1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (hystrix brachyura) tại đăklăk

73 350 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP QUÁCH ĐỨC HẠNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI NHÍM ĐUÔI NGẮN Hystrix

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

QUÁCH ĐỨC HẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀINHÍM ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura ) TẠI ĐĂK LĂK

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.60

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ TÂY- 2007

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

QUÁCH ĐỨC HẠNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN NUÔI LOÀI NHÍM ĐUÔI NGẮN (Hystrix brachyura )

TẠI ĐĂK LĂK

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học TIẾN SỸ NGUYỄN XUÂN ĐẶNG

HÀ TÂY- 2007

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 12

trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam( khoá 3 tại Đại học Tây Nguyên)

Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy cô

giáo trường Đại học Lâm Nghiệp và trường Đại học Tây Nguyên ; đặc biệt là TS

Nguyễn Xuân Đặng – người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ,

truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu và đã giành những tình cảm tốt

đẹp cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn

Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo và CBCNV các Vườn

Quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sinh, Khu BTTN Nam Ka, Ea Sô, Hồ Lăk, đã tạo

điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập

Tôi cũng xin cám ơn các ông Hoàng Xuân Thanh, Ngô Xuân Thắng, Trần

Công Huê, Triệu Văn Vỵ và một số gia đình khác đã giúp đỡ cho tôi trong quá

trình thực tập thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã làm việc với sự nổ lực và cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về

trình độ, thời gian, do thiếu thốn về kinh phí, thiết bị nên luận văn còn có nhiều

Tác giả

Quách Đức Hạnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

2.1 Địa điểm, thời gian và số lượng mẫu nhím nghiên cứu 7 3.1 Kích thước trung bình của nh ím nuôi tại Đăk Lăk 17 3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím 19 3.3 Số đo một số nội quan của nhím trưởng thành 20 3.4 Theo dõi lượng thức ăn ngày và đêm của nhím 26 3.5 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh 27 3.6 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng 27 3.7 khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê 28 3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại trung tâm giống Đăk Lắc 28 3.9 Khối lượng TB các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của nhím 29 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi 30 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái 31 3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 32

3.13 Khoảng cách giữa 2 lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân

3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lắc 33 3.15 Số trường hợp nhím đẻ ban ngày và đêm ( 2/2005 - 4/2007 ) 34 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi 35 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi 36 3.18 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh 37 3.19 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Ngô Xuân Thắng 38 3.20 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở hộ Trần Công Huê 38 3.21 Tăng trưởng khối lượng của nhím nuôi ở trung tâm giống Đăk Lắc 39 3.22 Khẩu phần thức ăn cơ bản cho nhím nuôi 45 3.23 Tỉ lệ cho thịt của nhím nuôi 51 3.24 Tổng hợp chi phí đầu tư và hiệu quả nuôi nhím hàng năm 52

Trang 5

MỤC LỤC Lời nói đầu

Danh mục các bảng biểu, hình ảnh

1.1 Tổng quan về họ nhím 9

1.2 Nghiên cứu nhím ở ngoài n ước 9

1.2 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam 11

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13 2.1 Đối tượng nghiên cứu 13 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13 2.4 Nội dung nghiên cứu 15 2.4.1 Trong thiên nhiên 15 2.4.2 Trong điều kiện nuôi 15 2.5 Phương pháp nghiên cứu 15

2.5.1 Nghiên cứu trong thiên nhiên 15 2.5.2 Nghiên cứu trong điều kiện 16

2.5.3 Nghi ên cứu t ài li ệu 17

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17

3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn 17

3.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài 17

3.1.2 Số đo các cơ quan nội quan 20 3.1.3 Phân bố 21 3.1.4 Nơi sống 21 3.1.5 Tập tính 22 3.1.6 Đặc điểm ăn uống 24

Trang 6

3.1.7 Đặc điểm sinh sản 30

3.1.8 Đặc điểm sinh trưởng 30 3.2 Kỹ Thuật nhân nuôi nhím đuôi ngắn 39

3.2.1 Chuồng trại 39

3.2.2 Con giống 42

3.2.3 Phương tiện, thiết bị bắt nhím để theo dõi và vận chuyển 43

3.2.4 Thức ăn, khẩu phần ăn 44

3.2.5 Chăm sóc, quản lý theo dõi 45

3.2.6 Bệnh tật và biện pháp phòng, trị 49

3.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nhân nuôi nhím ở Đăk Lắc 50

3.3.1 Hiệu quả kinh tế 50 3.3.2 Khả năng nhân nuôi nhím tại Đăk Lắc 53

Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55

4.1 Kết luận 55

4.1.1 Đặc điểm sinh học sinh thái 55 4.1.2 Kỹ thuật nuôi nhím 55

4.1.3 Hiệu quả kinh tế và khả năng nuôi nhím ở Đăk Lắc 56 4.2 Tồn tại 56

4.3 Khuyến nghị 56

Tài liệu tham khảo 57

Phụ lục 60

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên thú rừng của tỉnh Đăk Lăk có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài thú kinh tế quan trọng Thống kê ban đầu đã ghi nhận được ở Đăk Lăk có 93 loài thú thuộc 26 họ và 16 bộ [18] Tuy nhiên, rừng ở Đăk Lăk đã bị tàn phá nặng

nề trong nhiều thập kỷ qua do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân sâu xa quan trọng nhất là do dân số tăng nhanh Vì nhu cầu mưu sinh, người ta đã phá rừng để lấy gỗ và các lâm sản khác, lấy đất rừng để canh tác và trồng cây công nghiệp Rừng bị tàn phá đã thu hẹp nơi cư trú của động vật rừng Cùng với nó là việc săn bắn thú rừng lấy thịt và các sản phẩm, việc quản lý bảo vệ động vật rừng chưa tốt, việc mua bán vận chuyển trái phép động vật rừng diễn ra khắp nơi, phong trào ăn đặc sản thịt động vật rừng ngày một gia tăng Hậu quả là tài nguyên thú rừng bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng chất lượng Nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên như: hổ, voi, bò xám, bò tót, bò rừng, gấu, báo

Nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) là loài thú có giá trị kinh tế cao Theo

Lê Hiền Hào (1973) thịt nhím rất ngon, chất lượng cao Mật nhím được nhân dân sử dụng phổ biến như mật gấu để chữa bệnh đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương Dạ dày nhím được dùng để chữa bệnh đau dạ dày Ở Trung Quốc, thịt, ruột già, gan và cả phân nhím được dùng để chữa các bệnh phong nhiệt Lông nhím được dùng trong sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ

Ở Việt Nam, nhím đuôi ngắn chưa có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và Danh mục các loài thực vật rừng quí hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, nhưng trên thế giới nhím là loài thú quí hiếm đang

bị đe doạ ở mức VU- sẽ nguy cấp theo Danh lục đỏ IUCN (2006)

Do có giá trị kinh tế cao nên nhím đuôi ngắn luôn là mục tiêu săn bắt ráo riết của nhân dân các địa phương Hiện nay, số lượng nhím trong tự nhiên đã giảm sút nhiều về số lượng so với một hai chục năm trước đây, chỉ còn gặp những cá thể nhỏ (dưới 12 kg), rất ít còn gặp được những cá thể lớn như trước đây (20-25 kg) Do số lượng trong tự nhiên còn quá ít, không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nên người dân ở nhiều địa phương trong cả nước và ở Đăk Lăk đã tự phát thuần

Trang 8

hoá nhân nuôi nhím đuôi ngắn Theo một số tài liệu, người đầu tiên nuôi nhím đuôi ngắn thành công ở Việt Nam có lẽ là ông Phạm Ngọc Tuân ở ấp Bến Đình xã Nhuận Đức huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh Ông bắt đầu nuôi từ năm 1988, đến nay

đã có trên 200 con bố mẹ Một số người dân ở Sơn La bắt đầu nuôi nhím đuôi ngắn

từ khoảng năm 1992; người dân Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu nuôi từ 1996, Đến nay, việc nuôi nhím đã lan ra nhiều nơi nhiều địa phương khác: Bắc Giang, Lai Châu, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Bình Phước, Đồng Nai, Đak Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Riêng ở Đăk Lăk người nuôi sớm nhất được cho

là ông Triệu Văn Vỵ ở thôn Kim châu xã Hoà Hiệp, Huyện Krông Ana Ông bắt đầu nuôi năm 1996, tuy nhiên đàn nhím của ông không phát triển lắm và đến 2006

