Chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tư tưởng độc lập,

10 1.5K 12
Chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tư tưởng độc lập,

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dân tộc là một vấn đề rộng lớn, bao gồm các quan hệ về kinh tế, chính trị, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng, văn hóa giữa các dân tộc, nhóm dân tộc và bộ tộc. Theo quan điểm Mác- Lê Nin, dân tộc là một sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.

Đề tài: Trong diễn văn tại lễ kỷ niện 105 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: "Người là hiện thân sáng chói của tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đổi mới sáng tạo" Hãy phân tích chứng minh nhận định trên, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. DÀN BÀI Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn 1. Phân tích tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sang tạo của Người 2. Chứng minh tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sang tạo của Người Liên hệ thực tiễn Phần 3: Kết thúc vấn đề 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. Dân tộc là một vấn đề rộng lớn, bao gồm các quan hệ về kinh tế, chính trị, lãnh thổ, pháp lý, tưởng, văn hóa giữa các dân tộc, nhóm dân tộc bộ tộc. Theo quan điểm Mác- Lê Nin, dân tộc là một sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trong diễn văn kỉ niệm 105 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Người là hiện thân sáng chói của tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới sáng tạo.” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sang tạo là tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bao trùm trong di sản tưởng Hồ Chí Minh. tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc bè lũ tay sai. tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 2 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Phân tích. 1. Người là hiện thân sáng chói của tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu tiếp nhận những nhân tố về quyền con người trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn dân quyền nhân quyền năm 1791 của Cách mạng Pháp. Từ đó, Người đã khái quát nâng lên thành quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng quyền tự do”. Độc lập dân tộc là nền độc lập thực sự, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thống nhất đất nước, dân tộc phải có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Độc lập dân tộc là quyền cơ bản mà dân tộc đạt được. Đó là quyền được lựa chọn con đường đi riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, ngoại giao, không bị lệ thuộc áp đặt. Nó gắn liền với nền hòa bình, gắn với ấm no hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc là tiền đề cơ bản của hạnh phúc nhân dân, mà hạnh phúc của nhân dân là đích đến cao nhất của độc lập dân tộc.Độc lập dân tộc thể hiện ở điểm là giữa các dân tộc phải có quyền bình đẳng. Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạnh vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó giữa dân tộc giai cấp, dân tộc quốc tế, độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội. tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp giải phóng con người. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước đương thời phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường bền bỉ để giữ vững độc lập dân 3 tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi thực dân Pháp xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta, các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” “Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tưởng phong kiến đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công”. Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH còn được Người vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lê Nin. Nó thể hiện Người đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 4 Xuất phát từ đặc điểm của thực tiễn xã hội Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa, nửa phong kiến bỏ qua chế độ bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Người không phải là đưa ra những ý tưởng cao xa, mà là đề cập đến những lợi ích rất cụ thể thiết thực, gần gũi với những nhu cầu đời thường của nhân dân lao động. Những quan niệm về chủ nghĩa xã hội được diễn đạt rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người cổ vũ họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân hướng tới chủ nghĩa xã hội. Để quần chúng dễ hiểu về chủ nghĩa xã hội, Người giải thích rõ : “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ”. 2. Tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sáng tạo của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tưởng tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại thời đại. Người là tấm gương sáng về tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo. Tinh thần đó của chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- LêNin vào cách mạng Việt Nam. Bác đã tìm ra con đường đúng đắn trong việc giải phóng dân tộc phát huy tinh thần yêu nước truyền thống nâng thành lòng yêu nước XHCN. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 5 Tinh thần độc lập, tự lực tự cường, sáng tạo của Bác còn được chỉ rõ trong cuộc cách mạng tháng 8 thành công. Với duy độc lập, mang tính sáng tạo cao, vượt qua mọi lối mòn của các thế hệ đi trước, tháng 10 năm 1944, trong thư kêu gọi đồng bào toàn quốc, Bác Hồ đã dự báo: phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt, các đồng minh quốc sắp giành được thắng lợi cuối cùng. Cơ hội để dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp ta phải làm nhanh. Tầm nhìn sự hiểu biết sâu rộng ấy của Bác, đã được thể chế hóa sau đó không lâu tại Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào ngày 16-8-1945. Đại hội đã quyết định 10 chính sách lớn ban hành lệnh Tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, sau lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc đấu tranh của quần chúng giành chính quyền đã diễn ra trên khắp ba miền đất nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những mốc son chói lọi hào hùng nhất. Đó là thời khắc biểu thị độ chín thiên tài sáng tạo của một Đảng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Bác. Rồi đất nước chia cắt, miền Nam lại chìm vào ách nô lệ. Vẫn với phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", tinh thần sáng tạo của Cách mạng Tháng Tám lại được nhân lên phát huy đến cao nhất. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một minh chứng khẳng định rằng, một dân tộc nhỏ yếu, đất không rộng, người không đông, kinh tế chưa phát triển nhưng nhờ sáng tạo, biết tập hợp mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng trí tuệ, đã biết kết hợp tốt nhất sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thế lực mới làm nên chiến thắng. Nhớ lại những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta có quyền tự hào về năng lực sáng tạo phi thường của Đảng Bác. Qua đó ta thấy rõ được Người là hiện thân mẫu mực của tinh thần độc lập, tự lực tự cường, sáng tạo mà ta phải noi theo. Ngày nay với sự lãnh đạo của Đảng CSVN luôn phát động các phong trào noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 6 II. Chứng minh: 1. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn ấy không có bức tường ngăn cách, mà gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc dân chủ. Không phải bất kỳ độc lập dân tộc nào cũng tạo cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải được thực hiện một cách triệt để, "đến nơi". Đó là một nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ lực lượng nào cả về đối nội, lẫn đối ngoại. Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán sự lệ thuộc về mọi mặt của những chính quyền do thực dân mới lập nên ở Việt Nam. Người gọi đó là độc lập giả hiệu, độc lập kiểu Mỹ. Để tạo cơ sở, tiền đề cho việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, đối với Việt Nam, một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn là độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, Bắc - Trung - Nam là một khối thống nhất không thể phân chia, đồng bào Kinh, Mường, Thái, Êdê, Bana… đều là con dân nước Việt, là con Rồng cháu Tiên. Đó là quan điểm nhất quán, mang tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh. Không duy trì phát triển được khối thống nhất đó thì không thể có độc lập dân tộc, càng không thể nói đến việc tạo cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. 2. Chủ nghĩa xã hội là con đường bảo vệ phát triển thành quả của độc lập dân tộc Độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt mục tiêu lâu dài. Theo lôgíc của sự phát triển, hai mục tiêu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau. Không thể đi đến mục tiêu cuối cùng nếu không thực hiện 7 được mục tiêu trước mắt. Chỉ thực hiện được mục tiêu cuối cùng mới bảo vệ phát triển được những thành quả của mục tiêu trước mắt. Vì vậy, nếu độc lập dân tộc tạo cơ sở, tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tốt nhất để giữ vững phát triển lên một tầm cao mới - thành quả của độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước mạnh, ai cũng có công ăn, việc làm, được ăn no, mặc ấm, được học hành, các dân tộc trong nước bình đẳng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Về mặt phân phối sản phẩm lao động thì chủ nghĩa xã hội là ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, ai có sức lao động mà không làm thì không hưởng, những người già, đau yếu, tàn tật trẻ em thì xã hội cộng đồng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chủ nghĩa xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, chính trị kinh tế, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được quan tâm ngày một nâng cao. Về mặt đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hòa bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước. Chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng đó không chỉ bảo vệ những thành quả của độc lập dân tộc mà cơ bản tạo nên sự phát triển mới vế chất. Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới bảo đảm cho một nền độc lập dân tộc chân chính, mới giải phóng các dân tộc một cách thực sự, hoàn toàn. Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng, cả cách mạng giải phóng dân tộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc khó, là cuộc đấu tranh gay go, ác liệt, lâu dài. Giành độc lập dân tộc đã khó, xây dựng chủ nghĩa xã hội còn khó khăn hơn. Hồ Chí Minh so sánh: thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng lạc hậu khó khăn hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều". Từ những khó khăn gian khổ ấy, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước mỗi người dân phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ dứt khoát. Tại Đại hội 8 IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác. Độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Nhận thức hành động theo sự lựa chọn theo hệ giá trị đó, Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân sức với “hai đế quốc to”, mở ra thời kỳ phi thực dân sau Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa các nước phụ thuộc trên thế giới. Qua nửa thế kỷ giành giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ Quốc, đặc biệt 15 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng tiêu biểu bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tỏ rõ tín độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội đối ngoại, đưa đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn, đưa đất nước dân tộc lên vị thế mới trong khu vực trên thế giới. Độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay mai sau. Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá, thì hệ giá trị độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội, trong ý thức trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là quốc bảo phù hợp với xu thế thời đại; sẽ đưa nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội 9 bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực trên thế giới. PHẦN 3: KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Thấm nhuần tưởng của người về vấn đề dân tộc, ta càng phải phát huy chủ nghĩa dân tộc chân chính, tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo tự lực tự cường của mọi người dân Việt Nam để góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí tự chủ kiên cường, sáng tạo, bất khuất, không chịu làm nô lệ, không cam phận nghèo hèn. Những phẩm chất tốt đẹp ấy đã được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đưa đến thắng lợi vĩ đại Điện Biên Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng MN thống nhất đất nước, đưa cả nước quá độ lên CNXH. Ngày nay, truyền thống quí báu ấy, chủ nghĩa dân tộc chân chính cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn nội lực đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thách thức, vững bước tiến lên cùng bè bạn khắp năm châu. 10 . hiện nay. DÀN BÀI Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn 1. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, đổi. chủ, tự cường, đổi mới, sang tạo của Người 2. Chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới, sang tạo của

Ngày đăng: 16/07/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan