1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân vùng trọng điểm cháy rừng tỉnh quảng bình

92 364 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

Nhữngnăm gần đây ở Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội và nguy cơ cháy rừng được tính theo

Trang 1

NguyÔn tuÊn anh

ph©n vïng träng ®iÓm Ch¸y rõng

tØnh qu¶ng b×nh

LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc l©m nghiÖp

Hµ Néi, n¨m 2008

Trang 2

NguyÔn tuÊn anh

Trang 3

NguyÔn tuÊn anh

Trang 4

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Bế Minh Châu

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Lụân văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ

khoa học lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2008

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Khoa đào tạo SĐH

Trung tâm thông tin tư liệu và thư viện – Trường Đại học Lâm nhiệp.

Hà Tây - 2008

Trang 6

NguyÔn tuÊn anh

Trang 8

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Bế Minh Châu

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Lụân văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ

khoa học lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Khoa đào tạo SĐH

Trung tâm thông tin tư liệu và thư viện – Trường Đại học Lâm nhiệp

Hà Tây - 2008

Trang 9

Quảng Bình", tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng

nghiệp, gia đình, bạn bè, các cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh Nhân dịpnày, tôi xin chân thành cảm ơn:

TS Bế Minh Châu đã định hướng, tận tình hướng dẫn, động viên trongsuốt quá trình làm đề tài

TS Trần Tuyết Hằng đã chỉ dẫn, góp ý về mặt chuyên môn

Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ thuộc Khoa Đào tạo sau đại học, Trungtâm thông tin tư liệu và thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tậntình về mặt tài liệu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện luận văn.Tập thể cán bộ công chức, Chi cục kiểm lâm Quảng Bình đã giúp đỡ vềthời gian, kinh phí, tạo điều kiện về hiện trường, nhân công để bố trí thínghiệm thành công

Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn động viên, giúp đỡ tôi có thêmnghị lực khắc phục khó khăn, hoàn thành luận văn này

Đề tài hoàn thành song không thể tránh khỏi thiếu sót Tôi xin chânthành cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, bạn bè

đồng nghiệp để đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn, đồng thời giúp bản thân nângcao hơn nữa trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng năm 2008

Tác giả

Trang 10

Mục lục ii

Các chử viết tắt trong đề tài iii

Danh mục các bảng trong đề tài iv

Danh mục các ảnh trong đề tài v

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Lược sử vấn Đề nghiên cứu 3

1.1 Thế giới 3

1.2 Việt Nam 8

Chương 2: Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 13

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13

2.2 Đối tượng nghiên cứu 13

2.3 Nội dung nghiên cứu 13

2.4 Phương pháp nghiên cứu 14

Chương 3: Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 27

3.1 Điều kiện tự nhiên 27

3.2 Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội 32

Chương 4: Kết quả và phân tích kết quả 35

4.1 Đặc điểm phân bố TNR và tình hình cháy rừng ở Quảng Bình 35

4.1.1 Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng 35

4.1.2 Tình hình cháy rừng trong những năm gần đây (2001-2007) 36

4.2 ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng Binh 40

4.2.1 Vĩ độ 40

4.2.2 Kinh độ 40

4.2.3 Độ cao ……… 40

4.2.4 Độ dốc 40

4.2.5 Hướng phơi 41

4.2.6 Điều kiện khí hậu 42

4.2.6.1 Nhiệt độ không khí 42

Trang 11

4.2.7 Đặc điểm các trạng thái rừng và vật liệu cháy 52

4.2.7.1 Đặc điểm cấu trúc các loại trạng thái rừng 52

4.2.7.2 Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái 55

4.2.8 Đặc điểm thời tiết 58

4.3 ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến nguy cơ cháy rừng 60

4.4 Phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng Bình 62

4.4.1 Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo trạng thái rừng 62

4.4.2 Phân vùng trọng điểm cháy theo điều kiện khí hậu 65

4.4.3 Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo điều kiện kinh tế – xã hội 66

4.4.4 Phân vùng trọng điểm cháy tổng hợp theo điều kiện khí hậu, địa hình, trạng thái rừng và điều kiện kinh tế – xã hội 67

4.5 Một số giải pháp nâng cao khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng trên kết quả phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng Bình 69

4.5.1 Giải pháp về khoa học kỹ thuật 69

4.5.2 Giải pháp về kinh tế 70

4.5.3 Giải pháp về xã hội 72

Chương 5.Kết luận, tồn tại, kiến nghị 74

5.1 Kết luận 74

5.2 Tồn tại 76

5.3 Kiến nghị 76

Tài liệu tham khảo 77

Phụ biểu 81



Trang 13

Việt Nam hiện có khoảng 12,6 triệu ha rừng, trong đó có tới 6 triệu ha cácloại rừng dễ cháy như: rừng tràm, rừng khộp, rừng thông, rừng bạch đàn, trenứa (Cục Kiểm lâm, 2005) Vào mùa khô, với xu hướng gia tăng của khíhậu toàn cầu và diễn biến phức tạp trong khu vực như hiện nay thì các loạirừng trồng đều có thể bắt lửa và cháy lớn Theo thống kê của Cục Kiểm lâmtrong vòng 7 năm trở lại đây (từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 5 năm 2007) cảnước xảy ra 6.172 vụ cháy, phá huỷ 40.245 ha rừng, bình quân hàng năm rừng

bị cháy xấp xỉ 6 ngàn ha

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khả năng phát sinh và phát triển của cháyrừng chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố bao gồm cả các nhân tố tựnhiên và xã hội ở mỗi vùng ảnh hưởng của nhân tố này tới cháy rừng có thểkhác nhau, dẫn tới nguy cơ cháy rừng ở các vùng đó cũng khác nhau Vì vậy,xác định được nguy cơ cháy rừng theo vùng sẽ giúp cho công tác đầu tư lựclượng, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ công tác PCCCR chủ động và cóhiệu quả hơn

Quảng Bình nằm ở khu vực Bắc trung bộ, là tỉnh có diện tích rừng dễcháy tương đối lớn so với cả nước, diện tích là 61.192,2ha Vào mùa khô, khuvực này chịu tác động mạnh của thời tiết gió Tây khô nóng Đây là dạng thời

Trang 14

tiết rất nguy hiểm đối với cháy rừng, cùng với các hoạt động trái phép hay vôtình của người dân như: canh tác nương rẫy; phát dọn thực bì; du lịch sinhthái, đun nấu tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho cháy rừng và nguy

cơ tiềm ẩn về cháy rừng rất cao Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm QuảngBình, từ năm 2001 - 2007 đã xảy ra 167 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 570.91harừng và thực bì Quảng Bình được xem là một tỉnh trọng điểm cháy của cảnước

Hiện nay, những nghiên cứu về vấn đề cháy rừng nói chung và nghiêncứu về phân vùng trọng điểm cháy nói riêng ở tỉnh Quảng Bình còn rất ít Mặc

dù, đã có bản đồ phân vùng trọng điểm cháy cho toàn tỉnh nhưng chủ yếu dựavào diện tích phân bố các trạng thái rừng và đánh giá một cách định tính nênmức độ chính xác không cao Điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả của côngtác PCCCR ở Quảng Bình Vì vậy, việc lập bản đồ phân vùng trọng điểm cháyrừng có tính tới ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố: địa hình, khí hậu, trạngthái rừng, điều kiện kinh tế - xã hội là rất cần thiết Nhằm đáp ứng yêu cầu cấpbách này, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, chúng tôi thực hiện đề

tài: “Phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng Bình”.

