1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống cà chua ưu thế lai chịu nóng và chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá trồng trái vụ tại đồng bằng sông hồng

227 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 8,6 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Bổ sung nguồn vật liệu có những ưu điểm nổi bật về một số tính trạng: năng suất, ch ất lượng quả, kháng bệnh virus xoăn vàng lá phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống cà

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 3

LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được

cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2015

Tác giả luận án

Đoàn Xuân Cảnh

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm và Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cơ quan tôi công tác và học tập, theo đuổi sự nghiệp của mình trong suốt những năm qua

Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp Viện Cây lương thực – CTP, Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo thuận lợi về tài liệu khoa học, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nghiên

cứu để tôi hoàn thành công trình khoa học này

Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông Nghĩa Hưng, Nam Định, Phòng Nông nghiệp và PTNT Nam Sách, Hải Dương, Phòng Nông nghiệp và PTNT Lạng Giang, Bắc Giang đã phối hợp, tiếp nhận, khảo nghiệm và chuyển giao các giống cà chua lai mới cho sản xuất

Sự thành công ngày hôm này là kết quả sự động viên, khích lệ to lớn của gia đình, người thân đã dành thời gian, công sức và kinh phí để tôi hoàn thành công trình khoa học này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2015

Người cảm ơn

Đoàn Xuân Cảnh

Trang 5

MụC LụC

Trang

L ời cam đoan i

L ời cảm ơn ii

M ục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng viii

Danh m ục các hình xii

Trích y ếu luận án .xiii

Thesis abstract xv

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nh ững đóng góp mới của đề tài 3

1.4 Ý ngh ĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.4.1 Ý ngh ĩa khoa học 3

1.4.2 Ý ngh ĩa thực tiễn 4

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5.2 Ph ạm vị nghiên cứu 4

Phần 2 Tổng quan tài liệu 5

2.1 Ngu ồn gốc và phân loại thực vật học cây cà chua 5

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố cây cà chua 5

2.1.2 Phân lo ại cây cà chua 6

2.2 Tình hình s ản xuất cà chua trên thế giới và ở Viết Nam 8

2.2.1 Tình hình s ản xuất và tiêu thụ cà chua trên thế giới 8

2.2.2 Tình hình s ản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam 11

2.3 Nguồn gen cà chua và ứng dụng trong chọn giống 15

2.3.1 Nghiên cứu, thu thập và lưu giữ nguồn gen cà chua 15

2.3.2 M ột số nghiên cứu đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống 18

2.4 Nghiên c ứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai 25

Trang 6

2.4.1 Nghiên c ứu biểu hiện ưu thế lai trên các tính trạng ở cây cà chua 25

2.4.2 M ột số thành tựu về chọn tạo giống cà chua ưu thế lai 28

2.5 Nghiên c ứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam 31

2.6 Một số nghiên cứu về bệnh virus xoăn vàng lá cà chua ở Việt Nam 35

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 38

3.1 V ật liệu nghiên cứu 38

3.2 N ội dung nghiên cứu 39

3.2.1 Nghiên c ứu, đánh giá nguồn vật liệu chọn giống cà chua 39

3.2.2 Nghiên cứu khả năng kết hợp của các dòng cà chua và tuyển chọn các tổ hợp lai ưu tú 39

3.2.3 Nghiên c ứu, khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo nghi ệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông H ồng 39

3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40

3.3.1 Địa điểm 40

3.3.2 Th ời gian 40

3.4 Ph ương pháp nghiên cứu 42

3.4.1 Mô t ả các phương pháp áp dụng cho các nội dung nghiên cứu 42

3.4.2 Các ch ỉ tiêu theo dõi chính 50

3.4.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua ở các thí nghiệm 53

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 54

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 55

4.1 Nghiên c ứu, đánh giá nguồn vật liệu chọn giống cà chua 55

4.1.1 Nghiên c ứu, đánh giá tập đoàn các mẫu giống cà chua 55

4.1.2 Nghiên cứu chọn lọc và đánh giá các dòng cà chua thuần 63

4.1.3 Nghiên cứu xác định dòng cà chua kháng bệnh virus xoăn vàng lá 74

4.1.4 Đánh giá khả năng chịu nóng của 26 dòng cà chua 81

4.1.5 Nghiên c ứu, phân tích đa dạng di truyền 26 dòng cà chua 83

4.2 Nghiên c ứu khả năng kết hợp và chọn lọc các tổ hợp lai ưu tú 86

4.2.1 Đánh giá khả năng kết hợp chung của 26 dòng cà chua 86

4.2.2 Nghiên cứu khả năng kết hợp riêng và tuyển chọn các tổ hợp lai ưu tú 91

Trang 7

4.3 Nghiên c ứu khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo

nghi ệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng bằng

sông H ồng 103

4.3.1 Nghiên cứu khảo nghiệm cơ bản 8 tổ hợp lai ưu tú 103

4.3.2 Kh ảo nghiệm vùng sinh thái một số tổ hợp lai cà chua triển vọng tại m ột số tỉnh đồng bằng sông Hồng 113

Phần 5 Kết luận và đề nghị 121

5.1 K ết luận 121

5.2 Đề nghị 122

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 123

Tài li ệu tham khảo 124

Ph ụ lục 135

Trang 8

DANH MụC CHữ VIếT TắT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

AFLP Amplified Flagment Length Polymorphism

AVRDC Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Thế giới (Asia Vegetable

research and Development Center) BHH Bán h ữu hạn (dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn)

BSA Bovine Serum Albumin

ADN Deoxyribonucleic acid

FAO T ổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization) GCA General combinaing ability (Kh ả năng kết hợp chung)

HH H ữu hạn (dạng hình sinh trưởng hữu hạn)

ISSR Inter - Simple Sequence Repeat

KHKTNN Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

OP Opend Pollination (Th ụ phấn tự do)

PCR Polymerase Chain Reaction

QTLs Quantitative trait loci

RAPD Random Amplified Polymorphic ADN

SCA Specific combining ability

Trang 9

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

SCAR Sequence characterized amplified region

ƯTLC Ưu thế lai chuẩn

ƯTLT Ưu thế lai thực

ƯTLTB Ưu thế lai trung bình

VH Vô hạn (dạng hình sinh trưởng vô hạn)

Trang 10

(2010 - 2013) 12

B ảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh thành đứng đầu

c ả nước trong 2 năm (2012-2013) 14

B ảng 2.6 Tình hình lưu giữ nguồn gen cà chua ở một số nước trên thế giới tổng

hợp năm 2003 16

B ảng 2.7 Một số tính trạng được quan tâm ở các loài cà chua hoang dại được

nghiên c ứu và tổng kết 19

Bảng 3.1 Cấp bệnh, mức độ bệnh mốc sương Phytophthora infestans trên cây cà chua 43

Bảng 3.2 Cấp bệnh, mức độ bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum Smith trên

cây cà chua 44 Bảng 3.3 Thang phân cấp thứ tự bệnh xoăn vàng lá ở cà chua 46

B ảng 3.4 Các mồi SSR sử dụng trong nghiên cứu phân tích đa dạng di truyền 26

dòng cà chua 49

B ảng 4.1 Phân nhóm các mẫu giống cà chua trong tập đoàn theo thời gian sinh

trưởng ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương 56 Bảng 4.2 Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo một số đặc điểm hình thái ở

v ụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương 58

B ảng 4.3 Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo đặc điểm hình thái và chất

l ượng quả ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương 60

B ảng 4.4 Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo đặc điểm năng suất và yếu tố

cấu thành năng suất ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương 61

Trang 11

B ảng 4.5 Phân nhóm các mẫu giống cà chua theo mức độ nhiễm bệnh hại trên

đồng ruộng ở vụ Đông năm 2007 tại Gia Lộc, Hải Dương 63

B ảng 4.6 Nguồn gốc 26 dòng cà chua được chọn lọc năm 2010 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, huyện Gia Lộc, Hải Dương 64

B ảng 4.7 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 26 dòng cà chua nghiên c ứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 65

B ảng 4.8 Một số đặc điểm hình thái và chất lượng quả của 26 dòng cà chua nghiên c ứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 67

Bảng 3.9 Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 26 dòng cà chua nghiên cứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 69

Bảng 3.10 Diễn biến bệnh mốc sương Phytophthora infestans gây hại trên 26 dòng cà chua nghiên cứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 70

Bảng 4.11 Diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây hại trên 26 dòng cà chua nghiên cứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 72

Bảng 4.12 Diễn biến bệnh virus xoăn vàng lá gây hại trên 26 dòng cà chua nghiên cứu ở vụ Đông năm 2010 tại Gia Lộc, Hải Dương 73

B ảng 4.13 Diễn biến mức độ nhiễm bệnh virus xoăn vàng lá trên 26 dòng

cà chua b ằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo ở vụ Xuân năm 2011

t ại Gia Lâm, Hà Nội 75

Bảng 4.14 Kết quả PCR phát hiện sự có mặt của 3 gen kháng Ty1, Ty2 và Ty3 ở 26 dòng cà chua năm 2011 tại Gia Lâm Hà Nội 80

B ảng 4.15 Độ hữu dục của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của 26 dòng cà chua ở vụ Xuân Hè n ăm 2011 tại Gia Lộc, Hải Dương 81

B ảng 4.16 Số allen thu được bằng chỉ thị phân tử khi sử dụng 10 chỉ thị SSR

trong nghiên cứu đa dạng di truyền 26 giống cà chua ở vụ Xuân năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 84

Bảng 4.17 Giá trị trung bình về số quả trung bình/cây của các tổ hợp lai và khả n ăng kết hợp chung ở 26 dòng cà chua nghiên cứu trong vụ Xuân năm 2011 t ại Gia Lộc, Hải Dương 87

B ảng 4.18 Giá trị trung bình về năng suất cá thể của các tổ hợp lai và khả năng kết hợp chung ở 26 dòng cà chua nghiên cứu trong vụ Thu Đông năm 2011 tại Gia Lộc, Hải Dương 88

