1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành và khai thác hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng hải phòng

93 525 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trước đây, khu vực cảng biển Hải Phòng đã được trang bị một hệ thống thiết bị phục vụ điều tiết giao thông hàng hải tại trụ sở Đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phò

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân em, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức của bản thân, kết hợp nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy giáo PGS TS Phạm Kỳ Quang

Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác Các thông số trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 14 tháng 9 năm 2015

KS Vũ Tú Nam

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS TS Phạm Kỳ Quang là người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình

về phương pháp nghiên cứu và cách làm việc khoa học để em có thể hoàn

thành được luận văn của mình

Trong quá trình làm luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ của các cán

bộ, giảng viên Khoa Hàng hải, Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học

Hàng hải Việt Nam, các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải

Hải Phòng, Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải, Cục Hàng hải Việt

Nam Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó

Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã động

viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của mình

Mặc dù đã cố gắng tuy nhiên với thời gian nghiên cứu đề tài không dài,

Hệ thống VTS luồng Hải Phòng là hệ thống công nghệ cao, phức tạp, còn

tương đối mới mẻ ở Việt Nam nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót

Kính mong các thầy trong Khoa Hàng hải, Viện Đào tạo sau đại học và

Hội đồng đánh giá giúp em khắc phục những hạn chế để cho đề tài hoàn thiện

hơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG 4

1.1 Thực trạng hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải Hải Phòng 4

1.2 Đặc điểm tự nhiên luồng Hải Phòng 10

1.3 Thực trạng hoạt động hàng hải trong khu vực cảng biển Hải Phòng 12

1.4 Thực trạng quản lý hoạt động hàng hải và công tác đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực 16

1.5 Ứng dụng hệ thống VTS trong quản lý hoạt động hàng hải 18

1.6 Kết luận chương 1 21

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VTS LUỒNG HẢI PHÒNG 22

2.1 Tổng quan về hệ thống VTS luồng Hải Phòng 22

2.2 Thành phần, chức năng 23

2.3 Nguyên lý vận hành của Hệ thống VTS luồng Hải Phòng 27

2.4 Trạm vận hành từ xa tại Cát Hải 30

Trang 4

2.5 Thực trạng khai thác và vận hành Hệ thống VTS luồng Hải Phòng 35

2.6 Kết luận chương 2 35

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH HẢI TÀU BIỂN (VTS) LUỒNG HẢI PHÒNG 36

3.1 Thiết lập vùng VTS tại khu vực cảng biển Hải Phòng 36

3.2 Xây dựng quy chế hoạt động hệ thống VTS luồng Hải Phòng 37

3.3 Xây dựng chức năng nhiệm vụ của khai thác viên / điều hành viên VTS49 3.4 Xây dựng bộ quy trình nghiệp vụ vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống VTS luồng Hải Phòng 53

3.5 Xây dựng bộ quy trình kỹ thuật vận hành thiết bị 78

3.6 Kết luận chương 3 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

Kết luận 82

Kiến nghị 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích

AIS Hệ thống nhận dạng thông tin tàu biển tự động

(Automatic Identification System)

ATM Giao thức truyền dẫn không đồng bộ

(Asynchronous Transfer Mode)

CCTV Camera truyền hình mạch kín

(Closed - circuit television)

CDM Người dùng ra quyết định phối hợp

(Collaborative decision making - user) CNTT Công nghệ thông tin

GMDSS Hệ thống cấp cứu và An toàn hàng hải toàn cầu

(Global Maritime Distress and Safety System) HMI Giao diện Người - Máy

(Human Machine Interface)

IALA

Hiệp hội các cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải

và Hải đăng quốc tế (International Association of Lighthouse Authorities)

IMO Tổ chức hàng hải quốc tế

(International Maritime Orgnization)

Trang 6

IP Giao thức truyền dẫn Internet

(Internet Protocol) KVM Bộ chuyển mạch bàn phím, màn hình, chuột

(Key/Video/Mouse switch) NĐT Nhà đầu tƣ dự án

MIS Hệ thống thông tin quản lý

(Management Information System) Modem Bộ điều chế tín hiệu sóng mang

PSTN Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng –

(Public Switched Telephone Network) QLDA Quản lý dự án

QoS Chất lƣợng dịch vụ theo yêu cầu

(Quality of Service) SOLAS Công ƣớc Quốc tế về an toàn tính mạng trên biển

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.2 Hệ thống phao tiêu báo hiệu luồng Hải Phòng 9

1.4 Hướng dẫn hoạt động hàng hải qua kênh Hà Nam 18

2.5 Sơ đồ tổng thể của hệ thống VTS luồng Hải Phòng 26 2.6 Sơ đồ vùng bao phủ của hệ thống VTS luồng Hải Phòng 27

2.8 Vị trí làm việc của cán bộ vận hành hệ thống VTS 29

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.3 Tổng hợp số lƣợng phao tiêu báo hiệu luồng Hải Phòng 8 1.4 Kết quả công tác quản lý hoạt động hàng hải khu vực

cảng biển Hải Phòng năm 2013 - 2014

15

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước đây, khu vực cảng biển Hải Phòng đã được trang bị một hệ thống thiết bị phục vụ điều tiết giao thông hàng hải tại trụ sở Đại diện Cảng

vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải để phục vụ chủ yếu cho việc theo dõi, giám sát, điều tiết tàu thuyền ra vào cảng Tuy nhiên, đây là một hệ thống thiết bị

đã lạc hậu, không đồng bộ Mặc dù có sự kết hợp giữa tín hiệu AIS và Radar

để hiển thị tình trạng giao thông nhưng tầm phủ sóng radar hẹp từ Phao 29 luồng Bạch Đằng đến Phao 13/14 luồng Lạch Huyện, không có Hải đồ điện tử ENC, không có phần mềm VTS chuyên dụng nên việc vận hành gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý giao thông trong khu vực

