Giáo trình gồm 2 phần: Phần lý thuyết: Gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững, lịch sử và hiện trạng của các loại tài nguyên như tài nguyên
Trang 1TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(Dành cho Đại học QLTN&MT)
Tác giả: ThS Bùi Thị Thục Anh ThS Phan Thanh Quyết
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Tài nguyên thiên nhiên được biên soạn dành cho sinh viên hệ Đại
học Quản lý tài nguyên & môi trường
Giáo trình Tài nguyên thiên nhiên cung cấp những kiến thức cơ bản về tài
nguyên thiên nhiên, các biện pháp sử dụng và quản lý bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên
Giáo trình gồm 2 phần:
Phần lý thuyết: Gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm tài nguyên thiên
nhiên, phát triển bền vững, lịch sử và hiện trạng của các loại tài nguyên như tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng
Phần thực hành: Giúp sinh viên làm quen với kỹ năng xác định các thành
phần cơ giới đất và xây dựng đường đồng mức nhằm sử dụng bền vững đất đồi núi
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót Rất
mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng
nghiệp và các em sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Bùi Thị Thục Anh
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1 6
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 6
II PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 8
2.1 Khái niệm phát triển bền vững 8
2.2 Ứng dụng thực tiễn và xu hướng hiện tại 8
III QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9
Chương 2 10
TÀI NGUYÊN ĐẤT I KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT 10
1.1 Khái niệm tài nguyên đất 10
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tài nguyên đất 11
II XÓI MÕN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI MÕN ĐẤT 12
2.1 Khái niệm xói mòn đất 12
2.2 Các loại xói mòn đất do nước 13
2.3 Xói mòn đất do gió 18
2.4 Giải pháp giảm thiểu sự xói mòn và sử dụng bền vững tài nguyên đất 19
III PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI ĐẤT XẤU 30
3.1 Đất dốc 30
3.2 Đất úng 30
3.3 Đất mặn 30
3.4 Đất phèn 31
IV PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 31
4.1 Chất thải rắn - nguồn gốc và ảnh hưởng 31
4.2 Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn 32
Chương 3 35
Trang 4I TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG 35
1.1 Vai trò của tài nguyên rừng 35
1.2 Tài nguyên rừng trên thế giới 35
1.3 Tài nguyên rừng ở Việt Nam 38
II RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI VÀ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG 40
2.1 Diện tích và phân bố rừng thưa nhiệt đới 42
2.2 Tuổi và tính ổn định của rừng mưa nhiệt độ 42
2.3 Cấu trúc của rừng mưa nhiệt đới 42
III NẠN PHÁ RỪNG VÀ TÁC HẠI SINH THÁI 45
3.1 Nguyên nhân mất rừng 45
3.2 Tác hại của mất rừng 45
IV CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG 48
4.1 Xây dựng hệ thống khu bảo vệ thiên nhiên 48
4.2 Khai thác và sử dụng rừng hợp lý 49
4.3 Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng nhất là rừng nhiệt đới 50
4.4 Ðẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi 50
V QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG 51
Chương 4 53
TÀI NGUYÊN NƯỚC I CHU TRÌNH VÀ PHÂN BỐ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC 53
1.1 Khái niệm 53
1.2 Chu trình và sự phân bố nước 54
II NHU CẦU VÀ SỰ KHAN HIẾM NƯỚC 57
2.1 Vai trò của nước 57
2.2 Một số vấn đề khi sử dụng nước 58
III Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NƯỚC 58
3.1 Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 58
3.2 Hậu quả của ô nhiễm nước 60
IV TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM 60
Trang 54.2 Tài nguyên không sinh vật 61
4.3 Các nguồn tài nguyên đặc biệt 62
V PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỰ Ô NHIỄM NƯỚC 63
5.1 Phương pháp làm sạch nước thải sinh hoạt 63
5.2 Làm sạch nước thải công nghiệp 66
Chương 5 67
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I KHUNG PHÂN TÍCH SINH KẾ BỀN VỮNG 67
1.1 Khái niệm khung sinh kế bền vững 67
1.2 Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng 69
II CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 70
2.1 Quản lý dựa vào các niềm tin, tôn giáo, văn hóa truyền thống cộng đồng 70
2.2 Giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và bảo vệ 71
2.3 Giao đất giao rừng cho các doanh nghiệp, công ty nhà nước 71
Chương 6 73
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, THẨM ĐỊNH TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I C¸c bíc tiÕn hµnh trong quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng 73
II Phương pháp đánh giá, thẩm định và quản lý tài nguyên thiên nhiên 73
2.1 Khung logic 73
2.2 Công cụ SWOT 76
PHẦN THỰC HÀNH 77
Trang 6Chương 1 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
* Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai
được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung:
- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất
và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của
tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia
- Đại bộ phận các nguồn TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử
Chính 2 thuộc tính này đã tạo ra tính quý hiếm của TNTN và lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên
* Phân loại tài nguyên thiên nhiên
- Phân loại theo nguồn gốc: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo + Môi trường thiên nhiên bao gồm: Nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật
+ Môi trường nhân tạo bao gồm: những cảnh quan được thay đổi do con người
- Phân loại theo môi trường thành phần: Đất, nước, không khí, sinh vật, khoáng sản, năng lượng
Trang 7
Sơ đồ 1: Phân loại Tài nguyên theo Môi trường thành phần
- Phân loại theo khả năng phục hồi: có khả năng phục hồi và không có khả năng phục hồi
Sơ đồ 2: Phân loại Tài nguyên Môi trường theo khả năng phục hồi
- Phân loại theo sự tồn tại: tài nguyên hữu hình và tài nguyên vô hình
Trang 8Sơ đồ 3: Phân loại Tài nguyên theo sự hiện hữu
II PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1 Khái niệm phát triển bền vững
PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống (WCED, 1983)
2.2 Ứng dụng thực tiễn và xu hướng hiện tại
* Cơ sở của PTBV
- Sử dụng lâu dài các tài nguyên không tái tạo được bằng cách tái chế, tránh
lãng phí, sử dụng ít hoặc thay thế, từ đó giảm sự khánh kiệt tài nguyên
- Bảo tồn tính DDSH, sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức
độ sử dụng, làm cho tài nguyên vẫn tiếp tục tái tạo
- Duy trì hệ sinh thái tự nhiên đảm bảo hoạt động trong giới hạn sức chứa của
Trái đất
* Các chỉ tiêu của PTBV
- Chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống (Human Development Indexes = HDI)
+ Thu nhập quốc dân tính theo đầu người (GD
+ Tuổi thọ bình quân nam giới, nữ giới
Trang 9+ Học vấn: tỷ lệ mù chữ, trung học, đại học
+ Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
+ Chất lượng môi trường: mức độ ô nhiễm
- Chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái
+ Bảo tồn hệ sinh thái phụ trợ và đa dạng sinh học
+ Bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên tái tạo, hạn chế suy thoái tài nguyên không tái tạo
+ Nằm trong sức „mang‟ của các hệ sinh thái phụ trợ
* Cách tiếp cận đối với PTBV
- Tiếp cận mang tính đạo đức
+ Định luật Pareto về sự cải thiện tối ưu: “khi phát triển ít nhất là có một người khá lên nhưng không ai bị tồi đi”
+ Nguyên tắc đền bù do tổn hại môi trường
+ Trợ giúp tài chính ñối với các nước nghèo
+ Lợi ích, trách nhiệm lâu dài hơn là lợi ích trước mắt
+ Phát triển tiến bộ KHKT để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên
+ Đảm bảo trạng thái bền vững kinh tế: tiêu chuẩn an toàn tối thiểu
- Tiếp cận sinh thái
1 Tính phục hồi; 2 Năng suất sinh học; 3 Tính bền vững
III QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trang 10Quản lý tài nguyên thiên nhiên: là sự tương tác giữa con người (các hoạt động
sử dụng, bảo tồn, phát triển) và các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, sinh vật)
Quản lý TNTN dựa trên các nguyên lý vận động của hệ sinh thái, khung thể chế và quyền sử dụng hợp lý, và các luật tục truyền thống liên quan đến quản trị việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên
Quản lý TNTN được xem xét trên 3 phương diện: sinh thái, kinh tế và xã hội
+ Bình đẳng trong phân chia và sử dụng tài nguyên
+ Thể chế trong quản trị và sử dụng tài nguyên
+ Ảnh hưởng của chính sách tài nguyên
+ Giảm thiểu xung đột xã hội
+ Cơ sở dữ liệu, quản lý dòng thông tin
Chương 2 TÀI NGUYÊN ĐẤT
I KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1 Khái niệm tài nguyên đất
Theo Đacutraep (1879), một nhà Thổ nhưỡng học người Nga, “ Đất là vật thể thiên nhiên” được hình thành qua một thời gian dài do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian
Trang 111.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tài nguyên đất
Hình 1: Sơ đồ phong hóa đất
- Đá mẹ phong hóa vật lý, hóa học, sinh học, thay đổi nhiệt độ/áp suất, hóa chất trong mưa mẫu chất
- Mẫu chất không thể tạo thành tài nguyên môi trường đất nếu chỉ dựa vào các nhân
tố vật lý
Khi có sự sống xuất hiện = thành phần hữu cơ, sinh vật
* Các yếu tố vô sinh
- Đá mẹ: đất nào, đất ấy
+ Đá acid tỷ lệ Si02 = 65 - 75% - đất mỏng, chua, nhiều cát, nghèo kiềm + Đá bazơ (Si02 =40%) > đất dày, kiềm, sét cao, đất tốt
- Yếu tố khí hậu: mưa, gió, nhiệt độ & biến thiên nhiệt độ (theo ngày & đêm)
- Yếu tố thủy văn và môi trường nước
+ Nước đóng vai trò vận chuyển, và là dung môi hòa tan các vật liệu tạo nên đất
Trang 12+ Độ dốc: dốc càng lớn - xói mòn càng cao - đất khác nhau
