Qua một số năm theo dõi, tôi nhận thấy dạng bài tập Vật lí phần về thấu kính hội tụ TKHT và thấu kính phân kì TKPK của chương III Vật lí 9 thường có trong các đềthi định kì trong năm học
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VỀ THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN KÌ TRONG MÔN VẬT LÍ 9 ”
Người thực hiện: Bùi Xuân Quỳnh Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Thọ
SKKN thuộc môn: Vật lí 9
THANH HOÁ, NĂM 2016
Trang 22 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
3.2 Yêu cầu đối với giáo viên 53.3 Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về TKHT và
3.5.3 Dạng 3: Cho ảnh, tìm vật và nhận biết thấu kính thuộc loại nào?
(Bài toán ngược)
14
3.5.4 Dạng 4: Xác định quang tâm, tìm tiêu điểm của một thấu kính 15
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trang 3Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trườngTrung học cơ sở (THCS) Chương trình Vật lí THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh(HS) một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ phổ thông cơ sở, bước đầu hìnhthành ở HS những kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học, góp phầnhình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáodục THCS đã đề ra.(trích trong SGV VL6 trang 5)
Như vậy Vật lý là một môn học quan trọng trong hệ thống các môn học ở trườngTHCS Nó cung cấp các khái niệm, các định luật vật lí, những kiến thức cơ bản về cáchiện tượng vật lí,…và góp phần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho họcsinh Trong đó bài tập vật lý ở THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố,
mở rộng, đào sâu, hoàn thiện kiến thức lý thuyết và rèn luyện cho học sinh khả năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần giáo dục kỹ năng tổng hợp, đào tạo nên conngười phát triển toàn diện như mục tiêu của giáo dục đề ra
Qua một số năm theo dõi, tôi nhận thấy dạng bài tập Vật lí phần về thấu kính hội
tụ (TKHT) và thấu kính phân kì (TKPK) của chương III Vật lí 9 thường có trong các đềthi định kì trong năm học hoặc có trong đề thi vào lớp 10 THPT trong những năm họcgần đây
Tuy vậy, qua những năm giảng dạy tôi thấy rằng với các dạng bài tập này, có một
số em học sinh lớp 9 mà tôi đã, đang trực tiếp giảng dạy nếu gặp phải thường rất lúngtúng trong việc tìm cách giải Các bài tập trong sách giáo khoa phần này có nhiều bài tậpyêu cầu các em giải định lượng trong khi đó trong sách của chương trình thì khẳng định
rõ “Các kiến thức trong chương III chỉ được trình bày ở mức độ định tính…, không trìnhbày các công thức thấu kính” (trích trong SGV VL9 trang 13)
Trong sách giáo khoa (SGK) thì các dạng bài tập nói ở trên có với số lượng khá khiêmtốn, tiết bài tập trong SGK rất ít nên việc giải các dạng bài tập này tương đối khó khănvới các em Do đó đến khi gặp các dạng bài tập này trong khi kiểm tra định kì, thi vàolớp 10 … thường là các em gặp nhiều khó khăn trong khi giải, có em không làm được,cho nên các em thường không được điểm cao, có em bị điểm yếu, thậm chí có em còn
bị điểm kém Đó là một vấn đề thực tế khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ tìmcách hạn chế, khắc phục
Với những lí do đó, tôi đã tìm hiểu, xây dựng và thực hiện đề tài “ Hướng dẫn
học sinh giải bài tập về TKHT và TKPK trong môn Vật lí 9” nhằm tìm ra cách dạy
như thế nào để học sinh có thể dễ hiểu và nắm được cách giải một bài tập về TKHT vàTKPK trong môn Vật lí 9 một cách vững vàng Tôi hy vọng từ chuyên đề này phần nàokhắc phục được những khó khăn mà các em học sinh gặp phải khi giải bài tập về TKHT
Trang 4và TKPK trong môn Vật lí 9, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn học nóiriêng và các chỉ tiêu của nhà trường nói chung nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nămhọc.