đã bán cho người khác

Nhìn chung, việc nuôi nhím đuôi ngắn trên cả nước tuy đã có nhiều hộ thực hiện, nhưng tỷ lệ nuôi thành công còn rất ít, thất bại nhiều Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học sinh thái, tập tính sống của loài nhím; thiếu các tài liệu tổng kết kinh nghiệm và phổ biến kỹ thuật nuôi Nhằm góp phần cải thiện tình hình nuôi nhím ở Đăk Lăk nói riêng và ở Việt Nam

nói chung, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học

sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) tại

Đăk Lăk” Chúng tôi hy vọng kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc phát triển việc

nuôi nhím đuôi ngắn ở nước ta, giảm nguy cơ cho loài thú này trong tự nhiên, góp phần cung cấp thịt nhím cho thị trường, tăng thu nhập và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhím có thể sẽ là con giống nuôi mới góp phần đa dạng hoá cơ cấu giống vật nuôi ở địa phương

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Họ Nhím - Hystricidae Giống Atherurus

1 Đon châu phi - Atherurus africanus

2 Đon châu á - Atherurus macrourus

Giống Hystrix

3 Nhím bờm - Hystrix cristata

4 Nhím - Hystrix africaeaustralis

5 Nhím bờm ấn độ - Hystrix indica

6 Nhím đuôi ngắn - Hystrix brachyura

7 Nhím java - Hystrix javanica

8 Nhím borneo - Hystrix crassispinis

9 Nhím inđônêxia - Hystrix pumila

10 Nhím sumatra - Hystrix sumatrae

Giống Trichys

11 Nhím đuôi dài - Trichys fasciculata

Thú họ Nhím có đặc điểm nổi bật nhất là cơ thể được bao phủ bởi các gai trâm cứng, nhọn, sắc thay cho bộ lông ở các loài thú khác Chiều dài các trâm có thể tới 30-35cm Nhím không thể phóng trâm gai vào kẻ thù, nhưng khi bị tấn công nhím có thể quay mông lại, dựng đứng các trâm nhọn lên rồi chạy lùi lại hoặc đứng yên chờ kẻ thù lao tới đâm phải trâm cứng Các trâm dễ dàng rụng, đâm sâu vào cơ thể kẻ thù và gây chết cho chúng

Trang 10

Nhím có cơ thể to ngắn và mập, nặng tới gần 30 kg, chân ngắn, bàn chân có

5 ngón với các vuốt khoẻ Nhím thích gậm nhấm, răng cửa lớn, cơ hàm khoẻ Theo Lekagul et al (1973) mặc dù thức ăn chính của nhím là các loại củ, quả, vỏ cây nhưng nhím cũng gặm xương động vật để điều chỉnh hàm răng và bổ sung canxi và phốt pho cho cơ thể Chúng đôi khi công xương động vật về hang, tích tụ thành đống

Sọ có phần trán và mũi phồng to, đặc biệt là ở giống Hystrix, mào chẩm lớn

Hố trước mắt khá lớn cho các cơ nhai lớn đi qua Các dãy răng khá song song với nhau Bầu nhĩ khá nhỏ và không có giá trị định loại Chiều dài và tỷ lệ của các xương mũi là đặc điểm định loại rất quan trọng Các răng cửa khá lớn, có màu đỏ hoặc vàng ở mặt trước Răng cửa phát triển trong suốt cuộc đời Răng trước hàm và răng hàm có mặt nhai phẳng với nhiều gơ men răng phức tạp

Giống Hystrix có các xương mũi dài và phồng, thường bắng ½ chiều dài

mũi-chẩm, ít nhất là 50 mm Đuôi ngắn, ngắn hơn 20% chiều dài thân-đầu, múp đuôi có túm lông gai chuyên hoá thành gai kêu (hình ống rỗng, phồng) Các gai

chuyên hoá cao và khá dài trên lưng Giống Atherurus có xương mũi thường ngắn

hơn 30% chiều dài mũi-chẩm, không dài quá 30 mm Đuôi khá dài, bằng 33-50% chiều dài thân-đầu, có túm gai kêu ở múp đuôi, các gai biến dạng thành chuổi hạt dài Gai trên lưng kém phát triển

Nhìn chung, các loài nhím hoạt động về đêm hoặc lúc hoàng hôn, trong điều kiện nuôi chúng có thể hoạt động cả ban ngày Nhím sống chủ yếu ở các hang ngầm dưới đất do chúng tự đào hoặc sử dụng các hang có sẵn Trong mỗi hang thường là

bố mẹ và các con sinh ra Nhím cái có 2-3 đôi vú nằm ở bên hông Nhím sinh sản

1-2 lứa trong năm và mỗi lứa đẻ 1-5 con, thường là 1-2 con

1.2 Những nghiên cứu về nhím ở ngoài nước

Các loài nhím trên thế giới đã được phát hiện, phân loại và nghiên cứu từ khá lâu Một số loài nhím phân bố ở Đông Nam Á như nhím đuôi ngắn, nhím bờm,

nhím đuôi chổi Á châu Trong đó Nhím đuôi ngắn( Hystrix brachyura ) đã được

nhà động vật học người Thuỵ điển Carolus Linnaeus ( 1707-1778) phát hiện đầu

Trang 11

tiên năm 1758 ở Malacca Malaysia (ảnh 1), Nhím bờm (Hystrix Hodgsoni.Gray 1847) đã được nhà động vật học người Anh Geoge Robert Gray( 1808-1872) phát hiện 1847 Nhím klos ( Acanthion klossi Thomas) đã được nhà động vật học người Anh Thomas Bell FRS(1792- 1880) phát hiện

Về phân loại nhím có các nghiên cứu của Morisson scott, Wilson(1993) “Mammal

Species of the World, A Taxonomic and Geographic Reference”, McKenna,

Malcolm C., and Susan K Bell (1997) “Classification of Mammals: Above the

Species Level”

Nghiên cứu về tập tính, đặc điểm sinh học của nhím có các tác giả như Nowak,

Ronald M.(1999)“Walker's Mammals of the World”, Macdonald, David (1984)

“The Encyclopedia of Mammals”, Corbet, G.B., and Hill, J.E.(1992)” The mammals of the Indomalayan region”, Hole, Robert B Jr.(2003) “A Checklist of the

Mammals of the World: Rodentia 3 (Hystricomorpha)”, Lekagul B & J A Mc

Neely, (1988)” Mammals of Thailand”

Riêng về nhím đuôi ngắn, hầu hết các nghiên cứu chỉ có một số ít thông tin ở mức

độ phân loại, một số đặc điểm hình thái ngoài Những đặc điểm về sinh sản, sinh trưởng, phổ thức ăn, chế độ và khẩu phần ăn, kỹ thuật nhân nuôi hầu như chưa được nghiên cứu và đề cập đến

1.3 Tình hình nghiên cứu nhím ở Việt Nam

Họ Nhím nói chung và loài nhím đuôi ngắn nói riêng còn ít được nghiên cứu

ở Việt Nam Cho đến nay các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào xác định thành phần loài, vùng phân bố và tình trạng khai thác sử dụng ở các địa phương

Đặng Huy Huỳnh và cs (1994)[9], trong công trình “Danh lục thú (Mammalia) Việt Nam” sử dụng hệ thống phân loại của Morrison-Scott trước đây

đã thống kê ở Việt Nam có 4 loài thuộc họ Nhím là: đon (Atherurus macrourus), nhím đuôi ngắn (Acanthion brachyurus), nhím klôs (Acanthion klossi) và nhím bờm (Acanthion subcristatum) Tuy nhiên, dựa trên các kết quả nghiên cứu phân loại học

gần đây Wilson et al (2005) cho rằng cả 3 tên nhím nêu trên chỉ là đồng danh của

Trang 12

một loài duy nhất là nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) Như vậy, ở Việt Nam, thuộc họ Nhím chỉ có 2 loài là đon (Atherurus macrourus) và nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura)

Về phân bố của nhím ở Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cấp đến như Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi, Trần Hồng Việt, Nguyễn Xuân Đặng, … Hiện nay đã xác định được nhím đuôi ngắn có phân bố ở hầu hết các vùng rừng núi của nước ta: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai

Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học sinh thái chỉ có một số ít công trình như: “Thú kinh tế Miến Bắc Việt Nam” của Lê Hiền Hào (1973) [5], “Những loài gậm nhấm ở Việt Nam” của Cao Văn Sung và cs (1980) [17], “Gậm nhấm (Rodentia) Việt Nam” của Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm (đang in) Các nghiên cứu đã cho thấy, nhím đuôi ngắn là loài thú sống ở rừng với các dạng sinh cảnh khác nhau (rừng cây gỗ, rừng hỗn giao, trảng cây bụi, ) Nhím sống dưới đất

tự đào hang hoặc sử dụng các hang có sẵn, sống đôi (đơn thê) và theo nhóm gia đình, kiếm ăn lúc hoàng hôn và đêm Nhím nhút nhát, trốn tránh kẻ thù thụ động (co mình dương gai đe doạ), tuy nhiên, đôi khi cũng tấn công cắm gai vào kể thù.Thức

ăn gồm đa dạng các loài củ, rễ, quả và vỏ cây hoang dã và cây trồng Nhím trưởng thành sinh dục ở khoảng 1.5 – 2 năm tuổi, mỗi năm có 2 mùa sinh sản, mỗi lứa đẻ khoảng 2-4 con

Gần đây, xuất hiện một số tài liệu bàn về kỹ thuật nuôi nhím của Nguyễn Lân Hùng (1997) [7], Nguyễn Lân Hùng và cs (2005) [8], Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng (2005) [15] và một số bài viết trên các Báo Tuổi trẻ, Báo Nông nghiệp, Báo Nông thôn ngày nay, Báo Sài gòn giải phóng[13], [2], [3], [16], [24],…Các bài viết đã nêu lên một số tình hình và kỹ thuật nuôi nhím theo kinh nghiệm của người dân, một số địa chỉ nuôi nhím hiện nay Mặc dù, cách thức nuôi rất khác nhau về chuồng trại, thức ăn và chế độ chăm sóc, nhưng cho thấy là có thể nuôi được nhím,

Trang 13

do ít bệnh tật, dễ chăm sóc, thức ăn có thể tận dụng; nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế khá cao ở thời điểm hiện nay

Hiện nay, ở Đăk Lăk việc nuôi nhím còn rất ít và rất mới.Thống kê sơ bộ mới chỉ có khoảng một hai chục hộ đang nuôi, hộ nhiều nhất là khoảng 20-30 con trở lại Nhìn chung chuồng trại, cách thức và kỹ thuật nuôi dưỡng tự phát rất khác nhau, do người nuôi thiếu kinh nghiệm, thiếu tài liệu kỹ thuật nên hiệu quả và kết quả thu được rất khác nhau

CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài nhím đuôi ngắn, làm cơ sở cho việc nhân nuôi chúng trong điều kiện nhân tạo

 Đúc kết kinh nghiệm, bước đầu xây dựng kỹ thuật nhân nuôi loài nhím đuôi ngắn qui mô hộ gia đình

 Đánh giá tình trạng nuôi nhím ở địa phương và đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nuôi loài thú này

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài nhím đuôi ngắn (Hystrix brachyura) trong tự

nhiên và trong điều kiện nuôi

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2004 đến 2007 tại môi trường tự nhiên và trong điều kiện nuôi

+ Nghiên cứu trong tự nhiên: Đã tiến hành điều tra nghiên cứu tại các khu vực rừng

thuộc 5 đơn vị với tổng thời gian hoạt động trên hiện trường là 107 ngày (Bảng 1)

Trang 14

+ Trong điều kiện nuôi: Tiến hành theo dõi nghiên cứu tại cơ sở nuôi nhím của

Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi Đăk Lăk và 16 hộ nuôi nhím khác trong tỉnh với tổng số nhím theo dõi là 193 cá thể (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và số lƣợng mẫu nhím nghiên cứu

ngày

KBTTN Nam Ka, huyện Lăk 2004 - 2007 49 VQG Chư Yang Sinh, huyện Krông Bông 2006 - 2007 14 KBTTN EaSô, huyện Ea Kar 2005 - 2007 18 VQG Yok Đôn, huyện Buôn Đôn 2006 - 2007 12 Khu Rừng đặc dụng, huyện Krông Năng 2006 - 2007 14

Tổng cộng: 107

nhím

Trung Tâm GCT&VN Đăk Lăk 2006 – 2007 12

Hộ Hoàng Xuân Thanh, Eakao, TP.BMT 2004 – 2007 23

Hộ Ngô Xuân Thắng, H.Krông Buk 2004 - 2007 30

Hộ Nguyễn Văn Tân, TP.BMT 2004 - 2007 5

Hộ Trần Công Huê, 202 Y Wang, TP.BMT 2004 - 2007 14

Hộ Triệu Văn Vỵ, Hoà Hiệp, H Krông Ana 2004 - 2006 13 Nguyễn Thị Hường, xã Ea Yông, H.KrôngPach 2005-2007 13 Phùng Bá Long, xã Eaktur, Huyện Krông Ana 2006 – 2007 3 Trần Đình Dũng, Xã Hoà Thắng, TP BMT 2006 – 2007 7 Đinh Tấn Khang, Phường Tân Lập, TP BMT 2006 – 2007 5 Nguyễn Văn Cường, Khối 8, Phường Tân Tiến,

TP BMT

2006 – 2007 11

Ngô Đức Thạnh, Khối 4 thị trấn Kiến Đức,

huyện Đăk Lấp, Đăk Nông

2005 – 2007 27

Đoàn Văn Báu, Xã Thuận Hạnh, H Đăk Song,

Đăk Nông

2006 – 2007 2

Trang 15

Đặng Văn Tĩnh, Xã Thuận Hạnh, H Đăk Song,

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Trong thiên nhiên

- Đặc điểm sinh cảnh nơi sống, hang tổ của nhím

- Thức ăn của nhím trong thiên nhiên

- Tập tính hoạt động của nhím: kiếm ăn, trốn tránh/tấn công kẻ thù,…

- Mùa sinh sản và số lượng con sinh ra trong các lứa

2.4.2 Trong điều kiện nuôi

- Đặc điểm hình thái ngoài và nội quan của nhím

- Thành phần thức ăn trong điều kiện muôi

- Nhu cầu khối lượng thức ăn trong điều kiện nuôi

- Tập tính hoạt động trong điều kiện nuôi

- Sinh sản và sinh trưởng của nhím nuôi

- Kỹ thuật nuôi: chuồng trại, con giống, chăm sóc, phòng chống bệnh dịch,…

- Hiệu quả kinh tế nuôi nhím

- Tiềm năng phát triển nghề nuôi nhím ở Đăk Lăk

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1.Nghiên cứu trong thiên nhiên

- Phỏng vấn các cán bộ lâm nghiệp làm công tác quản lý bảo vệ rừng tại các khu BTTN, vườn quốc gia; phỏng vấn các thợ săn, người săn bẫy thú rừng, người

Trang 16

dân sống ven rừng khu vực có nhím sinh sống phỏng vấn về nơi sống, hang ổ, tập tính hoạt động, mùa sinh sản, v.v

- Khảo sát thực địa tại các khu BTTN, VQG hoặc các lâm phần khác để mô tả sinh cảnh ( nơi sống ) của nhím Tìm và đào hang nhím để mô tả cấu trúc hang

2.5.2 Nghiên cứu nhím trong điều kiện nuôi

- Quan sát để mô tả đặc điểm hình thái ngoài: các số đo thân- đầu, dài đuôi, cao tai, cân trọng lượng cơ thể, phân loại và đo chiều dài các loại lông, chụp ảnh toàn thân và lông

- Mổ nhím để mô tả nội quan, cân và đo các nội quan: Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột tịt, gan, phổi, tuyến tuỵ, thận, dịch hoàn

- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng:

+ Xác định các loại thức ăn của nhím: Cho nhím ăn thử các loại thức ăn để xác định những loại nhím ưa thích nhất Quan sát thức ăn của nhím ở các cơ sở nuôi khác nhau

+ Xác định lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày: Cân lượng thức ăn cấp cho nhím trong ngày và lượng thức ăn nhím bỏ thừa trong ngày Lượng thức ăn tiêu thụ bằng lượng thức ăn cấp trừ đi lượng thức ăn thừa quy ra cho một cá thể Thí nghiệm này tiến hành trong 10 ngày liên tục vào các tháng 1, 4, 7, 10

- Nghiên cứu sinh trưởng: Định kỳ cân và đo kích thước cơ thể nhím từ sơ sinh đến thành thục sinh dục Số cá thể cân càng nhiều càng tốt, trung bình 10 cá thể Mô tả các biến đổi hình thái và màu sắc của nhím theo lứa tuổi