+ Ăn các tạp chất hữu cơ tàn tích trong đất và trên mặt đất
+ Quá trình hoạt động sống của động vật thải ra chất hữu cơ cung cấp cho đất
- Thực vật
+ Thực vật tổng hợp chất hữu cơ (25 tấn/ha/năm) làm thức ăn cho động vật + Tàn dư thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất
- Vi sinh vật: Phân giải cố định chất hữu cơ, cố định đạm khí trời
- Con người: tác động tích cực, tiêu cực vào sự hình thành đất thong qua quá
trình canh tác, sản xuất và các hoạt động sống
II XÓI MÕN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI MÕN ĐẤT
2.1 Khái niệm xói mòn đất
Xói mòn đất là quá trình tách các hạt đất từ vị trí nguyên thủy, vận chuyển và lắng
đọng chúng ở các vị trí khác Tác nhân chính của xói mòn đất là do nước và gió ở vùng khí hậu ẩm, nước là yếu tố chính gây ra xói mòn đất, còn những vùng bán khô hạn yếu tố gây xói mòn chủ yếu là gió và nước
Trang 13Hình 2: Ba bước của quá trình đất bị xói mòn do nước
* Bản chất xói mòn tài nguyên đất do nước gồm 3 bước: (i) mưa phá hủy
cấu trúc đất, (ii) vận chuyển theo dòng nước và (iii) lắng đọng dưới chân dốc
2.2.2 Xói mòn gia tăng
Khi con người xuất hiện, có một loại xói mòn khác xuất hiện đó là xói mòn
gia tăng (accelerated erosion)
- Các nhà nghiên cứu cho rằng, loại xói mòn này mạnh gấp 10 đến 100 lần so với xói mòn địa chất
Trang 14- Xói mòn gia tăng xảy ra khi con người tiến hành làm đất để canh tác trên sườn dốc, chặt phá rừng, chăn thả súc vật, xây dựng nhà ở hoặc làm đường giao thông
- Xói mòn gia tăng thường được các nhà bảo tồn đất quan tâm hàng đầu Vì lớp đất canh tác bị bóc đi sẽ làm đất thoái hóa và có thể làm mất sức sản xuất của đất
- Tốc độ xói mòn đất xảy ra mạnh nhất ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ và thấp nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ Tuy nhiên, tốc độ xói mòn thấp nhất ở Châu Âu
và Bắc Mỹ đã vượt quá tốc độ trung bình tạo thành đất hoặc trạng thái đất ban đầu
Hình 4: Phù sa bồi lắng trắng xóa đầy lòng Sông Missouri
Đây là một ví dụ về sự thiệt hại do xói mòn nước đối với cá và ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật thủy sinh
* Các hình thức xói mòn gia tăng
- Xói mòn lớp mặt: rửa trôi lớp mặt đất mỏng ở diện tích lớn
Trang 16Hình 8: Xói mòn thành bọt
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất do nước
- Lượng mưa: Với lượng mưa trên 100mm ở những nơi có độ dốc trên 100 là
có thể gây ra hiện tượng xói mòn đất
- Kết cấu của đất, TPCG đất: Đất có độ thấm nước càng lớn thì càng hạn chế được vói mòn, vì lượng nước dòng chảy giảm Độ thấm nước phụ thuộc vào: độ dày của lớp đất, thành phần cơ giới của đất, kết cấu đất,…
- Độ dốc địa hình và chiều dài dốc càng lớn thì độ xói mòn càng mạnh do khối lượng nước chảy, tốc độ dòng chảy, lực quán tính tăng
- Độ che phủ thực vật: thảm thực vật làm giảm năng lượng hạt mưa, làm chậm tích tụ nước, tăng độ thấm nước của đất thông qua bộ rễ và thảm lá rụng
Tỷ lệ các cấp hạt cơ giới có trong đất được gọi là thành phần cơ giới đất
Trang 17 Cách xác định TPCG của đất
- Phương pháp trong phòng thí nghiệm (PP rây)
- Phương pháp xác định ngoài đồng ruộng (PP vê giun): Lấy 1 ít đất (nhặt sạch rác)
bỏ vào lòng bàn tay Thêm nước từ từ vào, trộn đều bóp vụn đến mức độ có thể nặn hình được (chú ý sao cho lượng nước vừa phải để đất không khô rời nhưng cũng không dính bết vào lòng bàn tay) Vê thành hình con giun có đường kính
khoảng 3mm, rồi khoanh thành vòng tròn đường kính 3 cm
Đất cát Không vê thành hình giun được và không nặn thành hình được
Vê thành hình giun được và cuộn thành vòng tròn đường kính 3
cm không bị gãy, nhưng bị nứt rạn
Đất sét Vòng tròn không bị rạn nứt
Trang 18- TPCG quyết định tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, tính liên kết, tính dính, tính dẻo, tính đàn hồi, sức cản…của đất
- TPCG ảnh hưởng đến hoá tính của đất: sự tích luỹ và phân giải mùn, khả năng hấp phụ, tính đệm
- Ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh vật đất
Kết cấu đất : Các hạt đơn lẻ của đất (các phần tử cơ giới đất) dính lại với nhau để hình thành hạt đất có kích thước lớn hơn gọi là các hạt kết đất Trạng thái đất có chứa các hạt kết là đất có kết cấu
- Cơ chế hình thành hạt kết đất:
+ Do sự ngưng tụ của keo đất Hai hạt keo đất mang điện trái dấu hút nhau để tạo nên hạt kết cấp 1 Những hạt kết cấp 1 chưa trung hoà về điện lại kết hợp với nhau tạo ra hạt kết cấp 2, cứ như vậy đến khi trung hoà về điện thì sự tạo hạt kết ngừng lại Loại hạt kết này không bền trong nước
+ Do sự gắn kết hạt nhỏ thành hạt lớn hơn nhờ chất mùn và các ion trong đất (Ca2+
* Bản chất của xói mòn đất do gió gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Creep): Hạt đất di chuyển theo phương nằm ngang
Giai đoạn 2 (Particles moved by saltation): Hạt đất chuyển động bay lên
Giai đoạn 3 (Suspended particles): Hạt đất bay lơ lửng trong không khí
