- Nhanh chóng xây dựng hệ thống công tác giống cây trồng hiện đại kết hợp với tận dụng khả năng của hợp tác xã nông nghiệp trong công tác giống - Tận dụng các giống tốt của địa phương và
Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
Trang 22
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Giống cây trồng được biên soạn dành cho sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm
Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp
Giáo trình Giống cây trồng cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm giống cây
trồng, các phương pháp chọn tạo giống cây trồng cơ bản
Giáo trình gồm 2 phần:
Phần lý thuyết: Gồm những kiến thức cơ bản về vai trò của giống cây trồng, các nguyên
tắc và phương pháp chọn tạo giống cây trồng, trình tự khảo nghiệm và sản xuất giống cây trồng
Phần thực hành: Giúp sinh viên làm quen với kỹ năng lai lúa, nhân giống vô tính cây trồng,
kiểm tra và xử lý kích thích sự nảy mầm của hạt giống
Cuối mỗi chương giới thiệu một số câu hỏi hướng dẫn học tập với mục đích giúp sinh viên
ôn tập những kiến thức cơ bản nhất
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận được sự
đóng góp quý báu của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp và các em sinh viên để giáo
trình được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Bùi Thị Thục Anh
Trang 33
MỤC LỤC Chương 1 5
GIỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP I KHÁI NHIỆM VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG 5
1 Khái niệm 5
2 Đặc điểm của giống cây trồng 5
3 Những tiêu chuẩn của giống tốt 6
4 Khái niệm về đặc trưng và đặc tính của giống cây trồng 6
4.1 Đặc trưng 6
4.2 Đặc tính 6
II VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6
2.1 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp 6
2.2 Vai trò, nhiệm vụ của chọn tạo giống 7
2.3 Vai trò và nhiệm vụ của sản xuất giống 7
III TÌNH HÌNH GIỐNG CÂY TRỒNG Ở NƯỚC TA 7
IV PHÂN LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG 8
4.1 Dựa vào cấu trúc di truyền 8
4.2 Dựa vào nguồn gốc lịch sử hình thành giống 8
Chương 2 VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU 10
I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI 10
1 Khái niệm 10
2 Phân loại 10
2.1 Căn cứ vào hình thái học 10
2.2 Căn cứ vào nguồn gốc 10
II THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ BẢO QUẢN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU (VLKĐ) 12
2.1 Nguyên tắc, phương pháp thu thập 12
2.2 Nghiên cứu và xử lý VLKĐ 13
2.3 Bảo quản VLKĐ 14
2.4 Trung tâm khởi nguyên các giống cây trồng 15
2.5 Quy luật dãy biến dị tương đồng 18
Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG 20
I CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC 20
1.1 Các hình thức chọn lọc ở cây trồng 20
1.2 Cơ sở lý luận của chọn lọc nhân tạo 22
1.3 Những nguyên tắc chính của chọn lọc 23
1.4 Các phương pháp chọn lọc cơ bản 24
1.5 Phương pháp chọn lọc đối với cây tự thụ phấn 26
1.6 Phương pháp chọn đối với cây giao phấn 30
1.7 Phương pháp chọn lọc đối với cây sinh sản vô tính 37
II PHƯƠNG PHÁP LAI GIỐNG CÂY TRỒNG 39
Trang 44
2.1 Khái niệm và ý nghĩa 39
2.2 Lai gần 41
2.3 Lai xa 46
2.4 Ưu thế lai ở thực vật 49
III TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘT BIẾN 66
3.1 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gen 66
3.2 Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhiếm sắc thể 73
IV ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN TẠO GIỐNG MỚI 77
4.1 Nuôi cấy mô và tế bào 77
4.2 Dung hợp tế bào trần 81
Chương 4 KHẢO NGHIỆM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG 84
I KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG 84
1.1 Trình tự thí nghiệm chọn tạo giống 84
1.2 Những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm giống 86
1.3 Phương pháp thí nghiệm 88
1.4 Hệ thống tổ chức công tác giống 89
II SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG 90
2.1 Cơ sở của sản xuất hạt giống 90
2.2 Khái niệm về cấp và loại hạt giống 92
2.3 Các nguyên nhân thoái hoá hạt giống 92
2.4 Sản xuất hạt giống nguyên chủng và hạt giống các cấp 94
PHẦN THỰC HÀNH 96
C Â U H Ỏ I Ô N T Ậ P 1 0 2
Chương 1 GIỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG
Trang 55
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
I KHÁI NHIỆM VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG
1 Khái niệm
Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng tạo ra nhằm thoả mãn nhu
cầu của mình Nhóm cây trồng đó có sự đồng nhất về di truyền; có những đặc
trưng hình thái, đặc tính sinh học; có thể cho năng suất cao và phẩm chất tốt trong
những khu vực nhất định với những điều kiện trồng trọt nhất định
2 Đặc điểm của giống cây trồng
- Giống cây trồng là sản phẩm của sức lao động lâu dài và liên tục của con người
Trong quá trình lao động con người đã tạo ra giống cây trồng Trước đây con
người chỉ sử dụng các loại cây dại và thuần hoá chúng thành giống cây trồng do đó
giống phải qua lựa chọn, bồi dưỡng, trồng trọt lâu dài của con người mới có được
- Giống là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp
Giống là tư liệu sản xuất quan trọng vì nếu không có giống thì không thể sản
xuất ra nông phẩm Do vậy giống phải có giá trị kinh tế nhất định nhằm thoả mãn
nhu cầu của con người
- Giống là tư liệu sản xuất đặc biệt
Giống khác với những tư liệu sản xuất khác ở chỗ có đặc tính hình thái, sinh
học, di truyền và kinh tế nhất định Vì vậy giống là tư liệu sản xuất sống có liên hệ
chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh và để có năng suất cao thì cần tác động các điều
kiện trồng trọt thích hợp với yêu cầu của giống
- Giống có tính khu vực nhất định
Tất cả các đặc trưng đặc tính của giống phải chịu sự tác động của điều kiện
ngoại cảnh nhất định mới có thể được biểu hiện đầy đủ Ở mỗi nơi có những điều
kiện ngoại cảnh khác nhau nên hình thành những giống khác nhau
- Giống có tính đồng đều về đặc tính sinh học và hình thái học
Đặc điểm này quan trọng đối với giá trị kinh tế của một số giống cây trồng
Ví dụ: Sự đồng đều về màu sắc hạt lúa, ngô làm tăng giá trị xuất khẩu Nhưng cũng
có trường hợp tính đồng đều về đặc tính sinh học và hình thái học ít có ý nghĩa
quan trọng Ví dụ: Giống cây làm thức ăn gia súc chỉ cần thu hoạch có năng suất
cao, dù các đặc tính sinh học kém đồng nhất (sự ra hoa, hàm lượng protein trong
hạt, trong củ ) cũng ít làm giảm giá trị kinh tế Do vậy yêu cầu mức độ đồng đều
về các đặc trưng đặc tính của giống không phải là tuyệt đối mà tuỳ theo yêu cầu về
kinh tế của từng cây
- Giống phải có năng suất cao, phẩm chất tốt
Trang 66
3 Những tiêu chuẩn của giống tốt
- Giống phải có năng suất cao và ổn định
- Giống phải có phẩm chất tốt
- Giống phải có khả năng kháng một số sâu bệnh chính trong vùng
- Thích hợp với kỹ thuật canh tác cao như chịu phân, chống đổ
- Phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng
4 Khái niệm về đặc trưng và đặc tính của giống cây trồng
4.1 Đặc trưng
Là các biểu hiện của các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể thực vật có thể cân,
đong, đo đếm được như: chiều cao cây, chiều dài bông, trọng lượng hạt,
- Có 2 loại đặc trưng:
+ Đặc trưng về số lượng: Là những đặc trưng có thể cân, đo
+ Đặc trưng về chất lượng: Là những đặc trưng có thể nhìn thấy được nhưng
không thể đo đếm như màu sắc của hoa, độ trong của hạt gạo
4.2 Đặc tính
Là những đặc điểm về sinh lý, sinh hoá và gia công của thực vật
- Đặc tính sinh lý: Khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu úng, chịu mặn, khả năng
chống sâu bệnh
- Đặc tính sinh hoá: Hàm lượng các chất có trong thực vật như protein, vitamin,
- Đặc tính gia công: Năng suất bột của các cây ngũ cốc, tỷ lệ gạo, phẩm chất gia
công của các cây lấy sợi
Các đặc trưng đặc tính của cây trồng thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên và điều kiện trồng trọt, vì vậy trong quá trình tạo giống cần gây dưỡng cây
trồng bằng kỹ thuật tốt nhất
II VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp
Giống tốt và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp là những yếu tố quyết
định đến tăng năng suất cây trồng Do đó, giống cây trồng là cơ sở vật chất để tăng
năng suất lao động nông nghiệp
- Giống tốt là cơ sở nội tại để tăng năng suất cây trồng Sử dụng giống tốt là biện
pháp tăng năng suất cây trồng ít tốn kém nhất
- Giống tốt có năng suất cao là cơ sở hàng đầu để tăng năng suất lao động
- Lao động và vật tư nông nghiệp phải thông qua giống cây trồng mới tạo thành
nông sản
2.2 Vai trò, nhiệm vụ của chọn tạo giống
Trang 77
Chọn tạo giống cây trồng là một khoa học về quá trình lai tạo và chọn lọc gen
của cây trồng nhằm sử dụng chúng vào những mục đích nhất định
Nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng lên về số lượng và chất
lượng Do vậy sản xuất nông nghiệp cần cung cấp nhiều lương thực thực phẩm có
phẩm chất tốt mới có thể đáp ứng được nhu cầu của con người Nhiệm vụ của môn
chọn tạo giống cây trồng đó là: Tạo ra được các giống cây trồng mới có năng suất
cao, ổn định và phẩm chất tốt đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và
nhu cầu ngày càng cao của con người
2.3 Vai trò và nhiệm vụ của sản xuất giống
Muốn giống giữ nguyên được giá trị của nó để phát huy tác dụng trong sản
xuất, ngay sau khi giống được tạo ra, được công nhận là giống quốc gia, cần có
ngay cơ quan làm nhiệm vụ nghiên cứu chọn lọc để duy trì các đặc trưng, đặc tính
tốt của giống Mặt khác những giống tốt cần được tổ chức nhân - sản xuất giống để
có đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng, cung cấp kịp thời cho sản xuất Nhiệm
vụ của cơ quan sản xuất và nhân giống là:
- Giữ gìn phẩm chất của giống và sản xuất giống ưu tú
- Tổ chức nhân để có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng hạt giống, hom giống
nhằm cung cấp cho sản xuất trên mọi vùng của đất nước