2 Mục đích nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập về TKHT và TKPK trongmôn Vật lí 9” tôi hy vọng giúp học sinh(HS) của mình (đặc biệt là HS yếu kém) có thểnắm vững kiến thức, phương pháp để giải một bài tập vật lí nói chung và giải bài tập vềTKHT và TKPK nói riêng, giúp HS có thể nhận dạng được các bài tập để xác định đượcmục tiêu của bài tập đó và từ đó tìm ra từ câu hỏi, điều kiện của bài toán, xem xét cáchiện tượng vật lí nêu trong bài tập để từ đó xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho vàcái phải tìm để từ đó có thể tự tin giải các dạng bài tập này một cách chắc chắn, tốt hơn
Từ đó nhằm giúp học sinh dễ dàng nắm bắt cách giải các dạng bài tập của chương qua
đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cho HS
3 Đối tượng nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài đã nêu, tôi cần phải tiến hành:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng bài tập trong dạy học vật lý ở
trường trung học cơ sở (THCS)
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương III - Quang Học ̣- Vật lí 9
- Phân loại các dạng bài tập về TKHT và TKPK môn Vật lí 9
- Đề xuất phương pháp giải một số dạng bài tập về TKHT và TKPK môn Vật lí 9
- Hướng dẫn giải một số bài tập cơ bản và nâng cao về TKHT và TKPK môn Vật lí 9(từ dễ đến khó)
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài đã nêu, tôi cần phải nghiên cứu về:
- Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Vật lí nói riêng;
- Phương pháp giải bài tập vật lí ở trường THCS, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập thông tin
về tình hình giải bài tập về TKHT và TKPK môn Vật lí 9 ở HS khối 9 trường THCSThành Thọ trước và sau khi thực hiện đề tài
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Dựa trên kết quả điều tra thống kê, so sánh vàtổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để giảng dạy họcsinh
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Chúng ta đã mục tiêu của chương trình giáo dục THCS là: “Giáo dục THCS nhằmgiúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổthông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học Trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
Việc giảng dạy bài tập vật lý nói chung và bài tập về TKHT và TKPK môn Vật lí
9 nói riêng trong nhà trường không những giúp học sinh nắm chắc được kiến thức màcòn giúp HS hiểu, khắc sâu thêm phần lý thuyết và giúp học sinh nắm được phươngpháp giải bài tập mà còn giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết nhữngnhiệm vụ học tập và những vấn đề mà thực tế đời sống lao động đặt ra
Trang 5Muốn làm được bài tập vật lí, HS phải biết vận dụng các thao tác tư duy, sosánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để xác định bản chất vật lí trên cơ sở đóchọn ra các công thức thích hợp cho từng bài tập cụ thể Vì thế bài tập vật lí còn làhình thức củng cố, ôn tập, mở rộng hoặc đi sâu vào các trường hợp riêng lẻ của địnhluật Trong việc giải bài tập nếu học sinh tự giác, say mê tìm tòi thì nó có tác dụng rènluyện cho các em những đức tính tốt như tinh thần tự lập, vượt khó, tính cẩn thận, tínhkiên trì và đặc biệt tạo niềm vui trí tuệ trong học tập
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a) Đối với học sinh:
Sau khi tìm hiểu tôi thấy có những tình trạng sau: Nhiều em ngại khó, lười học, lườisuy nghĩ, không chịu khó học hỏi Nhiều em không nắm được phương pháp giải các bàitập áp dụng về ảnh của vật tạo bởi hai loại thấu kính nói trên Nhiều em chỉ tập trungvào những môn học để thi vào lớp 10 Trung học phổ thông (những năm gần đây thường
là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) nên có phần sao nhãng việc học các môn khác trong đó
có Vật lí nên không nhớ kiến thức để áp dụng Một số em nắm được lý thuyết nhưng kĩnăng vận dụng lý thuyết vào giải toán vật lý còn chậm và yếu
Nguyên nhân của tình trạng này theo tôi đó là: các em HS chưa yêu thích môn Vật
lí, thậm chí có em còn rất sợ khi phải học môn Vật lí chứ chưa nói gì đến tìm hiểu cácdạng bài tập Hơn nữa đa số học sinh của trường là con em dân tộc, một số học sinh(HS)
là con em vùng 135 nên việc học tập của các em còn thụ động, rập khuôn, máy móc vàmang nặng tính hình thức; thiếu sáng tạo, chủ động Các em chưa hiểu sâu, hiểu kĩ cáckiến thức Vật lý Mặt khác tiết bài tập trong SGK là rất ít so với tiết lý thuyết Trong khichữa bài tập, nhiều học sinh vẫn còn thờ ơ, thậm chí vẫn còn học sinh chưa biết tóm tắtbài toán bằng các kí hiệu Vật lý, chưa thạo cách đổi đơn vị, chưa nắm thành thạo vềđường truyền của một số tia sáng đặc biệt đi qua hai loại thấu kính nêu trên Nhiều emkiến thức toán học còn hạn chế nhiều về phần tam giác đồng dạng và kĩ năng biến đổibiểu thức, giải phương trình…
b) Đối với giáo viên:
Mặc dù rất nhiệt tình trong giảng dạy nhưng việc giành thời gian kèm cặp họcsinh yếu kém môn vật lí 9 đôi khi còn hạn chế nên cũng có phần nào ảnh hưởng đến chấtlượng học tập của những học sinh yếu kém này Việc bồi dưỡng HS khá, giỏi thường chỉtập trung vào đội tuyển thi học sinh giỏi huyện (thường chỉ có rất ít HS), nên chất lượngđại trà chưa được nâng cao
Bên cạnh đó giáo viên do phải dạy nhiều lớp, nhiều môn, hơn nữa tôi thấy trongmột số tiết học môn Vật lí 9 thì kiến thức tương đối dài, nên cũng có phần ảnh hưởngđến việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảng dạy của giáo viên
c) Kết quả của thực trạng trên:
Do thực trạng dạy và học đó nên nhiều học sinh khối 9 không tự mình giải đượccác dạng bài tập như đã nói ở trên Để tìm hiểu và so sánh kết quả có đối chứng thực tế,tôi tiến hành dạy song song hai phương pháp ở hai lớp khác nhau: Lớp 9A là lớp họcsinh có lực học yếu hơn và 9B là lớp học sinh có lực học khá hơn
Lớp 9B tôi tiến hành dạy theo biện pháp như trong đề tài, còn lớp 9A tôi tiến hành dạytheo trình tự dạy như sách giáo khoa môn Vật lý 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ tiết
Trang 647 đến tiết 49 tức là từ bài 42 đến bài 43 sách giáo khoa vật lí 9 của Bộ Giáo dục và đàotạo, sau bài này tôi đã khảo sát chất lượng việc giải bài tập về TKHT trong môn Vật lí 9của học sinh khối 9 do tôi giảng dạy Kết quả chất lượng bài kiểm tra như sau:
Lớp Sĩ số Điểm yếu
Điểm >5 đến
<6,5
Điểm >6,5đến 8 Điểm giỏi
d Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến đề tài:
+ Thuận lợi:
- Phòng Giáo dục & Đào tạo Thạch Thành và ban giám hiệu trường THCS ThànhThọ đã tập trung quản lí, chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học với môn Vật