Trang 19
Xói mòn do gió chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
- Tốc độ gió và sức cuốn của gió
Trang 20Hình 11: Mô hình các loại ruộng bậc thang phổ biến
2.4.2 Trồng cây theo băng
Hình 15: Mô hình trồng cây theo băng
2.4.3 Mô hình Nông lâm kết hợp
Khái niệm
Nông lâm kết hợp là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất trong đó, việc gieo trồng và quản lý những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý với những cây trồng nông nghiệp
Trang 21ngắn ngày, với gia súc theo thời gian và không gian để tạo ra một hệ thống bền vững về tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội và môi trường
Như vậy, nông lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất bền vững Nó rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu
tố giới hạn cho canh tác
Vai trò của nông, lâm kết hợp trong cải thiện và duy trì độ phì nhiêu
- Cung cấp đồng bộ và tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua khả năng công phá mạnh các chất khoáng bởi các cây dài ngày
- Cây dài ngày cùng cây ngắn ngày tạo độ che phủ đất, giảm lực đập của hạt mưa phá vỡ cấu trúc đất có tác dụng chống xói mòn và rửa trôi do dòng chảy bề mặt
- Các hệ thống nông, lâm kết hợp ở vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giảm áp lực vào rừng do du canh, du cư
- Hạn chế đáng kể sự phá hoại của sâu hại do việc trồng xen nhiều loài cây, tạo tính đa dạng sinh học cao do đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn và không gây ô nhiễm môi trường
Một số mô hình Nông – lâm kết hợp
- Mô hình VAC - Vườn Ao Chuồng
Trang 22Hình 12: Mô hình VAC
Vườn - ao - chuồng (VAC), hoặc RVAC, chỉ một hệ thống cạnh tác gồm: rừng - vườn - ao - chuồng, mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá
và chăn nuôi gia súc, gia cầm
VAC là một hệ sinh thái khép kín, có khả năng quay vòng vật chất nhanh, tạo ra mối quan hệ khăng khít, qua lại giữa các thành phần
Hình 13: Hệ thống canh tác lien hoàn VAC
- Mô hình RVAC - Rừng Vườn Ao Chuồng
Trang 23Hình 14: Mô hình RVAC
2.4.4 Làng kinh tế sinh thái - nơi gắn kết cộng đồng với môi trường
Hình 15: Mô hình làng kinh tế sinh thái
Làng kinh tế sinh thái tận dụng những thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng (địa hình, đất đai, đặc điểm khí hậu) và các kinh nghiệm trong sản xuất của người dân để thực hiện các mô hình sản xuất chuyên môn hoá bền vững
2.4.5 Sloping Agricultural Land Technique (SALT)
SALT - một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đát dốc Nông nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất của đát và sinh lợi nhiều hơn Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng các nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm thiểu đầu tư từ bên ngoài, mà cốt lõi là phương thức nông, lâm kết hợp, bao gồm:
Trang 24Hình 16: Mô hình SALT
Phần cứng gồm lâm phần trên đỉnh với những cây rừng, cây ăn quả hoặc các cây trồng dài ngày khác và những băng kép cây bộ đậu đa mục đích (cây keo đậu, cây đậu công, cây cốt khí, ) trồng theo đường đồng mức để làm phân xanh, thức ăn gia súc, chống xói mòn, giữ ẩm, tạo điều kiện sinh thái hài hoà và giảm sâu hại
Hình 21: Mô hình SALT
Trang 25Phần mềm bao gồm những cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày khác nhau, tuỳ theo sở thích của nông hộ được trồng vào phần đất nằm xen kẽ giữa các băng kép cây bộ đậu Những loại hình này hiện đang được phát triển mạnh mẽ nhiều vùng núi và trung du khắp trong cả nước
Mô hình là sự vận dụng chu trình sinh địa hóa thể hiện qua cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của lãnh thổ
Trong cấu trúc đứng, cây sử dụng nước, khoáng chất lấy từ đất kết hợp với năng
lượng mặt trời thông qua quá trình quang hợp tạo nên chất dinh dưỡng, tích lũy trong mô Khi cây chết đi, hoặc cành lá rơi rụng thông qua vi sinh vật phân hủy, các nguyên tố trở về môi trường đất
Trong cấu trúc ngang, là các mối quan hệ giữa các cấu trúc đứng trong cảnh quan Rừng trồng trên vùng núi cao điều tiết nước mưa, hạn chế dòng chảy mặt, xói mòn, lũ lụt trong mùa mưa, đồng thời tăng khả năng giữ nước trong đất, cung cấp nước ngầm vào mùa khô, chắn gió cho diện tích cây trồng ở vùng đất thấp hơn Rừng tạo ra sự đa dạng sinh học cho toàn bộ khu vực Cây dài ngày được trồng trên đất dốc có tác dụng che bóng chắn gió cho các cây ngắn ngày, giảm cường độ hạt mưa, hạn chế bốc hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các cây khác trong cùng diện tích phát triển Vật nuôi đặc biệt là gia súc lớn chúng ăn cỏ, lá cây trồi non làm giảm nguy cơ cháy rừng, phân của chúng làm tốt đất Con người có thể lấy các sản phẩm từ mô hình( củi, hoa quả, thịt động vật ) mà vẫn bảo đảm không làm suy thoái tài nguyên
- SALT-1: Chủ yếu trồng cây lương thực, thực phẩm, trong đó cây nông