Để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, giảm thiểu tai nạn giao thông hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt Dự án đầu tư mới một hệ thống VTS cho khu vực cảng biển Hải Phòng tại Quyết định số 1989/QĐ-BGTVT ngày 27/5/2014 Dự án được hoàn thành sau 7 tháng thi công và được bàn giao cho Cảng vụ hàng hải Hải Phòng quản lý, vận hành, phục vụ công tác giám sát hoạt động hàng hải, quản lý nhà nước về hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng Đây là một hệ thống VTS được trang bị các thiết bị hiện đại, đồng bộ theo yêu cầu của IMO và các khuyến cáo của IALA Mặc dù hiện đại như vậy, bản thân hệ thống thiết bị tự nó không mang lại hiệu quả về mặt an toàn và quản lý nếu không được tổ chức khai thác, vận hành phù hợp Việc tổ chức vận hành Hệ thống trong đó có việc xây dựng các Quy trình vận hành là yếu tố then chốt phát huy tính năng của hệ thống, mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, giảm tai nạn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường Hiện tại, “Sổ tay hướng dẫn trực ca” hướng

Trang 10

dẫn điều tiết giao thông tại Cát Hải đang được sử dụng làm tài liệu tham khảo

mà chưa có Bộ quy trình vận hành làm cơ sở cho việc vận hành hệ thống an toàn, hiệu quả Mặt khác, Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng đã được duyệt không bao gồm nội dung

về các quy trình vận hành hệ thống VTS Hơn nữa, việc xây dựng các quy trình vận hành hệ thống VTS là một trong những yêu cầu tại RESOLUTION A.857(20) của IMO, mục 2.2.3.7 và mục 2.5.3

Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc xây dựng các quy trình vận hành cho

Hệ thống VTS luồng Hải Phòng là cần thiết, cấp bách cả về lý luận và thực tế

Vì vậy, việc xây dựng đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành và khai

thác hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng” là cần thiết

nhằm tạo cơ sở cho việc áp dụng triển khai vận hành và khai thác hiệu quả của hệ thống, tính an toàn cho các tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển Hải Phòng để đáp ứng các mục tiêu kinh tế, chính trị của Thành phố, thực hiện việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với vùng nước cảng biển Hải Phòng

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một bộ quy trình nghiệp vụ và kỹ thuật phục vụ công tác vận hành và khai thác hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng Trên cơ sở đó, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng có thể áp dụng để triển khai vận hành hệ thống

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ quản lý, khai thác, vận hành hệ

thống VTS trên tuyến luồng Hải Phòng

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình vận hành và khai thác áp

dụng cho hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) tuyến luồng Hải Phòng

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu liên quan đến luồng hàng hải,

hệ thống phao tiêu, báo hiệu, số liệu liên quan đến hoạt động hàng hải của các loại phương tiện: tàu vận tải, phương tiện thuỷ nội địa…, thống kê số vụ tai nạn, sự cố trong vùng nước cảng biển,

Phương pháp thu thập, phân tích các dữ liệu liên quan đến tình hình hoạt động của các loại tàu thuyền, phương tiện thuỷ nội địa, các quy định liên quan đến hoạt động trong vùng nước cảng biển

Phương pháp so sánh và lựa chọn: Trên cơ sở những nghiên cứu về thực trạng hoạt động trong vùng nước cảng biển và những đặc thù khu vực để

từ đó lựa chọn số liệu, phương án khả thi nhất

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý tàu và cảng biển, cung cấp dịch vụ hàng hải để đưa ra giải pháp tối ưu

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Đưa ra cơ sở khoa học quy trình khai thác, vận hành

hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) nói chung và tuyến luồng Hải

Phòng nói riêng

Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng một chương trình cụ thể, rõ ràng, hiệu quả

để Cảng vụ hàng hải Hải Phòng triển khai vận hành an toàn, hiệu quả Hệ thống VTS luồng Hải Phòng Hơn nữa, đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các Cảng vụ hàng hải trong việc nghiên cứu xây dựng hệ thống VTS trong vùng nước cảng biển quản lý Đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy về khai thác, vận hành hệ thống VTS trong các cơ sở đào tạo được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG

1.1 Thực trạng hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải Hải Phòng

1.1.1 Tuyến luồng Hải Phòng [6]

Tuyến luồng Hải Phòng có tổng chiều dài khoảng 85 km, bao gồm các đoạn luồng Nam Triệu, Lạch Huyện, Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm, Vật Cách và luồng Phà Rừng Hiện tại, độ sâu đoạn luồng Lạch Huyện đạt - 6,7m, kênh Hà Nam - 7,0 m, Bạch Đằng - 7,0 m, sông Cấm từ - 5,6 m đến - 7,0 m, Vật Cách - 3,6 m, Phà Rừng từ - 2,1 m đến - 3,6 m, Nam Triệu - 0,8 m đến - 2,0 m

Hình 1.1 Tổng quan luồng Hải Phòng Đây là một trong những tuyến luồng quan trọng bậc nhất của cả nước,

là cửa ngõ thông ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nối hàng hóa nước ta với những tuyến hàng hải quốc tế, là nơi tiếp nhận hàng chục triệu tấn hàng thông qua cảng/năm và từ đây toả về mọi miền của tổ quốc, góp phần phát triển đất nước

Trang 13

Bảng 1.1 Thông số thiết kế luồng Hải Phòng [6]

Tên luồng

Thông số luồng thiết kế Bán kính

cong nhỏ nhất

Dài (km)

Rộng (m)

Độ sâu (m)

Mái dốc

CHIỀU DÀI (KM)

ĐỘ SÂU LUỒNG (M)

