1.2/ Yêu cầu Về Kĩ năng: - Phân biệt được những biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín.. Nhóm 4: - Biểu hiệu nào của việc làm được người khác tín nhiệm, tin cậy?. - Làm qua loa đ
Trang 1Tiết 4 – Tuần 4
Người soạn: Lê Thái Bảo
BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN 1/ Mục đích, yêu cầu
1.1/ Kiến thức
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày
- Vì sao các mối quan hệ trong xã hội cần giữ chữ tín
1.2/ Yêu cầu
Về Kĩ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện của giữ chữ tín và không giữ chữ tín
- Rèn luyện chọ học sinh thói quen trở thành người biết giữ chữ tín trong công việc
Về Thái độ:
- Học sinh cần học tập theo những tấm gương biết giữ chữ tín
2/ Phương pháp dạy học
- Phương pháp động não
- Phương pháp đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Phương pháp sắm vai
3/ Phương tiện
- Giáo viên: Sách giáo khoa GDCD 8, Sách giáo viên GDCD 8, Sách bài tập GDCD
8, Sách tình huống GDCD 8, các tấm gương giữ chữ tín, ca dao tục ngữ về giữ chữ tín
- Học sinh: Sách giáo khoa GDCD 8, Sách bài tập GDCD 8, Tập bài học và tập bài tập môn GDCD 8
3/ Tiến trình lên lớp: (45 phút )
3.1/ Ổn định lớp: 1 phút
3.2/ Trả bài cũ: 3 phút
- Thế nào là tôn trọng người khác? Vai trò của việc tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày?
3.3/ Tiến trình bài học: 40 phút
Trang 2Dẫn vào bài mới
I Đặt vấn đề Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Nhóm 1:
- Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ?
- Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử?
Nhóm 2:
- Một em bé đã nhờ Bác làm việc gì?
- Bác đã làm gì và vì sao Bác lại làm như vậy?
Nhóm 3:
- Người sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải làm tốt việc gì với người tiêu dùng?
Vì sao?
- Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì?
Vì sao không được làm trái với quy định
kí kết?
Nhóm 4:
- Biểu hiệu nào của việc làm được người khác tín nhiệm, tin cậy?
- Trái ngược những việc làm đó là gì? Vì sao không được tin cậy?
* Chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm thảo
luận theo câu hổi rồi cử đại diện lên trả lời, lớp chủ ý theo dõi và bổ sung ý kiến
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Nhóm 1:
- Nước Lỗ phải cống nạp cho nước Tề một cái đỉnh Nước Lỗ làm cái đỉnh giả mang nước Tề.
- Nhạc Chính Tử được cử mang đỉnh giả sang nước Tề nhưng vì không muốn mất lòng tin với vua Tề nên ông không chịu đi.
Nhóm 2:
- Một em bé ở Pác Bó nhờ Bác mua cho cái vòng bạc.
- Bác đã hứa và Bác đã giữ lời hứa Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.
Nhóm 3:
- Người sản xuất, khinh doanh hàng hóa phải làm tốt những việc:
+ Đảm bảo chất lượng hàng hóa về giá thành, mẫu mã, hạn sử dụng, thái
độ tiếp thị khách hàng.
+ Vì nếu không làm tốt những việc đó thì sẽ mất lòng tin với khách hàng.
- Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều: thực hiện đúng theo qui định, yêu cầu hợp đồng Nếu làm trái hợp đồng sẽ ảnh hưởng tình hình kinh tế, thời gian
và đặc biệt ảnh hưởng đến lòng tin của hai bên.
Nhóm 4:
- Làm việc luôn cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm được giao, trung thực trong công việc.
- Làm qua loa đại khái, gian dối trong công việc sẽ không được tín nhiệm, tin cậy Vì không tôn trọng nhau, hông giữ chữ tín, gây mất lòng tin.
Trang 3II Nội dung bài
học
* Tóm tắt vấn đề: Chúng ta phải biết
giữ chữ tín, giữ lời hứa, có trách nhiệm trong công việc của mình Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý và tin cậy
* Chuyển ý vào bài: Vậy “Giữ chữ tín”
là gì? Ý nghĩa của giữ chữ tín Chúng ta cùng bước phần II Nội dung bài học
Hoạt động 2:
* Làm bài tập 1 SGK/ 12
* Liên hệ:
Câu 1: Muốn giữ lòng tin của mọi người, chúng ta cần làm gì?
- Mọi người cần làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, không nói dối, gian lận.
Câu 2: Những hành vi thể hiện không
II Nội dung bài học
1 Thế nào là giữ chữ tín và ý nghĩa
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của
mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau
- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy, tín nhiệm
- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác cùng nhau
2 Học sinh muốn giữ chữ tín cần:
- Hoàn thành tốt công việc được giao
- Giữ lời hứa
- Không gian dối
- Đúng hẹn
- Giữ lòng tin của mọi người
Trang 4III Bài tập
- Làm sai qui định, yêu cầu hợp đồng
- Buôn bán hàng giả trong kinh doanh, sản xuất.
- Hẹn bạn đi chơi nhưng nuốt lời…
* Vậy theo các em, thế nào là giữ chữ tín
và ý nghĩa của giữ chữ tín Mời HS phát biểu…
* Tóm lại: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau
Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy, tín nhiệm
Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác cùng nhau
Hoạt động 3:
* Tự suy nghĩ độc lập: Hãy nêu một số
câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín?
* Tục ngữ
- Treo đầu dê, bán thịt chó
- Rao mật gấu, bán mật heo
- Rao ngọc, bán đá
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin
- Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy
- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
- Nhất ngôn cửu đỉnh
Trang 5* Ca dao
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
- Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
- Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang
* Vậy, học sinh muốn giữ chữ tín cần
làm gì?
HS trả lời xong, GV bổ sung và chuyển ý
sang phần Bài tập
Hoạt động 4: Xử lý tình huống:
Tình huống 1: Chuyện xảy ra tại nhà bạn
Nam: Tuấn đến rủ Nam đi sinh nhật Lan
nhưng Nam lấy cớ là đi đón em vào giờ
đó
Tình huống 2: Chuyện xảy ra trong giờ
kiểm tra bài tập tiết trước môn Toán: Cô
giáo hỏi cả lớp có bạn nào không làm bài
tập không? Nhưng không ai giơ tay, đến
khi cô kêu lên bảng làm thì Lan chưa
làm bài, Hòa thì quên tập
Tình huống 3: Lan mua một chiếc váy
trên trang mua sắm trên mạng, khi hỏi
người bán thì được biết là chất liệu vải
đẹp và giống như hình, nhưng khi giao
hàng thì chất liệu kém chất lượng, màu
sắc và kích cỡ không giống trong hình
Trang 6vào cốt chuyện trên với tình huống:
“Cách ứng xử việc giữ chữ tín” Sau khi hoàn thành bài diễn của các nhóm, GV nhận xét và cho lớp bình chọn nhóm xuất sắc nhất
3.4/ Củng cố: Yêu cầu học sinh nhắc lại: “Thế nào là giữ chữ tín” “Học sinh cần làm gì
để giữ chữ tín”.
Giáo viên nhắc lại kiến thức toàn bài
3.4/ Dặn dò: 1 phút
- Học bài 4: “Giữ chữ tín”
- Làm bài tập 1,2 trang 12, SBT GDCD 8
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín
- Chuẩn bị bài 5: “Pháp luật và kỉ luật”