Trang 15

Chương 1 Lược sử vấn đề nghiên cứu

Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra gây nênnhững tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải vật chất và cả tính mạng conngười Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và hạnchế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng đã được đặt ra như một yêu cầucấp bách của thực tiễn Những nghiên cứu đều hướng vào tìm hiểu bản chấtcủa hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới cháyrừng Từ đó đề xuất các giải pháp PCCCR phù hợp Tuy nhiên, do có sự khácnhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội mà quy luật ảnh hưởng của cácnhân tố đến cháy rừng và những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cũngkhông hoàn toàn giống nhau ở các địa phương Vì vậy tùy vào điều kiện cụ thểcủa từng quốc gia, từng địa phương mà tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng

được những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả nhất

1.1 Trên thế giới.

Nhiều công trình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới được các nhà khoahọc tiến hành từ đầu thế kỷ XX chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp rừngphát triển như: Mỹ, Nga, Đức, Thụy Điển, Canada, Pháp, úc … Sau đó đượctiến hành nghiên cứu ở tất cả các nước có hoạt động lâm nghiệp Đến naynhững nghiên cứu PCCCR có thể chia thành 5 lĩnh vực: bản chất của cháyrừng, phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng, các công trình phòng cháy chữacháy rừng, phương pháp chữa cháy rừng và phương tiện chữa cháy rừng

- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng.

Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định rằng cháy rừng chỉ xảy ra khi cómặt đồng thời của 3 yếu tố: Nguồn nhiệt – Oxy – Vật liệu cháy (hay còn gọi

là tam giác lửa ) Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên mà cháy rừng cóthể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi [32] [33]

Trang 16

Nếu hạn chế hoặc ngăn cách sự tiếp xúc của một yếu tố đối với 2 yếu tố cònlại, sẽ có thể hạn chế hoặc ngăn chặn đám cháy Vì vậy về bản chất, nhữngbiện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào

3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy

Các nhà khoa học đã phân biệt có 3 loại cháy rừng: (1) Cháy dưới tán câyhay cháy mặt đất rừng là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp câybụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất; (2) Cháy tán rừng (Cháy ngọncây) là trường hợp lửa lan tràn từ tán cây này sang tán cây khác; (3) Cháyngầm (Cháy dưới mặt đất) là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉdưới mặt đất trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn

Trong một đám cháy có thể xảy ra một hoặc đồng thời cả 2, 3 loại cháyrừng trên Tuỳ theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòngcháy, chữa cháy rừng khác nhau [32] [34]

Nhiều nghiên cứu cho thấy những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng

đến sự hình thành và phát triển cháy rừng đó là: thời tiết, địa hình, trạng tháirừng và hoạt động kinh tế của con người [33] Thời tiết, đặc biệt là lượng mưa,nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ

ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lantràn đám cháy Trạng thái rừng ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học, khốilượng và phân bố của vật liệu cháy; địa hình: độ dốc, hướng dốc qua đó ảnhhưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy.Hoạt động kinh tế xã hội của con người như: sản xuất trên nương rẫy, săn bắn,

du lịch… ảnh hưởng đến mật độ và phân bố của nguồn lửa khởi đầu của các

đám cháy Phần lớn các biện pháp PCCCR đều được xây dựng trên cơ sở phântích đặc điểm của những nhân tố đó trong hoàn cảnh cụ thể của từng địaphương [35]

- Nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng.

Trang 17

Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điềukiện thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí với

độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng Vì vậy các phương pháp dựbáo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượngmưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí [33] ở một số nước khi dự báo nguy cơcháy rừng ngoài yếu tố khí tượng còn căn cứ vào một số yếu tố khác như tại

Mỹ và Đức căn cứ độ ẩm vật liệu cháy [32]; tại Pháp tính thêm lượng nướchữu hiệu trong đất và độ ẩm vật liệu cháy; tại Trung Quốc có bổ sung thêm cảtốc độ gió, số ngày không mưa và lượng bốc hơi…ngoài ra, cũng có sự khácbiệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí tượng để dự báo nguy cơ cháy rừngnhư tại Thuỵ Điển và một số nước bán đảo Scandinavia sử dụng độ ẩm khôngkhí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày Trong khí đó tại Nga

và một số nước khác dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ Nhữngnăm gần đây ở Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố

ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng trong đó có cả những yếu tố kinh tế xã hội

và nguy cơ cháy rừng được tính theo tổng số điểm của các yếu tố Mặc dù cónét giống nhau nhưng cho đến nay chưa có phương pháp dự báo cháy rừngchung cho cả thế giới ở mỗi quốc gia thậm chí ở mỗi địa phương người ta vẫnnghiên cứu xây dựng phương pháp riêng Tuy nhiên, còn rất ít phương pháp dựbáo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội và trạng thái rừng

- Nghiên cứu về công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả cao của các loạibăng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháyrừng [35] Đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng làm băng xanh cản lửa, trồngrừng hỗn giao và giữ nước hồ đập giảm nguy cơ cháy rừng; hiệu lực của các

hệ thống cảnh báo cháy rừng như chòi canh, đặt biển báo, biển cấm lửa Trênthế giới đã nghiên cứu nhiều công trình PCCCR Tuy nhiên chưa đưa ra đượcphương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó Vì vậy khi

Trang 18

áp dụng cho địa phương, cho từng trạng thái rừng thì phải điều chỉnh cho phùhợp.

- Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Việc nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thườnghướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác lửa

- Làm giảm nguồn nhiệt bằng nhiều cách: dọn vật liệu cháy, đào rãnh,chặt cây theo dải để cách ly đám cháy với phần rừng còn lại

- Đốt trước có điều khiển một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô đểgiảm khối lượng vật liệu vào mùa khô hạn nhất hoặc ngược với hướng lan tràncủa đám cháy để cô lập đám cháy

- Dùng chất dập cháy như: nước, đất, cát, bọt CO2,… để giảm nhiệtlượng của đám cháy hoặc ngăn vật liệu cháy với oxy trong không khí

- Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng.