III TÌNH HÌNH GIỐNG CÂY TRỒNG Ở NƯỚC TA
Nước ta là nước nhiệt đới có thể trồng được nhiều vụ trong một năm Vì vậy,
đối với các giống cây ngắn ngày có thể nhân nhanh để đưa vào sản xuất
Ở nước ta ngoài các cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng cây ôn đới và cây á
nhiệt đới Do vậy giống cây trồng ở nước ta phong phú, đa dạng và có nhiều giống
quý Các giống địa phương tuy năng suất ổn định nhưng lại thấp, một số giống địa
phương có phẩm chất tốt nhưng đã bị mất dần hay diện tích trồng trọt bị thu hẹp
Còn các giống lai có năng suất cao nhưng phẩm chất kém nên không đáp ứng được
yêu cầu xuất khẩu
Với những đặc điểm trên khoa học chọn công tác giống cây trồng ở nước ta
cần phải tiến hành theo những phương châm sau:
- Vừa phải giải quyết những yêu cầu về giống trước mắt, vừa đưa dần công tác
giống đạt trình độ hiện đại
- Nhanh chóng xây dựng hệ thống công tác giống cây trồng hiện đại kết hợp với
tận dụng khả năng của hợp tác xã nông nghiệp trong công tác giống
- Tận dụng các giống tốt của địa phương và coi trọng việc đưa các giống tốt mới
được tạo ra, các giống nhập nội thích nghi với điều kiện nước ta vào sản xuất
- Chú trọng phát triển một số giống phù hợp với yêu cầu của xuất khẩu
Trang 88
IV PHÂN LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG
4.1 Dựa vào cấu trúc di truyền
Dựa vào cấu trúc di truyền giống cây trồng được chia thành:
- Giống dòng: Là giống được hình thành từ các dòng thuần ở cây tự thụ phấn
- Giống quần thể là giống được hình thành từ các dạng, các gia đình khác nhau ở
cây giao phấn
- Giống dòng vô tính là giống được hình thành từ thế hệ sau của các dòng vô tính ở
những cây trồng có khả năng sinh sản vô tính như khoai tây, chuối, mía…Nếu lấy
các phần củ, thân, mầm của những cá thể tốt đem nhân trồng sẽ tạo các dòng vô
tính Sau đó chọn lọc các dòng tốt nhất và bồi dưỡng để tạo giống dòng vô tính
- Giống lai quy tắc sử dụng ưu thế lai được hình thành giữa hai hay nhiều dòng
thuần chủng, có các tính trạng mong muốn và có khả năng kết hợp cao
- Giống hỗn hợp: Hình thành trên nền cân bằng di truyền của nhiều dòng hay
giống
4.2 Dựa vào nguồn gốc lịch sử hình thành giống
4.2.1 Giống địa phương
Giống địa phương hình thành do chọn lọc tự nhiên và nhân tạo thực hiện
trong hàng chục, hàng trăm năm tại một vùng nào đó với những điều kiện khí hậu,
đất đai, đặc điểm canh tác nhất định
- Đặc điểm:
+ Do thích nghi với điều kiện địa phương nên năng suất khá ổn định
+ Giống địa phương có khả năng thích ứng, khả năng chống chịu và thích nghi tốt
với điều kiện canh tác ở địa phương đó
+ Nhiều giống địa phương có phẩm chất tốt do đó dùng làm bố mẹ để lai với các
giống nhập nội sẽ cho kết quả tốt
+ Các giống dịa phương do trồng trọt trong những điều kiện không tốt như thiếu
phân, chăm sóc không cẩn thận, không chọn lựa nên năng suất thường không cao
và một số giống biểu hiện thoái hoá
+ Giống địa phương thường chịu sự tác động của chọn lọc quần thể nên tương đối
đồng nhất về hình thái
- Những giống nhập nội đã được gieo trồng ở địa phương trên 40 năm cũng được
coi là VLKĐ địa phương
Do có một số đặc điểm tốt nên giống địa phương có vị trí quan trọng trong
sản xuất và tạo nguồn VLKĐ quý trong chọn tạo giống mới
4.2.2 Giống tạo thành
Trang 99
Giống tạo thành là những giống do các cơ quan tạo giống của nhà nước hoặc
do những nhà tạo giống tư nhân bằng các phương pháp khoa học tạo ra Các
giống tạo thành thường có độ đồng đều và năng suất cao
Các giống tạo thành thường có mức độ đồng đều sinh học, hình thái và các đặc
trưng đặc tính kinh tế cao hơn các giống địa phương nhưng khả năng chống chịu
kém hơn
Tuỳ theo phương pháp lựa chọn mà giống tạo thành có các loại sau:
- Giống quần thể: Được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc hỗn hợp Giống thường
ít đồng nhất về hình thái và di truyền Các giống địa phương của ta thuộc loại này
- Giống sinh sản vô tính: Là những giống được tạo thành do lai ghép vô tính hoặc
gây biến dị mầm
- Giống lai hữu tính: Gồm những giống được tạo thành do lai hữu tính
- Giống đa bội thể và giống đột biến: Tạo ra bằng phương pháp gây đột biến
Chương 2 VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU
I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI
1 Khái niệm
Tất cả các cây trồng hay cây dại lần đầu tiên dùng để chọn tạo, gây dưỡng
thành giống mới gọi là vật liệu khởi đầu (VLKĐ)
Trang 1010
Thành công của công tác chọn tạo giống phụ thuộc nhiều vào VLKĐ VLKĐ
nhiều sẽ có cơ hội để tạo ra giống mới, ít VLKĐ để chọn tạo giống sẽ lâu thu được
kết quả mong muốn
Từ VLKĐ có thể tạo ra giống mới bằng cách:
- Chọn lựa trực tiếp để tạo ra giống mới
- Tạo gián tiếp bằng cách dùng làm bố mẹ để lai tạo hoặc dùng để xử lý đột biến
tạo ra giống mới
2 Phân loại
2.1 Căn cứ vào hình thái học
Do điều kiện tự nhiên và canh tác mỗi nơi khác nhau nên đã hình thành các
loại hình sinh thái khác nhau Phân loại các loại hình sinh thái rất quan trọng trong
công tác giống cây trồng đặc biệt là trong việc chọn cặp bố mẹ để lai, trong công
tác nhập nội giống cây trồng Các đơn vị thường dùng là:
- Họ (Familia): Tập hợp các chi có chung nguồn gốc Ví dụ: Lúa thuộc họ Hoà
thảo
- Chi (Genus): là tập hợp của các loại có chung nguồn gốc ví như lúa thuộc chi Oryza
- Loài (Species): là đơn vị phân loại thực vật cơ bản Ví như lúa trồng thuộc loài
Oryza Sativa
Ngoài ra trong thực tiễn chọn giống, đôi khi loài còn được chia thành các đơn
vị dưới loài gọi là loài phụ (Subspecies), thứ (sub Varietas), dạng (Forma), giống
(Cultivar)
Trong hệ thống phân loại trên các đơn vị phân loại từ loài trở xuống quan hệ
với nhau rất chặt chẽ Thực tế chọn giống cây trồng thường dùng các đơn vị phân
loại là: Họ, chi, loài, loài phụ, thứ và dạng (loại hình)
2.2 Căn cứ vào nguồn gốc
* Vật liệu khởi đầu tự nhiên: Vật liệu khởi đầu tự nhiên là những vật liệu có sẵn
trong tự nhiên Bao gồm: Giống địa phương, giống nhập nội, cây hoang dại, các
giống được tạo thành từ trước
- VLKĐ là các giống địa phương:
+ Đặc điểm: Đã xuất hiện, sinh trưởng và phát triển lâu đời trong điều kiện tự
nhiên, canh tác nhất định ở địa phương Giống địa phương gồm nhiều loại hình
(dạng) khác nhau, trong đó dạng chính chiếm đa số còn lại là những dạng lẫn
Quần thể chỉ đồng nhất về đặc tính kinh tế nhưng ít đồng nhất về di truyền
+ Ý nghĩa của giống địa phương trong chọn tạo giống: Do có nhiều loại hình khác
nhau nên có lợi cho công tác chọn giống vì từ đó có thể chọn được những loại hình
thích hợp Ngoài ra, giống địa phương thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác
ở địa phương nên trong lai tạo, giống địa phương thường được dùng làm mẹ để lai
với VLKĐ nhập nội tạo ra giống lai có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với
điều kiện địa phương
Trang 1111
- VLKĐ cây dại:
+ Đặc điểm: Sinh trưởng, phát triển lâu đời dưới điều kiện tự nhiên của một khu
vực nào đó đồng thời chịu tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên nên cây dại có
khả năng thích ứng rất cao, có nhiều đặc tính quý như tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu
phèn, chịu úng, kháng sâu bệnh Tuy nhiên cây dại có một số nhược điểm là dễ
rụng hạt, khó lai với cây trồng và năng suất rất thấp
+ Ý nghĩa: Đối với nhiều loại cây thức ăn gia súc, cây làm thuốc cây dại là nguồn
VLKĐ quý giá Ví dụ: Ở Liên Xô hiện nay đã thu thập trên 200 loại hình khoai tây
dại có khả năng tạo củ, đó là những vật liệu quý để tạo giống khoai tây có năng
suất cao đồng thời chống được bệnh Phytophtora
Lai các cây trồng với cây dại là hướng quan trọng nhất trong việc tạo các
giống kháng sâu bệnh và chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi trường Hiện
nay nhiều nước trên thế giới đã sử dụng VLKĐ cây dại để lai với cây trồng và thu
được kết quả tốt
- VLKĐ là các giống được tạo thành từ trước:
+ Đặc điểm: Đó là các giống đã phát triển ra sản xuất trong một thời kỳ nào đó
Nhưng do gieo trồng nhiều năm nên bị thoái hoá không đáp ứng được yêu cầu sản
xuất trong giai đoạn mới
+ Ý nghĩa: Các giống trên được nhà tạo giống sử dụng để chọn lựa, lai giống
nhằm tạo ra các giống mới tốt hơn Cải tiến các giống tạo thành từ trước là con
đường có hiệu quả và nhanh
+ Ý nghĩa: VLKĐ nhập nội được sử dụng nhằm:
Chọn và bồi dưỡng trực tiếp để tạo ra giống mới Cách này thường chỉ có hiệu
quả áp dụng khi nhập nội các giống mới của những cây trồng đã và đang trồng
trong sản xuất
Làm vật liệu để lai với giống địa phương, xử lý đột biến, xử lý đa bội từ đó
chọn ra giống mới thích hợp
Các giống cây trồng nhập nội ở nước ta trong những năm gần đây: Các giống
lúa như IR5, IR8, giống ngô VM1, giống mía POJ3016, POJ2878
* VLKĐ nhân tạo: VLKĐ nhân tạo được tạo ra qua 2 cách:
+ Phương pháp lai hữu tính: Lai hữu tính tạo được nhiều VLKĐ phong phú và đa
dạng có nhiều đặc tính tốt phù hợp với mục tiêu tạo giống
Trang 1212
+ Dùng các nhân tố vật lý và hoá học để xử lý đa bội, đột biến gen tạo nên những
biến dị rồi chọn lọc Phương pháp này tạo ra VLKĐ rất nhanh Nhiều biến dị đặc
biệt mà VLKĐ tự nhiên không thể có đã được tạo ra bằng phương pháp này Đó là
những biến dị chín sớm, chống chịu khoẻ và phẩm chất cao
+ Tạo dòng tự phối từ cây giao phấn Đây là nguồn VLKĐ quan trọng đối với cây
giao phấn nhằm tạo giống lai F1
II THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ BẢO QUẢN VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU (VLKĐ)
2.1 Nguyên tắc, phương pháp thu thập
2.1.1 Nguyên tắc thu thập
Thu thập, bảo quản được nhiều VLKĐ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác
chọn giống Công việc này phải làm thường xuyên và phải có một cơ quan chuyên
môn phụ trách với sự tổ chức và phân công chặt chẽ Khi thu thập phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Thu thập VLKĐ do các cơ quan chuyên môn phụ trách
- Khi thu thập cần:
+ Chọn điểm thu mẫu và tiến hành thu mẫu giống phải điển hình, có tính đại diện
+ Thu tất cả các giống khác nhau và không để các mẫu giống lẫn vào nhau
+ Các giống thu được cần có người chuyên môn phụ trách, thu xong phơi riêng
(chú ý không để ẩm ướt, sâu bệnh, chuột làm hại) sau đó cho vào túi vải, ngoài viết
tên giống và địa phương thu Túi giống kèm theo bản ghi lý lịch riêng của giống
+ Ghi rõ tên giống (tên địa phương, tên khoa học), hạt giống của vụ nào, năm nào
+ Ghi chép các đặc trưng, đặc tính chính của giống; biện pháp kỹ thuật trồng trọt
đối với giống đó ở nơi nguyên sản
+ Ghi chép điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai ở nơi nguyên sản của giống (nhiệt
độ, lượng mưa, ánh sáng, tình hình đất đai )
+ Đối với giống được thu thập từ nước ngoài về phải qua kiểm dịch
2.1.2 Phương pháp thu thập
- Tổ chức những đoàn chuyên môn đi các nơi điều tra, thu thập VLKĐ
- Ở mỗi trường có thể dựa vào sinh viên thực tập để thu giống mà đầu tiên là các
giống địa phương
- Hợp đồng với các cơ quan nông nghiệp trong và ngoài nước, định kỳ trao đổi
VLKĐ
- Định kỳ tổ chức triển lãm, trao đổi hạt giống và vật liệu chọn giống
Trang 1313
Sau khi thu thập mỗi giống cho vào túi riêng, ngoài túi đề tên giống; nơi thu
thập; người thu thập kèm theo lý lịch giống Thông thường lượng thu như sau: lúa
500g, ngô 1kg, bông 250g
2.2 Nghiên cứu và xử lý VLKĐ
2.2.1 Nghiên cứu VLKĐ
- Đặc điểm sinh học:
+ Đặc điểm hình thái: Nghiên cứu đặc điểm hình thái giúp ta phân loại sắp xếp các
VLKĐ, giúp ta phân biệt vật liệu này với vật liệu khác và thấy được nguồn vật liệu
có ở trong nước là những loại gì, loại nào chính, loại nào phụ để có phương pháp
bổ sung và sử dụng Trong công tác giống và trồng trọt phân loại hình thái dùng để
phân biệt giữa giống này với giống khác khi loại bỏ các giống tạp và bảo quản
giống Để nghiên cứu các đặc điểm về hình thái cần nắm vững phân loại thực vật
nhằm biết được giống định sử dụng là thuộc dạng nào trong loài Từ đó có phương
hướng chọn cặp bố mẹ thích hợp và theo dõi được thay đổi của con lai
+ Đặc điểm sinh thái: Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng phát triển và các đặc
tính chống chịu của giống: Chịu lạnh, chịu nóng, chịu mặn, chống đổ, chống sâu
bệnh
Nghiên cứu tương quan giữa cây trồng và ngoại cảnh, đặc tính sinh thái của
giống Từ đó giúp nhà chọn giống xác định khu vực nào có thể trồng được giống
đó, dạng đó để phục vụ các mục đích trong công tác lai tạo Ngoài ra nghiên cứu
đặc điểm sinh thái giúp ta phân loại được các loại hình sinh thái trong VLKĐ Các
loại hình sinh thái khác nhau về nhiều đặc điểm như thời gian sinh trưởng, các giai
đoạn phát triển, đặc trưng hình thái, đặc tính chống chịu, kỹ thuật và thời vụ gieo
trồng
+ Đặc điểm di truyền: Nghiên cứu các đặc điểm di truyền có nghĩa là xét xem các
đặc tính của nó (đặc tính kinh tế, sinh hoá) có di truyền cho đời sau không bằng
phương pháp theo dõi cây lai, nghĩa là đem các giống đó lai với một hay nhiều
giống khác sau đó nghiên cứu đặc tính của cây lai xem có xuất hiện ưu thế lai hoặc
có xuất hiện các đặc tính tốt không Từ đó biết được giống có khả năng phối hợp
với các giống khác hay không và có di truyền các đặc tính tốt của nó cho thế hệ
sau hay không
Tuy nhiên đặc điểm di truyền và khả năng phối hợp của các giống có thể thay
đổi tuỳ theo điều kiện địa phương, điều kiện từng năm, điều kiện canh tác Cho nên
trong công tác chọn giống, cần nghiên cứu VLKĐ ở các điều kiện khác nhau để
xác định chắc chắn giống có di truyền hay không
Trang 1414
- Đặc điểm kinh tế: Nghiên cứu các đặc điểm về năng suất, sản lượng của giống
trong điều kiện đất đai và kỹ thuật canh tác nhất định
- Đặc tính sinh hoá, lý học: Phân tích các thành phần chủ yếu của nông phẩm như:
Hàm lượng protein, gluxit, vitamin, độ bền và độ dài của sợi
2.2.2 Xử lý VLKĐ
- Đăng ký và đánh số: Đánh số các mẫu giống của các loại cây trồng theo thứ tự
gồm các mục: Số thứ tự, tên giống, tên khoa học, nguyên sản, địa điểm thu thập,
ngày thu thập, đặc điểm chính của giống, ghi chú
- Xử lý vật liệu: Căn cứ vào hình thái bên ngoài của hạt và lý lịch của giống những
mẫu giống nào trùng nhau rõ ràng thì chọn giữ lại một mẫu hạt tốt
- Kiểm tra nảy mầm: Nếu tỷ lệ nảy mầm thấp dưới 50% thì nên gieo ngay
2.3 Bảo quản VLKĐ
Mục đích của bảo quản VLKĐ đó là giữ giống ở nguyên trạng thái ban đầu
Vì vậy nơi để trồng, bảo quản VLKĐ cần có điều kiện gần tương tự nơi nguyên
sản Khi cất giữ cần cố gắng giảm số lần gieo hạt để tránh phát sinh biến dị
Bảo quản VLKĐ có thể dùng các cách sau:
- Giữ trong phòng:
+ Khi cất giữ cần đánh số túi, số lọ rõ ràng, tránh nhầm lẫn, khi cất giữ cần xếp
theo số thứ tự
+ Số lượng hạt giống cất giữ tuỳ thuộc vào loại hạt, chất lượng hạt giống và khả
năng của cơ sở Ví dụ: loại hạt nhỏ nhất như hạt rau, hạt vừng thì mỗi giống giữ
30-100g; loại hạt như lúa mì, đậu xanh mỗi giống giữ 100-250g; hạt to như hạt
lạc, bông, ngô giữ 250-500g (riêng ngô cần giữ thêm 2 bắp ngoài số hạt giữ)
+ Mỗi năm trước khi gieo trồng một tháng cần kiểm tra lại tỷ lệ nảy mầm Nguyên
tắc là giống nào cũng cần thử tỷ lệ nảy mầm, nếu số giống nhiều quá không đủ
công làm có thể lấy ra một số mẫu để thử, số mẫu ít nhất phải bằng 10% toàn bộ
hạt giống Mỗi lần thử 100 hạt (lượng hạt giống ít thì có thể thử ít hơn) không
nhắc lại Nếu tỷ lệ nảy mầm 50% thì cần gieo ngay để tránh mất giống
+ Thời gian cất giữ: Các giống dễ mất sức nảy mầm như lúa, ngô, vừng, lạc có
thể giữ trong phòng từ 1-2 năm, hạt các cây khác giữ 2-8 năm
- Giữ giống bằng trồng trọt: Điều kiện trồng trọt cần giống nơi nguyên sản, cần căn
cứ tính chất thụ phấn của cây để tránh không cho lai tự nhiên bằng cách trồng cách
ly, bao cách ly hoặc tự phối nhân tạo
* Đánh giá vật liệu chọn giống
- Tất cả các VLKĐ tốt được dùng vào việc chọn tạo ra giống mới gọi là vật liệu
chọn giống
- Ý nghĩa việc đánh giá vật liệu chọn giống:
Trang 15+ Đây là khâu không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống Đánh giá vật
liệu chọn giống càng khách quan, chính xác thì hiệu quả của công tác chọn tạo
giống càng cao và nhanh chóng
- Các nguyên tắc đánh giá vật liệu chọn giống:
+ Trồng vật liệu chọn giống trong điều kiện trồng trọt tốt và đồng đều để đánh giá
Nguyên tắc này đảm bảo cho các đặc trưng đặc tính của vật liệu có điều kiện biểu
hiện một cách đầy đủ
+ Khi đánh giá phải kết hợp chặt chẽ với điều kiện địa phương (điều kiện canh tác
và điều kiện tự nhiên) để có thể phân lập được những biến đổi về đặc tính di truyền
của vật liệu và những biến đổi hình thái do các nhân tố môi trường gây nên
+ Đánh giá phải tiến hành hệ thống và nhiều lần Điều kiện ngoại cảnh luôn biến
đổi nên phải đánh giá nhiều lần mới đảm bảo chính xác và khái quát được mức độ
ổn định về đặc tính sinh học, di truyền, kinh tế của từng vật liệu, khả năng thích
ứng của chúng rộng hay hẹp để mở rộng mùa vụ cũng như khu vực phân bố
+ Lấy mẫu chính xác, định tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng Lượng mẫu thu càng
nhiều càng có tính điển hình
+ Trong thời gian ngắn nên đánh giá toàn diện các đặc trưng đặc tính của vật liệu
Thông thường cùng một lúc cần đánh giá các chỉ tiêu sau:
Thời gian sinh trưởng
Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
Tính thích ứng với cơ giới hoá
Phẩm chất của vật liệu
2.4 Trung tâm khởi nguyên các giống cây trồng
Học thuyết về trung tâm khởi nguyên cây trồng do nhà bác học Vavilop đưa
ra đầu tiên vào năm 1935 Vavilop đã thu thập, quan sát nhiều mẫu cây trên thế
giới Qua nhiều năm nghiên cứu ông đã nêu được nhiều quy luật về di truyền như
quy luật về sự biến dị tương đồng, quy luật phát sinh và phân bố của thực vật trên
thế giới
N.I Vavilốp cho rằng : Tại các trung tâm khởi nguyên, điều kiện tự nhiên rất
thích hợp cho các loài cây trồng phát sinh Do sống trong một môi trường thuận
lợi, nên các loài cây trồng không chịu áp lực của một quá trình chọn lọc tự nhiên
nghiêm khắc theo một hướng nhất định Sự phát triển của loài theo nhiều hướng đã
dẫn đến việc hình thành rất nhiều dạng hình với vốn gen phong phú Ngoài phạm
Trang 1616
vi của các trung tâm khởi nguyên, điều kiện môi trường thường khắc nghiệt hơn do
đó quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra theo một số hướng nhất định nào đó Chỉ
những dạng thích ứng được với những điều kiện của môi trường mới được giữ lại
qua quá trình chọn lọc lâu dài và nghiêm khắc của thiên nhiên Vì vậy, ở ngoài
phạm vi các trung tâm khởi nguyên, dạng hình của các loài trở nên nghèo nàn hơn
N.I Vavilốp chỉ rõ là quá trình chọn lọc ở những vùng địa lý khác nhau đã
đưa đến sự hình thành các dạng sinh thái khác nhau Dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên ở những vùng địa lý đó, chỉ những dạng có khả năng thích nghi và cạnh
tranh có kết qủa mới phát triển Như vậy, các loài mà khu vực phân bố của nó bao
gồm những vùng nằm dài trên nhiều vĩ độ, với những điều kiện khí hậu, địa hình,
đất đai khác nhau sẽ hình thành nên những dạng sinh thái khác nhau về mặt di
truyền Vì vậy tạo thêm khả năng cho nhà chọn giống tìm ra các dạng và giống cần
thiết cho những mục tiêu nhất định
Việc xác định các trung tâm khởi nguyên giúp nhà chọn giống dễ dàng trong
việc xác định hướng tìm kiếm nguồn vật liệu khởi đầu vì ở các trung tâm khởi
nguyên, các loài cây trồng rất đa dạng với vốn gen rất phong phú, N.I Vavilốp
viết: Ngày nay chúng ta biết khá rõ cần tìm ở đâu những dạng có các đặc tính quý,
ở vùng nào có thể tìm được những dạng hình chịu hạn, ở đâu tập trung các dạng có
quả to, hạt to, ở đâu có thể tìm thấy các dạng cứng cây không đổ ngã kháng sâu
bệnh…"
- Nội dung của học thuyết này đó là:
+ Các cây trồng ngày nay phân bố nhiều nơi trên thế giới đều phát sinh từ
những trung tâm nhất định Tại các trung tâm khởi nguyên điều kiện tự nhiên
rất thích hợp cho các loại cây trồng phát triển Ông đã chứng minh rằng ở các
