1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

26 1,8K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh chưa bao giờ được coi là dễ dàng và đơn giản. Thương trường là chiến trường, thất bại của người này có khi là cơ hội của người khác. Để doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc lại càng không dễ, nhất là trong điều kiện thị trường luôn luôn biến động không ngừng và nguồn lực của doanh nghiệp lại có hạn.

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ ÁN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN NGỌC ĐIỆP

HỌ &TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

MÃ SỐ SINH VIÊN: CQ490706

LỚP: QTKD CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG 49C

NĂM 2009

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI NÓI ĐẦU……….….……3

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT……….…….….4

1 Khái niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ….4

2 Các hình thức của M&A……… … 5

3 Ưu điểm của M&A……….…… … 5

4 Khó khăn khi thực hiện M&A……….……… …8

5 Để một cuộc sáp nhập thành công……… 11

III HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM……… ….14

1 Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam……….………… …14

2 Xu hướng M&A trong những năm tới……… … ……17

3 Một số thương vụ M&A thành công ở Việt Nam………… … 19

IV MỘT VÀI KIẾN NGHỊ……….……21

1 Về phía nhà nước……… … …22

2 Về phía doanh nghiệp……… …23

V LỜI KẾT……….…26

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động kinh doanh chưa bao giờ được coi là dễ dàng và đơn giản.Thương trường là chiến trường, thất bại của người này có khi là cơ hội của ngườikhác Để doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc lại càng không dễ, nhất làtrong điều kiện thị trường luôn luôn biến động không ngừng và nguồn lực củadoanh nghiệp lại có hạn Và để tạo ra được sức mạnh lớn hơn, vững chắc hơn,nguồn lực dồi dào hơn, nhiều doanh nghiệp có xu hướng liên kết với nhau, hợpnhất lại, từ đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia, đồng thời tránhđược nguy cơ phá sản nếu điều đó đang đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp Khủnghoảng kinh tế toàn cầu buộc doanh nghiệp phải tìm cách tự tồn tại, tự khẳng định vịthế của mình, chỗ đứng trên thương trường đó Cùng với đó là xu hướng toàn cầuhóa ngày một tăng đã tạo ra một bối cảnh mới cho thị trường Mua bán & Sáp nhậpdoanh nghiệp (M&A) càng trở nên nóng hơn bao giờ hết Quy luật trong kinhdoanh rất dễ hiểu và đơn giản: “phát triển hay là chết” Các công ty đang phát triển

sẽ lấy đi thị phần từ các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận kinh tế và mang lại thunhập cho các cổ đông Ngược lại, những công ty không phát triển thường bị phásản M&A đóng một vai trò quan trọng đối với cả 2 chiều của quy luật này, thúcđẩy các công ty mạnh phát triển nhanh hơn, còn chắc chắn các công ty yếu kém sẽnhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi cácthương vụ M&A càng trở nên sôi động sau thời kinh tế suy thoái Tại Việt Nam,M&A mới được hình thành và phát triển từ năm 2000, nhưng chỉ phát triển mạnh

mẽ trong vài năm trở lại đây Số các thương vụ ngày càng nhiều, quy mô ngày cànglớn Song, bên cạnh sự phát triển đó vẫn tồn tại rất nhiều những khó khăn, bất cập

về nhiều mặt khiến cho hoạt động này chưa phát triển thực sự, chưa phát huy đượchết những lợi ích của nó đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers & Acquisitions - M&A) là

một hoạt động đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới Khái niệm nàykhông còn xa lạ với thế giới nhưng lại vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam vì chúng tamới biết đến nó khoảng chục năm trở lại đây M&A được hiểu là hoạt động giànhquyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanhnghiệp đó Việc mua bán và sáp nhập hai thương hiệu được thực hiện với mongmuốn là sẽ tạo thêm giá trị cho một thương hiệu và loại bỏ giá trị của một thươnghiệu khác Sau khi mua bán hoặc sáp nhập thì thông thường chỉ còn một thươnghiệu được tồn tại Do mục đích của việc này là làm tăng tổng giá trị của thươnghiệu, vì vậy mọi hoạt động bên cạnh việc mua bán sáp nhập phải được đánh giá vềtài chính, về hoạt động, về pháp lý, pháp nhân, công nghệ và rất nhiều yếu tố khác