Trang 12

B ảng 4.19 Giá trị trung bình về năng suất thực thu của các tổ hợp lai và khả năng

k ết hợp chung ở 26 dòng cà chua nghiên cứu trong vụ Xuân năm 2011

t ại Gia Lộc, Hải Dương 90 Bảng 4.20 Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 36 tổ hợp lai cà

chua trong v ụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 92

B ảng 4.21 Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng của 36 tổ hợp lai cà chua

trên tính tr ạng số quả trung bình/cây ở vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia

L ộc, Hải Dương 93 Bảng 4.22 Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng của 36 tổ hợp lai cà chua

trên tính trạng khối lượng trung bình quả trong vụ Thu Đông năm

2012 t ại Gia Lộc, Hải Dương 94

B ảng 4.23 Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng của 36 tổ hợp lai cà chua

trên tính tr ạng năng suất cá thể trong vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia

Lộc, Hải Dương 95 Bảng 4.24 Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng của 36 tổ hợp lai cà chua

trên tính tr ạng năng suất thực thu trong vụ Thu Đông năm 2012 tại

Gia L ộc, Hải Dương 96

B ảng 4.25 Biểu hiện ưu thế lai ở tính trạng năng suất thực thu của 36 tổ hợp lai

trong v ụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 97 Bảng 4.26 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của 15 tổ hợp lai

cà chua có ưu thế lai cao trong vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc,

H ải Dương 98

B ảng 4.27 Một số đặc điểm hình thái, cấu trúc thân, lá của 15 tổ hợp lai cà chua có

ưu thế lai cao trong vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 100 Bảng 4.28 Một số đặc điểm hình thái, cấu trúc quả của 15 tổ hợp lai cà chua có

ưu thế lai cao trong vụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 101 Bảng 4.29 Diễn biến bệnh virus xoăn vàng lá gây hại trên đồng ruộng ở 15 tổ hợp

lai cà chua trong v ụ Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 102

B ảng 4.30 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển chính của 8 tổ hợp lai cà

chua ưu tú năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 104 Bảng 4.31 Một số đặc điểm về hình thái thân, lá của 8 tổ hợp lai cà chua

ưu tú khảo nghiệm năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 105

Trang 13

B ảng 4.32 Một số đặc điểm hình thái và chất lượng quả 8 tổ hợp lai ưu tú

kh ảo nghiệm năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 106

B ảng 4.33 Hàm lượng một số thành phần hóa sinh trong quả của 8 tổ hợp lai cà

chua ưu tú khảo nghiệm năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 107

B ảng 4.34 Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 8 tổ hợp lai

cà chua ưu tú ở các mùa vụ năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 109

B ảng 4.35 Diễn biến mức độ biểu hiện bệnh xoăn vàng lá cà chua ở 8 tổ hợp lai cà

chua ưu tú ở vụ Xuân Hè, vụ Đông năm 2013 tại Gia lộc, Hải Dương 110

Bảng 4.36 Độ hữu dục của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của 8 tổ hợp lai ưu tú trong

vụ Xuân Hè năm 2013 tại Gia Lộc Hải Dương 112

B ảng 4.37 Tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh hại đồng

ru ộng của 5 tổ hợp lai cà chua triển vọng khảo nghiệm tại Nam Định

n ăm 2013-2014 113

Bảng 4.38 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của 5 tổ hợp lai cà chua triển

vọng khảo nghiệm tại Nam Định năm 2013-2014 114

B ảng 4.39 Tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh hại

đồng ruộng của 5 tổ hợp lai cà chua triển vọng khảo nghiệm tại Hải

D ương năm 2013-2014 115

B ảng 4.40 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua

triển vọng khảo nghiệm tại Hải Dương năm 2013-2014 117

Bảng 4.41 Tình hình sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh hại đồng

ru ộng của 5 tổ hợp lai cà chua triển vọng khảo nghiệm tại Lạng Giang,

B ắc Giang năm 2013-2014 118

B ảng 4.42 Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua

triển vọng khảo nghiệm tại Lạng Giang, Bắc Giang năm 2013-2014 119

Bảng 4.43 Năng suất thực thu trung bình của 5 tổ hợp lai triển vọng khảo nghiệm

năm 2013-2014 tại Nam Định, Hải Dương và Bắc Giang 120

Trang 14

DANH MụC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 S ơ đồ thời gian, quá trình nghiên cứu đánh giá nguồn vật liệu phục vụ

ch ọn giống cà chua lai chịu nóng, kháng bệnh virus xoăn vàng lá của

lu ận án 41 Hình 3.2 Hình ảnh mô tả phương pháp pháp ghép cà chua: ghép chữ T, ghép

ngọn và ghép lá 44 Hình 3.3 Mô tả thang phân cấp thứ tự bệnh xoăn vàng lá cà chua (từ cấp 1 đến

c ấp 4) 45 Hình 4.1 Bi ểu đồ năng suất thực thu 26 dòng cà chua trong vụ Đông năm 2010

t ại Gia Lộc Hải Dương 68 Hình 4.2 Sản phẩm PCR phát hiện gen Ty1/Ty1 ở 26 dòng cà chua nghiên cứu

năm 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội 77 Hình 4.3 Sản phẩm PCR phát hiện gen Ty2 ở 26 dòng cà chua nghiên cứu năm

2011 t ại Gia Lâm, Hà Nội 79 Hình 4.4 Sản phẩm PCR phát hiện gen Ty3 ở 26 dòng cà chua nghiên cứu năm

2011 t ại Gia Lâm, Hà Nội 80 Hình 4.5 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ hữu dục hạt phấn và tỷ lệ đậu quả ở 26 dòng cà

chua nghiên cứu trong vụ Hè năm 2011 tại Gia Lộc, Hải Dương 82 Hình 4.6 S ản phẩm PCR của các chỉ thị trong nghiên cứu đa dạng di truyền cho

26 dòng cà chua nghiên c ứu năm 2011, tại Gia Lâm, Hà Nội 84 Hình 4.7 S ơ đồ biểu diễn mối quan hệ di truyền của 26 dòng cà chua 85 Hình 4.8 Biểu đồ năng suất thực thu (tấn/ha) của 36 tổ hợp lai cà chua ở vụ

Thu Đông năm 2012 tại Gia Lộc, Hải Dương 93 Hình 4.9 Bi ểu đồ năng suất thực thu của 8 tổ hợp lai cà chua ưu tú khảo nghiệm

n ăm 2013 108 Hình 4.10 Bi ểu đồ biểu thị độ hữu dục hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của 8 tổ hợp lai

cà chua ưu tú ở vụ Xuân Hè năm 2013 tại Gia Lộc, Hải Dương 111

Trang 15

TRÍCH YếU LUậN ÁN

chua ưu thế lai chịu nóng và chống bệnh virus xoăn vàng lá trồng trái vụ tại đồng bằng sông Hồng

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu của Luận án

1.1 Mục đích nghiên cứu

Bổ sung nguồn vật liệu có những ưu điểm nổi bật về một số tính trạng: năng suất,

ch ất lượng quả, kháng bệnh virus xoăn vàng lá phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai năng suất cao, chịu nóng và khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng

lá ở Việt Nam

Ch ọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua ưu tú, thích hợp trồng trong vụ Xuân Hè

và v ụ Thu Đông, khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá khá, năng suất đạt trên

45 t ấn/ha, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Cây cà chua (Lycopercicum esculentum Mill), gồm 200 mẫu giống cà chua trong

t ập đoàn, 26 dòng cà chua thuần được chọn tạo, 15 tổ hợp lai ưu tú và 8 tổ hợp lai triển

v ọng

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên c ứu đánh giá nguồn vật liệu chọn tạo giống cà chua

Nghiên c ứu khả năng kết hợp của các dòng cà chua và tuyển chọn các tổ hợp lai

ưu tú

Nghiên c ứu khảo nghiệm cơ bản các tổ hợp lai cà chua ưu tú và khảo nghiệm sinh thái các tổ hợp lai triển vọng tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Áp d ụng phương pháp chọn lọc cá thể, phân lập, tạo dòng thuần Phương pháp lây nhi ễm nhân tạo và phân tích chỉ thị phân tử ADN liên kết với gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá (TY) để kiểm tra sự có mặt gen kháng Phương pháp đo đếm tỷ lệ đậu quả, tỷ

l ệ hữu dục hạt phấn để xác định khả năng chịu nhiệt của giống Áp dụng phương pháp phân tích đa dạng di truyền, đánh giá khả năng kết hợp chung (GAC), chọn các cặp bố mẹ cho

ưu thế lai cao Áp dụng phương pháp lai đơn để tạo các tổ hợp lai mới

3 Ý nghĩa khoa học

B ổ sung các dữ liệu khoa học trong nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai (F1) năng suất cao, có khả năng chịu nóng, tăng kháng bệnh virus xoăn vàng lá đáp ứng yêu c ầu sản xuất

Phân lập ra các nhóm vật liệu theo các tính trạng mục tiêu cho công tác chọn tạo giống cà chua ưu thế lai

Trang 16

Đã khẳng định tính hiệu quả cao của việc sử dụng các phương pháp lây nhiễm nhân t ạo (phương pháp ghép) và chỉ thị phân tử trong phát hiện mẫu giống kháng bệnh virus xoăn vàng lá ở cà chua

Lu ận án là một công trình nghiên cứu khoa học khép kín: từ nghiên cứu, đánh giá ngu ồn vật liệu khởi đầu, chọn tạo dòng thuần, đánh giá khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp riêng, đánh giá và chọn ra các tổ hợp lai ưu tú, khảo nghiệm cơ bản, khảo nghi ệm sinh thái để tuyển chọn giống triển vọng và chuyển giao cho sản xuất

4 Ý nghĩa Thực tiễn

Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua có triển vọng, trồng trái vụ, có khả năng

ch ống chịu bệnh virus xoăn vàng lá Các tổ hợp lai này sẽ bổ sung vào bộ giống cà chua

tr ồng trong vụ Xuân Hè, Thu Đông tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)

5 Các kết quả chính và kết luận

1 Ch ọn tạo được 26 dòng cà chua thuần, các dòng thuần được mã số từ D1 đến D26 Trong đó có 4 dòng: D10, D12, D13 và D15 mang gen kháng đồng hợp tử Ty-1 Kết quả phân tích đa dạng di truyền, phân lập 26 dòng cà chua thành 5 nhóm Trong đó,