lí nói riêng và với tất cả các môn học khác một cách hiệu quả
- Nhà trường luôn tạo điều kiện và hỗ trợ cho giáo viên trong việc đổi mới phươngpháp dạy học Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đổimới PPDH đồng thời phê bình, nhắc nhở những GV chưa tích cực đổi mới PPDH
- Tổ chuyên môn thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn theo đúnghướng dẫn, đặt việc đổi mới phương pháp dạy học lên hàng đầu Ngoài ra trong sinhhoạt chuyên môn tổ cũng có những chuyên đề bàn về các kiểu bài dạy học trong đó cókiểu bài dạy luyện tập nói chung và của nhóm Toán – Vật lí nói riêng
- Năm học 2015 – 2016 nhà trường tiếp tục phân loại đối tượng học sinh để tạo điềukiện cho giáo viên có phương pháp dạy phù hợp và sát với từng đối tượng HS nhằmnâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà, hạn chế yếu kém
- Dụng cụ thí nghiệm hầu như đã hư hỏng nhiều, số lượng còn lại rất hạn chế, phònghọc bộ môn chưa có, do đó các tiết học Vật lí chủ yếu là giáo viên biểu diễn, thuyết trìnhcác thí nghiệm dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao Học sinh đang ở độ tuổi hiếuđộng nên khi được sử dụng dụng cụ thí nghiệm thì các em còn chú ý nhiều đến dụng cụ,nghịch dụng cụ nhiều hơn là học nên cũng gây khó khăn trong việc giảng dạy
Trang 7- Nhiều HS không chú ý vào việc học nên học trước quên sau, không nhớ kiến thức
cơ bản
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1 Yêu cầu đối với học sinh:
Yêu cầu với học sinh khi học về hai loại “ Thấu kính” phải có đầy đủ dụng cụ họctập (thước kẻ, com pa, ); phải có thái độ học tập đúng đắn với phương châm: “Học đểbiết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như UNESCO đã từng
đề xướng
Các em phải ôn lại kiến thức môn toán học đó là: Tam giác đồng dạng, bài toándựng hình, chứng minh hình học, biến đổi biểu thức,… tức là học sinh cần ôn lại nhữngkiến thức toán học có liên quan
3.2 Yêu cầu đối với giáo viên:
Giáo viên phải giành thời gian thích hợp củng cố cho học sinh về hiện tượng khúc
xạ ánh sáng; cách nhận biết TKHT và TKPK; cách vẽ đường đi của các tia sáng đặc biệtqua TKHT và TKPK, cách xác định ảnh của một vật tạo bởi hai loại thấu kính Cần rèncho học sinh kỹ năng vẽ hình thật chính xác (vẽ góc vuông, vẽ hai đường thẳng songsong, cách lấy điểm đối xứng,…) Phân dạng những bài tập về TKHT và TKPK có cùngmột yêu cầu với cùng một phương pháp giải để học sinh nắm vững cách giải qua đó hìnhthành kỹ năng Với đối tượng HS khá, giỏi thì qua việc giải bài tập về TKHT và TKPKbằng phương pháp hình học xây dựng cho các em một số công thức về thấu kính đểnâng cao kiến thức cho các em
3.3 Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về TKHT và TKPK:
3.3 1 Nhận dạng thấu kính:
Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một
mặt phẳng và một mặt cầu
3.3.2.Phân loại thấu kính:
Có hai loại thấu kính:
a)Thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa là thấu kính hội tụ.
- Tiết diện của một số TKHT và kí hiệu TKHT
- Khi chiếu chùm ánh sáng song song qua thấu kính này thì cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm
b)Thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa là thấu kính phân kì.
