1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh lớp chủ nhiệm

21 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Trong khi đó Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp cho học sinh phát triển toàn diện về

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò có đủ đức và tài để sau nàytrở thành thế hệ tương lai cho đất nước Người trực tiếp đào tạo những conngười như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên bộ môn (GVBM) và giáoviên chủ nhiệm (GVCN) lớp Giáo viên là những người thầy được đào tạo vềkiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh (HS) phát triểntoàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội Bên cạnh đó, ngoài công tác giảngdạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào cótâm huyết cũng không thể xem nhẹ được

Thực tế ở trường trung học phổ thông (THPT), GVCN lớp có vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho HS Song trong những nămgần đây, về lý luận cũng như trên thực tế chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra

sự định hướng thống nhất cho công tác GVCN ở trường phổ thông Vì vậy hiệuquả hoạt động của GVCN còn bị hạn chế Cũng phải thừa nhận rằng dưới tácđộng của quy luật kinh tế thị trường ngoài mặt tích cực thì ảnh hưởng tiêu cựccũng đáng lo ngại như hệ thống giá trị có những thay đổi, tính phức tạp của cơchế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục ở nhà trường, gia đình và xãhội (vì sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh (PH) đã giao phó việcgiáo dục con cái cho nhà trường) Hay chưa có chế độ, chính sách thỏa đáng đốivới đội ngũ thầy cô giáo, đặc biệt đối với GVCN bởi vì thu nhập của giáo viêncòn thấp Không những vậy công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặpphải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục HS sa sút về đạo đức, thiếu

ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những HS cá biệt, chậm tiến Chính vì thế

mà ý thức, thái độ học tập của một bộ phận HS ngày càng đi xuống Cho nên,thầy cô giáo chưa toàn tâm toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ do cònnhiều điều phải lo lắng (đặc biệt lo về cơm áo gạo tiền)

Trong khi đó Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”

và Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực, tính năng động và sáng tạo, hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và tráchnhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống laođộng, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 27 - Mục 2 - Chương II Luật

giáo dục).[1]

Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp lànhững đứa con của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõràng GVCN là người cha, người mẹ của các em Người làm công tác chủ nhiệmquyết định không nhỏ đến chất lượng học tập và rèn luyện của HS Đồng thờiGVCN cũng là linh hồn của lớp Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáoviên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu nhà trường giao Đặc biệttrong nhà trường, vai trò của người GVCN hết sức quan trọng GVCN thay mặtnhà trường quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hìnhthành nhân cách cho HS

Ở mục 1.1: Đoạn “Trong khi … bảo vệ Tổ quốc” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3

1

Trang 2

Tôi là một giáo viên bộ môn Địa Lí, do đặc thù môn ít giờ, nên nhiều năm

nay tôi đều được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm những lớp “có

số” Năm học 2016 - 2017 này, tôi lại vinh dự được nhà trường phân công chủ

nhiệm lớp 12C10 (đây là lớp được coi là cá biệt đứng cuối cùng của trường, với

rất nhiều học sinh chậm tiến cả về hai mặt, GVBM thường phản ánh về nề nếp

và ý thức học tập không tốt của lớp này Kết quả xếp loại nế nếp của lớp năm

hoc 2015 - 2016 là đứng thứ 29/29 lớp Đặc biệt khi phân công chủ nhiệm đầu

năm không có một giáo viên nào trong trường dũng cảm nhận lớp, đều từ chối,đặc biệt hơn nữa mới có hai năm học lớp 10, 11 mà phải thay tới 3 GVCN…)

Từ khi tiếp nhận lớp, tôi luôn tự hỏi tại sao lớp lại có kết quả kém như vậy, tạisao giáo viên nào cũng lắc đầu ngao ngán phải chăng là do ảnh hưởng của việc

PH lo làm kinh tế mà ít quan tâm tới con em mình, do phương pháp chủ nhiệmcủa giáo viên, do cách thức quản lí của giáo viên và gia đình … và đâu lànguyên nhân chính? Vừa tìm hiểu, vừa tiến hành thực hiện từng bước theo kếhoạch kèm theo đánh giá và bổ sung, tôi đã thành công với kết quả lớp xếp thứ4/30 (năm học 2016 - 2017), kèm theo nhiều thành tích khác về học tập vàphong trào mà lớp và GVCN được nhà trường, đoàn trao thưởng Với kết quảđạt được, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi mạnh dạn trao đổi cùng quý đồng

nghiệp kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là: “KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC

LỰC VÀ HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM” để đồng

nghiệp cùng tham khảo, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục HS

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:

+ Nâng cao ý thức về rèn luyện học tập và hạnh kiểm ở HS

+ Giáo dục cho các em kỹ năng sống

+ Khẳng định việc giáo dục được các HS cá biệt, chậm tiến thành HS ngoannếu phương pháp mình áp dụng là đúng và mình phải thực sự tâm huyết vì HS

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu vấn đề về học tập và hạnh kiểm HS lớp chủ nhiệm màrất nhiều GVCN đã, đang và sẽ không thích nhận trách nhiệm làm công tác chủnhiệm

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi luôn đặt ra mục tiêu là:Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trườnggiao phó? Do đó, với vai trò là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủnhiệm ở trường THPT, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm màbản thân đã đúc kết được trong nhiều năm học qua Mục đích của đề tài này làgiúp cho bản thân mình và đồng nghiệp có được những kinh nghiệm để hoàn

Trang 3

thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tíchnhất định.

Bên cạnh đó, năm học 2016 - 2017 tôi áp dụng một số biện pháp mới hữuhiệu, khả thi hơn về công tác chủ nhiệm Tạo điều kiện cho phong trào thi đuacủa lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

HS và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của HS Cụ thể đó là:

+ Năm học này, biện pháp tôi kết hợp với hội cha mẹ lớp tốt hơn, hiệu quả hơn + Tiếp xúc với HS của lớp chủ nhiệm tôi đã dành nhiều thời gian hơn

+ Đặc biệt năm học này tôi đã đến hết được nhà 39 em HS trong lớp (năm họctrước tôi chỉ đến được nhà một số em cá biệt mà thôi)

+ Cũng trong năm học này một điểm mới nữa mà tôi áp dụng thành công đó là

đã xây dựng được một tập thể tự quản tốt, có trách nhiệm

2 NỘI DUNG

Trang 4

Như tôi đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài là cơ sở lí luận và thực tế chưa

có sự nghiên cứu, thống nhất cho công tác chủ nhiệm Kể cả các tài liệu tìm hiểucũng rất hiếm gặp, chủ yếu là do kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau của giáo viên

mà thôi Cho nên, theo tôi để làm công tác chủ nhiệm tốt, muốn đưa được thànhtích học tập, nề nếp của lớp đi lên thì người GVCN phải thực hiện tốt nhữngchức năng và nhiệm vụ của mình Phải nắm được đường lối quan điểm lí luậngiáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp HS trở thànhnhững công dân tốt mai sau Không những thế, người GVCN phải tham gia cáchoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn Đó là tráchnhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì HS Không những vậy GVCN cần phảibiết được chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp là gì

Chức năng thứ 2 của GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm

phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS

GVCN cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụtừng năm học và tính chất phát triển của tập thể HS

Chức năng thứ 3 của GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã

hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục

Chức năng thứ 4 của GVCN là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện

của mỗi HS và phong trào chung của lớp

Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rènluyện, phát triển nhân cách của mỗi HS vì sự đánh giá khách quan, chính xác,

Trang 5

đúng mức là một điều kiện để giáo viên và HS điều chỉnh mục tiêu kế hoạch…hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên.

Về nhiệm vụ:

Để thực hiện tốt các chức năng trên, GVCN cần có những nhiệm vụ cụ thể, cónhững yêu cầu nhất định Cần có chế độ chính sách hợp lí và những điều kiện tốithiểu để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Vậy đó là những nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ 1 Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học và chương

trình dạy học, giáo dục của trường

Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường.

Nhiệm vụ 3 Tiếp nhận HS lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc

điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặcđiểm tâm lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quantâm của gia đình đối với con em

Nhiệm vụ 4 Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải tự hoàn

thiện phẩm chất nhân cách của mình

Nhiệm vụ 5 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không

ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm đổi mới công tác tổ chứcgiáo dục, dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trườngphổ thông

Nhiệm vụ 6 GVCN phát huy công tác xã hội hóa giáo dục, khi đó GVCN phải

là người tham mưu, xây dựng kế hoạch, thực hiện, … để xây dựng môi trường

sư phạm lành mạnh, thống nhất hoạt động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáodục HS lớp chủ nhiệm

2.2 Thực trạng vấn đề

Có thể nói trong những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều

sự thay đổi và biến động không ngừng để nhằm mục đích giảm tải, hòa nhập vàonền giáo dục Thế giới Cho nên Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến sựnghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học, đến kĩ năng sốngcủa các em Chính vì thế, khi nhận công tác chủ nhiệm lớp tôi rất lo lắng khôngbiết làm thế nào để xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, luôn cố gắngvươn lên trong học tập và rèn luyện (trong khi điểm xuất phát của tôi khi nhậnlớp là quá thấp)

Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui

ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm Bởi lẽ,mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó Có lớp như thế này,

có lớp như thế khác: nào là HS cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là HS có hoàncảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, bố mẹ li thân, bố mẹ đi làm ănxa…Trong số đó, đối tượng HS làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là chưatích cực trong học tập, thiếu ý thức Tuy nhiên, trong lớp vẫn có số ít những HSngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp vớicác bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra

Thực tiễn là như vậy, cho nên GVCN phải có phương pháp chủ nhiệmnhư thế nào để có hiệu quả cao nhất Công tác chủ nhiệm của một giáo viênthành công, đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựngđược tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên

Trang 6

Lớp tôi, các em ở hầu hết các xã trường tuyển sinh mà gia đình 100% làmnông nghiệp, thu nhập thấp nên hơn 70% PH đi làm ăn xa, thậm chí có tới 8 em

cả bố mẹ đi làm ăn xa để các em ở nhà với ông bà, thiếu đi sự quan tâm thườngxuyên của bố mẹ; còn một số PH chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dụccon cái, phó mặc cho nhà trường Không những vậy tôi gặp phải 5 PH nói là bấtlực trong cách giáo dục con mình - đây là điều không có lợi cho tôi khi phối hợp

với gia đình để giáo dục HS - lúc nào cũng trăm sự nhờ cô Điều này cũng là

một yếu tố khó khăn đối với tôi

Các em HS lớp tôi về mặt học lực thì khoảng 80% các em là trung bình yếu, khoảng 30% hạnh kiểm trung bình - yếu, các em còn có tính ham chơi,chưa xác định rõ nhiệm vụ học tập của mình, nhận thức về học tập của các emcòn có sự chênh lệch giữa các đối tượng HS, lớp thì thiếu tinh thần đoàn kết,mạnh ai người đó sống, luôn vi phạm vào Điều lệ trường THPT như đánh nhau,

-sử dụng điện thoại trong giờ, nghỉ học vô lí do… Điều đáng chú ý trong tất cảphong trào thi đua lớp C10 đều đứng cuối, cụ thể: học kì II năm lớp 11 lớp có tới

13 tuần đứng cuối khối, không có tuần nào đứng thứ 1,2,3; vị trí cao nhất là thứ

6 khối; lớp xếp yếu học kì I, II và cả năm…(năm học 2015 - 2016) Trong khi đótrường tôi xếp thi đua lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc phải nằm trong tốp 5

của khối về điểm nề nếp, không vi phạm vào Điều lệ trường phổ thông Áp lực

về lớp chủ nhiệm ngày càng đè nặng lên tôi bởi vì lớp chủ nhiệm ảnh hưởng đếnxếp loại thi đua của giáo viên cuối năm Khó khăn chồng chất khó khăn Vậylàm thế nào để đưa thành tích học tập, nề nếp của lớp đi lên là câu hỏi luôn

“nung nấu” ở trong tôi

Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng để làm tốt công tácchủ nhiệm một lớp 12C10 là:

2.3.1 Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm

Tuần đầu tiên nhận lớp tôi đề nghị mỗi em viết cho tôi một lá thư với nhữngnội dung sau:

+ Hoàn cảnh gia đình (giới thiệu về bố mẹ, anh chị em trong gia đình, em ởvới ai, thu nhập chính của gia đình từ đâu…)

+ Học lực, hạnh kiểm của em năm lớp 11

+ Ước mơ của em là gì?

+ Em có những điểm mạnh, điểm yếu nào Những môn học em yêu thích, vìsao?