nghiệp chiếm 75% diện tích, còn lại 25% là cây lâm nghiệp và chỉ nên thực hiện ở những nơi độ dốc không quá lớn
- SALT-2: Là hệ thống phát triển từ SALT-1 nhưng thêm hợp phần chăn nuôi
vào trong hệ thống, chăn nuôi cung cấp phân bón cho cây trồng, duy trì và tăng độ phì của đất, tỷ lệ hợp phần như sau: Cây lương thực, thực phẩm 40%, cây thức ăn
gia súc 40%, cây lâm nghiệp 20% diện tích
- SALT-3 - Là hệ thống NLKH bền vững, gồm 3 hợp phần Tỷ lệ diện tích các
hợp phần: cây lương thực, thực phẩm, và cây thức ăn gia súc chiếm 40%, cây lâm
Trang 26nghiệp 60% diện tích Là hệ thống áp dụng cho những nơi đất quá dốc, xấu, diện
tích khá lớn
- SALT-4: Là hệ thống đưa cây ăn quả vào thay thế hợp phần cây lâm nghiệp
Nhìn chung, nó chỉ được áp dụng ở những vùng đất có độ dốc khá cao trở lên Hệ tống SALT-4 về lâu dài sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong hệ thống SALT hiện
nay
2.4.6 Xây dựng vành đai chắn gió ven biển
Trồng rừng phòng hộ chắn cát bay: dung các loại cây lâm nghiệp như: cây Phi lao, cây Dương, Keo lá tràm…
2.4.7 Trồng mới và bảo vệ các hệ sinh thái ngập mặn ở khu vực cửa sông: Nhằm hạn chế sự xâm nhập của cát biển vào lục địa và tạo môi trường cho
các sinh vật sinh sản, phát triển
2.4.8 Bảo tồn đất trồng trọt vùng đồng bằng: Một trong những nguyên
nhân làm tăng sự xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt Theo thói quen, khi trồng hoa màu người ta thường cày xới đất trước khi trồng; đất cày vỡ ra được phơi trần qua một thời gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn
Ðể hạn chế sự xói mòn, người ta thường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:
- Cày hạn chế (minimum- tillage method): Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng mặt
có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên dưới Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết kiệm được nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón
+ Không cày (no- till farming): Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ quanh gốc cây
+ Ở những nơi có gió, người ta thường trồng cây tạo nên một vành đai chắn gió Vành đai này còn là nơi cư trú cho các loài chim và một số loài động vật khác, chúng có thể ăn các dịch hại và còn giúp cho sự thụ phấn của cây trồng
2.4.9 Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất: Ðể nâng cao năng suất
thu hoạch và tăng vụ trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại phân hữu
Trang 27cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác nhằm mục đích phục hồi lại chất dinh dưỡng trong đất đã bị mất đi do cây hấp thụ trong vụ trước, do sự xói mòn và do sự
trực di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới
· Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường được chia thành 2 loại là phân chuồng và
phân xanh:
* Phân chuồng: bao gồm phân và nước tiểu của gia súc, phân của các gia cầm,
phân chim và phân dơi Việc sử dụng phân chuồng làm thay đổi kết cấu của đất, gia tăng hàm lượng đạm hữu cơ trong đất và đồng thời làm gia tăng mật số của vi khuẩn, vi sinh vật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun dất và một
số loài côn trùng Ðất được bón phân này càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí rất tốt để canh tác Tuy nhiên việc sử dụng chất thải của động vật làm phân bón ít được chuộng vì các lý do sau:
- Thông thường các trại chăn nuôi lớn thường nằm ở vùng ven các đô thị trong khi
đó đất canh tác thì ở xa các trại chăn nuôi, nên việc thu nhặt và chuyên chở tốn nhiều công sức làm cho chi phí tăng cao
- Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy kéo và các nông cơ dần dần thay thế cho các động vật phục vụ cho nông nghiệp như ngựa, trâu, bò mà chúng là nguồn cung cấp chất thải một cách tự nhiên cho đất
* Phân xanh: là những xác bã thực vật được ủ hoặc cày vào đất nhằm mục đích
làm gia tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất Chúng có thể là cỏ dại hoặc các phần còn lại của hoa màu sau khi thu hoạch như rau, cải, đậu, cỏ linh lăng là nguồn cung cấp đạm tại chỗ cho đất
Thực tế cho thấy hỗn hợp của phân xanh trộn với đất có hiệu quả như phân chuồng
và sự pha trộn giữa phân xanh, phân chuồng và đất tạo nên một hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng, độ thoáng khí của đất, tăng cường mật số của vi khuẩn; vi sinh vật đất
và nấm, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sự phân hủy các xác
bã động vật và thực vật nhanh chóng hơn
· Phân vô cơ thương mại:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất Trong các loại phân bón vô cơ
Trang 28các chất dinh dưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối tượng canh tác Thí dụ: Phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có chứa 16% N, 16% P và 8% K và một số chất khác cũng có thể có hiện diện Vì vậy để
có thể sử dụng phân bón có hiệu quả, sau mỗi mùa vụ người dân nên phân tích đất