- Tiết diện của một số TKPK và kí hiệuTKPK
- Khi chiếu chùm ánh sáng song song qua thấu kính này thì cho chùm tia ló loe rộng ra
3.3.3 Một số khái niệm:
Trang 8a) Trục chính: Trong các tia tới vuông góc với mặt của TKHT(TKPK ) có 1 tia cho tia
ló truyền thẳng không đổi hướng Tia này trùng với 1 đường thẳng gọi là trục chính của TKHT(TKPK) Kí hiệu trục chính là ( đọc là đen-ta)
b) Quang tâm: - Trục chính cắt TKHT ( TKPK) tại điểm O, điểm O là quang tâm của
TKHT( TKPK) Tia sáng tới đi qua quang tâm cho tia ló đi thẳng không đổi hướng
c) Tiêu điểm:
- Một chùm tia tới song song với trục chính của TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại điểm F nằm trên trục chính Điểm F đó gọi là tiêu điểm của TKHT
- Một chùm tia tới song song với trục chính của TKPK cho các tia ló kéo dài cắt nhau tại điểm F nằm trên trục chính Điểm F đó gọi là tiêu điểm của TKPK
O F F O - Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm F và F/đối xứng nhau qua quang tâm O của thấu kính d)Tiêu cự: Khoảng cách từ quang tâm tới tiêu điểm OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của TKHT ( TKPK) 3.3.4 Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK: a) Tia tới đi qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng không đổi hướng b) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm (hoặc đường kéo dài qua tiêu điểm ) c) Tia tới qua tiêu điểm ( hoặc có đường kéo dài qua tiêu điểm ) cho tia ló song song với trục chính
S/
3.3.5 Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT,TKPK:
a) TKHT: Gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, f là tiêu cự của thấu kính
Khoảng cách từ vật
đến thấu kính (d)
Đặc điểm của ảnh
Thật hay ảo? Cùng chiều hay ngượcchiều so với vật? nhỏ hơn vật?Lớn hơn hay Vật ở rất xa thấu
kính Ảnh thật Ngược chiều với vật Nhỏ hơn vật
d > 2f Ảnh thật Ngược chiều với v ật Nhỏ hơn vật
f < d < 2f Ảnh thật Ngược chiều với vật Lớn hơn vật
O F/
O F/
O F
F’
2
Trang 9d < f Ảnh ảo Cùng chiều với vật Lớn hơn vật
d = 2f Ảnh thật Ngược chiều với vật Bằng vật
b) TKPK: Đối với TKPK thì vật đặt ở vị trí nào cũng cho ảnh ảo, cùng chiều với vật, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính
3.3.6 Cách dựng ảnh của vật qua TKHT,TKPK :
a) Dựng ảnh S/ của điểm sáng S tạo bởi TKHT, TKPK:
Trường hợp S không nằm trên trục chính: Từ S ta dựng hai tia( trong ba tia đặc biệt ) đến TKHT(đối với TKPK chỉ dùng tia tới song song với trục chính và tia tới qua quang tâm hoặc tia tới kéo dài đi qua tiêu điểm và tia tới qua quang tâm), sau đó vẽ hai tia ló rakhỏi thấu kính Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S / của S Nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S / của S qua thấu kính
b) Dựng ảnh A /B/ của vật sáng AB tạo bởi TKHT, TKPK :
Muốn dựng ảnh A /B/ của AB qua TKHT ( AB vuông góc với trục chính , A nằm trên trục chính ), chỉ cần dựng ảnh B/ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ
B/ hạ vuông góc xuống trụcchính ta có ảnh A/ của A Còn với TKPK thì thường chỉ dùnghai tia tới: tia đi qua quang tâm và tia song song với trục chính như đã nói ở trên
Vật thật - ảnh thật Vật thật - ảnh ảo
3.4 Hướng dẫn học sinh các bước giải một bài tập vật lí về TKHT, TKPK:
Để HS có thể giải được tốt một bài tập vật lí về TKHT, TKPK tôi yêu cầu HS phải nắmchắc các bước để giải Cụ thể tôi hướng dẫn các em thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề và tóm tắt đề bài.