Những năm gần đây nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháyrừng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phương tiện dự báo và phát hiện đámcháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy

Các phương pháp dự báo đã được mô hình hoá và xây dựng thành nhữngphần mềm làm tăng độ chính xác của công tác dự báo Việc ứng dụng côngnghệ viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích diễn biến thời tiết, dựbáo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất hiện và phát hiện sớm lửa rừngtrên vùng rộng lớn Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơcháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay được tuyêntruyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đến lực lượng phòng cháy,chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư

Những phương tiện dập tắt các đám cháy được nghiên cứu từ cào, cuốc,dao, câu liêm…đến các phương tiện hiện đại như cưa xăng, máy kéo, máy đàorãnh, máy phun nước

Trang 19

Măc dù các phương tiện chữa cháy rừng đã và đang được nghiên cứu ởmức cao nhưng thiệt hại do cháy rừng vẫn rất lớn ngay cả các nước phát triển

có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng hiện đại như úc, Nga, Mỹ…Trongnhiều trường hợp việc khống chế các đám cháy vẫn không có hiệu quả Vìvậy, quan trọng nhất là ngăn chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy rừng

Hiện nay các giải pháp xã hội PCCCR chủ yếu tập trung vào tuyên truyềngiáo dục tác hại của lửa rừng, nghĩa vụ của công dân trong việc phòng cháy,chữa cháy rừng, những hình phạt đối với người gây ra cháy rừng Trong thực

tế còn ít nghiên cứu về thể chế, chính sách, phong tục tập quán…cùng với sựphát triển kinh tế - xã hội gây nên; các giải pháp lồng ghép hoạt động phòngcháy, chữa cháy rừng với hoạt động phát triển kinh tế, xã hội

- Đối với nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Việc phân chia lãnh thổ thành những vùng có nguy cơ cháy rừng khácnhau gọi là phân vùng trọng điểm cháy Khả năng xuất hiện và mức độ thiệthại do cháy rừng gây ra phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các nhân tố ảnhhưởng quan trọng nhất đến cháy rừng như: khí hậu, thời tiết, địa hình, dânsinh kinh tế và đặc điểm các trạng thái rừng Những khu vực có lượng mưa lớn

và phân bố đều hoặc có những trạng thái rừng ẩm thường ít xảy ra cháy rừng.Ngược lại ở những vùng khô hạn, mưa phân bố không đều hoặc có nhữngtrạng thái rừng dễ cháy thường xảy ra cháy rừng Vì vậy, để sử dụng hiệu quảcác nguồn lực cho PCCCR, cần phải căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnhhưởng đến cháy rừng để phân chia lãnh thổ thành những khu vực có nguy cơcháy rừng khác nhau Người ta sẽ chú trọng PCCCR nhiều hơn cho nhữngvùng có nguy cơ cháy cao và giảm đi ở những vùng có nguy cơ cháy thấp.Việc phân vùng trọng điểm cháy thực hiện hầu hết ở các quốc gia Hiện nay

có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu để phân vùng trọng điểm cháy rừng:Phân vùng theo các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng và phân vùng theo thựctrạng cháy rừng

Trang 20

Theo phương pháp thứ nhất, cần căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu tố

ảnh hưởng đến cháy rừng như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và trạng thái rừng

để phân vùng Những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao có đặc điểm như: khíhậu khô hạn, khối lượng vật liệu cháy lớn, địa hình dốc…Ngược lại nhữngkhu vực có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng có đặc điểm khí hậu ẩm

ướt, địa hình tương đối bằng phẳng và trạng thái rừng có khối lượng vật liệucháy ít hoặc có nhiều loài cây có khả năng chống chịu lửa tốt

Theo phương pháp thứ hai là căn cứ vào sự phân bố của số vụ cháy rừngdiễn ra trên các khu vực của lãnh thổ trong nhiều năm liên tục Những vùng cónguy cơ cháy cao là những vùng có tần suất xuất hiện cháy rừng nhiều và mức

độ thiệt hại lớn Ngược lại những vùng có nguy cơ cháy thấp là những vùng ítxảy ra cháy rừng nhất Ngoài ra, ở Trung Quốc việc tiến hành phân vùng trọng

điểm cháy còn dựa vào khoảng cách từ rừng đến vùng dân cư tập trung Theophương pháp này, ở khu vực càng gần rừng, dân cư tập trung càng đông thì tầnxuất xảy ra cháy rừng càng cao và ngược lại [20]

1.2 Việt Nam.

- Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng.

Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng bắt đầu tiến hành từ năm 1981,tuy nhiên trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo theo chỉtiêu tổng hợp P của V.G Nesterop [15] Chỉ tiêu tổng hợp P là tổng của tích sốgiữa nhiệt độ và độ thiếu hụt bão hoà của độ ẩm không khí lúc 13 giờ hàngngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm Đến năm 1988,nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng đã cho thấy phương pháp của Nesterop có

độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớnhơn 5mm Ngoài ra trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt giữa số ngày khô hạn liêntục H (Số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ số P, Phạm NgọcHưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khô hạnliên tục [16] ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ

Trang 21

vào số ngày khô hạn liện tục cho các mùa khí hậu trong năm Tuy nhiên, khinghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo nguy cơ cháyrừng ở miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001) đã khẳng định phương pháp

dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ số P và H có độ chính xác thấp ở nhữngvùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địahoặc vào các thời gian chuyển mùa Trong những trường hợp như vậy, thì mức

độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ ẩm vật liệu và tần số xuất hiện của cháyrừng thường rất thấp [11]

Từ năm 1991, UNDP đã hỗ trợ cho Việt Nam "Dự án tăng cường khảnăng phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam" Qua thử nghiệm, A.NCooper - chuyên gia PCCCR của FAO cho rằng: Nếu tốc độ gió là 0 – 4, 5 -

15, 16 – 25 và lớn hơn 25 km/giờ thì chỉ tiêu P của Nesterop sẽ được nhân với

hệ số: 1,0; 1,5; 2,0; 3,0 Tuy nhiên, đề nghị này chưa được thực hiện ở ViệtNam Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháyrừng của từng tháng ở Bình Thuận gồm 6 yếu tố: nhiệt độ không khí trungbình, lượng mưa trung bình, độ ẩm không khí trung bình, vận tốc gió trungbình, số vụ cháy rừng trung bình và lượng người vào rừng trung bình Tác giả

đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng trong mùacháy Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế xã hộiliên quan đến nguy cơ cháy rừng Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào số liệu khí tượngtrung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi theo thờigian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày Vì vậy nó mang tínhchất xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo cháy rừng [24]

Từ năm 2003, trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm đãxây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam Nhờ có dự báo, các địaphương chủ động hơn trong công tác triển khai PCCCR Tuy nhiên, trong điềukiện nước ta địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các vùng tiểu khí hậu và các

Trang 22

kiểu trạng thái rừng khác nhau, dẫn đến nguy cơ cháy rừng ở các vùng khônggiống nhau nên độ chính xác của dự báo không cao.

