1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức các hoạt động dạy học ở tiết ôn tập toán buổi 2 theo hướng trải nghiệm, khám phá và phát hiện môn toán lớp 4

16 353 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 109 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết, dạy học môn toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và th

Trang 1

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở

TIẾT ÔN TẬP TOÁN – BUỔI HAI THEO HƯỚNG

TRẢI NGHIỆM, KHÁM PHÁ VÀ PHÁT HIỆN

MÔN TOÁN LỚP 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ :

Như chúng ta đã biết, dạy học môn toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh

có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản giúp học sinh có vốn kiến thức về toán học để tiếp tục học tập ở các cấp cao hơn: Phổ thông cơ sở, phổ thông trung học

Dạy môn toán lớp 4 mở đầu cho giai đoạn "học tập sâu", tạo sự phát triển rõ nét về trình độ nhận thức, kiến thức, khả năng vận dụng, phát triển tư duy lôgíc, suy luận cho học sinh

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giáo dục đang có những thay đổi, đó là nhà trường không chỉ trang bị kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS mà cần thiết phải hình thành cho các em tính độc lập, tự chủ, năng động, có tư duy sáng tạo Dạy học theo đối tượng phát huy khả năng mỗi cá nhân Để đáp ứng được yêu cầu môn học nói riêng, yêu cầu của giáo dục hiện nay nói chung thì mỗi giáo viên phải chịu khó nghiên cứu, thiết kế bài học với nội dung kiến thức phù hợp, phương pháp và hình thức tổ chức hợp lí để phát huy tính tích cực của học sinh Học sinh được hoạt động thực sự, chiếm lĩnh tri thức, nắm kiến thức chắc chắn, vận dụng kiến thức linh hoạt

Trong giai đoạn hiện nay thì hầu hết các trường Tiểu học đã thực hiện việc học

2 buổi / ngày Nội dung buổi hai nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức

mà học sinh đã được học ở tiết chính khóa và giúp học sinh mở rộng kiến thức, bồi dưỡng học sinh có khả năng về môn học

Nhưng hiện nay việc giáo viên xác định nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cho các tiết ôn tập buổi hai còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn Đó là

Trang 2

nội dung bài dạy còn chưa thật phong phú, chưa phù hợp với các đối tượng, chưa thật tích cực góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi, phát huy năng lực của học sinh Quy trình dạy học đa phần là giáo viên giao bài, học sinh đọc đề, làm bài -Giáo viên gợi ý, hướng dẫn nội dung mà học sinh còn lúng túng - Học sinh chữa bài thống nhất kết quả

Với hình thức và cách thức tổ chức như vậy giáo viên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh Giáo viên chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt là cách thức tổ chức Các phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình giảng giải; Hình thức học tập chủ yếu là học tập cá nhân Như vậy chưa thực sự phát huy được tính tích cực cho học sinh - Học sinh còn học tập một cách thụ động Một trong những giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng trên là giáo viên cần biết lựa chọn nội dung bài dạy, thiết kế bài dạy theo hướng trải nghiệm, khám phá nhằm kích thích, lôi cuốn học sinh học tập và đặc biệt phát huy khả năng cá nhân từng em; góp phần bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

B Giải quyết vấn đề :

I Cơ sở lí luận :

Trong tạp chí Giáo dục tiểu học - số 51 Phó giáo sư tiến sĩ Đỗ Tiến Đạt đã đưa

ra các bước của kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện theo quy trình như sau :

Bước 1 : Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh

Bước 2 : Tổ chức cho học sinh trải nghiệm

Bước 3 : Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới

Bước 4 : Thực hành

Bước 5 : Vận dụng

Đó là quá trình học tập mà HS phải dựa vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm

đã có từ trước để phân tích, khám phá, rút ra bài học hình thành kiến thức mới Sau đó HS vận dụng điều đã học để giải các bài tập, giúp HS củng cố kiến thức, giải quyết các tình huống trong thực tế Dạy học thông qua trải nghiệm là cách