trung tâm xảy ra quá trình hình thành loài rất mạnh và có hầu hết các gen trội và
lặn nhưng các tính trạng trội biểu hiện kiểu hình ưu thế còn các tính trạng lặn xuất
hiện ở bên ngoài trung tâm “Trung tâm sơ cấp (cấp 1, khởi nguyên) là những nơi
cây trồng phát sinh Tại đây tập trung một số lượng lớn gen trội” Như vậy tại các
trung tâm khởi nguyên tập trung một số lượng lớn gen trội còn ở xa trung tâm và
đặc biệt ở những vùng cô lập thì những gen lặn do đột biến và giao phối gần chiếm
vị trí ưu thế
+ Những nơi nào có sự tạp giao 2 loài hoặc trên 2 loài, đồng thời có tác dụng
của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo thì nơi đó sẽ phát sinh trung tâm
thứ cấp
Diện tích chung của các trung tâm khởi nguyên chiếm khoảng 1/40 diện tích
các lục địa Hơn 80% giống cây trồng phát sinh từ Đông bán cầu, 20% phát sinh từ
Tây bán cầu Gần 1/2 số loài cây trồng phát sinh từ các trung tâm khởi nguyên
Trung Quốc và Ấn Độ
Trang 1717
Trung tâm thứ cấp hình thành do sự trao đổi, mua bán các loại giống giữa các
khu vực Nó hình thành và phát triển mạnh mẽ khi xuất hiện đột biến và lai giống
- Ý nghĩa: Tại trung tâm phát sinh các cây trồng chứa một lượng lớn gen trội nên
có rất nhiều loại hình phong phú còn càng xa trung tâm thì các loại hình của cây
trồng đó càng ít đi Vì thế muốn nhập nội có kết quả cần nhập nội các giống ở
trung tâm nguyên sản
Theo quan niệm hiện đại có 12 trung tâm khởi nguyên của cây trồng:
- Trung tâm phát sinh Trung Quốc:
Đây là trung tâm xuất hiện sớm nhất và phát sinh độc lập lớn nhất Trung tâm
này bao gồm các vùng núi phía Tây, vùng đồng bằng và Trung Trung Quốc Ở đây
tập trung hơn 140 loài thực vật: Kê, Đậu tương, cây ăn quả (Lê, Đào, Cam, Quýt),
cây lấy dầu, cây làm thuốc Đây đồng thời là trung tâm phát sinh thứ cấp của Ngô,
Yến mạch
- Trung tâm phát sinh Đông Nam Á:
Ở trung tâm này phong phú nhất thế giới về thành phần các loài lúa trồng
cũng như các loài lúa dại và dạng trung gian của chúng Bao gồm các nước như
Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia, Indonexia, Philippin Đây cũng là quê
hương của các loại cây ăn quả nhiệt đới (Chuối, Xoài, Cam, Quýt, Dừa, Dưa), cây
Vạn tuế, Cọ, Vừng, Gai, Bạc hà, Hồ tiêu
- Trung tâm phát sinh châu Úc:
Đây là trung tâm phát sinh của các loài bông Úc (bông Hải đảo), Bạch đàn,
Keo, Khuynh diệp, Thuốc lá, cỏ Ba lá Tại đây đã tìm thấy 9 loài bông đặc sản, 500
loài Bạch đàn Ngoài ra ở Úc cũng đã tìm thấy các loài lúa dại
- Trung tâm phát sinh Ấn Độ:
Là trung tâm khởi nguyên một tập đoàn giống lúa nước (lúa trồng, lúa dại) rất
phong phú Đây còn là quê hương của nhiều loài Mía, Vừng, Cam, Quýt, cây làm
thuốc, các loài rau đậu
- Trung tâm phát sinh Trung Á:
Tập trung rất nhiều loại lúa mì lùn, lúa mạch, đậu Hà lan, Dâu tằm, Vừng,
Carot, Củ cải, cây có dầu, cây ăn quả (Mơ, Hạnh đào, Nho )
- Trung tâm phát sinh Tây Á (Cận Đông):
Bao gồm các nước Tiểu Á, Ả Rập, Iran Tại đây tập trung nhiều loài Lúa mì,
Mạch đen, cỏ Linh lăng, các loài Dưa, Táo, Nho
- Trung tâm phát sinh Địa Trung Hải:
Trung tâm này bao gồm các nước ở quanh biển Địa Trung Hải Ở đây là trung
tâm phát sinh Lúa mì cứng (Triticum durum), Củ cải đường, Bắp cải Đây cũng là
trung tâm thứ 2 phát sinh cây Nho, Táo, Cà rốt, đậu Hà Lan, đậu Cove
Trang 1818
- Trung tâm phát sinh châu Phi:
Đây là quê hương của đại mạch trồng Ngoài ra còn là quê hương của cao
lương, bông Châu Phi, Cà phê, Lạc
- Trung tâm phát sinh châu Âu - Xibia:
Đây là trung tâm khởi nguyên của cây củ cải đường, cỏ Ba lá, một số loài cỏ
Linh lăng, Dâu tây, các cây ăn quả (Nho, Táo, Lê dại) Tây Bắc nước Nga là trung
tâm đầu tiên của cây Lanh
- Trung tâm phát sinh Trung Mỹ:
Lãnh thổ của trung tâm này bao gồm Mehico, Coxtarica, Panama Đây là nơi
phát sinh cây Ngô, Ca cao, khoai lang, các loại đậu đỗ, Dưa, Ớt, bông Luồi, Bầu
Bí, đậu Cove
- Trung tâm phát sinh Nam Mỹ:
Có 2 trung tâm đó là trung tâm A và B
+ Trung tâm A (chilê, pêru ) là nơi phát sinh cây Khoai tây, Cà chua, Lạc, Ớt,
Thuốc lá, Bầu Bí, Dứa…
+ Trung tâm B (Brazin) là nơi phát sinh cây Cao su, Sắn, Cà phê, Hướng dương
Từ trung tâm này sản sinh ra loài bông Ai Cập Trước đây loài bông này
được đưa từ Nam Mỹ vào Ai Cập vì vậy Ai Cập là tổ quốc thứ hai và là trung tâm
gen thứ hai của bông
- Trung tâm phát sinh Bắc Mỹ: Là nơi phát sinh các loài Hướng dương, Nho,
Bông, Thuốc lá, Khoai tây, Dâu tây
2.5 Quy luật dãy biến dị tương đồng
Quy luật về sự biến dị tương đồng của thực vật lần đầu tiên được Vavilop
trình bày tại Đại hội chọn giống toàn liên bang Nga lần thứ III năm 1920 Quy luật
này có ý nghĩa đối với thực vật và chọn giống thực nghiệm
Nghiên cứu tính đa dạng của các loài cây trồng ông rút ra quy luật chung đó
là: Ở các loài thực vật khác nhau nhưng chung nguồn gốc thường xảy ra
những đột biến, biến dị giống nhau - biến dị tương đồng Chẳng hạn nếu một
chi gồm nhiều loài thì tất cả các loài này đều cùng có một số tính trạng như nhau
và chúng có chung biến dị
- Ý nghĩa:
+ Các loài thực vật gần nhau có hàng loạt tính biến dị di truyền giống nhau, điều
này rất có ý nghĩa trong nhập nội giống và chọn giống
+ Cho phép ta đoán trước được đặc tính kinh tế có giá trị mà đặc tính này hiện
chưa có trong đối tượng chọn lọc chỉ có ở các loài và chi lân cận Giúp các nhà
khoa học định hướng gây biến dị để chọn tạo ra những giống cây trồng mới có
những tính trạng mong muốn
Trang 1919
+ Định luật này cho phép các nhà chọn giống phát hiện đầy đủ nhất toàn bộ tiềm
lực di truyền của các loài cây trồng đang có ở địa phương mình, nước mình và
những giống cây trồng nhập nội
Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
I CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
1.1 Các hình thức chọn lọc ở cây trồng
Chọn lọc là một trong những phương pháp cơ bản, rất quan trọng được sử
dụng rộng rãi và thường xuyên trong công tác chọn tạo và sản xuất giống Trong
học thuyết tiến hoá của thế giới sinh vật, Đacuyn đã chứng minh rằng cơ sở hình
Trang 2020
thành các dạng mới (giống và chủng) trong nông nghiệp và các dạng mới trong
thiên nhiên đều cùng một nguyên tắc chung là chọn lọc
Ông đã đề ra học thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Theo Đacuyn
có hai hình thức chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
1.1.1 Vai trò và tác dụng của chọn lọc tự nhiên (CLTN)
Chọn lọc tự nhiên là quá trình chọn lọc xảy ra dưới tác động của điều kiện tự
nhiên, quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên, toàn diện, triệt để và sâu sắc
đối với thế giới sinh vật Chọn lọc tự nhiên làm cho sinh vật tiến hoá phong phú,
đa dạng nhưng với tốc độ chậm
Động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn Khi điều kiện tự
nhiên biến đổi sẽ làm sinh vật phát sinh biến dị Những biến dị nào có lợi cho sinh
vật dù rất nhỏ sẽ được tự nhiên giữ lại còn những biến dị có hại cho sinh vật sẽ bị
loại đi
Chọn lọc tự nhiên có tác dụng đối với sinh vật về hai mặt:
- Loại trừ những biến dị có hại, giữ cho quần thể có tính ổn định trong phạm vi
nhất định
- Giữ lại và tích luỹ dần những biến dị có lợi làm cho sinh vật trở nên hoàn thiện
hơn
1.1.2 Vai trò và tác dụng của chọn lọc nhân tạo (CLNT)
CLNT là quá trình chọn lọc xảy ra dưới tác động của con người Do yêu cầu
của cuộc sống, loài người từ thời tiền sử đã biết giữ lại những cây dại và động vật
hoang dã có những đặc điểm có lợi cho mình, tích luỹ và bồi dưỡng qua nhiều thế
hệ từ đó biến đổi chúng thành cây trồng và vật nuôi
Thông qua chọn lọc con người đã giữ lại những biến dị có lợi và loại bỏ
những biến dị có hại Những biến dị dù rất nhỏ nhưng có lợi cho con người sẽ
được tích luỹ và củng cố qua nhiều đời tạo thành những giống mới Vì vậy CLNT
làm cho sinh vật thích hợp với nhu cầu của con người Chọn lọc nhân tạo thúc đẩy
sự tiến hoá của thế giới sinh vật với tốc độ nhanh Tuy vậy tác động của CLNT vào
thế giới sinh vật phiến diện, không sâu sắc, chỉ tác động vào những gì có lợi cho
con người
Động lực thúc đẩy CLNT là lợi ích, sở thích, thị hiếu của con người
- Đặc điểm của CLNT:
+ Thông qua chọn lọc con người giữ lại những dạng mong muốn trên cơ sở
những biến dị phong phú trong tự nhiên
+ Các dạng được tuyển chọn đáp ứng những mục tiêu khác nhau và thích hợp với
những điều kiện sinh thái, canh tác nhất định
Trang 21- Chọn lọc nhân tạo vô ý thức: Là quá trình chọn lọc không có mục tiêu định trước,
không có phương pháp và kế hoạch rõ ràng Chọn lọc vô ý thức diễn ra suốt hàng
chục nghìn năm ở thời kỳ trồng trọt đang ở trình độ thấp Hầu hết các giống cây
trồng, gia súc là các giống địa phương ngày nay đều do chọn lọc vô thức tạo ra
Nhưng do không có ý thức nên khả năng tạo giống của hình thức chọn lọc này rất
chậm, không đáp ứng được nhu cầu của công tác chọn giống hiện đại
- Chọn lọc nhân tạo có ý thức: Là quá trình chọn lọc có mục tiêu định trước, có
phương pháp và kế hoạch rõ ràng, xác định trước nhằm tạo ra các giống mới phục
vụ lợi ích của con người Chọn lọc nhân tạo có ý thức do có mục tiêu, phương
pháp nên có tác dụng tạo ra giống mới rất nhanh
Nhưng chọn lọc chỉ có hiệu quả lúc quần thể có nhiều biến dị, có nhiều kiểu
gen khác nhau, có tính dị hợp thể cao độ, còn trong dòng thuần thì chọn lọc nói
chung không có hiệu quả
1.1.3 Mối quan hệ giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
- Trường hợp CLTN và CLNT phù hợp với nhau thì CLTN có tác dụng hỗ trợ cho
CLNT, làm cho CLNT phát huy tác dụng nhanh hơn Điều này thể hiện ở hai nội
dung sau:
+ CLTN đã sáng tạo ra các dạng thực vật sau đó con người sử dụng trong trồng
trọt
+ CLNT giữ lại những đặc trưng, đặc tính vừa có lợi cho con người vừa có lợi cho
sinh vật thì CLTN cũng giữ lại những đặc trưng, đặc tính này do đó thúc đẩy quá
trình hình thành giống mới nhanh hơn
- Trường hợp CLTN và CLNT không phù hợp với nhau thì CLTN sẽ cản trở