NGÀY ĐO GHI CHÚ

Thượng lưu Cảng Nam Hải- Bến Bính

-2,0 05/5/2015

F0 - 19 F19 - 20

Bến Bính - Hạ Lưu Cầu Kiền

Trang 14

-5,5

21/7/2015 21/7/2015

Hạ lưu Cảng Cấm C.Vẽ 2

9 KÊNH CÁI

Đầu kênh nối tiếp luồng sông Chanh,cuối kênh nối tiếp luồng Bạch Đằng

03 bến, tiếp nhận tàu 7.000 DWT; Ninh Tiếp 02 bến, tiếp nhận tàu 15.000 DWT; Bến Gót 02 bến, tiếp nhận tàu 30.000 DWT và 50.000 DWT); 04 khu neo đậu chuyển tải là Hạ Long, Lan Hạ, Bến Gót và Bạch Đằng

Hệ thống cầu, bến cảng và luồng hàng hải tại khu vực Hải Phòng trong những năm qua đã được các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua cảng và số lượng tàu có trọng tải lớn ra vào cảng ngày càng tăng Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố biển, do đó khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn đầy tải ra, vào làm hàng còn hạn chế, sự tăng trưởng theo đó cũng bị ảnh hưởng Hiện tại, Dự án cảng cửa ngõ Quốc tế

Trang 15

Hải Phòng đang được gấp rút hoàn thành giai đoạn 1 với 800m cầu cảng dự kiến hoàn thành vào năm 2017

Sản lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2014 đạt 66,8 triệu tấn, tăng 20,6% so với năm 2013, Container đạt 3,37 triệu Teus tăng 18,2% so với năm

2013, số lượng tàu thuyền trong nước và nước ngoài đến cảng biển là 28585 lượt tăng 11,8% so với năm 2013 Dự kiến, năm 2015 sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 75 triệu tấn

1.1.3 Hiện trạng bố trí các báo hiệu nổi, các đăng tiêu, chập tiêu tại luồng Hải Phòng và các hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải khác

Hệ thống luồng hàng hải được lắp đặt các trang thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng hải theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế đáp ứng yêu cầu đảm bảo

an toàn cho tàu ra, vào khu vực cảng biển Hải Phòng an toàn 24/24 giờ trong ngày

Tuyến luồng Hải phòng bao gồm 169 báo hiệu hàng hải các loại trên tuyến luồng trong đó có 45 tiêu khác nhau được chia ra thành các đoạn như sau:

Đoạn Lạch Huyện

Có bề rộng luồng 100m, cao độ -7.2m, mái dốc 1:15, chiều dài 16,8 m,

có tổng số 34 báo hiệu các loại

Đoạn Nam Triệu

Có bề rộng luồng 100m, cao độ -2.4 m, mái dốc 1:15, chiều dài 19,1km, tổng số 25 báo hiệu các loại

Đoạn Kênh Hà Nam

Có bề rộng luồng 80m, cao độ -7,0m, mái dốc 1:15,chiều dài 7,3km, tổng số 28 báo hiệu các loại

Đoạn Bạch Đằng

Trang 16

Có bề rộng luồng 80m, cao độ -7m, mái dốc 1:15, chiều dài 8,0km, tổng số 29 báo hiệu các loại

Bảng 1.3 Tổng hợp số lƣợng phao tiêu báo hiệu luồng Hải Phòng

Trang 17

Hình 1.2 Hệ thống phao tiêu báo hiệu luồng Hải Phòng

Trang 18

1.2 Đặc điểm tự nhiên luồng Hải Phòng

Luồng Hải Phòng có đặc điểm địa lý tự nhiên bao gồm nhiều khúc cong, cua gấp Hệ thống luồng ra, vào cảng Hải Phòng chưa được cải tạo một cách đồng bộ, luồng Nam Triệu bị sa bồi nên tàu thuyền ra, vào cảng chủ yếu tập trung qua luồng Lạch Huyện, kênh Hà Nam Đây là đoạn luồng được thiết

kế một chiều và mật độ tàu thuyền tập trung vào thời gian giờ nước lớn trong ngày dẫn tới việc tổ chức thực hiện điều tiết tàu thuyền ra, vào cảng gặp rất nhiều khó khăn và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn Đặc biệt, khu vực giao nhau giữa kênh Cái Tráp - kênh Hà Nam và Bạch Đằng là khu vực có dòng chảy mạnh, không ổn định, mật độ giao thông rất lớn đan xen giữa tàu biển và phương tiện thủy nội địa ra, vào kênh Cái Tráp và kênh Hà Nam làm gia tăng nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền khi hành trình qua khu vực này

Do bị ảnh hưởng bởi sa bồi, độ sâu của toàn tuyến luồng cảng Hải Phòng còn hạn chế, không đồng đều, xuất hiện một số dải cạn cục bộ trên một

số tuyến luồng làm hạn chế tới việc điều động tàu thuyền hàng ngày Tốc độ

sa bồi nhanh của luồng Hải Phòng, nhất là tác động của nước lũ trong thời gian vừa qua đã gây khó khăn cho kế hoạch khai thác của các chủ tàu, chủ hàng và đại lý hàng hải

Đây là khu vực có chế độ nhật triều thuần khiết, trong tháng có khoảng

25 ngày có một lần nước lớn, một lần nước ròng Độ lớn thủy triều khoảng từ

3 mét đến 4 mét, mực nước cao nhất đo được là 421 cm (22/10/1985) và thấp nhất là (-) 3 cm (02/02/1991)

Dòng chảy trên luồng Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dòng chảy các sông Cấm, Bạch Đằng, sông Chanh,… và dòng triều Vào mùa mưa lũ, nước lũ từ các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hồng qua sông Đuống, sông Luộc chảy về, dưới sự tương tác của dòng triều, nước bị dồn ép