+ Em mong muốn gì ở GVCN mới

+ Em mong muốn đội ngũ cán bộ lớp là những ai

Tôi đã nhận đủ 39 lá thư của các em, phải mất hai tối tôi mới đọc hết thư củacác em Có những bức thư viết dài, tâm huyết bày tỏ cả nỗi niềm, mong muốn sựtrân trọng đối với cô giáo chủ nhiệm Có bức thư viết sơ sài Tôi đọc tất cả với

Trang 7

sự chiêm nghiệm sâu sắc và có những bức thư của các em đã làm tôi khóc vớimột ước mơ thật giản dị: “Em mong lớp 12 trôi đi thật nhanh, em đậu tốt nghiệp

để em đi làm công ty giày ở Định Liên kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ em ” hay “

em ước Tết này mẹ em về ăn Tết với em vì đã 11 năm em chưa được gặp mẹ,trong kí ức của em hình bóng mẹ không có cô ạ ” Qua tìm hiểu có một điều tôithật sự ngạc nhiên là hơn 50% HS trong lớp thích học môn thể dục vì lí dokhông phải học, thoải mái Chính những bức thư này phần nào đã giúp tôi tìmhiểu được hoàn cảnh gia đình các em từ đó tôi phân loại được HS, đồng thờigiúp tôi làm tốt công tác chủ nhiệm của mình

2.3.2 Xây dựng Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn tự quản

Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt

động của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp

lý cho mỗi em GVCN phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm,đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ Ví dụ : Mỗi

em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu đượcnội dung của công việc mình phụ trách Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em

tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và

cô chủ nhiệm Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt củacác em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của

cô “cố vấn” Tôi gắn các em vào các phong trào để các em cảm thấy tự tin hơn,cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt

Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác,phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm thời gian không đáng có để các

em tập trung vào việc học là chính Ban đầu tôi vẫn để nguyên ban cán sự lớp cũ

do đây mới chỉ là đầu năm Tôi mong muốn xây dựng lớp thành một tập thểđoàn kết nhất trí, biết tự quản lý các công việc của tập thể Cộng với các emtrong lớp mong muốn xây dựng một ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động cótrách nhiệm Cho nên dịp Đại hội chi đoàn - lớp đầu năm, tôi đã tư vấn và địnhhướng cho các em bầu lại ban cán sự lớp như điều các em gửi gắm niềm tin vào

ban cán sự lớp mới Sau đó tôi quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho Ban cán

sự và Ban chấp hành của lớp - chi đoàn:

+ Lớp trưởng: tổ chức, theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chỉ đạo,

cố vấn của GVCN) như các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần (sinh hoạt dưới

cờ, sinh hoạt 15 phút ) các cuộc hội ý cán bộ cốt cán của lớp Kết hợp với Banchấp hành chi đoàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ Luôn có trách nhiệm quản lýlớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đuacác mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng

+ Lớp phó học tập: Xây dựng thành viên cốt cán từng môn, đặc biệt 3 bộ môn

Văn, Toán và Ngoại ngữ Đôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, làmbài tập trước khi đến lớp Tổ chức các câu lạc bộ học tập theo chủ đề, kiểm trachéo vở bài tập lẫn nhau Đề xuất với GVCN, giáo viên bộ môn (GVBM) về kếhoạch, nội dung học tập Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học kém Theo dõi, đánhgiá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ

Trang 8

+ Lớp phó lao động: nhận nhiệm vụ, tổ chức phân công, điều khiển các buổi

lao động, vệ sinh của lớp Nhận xét, đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cholớp trưởng

+ Lớp phó văn nghệ: điều khiển và theo dõi các hoạt động văn nghệ của lớp.

Nhận xét, đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng

+ Tổ trưởng: theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình

cụ thể về học tập, kỷ luật của từng tổ viên Tổng hợp kết quả từng tuần, nhắcnhở động viên các thành viên của tổ và báo cáo kết quả với GVCN, lớp vào tiếtsinh hoạt cuối tuần Về các tổ trưởng tôi phân công chứ không qua bầu cử

+ Bí thư chi đoàn: tiếp thu những thông báo của Đoàn trường để triển khai

cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ Thực hiện các phong trào thiđua, ủng hộ, do Đoàn trường phát động nhằm tạo không khí vui, là cơ hộiphát huy tính đoàn kết, gương mẫu trên cơ sở động viên là chính

+ Phó bí thư chi đoàn, Ủy viên: nhận nhiệm vụ từ Bí thư chi đoàn cùng xây

dựng phương án hợp lí nhất để triển khai tới đoàn viên

Sau khi xây dựng được Ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn, tôitrăn chở làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩacủa nó Tức là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt độngcủa lớp khi không có giáo viên Điều này GVCN phải tạo trước cho các em ýthức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp phải đượcthực hiện thường xuyên Muốn vậy, ngay từ đầu năm học tôi cho tiến hành việctheo dõi thi đua của các tổ Các tổ trưởng tự quản lý thành viên của tổ mình,phân công theo dõi trực chéo nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớptương ứng với nội dung từng hoạt động

Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi đầu giờ Có thểbuổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt nhưng gắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề

mà Đoàn trường đã đưa ra: cán sự bộ môn nên giải bài tập…Sau nhiều lần các

em sẽ thực hiện được Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nề nếp, trở thành thói quen.Trong những buổi đầu duy trì phong trào này rất cần sự quan tâm, theo dõi, nhắcnhở của GVCN

Chẳng hạn truy bài phút đầu buổi, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bịbài các bộ môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào Cán sự cácmôn và lớp phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng Những saiphạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong tiết sinh hoạtcuối tuần

Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần thời lượng chỉ có

45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết truyền tảihết Vì vậy, tôi phải tập cho các em việc đánh giá, xếp thi đua trước Mỗi bộphận có sẵn bản tổng hợp báo cáo Đến tiết sinh hoạt các em tự thông báo kếtquả thi đua, các nội dung được thực hiện trong một tuần (những việc đã làmđược và không làm được với lý do cụ thể), tình hình lớp tromh tuần, số bạn viphạm học tập (không chuẩn bị bài, không thuộc bài…), vi phạm việc rèn luyệnđạo đức tác phong (không đồng phục, mất đoàn kết, mất trật tự…), vi phạm vềcông tác văn thể, lao động, tự quản

Trang 9

GVCN theo dõi, ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báocáo của từng bộ phận Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc, tìm lý do saiphạm, đưa ra biện pháp xử lý GVCN nhận xét kết quả thi đua tuyên dương tổ,

cá nhân tốt Triển khai nội dung tuần tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốtcác nội dung của lớp trong tuần tiếp theo

Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng mà

có Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa cácphần tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể.Thường thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn khác thôn, xóm hoặc giữacác nhóm khác nhau về sở thích, sức học…Điều này tôi đã nắm bắt kịp thời để

có biện pháp dàn xếp, xử lý có hiệu quả

Có thể nói tôi đã xây dựng được “bộ máy tự quản” của lớp làm việc rất cótrách nhiệm, tự giác và hiệu quả Bởi các em bao giờ cũng phải gương mẫutrước các bạn về mọi mặt Với tôi, tôi làm tấm gương cho các em học tập, chẳnghạn như tôi không sử dụng điện thoại khi đang có mặt tại lớp vì nếu sử dụngtrong giờ thì làm sao tôi giáo dục được các em Hay xu thế bây giờ hầu như đềunhuộm tóc nhưng tôi không nhuộm bới một lí do rất đơn giản cô nhuộm thì làmsao nói được HS Chỉ cần HS không nói trước mặt mình mà các em nói với nhau

là cô cũng sử dụng điện thoại mà bắt bọn mình, cô cũng nhuộm tóc tại sao côkhông cho các em nhuộm tóc khác màu đen thì mọi công sức sẽ trở thành vônghĩa

2.3.3 Xây dựng thang điểm đánh giá thi đua của từng học sinh, của tổ

Thang điểm thi đua của lớp tôi xếp theo tiêu chí đánh giá của Thông tư 58 và

Đoàn trường, lưu ý thường xuyên các nội dung sau:[2]

+ Hạnh kiểm trung bình: Đi xe đạp trong trường, nghỉ học không có lí do, ngủtrong giờ, bị ghi sổ đầu bài

+ Hạnh kiểm yếu: Đánh nhau, hút thuốc, trèo tường, bỏ giờ, sử dụng điệnthoại, ăn cắp, ăn quà trong lớp, vi phạm vào Điều lệ trường THPT

Tổ:

+ Cứ 1 tháng (4 tuần) các tổ thi đua với nhau Cụ thể tổ nào có nhiều em đạthạnh kiểm Tốt nhất thì được thưởng mỗi em 2 chiếc bút bi, nhì tháng được 1chiếc bút (kinh phí lấy từ quỹ lớp) Với phần thưởng nhỏ này cũng đã tạo chocác em một sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau rất tốt

+ Khi đã có thang điểm đánh giá cụ thể, ở buổi Đại hội chi đoàn - lớp tôi đưa

ra cho các em thảo luận để đi đến thống nhất Không những vậy, buổi họp PHđầu năm tôi cũng thông qua cho PH năm bắt và được sự ủng hộ, nhất trí 100%của PH