CLNT Điều này thể hiện khi CLNT giữ lại những đặc trưng, đặc tính có lợi cho
con người nhưng không có lợi cho sinh vật thì CLTN sẽ làm mất các đặc trưng,
đặc tính do CLNT giữ lại Trong trường hợp này kết quả của công tác chọn giống
là do tác dụng của CLNT, người tạo giống phải biết khắc phục để giảm được ảnh
hưởng của CLTN
1.2 Cơ sở lý luận của chọn lọc nhân tạo
1.2.1 Mối quan hệ giữa hệ số di truyền và chọn lọc nhân tạo
Hiệu quả của chọn lọc phụ thuộc vào biến dị di truyền của quần thể vì vậy
nếu biết hệ số di truyền các tính trạng ta có thể đưa ra quyết định về hướng chọn
lọc và dự đoán được hiệu quả của chọn lọc
Hệ số di truyền (h2):
Trang 22V Plà phương sai kiểu hình
Nếu ở tính trạng chọn lọc, các cá thể đều có cùng kiểu gen như trong quần thể
giống thuần ở cây tự thụ phấn hay trong quần thể con lai F1 giữa hai dòng (giống)
thuần phương sai di truyền có thể coi bằng 0 vì các cá thể không có sai khác về
kiểu gen (V G= 0); biến dị kiểu hình (V P) của tính trạng chỉ do điều kiện ngoại cảnh
gây ra, tức V P= V E và h2 = 0 Ngược lại, nếu biến dị của tính trạng hoàn toàn do
biến dị di truyền gây nên, V P= V G thì h2 = 1 Độ lớn của h2 là thước đo mức độ biến
dị di truyền của tính trạng định chọn
Nếu h2 < 0,4: Tính trạng có biến dị di truyền thấp
Nếu h2 = 0,4 – 0,6: Tính trạng có biến dị di truyền ở mức trung bình
Nếu h2 > 0,6 và có giá trị càng gần 1 thì chọn lọc càng dễ có kết quả và hiệu
quả chọn lọc càng cao do tính trạng này có biến dị di truyền lớn
Hệ số di truyền định nghĩa theo công thức (1) được gọi là hệ số di truyền theo
nghĩa rộng vì phương sai di truyền V G được gây ra bởi tất cả các dạng tương tác
gen Trên thực tế không phải tất cả các hiệu ứng gen tạo nên tính trạng đều có ý
nghĩa chọn lọc, chỉ biến dị di truyền do hiệu ứng cộng gây nên mới thực sự có ý
nghĩa trong quá trình chọn lọc cũng như dự báo hiệu quả chọn lọc ở các tính trạng
Hệ số di truyền được định nghĩa bằng tỷ số giữa phương sai di truyền do hiệu ứng
cộng của các gen và phương sai kiểu hình của tính trạng chọn lọc gọi là hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp, ký hiệu h2A:
h2A =
P
A G
1.2.2 Đặc điểm tác động của chọn lọc nhân tạo
- Chọn lọc không có tác dụng tạo ra những biến dị mới về di truyền mà chỉ có thể
chọn ra những gì đã có sẵn trong quần thể khởi đầu
- Chọn lọc chỉ có hiệu quả khi có sự khác biệt về di truyền giữa các cá thể
- Từ một nguồn VLKĐ tuỳ theo hướng tuyển chọn có thể tạo ra những dạng hình
mới mang những đặc tính khác nhau
1.3 Những nguyên tắc chính của chọn lọc
Trang 2323
Trên cơ sở những điều kiện đảm bảo cho chọn lọc nhân tạo có hiệu quả và
căn cứ vào những hoàn cảnh cụ thể của quá trình chọn lọc để làm cho công tác
chọn lọc đạt kết quả tốt, cần đảm bảo mấy nguyên tắc chính sau:
- Có mục tiêu và phương hướng rõ ràng, chính xác
- Chọn VLKĐ thích hợp Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết
quả của chọn lọc Ví dụ: khi muốn tạo ra giống chịu úng cần lựa chọn những vật
liệu sinh trưởng phát triển ở những vùng bị úng
- Kết hợp giữa chọn lọc các tính trạng riêng lẽ với tính trạng tổng hợp Giá trị của
giống được xác định trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tính trạng của nó Tuy nhiên
tuỳ mục tiêu cụ thể mà việc tuyển chọn chú trọng nhiều hơn vào một hay một số
tính trạng nào đó Trong tự nhiên thường có mối tương quan giữa các tính trạng
của cây trồng Có trường hợp tương quan thuận nhưng cũng có trường hợp là
tương quan nghịch Vì vậy trong chọn tạo phải chú ý kết hợp giữa chọn các tính
trạng đơn lẽ với tính trạng tổng hợp một cách hợp lý nhất nhằm khắc phục các
tương quan nghịch và phát huy các tương quan thuận giữa các tính trạng chọn lựa
- Vật liệu chọn giống được trồng trong điều kiện đồng đều và thích hợp Nguyên
tắc này cần chú ý thực hiện nghiêm khắc vì trong điều kiện đồng đều mới kiểm tra
được tính di truyền của các cá thể Nếu đất, phân không đồng đều có khi cây xấu
lại biểu hiện tốt lúc sinh trưởng ở nơi đất tốt, giàu dinh dưỡng; ngược lại cây tốt có
thể biểu hiện xấu lúc mọc nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng - vì vậy có thể chọn
nhầm giữa cây tốt và cây xấu Ngoài ra nếu được gieo trồng trong điều kiện trồng
trọt tốt thì giống chọn lựa mới thể hiện hết những đặc trưng, đặc tính
- Muốn chọn lọc loại hình nào phải tiến hành trong điều kiện đó Giống cây trồng
liên quan chặt chẽ với môi trường, điều kiện canh tác và kỹ thuật trồng trọt Do vậy
tuỳ mục tiêu chọn giống mà việc tuyển lựa phải tiến hành trong những điều kiện
môi trường thích hợp
- Cần kết hợp chọn lựa ngoài đồng và trong phòng trong suốt quá trình sinh trưởng
phát dục của giống Nghĩa là chọn giống một cách có hệ thống từ khi cây còn nhỏ
đến khi thu hoạch
Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát dục cây trồng đòi hỏi những điều
kiện sinh trưởng khác nhau và phản ứng khác nhau với điều kiện ngoại cảnh Ngay
trong cùng một giống các cây trồng cũng phản ứng khác nhau với những diễn biến
bất thường của thời tiết, thức ăn, sâu bệnh Do đó, công tác chọn giống muốn đạt
được kết quả chính xác cần theo dõi suốt thời kỳ sinh trưởng, phát dục để đánh giá
đầy đủ các đặc trưng đặc tính của giống Đồng thời sau khi chọn lựa ngoài đồng
còn phải kiểm tra nghiêm khắc ở trong phòng để loại bỏ những cá thể xấu
1.4 Các phương pháp chọn lọc cơ bản
Trang 2424
Có hai phương pháp chọn lọc cơ bản là: Chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể
1.4.1 Chọn lọc hỗn hợp (chọn lọc quần thể, chọn lọc cải tiến)
Mục tiêu của chọn lọc hỗn hợp là tăng giá trị trung bình kiểu gen của quần thể
chọn lọc so với trung bình kiểu gen của quần thể khởi đầu về những tính trạng
chọn lọc
a Phương pháp tiến hành
Gieo VLKĐ ra ruộng Trong ruộng chọn giống dựa vào các đặc trưng hình
thái và đặc tính kinh tế biểu hiện ra bên ngoài chọn ra những cá thể tốt đem hỗn
hợp hạt lại, vụ sau trồng so sánh với giống đối chứng và giống khởi đầu Nếu tốt
tiếp tục thí nghiệm so sánh, nhân giống và phổ biến
Trường hợp quần thể ít lẫn, có thể loại bỏ những cây xấu giữ lại toàn bộ cây tốt
(gọi là chọn âm) thường dùng trong công tác nhân giống Trường hợp quần thể lẫn
nhiều thì chỉ chọn lấy những cây tốt (chọn dương) Chọn dương có tính chính xác
hơn chọn âm thường dùng trong phục tráng giống
Chọn lọc hỗn hợp có thể một lần hoặc nhiều lần tuỳ theo kết quả của sự lựa
chọn Nếu chọn một lần kết quả chưa rõ, quần thể chưa đồng đều thì có thể tiếp tục
lựa chọn nhiều lần đến lúc đạt được hiệu quả mới ngừng chọn
b Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp
* Ưu điểm:
- Dễ làm, nhanh có kết quả, ít tốn kém
- Chọn lọc hỗn hợp có thể làm cho một giống cây trồng trở nên tốt hơn do loại bỏ
được những cây xấu trong đó Chọn hỗn hợp là bước đầu chọn lọc làm cho tính
đồng đều của giống tăng lên thể hiện ở các chỉ tiêu như: Chiều cao cây, thời gian
sinh trưởng, thời gian trổ, thời gian chín, dạng bông, màu sắc hạt Vì vậy đối với
các giống địa phương bị lẫn tạp nhiều thì cách chọn này có hiệu quả tốt
- Khi chọn lọc hỗn hợp, nếu các gen quy định tính trạng có hiệu ứng cộng thì hiệu
quả chọn lọc sẽ lớn hơn so với hiệu ứng các gen là trội, đồng thời quá trình chọn
lọc đơn giản hơn, số lần chọn lọc ít hơn thậm chí không cần lặp lại ở những năm
tiếp theo mà chỉ cần kéo dài quá trình nhân Do vậy chọn lọc hỗn hợp có thể đem
lại kết quả tốt đối với việc nâng cao một số đặc tính về phẩm chất của giống Nếu
hiệu ứng các gen quy định tính trạng định chọn không có hiệu ứng cộng thì hiệu
quả chọn lọc chỉ đạt được khi quá trình chọn lọc được lặp lại nhiều lần
- Chọn hỗn hợp có hiệu quả tốt khi phương hướng của chọn lọc là tăng cường khả
năng thích ứng của cây với môi trường, nghĩa là khi các đặc trưng đặc tính chọn
Trang 25- Khi những đặc trưng đặc tính chọn lọc mà chỉ có lợi cho người, không có lợi cho
cây (ví dụ đặc điểm không có râu ở hạt lúa, tăng hàm lượng đường ở mía, tăng hàm
lượng dầu trong hạt ở lạc, đậu đỗ ) thì hiệu quả của phương pháp này thấp
- Không xác định được tính di truyền của từng cây biểu hiện ở đời sau nên không
tích luỹ và củng cố được những biến dị tốt
- Phương pháp này cho kết quả nhanh trong thời gian đầu lúc quần thể lẫn tạp
nhiều Sau chọn lọc vài lần quần thể trở nên đồng đều thì hiệu quả của chọn lọc
hỗn hợp kém dần
- Đối với cây giao phấn chọn lọc hỗn hợp chỉ tiến hành ở cây mẹ, còn hạt phấn của
cây bố không kiểm soát được Do vậy dù các cây mẹ được chọn thật sự có kiểu gen
tốt nhưng nếu thụ phấn của những cây bố xấu thì việc chọn lọc vẫn kém hiệu quả
- Khi áp lực chọn lọc lớn, độ lớn của mẫu chọn nhỏ sẽ dẫn đến giao phấn giữa các
cá thể gần nhau về huyết thống, làm giảm sức sống dẫn đến giảm năng suất, đặc
biệt là ở cây giao phấn
1.4.2 Chọn lọc cá thể
1.4.2.1 Phương pháp tiến hành
Gieo VLKĐ ra ruộng Từ ruộng VLKĐ chọn những cây tốt có các đặc trưng
đặc tính phù hợp với mục tiêu cần chọn Thu hoạch riêng hạt giống của từng cây
và giữ riêng hạt giống đó Vụ sau đem gieo hạt giống thu được ở từng cây của vụ
trước thành những dòng riêng biệt So sánh các dòng đó với VLKĐ và giống đối
chứng Loại bỏ những dòng xấu, giữ lại những dòng tốt Chọn lọc cá thể có thể tiến
hành một hay nhiều lần tuỳ theo kết quả và yêu cầu của chọn lọc Nếu chọn một
lần kết quả chưa đạt thì tiếp tục chọn lọc cho đến lúc đạt kết quả mong muốn mới
ngừng chọn Sau đó tiếp tục thí nghiệm giám định, so sánh giống, nhân và phổ biến
giống
- Chọn lọc cá thể có thể áp dụng cho cây giao phấn cũng như cây tự thụ phấn Đối
với các giống địa phương cũng như các quần thể lai và các VLKĐ khác
1.4.2.2 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể
* Ưu điểm:
Trang 2626
- Kiểm tra đầy đủ tính di truyền của từng cá thể trong các đời sau Vì vậy có thể
tích luỹ và củng cố các biến dị tốt có khả năng tạo ra giống mới
- Nếu các đặc trưng, đặc tính chọn lựa chỉ có lợi cho con người mà không có lợi