4 dòng có chứa gen kháng Ty1 là: dòng D13 (nhóm I), dòng D15 (nhóm II), dòng D10

(nhóm IV) và dòng D12 (nhóm V)

2 K ết quả phân tích khả năng kết hợp chung (KNKHC) trên tính trạng kinh tế, xác định được 9 dòng D7, D8, D10, D12, D13, D15, D18, D20 và D24 có KNKHC cao Kết quả phân tích khả năng kết hợp riêng Nghiên cứu, phân tích ưu thế lai trung bình, ưu thế lai thực và ưu thế lai chuẩn xác định được 8 tổ hợp lai ưu tú

3 D ựa trên kết quả nghiên cứu cơ bản 8 tổ hợp lai ưu tú và khảo nghiệm sinh thái 5 tổ

h ợp lai triển vọng tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, tuyển chọn được tổ hợp lai VT5, VT10 cho n ăng suất cao, chất lượng tốt trong vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông và vụ Đông

6 Những điểm mới khoa học của luận án

Bằng hệ thống tổng hợp các phương nghiên cứu, bao gồm: đánh giá diễn biến bệnh virus xo ăn vàng lá gây hại trên đồng ruộng, lây nhiễm nhân tạo, sử dụng phân tích chỉ thị phân t ử, đã xác định được 4 dòng cà chua thuần mang gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá

típ Ty-1 là dòng D10, D12, D13 và D15, các dòng này có ý nghĩa ứng dụng trong nghiên

c ứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh virus xoăn vàng lá ở nước ta

Đã khẳng định tính hiệu quả cao của phương pháp ghép ngọn trong lây nhiễm nhân tạo bệnh virus xoăn vàng lá cà chua

Đã chọn tạo thành công một số tổ hợp lai cà chua triển vọng: VT5, VT10 cho năng

su ất đạt 46,2-49,1 tấn/ha (vụ Xuân Hè), 62,3-65,2 tấn/ha (Thu Đông) và 70,0-78,7 tấn/ha (Đông chính vụ), có chất lượng quả tốt, khả năng kháng bệnh virus xoăn vàng lá khá Giống

cà chua VT5, VT10 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản

xu ất thử cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc

Trang 17

THESIS ABSTRACT

1 Thesis title : Studying tomato genetic materials and breeding new hybrid tomato

varieties with heat tolerance and resistance to yellow leaf curl virus for off-season production in the Red River Delta conditions, Vietnam

2 Information about PhD Candicate

2 Dr Dao Xuan Thang

3 Introduction

1 Studying different sources of tomato breeding materials

2 Evaluating the combining ability of the selected tomato parental lines and breeding elite hybrid tomato varieties with the target desirable traits

3 Conducting on-station advance yield trials and multi-location varietal trials to

identify the best tomato hybrid varieties with high resistance to yellow leaf curl virus and high adaptability for off-season production under growing conditions of the Red River Delta, Vietnam

4 Major Results and conclusion

1 Employing different study methods such as observation and evaluation on the degree of resistance to yellow leaf curl virus under the open field conditions, artificial inoculation, screening for the tomato lines with resistant genes through marker-assisted selection method, the study has successfully identified four new tomato lines D10, D12, D13 and D15 which have resistant genes to yellow leaf curl virus These lines are valuable materials to be used as parental gene donors to breed new hybrid tomato varieties resistant to yellow leaf curl virus in Vietnam

2 The study has verified and proven that the apical shoot grafting for artificially inoculating yellow leaf curl virus is an effective method in tomato breeding study for yellow leaf curl virus resistance

Trang 18

3 The study has successfully breed two new hybrid tomato varieties VT5 and VT10 which can give fruit yields of 46.18-49.07 ton/ha in spring-summer crop; 62.33- 65.17 ton/ha in autumn-winter crop; and 70.00-78.76 ton/ha in winter crop; have high fruit quality and fair resistance to yellow leaf curl virus These two varieties have been approved by the Ministry of agriculture and Rural Development (MARD) for pilot production in the Red River Delta and the Mountainous- Midland region of Vietnam

Trang 19

PHầN 1 Mở ĐầU

1.1 TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI

Cà chua là cây rau ăn quả có tên khoa học Lycopercicom esculentum Mill, thuộc

họ cà Solanaceae cùng với cây ớt, cà tím, khoai tây được Miller phân loại năm

1754, sau đó Peralta and Spooner (2006) đã đổi tên cà chua thành Solanum

lycopersicum Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng khá, phân tích trong 100gam cà chua có 2,2mg đường, 8mg canxi, 3,7mg kali, 0,4mg sắt, 0,3mg carotene, 0,6mg nitơ, vitamin A, B1, B2, C, P và các axit hữu cơ (Barbara et al., 2013) Quả cà chua có thể sử dụng cho ăn tươi, nấu chín cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình

và là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm Từ quả cà chua có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: cà chua đóng hộp nguyên quả, cà chua cô đặc, tương cà chua, mứt cà chua là những mặt hàng xuất khẩu rất giá trị

và có nhu cầu cao trên thế giới, giá trị mặt hàng này hàng năm đạt 5 tỷ USD (Hanson, 2010)

Với vai trò trên, cà chua là cây rau ăn quả quan trọng, được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và phát triển Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO, 2013), diện tích cà chua sản xuất trên thế giới năm 2011 đạt 4,734 triệu

ha, năng suất 33,59 tấn/ha, sản lượng 159,02 triệu tấn Với lượng cà chua sản xuất như trên, bình quân tiêu thụ đầu người khoảng gần 24 kg quả/người/năm

Trong những năm qua, ngành sản xuất cà chua thế giới đã có bước tiến vượt

bậc về sử dụng giống ưu thế lai và công nghệ canh tác mới góp phần thúc đẩy, gia

tăng năng suất và sản lượng cà chua: từ 27,61 tấn/ha (năm 2005) lên 33,59 tấn/ha (năm 2011) Mặc dù vậy, việc phòng trừ bệnh virus xoăn vàng lá cà chua (XVL) còn gặp nhiều khó khăn, bệnh hại đã ảnh hưởng lớn đến nhiều vùng trồng cà chua

ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới Lần đầu tiên bệnh được phát hiện tại Ấn Độ, sau đó bệnh lan tràn ở phía đông Địa Trung Hải (Friedmann et al., 1998) Trung

Phi và khu vực Đông Nam Á (Lapidot et al., 2007) Hiện nay, bệnh virus xoăn

vàng lá đã phổ biến rộng ở Nam châu Âu và Trung Mỹ (Moriones et al., 1993)

Tại Ấn Độ, sản xuất cà chua vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, dịch

bệnh lên đến đỉnh điểm, gây hại 100% (Pilowsky and Cohen, 2000) Ở Đài Loan, bệnh xoăn vàng lá phân bố và gây hại khắp cả nước, đặc biệt ở miền Trung và miền Nam, nơi có cây cà chua trồng quanh năm (AVRDC, 2005)

Trang 20

Việt Nam, cà chua là cây rau ăn quả được trồng và tiêu thụ phổ biến trong cả nước Trong đó, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và khu vực Lâm Đồng là vùng có diện tích sản xuất cà chua lớn nhất cả nước Theo số liệu của Tổng cục

Thống kê (2013), năm 2013 diện tích trồng cà chua cả nước đạt 25,483 nghìn ha,

năng suất bình quân khoảng 28,7 tấn/ha, chiếm 3,0% tổng diện tích rau và chiếm

gần 5,0% sản lượng rau cả nước

Sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế: 01 ha cà chua trồng cho thu nhập từ 120-200 triệu đồng/ha/vụ Cây cà chua trồng trái vụ (Xuân Hè và Thu Đông) cho

hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với chính vụ (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Sản xuất cà chua ở vụ Xuân Hè: gieo hạt từ tháng 1, thu hoạch tháng 6 và vụ Thu Đông: gieo hạt tháng 8 và đầu tháng 9 Trong các thời vụ này, sản xuất cà chua ở các

tỉnh phía Bắc gặp nhiều khó khăn Nhiệt độ có những ngày cao 35-37oC không thích

hợp với những giống cà chua trồng phổ biến trong vụ đông Đồng thời ở điều kiện này, dịch bọ phấn phát sinh, truyền bệnh virus xoăn vàng lá gây hại làm thiệt hại đến năng

suất, chất lượng quả Chính vì vậy, diện tích sản xuất cà chua ở thời vụ này tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng rất thấp, chỉ đạt 3-5% diện tích cà chua sản xuất trong năm

Để giải quyết khó khăn trong sản xuất cà chua trái vụ tại đồng bằng sông

Hồng Trong những năm qua các Doanh nghiệp đã nhập nội một số giống cà chua

chịu nhiệt, kháng bệnh virus xoăn vàng lá như: DV2962, Savior, TN 267 có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan hoặc nhà Khoa học chuyển giao biện pháp kỹ thuật trồng cây cà chua ghép với các giống cà chua chịu nhiệt được ghép lên trên gốc cây cà tím nhằm mở rộng diện tích sản xuất cà chua trái vụ nhưng kết quả không cao, khó mở rộng Nguyên nhân, do giá thành cây giống quá cao, giống nhập

từ nước ngoài không chủ động cung ứng cho sản xuất

Để mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua trong vụ Xuân

Hè, vụ Thu Đông tại các tỉnh phía Bắc thì việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua

mới có năng suất cao, chịu nhiệt, khả năng chống bệnh virus xoăn vàng lá, chuyển giao cho sản xuất là yếu tố quyết định

1.2 MụC TIÊU Đề TÀI

- Bổ sung nguồn vật liệu có những ưu điểm nổi bật về một số tính trạng: năng

suất, chất lượng quả, kháng bệnh virus xoăn vàng lá phục vụ nghiên cứu chọn tạo

giống cà chua ưu thế lai năng suất cao, chịu nóng và khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá ở Việt Nam

Trang 21

- Chọn tạo được một số tổ hợp lai cà chua ưu tú, thích hợp trồng trong vụ Xuân

Hè và vụ Thu Đông, khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá khá, năng suất đạt trên 45 tấn/ha, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu

1.3 NHữNG ĐÓNG GÓP MớI CủA Đề TÀI

Bằng hệ thống tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: đánh giá diễn

biến bệnh virus xoăn vàng lá gây hại trên đồng ruộng, lây nhiễm nhân tạo, sử dụng phân tích chỉ thị phân tử, đã xác định được 4 dòng cà chua thuần mang gen kháng

bệnh virus xoăn vàng lá Ty1 là dòng D10, D12, D13 và D15, các dòng này có ý

nghĩa ứng dụng trong nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai kháng bệnh virus xoăn vàng lá ở nước ta

Đã khẳng định tính hiệu quả cao của phương pháp ghép ngọn trong lây nhiễm nhân tạo bệnh virus xoăn vàng lá cà chua

Đã chọn tạo thành công một số tổ hợp lai cà chua triển vọng: VT5, VT10 cho năng suất đạt 46,2-49,1 tấn/ha (vụ Xuân Hè), 62,3-65,2 tấn/ha (Thu Đông) và 70,0-78,7 tấn/ha (Đông chính vụ), có chất lượng quả tốt, khả năng kháng bệnh virus xoăn vàng lá khá Giống cà chua VT5, VT10 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Trung

Phân lập ra các nhóm vật liệu theo các tính trạng mục tiêu cho công tác chọn

tạo giống cà chua ưu thế lai

Đã khẳng định tính hiệu quả cao của việc sử dụng các phương pháp lây nhiễm nhân tạo (phương pháp ghép) và chỉ thị phân tử trong phát hiện mẫu giống kháng

bệnh virus xoăn vàng lá ở cà chua

Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học khép kín: từ nghiên cứu, đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu, chọn tạo dòng thuần, đánh giá khả năng kết hợp chung,

khả năng kết hợp riêng, đánh giá và chọn ra các tổ hợp lai ưu tú, khảo nghiệm cơ

bản, khảo nghiệm sinh thái để tuyển chọn giống ưu tú và chuyển giao cho sản xuất

Trang 22

1.5 ĐốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập đoàn giống, gồm 200 mẫu giống cà chua có nguồn gốc khác nhau và 26 dòng cà chua thuần được tạo ra từ 26 dòng trong 200 mẫu giống cà chua trên có

những đặc điểm nổi trội về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất

lượng quả

1.5.2 Phạm vị nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Gia Lộc, Hải Dương từ năm 2010 đến năm 2015, có kế

thừa kết quả nghiên cứu từ năm 2007

Tập trung nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu bệnh virus xoăn vàng lá, khả năng chịu nóng, đa dạng di truyền và khả năng kết hợp chung Đánh giá khả năng kết hợp riêng của các dòng có khả năng kết hợp chung cao, tuyển chọn các tổ hợp lai ưu tú

Trang 23

PHầN 2 TổNG QUAN TÀI LIệU

2.1 NGUồN GốC VÀ PHÂN LOạI THựC VậT HọC CÂY CÀ CHUA

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố cây cà chua

Cây cà chua, có tên khoa học (Lycopercicom esculentum Mill) thuộc họ cà

Solanaceae Cây cà chua có bộ nhiễm sắc thể 2n=24, được Miller phân loại năm 1754 Theo tài liệu của các tác giả Choudhury (1970), Luckwill (1943), Rick (1973) Cây cà chua có nguồn gốc ở vùng Andean, bao gồm Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Chile dọc bờ biển Thái Bình Dương, từ quần đảo Galapagos tới Chi Lê, đây là các khu vực có khí hậu nhiệt đới khô Nguồn gốc và quá trình thuần hóa của cà chua trồng hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng (Rick, 1976)

Một số tác giả cho rằng, cây cà chua trồng có nguồn gốc từ cà chua bán hoang dại L.esculentum var pimpinellifolium, tuy nhiên, nhiều tác giả khác nhận định

L.esculetum var cerasiforme (cà chua anh đào) mới là tổ tiên của cà chua trồng Theo các nghiên cứu của Jenkins (1948), có thể dạng này được chuyển từ Peru và Ecuador tới nam Mexico, ở đó nó được dân bản xứ thuần hóa và cải tiến

Một số tác giả khác cho rằng, phía tây dãy núi Andes là tổ tiên thứ hai của loài cà chua trồng "Lycopercicom esculentum Mill" được Miller đặt tên Nhiều

bằng chứng khảo cổ học, thực vật học đã thừa nhận Mexico là trung tâm thuần hoá cây cà chua

Mặc dù được thuần hóa tại Mexico, cà chua được biết và công nhận ở một số vùng của thế giới cũ trước khi chúng được biết đến ở châu Mỹ Sự giao lưu thương

mại và mở rộng thuộc địa góp phần truyền bá cà chua đi khắp nơi (Esquinas and Nuez, 1995)

Ở châu Âu, cây cà chua bắt đầu xuất hiện trong sách nghiên cứu cây cỏ vào

giữa thế kỷ XVI và trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý do những nhà buôn của nước này chuyển từ Nam Mỹ tới, từ đó được lan truyền đi các nơi khác Trong thời kỳ này, cà chua chỉ được xem như cây cảnh và cây thuốc, đến thế kỷ XVIII, cây cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm có giá trị và từ đó được phát triển mạnh (Luckwill, 1943; Kuo et al.,1988)

Tại châu Phi, cây cà chua được biết đến vào cuối thế kỷ XVI, những thương gia Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán cà chua đến vùng Địa

Trang 24

Trung Hải và Cận Đông vì họ đưa cà chua đến Mozambique và Angola (Esquinas and Nuez, 1995)

Còn ở châu Á, cây cà chua du nhập đầu tiên vào Philippin, thông qua những chuyến tàu buôn với người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, việc buôn bán đường biển

của quốc đảo này với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đã góp phần phổ biến cây cà tại các nước châu Á: ở Hàn Quốc vào thế kỷ XVII, Nhật Bản và Ấn Độ bắt đầu trồng cây cà chua ở thế kỷ XVIII, Trung Quốc ở thế kỷ XIX,

XX (Esquinas and Nuez, 1995)

Cây cà chua được du nhập vào châu Mỹ nhờ thực dân Tây Ban Nha và Thổ

Nhĩ Kỳ ở thế kỷ XVII, XVIII Tại khu vực Bắc Mỹ, cây cà chua được đưa vào đầu tiên ở California và San Diego vào năm 1850

Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cho rằng cây cà chua được nhập vào Việt Nam từ thời gian thực dân Pháp chiếm đóng (Trần Khắc Thi và cs., 2005) Hiện nay,

diện tích sản xuất duy trì trong khoảng 23-25 nghìn ha/năm và được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và Đức

Trọng, Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng

2.1.2 Phân loại cây cà chua

Từ lâu, nhiều tác giả nghiên cứu, phân lập, xây dựng hệ thống phân loại cây cà chua theo quan điểm của riêng mình như: Muller (1940); Daskalov and Popov (1941); Luckwill (1943); Lehman (1953); Breznhev (1955, 1964); Zuhucospki (1964) Ở Mỹ dùng phân loại của Muller, ở châu Âu, Liên Xô (cũ) thường dùng phân loại của Brezhnev và hệ thống phân loại này được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều

nước khác (dẫn theo Nguyễn Hồng Minh, 2000)

Với phân loại của Breznhev (1955, 1964) cho rằng L.esculentum Tourn được chia 3 loài thuộc 2 chi phụ (dẫn theo Nguyễn Hồng Minh, 2000)

- Subgenus 1- Eriopersicon Chi phụ này gồm các loài dại, cây dại một năm

hoặc nhiều năm, quả có lông, màu trắng, lá xanh vàng nhạt chi này gồm 2 loài và các loài phụ

+ Lycopersicon peruvianun Mill

Loài này phát sinh từ Chi Lê, Peru là cây lâu năm, dạng thân leo, quả nhỏ 1-3 gam không ăn được, khi xanh có lông, dạng tròn

L peruvianun var, Cheesmanii Piloey, Cheesmanii F.minor CH Mull

L peruvianun var Dentatum Dun

Trang 25

+ Lycopersicon hirsutum Humb.et.Bonpl

Loài này xuất hiện trên vùng núi Andes ở độ cao 2200-2500m so với mực nước biển Là cây một năm hoặc nhiều năm, thân bụi có lông, lá xẻ thùy sâu, quả

nhỏ 2-5 gam, không ăn được khi chín màu đỏ

Lycopersicon hirsutum var Glabratum CH.Mull

Lycopersicon hirsutum var Glandulosum CH.Mull

- Lycopersicon esculentum Mill

Thuộc dạng cây 1 năm, thân đứng, cao 30-300cm, lá phân thùy, hoa chùm, dạng quả tròn hoặc ô van, dài Loài này gồm 3 loài phụ:

a/ L.esculentum Mill.ssp spontaneum Brezh - cà chua dại bao gồm 2 dạng sau:

- L.esculentum var pimpinellifolium Mill (Brezh): Chi quả anh đào

- L.esculentum var racemigenum (Lange) Brezh: Chi nhiều thân

b/ L.esculentum Mill.ssp.subspontaneum-cà chua bán hoang dại gồm 5 dạng sau:

- L esculentum var.cersiforme (Agray) Brezh - cà chua anh đào

- L esculentum var pyriforme (C H.Mull) Brezh - cà chua dạng lê

- L esculentum var.pruniforme Brezh - cà chua dạng mận

- L esculentum var elongatum Brezh - cà chua dạng quả dài

- L esculentum var.succenturiatum Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt

c/ L esculentum Mill.ssp.cultum-cà chua trồng, có 4 dạng sau:

- L esculentum var.vulgare Brezh: Dạng thông thường

- L esculentum var validum (Bailey) Brezh: Dạng lùn thân cứng

- L esculentum var.gradifolium (Bailey) Brezh: Dạng lá to

- L esculentum var Congregatum: Dạng hỗn hợp

* Theo cách phân loại của Muller (1940) cà chua có 2 loài phụ

Subgenus I: Eulycopersicon C H.Mull

Quả thường không có lông, màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa không có lá bao, là loài ăn được với sắc tố caroten và là cây hàng năm, loài này lại được phân thành nhiều chi khác nhau trong đó Lycopersicon

esculentum Mill nằm trong loài phụ này

Trang 26

Subgenus II: Eriopersicon C.H.Mull

Quả thường loang lổ, trắng, xanh hoặc vàng nhạt, có sắc tố antoxian, hạt mỏng, chùm hoa có lá bao Loài phụ này lại được chia thành 4 chi nhỏ khác

Ngoài 2 cách phân loại như đã nói ở trên, cà chua được phân loại theo nhiều tác giả khác nhau Gần đây nhất là hệ thống phân loại của Peralta và cộng sự năm

2006 Cà chua thuộc loài Solanum chi Lycopersicon này phân thành 4 nhóm khác

nhau trong đó:

+ Nhóm thứ nhất - Lycopersicon bao gồm các loài phụ như:

S.lycopersicum; S pimpinellifolium; S cheemaniae; S galapagene.