Năm 2005, PGS TS Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứuxây dựng phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên.Phần mềm này đã khắc phục được một số nhược điểm của phần mềm xâydựng năm 2002 Tuy nhiên, phần mềm chưa được nhân rộng cho cả nước.Cho đến nay, nghiên cứu về phương pháp dự báo cháy rừng ở Việt Namcòn mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, đặc

điểm khí hậu và những yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở địaphương

- Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình cũng nhưnhững phương pháp và phương tiện PCCCR Mặc dù trong các quy phạmphòng cháy, chữa cháy rừng đều đề cấp đến những tiêu chuẩn của các côngtrình, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng, songphần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu nước ngoài, chưakhảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam [13]

- Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phântích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy Phó

Đức Đỉnh (1993) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng Thông non

2 tuổi tại Đà Lạt Theo tác giả, ở rừng Thông non nhất thiết phải gom vật liệucháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết để đốt đểngọn lửa cháy âm ỉ, không cao quá 0,5m, nếu cao quá có thể gây cháy tán cây.Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng Thông 8 tuổi ở

Đà Lạt [21] Theo tác giả với rừng thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệucháy mà trước khi đốt chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm vàthời tiết thích hợp để đốt Tác giả cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu

Trang 23

cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác, trong đó có rừng khộp ở

Đắc Lắc và Gia Lai

Ngoài ra, còn một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội phòng cháy,chữa cháy rừng [13] [16] Các tác giả khẳng định: việc tuyên truyền về tác hạicủa cháy rừng, quy vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dựbáo, cảnh báo, xây dựng các công trình PCCCR, tổ chức lực lượng phòngcháy, chữa cháy rừng, quy định về dọn lửa trong đất canh tác, săn bắn, du lịchhội họp…sẽ là giải pháp xã hội quan trọng trong công tác phòng cháy, chữacháy rừng

- Về nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Năm 1993, Võ Đình Tiến đã nghiên cứu lập bản đồ khoanh vùng trọng

điểm cháy rừng ở Bình Thuận, tác giả đã sử dụng 4 yếu tố: cự ly cách khu dâncư, kiểu rừng, tài nguyên rừng và địa hình rừng, mỗi yếu tố phân làm 3 cấp.Tác giả đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh Bình Thuận và chỉ tiêu đề

ra có tính đến yếu tố kinh tế - xã hội Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ ápdụng cho tỉnh Bình Thuận mà chưa áp dụng được cho cả nước [24] Ngoài ra,những nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng đã được một số sinhviên và học viên trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu phân vùngtrọng điểm cháy rừng cho tỉnh Đắc Lắc và một số địa phương khác nhưng chủyếu dựa trên 2 yếu tố, điều kiện khí hậu và trạng thái rừng

Năm 2005, PGS.TS Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã tiến hànhnghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng Tây Nguyên và UMinh Nhóm tác giả đã căn cứ vào khí hậu, địa hình và trạng thái rừng để phânvùng trọng điểm cháy rừng Tuy nhiên, việc phân vùng chưa tính tới ảnhhưởng của các yếu tố xã hội và chưa được ứng dụng rộng rãi

Cho đến nay, hầu hết các tỉnh có rừng đều xây dựng được bản đồ phânvùng trọng điểm cháy rừng, nhưng phương pháp khá đơn giản chủ yếu dựa vào

Trang 24

trạng thái rừng Do vậy, việc đánh giá mức nguy hiểm cháy rừng của từngvùng chưa có độ chính xác cao.

- Nghiên cứu phòng cháy, chữa cháy rừng ở tỉnh Quảng Bình.

Cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu sâu về phòng cháy,chữa cháy rừng cho tỉnh Quảng Bình Vì vậy đối với công tác nghiên cứuphòng cháy, chữa cháy rừng tại Quảng Bình còn những tồn tại sau:

- Chưa nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến công tácPCCCR từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế - xã hội cho PCCCR; chưa cónghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng căn cứ vào địa hình, thời tiết,kinh tế - xã hội và trạng thái rừng để chủ động tập trung lực lượng, phươngtiện hợp lý trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

- Chưa nghiên cứu khả năng ứng dụng kỹ thuật hiện đại của viễn thám,

hệ thống thông tin địa lý, kỹ thuật tin học và truyền thông đồng bộ để hỗ trợtrong việc dự báo phát hiện sớm các đám cháy và thông tin phục vụ phòngcháy, chữa cháy rừng

- Chưa thử nghiệm các giải pháp phục hồi rừng sau cháy để lựa chọnnhững giải pháp tốt nhất cho khắc phục hậu quả cháy rừng tại địa phương.Với những tồn tại nêu trên, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở

Quảng Bình chưa đạt hiệu quả cao Đề tài “Phân vùng trọng điểm cháy rừng

cho tỉnh Quảng Bình” góp phần giải quyết một trong những tồn tại nêu trên.

Ngoài ra kết quả đề tài giúp cho bố trí hợp lý các công trình phòng cháy, chữacháy rừng, tập trung đầu tư những vùng trọng điểm cháy rừng hoặc cần tăngcường trang thiết bị và tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng hợp lý ởcác khu vực khác nhau trong tỉnh để có thể chủ động hơn trong công tácPCCCR và xây dựng phương án PCCCR có hiệu quả hơn

Trang 25

Chương 2 Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp

nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu.

Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:

2.1.1 Mục tiêu chung.

Góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừngcho tỉnh Quảng Bình

2.1.2 Mục tiêu cụ thể.

- Xác định nguy cơ cháy theo các trạng thái rừng, điều kiện khí hậu, địahình và điều kiện kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

- Xây dựng được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng theo điều kiệnkhí hậu, địa hình, kinh tế - xã hội và trạng thái rừng cho tỉnh Quảng Bình

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháyrừng cho tỉnh Quảng Bình trên cơ sở phân vùng trọng điểm cháy rừng

2.2 Đối tượng nghiên cứu.

Cháy rừng là một hiện tượng diễn ra phức tạp dưới ảnh hưởng tổng hợpcủa nhiều yếu tố Trong khuôn khổ luận văn với những hạn chế nhất định vềthời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu đặc điểm phân

bố các trạng thái rừng và ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa hình, một số

đặc điểm về kinh tế – xã hội để phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh QuảngBình

2.3 Nội dung nghiên cứu.

Phù hợp với mục tiêu nêu ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dungsau:

1 Nghiên cứu đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và đặc điểm cháy rừng

ở Quảng Bình

Trang 26

2 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: điều kiện địa lý, địahình và đặc điểm khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng Bình.

3 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế – xã hội đến nguy cơcháy rừng ở tỉnh Quảng Bình

4 Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy cho tỉnh Quảng Bình

5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháyrừng cho tỉnh Quảng Bình

2.4 Phương pháp nghiên cứu.

2.4.1 Phương pháp luận.

Cháy rừng là hiện tượng oxy hóa các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ởnhiệt độ cao Cháy rừng chỉ xuất hiện khi có mặt đồng thời cả 3 yếu tố gồm:oxy, nguồn lửa và vật liệu cháy Trong đó, oxy luôn có sẵn trong không khí,rất khó loại trừ Nguồn lửa chủ yếu do con người mang đến nhưng khó kiểmsoát, còn vật liệu chỉ có thể cháy khi có độ ẩm nhỏ, nếu độ ẩm cao thì chúngkhông thể bắt cháy hoặc quá trình cháy sẽ tự tắt Tuỳ thuộc vào 3 yếu tố trên

mà cháy rừng có thể hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu[32][33]

Nguồn lửa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cháyrừng Qua thực tế và theo kết luận của nhiều công trình nghiên cứu, phần lớnnguồn lửa dẫn đến cháy rừng là do con người [13][16][20] Những hoạt độngcủa con người có thể tạo ra ngọn lửa gây cháy rừng: đốt nương làm rẫy, sănbắn, đốt than, dọn thực bì trồng rừng, du lịch…ở những khu vực gần rừng, nơitập trung đông dân cư, phổ biến hoạt động canh tác nương rẫy thì tần xuất xảy

ra cháy rừng nhiều hơn Vì vậy, một trong những cơ sở để phân vùng trọng

điểm cháy rừng là sự phân bố và hoạt động kinh tế - xã hội của con người.Vật liệu cháy, theo nghĩa rộng là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng cóthể bắt lửa và bốc cháy Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Quang Đê, Lê

Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng (1983), thì những tính chất của vật liệu quyết

Trang 27

định đến khả năng bắt lửa và duy trì cháy là: kích thước, sự xắp xếp và phân

bố của vật liệu cháy, độ ẩm, khối lượng, thành phần hoá học…[15][17]

Độ ẩm vật liệu cháy là yếu tố dễ thay đổi nhất dưới ảnh hưởng của điềukiện khí tượng, độ ẩm không khí, gió… Sự khác biệt về thời tiết, khí hậu tronglãnh thổ là do sự khác biệt về điều kiện địa hình, kinh độ, vĩ độ và điều kiệnthổ nhưỡng cùng với bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyền và mặt đệm có liên

hệ mật thiết với nhau Do đó khi phân vùng trọng điểm cháy người ta thườngcăn cứ vào các quy luật ảnh hưởng của các yếu tố đến cháy rừng và đặc điểmbiến đổi của các yếu tố đó trong khu vực

Thành phần hoá học, kích thước, khối lượng và phân bố của vật liệu cháyphụ thuộc chặt chẽ vào kiểu trạng thái rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển

và sự phân bố của chúng theo không gian trong hệ sinh thái

Các trạng thái rừng khác nhau thì có đặc điểm vật liệu cháy khác nhau.Trong thực tế có một số kiểu rừng rất dễ cháy như: rừng Thông, rừng Bạch

đàn, rừng Tre Nứa, rừng mới phục hồi, trạng thái Ib, Ic…Nhưng có một sốkiểu rừng khác rất ít bị cháy như: rừng tự nhiên thường xanh, rừng trồng hỗngiao nhiều loài cây bản địa đã ở giai đoạn khép tán…Vì vậy, người ta phânvùng trọng điểm cháy rừng thường căn cứ vào sự phân bố của các trạng tháirừng có khả năng cháy khác nhau

Như vậy, để phân vùng trọng điểm cháy rừng cho các địa phương, cầncăn cứ vào những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến cháy rừng Trong điều kiệnnghiên cứu, đề tài căn cứ vào các nhân tố: khí tượng, địa hình, tình hình cháyrừng, đặc điểm trạng thái rừng và một số yếu tố kinh tế - xã hội

Quá trình nghiên cứu của đề tài được trình bày như sơ đồ 2.1

Trang 28

Sơ đồ 2.1: Quá trình nghiên cứu của đề tài.

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa tư liệu

Trong quá trình thực hiện, đề tài kế thừa các tư liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu, kết quả hộithảo liên quan đến phòng cháy chữa cháy rừng Cụ thể như sau:

* Thông tin về đặc điểm tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng ở tỉnh

Đánh giá nguy cơ cháy theo trạng thái rừng và điều kiện kinh tế – xã hộ i.

Mùa cháy

rừng

Đặc điểm phân bố khí hậu, địa hình

Dự báo nguy cơ

cháy rừng theo diễn biến thời tiết.

- Cơ sở khoa học của phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Trang 29

* Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu.

- Thông tin về tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được kếthừa số liệu của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình trong 7 năm gần đây (2001-2007)

- Thông tin về đặc điểm tài nguyên rừng được thu thập qua bản đồ cậpnhật diễn biến tài nguyên rừng năm 2007 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh QuảngBình Trong đề tài này chỉ chọn ra các kiểu rừng đặc trưng để nghiên cứu đólà:

1 Rừng trồng cây lá kim: Đại diện cho cả hai trạng thái rừng trồng thuầnloại cây lá kim và rừng trồng hồn giao giữa cây là kim và cây lá rộng (Thông+ Keo, Thông + Bạch đàn )

2 Rừng trồng cây lá rộng ( Bạch đàn, Cao su, Keo )

3 Rừng gỗ đã có trữ lượng (Trạng thái rừng từ IIIa1 trở lên)

4 Rừng gỗ chưa có trữ lượng (Trạng thái rừng IIa, IIb)

5 Rừng hỗn giao gỗ nứa

6 Trạng thái Ib, Ic

Tên trạng thái rừng được xác định cho từng ô vuông trên bản đồ

2.4.2.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành

Điều tra nghiên cứu chuyên ngành có nhiệm vụ bổ sung tư liệu để trả lờinhững câu hỏi liên quan đến chuyên môn của những ngành hẹp và đòi hỏinhững phương pháp và phương tiện điều tra đặc thù của từng lĩnh vực Trong

đề tài này, điều tra chuyên ngành bao gồm điều tra về cấu trúc rừng, đặc điểmvật liệu cháy, điều kiện khí tượng - thuỷ văn, đặc điểm hình thành và pháttriển của cháy rừng v.v Những điều tra nghiên cứu chuyên ngành được thựchiện ở ô nghiên cứu ngoài hiện trường và thí nghiệm trong phòng Để thựchiện các nghiên cứu trên, đề tài thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu như sau.Thông tin về đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập bằngphương pháp điều tra lâm học ở các ô nghiên cứu điển hình Với mỗi trạng

Trang 30

thái rừng tiến hành lập 2 ô tiêu chuẩn, riêng rừng trồng thông lập 4 ô tiêuchuẩn Tổng số ô tiêu chuẩn: 20ô Diện tích ô tiêu chuẩn: 500m2.