cho sinh vật thì dùng phương pháp này có hiệu quả tốt
* Nhược điểm:
- Phức tạp, tốn công, thời gian tạo giống dài, nhất là đối với cây có hệ số nhân thấp
thì thời gian từ khi bắt đầu chọn lọc đến lúc tạo được giống và đưa giống mới vào
sản xuất càng lâu
- Đối với cây giao phấn nếu tiến hành chọn lọc cá thể liên tục sẽ đưa đến hiện
tượng giao phối gần, ảnh hưởng đến sức sống của giống
1.5 Phương pháp chọn lọc đối với cây tự thụ phấn
1.5.1 Đặc điểm của cây tự thụ phấn
Tự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn rơi vào đầu nhụy của cùng một hoa
- Hoa có cấu tạo lưỡng tính, hoa nhỏ, ít có mùi vị, màu sắc ít sặc sỡ, hoa được bảo
vệ kỹ, nhị đực thường dài hơn nhụy cái, thời gian nở hoa ngắn (ví dụ hoa lúa chỉ
nở khoảng 30 phút)
- Quần thể cây tự thụ phấn tương đối đồng nhất về di truyền, nó là hỗn hợp của
nhiều dòng thuần
Johanxen nêu ra thuyết dòng thuần trở thành cơ sở lý luận chọn lọc dòng
thuần đối với quần thể tự nhiên của cây tự thụ phấn Thuyết gồm 3 nội dung sau:
+ Quá trình tự phối trong nhiều thế hệ đưa đến trạng thái đồng hợp tử của kiểu gen
nên quần thể cây tự thụ phấn là hỗn hợp của nhiều dòng thuần Nếu trong quần thể
do đột biến hay lai tạo làm xuất hiện kiểu gen dị hợp thể thì sau một vài đời tự thụ
phấn liên tục sẽ dẫn đến kết quả là trong quần thể chỉ có các cá thể mang kiểu gen
đồng hợp thể do hiện tượng phân ly theo quy luật Mendel
+ Do quần thể cây tự thụ phấn là hỗn hợp của nhiều dòng thuần nên lần chọn lọc
đầu có hiệu quả, vì phân lập được các dòng thuần khác nhau
+ Các cá thể thuộc cùng một dòng có cùng một kiểu gen nên sự biến thiên về kiểu
hình trong phạm vi một dòng thuần chỉ phụ thuộc vào điều kiện môi trường Đó là
các thường biến không có khả năng di truyền cho đời sau Vì vậy chọn lọc trong
phạm vi một dòng thuần sẽ không có hiệu quả
- Khi xuất hiện đột biến và lai tự nhiên, nếu không được chọn lọc quần thể giống
cây tự thụ phấn địa phương thường là tập hợp các cá thể của một vài dòng theo
một tỷ lệ nào đó và giữa các dòng khác nhau ít nhiều về kiểu gen nên biến dị các
tính trạng trong quần thể được gây ra bởi thành phần di truyền và thành phần
Trang 2727
không di truyền Tuy nhiên trong quần thể giống được chọn liên tục thì quần thể
thường đồng nhất và các cá thể trong quần thể có cấu trúc di truyền giống nhau
- Do đặc điểm di truyền và cấu trúc quần thể của cây tự thụ phấn nên phương pháp
và hiệu quả chọn lọc trên quần thể tự nhiên và quần thể lai khác nhau
1.5.2 Các phương pháp chọn lọc
1.5.2.1 Đối với quần thể tự nhiên (quần thể giống địa phương)
a Phương pháp chọn lọc hỗn hợp
- Mục đích: Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và cho kết quả tốt đối với các
giống địa phương lẫn tạp nhiều nhằm phục tráng và cải lương giống
Phương pháp chọn giống lúa theo 3 tốt (khóm tốt, bông tốt, hạt tốt) đang thực hiện
trong sản xuất chính là chọn hỗn hợp
- Cách tiến hành: Từ trong quần thể chọn ra những cá thể tốt (khóm tốt, bông tốt,
hạt tốt) Hạt của những cá thể chọn ra hỗn hợp chung ngay sau khi thu hoạch hay
trước khi gieo ở vụ sau Quần thể mới tạo thành từ hỗn hợp hạt các cấp tốt chọn ra
đem so sánh với quần thể ban đầu để xác định hiệu quả chọn lọc Trình tự đó có
thể chỉ tiến hành một lần song cũng có khi phải lặp lại vài lần tuỳ thuộc vào hiệu
quả chọn lọc các tính trạng định chọn
Cây tự thụ phấn sau khi chọn hỗn hợp một vài lần quần thể thường đồng đều,
do đó tiếp tục chọn hỗn hợp quá nhiều lần thì hiệu quả hạn chế, vì vậy thường chỉ
chọn lọc hỗn hợp một vài lần
b Phương pháp chọn lọc cá thể
- Cơ sở lý luận: Quần thể cây tự thụ phấn tự nhiên thường là tập hợp của các
dòng thuần theo một tỷ lệ nhất định Vì vậy khi tiến hành chọn lọc cá thể có thể
chọn ra các dòng tốt có đầy đủ các đặc trưng đặc tính của giống địa phương
- Mục đích: Tạo ra giống mới và chọn được các dòng thuần dùng trong sản xuất
hạt lai
- Cách tiến hành:
+ Vụ thứ nhất từ nguồn VLKĐ chọn ra các cá thể tốt mang những tính trạng mong
muốn
+ Hạt của các cá thể tuyển chọn được gieo riêng thành dòng trong vụ thứ hai và
tiến hành so sánh để loại bỏ những dòng xấu
+ Vụ thứ ba tiếp tục gieo hạt của những dòng tốt và so sánh đánh giá loại bỏ thêm
những dòng xấu Việc chọn lọc như trên tiếp tục một vài vụ cho đến khi chọn ra
được một vài dòng tốt để đưa vào thí nghiệm so sánh giống ở bước tiếp theo
Trang 2828
Nếu mục đích của chọn lọc không phải tạo ra giống mới mà chỉ để duy trì độ thuần
hay tiềm năng năng suất của giống đang phổ biến trong sản xuất thì thế hệ sau của
những dòng đã chọn có nhiều ưu điểm hơn giống đối chứng được hỗn hợp lại, sau
đó nhân sản xuất hạt giống các cấp
Ví dụ: Chọn lọc cá thể tiến hành với cây lúa:
Đem giống định lựa chọn trồng vào ruộng tốt với số lượng 1500-2000 cây
Chọn ra 50 đến 100 cây tốt năm sau gieo riêng thành từng dòng So sánh các dòng
chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng Loại bỏ dòng xấu, chọn lại dòng tốt
Tiếp tục thí nghiệm giám định so sánh giống và nhân các dòng tốt để phổ biến ra
sản xuất
* Ưu điểm:
- Kiểm tra được kiểu gen của từng cá thể
* Nhược điểm:
- Thời gian chọn lọc dài, tốn kém, phức tạp
1.5.2.2 Đối với quần thể lai
Quần thể cây lai ở cây tự thụ phấn là quần thể có biến dị di truyền lớn, trong
đó có những biến dị tổ hợp rất có giá trị trong chọn giống Khác với quần thể tự thụ
phấn, ở quần thể lai tỷ lệ những cá thể có kiểu gen đồng hợp dần tăng lên và tần
suất cá thể có kiểu gen dị hợp ngày càng giảm đi
a Phương pháp chọn theo phả hệ (Pedigree method)
Phương pháp phả hệ là phương pháp chọn lọc cá thể được áp dụng trong quần
thể các thế hệ con lai từ F2 cho đến khi thu được các dòng thuần Phương pháp
chọn này đem lại hiệu quả cao hơn, do vậy được áp dụng phổ biến hơn phương
pháp trồng dồn
- Mục đích: Chọn lọc cá thể bắt đầu từ F2, tiến hành chọn các cá thể trong quần thể
lai ban đầu dựa vào các đặc điểm mong muốn và ghi chép gia phả từ đó tạo thành
Trang 29Khảo nghiệm năng suất
9-12 F8-F11 So sánh với giống đối chứng
Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp chọn lọc phả hệ
- Cơ sở lý luận: Dựa trên những thay đổi tự nhiên về cấu trúc di truyền trong quần
thể con lai các thế hệ F1, F2…ở cây tự thụ phấn Ví dụ trong tổ hợp lai giữa giống
mẹ (có kiểu gen aa) với giống bố (có kiểu gen AA), con lai F1 có kiểu gen Aa Do
tự thụ phấn cấu trúc di truyền của quần thể ở các thế hệ thay đổi như sau:
Trong quần thể trên hai dạng bố mẹ khác nhau ở một cặp gen Ở F1 tất cả các cá
thể đều có cùng kiểu gen dị hợp (Aa) Tuy nhiên chỉ sau một thế hệ tự thụ phấn
quần thể F2 đã có 50% cá thể đồng hợp và sau 5 lần tự thụ phấn, ở thế hệ F6 tỷ lệ
này đã lên tới 96,9 % Và đến thế hệ F10 đạt tới 99,95, gần như toàn bộ quần thể
có kiểu gen đồng hợp
Trang 3030
b Phương pháp trồng dồn (Bulk method)
- Mục đích: Chọn lọc, so sánh các dòng, tìm ra những dòng tốt đưa vào thí nghiệm
so sánh, đánh gía trên tất cả đặc trưng, đặc tính Các dòng tốt được chọn ra tiếp tục
bồi dưỡng tạo thành giống mới
- Cách tiến hành: Gieo hỗn hợp liên tục các thế hệ con lai từ F1 đến F5, F6 Ở F6,
khi tất cả các đặc trưng ở con lai đã đạt tới độ thuần cao (96,9%), cá thể có đặc
trưng, đặc tính tốt đáp ứng mục tiêu chọn giống lúc này đã ở trạng thái đồng hợp
cao, bắt đầu chọn cá thể gieo riêng tạo thành các dòng F7 để so sánh
+ Vụ 1: Tạo các tổ hợp lai từ bố mẹ đã chọn theo mục tiêu chọn giống
+ Vụ2: Gieo trồng cây F1 của mỗi tổ hợp lai với mật độ thưa cùng bố mẹ để so
sánh Thu hoạch hỗn hợp hạt của các tổ hợp
+ Vụ 3: Gieo trồng quần thể F2 mật độ bình thường Có thể đào thải những cây
quá xấu Thu hoạch và hỗn hợp hạt ở những cây giữ lại của từng tổ hợp
+ Vụ 4 - 6: Xử lý các thế hệ F3, F4, F5 tương tự như đối với thế hệ F2 Độ lớn của
F3, F4, F5 là 10000 cây Có thể gieo trồng quần thể trong điều kiện chọn lọc (như
điều kiện sâu, bệnh hại) Thu hoạch hỗn hợp hạt của từng tổ hợp
+ Vụ 7: Gieo trồng hỗn hợp hạt ở thế hệ F6 ở mật độ thưa, tiến hành chọn lọc cá
thể, thu hoạch từng cây riêng để gieo trồng vụ sau
+ Vụ 8: Gieo trồng các dòng cùng với giống đối chứng Ghi chép những tính trạng
cần đánh giá Chọn lọc những dòng tốt
Các vụ tiếp theo tiếp tục chọn lọc dòng tốt nhất để đưa vào hệ thống khảo nghiệm
quốc gia để công nhận giống
- Ưu điểm: Cùng lúc có thể nghiên cứu nhiều tổ hợp lai, không đòi hỏi chi phí tốn
kém khi theo dõi và chọn lọc
- Nhược điểm: Dễ bị mất những kiểu gen có giá trị vì từ F1 đến F6 các cá thể con
lai gieo hỗn liên tục nên trong quần thể chỉ diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên
Trong quá trình này giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo có hỗ trợ nhau
hay không tuỳ thuộc vào tính trạng cần cải tiến
1.6 Phương pháp chọn đối với cây giao phấn
1.6.1 Đặc điểm của cây giao phấn
Trong tự nhiên phổ biến là cây giao phấn vì giao phấn làm cho đời sau nâng
cao được sức sống, thích ứng với môi trường Ngay những cây tự thụ phấn nghiêm
ngặt cũng thường giao phấn với một tỷ lệ nhất định
- Để thích nghi với việc giao phấn cây giao phấn thường có hoa đơn tính (đơn tính
cùng cây hay đơn tính khác cây) hoặc nếu hoa lưỡng tính thì tự thụ phấn sẽ bất dục
(như khoai lang)
Trang 3131
- Hoa có màu sắc sặc sỡ, nhiều vị ngọt và hương thơm để hấp dẫn côn trùng Nhị
và nhụy thường chín vào các giai đoạn khác nhau, nhị thường vươn ra khỏi hoa
mới thụ phấn
- Số lượng hạt phấn nhiều và dễ phát tán nhờ gió
- Ưu điểm của của quần thể cây giao phấn là:
+ Trao đổi thông tin di truyền giữa các cá thể trong quần thể nên xuất hiện các tổ
hợp lai tổ hợp các nhân tố di truyền có trong quần thể
+ Duy trì lâu dài các đột biến lặn trong vốn gen quần thể
+ Có khả năng thích nghi nhanh với điều kiện biến đổi bên ngoài nhờ có kiểu gen
và kiểu hình đa dạng trong quần thể
- Bên cạnh những ưu điểm trên quần thể cây giao phấn có những nhược điểm sau:
+ Ưu thế lai cao nhất không được củng cố ở đời sau