+ Nhóm thứ hai - Neolycopersicon có loài phụ là S.pennellii

+ Nhóm thứ ba - Eriopersicon gồm các loài phụ: S habrochaites;

S huaylasense; S cornrlliomulleri; S peruvianum và S chilense.

+ Nhóm thứ tư - Acanum gồm các loài phụ: S acanum; S chmielewskii

* Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới

Cây là chua là cây rau ăn quả được trồng, tiêu thụ hầu hết các nước trên thế giới Sản lượng cà chua sản xuất liên tục tăng trong những năm gần đây Theo số

liệu của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) năm 2013 (bảng 2.1), diện tích cà chua sản xuất năm 2011 đạt 4,734 triệu ha Tốc độ gia tăng về diện tích sản xuất chậm, trong 7 năm luôn duy trì trong khoảng trên 4,5 triệu ha (2005-2012) Sản lượng cà chua tăng 22% từ 127,929 triệu tấn (2005) lên 159,02 triệu tấn (2011) Mức gia tăng về sản lượng là do sự gia tăng mạnh về năng suất: từ 27,99 tấn/ha (2005) lên 33,84 tấn/ha (năm 2011) Với sản lượng trên, bình quân tiêu thụ đầu người khoảng trên 24 kg quả/người/năm Điều đó khẳng định, cây cà chua là cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới (FAO, 2013)

Trang 27

Trong đó, châu Á có diện tích và sản lượng cà chua lớn nhất, chiếm trên 44%, châu Âu khoảng 22%, khu vực châu Mỹ 15%, châu Phi 12%, các nơi khác là 7% (FAO, 2013)

Bảng 2.1 Năng suất và sản lượng cà chua sản xuất của thế giới

trong 10 năm (2002 - 2011)

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trung Quốc là nước đứng đầu về diện tích sản xuất cũng như sản lượng cà chua tạo ra trong năm Mức độ tăng sản lượng cà chua đạt 86,3% trong vòng 10

năm từ 22 triệu tấn (năm 2000) lên tới trên 41 triệu tấn (năm 2010) Tiếp đó là Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ai Cập và Ý là những nước có sản lượng gần nhau, ổn định

với mức tăng trưởng khá (FAO, 2013)

Năm 2010, Trung Quốc đạt 41,879 triệu tấn chiếm 28% tổng sản lượng cà chua thế giới, Ấn Độ đạt 16,826 triệu tấn (11%), Mỹ: 12,902 triệu tấn (9%), Thổ

Nhĩ Kỳ đạt 10,052 triệu tấn (7%) Về năng suất, Mỹ là nước có năng suất cà chua cao nhất, đạt 81,0 tấn/ha, gấp 4,15 lần năng suất cà chua của Ấn Độ và gấp 1,68 lần

so với Trung Quốc (FAO, 2013)

Trang 28

Bảng 2.2 Năng suất và sản lượng cà chua của 10 nước

sản xuất lớn nhất thế giới năm 2010

(nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Tỷ lệ (%)

* Tình hình tiêu thụ cà chua trên thế giới

Tình hình tiêu thụ cà chua ở các nước rất khác nhau Tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng, tập quán, văn hóa ẩm thực mà sản lượng cà chua tiêu thụ hàng năm của các nước là khác nhau Tài liệu tổng kết của Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết:

người Hy Lạp tiêu thụ 187,1 kg/người/năm, Thổ Nhĩ Kỳ 107 kg/người/năm, Italia khoảng 95 kg/người/năm

Hiện nay, có các khu vực sản xuất cà chua lớn nhất là: Mỹ (Valley, California), bờ biển Địa Trung Hải và Tân Cương của Trung Quốc, nội Mông Cổ chiếm khoảng 85% tổng sản lượng của thế giới Trung Quốc sản xuất cà chua chủ yếu là xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường toàn cầu (Chai, 2001) Cùng với Trung Quốc, các nước: Tây Ban Nha, Hà Lan, Ma Rốc, Bỉ, Pháp, Ý xuất khẩu cà chua với sản lượng lớn, gia tăng hàng năm Năm 2011, Hà Lan

xuất khẩu đạt 965 nghìn tấn cà chua tươi, tăng hơn 4% so với năm 2009, với giá trị 1,1 tỷ Euro Tây Ban Nha xuất khẩu đạt 0,830 triệu tấn, Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu đạt 0,57 triệu tấn (FAO, 2013)

Trang 29

Tổng giá trị xuất khẩu cà chua của Mexico đạt tới 1,14 tỷ USD, cao hơn Hà Lan, vì hầu hết sản lượng cà chua của Mexico xuất khẩu sang thị trường Mỹ với giá cao

Bảng 2.3 Tình hình xuất, nhập khẩu cà chua 10 nước lớn nhất

thế giới trong năm 2010

T.Giá trị (triệu USD)

Mexico 1.509,61 1.595,31 M ỹ 153,24 1.879,53 Ma-rốc 784,96 571,28 Đức 681,21 1.334,18 T.Nhĩ Kỳ 574,27 476,87 Nga 699,28 773,58

Canada 166,86 356,41 Pháp 497,38 608,67 Pháp 189,46 355,11 Canada 193,58 302,01

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2013), diện tích sản xuất rau cả nước năm 2013 đạt 847,47 nghìn ha, tăng 15,5% so với năm 2009 (735,3 nghìn ha), năng

suất đạt 172,6 tạ/ha, sản lượng 14,826 triệu tấn Sản lượng rau bình quân đầu người hiện nay khoảng 110kg/người/năm, tương đương mức trung bình thế giới

Cây cà chua là cây rau ăn quả được trồng với diện tích lớn Theo số liệu thống

kê năm 2014, diện tích sản xuất cà chua cả nước năm 2013 đạt 25,48 nghìn ha, tăng 20,3% so với năm 2010 (21,17 nghìn ha), năng suất đạt 287,0 tạ/ha, sản lượng đạt 731,48 nghìn tấn Với sản lượng trên, tương đương bình quân đầu người khoảng 8,1kg quả/năm Trong thời gian qua, nhờ việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật: giống mới và công nghệ canh tác tiên tiến góp phần gia tăng về năng suất, sản

lượng và chất lượng cà chua của Việt Nam

Trang 30

Bảng 2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua Việt Nam

trong 4 năm (2010 - 2013)

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000tấn)

Trang 31

Do tính chất đặc trưng, như: cơ cấu mùa vụ và điều kiện sinh thái mà cây cà chua phần lớn được sản xuất tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và khu vực Lâm Đồng Diện tích và sản lượng cà chua sản xuất ở hai khu vực này chiếm trên 62% sản lượng cà chua cả nước

Thời vụ gieo trồng cà chua ở đồng bằng sông Hồng: vụ Hè Thu gieo hạt trong khoảng 15/7- 20/8, vụ Đông Xuân 30/8-30/10 và vụ Xuân Hè 20/1-20/2 Các giống

cà chua trồng với diện tích chủ đạo là: Mongan T11, Savior, HT160, HT42, BM199, VL2000, Gandeva, VL3000 Các tỉnh có diện tích sản xuất lớn là: Hải

Dương, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Kết quả điều tra (2009-2011), các giống cà chua thuộc có dạng hình sinh

trưởng hữu hạn với 13 giống chiếm 46,9%, có các đặc điểm chính như: chín sớm, chín tập trung và thích hợp trong vụ Thu Đông Nhóm giống thuộc dạng hình sinh

trưởng bán hữu hạn với 15 giống chiếm 55,5% và nhóm giống thuộc dạng hình sinh trưởng vô hạn, điển hình là các giống cà chua quả nhỏ (cà chua bi) chỉ chiếm (18,5%) tổng số giống có trong sản xuất (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, bộ giống cà chua trồng đã có sự chọn lọc đáng kể, các giống cao sản có dạng bán hữu hạn, năng suất cao, phẩm chất

quả tốt, như quả cứng, chín đỏ đẹp, đặc biệt là các giống có khả năng chịu nhiệt, kháng bệnh virus xoăn vàng lá, bệnh sương mai chiếm ưu thế (70,3%) Trong sản xuất, chỉ còn một số giống loại hình sinh trưởng hữu hạn ở một số vùng

trồng quảng canh, ít chăm sóc như BM199, DV178… Một số giống dạng vô hạn

đã được đưa vào sản xuất ở một số vùng chuyên canh, có trình độ thâm canh cao (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Đến nay, ở vùng cao nguyên Lâm Đồng, diện tích sản xuất cà chua của tỉnh lên đến 5000ha Cà chua là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tại các vùng chuyên canh như: huyện Đơn Dương, Đức Trọng Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây vùng chuyên canh này chỉ dùng 1-2 giống cà chua chủ đạo trong suốt một thời gian dài dẫn đến tình trạng thoái hóa giống, nhiễm nặng nhiều bệnh, đặc biệt là sương mai Giống cà chua lai F1 Kim Cương đỏ do công ty Syngenta nghiên cứu, lai tạo với đặc điểm là giống sinh trưởng vô hạn, chống chịu tốt với bệnh sương mai, trái cứng, thời gian bảo quản lâu, thuận tiện cho việc vận chuyển, giống có năng suất cao 4-6 kg/cây Từ năm 2006-2008 giống đã được trồng trên 800 ha ở 2 huyện Đơn Dương

và Đức Trọng (Đặng Văn Niên, 2014)