Các chỉ tiêu điều tra trên ô nghiên cứu: Tiến hành điều tra và xác địnhmột số đặc điểm cấu trúc rừng có liên quan đến cháy rừng, bao gồm tầng câycao, cây tái sinh, tầng cây bụi, thảm tươi, lớp cành khô lá rụng

* Đối với tầng cây cao, nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản: Tên loài; D1.3;

Hvn; Hdc; DT; Mật độ cây/ha; Sinh trưởng: Được đánh giá với các tiêu chuẩntốt, xấu, trung bình

+ Độ tàn che tầng cây cao được xác định theo phương pháp cho điểm.Trên mỗi ô nghiên cứu xác định 90 điểm ngẫu nhiên, phân bố cách đều Tiếnhành cho điểm theo phương pháp như sau: Nếu điểm điều tra nằm ngoài táncây thì giá trị độ tàn che được ghi là 0, nếu nằm trong tán cây được ghi là 1

Độ tàn che chung toàn ô nghiên cứu được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm

điều tra có giá trị tàn che bằng 1/90

* Đối với các loài cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi: Tiến hành điều tratrên 5 ô dạng bản được phân bố ở giữa và bốn góc ô nghiên cứu, diện tích mỗi

ô là 4m2 Phương pháp điều tra được thực hiện như sau:

+ Với cây tái sinh: D00; Hvn; Chất lượng cây tái sinh được đánh giá quamục trắc: tốt, xấu, trung bình

+ Cây bụi và thảm tươi Các chỉ tiêu điều tra: HTB

* Độ che phủ của cây bụi thảm tươi được xác định theo phương pháp cho

điểm Trên mỗi ô nghiên cứu xác định 90 điểm ngẫu nhiên, phân bố cách đều

và tiến hành cho điểm theo phương pháp như sau: Nếu điểm điều tra nằmngoài tán cây bụi thảm tươi thì giá trị của độ che phủ được ghi là 0, nếu nằmtrong tán cây bụi được ghi là 1 Độ che phủ của cây bụi thảm tươi chung toàn

ô nghiên cứu được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị bằng1/90

Trang 31

- Đặc điểm vật liệu cháy dưới rừng được điều tra với các chỉ tiêu: Khốilượng, độ ẩm vật liệu cháy.

+ Khối lượng vật liệu cháy khô ở mỗi ô nghiên cứu được điều tra bằng cáchcân toàn bộ vật liệu khô thu từ 5 ô dạng bản, diện tích mỗi ô 1m2 Các ô dạngbản được bố trí cách đều trong ô tiêu chuẩn

+ Khối lượng vật liệu cháy tươi ở mỗi ô nghiên cứu được điều tra bằngcách cân toàn bộ vật liệu cháy tươi thu được từ 5 ô dạng bản

+ Độ ẩm vật liệu ở mỗi ô nghiên cứu được thu thập vào thời điểm 13 giờhàng ngày cho cả thời gian nghiên cứu Mẫu vật liệu cháy được đựng trong túinilon hai lớp, sau đó chuyển về phòng phân tích để xác định độ ẩm bằngphương pháp cân sấy

- Thông tin về điều kiện địa hình ở khu vực nghiên cứu được thu thậpqua kế thừa tài liệu nghiên cứu ở địa phương và phân tích bản đồ khu vực.Phương pháp điều tra thông tin về điều kiện địa hình trên bản đồ:

+ Bản đồ địa hình được chia thành hệ thống các ô vuông có kích thước1km x 1km Tổng số ô vuông được xác định trên toàn tỉnh là 8.042 ô Chúng

được đánh số theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới

+ Xác định độ cao trung bình của mỗi ô vuông, căn cứ vào vị trí các

đường đồng mức đi qua hoặc đường gần nhất với ô

+ Xác định độ dốc trung bình của mỗi ô vuông, căn cứ vào khoảng cáchgiữa các đường đồng mức theo công thức sau:

h: độ chênh cao giữa các đường đồng mức tính bằng m

d: khoảng cách trung bình giữa các đường đồng mức tính bằng m

+ Hướng phơi được xác định theo 2 hướng, Đông và Tây

Trang 32

Ngoài ra đề tài còn xác định toạ độ tâm của mỗi ô Việc thu thập thôngtin về địa hình và toạ độ địa lý của các ô vuông được thực hiện trên phần mềmMapinfor và bản đồ số hoá.

- Thông tin về điều kiện khí hậu gồm: phân bố nhiệt độ, độ ẩm và lượngmưa trung bình trong mùa cháy theo kinh độ, vĩ độ và độ cao

+ Phân bố nhiệt độ không khí theo kinh độ và vĩ độ được xác định căn cứvào phân bố của nó trên bản đồ nhiệt độ trung bình năm do tổng cục khí tượngthuỷ văn xuất bản năm 1994 [28] Đây là cơ sở để xác định dạng liên hệ củanhiệt độ không khí theo kinh độ và vĩ độ

+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng mưa tại khu vực nghiên cứu đượcthu thập qua kế thừa số liệu của các trạm quan trắc khí tượng Nhà nước Sốliệu thu thập gồm có:

+ Số liệu khí hậu nhiều năm và số liệu thời tiết trong thời gian nghiêncứu của các trạm khí tượng tại Quảng Bình và khu vực lân cận do trung tâm dựbáo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình và Cục Kiểm lâm cung cấp

- Thông tin về đặc điểm kinh tế – xã hội

Tiến hành điều tra, phỏng vấn 35 hộ gia đình ở một số khu vực trên địabàn tỉnh Quảng Bình Các chỉ tiêu điều tra, phỏng vấn bao gồm: Điều kiệnkinh tế; Phong tục tập quán; Sử dụng lửa trong canh tác và trong sinh hoạt;Nhận thức và ý thức của người dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháyrừng; Thành phần dân tộc; Khoảng cách từ thôn bản đến khu rừng điều tra;Các nguyên nhân gây ra cháy rừng ở Quảng Bình

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu.

- Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê được áp dụng để phân tích quy luật liên hệgiữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế và xã hội với nguy cơ cháy rừng và hiệuquả của hoạt động PCCCR Công cụ chủ yếu cho phân tích các mối liên hệ là

Trang 33

tương quan đa biến Tương quan đơn biến nhằm xác định được dạng liên hệcủa biến phụ thuộc với các biến độc lập và công thức đổi biến để đưa vào phântích tương quan đa biến.

- Xác định mùa cháy: Là thời gian thường xảy ra cháy rừng và gây nhiềuthiệt hại nhất trong năm Mùa cháy được xác định theo 2 cách: căn cứ vào

điều kiện khí hậu và theo số liệu thống kê về tình hình cháy rừng trong nhiềunăm Với đề tài này áp dụng cả 2 cách trên để xác định mùa cháy

+ Xác định mùa cháy theo chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng, áp dụngcông thức sau: X: S; A; D

Trong đó: S - Tháng khô có giá trị: T < P  2T

A- Tháng hạn có giá trị: 5 <P  T.