+ Trong quần thể giao phấn nếu để các cá thể giao phấn tự do không có quá trình
chọn lọc xảy ra và không phát sinh đột biến gen thì sẽ có sự cân bằng di truyền
theo định luật Hardy - Weinberg Do vậy phải tiến hành chọn lọc nhiều lần mới có
hiệu quả vì nếu ngừng chọn lọc thì quần thể trở lại trạng thái cân bằng di truyền
+ Các gen lặn gây chết và nửa gây chết có điều kiện thể hiện ở trạng thái đồng hợp
Sự suy thoái thể hiện trong quần thể khi tự thụ phấn làm sức sống của cây giảm rất
nhanh, dị hình, tính chống chịu và năng suất giảm Ví như ở ngô sau vài đời tự thụ
phấn chiều cao cây và năng suất giảm rõ rệt, có hiện tượng lại tổ (trên bắp xuất
hiện cờ hoặc trên cờ có hạt)
1.6.2 Các phương pháp chọn lọc
1.6.2.1 Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần
- Mục đích: Giữ giống cho vụ sau
- Ưu điểm: Đơn giản, có thể tiến hành dễ dàng trong điều kiện sản xuất
- Nhược điểm:
Do quá trình giao phấn và do tác dụng chọn lọc lúc thụ tinh nên khi hỗn hợp
gieo giống các cây sẽ chọn lọc những hạt phấn thích hợp nhất về mặt sinh vật học
để thụ tinh, vì vậy trong các đời sau sẽ mất dần các đặc trưng đặc tính chọn lọc
theo hướng có lợi cho con người, còn các đặc trưng đặc tính có lợi cho cây lại
được tăng cường
Trong quần thể giao phấn tự nhiên có rất nhiều kiểu gen khác nhau nên lúc
thụ tinh có thể tạo ra nhiều tổ hợp gen mới rất phong phú là cơ sở tốt cho chọn lọc
tự nhiên, chọn lọc nhân tạo và nâng cao sức sống của giống Trái lại ở quần thể
giao phấn được chọn lọc nghiêm khắc nhiều kiểu gen dần bị loại bỏ trong quần thể
nên dẫn đến hiện tượng giao phối gần làm giảm sức sống của giống Vì vậy lúc
chọn hỗn hợp đối với cây giao phấn không nên chọn quá nghiêm khắc đối với
Trang 3232
những đặc trưng đặc tính không yêu cầu Ví dụ: Lúc chọn giống ngô thì mục tiêu
chọn chủ yếu là năng suất và phẩm chất, đối với các đặc trưng, đặc tính này phải
chọn nghiêm khắc còn đối với các đặc trưng hình thái như thân lá thì chỉ chọn với
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc hỗn hợp:
Hiệu quả của chọn lọc hỗn hợp cao hay thấp ở cây giao phấn phụ thuộc vào
tính trạng định chọn Nếu tính trạng định chọn lọc có hệ số di truyền cao tức là khi
biến dị của tính trạng trong quần thể chủ yếu là biến dị di truyền, còn phần ảnh
hưởng của môi trường không đáng kể thì hiệu quả chọn lọc sẽ lớn
Phương thức di truyền của tính trạng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
chọn lọc Hiệu quả chọn lọc sẽ thấp và quá trình chọn lọc phải lặp lại nhiều lần ở
Hạt các cây tốt chọn lần 1 (hỗn hợp lai)
Thí nghiệm so sánh
giống VLKĐ
Giám định trên diện tích
lớn hoặc thí nghiệm khu
Ruộng nhân sơ
Trang 3333
những tính trạng hình thành do hiệu ứng của các gen trội Chẳng hạn quần thể chọn
lọc ở trạng thái cân bằng với hai kiểu hình ứng với ba kiểu gen phân biệt AA, Aa,
aa Nếu tính trạng định chọn do gen trội A quyết định, khi chọn theo kiểu hình trội
ta được các cá thể ứng với hai kiểu gen Aa và AA Các cá thể có kiểu gen Aa tiếp
tục phân li khiến cho hiệu quả chọn lọc giảm thấp Bởi vậy để có nhiều cá thể có
kiểu gen đồng hợp AA ta phải tiến hành chọn lọc nhiều lần
1.6.2.2 Chọn lọc hỗn hợp cải tiến
Phương pháp chọn lọc hỗn hợp cải tiến do Gardner (1961) đề xuất để giảm
biến động do sự không đồng nhất về đất đai Ruộng chọn lọc được chia thành
nhiều ô và chọn lọc cây tốt được tiến hành trong từng ô Nội dung của phương
pháp này như sau:
- Vụ thứ nhất: Gieo quần thể khởi đầu từ 7500 đến 10000 cây, gieo trồng ở mật độ
thưa để dễ dàng phân biệt và theo dõi các cá thể khác nhau về kiểu hình Quần thể
chọn lọc được trồng cách ly để tránh lẫn tạp sinh học Chia ruộng chọn lọc thành
những ô nhỏ có diện tích tương đương nhau (khoảng 60 - 100 ô) để tiện cho việc
chọn lọc
- Ở các vụ tiếp theo chọn ra những cây tốt nhất, chiếm khoảng 15-20% số cây
trong quần thể, tuy nhiên cường độ chọn lọc phụ thuộc vào loài cây trồng Ví dụ ở
ngô nếu mỗi ô là 100 cây, cường độ chọn lọc là 5% như vậy số bắp chọn ở mỗi ô là
5 bắp Hạt của chúng được hỗn hợp lại đem gieo chung và đều ở các ô để chọn lọc
cho vụ sau
Một phần hạt của mỗi chu kỳ được trồng so sánh với các chu kỳ trước để thấy
được hiệu quả chọn lọc
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ tiến hành
+ Hạn chế tác động của môi trường, nâng cao độ chính xác và hiệu quả chọn lọc
- Nhược điểm:
+ Không kiểm tra được đặc điểm di truyền của từng cá thể
+ Không kiểm soát được ảnh hưởng của cây bố
1.6.2.3 Chọn cá thể nhiều lần
Có ba cách chọn cá thể đó là chọn có cách ly, không cách ly và chọn theo
phương pháp nửa bắp
a Chọn cá thể nhiều lần không cách ly
Từ vườn chọn lọc chọn ra những cây tốt, thu hoạch riêng hạt của từng cây
Hạt của mỗi cây vụ sau gieo riêng thành một hàng hay một ô và tạo thành các gia
đình Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng theo dõi từng gia đình từ khi gieo đến
Trang 3434
sắp trổ hoa, khử đực hay loại bỏ kịp thời những gia đình xấu không cho chúng giao
phấn với các gia đình tốt Trên các gia đình tốt bắt đầu chu kỳ chọn lọc mới: Chọn
những cá thể tốt đưa gieo vào vườn so sánh ở vụ thứ 3 Hạt thu được ở những cây
còn lại đem hỗn hợp chung, cho tái hợp ở vườn cách ly lấy hạt cung cấp cho sản
xuất
b Chọn cá thể nhiều lần có cách ly
Do đặc điểm của cây giao phấn nên khi chọn cá thể và gieo riêng thành từng
dòng nếu không cách ly sẽ làm cho dòng tốt giao phấn với dòng xấu nên các thể hệ
sau có thể biểu hiện xấu Vì vậy phải chọn lọc cá thể có cách ly để hạn chế tình
trạng trên
* Cách tiến hành:
- Các dòng tốt chọn ra một phần gieo so sánh, một phần gieo cách ly Ở khu vực
gieo so sánh quan sát, theo dõi để xác định dòng tốt và dòng xấu
- Dựa vào kết quả so sánh tiến hành chọn lọc cây tốt của dòng tốt ở khu vực gieo
cách ly
* Nhược điểm:
- Diện tích gieo trồng tăng gấp đôi nên phức tạp, tốn kém
- Do cách ly nên dẫn đến hiện tượng giao phấn gần giữa các cây trong cùng một
dòng nên làm giảm sức sống của các cây trong dòng Vì vậy chỉ chọn cách ly lúc
số lượng cá thể ít, sau khi đã loại các cá thể xấu qua chọn lọc theo các phương
pháp khác
c Chọn cá thể nhiều lần theo phương pháp nửa bắp
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp chọn lọc có cách ly, có thể tiến
hành chọn lọc theo phương pháp nửa bắp
- Cách tiến hành:
+ Đem chia đôi lượng hạt giống của các cây đã chọn 1/2 đem gieo để so sánh và
quan sát; 1/2 còn lại giữ lại để đối chiếu
+ Hạt thu được trên các gia đình tốt ở vườn so sánh dùng làm hạt thương phẩm,
không sử dụng cho các giai đoạn chọn lọc tiếp theo vì đã tự do giao phấn với các
gia đình kém khác
+ Năm sau lấy 1/2 bắp còn lại của những gia đình tốt để gieo cách ly từng dòng
riêng và tiếp tục chọn lọc cho đến khi thoả mãn mục tiêu chọn giống Những năm
về sau những gia đình tốt được nhân lên, hạt của chúng được trộn cân bằng, gieo ở
bãi cách ly cho tái tổ hợp thành quần thể mới – so sánh với quần thể ban đầu để
xác định hiệu quả chọn lọc Số lượng hạt của những cây tốt đem chia đôi và tiếp
tục công việc như năm trước
- Ưu điểm: Quy trình chọn lọc đơn giản, ít tốn kém
Trang 35- Vụ 1: Tập hợp một số lượng lớn các nguồn gen có cùng thời gian sinh trưởng
(khoảng 30 - 40 giống), có cùng đặc điểm nông học mong muốn Trộn hỗn hợp các
giống này với số lượng bằng nhau Chọn từ trong quần thể những cây tốt và rút cờ
của cây được chọn
+ Cho bắp của các cây được chọn thụ phấn tự do với hạt phấn của nhiều giống có
trong tập đoàn Chọn khoảng 200 cây mẹ để rút cờ
+ Thu hoạch riêng từng bắp của các cây đã chọn
+ Tiến hành rút cờ 200 hàng mẹ tốt Bẻ cờ các cây không tốt của hàng bố
Trong mỗi dòng được chọn tiếp tục chọn 2 cây tốt nhất thu hoạch riêng bắp của
các cây đó để cho chu kỳ sau Như vậy khi thu hoạch ở năm thứ hai này có được
400 bắp ở trên 400 cây tốt của 200 dòng tốt được chọn
- Vụ 3: Tiếp tục làm như vụ 2 Có thể lấy một số bắp đồng nhất và tốt nhất đem
hỗn hợp lại và so sánh với giống đối chứng và vật liệu khởi đầu (VLKĐ)
Để tăng cường nền gen của quần thể nhằm chọn ra những đặc trưng, đặc tính
mới có thể đưa thêm vào những vật liệu mới làm bố
- Ưu điểm:
+ Dùng phương pháp này không dùng đến bao phấn, bao bắp
+ Hiệu quả của chọn Half-sib lớn hơn 5 lần so với chọn lọc hỗn hợp
+ Chọn dòng Hall-sib làm tăng khả năng phối hợp chung của các dòng
1.6.2.5 Chọn lọc dòng Full-sib
Khi một cây chọn ra dùng làm mẹ sẽ được thụ phấn của một cây bố khác Hạt
lai thu được trên cây mẹ vụ sau gieo ra sẽ cho ta thế hệ sau là những anh chị em
đồng máu (Full-sib) Ở phương pháp chọn lọc này chúng ta theo dõi và kiểm soát
được cây mẹ, cây bố và ảnh hưởng của chúng lên con lai
* Cách tiến hành:
Trang 3636
- Bước 1: Chọn các cặp cây bố mẹ để lai thuận nghịch : Từ trong quần thể chọn ra
các cặp cây tốt từ trước khi nở hoa Bao cách ly kịp thời và lai thuận nghịch giữa
chúng Thu hoạch riêng hạt lai theo từng cặp Hạt thu được trên từng tổ hợp lai
thuận nghịch một phần dự trữ trong kho, phần còn lại đem gieo vào vườn so sánh ở
vụ sau
- Bước 2: Lấy các gia đình chọn năm trước gieo ra ruộng Hạt lai thuận nghịch của
mỗi cặp Full-sib gieo kề nhau ở vườn so sánh Năm này công việc tiến hành theo
hai hướng:
+ Hướng thứ nhất là trên cơ sở quan sát, theo dõi chọn ra những gia đình Full-sib
tốt nhất và tiếp tục chọn những cây tốt để lai với nhau nhằm thu được những gia
đình Full-sib mới cho năm sau
+ Hướng thứ hai: Từ các gia đình Full-sib tốt chọn ra 10 – 20 dòng tốt, sau đó hỗn
hợp lại với nhau để đưa đi so sánh trong năm sau
Có thể đưa một vật liệu mới có khả năng chống bệnh, chống hạn tốt… vào lai
với những gia đình Full-sib để nhằm tăng cường những tính trạng tốt mong muốn
vào trong giống mới tạo thành
- Bước 3: Gieo các gia đình Full-sib mới chọn thành từng dòng Tiến hành chọn
lọc và lai như năm thứ hai Mặt khác lấy phần hạt dự trữ của các cặp Full-sib tốt
đem gieo ở khu cách ly cho tái tổ hợp thành quần thể mới và kết thúc một chu kỳ