Trang 3

thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm của người học

Trên đây là 5 bước dạy học mà giáo viên áp dụng để thiết kế và tổ chức các tiết dạy chính khóa Năm học 2012- 2013 tôi đã có sáng kiến kinh nghiệm viết về đề tài này và vận dụng có hiệu quả Năm học 2015 - 2016 tôi đã nghiên cứu, tập trung đi sâu vào việc thiết kế bài học cho buổi hai theo hướng trải nghiệm khám phá Trên cơ sở 5 bước đó thì ở tiết ôn tập chúng ta có thể linh hoạt vận dụng 3 bước sau

Bước 1 : Khởi động, củng cố kiến thức đã học

Bước 2 : Trải nghiệm, khám phá

Bước 3 : Ôn tập, thử sức

II Thực trạng của việc dạy buổi hai tại trường Tiểu học hiện nay :

1.Giáo viên :

- Giáo viên chưa thật quan tâm, đầu tư thiết kế bài học buổi hai :

+ Hệ thống bài tập còn đơn điệu Giáo viên thường dựa vào hệ thống bài tập trong tài liệu do tổ, khối đăng kí lựa chọn ( Luyện tập toán, trắc nghiệm toán, Bổ trợ và nâng cao … ) Các bài tập có nội dung chủ yếu là ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản dưới dạng trác nghiệm, các bài tập chưa mang tính hệ thống, tổng quát hoặc có những bài tập có nội dung quá khó đối với học sinh ( một số bài trong vở bổ trợ và nâng cao )

+ Phương pháp dạy học chưa thật sự đổi mới

+ Hình thức dạy học còn đơn điệu, chủ yếu là hình thức học tập cá nhân, giáo viên giao bài, hướng dẫn bài khó Học sinh làm bài, chữa bài, nhận xét, giáo viên chốt kết quả đúng

+ Giáo viên chưa tạo được động cơ, gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa thật tích cực góp phần bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu

2 Học sinh :

+ Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin trong học tập, thiếu sự chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức mới

Trang 4

+ Học sinh làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc làm theo mẫu nên có phần hạn chế tư duy sáng tạo, linh hoạt

+ Thiếu sự hợp tác giữa cá nhân với cá nhân, nhóm, tổ

+ Học sinh chưa say mê yêu thích môn toán Vì vậy toán học còn khô khan, xa

lạ với cuộc sống thực tế của các em

3 Đầu năm học 2015 – 2016 tôi đã khảo sát một bài kiểm tra để nắm bắt chất lượng học sinh học buổi hai theo cách dạy lâu nay

Đề kiểm tra như sau :

Bài 1 : Đặt tính rồi tính :

a, 3742 + 1427 b, 9 235 – 6743

c, 1629 : 9 d, 1527 x 8

Bài 2 : Tìm x :

a, x + 2145 = 5273 b, 1628 - x = 4 x 385

c, x + x + x = 1530

Bài 3 : Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông có cạnh bằng

25 cm Chiều dài hình chữ nhật là 36 cm Tính chiều rộng hình chữ nhật

* Kết quả khảo sát như sau :

Với thực trạng như vậy thì có thể nói rằng hiệu quả dạy môn Toán buổi hai ở Tiểu học chưa thật sự như mong muốn

Vì vậy năm học 2015 – 2016 tôi đã tập trung nghiên cứu, thiết kế các hoạt động dạy học môn Toán – buổi hai theo hướng trải nghiệm, khám phá và phát hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy – học 2 buổi/ ngày ở trường Tiểu học

III Giải pháp tổ chức thực hiện :

Để tổ chức được tiết dạy ôn tập Toán buổi hai theo hướng trải nghiệm - Khám phá thì giáo viên phải :

1 Xác định nội dung kiến thức cần ôn tập

a, Xác định nội dung kiến thức cần ôn tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng

Trang 5

Đây là kiến thức cơ bản cần ôn tập giúp học sinh củng cố kiến thức đã được học chính khóa Tất cả học sinh trong lớp đều thực hiện ôn tập kiến thức cơ bản này

b Xác định kiến thức mở rộng có liên quan đến kiến thức cơ bản đã học.

Đây là những kiến nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức đã học, nhằm giúp học sính phát triển tư duy Những kiến thức này dành để ôn tập cho tất cả học sinh trong lớp nhưng phải có sự hợp tác trong nhóm, tổ hoặc cho đối tượng học sinh hoàn thành tốt

Ví dụ 1 : Ôn tập chia cho số có hai chữ số ( Toán lớp 4 - Tuần 15 )

Mục tiêu tiết ôn tập : Giúp HS :

- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép chia số tự nhiên cho số có hai chữ

số (Kiến thức cơ bản )

- Mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư Giải một số bài toán có lên quan đến phép chia có dư ( Kiến thức mở rộng )

Ví dụ 2 : Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5; cho 3; cho 9

* Mục tiêu tiết ôn tập : Giúp học sinh:

- Nắm vững dấu hiệu chia hết cho2; cho 5; cho 3; cho 9

- Dựa vào dấu hiệu để nhận biết được số chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9

- Giải một số bài tập có liên quan đến dấu hiệu chia hết, chia có dư

Giáo viên phải xác định được mục tiêu của tiết ôn tập, đó chính là định hướng

để giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập và lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp

2, Xây dựng hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập có nội dung củng cố kiến thức

cơ bản và nội dung kiến thức mở rộng, khắc sâu

a Xây dựng hệ thống câu hỏi :

Câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức mà học sinh đã học ở tiết chính khóa Câu hỏi thường để kiểm tra các quy tắc, công thức, tính chất, dấu hiệu, cách làm

…… Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, có nội dung cụ thể

Ví dụ 1 : Ôn tập chia cho số có hai chữ số

Giáo viên có thể kiểm tra học sinh bằng hệ thống câu hỏi sau :

Trang 6

- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0, để thuận tiện ta làm thế nào ?

- Trong phép chia có dư, số dư phải như thế nào so với số chia ?

- Số dư lớn nhất kém số chia mấy đơn vị ?

Ví dụ 2 : Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9

Giáo viên có thể kiểm tra bàng hệ thống câu hỏi như sau :

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; chia hết cho 5; chia hết cho 3; chia hết cho 9

- Một số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 cần có điều kiện gì ?

Với hệ thống câu hỏi trên sẽ giúp giáo viên biết được việc nắm kiến thức cũ của học sinh như thế nào, đồng thời cũng giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ để chuẩn bị cho tiết ôn tập hôm nay

b Xây dựng hệ thống bài tập

Đây là một nội dung rất quan trọng, giáo viên cần bám vào mục tiêu tiết dạy, vào nội dung học chính khóa và dựa vào năng lực của học sinh của lớp để lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp Hệ thống bài tập có hai mức độ :

1 Các bài tập cơ bản để củng cố kiến thức đã học

2 Các bài tập có nội dung tổng hợp, mở rộng, khắc sâu Bài tập vận dụng có liên quan kiến thức toán học với cuộc sống thực tế

Ví dụ 1: Ôn tập chia cho số có 2 chữ số

Hệ thống bài tập có thể thiết kế như sau :

Bài tập 1 : Thực hiện phép chia :

a, 9585 : 45 ( phép chia hết )

b,12 345 : 67 ( phép chia có dư )

Bài tập 2 : Để phép chia 12 345 : 67 không còn dư ta làm thế nào ?

Bài tập 3 : Cho phép chia a : b = q ( dư r ) Em suy ra điều gì ?

Bài tập 4 : Khối lớp 4 trường Tiểu học Ba Đình có số học sinh trong khoảng từ

170 đến 200 em Khi xếp hàng 2 hoặc hàng 5 đều thiếu 1 em Khi xếp hàng 9 thì vừa đủ Hỏi khối lớp 4 trường Tiểu học Ba Đình có bao nhiêu em ?