- Nghiên cứu tập tính: Hàng ngày theo dõi mô tả các dạng tập tính của nhím: cách thức vận động đi lại , ngủ, nghỉ ngơi, chơi đùa

- Nghiên cứu sinh sản: Theo dõi để xác định tuổi trưởng thành sinh dục của nhím đực, nhím cái Mô tả các biểu hiện động dục, sự giao phối, mang thai và sinh con,

số con đẻ mỗi lứa, trọng lượng sơ sinh, cách thức chăm sóc con, thời gian nuôi con bằng sữa

- Nghiên cứu bệnh: Theo dõi phát hiện các bệnh, mô tả các biểu hiện lâm sàng, phương pháp phòng và trị Phỏng vấn kinh nghiệm của các cơ sở nuôi khác nhau

Trang 17

- Nghiên cứu kỹ thuật nhân nuôi: Quan sát và tổng kết kinh nghiệm nuôi của các cơ

sở khác nhau về kỹ thuật làm chuồng, khẩu phần ăn, cách chăm sóc, phòng và trị bệnh,…

2.5.3 Nghiên c ứu t ài li ệu

Tra cứu,tìm hiểu, gạn lọc và thu thập các thông tin về nhím nói chung và nhím đuôi ngắn nói riêng đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tài liệu, trên mạng Kế thừa các nghiên cứu về nhímcuả các tác giả đi trước

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhím đuôi ngắn

3.1.1 Đặc điểm hình thái ngoài

Nhím là loài gặm nhấm lớn nhất ở Việt Nam Nhím trưởng thành nặng trung bình 9-15 kg, cũng có trường hợp gặp cá thể nặng đến 20 kg; dài thân-đầu trung bình 600-900 mm, dài đuôi 85-140 mm, dài tai 25-40 mm, dài bàn chân sau 80-90

mm, vòng ngực 400-600 mm, vòng bụng 600-800 mm Công thức răng: 1/1 0/0 1/1 3/3 x 2 = 20, nhím không có răng nanh, răng cửa rất dài (2-3 cm) và thường xuyên phát triển, răng trước hàm và răng hàm có mắt nhai tù, nhiều gờ nếp

Bảng 3.1 Kích thước trung bình nhím nuôi ở Đăk Lăk

Tuổi Dài chi trước ( cm ) Dài chi sau ( cm ) Dài thân ( cm )

Đực Cái Đực Cái Đực Cái

1 tuần 2,4 2,3 2,3 2,2 15,8 15,7

2 tuần 3,1 3,0 2,9 2,8 21,2 21,1

3 tuần 3,8 3,6 3,5 3,4 27,1 25,6

1 tháng 4,9 4,8 4,6 4,4 33,9 32.7

Trang 18

bộ lông biến thành gai hoặc trâm cứng nhọn (còn gọi là lông tiêm, lông trâm, lông nhím ) bao phủ khắp trên thân, thường dựng đứng xù ra để tự vệ khi gặp kẻ thù Đặc biệt là lông đuôi có hình dạng như cốc rỗng, khi khua vào nhau tạo ra âm thanh

để đoe doạ kẻ thù Hình dạng nhím đực và cái trưởng thành rất giống nhau

Lông trâm của nhím trưởng thành hầu hết có màu đen-trắng, tuy nhiên cũng

có trường hợp cá biệt có màu trắng tuyền như ở trại nhím Tuân – Hoà Củ chi TP HCM Số lượng lông trâm của một cá thể ước tính là từ 20.000 đến 30.000 chiếc Hình thái lông trâm ở các phần khác nhau của thân không giống nhau (Bảng 3.2) Trên lưng, nhất là ở nữa phần sau lông trâm có hình tròn, nhọn, cứng, dài tới 20-25

cm, khúc đen, khúc trắng Phía dưới bụng lông trâm hình sợi cứng, đen sẩm Sau gáy có hàng trâm dài dựng ngược như cái mào Các trâm ở múp đuôi có đầu phình rỗng, màu trắng gọi là lông chuông vì khi gặp gió hoặc khi con vật di chuyển và chạm với nhau tạo thành tiếng kêu đặc biệt

Bình thường, lông nhím nằm rạp xuống và chỉa ra phía sau Nhưng khi bị đoe doạ hoặc giận dữ, lông được dựng lên ngay tức khắc Con nhím dậm chân và rung lắc các lông đuôi tạo ra các âm thanh đoe doạ kẻ thù Nếu tiếp tục bị đoe doạ

và cùng đường, con nhím có thể lùi lại để đâm lông vào kẻ thù, lông có thể cắm vào

kẻ địch và rời, rụng ra

Trang 19

Bảng 3.2 Sự khác nhau về hình thái trâm ở các phần cơ thể của nhím

Trâm gáy Trắng-Trắng đục 9-14 Sợi mềm

Trâm lưng dài

hơi mềm

Trắng, có khoang đen dài 1/3 lông ở gốc

15-35 Dài nhất trong các loại

trâm, thon nhỏ từ chân lông ra đầu chóp

7-Cứng, nhọn sắc, rỗng bên trong, hơi phình ở đoạn giữa; chiếm tỷ lệ nhiều nhất, phủ hầu hết phần thân phía trên

Khi tự vệ hoặc khi bị bắt, nhím có thể rụng nhiều lông, nhưng sau một thời gian các lông mới lại mọc trở lại Đã có nhiều lời đồn sai lệch là nhím có thể bắn lông, nhưng thật ra nhím không bắn được lông mà chỉ có thể rụng, rời ra hoặc cắm vào kẻ thù Lông nhím không có chất độc nhưng vi khuẩn trên lông có thể gây nhiễm trùng

Bàn chân trước của nhím có 4 ngón, chân sau có 5 ngón Kích thước bàn chân nhím trưởng thành 5-7cm Da chân con lớn có màu đen, con nhỏ có màu trắng đục xen hồng Ngón chân có móng rất sắc và khoẻ dùng đào bới Dấu chân nhím

Trang 20

khi đi bình thường chỉ có các dấu ngón chân, khi nhím hoảng sợ chạy thì nén cả bàn chân xuống

3.1.2 Số đo các cơ quan nội quan

Qua giải phẩu 3 con nhím (2 nhím rừng, 1 nhím nuôi, chiều dài thân-đầu trung bình là 0.6m, khối lượng thân trung bình là 9,8kg) đã thu được kết quả như ở Bảng 3.3

Bảng 3.3 Số đo một số nội quan của nhím trưởng thành

ăn thịt, thể hiện sự thích nghi của nhím đối chế độ ăn tạp với thức ăn thực vật là chủ yếu

Trang 21

3.1.3 Phân bố

Theo các tài liệu của Lê Hiền Hào (1973) [5]; Cao Văn Sung và cs., (1980)

[17], Đặng Huy Huỳnh và cs., (1994) [9], Cao Văn Sung và cs.(2007), loài nhím đuôi ngắn có ở một số nước châu Á như: Nêpan, Miến điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore Ở Việt Nam, nhím là loài thú phổ biến gặp ở các địa phương thuộc vùng núi và trung du như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai

Ở Đăk Lăk, theo nghiên cứu của chúng tôi nhím gặp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh như các huyện: Lăk, Krông bông, Ea Kar, Mdrăc, Buôn Đôn, Ea Soup, Krông Ana, Ea Hleo, Krông Buk

3.1.4 Nơi sống

Nhím cư trú ở các dạng rừng khác nhau trên núi đất hoặc trong các thung lũng của núi đá Đặc biệt, hay gặp nhím ở các khu rừng cây gỗ xen lẫn lồ ô tre nứa, hoặc các trảng cây bụi nơi có nương rẫy trồng các loại củ quả, hoa màu Nhím thường ở nơi có địa hình đồi núi thấp, thoai thoải, cũng gặp nhím ở nương rẫy bỏ hoang, rừng tái sinh sau nương rẫy và nghĩa địa của đồng bào thiểu số Êđê, Mnông nơi có tục cúng thức ăn cho người chết

