi đôi với bảo
vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thể, phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo nền tảng ` vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo
Trong bối cảnh và định hướng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo
quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần bám sát các chủ trương
lớn sau đây:
- Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới với mục tiêu cao nhất là tất cả vì lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc cần đặt trong bối cảnh thực hiện Cương lĩnh
Trang 9
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội giai đoạn 201 1- 2020
- Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt nhận thức về
hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn Đảng, toàn dân Phải coi hội nhập quốc tế,
trong đó trung tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, là tất yếu, khách quan là sự
nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Nhân dân, đặc biệt là doanh nghiệp, là chủ thể của hội nhập, người được hưởng
thành quả và cũng là người chịu tác động từ hội nhập
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh
tế - xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự thúc đây, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung Nội lực là quyết định, đổi mới trong nước
là nền tảng, là gốc, mang ý nghĩa quyết định, ngoại lực là quan trọng Trên cơ sở
đó, cần tiếp tục đây mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế dé góp
phan cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của nên kinh tế, thúc đây tiến trình tái cầu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính, quan trọng nhất của tiễn trình hội nhập Hội nhập kinh tế quốc
tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đây hội nhập và hợp tác trong các
lĩnh vực khác Mặt khác, hội nhập tốt, có hiệu quả các lĩnh vực khác sẽ góp phần
thúc đây hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hơn
- Hội nhập kinh tế quốc tế phải nhằm thúc đây các quan hệ hợp tác song phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vị trí vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động xây dựng các quan hệ đổi tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia Kết hợp chặt chẽ Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng của đất nước
Trên cơ sở kết luận và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao:
- Bộ Công Thương tổng hợp các ý kiến đóng góp tại Hội nghị, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW và kết quả của 5 năm đầu gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới để báo cáo, xin chủ trương chỉ đạo tiếp theo của Bộ Chính trị trong quý
.ÌV năm 2012
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp thu
các ý kiến tại Hội nghị sớm hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ về “Đây mạnh
9
Trang 10
và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011- 2020” trong quý IV nam 2012
- Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và các chủ trương, lớn nêu trên để phục vụ dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế, trong đó trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt./.1„ Nơi nhận: - Như trên; - Ban Bí thư Trung ương Dang; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước;
~- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Vũ Huy Hồng
- Các đơng chí Thứ trưởng;
- Lin: VT, VP, DB, KH (2)