ở pha triều lên và tạo lên vận tốc dòng chảy lớn ở pha triều xuống Lưu lượng

Trang 19

lớn nhất đo được vào mùa kiệt khi triều xuống là 4,597m3/s, tốc độ mặt cắt trung bình là 0,8m/s và vào mùa lũ là 9340m3/s, tốc độ trung bình 1,62m/s Lưu lượng lớn nhất khi triều lên 4,908m3/s, tốc độ trung bình là 0,8m/s Về mùa đông, dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp từ mực nước thủy triều và yếu tố địa hình đáy, tác động từ sóng, gió là không đáng kể Tác động của dòng chảy với địa hình luồng quanh co, với nhiều khúc cong gấp khúc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hành hải trong khu vực Đây cũng là một trong các yếu tố gây nên nhiều tai nạn, sự cố hàng hải

Trong năm sóng có độ cao lớn thường tập trung vào tháng VI - IX, lớn nhất vào tháng VII và IX Trong mùa gió Đông Bắc độ cao sóng không lớn do được đảo Cát Bà che chắn Các sóng lớn nhất quan trắc được trong mùa này chỉ xuất hiện ở hướng S, SE Sóng với các hướng Đông (E), Đông Nam (SE),

và Nam (S) gây nguy hiểm nhất với khu vục cửa biển Nam Triệu và Lạch Huyện

Các yếu tố sóng cực trị đều quan trắc được vào ngày 3/7/1964:

Bão: Khu vực Hải Phòng là nơi có mật độ bão đổ bộ khá lớn so với các vùng biển khác trong nước Mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 Tháng có nhiều bão nhất là tháng 7 và tháng 8 Tác động ảnh

Trang 20

hưởng của bão thường kéo theo gió và sóng lớn, mưa kéo dài, nước dâng

- Mưa: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1474,8mm Lượng mưa lớn hàng năm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Tháng 8 là tháng có tổng lượng mưa trung bình lớn nhất 319mm, tháng 1 là tháng có tổng lượng mưa trung bình nhỏ nhất 19,3mm Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa là 1268,2mm, tổng lượng mưa trung bình mùa khô là 206,7mm Tháng có số ngày mưa lớn nhất trong mùa mưa là 15 ngày vào tháng 8 Số ngày mưa lớn nhất mùa khô là 15,7 ngày Số ngày mưa trung bình năm 129,4 ngày

Sương mù thường xảy ra vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4, tầm nhìn xa phổ biến từ 3 đến 4 hải lý Nhiều trường hợp tầm nhìn xa giảm về 0 gây khó khăn trong công tác đảm bảo an toan hàng hải

1.3 Thực trạng hoạt động hàng hải trong khu vực cảng biển Hải Phòng

1.3.1 Vận tải biển và dịch vụ hàng hải [1]

Tính đến năm 2012, khu vực Hải Phòng đã có tổng số tàu đăng ký khoảng hơn 1100 chiếc chiếm hơn 62,6% tổng số tàu đăng ký trong toàn quốc (1.755 tàu), với tổng số tấn trọng tải chiếm 65% tổng số tấn trọng tải của đội tàu trong cả nước (hơn 6,9 triệu DWT) Ngoài ra, trên địa bàn thành phố với khoảng 60 chủ tàu, hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và hệ thống cầu, bến cảng hiện đại, đã đưa Hải Phòng trở thành đầu mối vận tải lớn nhất khu vực phía Bắc về xuất, nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại hàng hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên thế giới

1.3.2 Thực trạng hoạt động hàng hải [1]

Khu vực cảng biển Hải Phòng là 1 trong 3 khu vực cảng biển lớn nhất Việt Nam, là đầu mối lưu thông hàng hoá chính của khu vực miền Bắc bằng đường biển Trong quy hoạch hệ thống cảng biển của Việt Nam đến năm

Trang 21

2020, khu vực cảng biển Hải Phòng là khu cảng tổng hợp quốc gia và cửa ngõ quốc tế, lượng hàng hoá thông qua cảng biển Hải Phòng đến năm 2020 dự kiến vào khoảng 120 triệu tấn/năm

Đối với các phương tiện tham gia giao thông: Tình trạng phương tiện

thuỷ nội địa chạy trên luồng chở quá tải, Hoạt động đan xen, không đi đúng phần luồng, phương tiện phun hút cát lấn chiếm luồng, phương tiện neo đậu tại thuỷ diện các cầu cảng, chạy cắt hướng luồng tàu biển ngày càng diễn ra phức tạp, mặc dù Cảng vụ hàng hải Hải Phòng đã thường xuyên phối hợp với các đơn vị như Cảnh sát Giao thông thủy, Thanh tra giao thông, Biên Phòng kiểm tra xử lý nhưng vẫn có dấu hiệu chưa giảm Tàu tự hoa tiêu thực hiện không đúng kế hoạch hoặc do tốc độ chậm Các tàu không duy trì trực canh VHF Một số thuyền trưởng, thuyền viên và người điều khiển phương tiện thuỷ nội địa ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn kém, tự ý điều khiển phương tiện cắt qua luồng tàu biển, hành trình không theo hệ thống phân luồng phương tiện thuỷ nội địa, người điều khiển phương tiện không có

chứng chỉ chuyên môn phù hợp, …

Đối với các Doanh nghiệp cảng: Việc chuẩn bị sẵn sàng cầu bến chưa

tốt, không thông báo kịp thời vị trí cầu tiếp nhận Tốc độ làm hàng chậm không thông báo kịp thời để Cảng vụ điều chỉnh thời gian tàu vào cầu Thông báo tiếp nhận của Doanh nghiệp cảng vẫn còn chậm trễ Thông báo cung cấp dịch vụ tàu lai chưa kịp thời