Trong tự nhiên nhím ẩn nấp trong hang do chúng tự đào hoặc sử dụng hang của loài khác Nhím cũng đôi khi ở trong các bụi rậm, kẽ đá, hốc đá, hốc cây Chúng tôi đã quan sát một số hang nhím trong thiên nhiên và nhận thấy hang nhím

có cấu tạo khá đơn giản Hang rộng khoảng 40-50 cm, sâu khoảng 0,3 – 1,0 m, thường đào vào ụ đất, tổ mối, gốc cây, ngang các vách dốc thoai thoải Hang thường

có vài nhánh ngóc nghách để dễ tẩu thoát khi bị đào bắt Tổng chiều dài của hang có thể tới 10-15 m Mỗi hang thường có 1 cặp nhím kết đôi trong mùa sinh sản hoặc

cả 1 bầy gia đình 5-7 con

Trang 22

3.1.5 Tập tính

 Hoạt động trong thiên nhiên

Trong thiên nhiên nhím sống thành đôi hoặc gia đình, đôi khi cũng sống riêng lẻ Nhím hoạt động về đêm, thường từ 21 giờ đến 3-4 giờ sáng, tuy nhiên thời gian hoạt động còn phụ thuộc với tuần trăng, độ an toàn của vùng sống Nếu an toàn nhím có thể hoạt động sớm hơn Khi hoạt động nhím đi lại chậm chạp, lông đuôi va vào nhau tạo thành tiếng kêu như chuông Nhím thường đi theo lối mòn, khi gặp trở ngại thường không dám vượt qua mà tìm cách đi vòng Trong quá trình hoạt động nếu gặp kẻ thù nhím thường lẫn tránh, không chủ động tấn công, nhưng khi gặp kẻ thú tấn công nhím tự vệ bằng cách giấu mặt xuống đất, xù lông lên, giậm chân và khua lông đuôi tạo ra âm thanh khị khịt để đoe doạ xua đuổi kẻ thù Theo Lê Hiền Hào (1973) [5], trong trường hợp bị kẻ thù đuổi riết, nhìm chuyển sang thế tấn công khá quyết liệt Lúc đó còn vật vừa chạy vừa xù bộ lông gai tua tủa mở mặt lưng, và bằng những bước giật lùi bất ngờ nó xô mạnh cá người vào đối phương, một số lông gai tụt ra cắm vào đối phương, làm đối phương phải bỏ chạy

 Tiếp xúc với người

Nhím hoang dã rất nhút nhát, khi bị dính bẫy thường lồng lộn tìm cách tẩu thoát

và thường tự cắn đứt chi trước để thoát khỏi thòng lọng bẫy Khi được đem về chuồng để nuôi, nhím thường chạy trốn và đôi khi đâm thẳng đầu vào tường dẫn đến tử vong Thấy người là nhím dựng lông, tỏ ra e dè, sợ sệt, tìm cách rúc đầu vào chỗ khuất Vì vậy, ban đầu khi mới đem nhím rừng về nuôi, phải để nó yên tĩnh và che kín chuồng lại Tốt hơn là thả nó ở chung với một con nhím nhà khác giới hay nhím đã thuần hoá, dần dần nó sẽ trở nên dạn dĩ hơn

Nhím đã thuần hoá, nuôi lâu hoặc nhím nuôi từ thế hệ F1 trở đi tỏ ra khá dạn dĩ

và tiếp xúc thân thiện với người nuôi Ở Sơn La, có những con rất quen với người nuôi, chủ nó có thể bồng bế nhím đi chơi và có hộ thả nhím rong ngoài vườn như chó, gà, heo

Trang 23

 Quan hệ bầy đàn

+ Nhím đực và nhím đực: Nhím đực khác bầy thả vào cùng nhau sẽ đánh

nhau và cắn chết nhau Tại các hộ nuôi nhím ở Đăk Lăk đã xảy ra các trường hợp này do không phân biệt rõ giới tính Nhím đực thường đánh cắn nhau rất dữ dội dẫn đến tử vong Nhím dùng răng cửa cắn vào đầu, mặt, hông của đối thủ; có lúc dùng đầu húc đối thủ văng lên rớt ra xa hoặc lao đầu đâm vào đối thủ

Nhím đực trong đàn thường có tính bảo vệ bầy đàn và lãnh thổ rất cao, khi

có một con đực khác xuất hiện, nó thường chiến đấu cho đến khi có một con bị chết hoặc được mang đi nơi khác Khi có người lạ đến gần chuồng, nhím đực thường xù lông, rung đuôi và dậm chân để đoe doạ với mục đích bảo vệ bầy đàn

Ngay trong đàn, khi con đực con 4-5 tháng tuổi là con đực đầu đàn cũng đánh cắn xua đuổi Có lẽ bản năng này cũng có ở một số loài khác, để giữ vi trí độc tôn, con đực đầu đàn thường cắn chết những con đực con Ở hộ Triệu Văn Vỵ, do nhím được nuôi chung với nhau từ 1997 đến 2006, chỉ tồn tại một số con non cái được sinh ra, còn các con đực non khác bị con đực đầu đàn cắn chết

+ Nhím đực và nhím cái: Việc thả chung ghép đôi dễ dàng, ít xảy ra đánh nhau,

dù có một con là nhím hoang dã mới bắt về nuôi Ban đầu thả chung, chúng còn có

vẻ xa lạ và có thể gây gổ, nhưng sau một vài ngày là chúng trở nên thân thiện với nhau

+ Nhím bố mẹ và nhím con: Nhím mẹ này thường cắn con con của nhím khác, vì

vậy khi nhím sinh con cần phải tách riêng ra và chân tường chuồng nuôi cần phải xây, che kín để nhím con không chạy sang chuồng khác Nhím mẹ khi sinh và nuôi nhím con, nếu đẻ 2-3 con và do thiếu chất dinh dưỡng không đủ sữa, nó có thể cắn chết bớt đi 1 con con Khi con con trên một tháng tuổi, nhím mẹ động dục lại và thường chối bỏ đánh đuổi con con, có trường hợp cắn con tử vong Nhím con cách nhau một vài tháng tuổi, có thể thả chung một chuồng mà không đánh cắn nhau

Nhím bố chỉ chấp nhận con ruột của nó (dưới 1-2 tháng tuổi) và sẽ cắn chết con của con nhím khác Nhím bố săn sóc con của nó rất khéo, nó liếm lông chơi đùa

và che chắn bảo vệ con con

Trang 24

 Ngủ và nghỉ ngơi

Nhím hoang dã là loài ăn đêm, ban ngày ẩn nấp và ngủ trong hang, hốc cây hoặc bụi rậm Đêm xuống, khi tối trời và yên tĩnh mới ra khỏi hang đi kiếm ăn, phạm vi hoạt động có thể đến 3-4 km, thường đi về trên cùng lối đi quen thuộc

Trong điều kiện nuôi, người nuôi thường cho nhím ăn vào ban ngày (buổi sáng và chiều) nhím cũng ra ăn, nhưng sau đó chui vào tổ nghỉ ngơi hoặc ngủ ngay, nhím hoạt động hầu như trong suốt đêm Khi nghỉ ngơi, nhím nằm úp dựa vào nhau, hai chân trước duỗi ra, hai chi sau duỗi sang một bên Khi ngủ, nhím nằm nghiêng duỗi bốn chi sang một bên, có con ngủ say chổng cả bốn chi lên

Chúng tôi thử nghiệm chỉ để thức ăn ban ngày, ban đêm cất đi thì thấy nhím cũng chuyển sang ăn ban ngày Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngằn thì thấy có sức khoẻ của nhím có biểu hiện không tốt, sinh trưởng kém

 Chơi đùa

Nhím cũng hay đùa nghịch và liếm láp lẫn nhau, nhất là nhím trên 1 tháng tuổi thường xuyên đùa giỡn với nhau và thích sống bầy đàn Nhím ít gây gỗ đánh nhau vì tranh giành thức ăn

3.1.6 Đặc điểm ăn uống

 Thức ăn

Nhím là loài gặm nhấm, thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại rễ, củ, quả, hạt, của các loài cây hoang dã và cây trồng, măng tre nứa Nhím cũng ăn một số động vật nhỏ như giun, côn trùng, xác động vật bị thối nhưng với tỷ lệ rất thấp Đôi khi nhím cũng gặm nhấm xương, các mẩu gỗ để đáp ứng nhu cầu chất khoáng, canxi, phốt pho cho cơ thể và sự phát triển liên tục của răng cửa

Theo Lê Hiền Hào (1973) [5] và Cao Văn Sung và cs (1980) [17], thức ăn của nhím trong thiên nhiên rất đa dạng, gồm trên 50 loài cây hoang dã và cây trồng

khác nhau Các loài rễ-củ như củ mài, củ đắng (Dioscorea sp.), sa nhân (Alpinia

globosa), bán hạ (Arisaema dracontium), ráy, củ dong, riềng dại, chuối rừng, đu

Trang 25

đủ, xoan và nhiều loài hoà thảo Các loại quả chín rụng trên mặt đất như vả, sung, bứa, dọc, muỗm, sấu, dâu da đất, me rừng, vải rừng, trám, gắm, giẻ gai, chay, ổi, đu

đủ, chuối,…Các loại lương thực trồng ven rừng như các loại đậu, lạc, khoai lang,

khoai sọ, khoai môn, củ từ, các loại quả họ Bầu bí (Cucurbitaceae), dứa, các loại

rau cải, cà chua, cà rốt,…

Quan quan sát và thử nghiệm tại các cơ sở nuôi nhím, chúng tôi cũng ghi nhận được nhím ăn khoảng trên 84 loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi, bao gồm:

- Củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, khoai sọ, khoai tím, khoai nước,

củ từ, cà rốt, su hào, su su, bí đỏ, bí chanh, bí đao, dưa hấu, dưa leo, dưa gang, dưa bở, củ chuối, củ môn ngứa, củ dong riềng, củ bình tinh, củ sắn dây, chuối,

đu đủ, ổi, mít, lê, cam, bưởi, nho, táo, hồng, hồng xiêm, lê ki ma, sơ ri, mận, trái roi, mía, thanh long, vải, xoài, nhãn, khế, dâu gia, mãng cầu, sung, quả mít non,

- Các loại hạt có nhiều tinh dầu, tinh bột như: ngô, lúa gạo, đậu tương, đậu phông, đậu xanh, hạt kê, hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt quả cày, quả dừa

- Các loại mầm mộng như: giá đậu, mầm lúa, mầm khoai

- Thân thực vật như: ngô, chuối, khoai môn

- Rễ cây : Rễ cau, rễ dừa

- Rau, lá: rau muống, rau khoai lang, bắp cải, rau cải, bắp sú, rau mồng tơi, sà lách, lá môn ngứa, lá đu đủ, rau dền, lá bầu bí, lá dâu, lá keo tai tượng, lá keo dậu, cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ ruzi

- Thức ăn khác: cơm, cám tổng hợp nuôi gà,heo, thịt lợn luộc

Tuy ăn thức ăn đa dạng nhưng người nuôi thường cho nhím ăn những loại thức ăn rẻ dễ kiếm, dễ dự trữ như: rau muống, rau khoai lang, môn, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang, củ chuối, bắp hạt, hạt mít, đậu tương, đậu xanh và các loại trái cây trong vườn như : ổi, mít, chuối, bơ, mận, dừa

 Tập tính ăn

Trang 26

Trong tự nhiên nhím là loại ăn đêm Ban ngày chúng ẩn nấp trong hang, hốc cây, bụi rậm và đến đêm mới đi kiếm ăn Trong điều kiện nuôi, những con nhím gốc rừng cũng chỉ ăn ban đêm khi yên tĩnh Nếu có ánh sáng hoặc tiếng ồn thì chúng không dám ra ăn Tuy nhiên khi được nuôi lâu thì chúng trở nên dạn hơn và được tập luyện thì chúng ăn cả ban ngày và ăn thức ăn người cầm đưa cho nó Nhiều hộ nuôi đã cho nhím ăn ngày 2 lần, vào lúc 8-9 h sáng và 4-5 h chiều Nhưng qua theo dõi của chúng tôi, nhím ăn ban đêm nhiều gấp 2 lần ban ngày (Bảng3.4)

Bảng 3.4 Theo dõi lƣợng thức ăn ngày và đêm của nhím

thụ ( kg)

Tỷ lệ %

Củ sắn tươi Ngày 8,28 37

Đêm 14,11 63 Bắp hạt Ngày 1.8 32

Ghi chú: Tính cho cả 4 cá thể nhím trong 7 ngày liên tục

Nhím thích ăn thức ăn dạng hạt và không thích thức ăn dạng bột Nếu ta cho hai loại thức ăn củ quả và dạng bột vào cùng một lúc, thì bao giờ nhím cũng ăn loại thức ăn củ quả trước Khi nuôi, cho nhím ăn cám tổng hợp người ta cũng phải để ở dạng viên Khi ăn củ, quả nhím có thể dùng hai chi trước cầm ăn nếu vừa tay cầm hoặc cúi xuống ăn nếu củ quả lớn hoặc khó cầm Nhím thích ăn thức ăn đa dạng và luôn thay đổi Nếu cho ăn lâu 1 loại thức ăn thì nhím sẽ ăn kém đi

Nhím thích ăn củ, quả, trái cây chín ngọt hơn rau, củ quả, trái cây non chát Nhím ưa ăn trái cây chín như: mít, ổi, mận, dứa, chuối, đu đủ,

 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi

Hiện nay khẩu phần ăn cung cấp cho nhím không thống nhất ở các hộ nuôi khác nhau, chủng loại thức ăn phụ thuộc vào sự sẵn có ở địa phương, khối lượng cho ăn tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của chủ hộ nuôi Dưới đây là khẩu phần ăn của một số hộ khá thành công trong nuôi nhím: nhím khoẻ, sinh sản tốt

Trang 27

1 Tại trại nhím ông Hoàng Xuân Thanh

 Thức ăn xanh: bí đỏ, củ sắn tươi, củ khoai lang, dưa leo, rau muống, rau khoai lang ; trái cây trong vườn: mít, ổi, chuối, đu đủ

 Thức ăn tinh : ngô hạt, sắn lát khô, đậu tương

 Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp nuôi gà dạng viên

Khẩu phần ăn cấp tương ứng với các lứa tuổi của nhím (Bảng 3.5)

Bảng 3.5 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Hoàng Xuân Thanh

2 Tại trai nhím ông Ngô Xuân Thắng

 Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang

 Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô

Bảng 3.6 Khẩu phần thức ăn nhím nuôi tại hộ Ngô Xuân Thắng

Thức ăn

Tuổi

(tháng)

Thức ăn xanh (kg/ ngày)

Thức ăn tinh (kg/ ngày)

Muối hột (g/ tuần)

Thức ăn tinh (kg/ ngày)

Cám t hợp (kg/ tuần)

Muối hột (g/ tuần)

1-3 0,2 0,01 0,05 10 4-6 0,4 0,02 0,10 20 7-9 0,6 0,04 0,10 25 10-12 0,8 0,06 0,15 30

> 12 0,9 0,08 0,20 30 Mang thai 1,0 0,1 0,25 40 Nuôi con 1,2 0,2 0,4 40

Trang 28

> 12 1,0 0,20 20

Mang thai 1,2 0,25 20

Nuôi con 1,4 0,30 20

3 Tại trại nhím ông Trần Công Huê

 Thức ăn xanh: rau bầu bí, rau khoai lang, hạt mít, bí đỏ, củ sắn, củ khoai lang

 Thức ăn tinh: ngô hạt, sắn khô

Bảng 3.7 Khẩu phần thức ăn cho nhím nuôi tại hộ Trần Công Huê Thức ăn

Tuổi

(tháng)

Thức ăn xanh (kg/ ngày)

Thức ăn tinh (kg/ ngày)

Muối hột (g/ tuần)

4 Tại Trại nhím Trung Tâm Giống cây trồng vật nuôi Đăk Lăk

 Thức ăn xanh: sắn tươi, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, dưa gang, dưa hấu, rau muống

 Thức ăn tinh: ngô hạt , đậu xanh, đậu tương

 Thức ăn tổng hợp: cám tổng hợp dạng viên nuôi gà

Bảng 3.8 Khẩu phần thức ăn cho nhím tại TT giống cây trồng vật nuôi ĐL Thức

ăn

Tuổi

( tháng)

Thức ăn xanh (kg/ ngày)

Thức ăn tinh (kg/ ngày)

Cám t

hợp (kg/ tuần)

Muối hột (g/ tuần)

Xương Khô (kg/ tuần)

1-3 0,2 0,04 0,01 5 0,05 4-6 0,4 0,08 0,02 10 0,10 7-9 0,6 0,12 0,04 10 0,15

Trang 29

10-12 0,7 0,16 0,06 20 0,2

> 12 0,7 0,2 0,08 20 0,2 Mang thai 0,8 0,3 0,10 20-30 0,4 Nuôi con 1,0 0,4 0,2 30 0,5 Trên cơ sở khẩu phần ăn của 4 cơ sở nuôi nhím nói trên và dựa trên bảng giá trị thành phần chất dinh dưỡng có sẵn trong tài liệu “Thức ăn gia súc, gia cầm” của Nguyễn Văn Thưởng (1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội[19] chúng tôi đã sơ bộ tính được khối lượng các chất dinh dưỡng trung bình trong khẩu phần ăn của nhím nuôi (Bảng 3.9)

