1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

114 229 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 856,53 KB

Nội dung

Các bệnh viện công lập của nước ta nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng đều đang vướng mắc về công tác quản lý tài chính khi hoạt động trong cơ chế mới.. Nhiệm vụ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

MAI THỊ THẢO QUỲNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

LIÊN

HUẾ - 2017

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn

này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôicũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MAI THỊ THẢO QUỲNH

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự cốgắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các nhà khoahọc, các quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và người thân trong gia

đình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Cô giáo, Tiến sĩ Lê Thị Kim

Liên đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Quý

Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, góp ý chânthành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập cũng như quá trình thựchiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học tập và hoàn

thành luận văn Xin cảm ơn các CBCNV trong Bệnh viện đã giúp đỡ tôi thu thập sốliệu, phỏng vấn để thực hiện luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,

ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sỹ

Bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong suốt thời gian qua để thựchiện tốt luận văn này Tuy vậy, luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế, kínhmong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô giáo

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!

Quảng Trị, tháng 06 năm 2017

Tác giả

Mai Th ị Thảo Quỳnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên : MAI THỊ THẢO QUỲNH

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2015-2017

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ KIM LIÊN

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một bệnh viện công lập muốn hoạt động phát triển ổn định, bền vững, hiệuquả, trước hết phải coi trọng công tác quản lý tài chính Vì vậy, hoàn thiện cơ chếquản lý tài chính là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động và phát triển củabệnh viện hiện nay, nhằm đề ra những giải pháp phù hợp với định hướng phát triển

và đảm bảo đạt được hai mục tiêu lớn là đảm bảo công bằng y tế và đảm bảo tính

hiệu quả kinh tế

Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài

chính t ại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 Đối tượng khảo sát và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản và

các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý hiện đang công tác tại BVĐK tỉnh

Quảng Trị

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu; nghiên cứu tổng

quan; nghiên cứu định tính, định lượng; Thống kê mô tả và phương pháp điều trakhảo sát

3 Kết quả nghiên cứu

Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về cơ sở lý luận

quản lý tài chính, phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý tài chínhtại Bệnh viện trong thời gian qua Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, nhữnghạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý tài chính trong thờigian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtrong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

BS- DS CKI Bác sĩ- Dược sĩ Chuyên khoa I

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ix

PHẦN I.MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 4

PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 5

1.1 Lý luận cơ bản về tài chính công 5

1.1.1 Khái niệm tài chính công 5

1.1.2 Đặc điểm của tài chính công 5

1.1.3 Chức năng tài chính công 6

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Bệnh viện Công lập 6

1.2.1 Khái niệm và các hình thức phân loại của bệnh viện công lập 6

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của bệnh viện công lập 8

1.2.3 Vai trò của các Bệnh viện công lập trong hệ thống y tế Việt Nam 9

1.2.4 Các chính sách tài chính đối với Bệnh viện công lập 9

1.3 Lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập 11

1.3.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính tại BVCL 11

1.3.2 Quy trình quản lý tài chính ở các bệnh viện công lập 13

1.3.3 Nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập 15

1.3.4 Các tiêu chí đo lường công tác quản lý tài chính 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

1.3.5 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập

21

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện tại một số địa phương ở Việt Nam 23

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính của BVĐK tỉnh Khánh Hòa 23

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của Bệnh viện An Sinh 24

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho BVCL Việt Nam và BVĐK tỉnh Quảng Trị 25

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ 27

2.1Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 28

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị (2014-2016) 33

2.2.1 Thực trạngnguồn tài chính tại BVĐK tỉnh Quảng Trị 33

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý tiền mặt tại BVĐK tỉnh Quảng Trị 43

2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 44

2.2.4 Thực trạng công tác quản lý tài sản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 57

2.2.5 Thực trạng công tác chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán 58

2.3 Đánh giá từ kết quả khảo sát 63

2.3.1 Phân tích kết quả khảo sát 63

2.3.2 Đánh giá kết quả khảo sát 73

2.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại BVĐK tỉnh (2014-2016) 73

2.4.1 Kết quả đạt được 73

2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 76

2.4.3 Nguyên nhân 79

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ 83

3.1 Định hướng chung về công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong những năm tới 83