Đối với Công ty Hoa tiêu khu vực II: Kế hoạch cung ứng dịch vụ hoa

tiêu còn thiếu thông tin, cập nhật chưa kịp thời

Đối với Hoa tiêu hàng hải: Một số Hoa tiêu khi điều động tàu trên

luồng vẫn còn sử dụng tốc độ cao, không chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong Nội quy cảng biển Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch nảy sinh nhiều vấn đề (như việc xin vào sớm, tốc độ tàu chậm nên thực hiện kế

Trang 22

hoạch không đúng, phải neo chờ đợi cầu ) Chế độ báo cáo theo Điều 19 Nội quy cảng biển chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc

Đối với Cảng vụ hàng hải Hải Phòng: Trong quá trình lập kế hoạch

ch-ưa chú ý tới các cặp tàu phải thay chỗ nhau, Chch-ưa quan tâm đến khoảng chênh lệch thời gian giữa các tàu vào cảng và rời cảng, chưa chú ý đến tốc độ các tàu không sử dụng hoa tiêu khi qua kênh Hà Nam Công tác trực ban chưa thực sự nghiêm túc

Thực tế trong những năm vừa qua, lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua các cảng Hải Phòng đã lên tới khoảng 55,4 triệu tấn/năm (năm 2013), 66,8 triệu tấn/năm (năm 2014) đạt mức tăng trưởng 20%, chín tháng đầu năm

2015, hàng háo thông qua khu vực cảng đạt 53 triệu tấn Số lượng tàu biển đến cảng Hải Phòng tăng trưởng ở mức cao (lên đến 12%/ năm), trong khi cơ

sở hạ tầng cảng biển (hệ thống cầu cảng, luồng hàng hải, hệ thống trợ giúp hàng hải,…) chưa được cải tạo, nâng cấp phù hợp với tốc độ phát triển dẫn đến mật độ tàu thuyền lớn khi tham gia hoạt động trên luồng

Số lượt tàu và phương tiện thủy nội địa hoạt động tại khu vực cảng biển Hải Phòng lớn (năm 2013 có 16.841 lượt tàu biển; năm 2014 có 17.653 lượt tàu biển), chưa kể có hàng ngàn lượt tàu thuyền qua luồng vào, rời các cảng, bến thủy nội địa như Chinfon, Hoàng Thạch, Điền Công, Phúc Sơn, Lam Thạch Đoạn luồng Nam Triệu bị sa bồi, không được duy tu nạo vét, độ sâu rất hạn chế nên tàu thuyền ra, vào cảng chủ yếu hành trình qua đoạn luồng Lạch Huyện và kênh Hà Nam Đặc biệt, vào thời gian giờ nước lớn trong ngày trên đoạn luồng này mật độ tàu qua lại lớn Tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến hết sức phức tạp Ý thức chấp hành luật pháp hàng hải của một số thuyền trưởng, thuyền viên và chủ phương tiện thuỷ nội địa chưa cao, còn hiện tượng phương tiện thủy nội địa lấn chiếm luồng hoặc hành trình cắt hướng, cắt luồng tàu biển tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải

Trang 23

Bảng 1.4 Kết quả công tác quản lý hoạt động hàng hải khu vực

cảng biển Hải Phòng năm 2013 - 2014 [1]

Nội dung Đơn vị

Trong đó + Tàu xuất nhập cảnh lƣợt 1.356 1.607 84%

+ Tàu chạy tuyến nội

đăng ký SB vận tải ven biển tấn 216.740 N/A N/A

2.3 Hàng hóa thông qua bằng

Trang 24

1.4 Thực trạng quản lý hoạt động hàng hải và công tác đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực [4]

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005: Cảng vụ hàng hải

là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển (Điều 66) Điều 67 của Bộ luật, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, trong đó nhiệm vụ bao trùm quan trọng nhất là “Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường

và trật tự hàng hải” Cụ thể hoá Bộ luật hàng hải về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng hải là Quyết định số 57/2005/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải Trong Quyết định này Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải lại khẳng định: Cảng vụ hàng hải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý Song song với các văn bản nêu trên chúng ta còn thấy ở một số văn bản pháp quy khác như “Nghị định

số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa” quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng hải

Theo thiết kế, luồng Hải Phòng là luồng một chiều có ga tránh, với rất nhiều khu vực có giới hạn tốc độ đến 8 hải lý/giờ Đặc biệt, kênh Hà Nam là đoạn luồng lưu thông một chiều Cảng vụ hàng hải Hải phòng đã tổ chức trực 24/7 để điều tiết tàu thuyền qua kênh Hà Nam Hình 1.4 dưới đây mô tả chi tiết hướng dẫn hành hải trong khu vực

Trang 25

Công tác quản lý nhà nước tại vùng nước khu vực cảng Hải Phòng trong các năm qua chủ yếu bằng phương pháp nhân công, thủ công Hệ thống Radar phục vụ công tác điều tiết tàu thuyền cũ tại Đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải chỉ heo dõi được cỡ tàu pha sông biển và xà lan cỡ lớn đến cặp phao 29/34 (cách trạm Radar về phía trong cảng 4,5 hải lý) Phía luồng Lạch Huyện, có thể theo dõi các mục tiêu nói trên đến cặp phao 5/6 (cách trạm Radar khoảng 6 hải lý) Các mục tiêu nhỏ hơn chỉ có thể quan sát được ở khoảng cách gần (3 hải lý) và trong đk thời tiết tốt; Không có phần mềm theo dõi tàu; Hải đồ điện tử không chính xác; Do đó, đối với nhiều tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc không có lắp thiết bị AIS và nằm ở các vùng khuất thì vẫn chưa thể quan sát được