Bảng 3.9 Khối lƣợng TB các chất dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn của nhím Giai đoạn

1-3 224.42

64,23 2,73 1,22 2,31 56,42

% 4,3 1,9 3,6 87,8 4-6 448.84

128,46 5,46 2,44 4,62 112,84

% 4,3 1,9 3,6 87,8 7-9 705.68

201,52 9,12 4,08 7,24 176,28

% 4,5 2 3,6 87,5 10-12 962.52

365,3 18,3 8,2 13,1 317,2

% 5 2,2 3,6 86,8 nuôi con 1800.4

Trang 30

ngũ cốc cần phải cho nhím uống nước để tiêu hoá thức ăn Đã có trường hợp nhím chết do ăn nhiều thức ăn tinh bột mà người nuôi quên cho nhím uống nước vài ngày

3.1.7 Đặc điểm sinh sản

 Tuổi thành thục sinh dục và động dục

Nhím cái từ 8-12 tháng tuổi trở đi là đã có biểu hiện động dục và có thể phối giống, nhưng theo kinh nghiệm của các hộ nuôi thì trên 12 tháng tuổi mới cho phối thì kết quả tốt hơn để tránh đẻ non con sinh ra yếu khó sống Qua theo dõi 19 trường hợp nhím nuôi đẻ lần đầu ở các hộ nuôi ở Đăk Lăk từ 2005-2007 cho thấy nhím có thể chửa đẻ thành công ở 13-14 tháng tuối, nhưng tập trung hơn ở 15-16 tháng tuổi (42.1%) (Bảng 3.10)

Bảng 3.10 Tuổi đẻ lần đầu thành công ở nhím nuôi

Ngô Xuân Thắng

Trần Công Huê

Trung Tâm GCTVNĐL

ở chung chuồng với con đực Qua quan sát 26 nhím động dục tại trại nhím Hoàng Xuân Thanh và Ngô Xuân Thắng trong các năm 2005-2006, chúng tôi xác định tần

số xuất hiện của một số dấu hiệu động dục ở nhím cái (Bảng 3.11) Qua bảng 3.11 cho thấy dấu hiệu động dục thường xuất hiện hơn cả là nhím đái nhiều, nước tiểu nặng mùi (69.23%); quấn quýt chủ động ve vãn con đực (61.54%), cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn (53.84%) và biếng ăn, đi lại nhiều (46.15%)

Trang 31

Nhím đực từ 14-16 tháng trở lên mới có thể phối giống khi được thả chung với nhím cái động dục Bình thường nhím đực không có biểu hiện động dục rõ rệt Tuy nhiên, khi chuồng bên cạnh có nhím cái động dục thì nhím đực hay phá chuồng tìm cách qua với nhím cái, có lẽ do con cái đã tiết ra mùi trong nước tiểu hoặc chất nhầy gợi dục con đực Theo một số hộ nuôi, trong những con nhím rừng mang về nuôi thì những con đực có trọng lượng 7-9 kg phối giống tốt hơn những con nặng trên 12 kg (có lẽ do những con này đã già )

Bảng 3.11 Tần số xuất hiện một số dấu hiệu động dục của nhím cái

Cắn phá chuồng nhiều, biếng ăn 14/26 53.84

Quấn quýt, chủ động ve vãn con đực 16/26 61.54

Đi lại nhiều, đít cong lên 4/26 15.38

Cọ xát âm vật vào tường,đồ vật 3/24 12.50

Dựng lông, chân sau đạp xuống nền 5/26 19.23

Đái nhiều, nước tiểu nặng mùi 18/26 69.23

Đánh đuổi nhím con 7/26 26.93

Biếng ăn, đi lại nhiều 12/26 46.15

Âm vật tiết ra chất nhầy 9/26 34.62

 Chu kỳ động dục

Nhím có thể động dục 2 lần trong năm vào các tháng 4, 5 và các tháng 10-12 hàng năm Chu kỳ xuất hiện hiện tượng động dục ở nhím cái là 30-32 ngày Ở những con nhím mẹ chết con thì có thể động dục lại sớm hơn (10-15 ngày) Ở nhím đực không thấy biểu hiện động dục rõ rệt, chỉ khi những con cái chuồng bên động dục thì nhím đực có biểu hiện phá chuồng tìm cách qua với nhím cái

Nhím cái hậu bị từ trên 8-12 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện động dục, nhưng thường các hộ nuôi không cho phối sớm trước 12 tháng tuổi để tránh nhím

đẻ con yếu khó sống Nhím mẹ sau khi sinh 3- 5 ngày cũng có thể xuất hiện động

Trang 32

dục và có thể phối, nhưng đa số các hộ nuôi không cho phối để tránh các hiện tượng ảnh hưởng đến việc nuôi con của nhím mẹ (như tắt sữa, nhím con bị tổn thương, )

 Giao phối

Khi giao phối, con đực tiến sát con cái, nhảy chồm lên lưng cùng chiều con cái như bò, heo Con cái nằm ẹp xuống đất, đuôi uốn cong lên gần như thẳng góc với nền chuồng Mỗi lần nhím giao phối diễn ra rất nhanh, khoảng 15-20 giây đến dưới 1 phút Về thời điểm giao phối, phần nhiều việc giao phối diễn ra về đêm lúc yên tĩnh không có người, nhưng nhím vẫn có giao phối ban ngày Chúng tôi đã quan sát 41 trường hợp giao phối ban ngày ở đàn nhím hộ Hoàng Xuân thanh trong 3 ngày tháng 10/2006 (Bảng 3.12) và một trường hợp nhím đực lùa thả sang nhím cái

là giao phối ngay ban ngày ở chuồng nhím ông Nguyễn Ngọc Hùng ở huyện Đăk Min, Đăk Nông

Bảng 3.12 Thời điểm giao phối của nhím nuôi ở hộ Hoàng Xuân Thanh Giờ trong

ngày

Số trường hợp phối

Giờ trong ngày

Số trường hợp phối

Giờ trong ngày

Số trường hợp phối

Bảng 3.13 Khoảng cách giữa hai lần giao phối ở đàn nhím hộ Hoàng X Thanh Thời điểm

lần 1

Thời điểm lần 2

Khoảng cách

Thời điểm lần 1

Thời điểm lần 2

Khoảng cách

5:30 7: 55 2h và 25ph 13:10 23: 25 10h và 15ph 6:35 14: 50 8h và 15ph 14:35 16: 25 1h và 50ph 7:50 11: 10 3h và 20ph 15:40 23: 15 7h và 35ph

Trang 33

8:15 17: 25 9h và 10ph 16:25 21: 20 4h và 55ph 9:10 17: 35 8 h và 25ph 18:35 21: 10 2h và 35ph 10:05 17: 45 7h và 40ph 19:50 21: 15 1h và 25 ph 10:35 14: 55 4h và 20ph 20:10 22: 40 2h và 30ph

 Biểu hiện chửa

Nhím cái khi mang thai có biểu hiện ăn nhiều, tăng cân Khi có thai trên 30 ngày, có biểu hiện bụng to ra hai bên hông, hay nằm sấp; trên 60 ngày có biểu hiện bụng nặng nề mệt nhọc, ít đi lại, lông nhỏ ở bụng rụng nhiều trên nền chuồng Trên

90 ngày là giai đoạn gần đẻ, con mẹ ăn ít lại, nằm nhiều thở mệt nhọc, có hành vi lo lắng chọn chỗ làm tổ đẻ

 Thời gian mang thai:

Theo các tài liệu nước ngoài, nhím đuôi ngắn mang thai trung bình 112 ngày [Berlin, 1950], ở Vườn thú Hà Nội nhím mang thai khoảng 115-120 ngày [Lê Hiền Hào, 1973] Tại Đăk Lăk qua theo dõi 28 trường hợp phối và sinh con tại các trại nhím Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân Thắng, Trần Công Huê, Trung Tâm Giống trong các năm 2005-2007, chúng tôi xác định được thời gian mang thai của nhím trung bình từ 94-115 ngày (Bảng 3.14)

Bảng 3.14 Thời gian mang thai của nhím nuôi tại Đăk Lăk

Thời gian mang

thai ( ngày)