Bài tập 1 : Học sinh thực hiện phép chia ( Đặt tính rồi tính )

Trang 7

a, 9 585 : 45 b, 12 345 : 67

Bài tập 2 : Để phép chia 12 345 : 67 không còn dư ta có thể bớt số bị chia 17 đơn vị ( bớt số dư ), khi đó thương giữ nguyên

Hoặc ta thêm vào số bị chia 50 đơn vị (Hiệu của số bị chia và số dư : 67 – 17 =

50 ), khi đó thương tăng 1 đơn vị

Bài 3 : Từ phép chia a : b = q ( dư r )

Suy ra : Nếu a – r thì sẽ chia hết cho b, khi đó thương không đổi

Nếu a + ( b – r ) sẽ chia hết cho b, khi đó thương tăng 1 đơn vị

Bài 4 : Vì số học sinh khối 4 khi xếp hàng 2 hoặc hàng 5 đều thiếu 1 em Vậy nếu thêm 1 em thì số học sinh khối 4 sẽ là số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 Nếu thêm 1 em thì số học sinh khối 4 sẽ là số tròn chục Vậy số học sinh lớp 4 là

số có hàng đơn vị là 9 và phải lớn hơn 170 em, nhỏ hơn 200 em Các số đó có thể là : 179,189,199 Trong 3 số trên chỉ có số 189 là số chia hết cho 9 Vậy khối 4 trường Tiểu học Ba Đình có 189 em

Với hệ thống bài trên giáo viên giúp học sinh ôn được những kiến thức cơ bản :

kĩ năng thực hiện phép chia ( Bài 1 ) Sau đó năng dần mức độ: Ôn tập về phép chia có dư, củng cố quan hệ giữa số bị chia, số chia và thương ( bài 2, bài 3 ) Gắn toán học với thực tế ( bài 4 )

Qua hệ thống bài tập trên thì ở bài tập 1, bài 2 chính là quá trình học sinh được trải nghiệm Bài 3 học sinh được khám phá, phát hiện ra kiến thức tổng quát Bài tập 4 là bài tập vận dụng

Học sinh được học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy phân tích tổng hợp; Gắn toán học với thực tế Giáo viên giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản, khắc sâu kiến thức mở rộng, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

3 Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.

58

135

0

12345 67 564

285 17

Trang 8

Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp, hình thức dạy học có ưu điểm riêng Song giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung kiến thức cần ôn tập

Với tiết ôn tập ở buổi hai theo hướng trải nghiệm, khám phá giáo viên có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh Các trò chơi có thể tổ chức như trò chơi “ Đấu trường 39” nếu lớp có 40 em Hoặc trò chơi “ Rung chuông vàng ” hoặc các trò chơi khác mà nhiều học sinh được tham gia

Ở buổi hai ngoài mục đích giáo viên giúp học sinh ôn tâp, củng cố kiến thức

mà còn giúp học sinh mở rộng kiến thức, phát triển tư duy toán học nên có những bài tập nâng cao vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi, nhóm ba để các em có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tìm ra kiến thức Sau đó học sinh ôn tập thử sức, giải các bài toán vận dụng, ở hoạt động này học sinh có thể làm việc cá nhân

Ví dụ 1 : Ôn tập chia cho số có hai chữ số

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :

a, 9585 : 45 b, 5202 : 34 c, 12345 : 67

Đối với bài tập này giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân nhưng dưới hình thức trò chơi “ Đấu trường 39” ( lớp có 40 em )

+ Giáo viên chọn người chơi chính, điều khiển cuộc chơi ( qua việc kiểm tra kiến thức cũ đã trình bày mục 2 )

+ Học sinh dưới lớp thực hiện các phép chia vào bảng con, khi người chơi chính làm xong, giơ bảng thì các bạn cũng dừng lại, giơ bảng báo cáo kết quả Với hình thức trò chơi như vậy sẽ tạo ra không khí học tập sôi nổi, có sự ganh đua và giúp học sinh rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số

Bài tập 2 : Để phép chia 12345 : 67 không còn dư ta làm thế nào ?