Tàu thuyền đến vùng đón trả hoa tiêu, vào hoặc ra khỏi vùng nước cảng biển đều dựa vào thông tin được thông báo bởi hoa tiêu dẫn tàu hay thuyền trưởng qua liên lạc vô tuyến VHF Tàu thuyền chạy trong luồng có đúng với tốc độ quy định hay không đều không có sự kiểm chứng Để biết được liệu tàu còn neo đậu trong vùng neo hay không hay neo đậu tại vị trí nào trong cảng, nhà quản lý đều phải sử dụng nhân công quan sát bằng mắt thường Việc kết nối thông tin thu nhận tại trạm đại diện Cát Hải về Cảng vụ chỉ giới hạn theo phương thức thoại mà chưa có dữ liệu trực quan nên công tác điều hành từ cơ quan Cảng vụ gặp khó khăn

Trang 26

1.5 Ứng dụng hệ thống VTS trong quản lý hoạt động hàng hải [5]

Việc sử dụng VTS để quản lý hoạt động hàng hải được sử dụng phổ biển trên thế giới, đặc biệt là những khu vực có lưu lượng tàu thuyền cao như

Trang 27

eo Malacca, Vịnh Tokyo, Hồng Kông, Kênh Anh và rất nhiều cảng trên thế giới Thực trạng giao thông hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng nêu trên cho thấy tính đúng đắn, sự cần thiết, cấp bách của việc trang bị Hệ thống VTS cho khu vực cảng biển Hải Phòng nhằm đáp ứng được các nhiệm vụ sau đây:

- Tiếp nhận thông tin tàu trước khi đến, rời cảng;

- Thu nhận và theo dõi liên tục sự di chuyển của các tàu thuyền trong khu vực quản lý; tính toán cảnh báo các khả năng có thể xảy ra va chạm hoặc

đi ra ngoài tuyến luồng;

- Giám sát và kiểm soát các phương tiện ra/vào luồng giao thông;

- Giám sát sự di chuyển của tàu thuyền và phối hợp điều tiết giao thông;

- Phát hiện tất cả các mục tiêu trong luồng và nhận dạng được tất cả các mục tiêu có trang bị AIS;

- Giám sát viên của Cảng vụ có thể liên lạc bằng điện thoại vô tuyến VHF, điện văn tới các phương tiện di chuyển trong luồng;

- Phối hợp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn thông qua dữ liệu của hệ thống cung cấp;

- Cung cấp các thông tin cho các tàu thuyền trong hoạt động hàng hải

an toàn;

- Lưu trữ các thông tin tàu thuyền để phân tích;

- Cung cấp bằng chứng khi có tai nạn xảy ra

Một hệ thống hoạt động đáp ứng được các nhiệm vụ nói trên được gọi

là hệ thống điều hành giao thông hàng hải (VTS - Vessel Traffic System)

VTS là hệ thống dịch vụ ứng dụng công nghệ số Hệ thống được lắp đặt trên khu vực cảng và các bến tàu Hệ thống này có chức năng tương tự như hệ thống điều khiển không lưu cho máy bay trên các vùng trời Hệ thống VTS sử dụng các thiết bị như: ra đa hàng hải, camera giám sát (CCTV), thiết bị liên

Trang 28

lạc vô tuyến tần số VHF và hệ thống nhận dạng tự động AIS để theo dõi và bám vết di chuyển của phương tiện tức thời và đáp ứng, đảm bảo an toàn hàng hải trên các luồng và vùng biển

Hệ thống điều hành giao thông tàu thuyền (VTS), được ứng dụng để cung cấp thông tin dẫn đường hàng hải trong các luồng, vùng biển giúp cho hoạt động hành hải của tàu thuyền an toàn, hiệu quả hơn và góp phần bảo vệ môi trường Trách nhiệm thiết lập và vận hành các hệ thống VTS tại các quốc gia tham gia Công ước về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) được quy định tại Điều 12, Chương V của Công ước cùng với sự hướng dẫn về các dịch

vụ của VTS tại Nghị quyết số A.857 kỳ họp thứ 20 đã được thông qua ngày 27/11/1997 bởi tổ chức hàng hải quốc tế IMO

Hệ thống VTS có thể giám sát bằng hình ảnh về toàn bộ lưu lượng giao thông, nhờ đó các yếu tố mà ảnh hưởng đến giao thông trên biển (chướng ngại vật) cũng như thông tin về các tàu thuyền là luôn sẵn sàng, và được theo dõi, đánh giá và xử lý tương ứng Đây chính là hệ thống công nghệ hiện đại và quan trọng, góp phần vào công tác quản lý cảng, để đảm bảo an toàn hàng hải, giảm thiểu chi phí, thời gian và giải phóng nhanh tàu thuyền ra vào cảng, giảm thiểu và hướng đến xóa bỏ tai nạn giao thông đường thủy tại khu vực cảng Hải Phòng Việc hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật của các cảng Hải Phòng

sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai theo như quy hoạch

Trên một khu vực quản lý lưu thông hàng hải trải dài, có thể triển khai nhiều trạm VTS (ra đa, camera, AIS,…) để thu nhận, giám sát di chuyển của tất cả các tàu thuyền Bằng các đường truyền kết nối thông tin tốc độ cao, toàn bộ dữ liệu tại các trạm VTS (video, data, voice) có thể đưa về trung tâm điều hành VTS của cơ quan quản lý để thuận tiện cho công tác điều phối chung

Trang 29

Do đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống VTS đồng bộ cho khu vực cảng biển Hải Phòng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá trong công tác giám sát, điều hành lưu thông tàu thuyền của

Cảng vụ hàng hải Hải Phòng

1.6 Kết luận chương 1

Bằng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, nhận định, trong Chương 1 đã phân tích tổng quan về khu vực cảng biển Hải Phòng gồm đặc điểm tự nhiên, luồng vào cảng, bố trí phao tiêu báo hiệu và các hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải khác