để có thể biết được một cách chính xác những chất dinh dưỡng trong đất cần được
bổ sung, từ đó chọn loại phân bón có thành phần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự lãng phí không cần có
Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ năm
1950 đến năm 1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần Phân vô
cơ hiện nay được sử dụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dễ chuyên chở, dễ tồn trữ, bảo quản và dễ sử dụng Tuy nhiên phân bón vô
cơ cũng có những bất lợi như chúng không bổ sung thêm vào đất những hợp hữu
cơ, vì vậy khi sử dụng phân vô cơ mà không bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt và không còn thích hợp cho hoa màu và làm giảm khả năng tạo N2 tự nhiên dạng hữu ích Phân bón vô cơ cũng làm giảm lượng O2 trong đất vì đất bị nén chặt nên các Ękhí khổngę trong đất bị thu hẹp và giảm số lượng Mặt khác, phân bón vô cơ cũng không thêm vào đất những yếu tố vi lượng, những yếu tố này phần lớn được tổng hợp bằng con đường sinh hoá, rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật dù với liều lượng rất nhỏ
Phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến nguồn nước hiện nay Dư lượng của phân bón bị rửa trôi hoặc theo các mạch nước ngầm
ra các sông, rạch Đây là nguyên nhân gây nên sự phát triển các loài rong; sự phát triển này làm cạn kiệt nguồn O2 trong nước và hậu quả làm chết cá và các loại sinh vật thủy sinh tại nơi đó Lượng NO3- có trong phân vô cơ thấm vào đất và trực di theo nước mưa xuống tầng nước ngầm đến các ao, hồ, giếng ; nếu lượng NO3- tồn tại cao trong nước làm nước uống bị ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ con
· Luân xen canh hoa màu
Các loại cây hoa màu như cây Ngô, cây Thuốc lá, cây Bông vải lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng đặc biệt là N2 từ đất, làm cạn kiệt lớp đất trồng trọt Nếu chỉ trồng một loại cây thì qua vài mùa vụ đất sẽ mất hết một số chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất thu hoạch càng ngày càng giảm
Trang 29Trái lại các loại cây thuộc họ đậu và một số loài cây khác có khả năng tự tổng hợp được đạm tự do trong không khí thành đạm hữu cơ để sử dụng và khi chết lượng đạm nầy bổ sung thêm cho đất Vì vậy phương pháp luân xen canh giữa các loại hoa màu khác nhau nhằm duy trì và bổ sung độ phì của đất Mặt khác, phương pháp luân xen canh còn tránh được sự và lan truyền các dịch bệnh cho từng loại cây trồng và còn làm giảm đi sự xói mòn đất
2.4.10 Kết hợp khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác với việc phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước:
Trong khi mật độ dân số trong cả nước là trên 200 người/km2
thì một số tỉnh mật độ dân số lên đến 1085 người/km2
(Thái Bình) hay 17 - 25 người/km2 (Lai Châu, Gia Lai)
Bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người của cả nước là 1,38
m2 thì ở Thái Bình chỉ có 0,7 m2/người
Vùng đồng bằng Bắc Bộ chỉ chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước nhưng là nơi cư trú của 22% số dân Trong khi đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm 16% diện tích đất tự nhiên của cả nước nhưng dân số chưa đầy 3% Như vậy
có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa lao động và đất đai trong phạm vi cả nước, hạn chế nhiều việc phát huy thế mạnh của nước ta là dất đai và lao động
Do vậy sự kết hợp giữa việc mở rộng diện tích đất canh tác với việc phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước là một yêu cầu cấp bách
2.4.11 Bảo vệ đất rừng
Bảo vệ, sử dụng tốt đất rừng là một trong những hướng chính để sử dụng tốt tài nguyên đất Diện tích đất có rừng hiện nay ở nước ta còn rất ít, bình quân đầu người chỉ đạt 0,8 ha thấp hơn rất nhiều so với các nước khác Tỷ lệ độ che phủ rừng hiện nay còn khoảng 29,8% chỉ đạt 1/2 độ che phủ rừng của nhiều nước Với những thực trạng trên nên việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai thác triệt để đất đai để trồng rừng, thâm canh đất rừng, quản lý rừng có một ý nghĩa hết sức to lớn
2.4.12 Tăng cường sửa đổi các luật về ruộng đất và tổ chức quản lý ruộng đất
Trang 30Nước ta đã có luật đất đai sửa đổiv từ năm 1993 nhưng việc vi phạm luật còn rất phổ biến Vì vậy phải thực hiện luật đất đai nghiêm khắc hơn Ngoài ra cần củng cố hệ thống tổ chức quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương
III PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI ĐẤT XẤU 3.1 Đất dốc
Đất dốc ở nước ta phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Do sự khai thác rừng bừa bãi mà diện tích đất trống đồi trọc của nước ta ngày một tăng nhanh
Sự giảm độ che phủ ở trên các vùng đất đã gây nên những hậu quả xấu về mặt sinh thái trong đó có hiện tượng xói mòn đất Biện pháp chung để chống xói mòn trên đất dốc là:
+ Làm ruộng bậc thang, đắp bờ hoặc đào rãnh, đào hố theo đường đồng mức để hạn chế dòng chảy trên bề mặt