M&A (mua lại và sáp nhập) dường như trở thành một cụm từ được phát âmcùng nhau, cùng nghĩa với nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có những điểm khácbiệt và cần hiểu rõ giữa sáp nhập và mua lại:

Mua lại: là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của

doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củadoanh nghiệp bị mua lại Thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới

Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô,

thống nhất gộp chung cổ phần Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền,nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sựtồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhấtđịnh chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanhnghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữuphần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đềquan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A

Trang 5

Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết địnhcác vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tưthông thường.

2 Các hình thức của M&A

Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers): Là sự sáp nhập hoặc hợp

nhất giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một ngành Lợi ích củahình thức này là tạo ra vị thế độc quyền và hiệu quả hoạt động Vị thế độc quyềnlàm giảm tính cạnh tranh, công ty định ra mức giá độc quyền để tạo ra lợi nhuậnđộc quyền Trên bình diện kinh tế, nguồn lực không được sử dụng ở mức tối ưu,người tiêu dùng phải trả mức giá cao hơn, chỉ có doanh nghiệp là có lợi Chính vìthế các chính phủ rất quan tâm đến các vụ sáp nhập ngang hàng, đã ban hành luậtchống độc quyền nhằm ngăn chặn những vụ sáp nhập ngang hàng có thể tạo ra vịthế độc quyền cho công ty

Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers): là dạng sáp nhập xảy ra giữa

những công ty có những giai đoạn sản xuất khác nhau (ví dụ như sáp nhập giữamột doanh nghiệp dệt với doanh nghiệp may) Công ty mua có thể mở rộng hoạtđộng của nó bằng cách mua lại những công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào chohoạt động sản xuất của nó hoặc mua lại những công ty bao tiêu sản phẩm đầu racủa nó

Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers): có hai dạng Một là sáp nhập tổ

hợp thuần túy Tức là hai bên không hề có quan hệ nào với nhau Và dạng thứ hai

là sáp nhập bành trướng về địa lý: hai công ty sản xuất cùng một loại sản phẩmnhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn khác biệt về địa lý

3 Ưu điểm của M&A

Là một hoạt động được hình thành từ khá lâu, đến nay vẫn tiếp tục phát triển,chứng tỏ M&A có những lợi ích riêng không thể phủ nhận M&A là một phần thiếtyếu của bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào và quan trọng nó là một trong nhữngcon đường giúp các doanh nghiệp mang lại thu nhập Thực tế này kết hợp với tiềm

Trang 6

năng mang lại những khoản thu lớn đã khiến hoạt động M&A trở thành một sựchọn lựa hấp dẫn đối với chủ doanh nghiệp, khi muốn chuyển hóa các giá trị thuđược của công ty thành vốn M&A giữ nhiều vai trò quan trọng trong lịch sử củacác doanh nghiệp, từ các công ty tham lam chuyên săn lùng các công ty để mua lạirồi chia nhỏ ra đến các công ty nằm trong xu thế hiện nay sử dụng hoạt động M&A

để hợp nhất nền công nghiệp và sự tăng trưởng ngoại ứng của mình M&A đưa lạilợi ích to lớn cho tất cả các bên tham gia Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp lớngiảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá sản màcòn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi đểphát triển lớn mạnh và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường

Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ đến khi thực hiện hoạt động M&A

là việc M&A sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng được quy mô, tăng nội lực, giảmrủi ro, hoạt động hiệu quả hơn, đứng vững hơn trong nền kinh tế đang phát triểnquá nóng Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sungkhiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiềulần Doanh nghiệp sau thương vụ M&A có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhânviên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động Hoặc thông qua việc chuyển giao

và bổ sung công nghệ cho nhau, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tănglên Với quy mô lớn, doanh nghiệp mới cũng sẽ có một vị thế thuận lợi khi đàmphán với đối tác, mở rộng các kênh marketing, hệ thống phân phối cũng như tăng

vị thế trong mắt cộng đồng…M&A trong thị trường bất động sản giúp việc đầu tưphát triển bền vững, tăng khả năng tài chính, tăng tính chuyên nghiệp, chia sẻ rủi

ro, nâng cao năng lực cạnh tranh; M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng giúpnâng cao năng lực quản trị, điều hành, khiến việc quản trị ở các ngân hàng tậptrung và dễ quản lý hơn…Tất cả các thương vụ M&A đều dựa trên một nguyên tắc

cơ bản là giá trị tổng hợp sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tạicủa hai công ty khi còn đứng riêng rẽ Giá trị tăng thêm này, thường được nhắc đếnbằng khái niệm “giá trị cộng hưởng” - là một yếu tố rất quan trọng dẫn đến thànhcông của một thương vụ Nó được coi như một thành tố màu nhiệm thúc đẩy bênmua bỏ ra hàng triệu USD trong thương vụ M&A Giá trị cộng hưởng có được nhờ

Trang 7

sự kết hợp hợp lý sau M&A, để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ,nhân lực và thương hiệu, quản lý chi phí hiệu quả hơn, tạo lợi nhuận và giá trị cổđông lớn hơn, lợi thế kinh tế nhờ quy mô, khả năng làm giá tốt hơn nhờ giảm bớtcạnh tranh và nâng cao thị phần, thâm nhập một ngành mới

Lợi thế thứ hai mà hoạt động M&A mang lại là việc củng cố vị thế, tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiếnnhiều doanh nghiệp nghĩ đến việc mở rộng quy mô để cạnh tranh Vì vậy, cácdoanh nghiệp lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập như là cách để kêu gọi vốn,

bổ sung các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.Việc giảm bớt một đối thủ cạnh tranh, biến họ thành một nguồn lực của mình sẽ làmột lựa chọn khôn ngoan và có lợi hơn cho doanh nghiệp Hoặc khi các doanhnghiệp nhỏ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt từ những đối thủ mạnh, đốithủ đến từ nước ngoài… thì một trong những cách họ có thể làm để tăng khả năngcạnh tranh của mình là sáp nhập với nhau, tạo thành những doanh nghiệp lớn hơn,nguồn lực mạnh hơn, khả năng cạnh tranh cũng sẽ cao hơn Đồng thời việc cácdoanh nghiệp trong nước tự mua lại, tự sáp nhập với nhau để tạo thành nhữngdoanh nghiệp lớn, cũng có thể giúp các doanh nghiệp này chống lại được làn sóngmua lại, thôn tính của các doanh nghiệp nước ngoài

Mặt khác, M&A cũng giúp loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, phát triểncác doanh nghiệp mạnh Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoáihoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinhdoanh mới thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên Các doanhnghiệp này sẽ muốn bán mình cho những đối tác khác, thậm chí là cho chính đốithủ cạnh tranh của mình để tránh phải tuyên bố phá sản Ngay cả với các doanhnghiệp đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy

mô, tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnhtranh Bởi vì, M&A không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm vốn như thịtrường chứng khoán mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược với ngườimua, tăng thêm giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp bằng năng lực quản

lý, nhân sự giỏi, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của

Trang 8

người mua… do đó một doanh nghiệp đã mạnh có thể sẽ càng mạnh hơn M&Acũng giúp loại bỏ những thương hiệu kém cỏi và khiến thương hiệu cốt lõi trở nênmạnh hơn, hay theo cách nói của David Harding và Charles Tillen của Bain & Co.,

“thu nhỏ để phát triển” Cho dù là bán một phần nhỏ trong doanh nghiệp cho ngườingoài hay gạt bỏ đi những thương hiệu không còn phù hợp với chiến lược phát triểnchung nhưng tất cả đều góp phần trong việc củng cố sức mạnh của thương hiệu cốtlõi