Chương 1 cũng đề cập cụ thể về thực trạng hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng, tính cần thiết, đúng đắn trong việc trang bị Hệ thống VTS đồng bộ hiện đại cho khu vực cảng biển Hải Phòng Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hàng hải

Trang 30

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VTS LUỒNG HẢI PHÒNG

2.1 Tổng quan về hệ thống VTS luồng Hải Phòng [3]

Hệ thống VTS luồng Hải Phòng được xây dựng phù hợp với các quy định của IMO, các khuyến cáo của IALA các quy định quốc tế khác, nhằm mục đích nâng cao độ an toàn và hiệu quả của giao thông hành hải trên các luồng và vùng nước thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, giảm thiểu các tàu bị mắc cạn, đâm va và tối thiểu hóa nguy cơ đối với các thiết bị hàng hải

Thông tin được cung cấp từ các bộ cảm biến giám sát (các radar, AIS

và CCTV) sẽ được hiển thị tại Trung tâm điều hành VTS

Hình 2.1 Cấu trúc hệ thống VTS luồng Hải Phòng

Các nhiệm vụ chính của hệ thống VTS luồng Hải Phòng:

- Thu thập dữ liệu từ các cảm biến khác nhau để tạo thành một hình ảnh

về tình trạng giao thông và trạng thái của các thiết bị trợ giúp hàng hải

(AtoN);

Trang 31

- Tự động phân tích tình huống hành hải, đưa ra các tư vấn trong trường hợp vi phạm các quy tắc hành hải đã xác lập sẵn;

- Nhận dạng tàu và thông tin với thuyền trưởng để quản lý giao thông

và phối hợp trong việc điều hành cảng;

- Tích hợp việc xử lý dữ liệu dưới dạng số để hiển thị tình trạng giao thông trong mạng nhiều người dùng, ghi lại dữ liệu và lưu trữ dự phòng;

- Hỗ trợ hoa tiêu và kiểm soát cảng

- Hệ thống VTS luồng Hải Phòng được thiết kế dựa trên việc sử dụng thiết bị thương mại dựng sẵn COTS (commercial off-the-shelf), cho phép bảo trì với chi phí hiệu quả, dịch vụ cấp cao và độc lập với các giải pháp phần cứng chuyên dụng

2.2 Thành phần, chức năng [5]

Hệ thống gồm:

- 01 trung tâm VTS đặt tại trụ sở Cảng vụ hàng hải Hải Phòng

Hình 2.2 Trung tâm VTS luồng Hải Phòng

Trang 32

Hình 2.3 Trạm Radar Hải An

Trang 33

02 trạm ra đa: 1 trạm tại Đại diện cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại đảo Cát Hải (trạm Cát Hải), 1 trạm đặt tại thượng lưu cảng Hải An (trạm Hải An)

Thiết bị Ra đa, camera CCTV, thiết bị thu AIS (có tích hợp GPS), thiết

bị đo tốc độ, hướng gió và các máy liên lạc VHF được lắp đặt tại mỗi trạm trong cả 2 trạm ra đa trên

Các thiết bị CNTT trung tâm VTS cài đặt phần mềm VTS chuyên dụng

và Hải đồ điện tử (loại ENC theo tiêu chuẩn IHO - S57) được lắp đặt tại Trụ

sở Cảng vụ hàng hải Hải Phòng Một bàn điều hành từ xa VTS với các chức năng tương tự như ở Trung tâm được đặt tại phòng điều khiển của trạm đại diện Cảng vụ hàng hải Hải Phòng tại Cát Hải

Các trạm được kết nối với nhau thông qua đường truyền dẫn viba

Hình 2.4 Console 1 tại Trung tâm VTS

Trang 34

Hình 2.5 Sơ đồ tổng thể của hệ thống VTS luồng Hải Phòng [5]

Trang 35

Hình 2.6 Sơ đồ vùng bao phủ của hệ thống VTS luồng Hải Phòng [5]

2.3 Nguyên lý vận hành của hệ thống VTS luồng Hải Phòng [5]

Hệ thống VTS luồng Hải Phòng được thiết kế dựa trên việc sử dụng tối

đa các thiết bị thương mại dựng sẵn COTS (Commercial-Off-The-Self) như các Server, màn hình hiển thị , switch, router, với phiên bản mới nhất , đảm bảo dễ dàng bảo trì , thay thế, nâng cấp, mở rô ̣ng Các thiết bị không phải loại COTS gồm: Radar, AIS, VTS SW v.v

Hệ thống VTS luồng Hải Phòng cung cấp cho người dùng những thông tin hành hải khác nhau theo cách thức hỗ trợ việc đưa ra quyết định Hệ thống cho phép nhận dạng và theo dõi các tàu và các đối tượng hành hải khác trong khu vực giám sát, giao thông tàu thuyền được lập kế hoạch

Nguyên lý hoạt động của hệ thống VTS luồng Hải Phòng:

- Các bộ cảm biến (radar, AIS, CCTV) nhận thông tin về tình tra ̣ng giao thông hàng hải trong khu vực quản lý và gửi về Trung tâm Các dữ liệu

Trang 36

(radar, CCTV) được xử lý và số hóa tại trạm trước khi gửi dữ liệu về Trung

tâm

- Các server xử lý trung tâm nhận thông tin về tình trạng hành hải từ

các bộ cảm biến (radar, AIS, CCTV), xử lý và cung cấp thông tin cho nhân

viên điều hành VTS

- Hiển thị tình trạng hành hải cho nhân viên VTS theo khuôn dạng sau:

+ Các bảng thông tin

+ Hải đồ điện tử đa lớp của khu vực đã được cập nhật các dữ liệu hải đồ

chi tiết

- Cung cấp cho nhân viên vận hành hệ thống VTS các công cụ sau:

+ Phân tích tình trạng giao thông và tạo các cảnh báo và nhắc nhở

+ Điều hướng các tuyến thông qua hoạt động quản lý

+ Dự báo và mô phỏng tình trạng giao thông

+ Phối hợp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn tuân thủ tài liệu hướng dẫn

của International Aeronautical and Maritime Search and Rescue Manual (IAMSAR Manual)

+ Phát lại các tình huống giao thông

+ Cơ sở dữ liệu VTS cung cấp cho nhân viên VTS với:

Lập kế hoạch / lịch trình

Lưu trữ dữ liệu tàu thuyền

Lưu trữ các sự kiện cần thiết cho việc tính phí của cảng

Lưu trữ nhật ký VTS

Tạo các báo cáo

+ Sử dụng hải đồ điện tử theo chuẩn S-57 được cập nhật dữ liệu hải đồ

chi tiết của khu vực, các hình ảnh vệ tinh theo khuôn dạng GeoTiff, chỉnh sửa

các lớp GIS của hải đồ và tạo các người dùng hải đồ

+ Cung cấp cho nhân viên vận hành hệ thống VTS thông tin thoại vô

Trang 37

Khả năng mở rộng của hệ thống VTS luồng Hải Phòng:

Hình 2.7 Trạm trung tâm điều hành VTS điển hình

Hình 2.8 Vị trí làm việc của cán bộ vận hành hệ thống VTS

Trang 38

2.4 Trạm vận hành từ xa tại Cát Hải

Hình 2.9 mô tả trạm vận hành từ xa tại Cát Hải Về cấu hình và kết nối vật lý, trạm vận hành từ xa khác trạm VTS trung tâm, nhƣng tại đây, việc vận hành là chủ yếu

Hình 2.9 Trạm VTS vận hành từ xa điển hình

Hình 2.10 Trạm VTS vận hành từ xa tại Cát Hải

Trang 39

Tổng quan chung

Hình 2.11 mô tả kiến trúc của một trạm cảm biến với cấu hình mô-đun Dựa trên cấu hình, các trạm được trang bị các bộ cảm biến khác nhau, tất cả các trạm gửi kết quả đo của mình đến trung tâm VTS Lý do để kết hợp các cảm biến này nhằm giảm chi phí cơ sở hạ tầng Các cấu hình trạm có thể thực hiện đơn giản bằng cách bỏ đi một số các module cụ thể Cũng có thể bao gồm nhiều hơn một module, chẳng hạn như cho phép nhiều bộ cảm biến khí tượng/thủy văn trên cùng 1 trạm

Hình 2.11 Một đầu cuối vận hành từ xa

Trạm radar của hệ thống VTS luồng Hải Phòng được trang bị các thiết

bị VTS được sản xuất theo tiêu chuẩn IALA V -128 loại “Advanced” như : Radar sử du ̣ng công nghê ̣ mới nhất là công nghê ̣ bán dẫn (Solid State), kết hợp với viê ̣c sử du ̣ng tra ̣m gốc AIS (có tích hợp máy thu định vị GPS ) để thu thông tin AIS từ các tàu , thuyền có trang bi ̣ AIS , các VHF công suất cao , CCTV chuyên dụng Các bộ xử lý , cơ sở dữ liê ̣u sử dụng tối đa các thiết bị thương mại dựng sẵn COTS (Commercial-Off-The-Self) như các Server, màn

Trang 40

hình hiển thị, switch, router, với phiên bản mới nhất , đảm bảo dễ dàng bảo trì, thay thế, nâng cấp, mở rô ̣ng

Công suất phát của radar là 50W SSPA (Solid State Power Ampliffier)

Các Mô đun thông tin và cảm biến

Mô đun AIS

Trạm gốc AIS (AIS Base Station) để truyền và nhận các bản tin AIS Cấu hình 1 trạm AIS gồm:

xử lý tín hiệu ra đa, 1 bộ bàn phím, chuột, màn hình

Hình 2.12 Cấu hình module của các trạm cảm biến

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8]. Các hướng dẫn đối với hệ thống VTS (Guidelines for Vessel Traffic Services) - IMO RESOLUTION A.857 (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Guidelines for Vessel Traffic Services) -
[9]. Khuyến nghị về các yêu cầu tính năng kỹ thuật đối với thiết bị VTS (Recommendation on technical performance requirements for VTS equipmen) - IALA Recommentdation V-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Recommendation on technical performance requirements for VTS equipmen) -
[1]. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Báo cáo tổng kết năm 2014 Khác
[2]. Cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Nội quy cảng biển Hải Phòng Khác
[3]. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quyết định số 1989/QĐ-BGTVT ngày 27/5/2014 vầ việc phê duyệt Dự án đầu tƣ xây dựng Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng theo hình thức BT Khác
[5]. Công ty CP tƣ vấn xây dƣng T & D, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tƣ xây dựng Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hải Phòng theo hình thức BT Khác
[6]. Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải Miền bắc, Thông báo hàng hải số 257/TBHH- TCTBĐATHHMB ngày 01/9/2015/ Khác
[10]. Khuyến nghị về việc triển khai các dịch vụ VTS (Recommendation on the implementation of Vessel Trafic Services) - IALA Recommendation V-119 Khác
[11]. Tiêu chuẩn về đào tạo, huấn luyện và cấp bằng cho nhân sự VTS (Standards for Training and Certification of VTS Personnel) - IALA Recommendation V-103 Khác
[12]. Việc sử dụng và hiển thị các ký hiệu, biểu tƣợng tại Trung tâm VTS (The Use and Presentation of Symbology at a VTS Centre) - IALA Recommentdation V-125 Khác
[13]. IALA, Recommendation V-127 on Operational Procedure for Vessel Traffic Service Khác
[15]. SAAB, VTS software V3000 Operator manual and Maintenance manual Khác
[16]. SAAB, VTS software V3000 MIS Operator manual and Maintenance manual Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w