D - Tháng kiệt có giá trị: P <= 5 mm

Với: P là lượng mưa tháng trung bình nhiều năm (mm)

T nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm (0C)

+ Xác định cấp DBCR theo chỉ số khí hậu tổng hợp của V.G Nesterop:tính giá trị trung bình nhiều năm của chỉ số P bằng tổng các tích số giữa nhiệt

độ 13 giờ (t1.3) và độ thiếu hụt bão hoà của không khí lúc 13 giờ (d1.3) hàngngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 6mm Dạng công thức xác

Sau đó cấp cháy rừng được xác định theo giá trị P Kết quả trong biểu 2.1

Biểu 2.1: Phân cấp cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P cho tỉnh

Quảng Bình ( theo quy chuẩn của Cục Kiểm lâm)

TT Chỉ tiêu tổng hợp P Cấp cháy Đặc trưng về khả năng cháy rừng

III 7501-10.000 III Có khả năng xuất hiện cháy nhiều

IV 10.001-15.000 IV Nguy hiểm về cháy rừng

Trang 34

Mùa cháy bao gồm các tháng có chỉ số P đạt từ cấp III trở lên

- Xác định đặc điểm phân bố khí hậu ở địa phương

Đặc điểm phân bố khí hậu ở địa phương được xác định chủ yếu với cácyếu tố có liên quan chặt chẽ đến cháy rừng là nhiệt độ, độ ẩm không khí vàlượng mưa…

Đề tài căn cứ vào bản đồ đẳng nhiệt và quy luật phân bố của nhiệt độ,lượng mưa trung bình trong nhiều năm của các Trạm khí tượng thuỷ văn trongtỉnh và sử dụng số liệu khí tượng ở một số Trạm lân cận để xác định phươngtrình liên hệ của từng yếu tố, nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình nămvới kinh độ, vĩ độ và độ cao ở khu vực nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả quan trắc nhiệt độ, độ ẩm không khí 13 giờ hàngngày của các trạm khí tượng thuỷ văn từ 1/4/2006 - 30/8/2006 và từ 1/4/2007 -31/8/2007 để tính số ngày chỉ số P đạt cấp IV và cấp V cho các khu vực trongtỉnh Sau đó xác định liên hệ giữa số ngày chỉ số P đạt cấp IV và cấp V vớinhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình Căn cứ vào phương trình liên hệgiữa số ngày chỉ số P đạt cấp IV, cấp V với nhiệt độ và lượng mưa trung bình,

đề tài xác định chỉ số P đạt cấp IV và cấp V ở từng ô vuông có diện tích1kmx1km cho toàn tỉnh Quảng Bình

- Phân vùng trọng điểm cháy rừng theo điều kiện thời tiết ở Quảng Bình.Căn cứ vào quy luật biến đổi nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưatrung bình trong mùa cháy theo kinh độ, vĩ độ, độ cao và căn cứ phương trìnhliên hệ giữa số ngày chỉ số P đạt cấp IV, V với nhiệt độ và lượng mưa trungbình trong mùa cháy để tính số ngày chỉ số P đạt cấp IV và cấp V đến cuốitháng 8 cho từng ô vuông phân chia trên bản đồ

Chia phạm vi biến động của số ngày chỉ số P đạt cấp IV và V thành 5cấp nguy cơ cháy khác nhau và xác định cấp nguy cơ cháy cho từng ô vuông

đã phân chia trên bản đồ

Trang 35

- Phân cấp cháy theo trạng thái rừng.

Mức nguy hiểm cháy của từng trạng thái rừng có liên quan nhiều nhất

đến khả năng bén lửa và hình thành đám cháy khởi đầu, đó là khối lượng thảmtươi, khối lượng và độ ẩm thảm khô

Đề tài áp dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để xác định mức nguy hiểmcháy rừng của từng trạng thái Trước hết lập bảng thống kê các yếu tố ảnhhưởng quan trọng đến mức nguy hiểm cháy rừng của các trạng thái rừng Căn

cứ vào số liệu ở bảng thống kê này để xác định chỉ số fij phản ánh mức nguyhiểm đối với từng yếu tố ảnh hưởng ở các trạng thái rừng như sau:

* Với yếu tố mà giá trị của nó càng cao càng làm tăng khả năng bén lửa

và hình thành đám cháy khởi đầu thì fij =

max X Xij

* Với các yếu tố mà giá trị của nó càng cao càng làm giảm khả năng bénlửa và hình thành đám cháy khởi đầu thì fij = 1-

max X

Nếu gọi Y1, Y2 … Yn là các trị số và P1, P2 … Pn là các trọng số ứng với

n tiêu chuẩn cho một mô hình thứ i thì mỗi mô hình được tính điểm:

Y1 = j j

Trọng số của một tiêu chuẩn là xác xuất tham gia của tiêu chuẩn đótrong hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá Việc tính toán trọng số bằng phươngpháp hệ số tương quan được thực hiện theo trình tự sau:

* Dựa trên bảng hệ số tương quan giữa các tiêu chuẩn, lập ma trận về hệ

số tương quan giữa các tiêu chuẩn loài cây

Trang 36

r11 r12 r13… r1n

r21 r22 r23… r2n

R(0)= … … … … …

r11 r12 r13… r1nVíi rij= rji

r …… n

1

2 nj

1

2 j 2

1

2 nj

Trang 37

Trong đó:

n: Là số tiêu chuẩn tham gia ma trận;

Pi: Trọng số tiêu chuẩn i;

Simax: Giá trị cực đại tìm được ở hàng i

Căn cứ vào mức chênh lệch của chỉ số Ect có trọng số giữa các trạng tháirừng để phân chúng vào các cấp nguy hiểm cháy rừng khác nhau

- Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo điều kiện kinh tế - xã hội

Nguồn lửa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cháyrừng Theo kết luận của nhiều công trình nghiên cứu, nguồn lửa phần lớn dẫn

đến cháy rừng là do con người Những hoạt động của con người có thể tạo rangọn lửa gây cháy rừng: đốt nương làm rẫy, săn bắn, đốt than, dọn thực bìtrồng rừng, du lịch sinh thái…Qua thống kê nhiều năm ở tỉnh Quảng Bìnhnguyên nhân gây cháy rừng từ đốt nương làm rẫy chiếm tỷ lệ rất lớn (trên40%) Vì vậy, đề tài xác định diện tích nương rẫy cho từng khu vực khác nhautrong tỉnh Trên cơ sở chênh lệch tỷ lệ nương rẫy giữa các khu vực để phânthành hệ số nương rẫy cho từng khu vực ở Quảng Bình

- Phân vùng trọng điểm cháy rừng tổng hợp theo điều kiện khí tượng, địahình, kinh tế – xã hội và trạng thái rừng