Bên cạnh đó, M&A cũng giúp các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vàothị trường nội địa một cách dễ dàng khi mua lại một thương hiệu trong nước Khimuốn mở rộng thị trường sang nước khác, điều mà các nhà doanh nghiệp có thểnghĩ đến là mua lại một phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp đang hoạt động tạichính quốc gia đó Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họbước vào thị trường mới một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìmkiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính Họ sẽ giảm bớt được những yếu tốchi phí về tiền bạc, thời gian… so với việc tự mình xâm nhập vào một thị trườngmới mẻ Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôitrơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phíphát sinh khác Thông qua việc mua bán và sáp nhập, họ có thể sử dụng ngaythương hiệu đã có sẵn, đã nổi tiếng trong nước mà không cần mất nhiều thời gianban đầu để xây dựng thương hiệu Nhưng đây cũng là điều mà chính các doanhnghiệp trong nước cần cảnh giác để tránh bị các doanh nghiệp nước ngoài thôntính, bị chiếm thị trường một cách dễ dàng khi mà trước đó thị trường này đang làcủa chính họ

1 Những khó khăn của hoạt động M&A

Mặc dù có rất nhiều lợi thế, ưu điểm của riêng mình, nhưng cũng như một quy luật tất yếu của thế giới này: không có gì là hoàn hảo, thì hoạt động M&A cũngvẫn có những nhược điểm, những khó khăn mà chúng ta cần lưu ý khi thực hiện hoạt động này

Trang 9

Đầu tiên là những khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động của mộtdoanh nghiệp có quy mô lớn hơn trước Quy mô sẽ lớn hơn là điều không thể chốicãi, nhưng lớn hơn ở mức độ nào, liệu có lớn gấp đôi hay không…lại là điều cầnphải tính toán Số máy móc thiết bị tăng lên, nhưng liệu có thể sử dụng được hếtkhông, có cần bán bớt không, các công nghệ này có phù hợp với quy trình côngnghệ hiện tại hay không? Đội ngũ lao động cần phải giảm tải là bao nhiêu, cầnđào tạo lại như thế nào? Khả năng huy động vốn có tăng thêm so với trước khithực hiện mua bán sáp nhập không? v.v Hàng loạt những câu hỏi liên quan đếnviệc điều hành, quản lý một hệ thống đồ sộ hơn trước mà nếu không được quan tâmthực sự sẽ trở thành những rắc rối lớn đối với doanh nghiệp.

Một khó khăn thường gặp phải là hoạt động M&A thường có tỷ lệ thất bạicao khi không tạo thêm được giá trị gia tăng cho các cổ đông M&A là một quátrình thực sự phức tạp và tốn nhiều thời gian ngay cả tại các nước phát triển Kếtthúc một giao dịch mua bán doanh nghiệp đôi khi có thể dễ dàng và tốt đẹp nhưng

đa phần để đi đến giá trị kỳ vọng của 2 bên thì lại rất khó khăn Trong thực tếkhông ít trường hợp, khi hai công ty tiến hành sáp nhập lại có hiệu ứng ngược lại,

đó là 1+1<2 Do đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiếnhành những thương vụ M&A rất quan trọng Thành công của bất cứ sự sáp nhậpnào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó không chỉ phụ thuộc vào độ đánh giáchính xác công việc kinh doanh cùng nhiều khía cạnh tài chính khác mà còn liênquan đến khả năng quản lý của các vị lãnh đạo Nhiều cuộc sáp nhập đã khôngthành công do thiếu chiến lược đúng đắn để chọn ra được một vị lãnh đạo tài năng

và biết quản lý doanh nghiệp hoặc trong quá trình sáp nhập đã không coi trọng vấn

đề nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực Quản lý một doanh nghiệp với quy

mô lớn hơn, nguồn lực dồi dào hơn không phải là đơn giản Việc này đòi hỏi phải

có một đội ngũ lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn rộng, có chiến lược rõ ràng và lâu dài…Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp còn cố tình vẽ ra bức tranh cộng hưởng đểtiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc định giá doanh nghiệp v.v Nhữngđiều này đã lý giải tại sao tỉ lệ M&A thất bại cao Các công ty đang niêm yết trênthị trường chứng khoán, phân tích các biến động giá cả cổ phiếu sau giao dịch mua

Trang 10

bán doanh nghiệp thường cho thấy đa số các giao dịch mua bán đó không mang lạigiá trị cho các cổ đông của bên mua Các chuyên gia khẳng định rằng giá cổ phiếucủa bên mua bị rớt trong khi giá cổ phiếu của công ty được mua lại tăng sau khi cóthông báo về giao dịch mua bán đó Thực tế, có tới 50%-70% thương vụ M&A thấtbại vì không gia tăng giá trị cho cổ đông Thống kê các vụ M&A trên thế giới từ1992-2006, trên tổng số 3.207 vụ thì 59,3% tạo ra giá trị âm, tỷ lệ này ở Châu Á là51%, Bắc Mỹ là 62%, Châu Âu là 53% Thống kê của các hãng tư vấn nổi tiếng,cũng cho thấy, hơn một nửa số vụ M&A trên thế giới không tạo ra giá trị gia tăng,

mà ngay cả các tập đoàn lớn cũng không là ngoại lệ, có thể kể đến các trường hợpcủa AOL/Time Warner, eBay/Skype

Một khó khăn nữa liên quan đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp là việcđịnh giá trước khi tiến hành hoạt động này Để định giá chính xác doanh nghiệp,thương hiệu mua lại là điều vô cùng khó khăn, vì có khi thông tin về tài sản của DNkhông minh bạch và việc đánh giá những khoản nợ ngầm chỉ có thể được nắm bắtkhi DN đi mua thuê tư vấn, điều tra rõ ràng Bên cạnh đó các tài sản vô hình cũnggóp phần không nhỏ trong giá trị của một doanh nghiệp, việc định giá của doanhnghiệp, đặc biệt là khi đánh giá tài sản thương hiệu như “tài sản vô hình” trên giấy

tờ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong “hợp đồng hôn nhân” M&A.Nhưng phần lớn tất cả những gì thuộc về thương hiệu đều là vô hình do đó không

có một cách nào rõ ràng để định giá một thương hiệu Điều quan trọng trước hết đốivới các bên tham gia, theo ý kiến của Suzanne Hogan, công ty tư vấn thương hiệuLippicott Mercer, là nắm được chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp trước khibắt tay vào ký kết bất kỳ hợp đồng M&A, vì nếu không nắm được đích xác giá trịthương hiệu, họ có thể “hét giá” thương hiệu lên đến tận mây xanh trong khi thực tếthì không phải như vậy Trong xây dựng thương hiệu, điều quan trọng khác cầnghi nhớ chính là nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của thương hiệu đượcsáp nhập, để từ đó có thể đánh giá được mức độ tương thích của thương hiệu nàyvới chiến lược của thương hiệu đứng ra mua lại Chỉ khi đánh giá đúng “thực lực”mới có thể vẽ ra chính xác “kiến trúc thương hiệu” (cách các thương hiệu ăn khớpvới nhau ra sao) và kế hoạch truyền thông Hơn nữa, các thương vụ M&A trước đó

Trang 11

thường không được công bố giá trị một cách chính xác, do vậy các thương vụ saukhó có căn cứ để dựa vào đó định giá cho thương vụ của mình

4 Để một cuộc sáp nhập thành công

Với rất nhiều những khó khăn và trở ngại như đã nêu ở trên thì việc tiếnhành một thương vụ M&A sao cho thành công kể từ khi khởi đầu cho đến khidoanh nghiệp sau M&A đi vào hoạt động là một điều không đơn giản Thành côngcủa bất cứ sự sáp nhập, mua bán nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó khôngchỉ phụ thuộc vào độ đánh giá chính xác công việc kinh doanh cùng nhiều khíacạnh tài chính khác mà còn liên quan đến khả năng quản lý của các vị lãnh đạo.Nhiều cuộc sát nhập đã không thành công do thiếu chiến lược đúng đắn để chọn rađược một vị lãnh đạo tài năng và biết quản lý doanh nghiệp hoặc trong quá trình sátnhập đã không coi trọng vấn đề nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực

Có thể nói một trong những yếu tố tạo nên thành công cho những doanhnghiệp từ hoạt động M&A là việc xây dựng đội ngũ các nhà quản lý giỏi để lãnhđạo được một công ty mới Việc đầu tiên là phải xác định được ai sẽ là người thaymặt công ty chịu mọi trách nhiệm về mặt pháp lý trước pháp luật Sau đó là việcxác định và bổ nhiệm những người có đủ khả năng vào các vị trí lãnh đạo khác.Nếu như việc bổ nhiệm này diễn ra chậm chạp, rất có thể sẽ xảy ra nhiều vấn đềkhông tốt cho công ty, ví dụ như hiện tượng chảy máu chất xám hay bất mãn tronghàng ngũ các nhà quản lý tài năng Các vấn đề về nhân sự đối với cả hai phía chủ

và đối tác sáp nhập nếu trước đây còn chưa được giải quyết thì bây giờ phải gấp rútquyết định Và như vậy, trước cuộc sáp nhập các lãnh đạo của cả hai phía đều cốgắng hết sức để kiếm một vị trí nào đó trong cơ cấu mới của công ty đồng thời tìmcách để đưa nhân sự của phía mình vào cơ cấu mới Nếu các vị lãnh đạo của cả haibên đều muốn giành ảnh hưởng về phía mình bằng cách tiến cử những ứng viênkhông đủ năng lực thì hiệu quả làm việc của công ty mới sau sáp nhập sẽ rất kém

và gây ảnh hưởng đến môi trường văn hóa công ty, bởi vậy đây chính là giai đoạnrất quan trọng đòi hỏi sự logic, hợp lý hợp tình và công bằng đối với cả hai phía

Trang 12

Ngoài vấn đề về lãnh đạo còn cần có sự liên kết giữa nền văn hoá các công

ty tham gia cuộc sáp nhập, thấu hiểu văn hóa của hai bên để tranh những bất đồng.Trong bất cứ một cuộc sáp nhập nào, vấn đề này rất ít được nghiên cứu phân tích,tuy nhiên, việc không dung hợp giữa các nền văn hóa công ty đôi khi chính lànguyên nhân thất bại của nhiều cuộc sáp nhập Ở đây có lẽ tồn tại hai khía cạnh nhỏliên quan đến vấn đề nhân sự: khía cạnh cá nhân và khía cạnh tập thể Khía cạnh cánhân thường được gắn liền với sự nhận thức mang tính riêng tư của mỗi một nhânviên trước những thay đổi phía trước mà với những thay đổi đó họ có cảm giác lo

sợ mất việc làm hay không có cơ hội thăng tiến Khía cạnh tập thể thường gắn liềnvới văn hóa công ty được hình thành tạo dựng trong bất cứ một công ty doanhnghiệp nào đó và được người lao động đón nhận Trong trường hợp này, sự mởrộng liên minh với bất cứ một đối tác nào cũng có thể mang lại mối đe dọa đối với

cả một tập thể người lao động, họ sợ sự liên minh mới sẽ phá hỏng nền văn hóacông ty của họ, và trong nhiều trường hợp thì sự không dung hợp giữa hai nền vănhóa công ty chính là nguyên nhân thất bại của nhiều cuộc sáp nhập Đã có nhữngtrường hợp sau sáp nhập, các nhân viên của cả hay bên công ty cũ tự xin thôi việc

do họ cảm thấy văn hóa mới của công ty không phù hợp với mình Họ đã quen vớimôi trường làm việc trước đây, và việc thay đổi môi trường mới, phong cách làmviệc mới, đồng nghiệp mới khiến họ không thoải mái, năng suất làm việc giảm sút

Và sự ra đi của những nhân tài thực sự đã làm doanh nghiệp mất đi một nguồn lựcquan trọng, gây nên thất bại của doanh nghiệp sau khi sáp nhập

Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng sự khác biệt trong nền văn hóa công ty chưahẳn đã là nguyên nhân chính của mọi sự thất bại, mà có khi ở chính nhận thức củangười lãnh đạo đối với việc này và khả năng quản lý lãnh đạo của các vị lãnh đạotrong việc san bằng sự cách biệt này Các nhà lãnh đạo của công ty sáp nhập khi lập

kế hoạch liên minh liên kết cần đặt yếu tố con người lên ngang hàng với các yếu tốmang tính chiến lược khác và đối xử với các vị lãnh đạo khác của công ty được sápnhập một cách bình đẳng như nhau Trong nhiều trường hợp sáp nhập, vấn đề antoàn công việc đôi khi không được bảo đảm Sự thay đổi lãnh đạo nhiều khi kéotheo vô vàn các vấn đề mà hậu quả của nó có khi không lường trước được: việc

Trang 13

thay đổi các quan điểm trong cách đánh giá nhân viên cũng như trong việc địnhhướng và phát triển nhân viên; việc thay đổi ngân sách tài chính, thay đổi cơ cấu tổchức nhân sự cũng như cơ cấu lãnh đạo Các vị lãnh đạo của công ty được sápnhập, mặc dù có cổ phần trong cơ cấu công ty mới thường có cảm giác rằng họ đã

bị tước đi nhiều quyền lợi, rằng địa vị của họ từ vị trí các ông chủ đã bị đẩy xuốngthân phận người làm thuê Và điều này cũng ít nhiều gây ảnh hưởng tới hiệu suấtlàm việc của họ Và nếu như người lao động không cảm thấy thỏa mãn các điềukiện làm việc tại công ty sau sáp nhập thì việc ra đi để tìm một công việc khác, mộtchỗ làm khác thích hợp hơn là điều không thể tránh khỏi Nói chung sự khác biệt

về văn hóa công ty trong quá trình sáp nhập luôn luôn là đề tài tranh luận của nhiềunhà nghiên cứu Một nền văn hóa công ty mới sau sáp nhập không thể là kết quảcủa một sự kết hợp hai cái cũ Tất cả phải được tạo dựng trên cơ sở các nỗ lực của

cả hai phía nhằm xây dựng một nền văn hóa công ty chung mà trong đó họ lànhững chủ nhân bình đẳng với nhau trên tất cả mọi phương diện, và chỉ có lúc đómới có thể gọi là nền văn hóa công ty mới được

Tiếp tục thực hiện kế hoạch giao tiếp, các mối quan hệ, quảng bá thông tincho sự sáp nhập của mình cũng sẽ giúp doanh nghiệp sau M&A hoạt động thànhcông hơn Sau khi sáp nhập thì việc giữ vững và phát triển các mối quan hệ giaotiếp là một việc làm cần thiết, tuy nhiên trong nhiều trường hợp sáp nhập việc nàythường bị lãng quên Nếu các vị lãnh đạo của cả hai công ty thường chỉ lo chotương lai của công ty mới mà không có thì giờ để nghĩ đến việc quảng bá thông tincho sự sáp nhập của mình thì có thể các lãnh đạo cấp dưới sẽ gặp nhiều rắc rốitrong quá trình làm việc và giữa họ có thể nảy sinh các mâu thuẫn lẽ ra không nên

có Có tới 99% các công ty tham gia sáp nhập đã không mấy quan tâm đến việcphát triển các mối quan hệ giao tiếp thông tin Phần lớn các công ty này sau sápnhập chỉ lo quan tâm đến mô hình cơ cấu tổ chức, chức vụ của các vị quản lý chứrất ít để ý đến việc này Và họ đã quên rằng đây chính là một trong những nhiệm vụquan trọng nhằm giảm thiểu stress của chính họ cũng như nhân viên của họ trongquá trình sáp nhập với nhau Để giữ mối liên hệ với các bên hữu quan, nhiều công

ty đã cho in các bản tin cập nhật tin tức về khả năng sáp nhập của họ và thông báo

Ngày đăng: 16/07/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w