A’
B’
BA
B/
O
IF’
A’
B’
OF
O
I
FS
Trang 10a) Đọc kỹ đề bài để ghi nhớ những dữ liệu đã cho và những yêu cầu cần tìm hoặc giảiđáp Vẽ hình( thấu kính, vật sáng, đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua thấukính, ảnh của vật sáng qua thấu kính,…) nếu bài toán yêu cầu.
b) Tóm tắt đề bài
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý mà đề bài đề cập (nếu có )
Phân tích, so sánh và tổng hợp những thông tin trên nhằm xác định xem hiện tượng đãnêu trong bài thuộc phần nào của kiến thức vật lý đã học, có liên quan đến những kháiniệm nào, định luật nào, công thức nào… để tìm ra lời giải hay đáp số cần có
Bước 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
a)Trình bày lập luận lôgíc, có hệ thống, chặt chẽ để tìm ra mối liên hệ giữa những điềucho biết và điều phải tìm Nếu phải tính toán định lượng, thì tìm các công thức vật lí cóliên quan đến các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm Thực hiện các phép biến đổitoán học để cuối cùng tìm ra được một công thức toán học, trong đó ẩn số là đại lượngvật lý phải tìm, có liên hệ với các đại lượng khác đã cho trong đề bài
b) Đổi các đơn vị đo trong đầu bài thành đơn vị của cùng một hệ đơn vị và thực hiệncác phép tính toán
Bước 4: Thực hiện việc giải bài toán vật lí:
Dựa vào bước phân tích trên ta đã tìm được mối liên hệ giữa điều đã biết và điềuphải tìm (tức là HS đã tìm ra được định hướng cho việc giải bài toán đó thông qua cáccông thức đã học), tiếp theo là sắp xếp lại các công thức đó cho hợp lí theo trình tự hợplogic và phải xác định được phải tìm đại lượng nào trước, đại lượng nào sau, dù là đạilượng trung gian hay trực tiếp thì đều phải ghi lời giải Để ghi được lời giải thì ta phảidựa vào câu hỏi của bài toán hoặc tìm đại lượng trung gian nào
- Đại lượng nào bài toán cho chưa rõ ràng thì phải lập luận để sử dụng chúng
- Sau đó áp dụng công thức rồi thay số và tính toán
- Khi giải xong, đề bài bắt tìm đại lượng nào thì ta phải ghi đáp số cho đại lượng đó
Bước 5: Nhận xét và biện luận về kết quả đã tìm được.
Sau khi giải song bài toán, cần thử lại để chắc chắn là kết quả thu được đã chínhxác hoặc kiểm lại tính chất của ảnh của vật
Giáo viên cần hướng dẫn HS dùng các phép tính để kiểm tra kết quả.(những kếtquả thu được bằng suy luận hay bằng biến đổi toán học), khi giải một bài tập vật lýkhông phải lúc nào kết quả cũng phù hợp với thực tế có, vì vậy có thể phải biện luận đểchọn những kết quả phù hợp với thực tế hoặc để mở rộng phạm vi lời giải đến nhữngtrường hợp tổng quát hơn
3.5 Một số phương pháp giải cơ bản các dạng bài tập về Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.
3.5.1.Dạng 1: Dựng ảnh của vật tạo bởi TKHT, TKPK.
a) Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT, TKPK
Phương pháp giải:
Từ S ta dựng hai tia tới (trong ba tia đặc biệt) đến TKHT, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính( Với TKPK thường chỉ dùng tia tới song song với trục chính và tia đi qua quang tâm là chính) Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là S
Trang 112 trong 3 tia đặc biệt qua TKHT, S’ là giao của hai tia ló )
Bài giải:
Từ S vẽ tia tới SI song song với , nối IF’ và kéo dài
Vẽ tia tới SO và kéo dài SO cắt IF’ tại S’ Ta có S’ là ảnh thật của S ( Hình1)
( Hình1)
Bài tập áp dụng:
1.(Bài 43.1 SBT VL9)
Đặt một điểm sáng S trước TKHT và nằm trong
tiêu cự Hãy dựng ảnh S’ của S qua thấu kính đã cho
S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
2 Đặt một điểm sáng S trước TKPK và nằm trong
tiêu cự Hãy dựng ảnh S’ của S qua thấu kính đã
cho S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi TKHT, TKPK(AB vuông góc với trục chính tại