3.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 84

3.2.1 Mục tiêu chung 84 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

3.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính của BVĐK tỉnh Quảng Trị 85

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị 86

3.3.1 Nhóm giải pháp về nguồn thu nhằm tăng cường quản lý hoạt động huy động vốn, tăng nguồn thu 86

3.3.2 Nhóm giải pháp về các khoản chi nhằm tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả 89

3.3.3 Nhóm giải pháp khác 91

PHẦN III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

1 KẾT LUẬN 95

2 KIẾN NGHỊ 97

2.1 Kiến nghị với Chính phủ 97

2.2 Kiến nghị với Chính quyền địa phương 98

2.3 Kiến nghị với Bộ Y tế 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn BVĐK tỉnh Quảng Trị

(2015- 2016) 31

Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn tài chính và tỷ trọng các nguồn tài chính (2014-2016) 35

Bảng 2.3: Nguồn NSNN cấp cho Bệnh viện tỉnh (2014-2016) 36

Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí thanh toán bảo hiểm y tế (2014- 2016) 38

Bảng 2.5: Nguồn thu sự nghiệp của BVĐK tỉnh Quảng Trị (2014 -2016) 40

Bảng 2.6: Nguồn thu từ tài trợ, viện trợ và thu khác của BVĐK tỉnh Quảng Trị (2014-2016) 42

Bảng 2.7: Tổng hợp nội dung chi và tỷ trọng chi cho các nhóm (2014-2016)44 Bảng 2.8: Tình hình các khoản mục chi cho con người (2014-2016) 46

Bảng 2.9: Tỷ lệ chi cho con người từ các nguồn (2014-2016) 47

Bảng 2.10: Tỷ lệ chi chuyên môn nghiệp vụ từ các nguồn (2014-2016) 48

Bảng 2.11: Tình hình nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ (2014-2016) 50

Bảng 2.12: Tỷ lệ chi cho chi tiêu khác từ các nguồn (2014-2016) 51

Bảng 2.13: Tình hình các khoản mục chi tiêu khác (2014-2016) 52

Bảng 2.14: Tỷ lệ chi cho nhóm chi mua sắm SC TSCĐ từ các nguồn (2014-2016) .54

Bảng 2.15: Tình hình nguồn chi mua sắm sửa chữa TSCĐ (2014-2016) 56

Bảng 2.16: Tình hình Tài sản tại BVĐK tỉnh Quảng Trị (2014- 2016) 57

Bảng 2.17 Tình hình thực hiện dự toán thu qua các năm (2014 -2016) 59

Bảng 2.18 Tình hình thực hiện dự toán chi qua các năm (2014 -2016) 61

Bảng 2.19: Cơ cấu mẫu điều tra 64

Bảng 2.20: Về quy định, quy chế chi tiêu nội bộ 65

Bảng 2.21: Ý kiến đánh giá công tác quản lý tài sản và chế độ định mức cho các khoa phòng 67

Bảng 2.22: Mức độ hài lòng về các chế độ đãi ngộ của Bệnh viện 69

Bảng 2.23: Ý kiến về mục tiêu đầu tư của Bệnh viện 71

Bảng 2.24: Ý kiến cá nhân về yếu tố quan trọng nhất để phát triển Bệnh viện 72 Bảng 2.25: Tình hình thu chi BVĐK tỉnh Quảng Trị (2014- 2016) 74 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính nhà nước được thực hiện theo hướng

thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng

tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển; đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyênthật sự cần thiết, cấp bách; bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảmbội chi ngân sách, góp phần khống chế và kiểm soát lạm phát Thực tế, thời gianqua cho thấy, có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới quản lý trong các tổchức sự nghiệp công và chúng đã cản trở quá trình đổi mới này Đầu tư Nhà nướcvào các lĩnh vực này là không nhỏ nhằm nâng cao giá trị phúc lợi cho toàn dân

nhưng tính hiệu quả không cao

Tài chính công là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước trongcông tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộ ở mọi ngành,mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta

và việc quản lý nó đòi hỏi phải chính xác và khoa học

Những năm gần đây hệ thống y tế Việt Nam được đánh giá là tiếp tục đạtnhững thành tựu thần kỳ Nhiều chỉ số về sức khỏe đã đạt cao hơn so với các nước

có cùng mức thu nhập Việt Nam cũng được coi là một quốc gia có những chínhsách tài chính y tế công bằng nhằm hỗ trợ người nghèo và các nhóm dễ tổn thương

như trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số KCB là lĩnh vực sử dụng phần

nguồn lực lớn nhất, có số nhân lực nhiều nhất với mạng lưới cung ứng dịch vụkhám chữa bệnh được mở rộng đến nay gần 13.500 cơ sở khám chữa bệnh công lập

ở 4 cấp, đạt 20,4 giường bệnh viện/10 000 dân và phần tài chính lớn nhất

Đổi mới chính sách và cơ chế tài chính trong cung ứng dịch vụ KCB là một

vấn đề phức tạp và mới mẻ, không chỉ có tác động mạnh đến các cơ sở cung ứngdịch vụ và người sử dụng dịch vụ, mà còn ảnh hưởng về nhiều mặt đối với cả hệTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

thống y tế Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới cơ chế tài chínhcũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Một trong những vấn đề nổi cộm là các vấn

đề quản lý tài chính công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Các bệnh viện

công lập của nước ta nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị nói riêng

đều đang vướng mắc về công tác quản lý tài chính khi hoạt động trong cơ chế mới

Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là cần phải xác định được những vấn đề gì ảnh

hưởng đến công tác quản lý tài chính và mức độ ảnh hưởng của chúng để có hướng

khắc phục nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong các tổ chức này.Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài

chính t ại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua nhằm xác định nguyên nhân những tồn tại,hạn chế và đề xuất những giải pháp khắc phục, hoàn thiện công tác quản lý tài chínhcủa Bệnh viện trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính công

- Phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnhQuảng Trị trong thời gian qua

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện

Đa khoa tỉnh Quảng Trị đến năm 2020

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung cơ bản và các vấn đề liên quan đến quản

lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Đối tượng khảo sát: Là cán bộ quản lý hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Về thời gian: Nghiên cứu các tài liệu về thực trạng công tác quản lý tài chínhtại BVĐK tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 và đề xuất giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý tài chính đến năm 2020

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1 Thu thập số liệu

4.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ số liệu đã được công bố của Bệnh viện như báocáo tổng kết hàng năm, số liệu của đơn vị, phòng ban trong giai đoạn 2014- 2016.Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được tập hợp từ các báo cáo, các công trình nghiêncứu, các đề tài đã được thực hiện liên quan đến nội dung nghiên cứu

4.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát trực tiếp CBQL tạiBệnh viện về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu Nội dung điều tra được

cụ thể hóa thành những câu hỏi và phương án trả lời trong phiếu điều tra

Cơ cấu mẫu điều tra như sau:

CBQL

Số mẫu dự kiến

Số mẫu điều tra được

Phiếu điều tra gồm các mục hỏi:

- Thông tin cá nhân

- Ý kiến cá nhân về công tác quản lý tài chính của Bệnh viện trong thời gian qua

Kỹ thuật lập phiếu điều tra được tìm hiểu, nghiên cứu từ các sách, tài liệu vềquản lý tài chính Nội dung của phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục củaluận văn

Thời gian khảo sát: từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017

4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

- Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê mô tả của giai đoạn từ

năm 2014- 2016

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để phân tích kết quả hoạt

động quản lý tài chính

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp

và phân tích trên máy vi tính dựa trên phần mềm Excel

5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và kiến nghị, Phần Nội dung nghiên cứu

được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập Chương II: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

1.1 Lý luận cơ bản về tài chính công

1.1.1 Khái niệm tài chính công

Trong thời đại ngày nay trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế có thểxem xét khái niệm Tài chính công từ một số giác độ sau:

- Xét theo tính pháp lý trong quan hệ tài chính công: Tài chính công hoạt động

dựa trên các luật mà Nhà nước quy định và chịu sự chi phối của các luật công pháp

và tư pháp nằm trong các lĩnh vực có liên quan đến Tài chính công Do đó việc tuân

thủ luật pháp và các hoạt động của Tài chính công diễn ra trong khuôn khổ hànhlang pháp lý mà luật pháp đã quy định là yêu cầu cần thiết