+ Tiến hành trồng cây theo đường đồng mức kết hợp với biện pháp trồng xen tạo ra thảm cây trồng để phủ xanh đất dốc
- Dùng phân lân bón để khử chua cho đất
- Trồng các giống cây chịu úng: các giống lúa U9, U14 có thể chịu úng
- Tuỳ theo điều kiện cụ thể để sử dụng đất úng vào các mục tiêu khác nhau: làm nơi chứa nước để cung cấp cho trồng trọt, nuôi cá, các loài thuỷ sản
Trang 31- Biện pháp cải tạo:
+ Thuỷ lợi: đào kênh, mương để rửa mặn, đắp đập để ngăn mặn và hạn chế việc tăng mực nước ngầm trong đất
+ Dùng thạch cao (CaSO4.2H2O) bón vào đất
+ Bố trí thời vụ hợp lý sao cho luôn luôn trên bề mặt có một lớp nước để hạn chế
sự dâng lên của nước mao quản
+ Trồng các cây chịu mặn (cói) hay trồng các giống lúa chịu mặn
3.4 Đất phèn
Nước ta có khoảng 1,8 triệu ha đất phèn Diện tích đất phèn ở nước ta tập trung chủ yếu ở một số vùng như Cà Mau, đồng bằng sông Cửu Long Đất phèn chứa nhiều hợp chất nhôm, sắt di động (Al3+
, Fe3+) Đất phèn có thể do bản chất của đất hay do sự axit hoá thứ sinh Hiện tượng này do những nguyên nhân sau: + Sự tăng nồng độ các hợp chất như: CO2, SO2, các khí này kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành H2CO3, H2SO4 gây nên mưa axit
+ Bón nhiều phân hoá học NH4Cl, KCl, K2SO4 khi bón nhiều loại phân trên sẽ tạo ra các axit như H2SO4, HCl làm đất chua
- Biện pháp cải tạo:
IV PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Trang 32Có những chất thải rắn do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra, loại này có tính độc cao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng đòi hỏi phải có những giải pháp kỹ thuật đặc thù để hạn chế tác động độc hại đó Trong số các chất thải của thành phố chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất
và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều công đoạn mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác dộng của nhiều nhân tố như: Sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, trình độ phát triển, thói quen tiêu dùng của người dân trong thành phố
4.2 Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn chủ yếu được thể hiện trong sơ đồ hình
22
Sơ đồ 4: Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
4.2.1 Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh (sanitary landfilling)
Đây là phương phương pháp chôn lấp chất thải tại các bãi chôn lấp được
Vận chuyển chất thải Thu gom chất thải
Xử lý chất thải
Chôn lấp Tiêu huỷ
Đưa vào các nhà máy làm phân ủ
Các kỹ thuật mới khác
Trang 33được làm từ nilon dày, tiếp đến là các lớp đất lọc, lớp cát và lớp đất tự nhiên Ngoài ra còn có hệ thống thu gom nước thấm Bãi chôn lấp được thiết kế như vậy nhằm đảm bảo không có sự thẩm thấu nước vào môi trường xung quanh, đặc biệt
là đối với nước ngầm
Chất thải rắn được vận chuyển đến bãi chôn lấp, được đầm chặt và tiếp đó được bao phủ bằng một lớp đất, thường có độ dày khoảng 20cm Sau đó lại tiến hành chôn lấp một lớp khác Quá trình cứ tiến hành như vậy cho đến khi bãi chôn lấp đã đầy không thể chôn lấp tiếp được nữa Khi đó người ta phủ lớp trên cùng bằng một lớp đất có độ dày ít nhất là 50 cm
Trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp sẽ sinh ra khí và nước thấm Sản phẩm khí của bãi chôn lấp được tạo ra trong điều kiện hiếm khí nên thông thường
là CH4 và CO2 Nước thấm thường có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nếu không được xử lý đầy đủ
Phương pháp chôn lấp có ưu điểm nổi bật là chi phí rẻ Nhưng nhược điểm
là tốn đất đai là bãi chôn lấp, dễ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cư dân xung quanh và nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm
4.2.2 Phương pháp phân huỷ rác thải hữu cơ thành phân bón
(composting)
Đây là quá trình phân huỷ hiếu khí hoặc kỵ khí rác thải hữu cơ để sản xuất phân bón Quá trình phân huỷ hiếu khí không chỉ nhanh hơn mà còn không tạo ra các mùi khó chịu Quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn Đầu tiên phải tiến hành loại bỏ thành phần kim loại có trong rác thải, giai đoạn này có thể được tiến hành nhờ thiết bị tách bằng từ trường Tiếp đến là loại bỏ các loại chất dẻo, polime tổng hợp, thường gặp nhất là các loại túi PE sử dụng cho việc bao gói Công đoạn này thường được tiến hành bằng phương pháp thủ công Tiếp đó rác hữu cơ được đưa sang công đoạn nghiền, rồi được nạp vào thiết bị phân huỷ Tại thiết bị này, các điều kiện về oxy, pH, độ ẩm, các chất dinh dưỡng được kiểm soát để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của vi sinh vật Sau một khoảng thời gian (thường từ 2 đến
3 tuần), khi nhiệt độ trong bể phân huỷ giảm xuống thì có thể kết thúc quá trình phân huỷ, lúc đó thu được sản phẩm phân hữu cơ dạng mùn, có màu nâu đen Loại phân này được sử dụng rất tốt cho canh tác nông nghiệp
Trang 344.2.3 Phương pháp thiêu đốt