chọn lọc
So sánh quần thể mới tạo thành với quần thể cũ để xác định hiệu quả chọn
lọc Nếu ở các đặc trưng định chọn, quần thể mới chưa thoả mãn các mục tiêu chọn
giống thì quá trình chọn lại được tiếp tục và lặp lại các bước như đã nêu
* Ưu điểm:
+ Kiểm soát tốt hơn các hiệu ứng cộng trong ưu thế lai nên có hiệu lực cao hơn so
với chọn lọc dòng Half-sib
+ Mức độ đưa về trạng thái đồng hợp tử cứ mỗi chu kỳ tự phối tương đương 3 chu
kỳ Full-sib và tương đương 5 chu kỳ Half-sib
+ Tự phối làm phá vỡ cân bằng gen nhanh, làm mất những tổ hợp gen tốt nhanh
Ngược lại Full-sib phá vỡ sự cân bằng gen chậm hơn, chậm làm mất những tổ hợp
gen tốt
+ Chọn lọc Full-sib làm tăng khả năng phối hợp riêng của các dòng
* Nhược điểm:
+ Nếu chọn lọc Full-sib liên tục biến dị di truyền của quần thể mới dần dần bị thu
hẹp vì có thể tạo thành các dòng thuần Vì vậy cùng với việc áp dụng phương pháp
này để cải tiến các tính trạng của quần thể bằng chọn lọc Full-sib có thể tạo được
các dòng thuần, các dòng tự phối để đưa vào các chương trình lai
Trang 3737
+ Sức sống của các dòng giảm nhanh hơn chọn Half-sib
1.7 Phương pháp chọn lọc đối với cây sinh sản vô tính
1.7.1 Đặc điểm di truyền của cây sinh sản vô tính
Sinh sản sinh dưỡng là một dạng sinh sản vô tính mà cơ thể mới được hình
thành từ một bộ phận của cây mẹ chứ không bằng con đường do sự kết hợp giữa
các tế bào sinh dục đực và cái khác nhau
Phương thức sinh sản sinh dưỡng có nhiều dạng khác nhau: Hình thành từ
thân bò (trầu, hồ tiêu); từ rễ (khoai tây, khoai sọ); từ một đoạn thân (mía, sắn)
Dòng vô tính bắt nguồn từ một cây khởi đầu và sinh sản bằng con đường sinh
dưỡng Vì vậy cấu trúc di truyền của tất cả các cây ở một dòng vô tính thường là
đồng nhất và giống cấu trúc di truyền của cây khởi đầu Sự sai khác về di truyền
giữa các cây của một dòng vô tính chỉ có thể xuất hiện do đột biến về nhiễm sắc
thể nhưng rất ít xảy ra
Về giai đoạn phát dục cây sinh sản sinh dưỡng tiếp tục giai đoạn phát triển
của cây mẹ mà không bắt đầu giai đoạn mới như cây sinh sản hữu tính mọc lên từ
hạt nên tính di truyền ổn định, ít thay đổi dưới những ảnh hưởng của điều kiện môi
trường Vì vậy Michurin đã có nhận xét nhập nội giống bằng hạt dễ thành công
hơn là nhập nội bằng cành ở những cây già về giai đoạn phát dục
Thường xuất hiện các biến dị mầm, biểu hiện trên các bộ phận của cây như
mầm cành, hoa, quả, có những biến đổi khác thường Biểu hiện rõ nhất là hiện
tượng đa bội thể ở một số cây cam, quýt
Ngày nay với những thành tựu mới của khoa học di truyền chọn giống đã xuất
hiện đó phương pháp nuôi cấy tế bào và nuôi cấy mô Nhiều loại tế bào hoặc nhiều
loại mô của thực vật sinh sản hữu tính cũng như vô tính, qua nuôi cấy có thể phát
triển thành những cơ thể hoàn chỉnh Thành tựu này mở ra khả năng mới trong việc
nhân nhanh giống cây trồng nhưng vẫn đảm bảo đặc tính, đặc trưng của cây trồng
đó - đặc biệt là những cây trồng quý, hiếm
1.7.2 Các phương pháp chọn lọc
1.7.2.1 Chọn lọc hỗn hợp
Từ ruộng VLKĐ chọn ra những cây tốt Cành, hom hoặc củ tốt của các cây
tốt hỗn hợp đem trồng so sánh Nếu tốt thì nhân giống và phổ biến Có thể chọn
một hoặc nhiều lần
1.7.2.2 Chọn lọc cá thể
Từ vườn chọn giống chọn ra cây tốt có những đặc điểm phù hợp với mục tiêu
định chọn Cành, hom hoặc củ của các cây tốt đem trồng riêng thành từng dòng để
Trang 3838
so sánh Loại những dòng xấu sau đó đem những dòng tốt tiếp tục so sánh, nhân
giống và phổ biến ra sản xuất Có thể chọn một hoặc nhiều lần Bằng phương pháp
chọn này, qua nhiều lần chọn cho phép tạo ra những giống mới
a Chọn từng củ
Từ vườn chọn giống chọn ra cây tốt, từ các cây tốt chọn ra củ tốt Những củ
tốt đem trồng riêng thành từng dòng So sánh các dòng chọn ra dòng tốt, sau đó
tiếp tục so sánh những dòng tốt này rồi nhân giống và phổ biến Phương pháp này
tạo ra nhiều giống mới
b Chọn biến dị mầm
Với đặc điểm của cây sinh sản sinh dưỡng là thường xuất hiện biến dị mầm
Trong các biến dị mầm có những biến dị có lợi (các biến dị đa bội thể) Để có thể
chọn ra các biến dị mầm tốt cần theo dõi kỹ và thường xuyên ở tất cả các bộ phận
của cây Khi phát hiện được biến dị mầm cần đánh dấu hoặc tách chúng đem trồng
riêng để tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng, chọn lọc
Phương pháp chọn biến dị mầm được thực hiện trên hai nguồn sau:
- Chọn lọc từ những đột biến tự nhiên:
Ưu điểm của hình thức này là đột biến sinh dưỡng thường biến đổi chỉ một
tính trạng, nên giống được chọn lọc từ đột biến tự nhiên này có tất cả các tính trạng
giống cây mẹ, chỉ có tính trạng đột biến sinh dưỡng là khác
Ở Mỹ, người ta dùng chọn lọc đột biến sinh dưỡng đối với nhiều giống táo và
thu được nhiều giống táo khác hẳn giống cũ về màu sắc quả, thời gian chín, kích
thước quả
Nhưng đột biến sinh dưỡng tự nhiên rất ít nên sau khi xuất hiện phương pháp
thu nhận đột biến cảm ứng thì nhiều nhà chọn giống đã chú ý và áp dụng trên cây
ăn quả như Táo, Lê
- Thu nhận đột biến cảm ứng:
Nhằm tạo ra các dạng đột biến người ta thường sử dụng nhiều tác nhân gây
đột biến như các tia phóng xạ, các chất hoá học, các chất chiết xuất từ vi sinh vật
Thực tiễn áp dụng phương pháp này cho thấy rằng ở cây đồng hợp tạo đột biến
cảm ứng có giá trị kinh tế khó hơn nhiều so với cây dị hợp Vì vậy người ta thường
dùng các cây lai làm vật liệu xử lý để tạo các đột biến cảm ứng Đột biến sinh
dưỡng cảm ứng đặc biệt thuận lợi đối với những tính trạng chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chọn lọc tự nhiên
1.7.2.3 Chọn phối hợp
Trang 3939
Là phối hợp giữa chọn lọc hữu tính và nhân vô tính
Ví dụ: Đối với khoai lang sinh sản bằng hạt người ta chọn những cây tốt mọc từ
hạt, nhân vô tính những cây tốt để giữ lại các đặc tính tốt hơn cho đời sau tránh
hiện tượng phân ly lúc gieo trồng bằng hạt
- Ưu điểm:
+ Việc chọn ra giống mới của cây sinh sản sinh dưỡng từ hạt có nhiều điểm chung
với chọn lọc giống mới ở cây sinh sản bằng con đường hữu tính Tuy vậy, ở dạng
chọn lọc này có nhiều điểm khác Do dòng vô tính có sự ổn định ở tất cả đặc điểm
di truyền của cây khởi đầu mà không phụ thuộc vào tính dị hợp hoặc đồng hợp của
cây này Vì vậy ở cây sinh sản sinh dưỡng có thể sử dụng cây bất kỳ làm dạng khởi
đầu cho giống - dòng vô tính mới, miễn là nó có tính trạng có giá trị kinh tế Đặc
tính có giá trị này sẽ được duy trì đầy đủ trong đời sau qua sinh sản sinh dưỡng
+ Kết hợp giữa chọn hữu tính và vô tính rất có hiệu quả đối với chọn giống cây ăn
quả đặc biệt là các cây tự thụ phấn Người ta kết hợp giữa chọn giống bằng phương
pháp hữu tính với phương pháp nhân vô tính bằng cách gieo hạt và lai giữa các cây
đó hoặc lai giữa cây trồng với cây dại để tạo ra giống mới Sau đó tiếp tục ghép vô
tính, nhân giống vô tính để duy trì đặc trưng đã được xác định ở những giống tốt
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, thời gian để chọn ra các cá thể tốt và kiểm tra
tính ổn định về di truyền của các dạng đó
II PHƯƠNG PHÁP LAI GIỐNG CÂY TRỒNG
2.1 Khái niệm và ý nghĩa
2.1.1 Khái niệm
Ngoài phương pháp chọn lọc lai giống là phương pháp tạo ra ưu thế lai cao
giữa các dòng (giống) Lai giống là phương pháp lai nhằm tạo ra các biến dị tổ hợp
trên cơ sở kết hợp 2 hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau Từ đó chọn ra các biến dị tốt
gây dưỡng thành giống mới
Trong khi lai người ta kí hiệu các thành phần như sau:
Trang 4040
Lai xa huyết thống: Là lai giữa các cá thể, các giống khác loài (species), khác
chi (genus) hoặc xa hơn nữa Ví dụ: Lai giữa loài khoai tây trồng Solanum
tuberosum L với loài khoai tây hoang dại Solanum demissum Thậm chí người ta
đã thành công trong việc lai giữa 2 chi (genus) với nhau như trường hợp lai giữa
lúa mì (Triticum) và mạch đen (Secale) để tạo ra cây Triticale Khi lai xa huyết
thống thường gặp hiện tượng không thụ tinh, không kết hạt hoặc kết hạt rất ít, cây
lai F1 bất thụ Do vậy người ta chỉ dùng lai xa huyết thống trong trường hợp loài
không có các đặc tính tốt mà ta cần hay khi muốn tạo ra nhiều biến dị đa dạng,
phong phú
Lai xa địa lý: Là lai giữa các giống, các thứ hay các loại hình có điều kiện địa
lý sinh thái khác nhau
2.1.2 Đặc điểm của cây lai
- Do kết hợp các đặc trưng đặc tính của bố mẹ nên cây lai có tính di truyền dao
động và phức tạp Trong điều kiện nhất định, chúng có thể phát triển những đặc
trưng đặc tính tốt của bố mẹ hoặc vượt trội bố mẹ
- Cây lai có khả năng biến dị rất lớn trong những điều kiện phát dục nhất định,
chúng có thể giống bố, giống mẹ, mang đặc điểm trung gian hoặc khác hẳn bố mẹ
- Cây lai có sức sống khoẻ, khả năng thích ứng rộng, có khả năng đồng hoá cao các
nhân tố môi trường nên có thể cho năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu
khoẻ Hiện tượng đó gọi là ưu thế lai
- Tuy vậy do tính di truyền rộng nên cây lai thường thoái hoá nhanh cần phải chọn
lựa và bồi dưỡng thường xuyên
2.1.3 Ý nghĩa của lai giống
- Lai giống là phương pháp cơ bản để tạo biến dị tổ hợp phục vụ cho chọn lọc Nhờ
lai giống mà có thể phối hợp được các đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố
mẹ và con lai Bố mẹ truyền cho con cái bộ gen của chúng và kết quả của quá trình
tái tổ hợp là nhiều kiểu gen mới đã được tạo ra (kiểu cây thâm canh, kiểu cây lí
tưởng ở lúa, dạng thân rẻ quạt ở mía, ) Qua lai giống con người đã tạo ra nhiều
giống cây trồng mới có các đặc tính kinh tế và sinh học tốt phục vụ cho nhu cầu
sản xuất
- So với các phương pháp khác lai giống là phương pháp chủ động nhất để tạo ra
giống tốt Chọn lọc thường dựa vào các biến dị sẵn có trong tự nhiên, còn các
phương pháp gây đột biến thì chưa biết trước được các biến dị sẽ xảy ra và tần số
các biến dị có lợi rất thấp Ở lai giống, con người dựa vào cơ sở lý luận đã chọn
các bố mẹ có các tính trạng, đặc tính tốt mà ta mong muốn, chúng sẽ được di
truyền cho con lai và kết hợp trong giống mới