Trang 32

Bảng 2.5 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của 10 tỉnh thành

đứng đầu cả nước trong 2 năm (2012-2013)

Tỉnh thành

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Hà Nội 1.168,8 252,8 29,54 1.226,0 260,8 31,96

H ải Dương 1.000,0 260,9 26,09 1.008,0 253,4 25,54 Hải Phòng 1.259,4 325,7 41,02 971,2 310,7 30,17 Nam Định 1.444,0 202,9 29,29 1.164,0 198,1 23,06 Thái Bình 565,0 244,5 13,81 570,0 237,9 13,56

B ắc Giang 781,0 202,3 15,79 906,0 207,1 18,76

Qu ảng Nam 420,0 142,9 6,00 204,0 143,5 2,92 Lâm Đồng 6.798,6 419,0 284,87 9.304,4 451,9 420,43 Trà Vinh 733,8 226,4 16,61 611,5 204,6 12,51 Gia Lai 832,8 118,6 9,87 826,0 124,8 10,30

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên cây cà chua tại các địa phương thuộc ĐBSH có sự chuyển biến rất nhanh, người dân rất tích cực tìm hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới trong canh tác như kỹ thuật

trồng cà chua trái vụ, mạnh dạn áp dụng giống mới, giải pháp bảo vệ thực vật mới, ứng dụng gốc ghép kháng bệnh… có nhiều vùng trồng cà chua chuyên nghiệp, có

thị trường tiêu thụ tốt Các vùng chuyên canh, nông dân có kinh nghiệm trồng cà chua trái vụ thường là những người có trình độ thâm canh cao Tuy nhiên, mức độ

áp dụng kỹ thuật tiên tiến và giống mới phù hợp chưa đồng đều ở các địa phương (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Sản xuất cà chua tại ĐBSH cho lợi nhuận từ 71,6 triệu đồng đến 151,6 triệu đồng trên 1ha Trong đó, trồng cà chua vụ Hè Thu mang lại hiệu quả cao nhất vì

thời điểm này cà chua thường có giá cao hơn (Đặng Văn Niên và cs., 2013)

Trang 33

2.3 NGUồN GEN CÀ CHUA VÀ ứNG DụNG TRONG CHọN GIốNG

2.3.1 Nghiên cứu, thu thập và lưu giữ nguồn gen cà chua

Nguồn gen là vật liệu di truyền có giá trị nhất cho bất cứ chương trình tạo giống nào Nguồn gen cây cà chua bao gồm các giống dạng hoang dại, giống bản địa, giống cũ, giống mới hoặc các giống cà chua được truyền lại, cần được bảo tồn,

đánh giá, nhân và sử dụng trong chọn tạo giống (Fernandez et al., 1995) Các giống

cà chua trồng có mức độ biến dị di truyền thấp, do vậy khai thác nguồn gen ngoại lai, nguồn gen hoang dại quan trọng để chuyển gen vào cà chua trồng (Rick, 1973) Thu thập, lưu giữ và khai thác nguồn gen cà chua tốt có tính quyết định trong nghiên cứu chọn tạo giống mới nên được rất nhiều nước quan tâm

Chương trình bảo tồn nguồn gen cà chua của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đang bảo tồn hơn 5.000 mẫu giống cà chua trồng và cà chua dại, trong đó cà chua trồng và cà chua nhỏ (S pimpinellifolium) là phổ biến nhất Bộ môn nguồn gen thực

vật (Plant Genetic Resources Unit – PGRU) thuộc Đại học Cornell đã thu thập và

bảo tồn 5.964 mẫu giống cà chua thuộc 10 loài khác nhau, trong đó, loài cà chua

trồng S lycopersicum chiếm đa số với 5.330 mẫu giống (PRGU, 2006)

Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (The International Plant Genetic Resources Institue - IPGRI) đã tham gia bảo tồn 21.332 mẫu giống cà chua trong các bộ sưu tập của từng quốc gia (ECPGR, 2013a; 2013b; 2013c)

Tại Ấn Độ, Cục Nguồn gen thực vật Quốc gia và Viện Nghiên cứu rau quả Ấn

Độ đã thu thập được hơn 2.900 mẫu giống cà chua từ Ấn Độ và các vùng nông nghiệp khác nhau thuộc trên 40 quốc gia trên thế giới (NBPGR, 2013)

Ngân hàng gen của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển rau thế giới (AVRDC)

hiện đang duy trì bộ sưu tập nguồn gen thực vật lớn nhất thế giới với hơn 59.507

mẫu rau giống từ 156 quốc gia, trong đó có khoảng 12.000 mẫu giống rau bản địa

Số lượng các mẫu giống cà chua đang được lưu giữ tại Trung tâm là 6.601 mẫu

giống, trong đó có 654 mẫu giống thuộc các loài dại, còn lại là các mẫu giống cà chua trồng (AVRDC, 2013)

Ở Việt Nam, nghiên cứu đánh giá nguồn gen cây cà chua cũng thường xuyên được tiến hành tại các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống Các tác giả Vũ Tuyên Hoàng, Mai Phương Anh, Trần Khắc Thi từ những năm 1975 đã tiến hành nghiên cứu đánh giá phân loại nguồn gen của 289 mẫu giống cà chua, trong đó

có 269 giống nhập nội gồm 263 giống trồng, 6 giống hoang dại và bán hoang dại,

Trang 34

17 giống địa phương và 3 dạng hoang dại thu thập trong nước Kết quả đã đánh giá, phân lập được các giống có tính chín sớm, khả năng chống chịu sâu bệnh,

tiềm năng năng suất cao Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các giống nhập nội thường có phẩm chất tốt hơn giống địa phương (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1982) Theo tác giả Trường Giang (2009), hiện nay nước ta có 52 đơn vị tham gia

bảo tồn nguồn gen nông nghiệp Từ năm 1992 đến nay, ngân hàng gen cây trồng

Quốc gia đã thu thập, nhập nội và đang lưu giữ 13.500 giống của hơn 100 loài cây trồng trong đó có cây cà chua Về thu thập nguồn gen cà chua có khả năng

chống chịu, ngân hàng gen đã thu thập và đánh giá được các giống cà chua chống chịu bệnh virus, héo xanh vi khuẩn và chịu nhiệt

Bảng 2.6 Tình hình lưu giữ nguồn gen cà chua ở một số nước

trên thế giới tổng hợp năm 2003

1 Australia Trung tâm l ưu giữ quỹ gen cây rừng và cây

2 Azerbaijan Vi ện nguồn gen, Baku 1 2.800

3 Brazil Trung tâm l ưu giữ quỹ gen cây làm vườn

qu ốc gia (CNPH), Embrapa

1 2.070

4 Bungari Vi ện nguồn gen thực vật, Sadovo 8 1.134

5 Canada Trại thực nghiệm cây làm vườn, Ontario 4 1.070

6 Trung Qu ốc Vi ện khoa học cây trồng (CAAS), Băc Kinh 1 1.942

7 Colombia Trung tâm đầu tư phát triển nông nghiệp

Colombia (CORPOICA), Palmira 1 2.018

12 Hungari Vi ện nghiên cứu thực vật, Tápiozele 5 2.043

13 Israel Trung tâm Volcani, Trường đại học

Trang 35

TT Tên nước Địa điểm lưu giữ (Species) Số loài Số mẫu giống

14 Nh ật Bản Vi ện sinh học Nông nghiệp quốc gia, Tsukuba 7 1.217

15 Hà lan Trung tâm qu ỹ gen, Wageningen 11 1.700

16 Peru Tr ường đại học Nông nghiệp quốc gia

Molina, Lima

7 9.36

17 Philippin Phòng thí nghi ệm lưu giữ nguồn gen cây

trồng quốc gia, IPB/UPLB, Laguna 6 4.793

18 Ba lan Vi ện nghiên cứu cây rau, Skierniewice 1 9.17

19 Nga Vi ện Cây trồng Vavilov, VIR, St.Petersburg 12 7.250

20 Secbia và

Montenegro Viện nghiên cứu rau, Novisad 1 1.030

21 Tây Ban Nha Trung Tâm lưu giữ nguồn gen, INIA, Madrid 1 1.267

24 Đài Loan Trung tâm nghiên c ứu và phát triển rau thế

25 Ukraina Vi ện nghiên cứu và sản xuất rau và Melon,

Selektsijne

1 2.433

26 M ỹ Trung tâm l ưu giữ nguồn gen cà chua C.M

27 Mỹ Viện nghiên cứu Nông nghiệp Campbell,

Công ty Campbell, Camden 1 4.572

28 Mỹ Trung tâm bảo tồn quỹ gen quốc gia (NCGRP),

USDA-ARS, Fort Collins, Colorado 3 1.482

29 M ỹ Tr ường đại học Cornell, Jordan Hall, NYS

AES, Geneva

2 4.850

30 M ỹ Tr ạm giới thiệu cây trồng khu vực phía Bắc

PGRU, USDA-ARS, đại học Cornell, Geneva

10 5.804

Nguồn: Daunay et al (2003)

Tác giả Trần Văn Lài và cs (2005) cho biết: từ năm 2000 đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đã thu thập và đưa vào duy trì, đánh giá nguồn quỹ gen các giống rau với trên 2000 mẫu giống, trong đó cà chua là một trong 5 cây chủ lực

Trang 36

Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, đơn vị đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử dụng

một tập đoàn gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập từ AVRDC Giai đoạn 2006-2010, trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng quy trình kỹ thuật tiên tiến cho một số loại rau chủ lực (cà chua, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, ớt) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, các đơn vị tham gia

thực hiện đã thu thập bổ sung, nghiên cứu với nhiều phương pháp khác nhau nguồn

vật liệu cà chua, kể cả việc gây đột biến tạo các giống mới, đánh giá đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử, đặc tính nông sinh học của tập đoàn giống cà chua

nhằm xác định nhanh chóng và chính xác hơn nguồn vật liệu sử dụng cho chọn tạo giống (Trần Khắc Thi, 2011)