Số trường hợp ghi nhận

Cơ sở nuôi

94 1 Ngô Xuân Thắng

96 3 Trung tâm giống, Ngô Xuân Thắng

97 4 Hoàng Xuân Thanh, Ngô xuân thắng

Trang 34

109 1 Hoàng Xuân Thanh

mẹ liếm đã mở mắt và đi lại được ngay

Nhím đẻ cả ban ngày lẫn đêm thời gian không nhất định Tuy nhiên, qua theo dõi 30 ca nhím đẻ ở các hộ nuôi trong thời gian từ 2/2005 – 4/2007, có 7 trường hợp

đẻ ban ngày (Bảng 3.15)

Bảng 3.15 Số trường hợp nhím đẻ ban ngày và đêm (2/ 2005-4/ 2007)

Hoàng Xuân Thanh 9 2 7

Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ là khoảng 6 tháng 11 ngày, ngắn nhất

là 5 tháng 6 ngày và cao nhất là 8 tháng 7 ngày Trung bình 1 năm nhím có thể đẻ 2

Trang 35

lứa Kết quả theo dõi 43 ca đẻ ( Phụ lục 1, 2, 3 và 4) của nhím nuôi tại 4 hộ nuôi nhím từ 1/2005 đến 4/2007, được thể hiện ở bảng 3.16 và các phụ lục 1-4

Bảng 3.16 Khoảng cách bình quân giữa hai lứa đẻ tại một số hộ nuôi

7 tháng 8 ngày

Hầu hết nhím đẻ 1-2 con , có ít trường hợp đẻ 3 con Nhím đẻ trên 3 con rất hiếm (thông tin từ Củ Chi và Sơn La cho biết đã có trường hợp nhím đẻ 4 con) Qua theo dõi 58 ca nhím đẻ tại một số hộ nuôi từ 1/2005- 4/2007 (phụ lục 1-4) cho thấy

số trường hợp đẻ 1 con/lứa chiếm 30.1%, còn đẻ 2 con/lứa đẻ là 68.9%

Qua quan sát theo dõi chúng tô đã ghi nhận một số hiện tượng trục trặc khi

đẻ và di chứng sau đẻ như sau:

- Nhím mẹ đẻ con không ra, có thể là do nhím mẹ mang thai một và thai quá lớn, hoặc có thể do nhím mẹ ăn quá nhiều trong giai đoạn mang thai

- Nhím con đã bị chết từ trong bụng mẹ, có thể do nhím mang thai bị tác đông như di dời, bắt cân đo, nhím mẹ bị hoảng sợ nên lồng lộn gây chết thai

- Nhím con sinh ra yếu đuối không bú được sữa mẹ hoặc nhím mẹ không cho bú.Trường hợp này có thể do khi mang thai nhím mẹ thiếu dinh dưỡng

- Nhím con sinh ra bị nhím lớn khác cắn chết, do nuôi chung nhiều nhím lớn hoặc

do nhím con chui lọt qua chuồng khác

Trang 36

tự nhiên, chúng tôi đã ghi nhận được số ngày nhím mẹ cho bú dao động từ 59-71 ngày (Bảng 3.17)

Bảng 3.17 Số ngày nhím mẹ cho con bú ở một số hộ nuôi

HoàngXuân Thanh 4 48 61

Ngô Xuân Thắng 2 56 59

Trần công Huê 2 61 71

Trung Tâm Giống 2 58 63

Chúng tôi đã quan sát một số hiện tượng bất thường xảy ra khi nhím mẹ nuôi con như sau:

- Nhím mẹ đẻ 2 nhím con, nuôi được 10-12 ngày, đã cắn chết 1 nhím con Nguyên nhân chưa rõ, có thể do không đủ dinh dưỡng dẫn đến không đủ sữa nuôi con, theo bản năng hoang dã nó đã bỏ không cho bú hoặc cắn chết bớt đi 1 con, chỉ để lại 1 con để nuôi (đã ghi nhận tại hộ Hoàng Xuân thanh 2 trường hợp như vậy)

- Khi có nhiều người vô chuồng, bắt con con để xem, gây ồn ào và động chuồng, nhím mẹ bị hoảng, bị stress cũng có thể cắn con

- Khi nhím con trên 30 ngày, nhím mẹ động dục trở lại sẽ có thể đánh đuổi, cắn con có khi đẫn đến con con bị thương tích nặng hoặc chết

3.1.8 Đặc điểm sinh trưởng

Nhím con mới sinh ra đã mở mắt ngay và có thể đi lại Tuy nhiên, trong vài ngày đầu, nhím con ít đi lại, nằm nhiều để bố mẹ ấp ủ sưởi ấm Nhím con mới sinh

ra có bộ lông giống của cá thể trưởng thành Lúc đầu những lông gai còn ngắn và hơi mềm, sau đó trở nên cứng và dài ra nhanh chóng Trong thiên nhiên, vài tuần đầu nhím con sống chủ yếu bắng sữa mẹ, đến 1 tháng tuổi có thể hoàn toàn sống

Ngày đăng: 04/10/2017, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam .Tập I, Phần động vật. Nxb KH&KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb KH&KT
2. Hiếu Cầu, 2006. Nuôi nhím + heo+cá = 200 triệu đồng / năm, Báo nông nghiệp số 36 (2361),(20/2/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo nông nghiệp số 36
5. Lê Hiền Hào 1973. Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam. Nxb. KH&KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam
Nhà XB: Nxb. KH&KT
6. Thọ Chấn Hoàng, 1962. Trung Quốc kinh tế động vật chí. Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc kinh tế động vật chí
7. Nguyễn Lân Hùng, 1997. Nuôi nhím trong các vườn hộ và trang trại rừng, Tạp chí lâm nghiệp số 4+5 / 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí lâm nghiệp
8. Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Ngọc Mai, Trương Khắc Trĩ, Lê Xuân Cương, Vương Ngọc Long, 2005. Kỹ thuật nuôi nhím, cừu và bò thịt. Nxb. Nông Nghiệp (Trung tâm SEDEC Bình Thuận) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi nhím, cừu và bò thịt
Nhà XB: Nxb. Nông Nghiệp (Trung tâm SEDEC Bình Thuận)
9. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên.1994.Danh lục thú (Mammalia) Việt Nam.Nxb KH&KT,Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục thú (Mammalia) Việt Nam
Nhà XB: Nxb KH&KT
10. Trần Kiên,Trần Thanh .1974 .Đời sống các loài thú. Nxb.KHKT.Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống các loài thú
Nhà XB: Nxb.KHKT.Hà nội
11. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam. Nxb Y Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam
Nhà XB: Nxb Y Học
12. Nguyễn Hải Lý ( 2004), “ Kinh nghiệm nuôi nhím của anh Phòng ”, Báo nông nghiệp số 258, (27/12/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm nuôi nhím của anh Phòng”, "Báo nông nghiệp
13. Trần Chánh Nghĩa, 2005. “Nuôi nhím : đầu tư ít,lợi nhuận cao”, Báo tuổi trẻ online,(22/5/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi nhím : đầu tư ít,lợi nhuận cao”, "Báo tuổi trẻ online
14. Mai Xuân Nghiêm, 2006. Chuyện nhím “đẻ trứng vàng” ở Sơn La. báo Nông nghiệp số 240 (2565) ( 1/12/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: đẻ trứng vàng
16. Kim Oanh, 2005. Nuôi dưỡng và chăm sóc nhím . Báo Nông thôn ngày nay số 117 ra ngày 14/6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Nông thôn ngày nay
17. Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Bùi Kính 1980 .Những loài gặm nhấm ở Việt Nam.Nxb.KHKT.Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những loài gặm nhấm ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb.KHKT.Hà nội
18. Sở khoa học công nghệ Đăk Lăk, 2005. B áo cáo hi ện trạng tài nguyên rừng Đăk L ăk 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở khoa học công nghệ Đăk Lăk, 2005
19. Nguyễn Văn Thưởng, 1993.Thức ăn gia súc gia cầm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn gia súc gia cầm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
20. Đào Văn Tiến, 1985. Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam. Nxb KH&KT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam
Nhà XB: Nxb KH&KT
21. Đào Văn Tiến, 1971. Động vật có xương sống. Nxb.ĐH-THCN, Hà Nội (Tập I &II ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật có xương sống
Nhà XB: Nxb.ĐH-THCN
22. Đặng Tịnh, 2001. Ở đâu bán giống nhím nuôi nhuốt chuồng?. Báo nông nghiệp số 83 (1168),(24/05/2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo nông nghiệp số
23. Đặng Tịnh, 2005. Nuôi nhím. Báo nông nghiệp số 254, (22/12/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo nông nghiệp số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w