+ Để theo dõi thi đua của lớp được tốt hơn, tôi xếp chéo theo dõi Tổ trưởng tổ

1 theo dõi tổ 2, tổ 2 theo dõi tổ 3, tổ 3 theo dõi tổ 4, tổ 4 theo dõi tổ 1

Trang 10

Hết 1 tháng tôi lại đổi nhẩy cóc lên Tôi yêu cầu lớp trưởng theo dõi chung

Một vài tiêu chí được đưa ra để đánh giá như:

Nếu 1 tuần xếp hạnh kiểm Khá, Trung bình thì làm bản tự kiểm điểm đọctrước lớp và hứa cam kết không tái phạm

Nếu các em bị xếp hạnh kiểm Yếu trong tuần, hoặc 2 tuần trong tháng đều cóhạnh kiểm Khá hay Trung bình thì viết bản tường trình đồng thời mời PH đếntrường để trao đổi, tìm giải pháp và cam kết với GVCN (thậm chí cam kết trướckhả năng HS đó tiếp tục vi phạm)

Nếu trong tuần em nào vi phạm 2 điều trở lên (trừ hạnh kiểm yếu) thì bị hạmột bậc hạnh kiểm Ví dụ cụ thể: em Đ thứ 2 đi học chậm nhưng đến thứ 5 bịghi sổ đầu bài thì hạnh kiểm tuần của em là Yếu

+ Để khuyến khích động viên các em tôi cũng đưa ra điểm thưởng cho các

em Ví dụ: tuần này HS B bị xếp hạnh kiểm Trung bình hoặc Khá, tuần sau được

1 con điểm tốt (9,10) thì hạnh kiểm của HS B được nâng lên một bậc Khi đưa ratiêu chí này các em rất phấn khởi, một số em hay vi phạm lo học bài cũ để đượcđiểm tốt nhằm nâng cao thành tích học tập, lớp được cộng điểm, không bị trừ.Đặc biệt tôi biết các em rất sợ tâm lí phải mời PH đến gặp GVCN nên biện phápnày đã tạo động lực cho các em tự học rất tốt

+ Không những vậy, tôi còn phô tô cho mỗi em văn bản quy định nhiệm vụ HSTHCS và THPT (Điều 38, 39, 40, 41, 42) và Thông tư 58 về cách xếp loại hạnhkiểm Thỉnh thoảng ở buổi sinh hoạt cuối tuần tôi kiểm tra các em về những điềuvăn bản, thông tư quy định

Có thể nói việc xây dựng thang điểm đánh giá thi đua cho từng học sinh, của

tổ tôi thấy rất có hiệu quả Các em đã có mục tiêu phấn đấu, các tổ thi đua vớinhau và điều quan trọng nhất tôi thấy được ở các em đã có tinh thần đoàn kết,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

2.3.4 Xây dựng kế hoạch lớp chủ nhiệm

Kế hoạch công tác của GVCN là chương trình hoạt động của GVCN trongviệc chỉ đạo lớp chủ nhiệm thực hiện các mục tiêu giáo dục HS

Hiệu quả giáo dục HS của lớp phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của kếhoạch giáo dục HS của GVCN Cho nên tôi xác định để làm có hiệu quả thìmình phải xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh và có sự điều chỉnh từng thờiđiểm, từng học kì dựa trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ năm học, đặc điểm tìnhhình của lớp, những mặt mạnh và thuận lợi của lớp về mọi mặt, những mặt yếu

và hạn chế của lớp Từ đó tôi lập kế hoạch thực hiện về những nội dung: hạnhkiểm, học lực, giáo dục lao động hướng nghiệp, giáo dục thẩm mỹ Tôi đã đưa

ra mục đích yêu cầu, các chỉ tiêu cụ thể và biện pháp chính (các biện pháp màtôi đã ứng dụng trong sáng kiến kinh nghiệm này)

2.3.5 Chỉ đạo lớp thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện

Khác với GVBM, GVCN lớp phải tổ chức, quản lý, giáo dục HS trong tiếtsinh hoạt lớp hàng tuần, trong các buổi lao động hàng tháng và tham gia cáchoạt động chung của toàn trường Nói đúng hơn là GVCN là người cố vấn, giúpđội ngũ cán bộ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lí các hoạt động nhằmgiáo dục đạo đức, nhân cách cho HS Tôi luôn giáo dục các em cần phải đoànkết giúp đỡ lẫn nhau Có như vậy mới nâng cao kết quả học tập, lao động và

Ngày đăng: 18/10/2017, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w