Ở Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm năm 2012, thực hiện dự án “Phát triển ngân hàng gen cây trồng Quốc gia”, giai đoạn 2011-2015 do Trung tâm Tài nguyên thực vật chủ trì Trong giai đoạn này, Viện đã tiến hành đánh giá, xây dựng

dữ liệu và nhân cho 450 nguồn gen cà chua, trong đó có trên 80% nguồn gen cà chua

có nguồn gốc địa phương, đặc biệt có 20 nguồn gen kháng bệnh virus XVL trên đồng ruộng khá

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ cho chế biến”, giai đoạn 2004-2010 tại Viện Nghiên cứu Rau

quả Đề tài đã thu thập, đánh giá 129 mẫu giống cà chua, có 63 mẫu cho chế biến bóc

vỏ nguyên quả và 66 mẫu cho chế biến cô đặc, 14 mẫu giống chín sớm, 72 mẫu giống

tiềm năng năng suất cao, 20 mẫu có hàm lượng chất khô hòa tan cao (độ brix > 5%)

và 3 mẫu chống chịu tốt với bệnh virus xoăn vàng lá (Dương Kim Thoa, 2012)

Luận án “Nghiên cứu góp phần phát triển công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F1 ở Việt Nam” Kết quả của luận án đã thu thập và đánh giá 12 mẫu giống cà chua

có nguồn gốc khác nhau được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới, trong đó có 36 mẫu

giống cà chua có vòi nhụy cao hơn bao phấn thuộc nhóm ăn tươi và chế biến được sử

dụng làm nguồn vật liệu để chọn lọc dòng cà chua có vòi nhụy mẫn cảm với GA3 (Lê Thị Thủy, 2012)

2.3.2 Một số nghiên cứu đánh giá nguồn gen phục vụ chọn tạo giống

Trong họ cà (Solanaceae) có khoảng 3.000 loài, trong chi Lycopersicon bao

gồm cà chua trồng (S lycopersicum) và 12 loài dại và họ hàng hoang dại Solanum

lycopersicum là một loài thuần hóa (Peralta et al., 2006) Cà chua dại có mức đa dạng

cao, đặc biệt trong các loài tự bất hợp như S.chilense và S peruvianum Những biến

Trang 37

dị di truyền của các loài dại ngày nay được khai thác các tính trạng trong các chương trình tạo giống cà chua (Rick, 1978)

Theo tài liệu Esquinas and Nuez (1995) về những tính trạng của các loài cà chua hoang dại được lưu tâm trong chọn giống

Bảng 2.7 Một số tính trạng được quan tâm ở các loài cà chua hoang dại

được nghiên cứu và tổng kết

S lycopersicum var cerasiforme L Chịu ẩm, kháng nấm và thối rễ

S cheesmaniae (L Riley) Fosberg và

S galapagense S Darwin và Peralta

Ch ịu mặn, không vách ngăn và cùi dày

S Pimpinellifolium L Màu s ắc, chất lượng quả, kháng

bệnh

S chmielewskii (C.M Rick, Kesicki, Fobes &

M Holle) D.M Spooner, G.J Anderson & R.K

Jansen

Hàm l ượng đường cao

S neorickii D.M Spooner, G.J Anderson &

R.K Jansen

Kháng b ệnh

S pennellii Correll Ch ịu hạn

S habrochaites S Knapp & D.M Spooner Chịu giá lạnh, kháng sâu bệnh

S chilense (Dunal) Reiche Ch ịu hạn, chống bệnh

Tập hợp peruviuanum: S peruvianum (.L),

S arcanum (Peralta), S corneliomuelleri

(J.F.Macbr.), S huaylasense (Peralta & Knaap)

Kháng bệnh do virus, nấm và vi khu ẩn

2.3.2.1 Nguồn gen cà chua chất lượng cao

Các dạng cà chua bán hoang dại thuộc loại L.esculentum Mill, như var

cerasifome, pyrifome, pruniforme là nguồn vật liệu quý cho chọn tạo giống cà chua

chất lượng cao Theo kết quả phân tích thành phần hóa sinh của nhiều tác giả cho thấy, các dạng hoang dại có hàm lượng đường cao, hàm lượng vitamin C đạt 138 mg/100 gam chất tươi trong khi đó giống cà chua trồng chỉ đạt 12-36mg/100 gam

chất tươi (Barbara et al., 2013)

Chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với cà chua chế biến là hàm lượng chất khô cao (độ Brix) Hàm lượng chất khô cơ bản liên quan đến các chất Pectin trong quả

Sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại nhằm cải tiến tính trạng này ở cà chua trồng

Trang 38

Có thể khai thác nguồn gen này ở cà chua L.chemielewskii về hàm lượng đường và

độ chắc của quả

Năm 2012 các nhà tạo giống cà chua của Ý là Adriana Sacco và cộng sự đã quy tụ gen chất lượng bằng cách lai trở lại quy tụ gen chất lượng từ 2 dòng chuyển gen IL (introgression lines) bắt nguồn từ loài Solanum pennellii là IL7-3 và IL12-4 vào cà chua trồng Hai dòng này mang QTL (Quantitative trait loci) điều khiển tăng hàm lượng ascorbic acid (AsA), phenol và hàm lượng đường (độ Brix) trong quả cà chua Hai dòng lai với giống cà chua phổ biến rộng M82 tạo ra con lai F1 (ILH7-3+12-4) tự thụ phấn và thu được thế hệ F3 để ổn định các tính trạng có lợi trong trạng thái đồng hợp Sử dụng chỉ thị phân tử đặc hiệu nhận biết vùng gen đã chuyển

và đã chọn lọc được 4 dòng F2 mang gen của cả hai dòng cho gen (IL) Các cây F3 đồng hợp biểu hiện hàm lượng AsA, tổng lượng phenol và độ Brix cao hơn M82 ở mức có ý nghĩa Sử dụng quy tụ gen cải tiến chất lượng quả ở cà chua là phương pháp hiệu quả, đặc biệt tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa

2.3.2.2 Nguồn gen cà chua có khả năng chịu nóng

Khả năng chịu nóng cao được xác định khi cây trồng ít bị thiệt hại do tác động của nhiệt độ cao Nhiệt độ ngoại cảnh cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các

cấu trúc của tế bào thực vật Nhiệt độ của đất ở giai đoạn nảy mầm của hạt cũng có thể ảnh hưởng tới cấu trúc di truyền

Cây con khi xử lý với nhiệt độ cao trung bình, tổng hợp một số protein được gọi là các protein sốc nhiệt (heat-shock proteins) và cây trở nên chống chịu tốt hơn

Những protein này có khả năng giúp tế bào sống sót trong điều kiện nhiệt độ cao bằng hai cơ chế chính: bằng các phân tử protein không liên kết (molecular chaperones) tức là loại phân tử protein có vai trò giữ ổn định và protein mục tiêu cho suy thoái (targeting proteins for degradation) Ví dụ hoạt động của chaperone biểu

hiện các protein sốc nhiệt nhỏ đặc thù (specific small heat-shock protein) liên kết với các protein khác để phục hồi protein biến tính nhiệt (Lee and Vierling, 2000)

Di truyền của tính trạng chịu nóng rất phức tạp, chịu nóng trong giai đoạn ra hoa, phát triển nụ và khả năng tạo hoa ảnh hưởng của một gen lặn có hệ số di truyền

rất cao (Marfo and Hall, 1993)

Khả năng này trong giai đoạn đậu quả được điều khiển bởi một gen trội

nhưng lại bị ảnh hưởng rất mạnh bởi môi trường và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

là 0.26 (Marfo and Hall, 1993)

Trang 39

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến một số khía cạnh như bao phấn, đầu nhụy và đậu

quả vì thể di truyền chịu nóng phức tạp hơn ở cây đậu (Marfo and Hall, 1993) Nguồn gen chịu nóng được tìm thấy ở L.esculentum var cerasiforme Nhiều

mẫu giống có khả năng chịu nóng cao như UC-6512, Farthest North, Delta-10, Otoba-33, Starfire, Berks 29 Nhiều giống chịu nóng được tạo ra ở vùng nhiệt đới

với các mẫu giống như: CLN 130, DC4-2-0 Gen chịu nóng HsfA1, sHSP, hsp21

nhận biết trong loài S lyco-persicon (Amanjot and Grover, 2008)

Từ năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Rau Thế giới đã đi sâu nghiên cứu cải tiến các tính trạng kháng bệnh, cải tiến kích thước, hình dạng quả, năng suất

và chất lượng quả Nghiên cứu tính trạng chịu nóng của bộ giống cà chua gồm 4.616 mẫu giống đã có 39 giống có khả năng chịu nóng tốt Trong các giống chứa gen chịu nóng chủ yếu được dùng trong lai tạo với các giống trong vùng nhiệt đới:

Giống L4841 nguồn gốc Philippin, L3958 nguồn gốc từ Mỹ, L1488 nguồn gốc Nam Phi (AVRDC, 2013)

Theo tài liệu Metwall (1996) cho rằng từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã nghiên cứu, chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt có năng suất cao, chất lượng tốt, thuộc đề án Quốc gia về phát triển cây trồng có năng suất và chất lượng cao Kết

quả tạo ra một số giống cà chua mới như Cal.Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN-Bush đều có tính trạng quả to, năng suất cao, chất lượng tốt Một số giống: Castlex -1017, Castlrock, GS-30, Peto86, UC-97 có thịt quả chắc Các giống này có thể trồng tốt trong thời vụ có nhiệt độ cao

Cà chua L.esculentum var primpinellifolium và L.esculentum var cerasiforme là

nguồn vật liệu tốt cho chọn tạo giống chịu nóng, chín sớm Tính chín sớm, quả tập trung có thể tìm thấy ở nhiều giống như: Lada, Rannii-83, Bebi, Bonita, Rocket