Bài tập này có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi các em phải suy luận, vận dụng kiến thức tổng hợp về mối quan hệ giữa số bị chi, số chia, số dư , thương để giải bài toán Do đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi để các em có sự hợp tác làm bài

Trang 9

4 Thiết kế bài dạy theo hướng trải nghiệm – khám phá

Sau khi giáo viên đã xác định được mục tiêu tiết dạy; xây dựng được hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập; lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học thì khâu cuối cùng là thiết kế bài học Đây là việc làm tổng hợp để thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy – học mà giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh là người học tập tích cực để chủ động nắm kiến thức

Sau đây tôi xin trình bày thiết kế theo hướng trải nghiệm, khám phá để ôn tập dấu hiệu chia hết ( Toán lớp 4 – tuần 18 )

1 Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5; cho 3; cho 9

- Dựa vào dấu hiệu để nhận biết được số chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9

- Giải một số bài tập có liên quan đến dấu hiệu chia hết, chia có dư

2 Đồ dùng dạy học :

Bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên :

125; 1 440 ; 1 203 ; 6 742 ; 4 097

3.Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

Hoạt động 1 : Khởi động, củng cố kiến thức đã học

Giáo viên tổ chức trò chơi “ Đấu trường 39 ” ( lớp có 40 học sinh )

Giáo viên phổ biến luật chơi :

- Chọn người chơi chính bằng các câu hỏi :

+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5, dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 9

+ Điều kiện để một số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là gì ?

Học sinh nào trả lời đúng và nhanh nhất được chọn làm người chơi chính Người chơi chính ngồi ở bàn giáo viên và cùng đấu với các bạn còn lại Người chơi chính gắn bảng phụ lên bảng (Bảng phụ đã chuẩn bị, có ghi các số : 125; 1 440 ; 1 203 ; 6 742 ; 4 097 )

Người chơi chính nêu từng nhiệm vụ mà cả lớp phải thực hiện :

a, Trong các số đã cho số nào chia hết cho 2 ?

Trang 10

( 1 440 ; 6 742 )

b, Trong các số đã cho số nào chia hết cho 5 ?

( 125 ; 1440 )

c, Trong các số đã cho số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 ?

( 1440 )

d, Trong các số đã cho số nào chia hết cho 3 ?

( 1440 ; 1203 )

e, Trong các số đã cho số nào chia hết cho 9 ?

( 1440 )

g, Trong các số đã cho số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9? ( 1 203 )

Với mỗi nhiệm vụ HS cả lớp cùng phải thực hiện ghi kết quả vào bảng con, khi người chơi chính làm xong, giơ bảng con báo cáo kết quả thì các bạn khác phải dừng lại, giơ bảng báo cáo kết quả

Bạn nào làm chậm hoặc chưa đúng thì bị loại hoặc tiếp tục làm lại cho đúng Các bạn làm đúng sẽ tiếp tục chơi tiếp cho đến khi trò chơi kết thúc

Kết thúc trò chơi, các bạn còn lại cuối cùng được thưởng một chàng pháo tay Giáo viên động viên các em làm chậm, làm chưa đúng, giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ

Lưu ý : Nếu trong quá trình chơi, người chơi chính làm sai thì chọn người khác,

đó là bạn làm đúng, làm nhanh các bài tập đã cho

Hoạt động 2 : Trải nghiệm – Khám phá

Bài tập 1 : Từ các chữ số 0; 1; 4; 5 Hãy viết các số có ba chữ số khác nhau :

a, Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5

b, Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9

c, Chia hết cho 2, cho 5, cho 3 nhưng không chia hết cho 9

Học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trên, báo cáo kết quả; Chốt lại kết quả đúng Học sinh đổi chéo vở kiếm tra

a, Số chia hết cho cả 2 và 5 phải có chữ số tận cùng là 0

Ngày đăng: 14/10/2017, 08:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w