1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng giống cây rừng : Nhân giống bằng hom part 2 potx

6 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 320,52 KB

Nội dung

Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 2.4. Các chất điều hoà sinh trưởng sử dụng trong giâm hom. 2.4.1. Auxin Các chất điều hòa sinh trưởng đều có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành rễ của hom giâm. Trong đó, các auxin được sử dụng nhiều nhất Auxin gồm 2 nhóm: Auxin tự nhiên (IAA) Auxin tổng hợp: IBA, IPA, NAA 2.4.2. Hình thức sử lý. 2.4.2.1. Sử lý bằng thuốc nước. - Nhìn chung nồng độ thấp phải xử lý thời gian dài, nồng độ cao phải xử lý thời gian ngắn. - Gần đây người ta có khuynh hướng sử dụng nồng độ cao để xử lý hom trong thời gian ngắn và cũng mang lại hiệu quả ra rễ cho hom giâm (1000 - 2000 - 3000 ppm). 2.4.2.2. Xử lý bằng thuốc bột Thuốc bột thường dùng là loại bột thương phẩm có chứa IBA ở các nồng độ khác nhau. 2.4.2.3. Xử lý hỗn hợp các chất điều hòa sinh trưởng Các auxin có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành rễ của hom giâm, vì thế khi dùng riêng rẽ chỉ gây hiệu quả 1 mặt còn khi dùng hỗn hợp sẽ tạo được hiệu quả tổng hợp và tăng tỉ lệ ra rễ của hom giâm. Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3. BIỆN PHÁP TẠO VẬT LIỆU GIÂM HOM - YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA HOM GIÂM 3.1. Biện pháp tạo vật liệu giâm hom: Các biện pháp tạo vật liệu hom giâm là: - Chặt thân, chặt cành hoặc khoanh vỏ trên thân, ở độ cao cần thiết để tạo trồi bất định. - Bấm ngọn, đốn tạo tán kiểu đốn chè để tạo nhiều trồi non. - Ghép lên gốc ghép trẻ một hoặc nhiều lần để trẻ hóa cây mẹ lấy cành. - Bón phân, tưới đủ ẩm, chăm sóc cây mẹ lấy cành để duy trì cây ở trạng thái sinh trưởng và dễ ra chồi. Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom 3.2.1. Kỹ thuật thu hái chồi - Tuổi trồi lấy hom: Lấy từ gốc cây mẹ ở rừng trồng, khi trồi được 30 – 40 ngày tuổi, độ dài 15 - 20 cm, chồi mập khỏe, có màu xanh đậm, có thể cắt chồi lấy hom. Chồi ở vườn tạo hom: Cành được chọn để cắt hom là những chồi có từ 4 - 8 lá (đối với keo lai) đối với bạch đàn 4 - 6 cặp lá, khỏe, có màu xanh đậm có thể cắt chồi lấy hom. Sau mỗi đợt thu hái chồi cần bón phân và tưới nước cho cây. - Thời điểm lấy hom: Nên lấy vào lúc buổi sáng, khi tiết trời còn mát, chồi không bị héo - Cắt chồi và bảo quản chồi: Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3.2.2. Kỹ thuật cắt hom và giâm hom - Cắt hom: Hom phải cắt bỏ các hoa, chồi phụ đã ra lá, nụ hoa. Đối với cây lá kim hom phải có đủ búp ngọn. Chiều dài hom từ 5 - 12 cm, số lá (cặp lá) để lại trên hom từ 4 - 6, phải cắt bớt phiến lá, phải cắt hết lá ở phần giâm dưới đất. - Xử lý thuốc chống nấm: + Xử lý thuốc chống nấm cho hom: Ngâm hom trong dung dịch Benlat nồng độ 100 - 200 ppm (100 - 200 mg Benlat/1 lít nước) trong 12 phút để trừ nấm bệnh. Sau đó đem hom đi giâm không cần rửa bằng nước lã. + Xử lý nấm bệnh cho giá thể: Tưới dung dịch Benlat nồng độ 6g/1lít nước cho 50 m 2 , hoặc dùng thuốc tím nồng độ 0,1% (1gam/1lít nước) tưới đẫm vào bầu tới độ sâu 4cm. Xử lý nấm được tiến hành trước khi giâm hom 12 giờ. Trước khi cắm hom dùng nước lã tàn dư của thuốc tím hoặc ben lát. - Cắm hom Dùng que tròn đường kính lớn hơn đường kính của hom giâm một ít, chọc một lỗ tròn ở giữa bầu hoặc giá thể với độ sâu 2 - 3 cm, cắm hom đã được xử lý vào lỗ chọc, cắm nhẹ nhàng không làm xây xát gốc hom. Dùng 2 ngón tay ấn nhẹ xuống đất xung quanh gốc hom để gốc hom được tiếp xúc với đất, tưới đẫm bầu bằng nứơc sạch. Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3.2.3. Kỹ thuật chăm sóc hom giâm - Tưới phun: đảm bảo cho là và ngọn không bị héo, đất trong bầu không bị úng nước. Tưới cho hom đến khi ra rễ. Sau khi hom ra rễ số lần tưới nước cho hom giảm xuống. - Phòng chống nấm bệnh: 7 - 10 ngày sau khi giâm phun phòng bệnh 1 lần bằng dung dịch benlat nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 50m 2 . Nếu nấm bệnh phát triển phun với nồng độ cao hơn. - Che nắng: Giai đoạn đầu 50 - 70%, tùy theo vụ giâm hom. Khi hom đã ra rễ giảm dần độ che bóng. Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3.2.4. Kỹ thuật chăm sóc và huấn luyện cây hom trong khi huấn luyện - Che bóng: Cây hom ở trong khu huấn luyện có độ che bóng 50% trong 10 ngày đầu và giảm dần độ che bóng sau đó tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn. - Tưới nước: Những ngày đầu tưới 3 - 4 lần, sau đó 10 ngày mỗi ngày chỉ tưới 1 lần. - Bón thúc: Tưới NPK 0,3% (3g/1lít nước), lượng 2lít/m 2 , 1tuần 1lần. Sau khi tưới thúc phải bỏ phân bám trên là bằng nước sạch. - Cắt bỏ bớt chồi yếu chỉ để lại chồi khỏe nhất. - Phân loại cây: Sau khoảng 4 tuấn tiến hành phân loại cây, những cây tốt để riêng, những cây xấu để riêng, và có chế đọ tưới phân, chăm sóc cho từng loại. Cây hom được huấn luyện và nuôi dưỡng trong thời gian 1,5 tháng, có chiều cao khoảng 20 - 25 cm, cây xanh đẹp, không sâu bệnh, có thân chính là đủ tiêu chuẩn đem trồng. . cho cây. - Thời điểm lấy hom: Nên lấy vào lúc buổi sáng, khi tiết trời còn mát, chồi không bị héo - Cắt chồi và bảo quản chồi: Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3 .2. 2. Kỹ thuật cắt hom và giâm hom -. tùy theo vụ giâm hom. Khi hom đã ra rễ giảm dần độ che bóng. Ch¬ng V. Nh©n gièng b»ng hom 3 .2. 4. Kỹ thuật chăm sóc và huấn luyện cây hom trong khi huấn luyện - Che bóng: Cây hom ở trong khu huấn. đó, các auxin được sử dụng nhiều nhất Auxin gồm 2 nhóm: Auxin tự nhiên (IAA) Auxin tổng hợp: IBA, IPA, NAA 2. 4 .2. Hình thức sử lý. 2. 4 .2. 1. Sử lý bằng thuốc nước. - Nhìn chung nồng độ thấp phải

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w