2.3.2.3 Nguồn gen kháng bệnh nấm Phytophora infestans ở cà chua

Bệnh nấm mốc sương (Late Blight) gây ra do nấm Phytophora infestan rất

nguy hiểm trong sản xuất cà chua Nấm bệnh này hại nhiều bộ phận của cây cà chua: thân, lá, hoa, quả (Sandrink et al., 1995; Ji et al., 2007a) Một số giống cà chua mang gen kháng Ph-1 (giống New Yorker) hay gen Ph-2 (Pieraline, Macline, Piline) không thể hiện khả năng kháng tốt đối với các chủng loại nấm mốc sương

tại Israel (Foolad et al., 2002) Gen mới của tính kháng bệnh mốc sương là Ph-3 được phát hiện trong mẫu giống L.3708 (Lycopersicom pimpenellifolium (Fery and Kennedy, 1996)

Trang 40

Theo Foolad et al (2002), hiện nay có trên 285 marker hình thái, sinh lý chống bệnh ở cà chua đã được biết, 36 isozymes và trên 1000 restriction fragment length polymorphisms (RFLPs) trên 1 NST của cà chua Những thông tin di truyền

có thể sử dụng vào rất nhiều mục đích như chọn lọc phân tử (MAS) Hiện nay, chọn

lọc phân tử được nhiều Công ty hạt giống ứng dụng để tạo các giống cà chua chống

bệnh Tiềm năng ứng dụng phân tử trong chọn giống cây trồng là rất lớn, đặc biệt để quy tụ các gen chống chịu bệnh

2.3.2.4 Nguồn gen cà chua kháng một số bệnh vi khuẩn

Vi khuẩn trong những bệnh gây ra tổn thất kinh tế lớn nhất ở cà chua là vi khuẩn đốm lá, gồm 4 loài Xanthomonas: X euvesicatoria, X vesicatoria,

X perforans và X gardneri (Jones et al., 2004), héo xanh vi khu ẩn do Ralstonia

solanacearum, thối vi khuẩn do Clavibacter michiganensis và bệnh đốm vi khuẩn

do Pseudomonas syringae pv cà chua Tính kháng P.syringae do gen Pto quy định

(Pratta et al., 2011), các giống kháng bệnh này đã được chọn tạo Tuy nhiên, đến

thời điểm hiện tại, chưa tìm được gen trội kháng khuẩn

Chọn giống kháng khuẩn còn ít thành công ở cà chua vì hầu hết tính kháng

do đa gen quy định, chúng không kháng khuẩn hoàn toàn trong điều kiện môi

trường nhất định và đôi khi gặp nhóm liên kết gen bất lợi (Scott et al., 1999)

Nghiên cứu xác định 31 kiểu gen kháng héo xanh vi khuẩn được khai thác từ ít

nhất 14 nguồn gen kháng bệnh và được khảo sát trên 11 nước (Wang et al., 1988; Scott et al., 1999), 7 kiểu gen kháng đến 90% đã được xác định, nguồn gen kháng

bệnh từ Hawaii, Philippin và Bắc Carolina (mặc dù nguồn gen này có kiểu hình giống kiểu hình Hawaii) Thối vi khuẩn ở cà chua do Clavibacter michiganensis

subsp Michiganenesis là bệnh gây hại trên cây cà chua mới chỉ tìm thấy tính kháng

một phần ở loài cà chua quả xanh S Habrochaites ở mẫu giống LA 407 (Francis et

al., 2005) và S peruviuanum m ẫu giống LA2157 (Sandrink et al., 1995) Các nguồn

gen kháng này thể hiện giống nhau (Francis et al., 2005)

2.3.2.5 Nguồn gen kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua

Nguyên nhân gây bệnh xoăn vàng lá do nhiều virus thuộc chi Begomovirus, họ

Geminiviridae gây ra (Gronenborn, 1993) Begomovirus lan truyền nhờ bọ phấn

trắng (Bemisia tabaci) theo kiểu tuần hoàn (Lapidot et al., 2000)

Trước những năm 90, tác nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua đã được xác

định do các Begomovirus Các Begomovirus gây bệnh thường được đặt tên theo cây

Ngày đăng: 03/10/2017, 12:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
41. Bhatt R.P, V.R. Biswas, H.K. Pandey, G.S. Verma and N. Kumar (1998). Heterrosis for Vitami C in tomato (Lycopersicom Esculentum). Indian I Agric Sci. 68(3).pp. 176-178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lycopersicom Esculentum
Tác giả: Bhatt R.P, V.R. Biswas, H.K. Pandey, G.S. Verma and N. Kumar
Năm: 1998
78. Mageswari K. and S. Natarajan (1999). Studies on heterosis for yield and quality in tomato (Lycopersicon esculentum Mill). South Ind Hort. 47(1/6). pp. 216-217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lycopersicon esculentum
Tác giả: Mageswari K. and S. Natarajan
Năm: 1999
79. Maliepaard C., N. Bas, V.S. Heusden, J. Kos, G. Pet, R. Verkerk, R. Vrielink, P. Zabel and P. Lindhout (1995). Mapping of QTLs for glandular trichome densities and Trialeurodes vaporariorum (greenhouse whitefly) resistance in an F2 from Lycopersicon esculentum × L. hirsutum f. Glabratum, Heredity. 75: 425-433 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lycopersicon esculentum × L. hirsutum
Tác giả: Maliepaard C., N. Bas, V.S. Heusden, J. Kos, G. Pet, R. Verkerk, R. Vrielink, P. Zabel and P. Lindhout
Năm: 1995
82. Martibez P.B.A., P.R. Saint and F.A. Vallejos (1989). Analysis of heterosis and combining anbility between differents cultivar of tomato lycopersicon esculentum Mill, using a dialen cross. Acta Agronomica. Universidad Macional de Colombia. V39. N1-2. pp.24-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lycopersicon "esculentum
Tác giả: Martibez P.B.A., P.R. Saint and F.A. Vallejos
Năm: 1989
91. Numsup N.N. (1993). Studies on the parental lines and herosis in F1 hybrid tomatoes (lycopesicum esculentum Mill). BangKoK Thailand. 96 leaves Sách, tạp chí
Tiêu đề: lycopesicum esculentum
Tác giả: Numsup N.N
Năm: 1993
93. Peralta I.E., S. Knapp and D.M. Spooner (2006). The taxonomy of tomatoes (Solanum L. section Lycopersicon (Mill.) Wettst) and their outgroup relatives (Solanum section Juglandifolium (Rydb.) Child and Lycopersicoides (Child) Peralta.Monogr. Syst. Bot. Missouri Bot. Garden: in press) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solanum" L. section "Lycopersicon
Tác giả: Peralta I.E., S. Knapp and D.M. Spooner
Năm: 2006
111. Vallejo C.F.A. and S.E.I. Estrada (1993). Estimation of genetic paramenters for the character yierd and it primary components in a diallen cross between different lines of tomato Lycopersicom esculentum Mill. Acta Agronomica Universidad National de Comlombia. 45: 30-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lycopersicom esculentum
Tác giả: Vallejo C.F.A. and S.E.I. Estrada
Năm: 1993
30. Viện Nghiên cứu Rau quả (2011). Các giống rau được công nhận tiêu biểu. Truy cập 9/9/2013 t ừ http://www.favri.org.vn/vn/san-pham-khcn/rau-va-cay-gia-vi/giong-moi-duoc-cong-nhan-rau-va-cay-gia-vi/134-giong-moi-duoc-cong-nhan-rau-cay-gia-vi.htm Link
39. AVRDC (2013). Managing germplasm [Online]. Downloaded 24 September 2013 from: http://avrdc.org/?page_id=1892 Link
51. ECPGR (2013a). RE: Content ECPGR Tomato Database (per species). Downloaded 20 November 2013 from http://documents.plant.wur.nl/cgn/pgr/tomato/con_cont.asp Link
52. ECPGR (2013b). Contributors to the ECPGR Tomato Database [Online]. Downloaded 20 November 2013 from http://documents.plant.wur.nl/cgn/pgr/tomato/con_ cont.asp Link
53. ECPGR (2013c). The ECPGR Tomato Database [Online], Downloaded 21 March 2013 from http://documents.plant.wur.nl/cgn/pgr/tomato/default.htm Link
55. FAO. (2013). Statistical Database. Downloaded 15/7/2013 from http://faostat3.fao. org/faostat-sesami/yield/production.html Link
89. NBPGR (2013). Strengthen germplasm resources [Online]. Downloaded March 23, 2014 from http://www.indiaagronet.com/tomato/resources/10/10center.htm Link
1. H ồ H ữ u An (1996). Nghiên c ứ u ch ọ n l ọ c gi ố ng cà chua thích h ợ p v ớ i vùng sinh thái, khí h ậ u đồ ng b ằ ng mi ề n B ắ c Vi ệ t Nam. Báo cáo t ổ ng k ế t đề tài nghiên c ứ u khoa h ọ c c ấ p B ộ , giai đ o ạ n 1994-1995. tr. 30-32 Khác
2. Mai Th ị Ph ươ ng Anh, Tr ầ n V ă n Lài và Tr ầ n Kh ắ c Thi (1996). Rau và tr ồ ng rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 164-176 Khác
3. Trường Giang (2009). Nhìn lại công tác bảo tồn nguồn gen di truyền nông nghiệp. Báo cáo t ổ ng k ế t công tác Khoa h ọ c công ngh ệ n ă m 2008. Vi ệ n Khoa h ọ c Nông nghi ệ p Vi ệ t Nam. Báo Nông nghi ệ p Vi ệ t Nam. S ố 20/3/2009 Khác
4. B ộ Nông nghi ệ p và Phát tri ể n nông thôn (2005). Ch ươ ng trình h ỗ tr ợ ngành nông nghiệp giống cây trồng: 575 giống cây trồng mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.tr. 245-275 Khác
5. Đ oàn Xuân C ả nh và Nguy ễ n H ồ ng Minh (2013). Nghiên c ứ u m ộ t s ố đặ c đ i ể m nông sinh h ọ c và đ a d ạ ng di truy ề n các v ậ t li ệ u cà chua b ằ ng ch ỉ th ị phân t ử . T ạ p chí Nông nghi ệ p và Phát tri ể n nông thôn. S ố 19/2013. tr. 37-42 Khác
6. Đoàn Xuân Cảnh và Đào Xuân Thảng (2013). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua C155, VT3. Kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những năm đầu thế kỷ 21. Tập IV. Trồng trọt và bảo vệ th ự c v ậ t, n ă m 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w