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành cho điểm về nguycơ cháy rừng ở từng ô vuông theo điều kiện khí tượng, kinh tế – xã hội vàtrạng thái rừng Điểm theo điều kiện khí hậu là 1 nếu số ngày có chỉ số P

thuộc cấp I, là 2 nếu số ngày có chỉ số P thuộc cấp II Điểm theo trạng tháirừng là 1 nếu trạng thái rừng có Ect là I, là 2 nếu trạng thái rừng có Ect thuộccấp II Đối với điều kiện dân sinh kinh tế, đề tài chủ yếu căn cứ vào diện tíchnương rẫy và phong tục tập quán để xác định hệ số cho từng khu vực trên địabàn tỉnh Quảng Bình Điểm là 1 nếu hệ số nương rẫy là I, là 2 nếu hệ số nươngrẫy là II

Trang 38

Điểm tổng hợp phản ánh nguy cơ cháy rừng cho mỗi ô vuông là tích hợpcủa điểm theo điều kiện khí hậu, địa hình, trạng thái rừng và hệ số nương rẫy.Cấp nguy cơ cháy rừng tổng hợp theo cả điều kiện khí hậu, địa hình, trạng tháirừng và hệ số nương rẫy cho mỗi ô vuông được xác định trên cơ sở phân tíchphạm vi biến động của điểm tổng hợp theo cả điều kiện khí hậu, địa hình,trạng thái rừng và hệ số nương rẫy.

Tiến hành tô màu cho các ô vuông thống nhất theo cấp nguy cơ cháyrừng tổng hợp Tạo thành bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnhQuảng Bình

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòngcháy, chữa cháy rừng ở Quảng Bình trên cơ sở phân tích các kết quả nghiêncứu của đề tài

Trang 39

Hà Tỉnh ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn với chiều dài 129km, phía Nam giápTỉnh Quảng Trị có chung địa giới 83km, phía Tây giáp CHDCND Lào với

đường biên giới dài 201km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển116,04km

- Vùng đồng bằng chủ yếu phát triển nông nghiệp và chăn nuôi

- Vùng đồi cát: khu vực này chủ yếu sống ở 2 nghề chính Ngư nghiệp vàNông nghiệp Về lâm nghiệp chủ yếu trồng cây chống cát (Phi lao)

Trang 40

3.1.3 Khí hậu.

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ khá cao, luôn bị tác

động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam Mùa đông chịu ảnh hưởng củagió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam ở vào vịtrí hay bị mưa, bão lụt và hạn hán nên khí hậu và thời tiết Quảng Bình khákhắc nghiệt Sau đây là vài nét đặc trưng về khí hậu

+ Về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26-30oC Cáctháng 6,7,8 là những tháng nắng trong năm Tháng 6 là tháng nóng nhất, vàonhững ngày có gió mùa Tây Nam ( hay còn gọi là gió Lào) nhiệt độ có lúc lên

- Độ ẩm: Quảng Bình là tỉnh có độ ẩm tương đối khá cao, độ ẩm trung bìnhtrong năm vào khoảng từ 82% đến 84%.Tháng 2 và tháng 3 là hai tháng có độ

ẩm trung bình cao nhất khoảng 90% Tháng 6 và tháng 7 là những tháng có độ

ẩm trung bình thấp dưới 80% Đây cũng là tháng có độ ẩm vật liệu cháy thấpnhất trong năm

Ngày đăng: 06/10/2017, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2000), Cấp dự báo báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CÊp dùbáo báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữacháy
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn( 2004), Chương trình hỗ trợ ngành và đối tác; cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương trình PCCCR, Nxb GTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hỗ trợngành và đối tác; cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương trình PCCCR
Nhà XB: Nxb GTVT
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2006), Quyếtđịnh số 1970/QĐ/BNN - KL về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc n¨m 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quyết
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm
Năm: 2006
5. Cục Kiểm lâm (2004), Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về PCCCR, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vềPCCCR
Tác giả: Cục Kiểm lâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2000), Văn bản pháp quy về phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: V¨nbản pháp quy về phòng cháy, chữa cháy rừng
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
7. Cục Kiểm lâm (2005), Sổ tay kỹ thuật PCCCR, Nxb Nông nghiệp, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kỹ thuật PCCCR
Tác giả: Cục Kiểm lâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
12. Cao Văn Cường (2006), "Phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh Thanh Hoá", Luận văn thạc sỹ lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnhThanh Hoá
Tác giả: Cao Văn Cường
Năm: 2006
13. Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (1972), Quản lý bảo vệ rừng, tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý bảo vệ rừng, tập I
Tác giả: Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1972
14. Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2001), Lửa rừng, Giáo trình trườngĐại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lửa rừng
Tác giả: Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
15. Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng(1983), Phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng cháy,chữa cháy rừng
Tác giả: Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1983
16. Phạm Ngọc Hưng (1988), “Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng Thông nhựa ở Quảng Ninh”, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừngThông nhựa ở Quảng Ninh”
Tác giả: Phạm Ngọc Hưng
Năm: 1988
17. Phạm Ngọc Hưng (1994), Phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng cháy, chữa cháy rừng
Tác giả: Phạm Ngọc Hưng
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 1994
18. Phạm Ngọc Hưng (2001), Thiên tai khô hạn và các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên tai khô hạn và các giải pháp phòngcháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Hưng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
19. Lê Văn Trưởng (2002), Địa lý Thanh Hóa, Giáo trình trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa, xuất bản năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Thanh Hóa
Tác giả: Lê Văn Trưởng
Năm: 2002
20. Trần Văn Mão (1998), Phòng cháy rừng, dịch từ cuốn “Giáo trình phòng cháy, chữa cháy rừng” của trường Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh Xuất bản 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình phòngcháy, chữa cháy rừng”
Tác giả: Trần Văn Mão
Năm: 1998
22. Phạm Minh Nguyệt (1987), “Lửa rừng và biện pháp phòng chống cháy rừng”, Tổng luận chuyên khảo khoa học kỹ thuật Lâm Nghịêp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Lửa rừng và biện pháp phòng chống cháyrừng”
Tác giả: Phạm Minh Nguyệt
Năm: 1987
23. Vương Văn Quỳnh, Trần Tuyết Hằng (1994), Khí tượng thủy văn rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb nông nghiệp, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí tượng thủy văn rừng
Tác giả: Vương Văn Quỳnh, Trần Tuyết Hằng
Nhà XB: Nxb nông nghiệp
Năm: 1994
24. Võ Đình Tiến (1995), Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh Bình Thuận, Tạp chí lâm nghiệp số 10/1995, Bộ Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng chotỉnh Bình Thuận
Tác giả: Võ Đình Tiến
Năm: 1995
25. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1974), Khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc
Nhà XB: Nxb Khoahọc Kỹ thuật
Năm: 1974
28. Tổng cục khí tượng thủy văn (1994), Atlas khí tượng thủy văn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Atlas khí tượng thủy văn Việt Nam
Tác giả: Tổng cục khí tượng thủy văn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w