Thiêu đốt là quá trình oxi hoá chất thải rắn ở nhiệt độ cao, thường vượt quá
9000C Quá trình thiêu đốt được kiểm soát và khống chế để chuyển hoá các chất thải rắn thành các chất không độc hoặc ít độc hơn; bên cạnh đó, thể tích ban đầu của chất thải được giảm đi nhiều Các sản phẩm chính của quá trình thiêu đốt là
CO2, nước và tro xỉ
Nhìn chung nhiệt sử dụng cho quá trình thiêu đốt được lấy từ quá trình oxi hoá các chất hữu cơ Nếu lượng nhiệt này không đủ thì nhiênliện được bổ sung thêm Chất thải rắn đầu tiên được đưa vào công đoạn sơ chế, ở đây chất thải rắn được nghiền sàng để có kích thước thích hợp Tiếp đó chất thỉ rắn được đưa vào buồng đốt Quá trình oxi hoá xảy ra ở buồng đốt sẽ tạo ra nhiều khí độc Phần tro
xỉ thông thường còn chứa nước, do đó phải tiến hành quá trình loại nước; phần nước đó phải được dẫn đến bể xử lí trước khi thải ra bên ngoài
4.2.4 Các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải
- Tái sử dụng: Đây là qúa trình sử dụng lại những sản phẩm đã sử dụng vào những mục đích khác nhau Ví như việc sử dụng lại các chai lọ thuỷ tinh Đối với quá trình tái sử sụng thì chất thải không được đưa quay trở lại quá trình sản xuất
mà được sử dụng trực tiếp bởi cộng đồng dân cư
- Tái sinh: Là sự thu gom phế thải bởi cộng đồng dân cư và đưa loại vật liệu này quay trở lại quá trình sản xuất công nghiệp Đây là quá trình hoàn toàn khác so với quá trình tái sử dụng Một ví dụ về quá trình tái sinh là sự thu gom giấy báo cũ
và đưa quya trở lại quá trình sản xuất giấy Quá trình tái sinh đòi hỏi sự tham hia tích cực của cộng đồng dân cư, vì chính họ phải đảm niệm vai trò phân loại từ đầu nguồn thải
- Tái chế: Quá trình tái chế khác biệt so với quá trình tái sinh ở chỗ chất thải không được thu gom một cách riêng biệt mà thông thường dưới dạng hỗn hợp, sau
đó vật liệu được chế biến qua nhiều công đoạn để cho sản phẩm Ví dụ chất thải hỗn hợp được cho qua thiết bị tách bằng từ, tại đó các phế thải làm từ sắt, thép sẽ được tách ra, sau đó được chuyển đến công nghiệp luyện kim để sản xuất ra thép Như vậy, trong khi quá trình tái sinh sử dụng rất nhiều công sức tình nguyện của
Trang 35người sử dụng sảm phẩm thì qáu trình tái chế lại không đòi hỏi công đoạn phân loại này
Chương 3 TÀI NGUYÊN RỪNG
I TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Vai trò của tài nguyên rừng
- Môi trường sống tự nhiên
Quần xã thực vật, đất đai, kho dự trữ sinh khối (75% carbon)
- Bộ máy quang hợp điều tiết khí hậu trái đất
Trong 100 năm, nồng độ C02 chỉ tăng 10% (1860-1960)
Trong 30 năm trở lại đây, nồng độ tăng gấp 3 lần
- Điều hòa khí hậu
Khí hậu mát mẻ, chống sa mạc hóa
- Điều tiết chế độ thủy văn
Hấp thụ lượng mưa, lưu giữ nước, điều tiết dòng chảy bề mặt
- Bảo vệ nông nghiệp
Giữ nguồn nước, chắn gió bão, hạn chế xói mòn
- Vai trò khác
Ngăn ảnh hưởng phóng xạ, giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm không khí, du lịch sinh thái
1.2 Tài nguyên rừng trên thế giới
Thời kỳ hái lượm, săn bắn -> TN rừng ít bị tác động bởi con người
- Du canh du CƯ ra đời và vẫn tồn tại đến nay ở một nơi trên thế giới
- Ngành công nghiệp giấy ra đời và tiêu thụ một khối lượng gỗ đáng kể Năm 1950: ltrtấn giấy; 1990: 80 tr tấn
Trang 36- Hiện nay 12 nước châu Âu còn 55 tr ha rừng, trong đó chỉ 1/4 là có thể khai thác được
- Trung Quốc là nước có diện tích rừng bị phá hoại lớn nhất, để lại các hậu quả: xói mòn, hoang mạc hóa, thủy tai
- Bắc Mỹ: trong vòng 2 thế kỷ (18,19), diện tích rừng mất = diện tích rừng châu Á mất trong 2000 năm
- Năm 1979, thống kê rừng ẩm nhiệt đới còn 1 tỷ 24tr ha Với tốc độ phá rừng ước tính 14tr ha/năm, đến nay còn 900tr ha Ước tính đến năm 2070 (nếu không có biện pháp ngăn chặn) thì toàn bộ diện tích rừng ẩm nhiệt đới toàn thế giới bị xóa sổ
- Việt Nam: Từ 1943-1995, mất 5 tr ha Các nỗ lực phục hồi rừng đang dần khôi phục diện tích rừng (còn chậm) nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp
Hình 17: Tỷ lệ rừng trên thế giới
Hình 18: 10 nước có rừng lớn nhất 2005
Trang 37Hình 19: Thay đổi diện tích rưng trên thế giới giai đoạn 2000 – 2005
Hình 20: Tỷ lệ các loại rừng trên thế giới 2005
Hình 21: Tỷ lệ trồng rừng ở các châu lục
Trang 38Hình 22: Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên ở ĐNA
Hình 23: Các hình thức sở hữu rừng
1.3 Tài nguyên rừng ở Việt Nam
Trang 39Hình 24: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng toàn quốc
Biểu đồ 1: Diễn biến diện tích rừng theo thời gian
Biểu 1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc
Trang 40Hình 25: Phân loại rừng gỗ tự nhiên thường xanh của Việt Nam
Hình 26: Phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam
II RỪNG MƯA NHIỆT ĐỚI VÀ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG
2.1 Diện tích và phân bố rừng thưa nhiệt đới
Rừng mưa nhiệt đới phân bố hình thành một vành đai xanh không liên tục