- Xét theo tính chất về Tài chính và kế toán: Tài chính công phải thực hiện

việc quản lý, giám sát các khoản thu, chi của Nhà nước; phải thực hiện các chươngtrình, các mục tiêu cụ thể; kế hoạch hoá thu, chi và phải có hệ thống tài khoản đáp

ứng cho yêu cầu quản lý Tài chính công là công cụ quan trọng cung cấp thông tin

cho các chủ thể lập pháp và quản lý

Trên cơ sở phân tích và xem xét các quan điểm khác nhau về Tài chính công,

có thể rút ra khái niệm: Tài chính công là các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà

nước; phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình

thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện cácchức năng vốn có không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận của Nhà nước đối với xã hội

1.1.2 Đặc điểm của tài chính công

- Tài chính công gắn liền với các hoạt động thu chi bằng tiền của Nhà nước

- Chủ thể thực hiện phân phối nguồn lực Tài chính quốc gia

- Tài chính công phản ánh hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

- Tài chính công phản quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà

nước (Quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ Tài chính ngoài ngân sách Nhà nướcnhưng thuộc sở hữu Nhà nước)

- Tài chính công cung cấp hàng hoá công, dịch vụ công phục vụ cho lợi íchcộng đồng và xã hội không vì mục đích lợi nhuận

- Tài chính công là công cụ quan trọng cung cấp thông tin cho các chủ thể lậppháp và quản lý

1.1.3 Chức năng tài chính công

1.1.3.1 Ch ức năng phân bổ nguồn lực

Chức năng phân bổ nguồn lực của Tài chính công là khả năng khách quan củaTài chính công mà nhờ vào đó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của các chủthể công được tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc theonhững tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụngcác nguồn tài lực đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định theocác tỷ lệ cân đối đã định của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

1.1.3.2 Ch ức năng tái phân phối thu nhập

Chức năng tái phân phối thu nhập của Tài chính công là khả năng khách quancủa Tài chính công mà nhờ vào đó Tài chính công được sử dụng vào việc phân phối

và phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu côngbằng xã hội trong phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội

1.1.3.3 Ch ức năng điều chỉnh và kiểm soát

Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của Tài chính công là khả năng kháchquan của Tài chính công để có thể thực hiện việc điều chỉnh lại quá trình phân phốicác nguồn lực tài chính và xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp lý của các quá trìnhphân phối đó trong mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.[10]

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Bệnh viện Công lập

1.2.1 Khái niệm và các hình thức phân loại của bệnh viện công lập

1.2.1.1 Khái ni ệm

Theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT về việc Ban hành Quy chế Bệnh việnthì Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nộiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước quy định Là cơ sở để khám vàchữa trị cho bệnh nhân khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác Đây là

nơi tập trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ

thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng Hay Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu dân cư,gồm có giường bệnh, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phù hợp và một đội ngũ y, bác sĩ cótrình độ chuyên môn được bố trí tại các khoa, phòng để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,cung cấp các dịch vụ y tế đến cho người bệnh (bệnh nhân)

Bệnh viện là một hệ thống bao gồm: Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ,khối khoa lâm sàng và cận lâm sàng Có nhiều yếu tố liên quan từ khám bệnh,chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc….Đây là một tổ chức lao động gồm có đầu vào là

người bệnh, cán bộ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, dược liệu, hóa chất cần thiết để

chuẩn đoán, điều trị Đầu ra là người bệnh đã khỏe sau khi được điều trị hay đã

được phục hồi chức năng, phục hồi sức khỏe hoặc trường hợp các ca tử vong

1.2.1.2 Các hình th ức phân loại của các bệnh viện công lập

 Theo Nội dung Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 quy định chi

tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,

các cơ sở khám chữa bệnh được phân thành 04 tuyến cụ thể:

* Tuyến trung ương bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế ;

Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác

* Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bao gồm các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện,bệnh xá công an tỉnh;

Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh

* Tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Phòng khám bác sỹ gia đình

 Theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế, BVCL được chia theo 04 hạng:

- Bệnh viện hạng đặc biệt là cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế, với các chuyên khoa

đầu ngành được trang bị các thiết bị y tế và máy móc hiện đại, với độ ngũ cán bộ

chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao, có khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng I

- Bệnh viện hạng I là cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế hoặcUBND tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn

cơ bản và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng II

- Bệnh viện hạng II là cơ sở KCB của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặckhu vực các huyện trong tỉnh Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên

môn cơ bản và có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng III

- Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của quận, huyện trựcthuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của bệnh viện công lập

Bệnh viện công lập là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nên nó có đầy đủnhững đặc điểm của một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, bao gồm;

Những hoạt động của các Bệnh viện công đều có tính chất xã hội, khác vớinhững loại hình dịch vụ thông thường khác, nó phục vụ lợi ích sức khoẻ cho cộng

đồng xã hội

Việc trao đổi dịch vụ của các BV công với các tổ chức, các cá nhân khôngthông qua quan hệ thị trường đầy đủ Có những dịch vụ do BV công cung cấp chonhững người bệnh, người bệnh chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ y tế

người bệnh chỉ phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí Tuy nhiên, điểm cơ bản nhất

đó là dịch vụ y tế trong các BV công không vì mục tiêu lợi nhuận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Các bệnh viện công có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp manglại nguồn thu cho NSNN và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơchế xin - cho như trước.

1.2.3 Vai trò của các Bệnh viện công lập trong hệ thống y tế Việt Nam

Đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam, BV công vẫn còn giữ vai trò chủ đạotrong công tác KCB, đáp ứng các dịch vụ y tế cho người dân và góp phần thực

hiện mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, hệ thống các bệnh viện ngoài công lập mới được chính thức thừa

nhận và cho phép hoạt động từ năm 1997 bằng Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng

8 năm 1997 về chủ chương xã hội hoá y tế Với thời gian gần 7 năm, hệ thống y tế

tư nhân vẫn còn trong quá trình hình thành và phát triển Số lượng các bệnh viện

ngoài công lập còn khiêm tốn, cơ sở vật chất và nguồn lực còn nhiều hạn chế Theokết quả nghiên cứu của NCS Đặng Thị Lệ Xuân, thực trạng của các bệnh viện ngoàicông lập vẫn còn yếu kém: số giường bệnh bình quân thấp, nguồn nhân lực thiếu và

thường xuyên biến động, diện tích chật hẹp,…[12]

Thứ hai, các bệnh viện ngoài công lập phần lớn (trừ một số bệnh viện mang

tính từ thiện) đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận, do vậy chi phí KCB trong cácbệnh viện tư nhân thường đắt đỏ, ít người dân có khả năng chi trả tiền viện phí

Thứ ba, các BVCL đã có bề dày trưởng thành, phát triển qua nhiều năm, lại

được nhà nước đầu tư với NSNN hàng năm đáng kể, có đội ngũ nhân lực đầy đủđược đào tạo bài bản, cơ sở vật chất lớn,…đáp ứng được yêu cầu KCB cho nhân dân

Qua các lý do trên cho thấy rằng các BVCL ở Việt Nam hiện nay vẫn luôn là một

tổ chức đứng đầu trong hệ thống ngành y tế về cung cấp dịch vụ y tế mang tính chấtphúc lợi xã hội Đảm bảo cho người dân đều được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốtnhất với chi phí hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước

1.2.4 Các chính sách tài chính đối với Bệnh viện công lập

1.2.4.1 Chính sách phân c ấp, phân bổ tài chính cho y tế

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế được phân cấp, quản lý theo Luật ngân sách

và đã được Quốc hội sửa đổi vào ngày 16 tháng 12 năm 2002 Theo quy định của Luật

ngân sách thì các khoản cân đối bổ sung là những khoản bổ sung không điều kiện,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

được xác định dự toán vào công thức và giá trị danh nghĩa không thay đổi trong thời kỳ

ổn định Định mức phân bổ ngân sách nhà nước gồm các khoản chi thường xuyên, chichương trình mục tiêu quốc gia về y tế, một phần chi đầu tư phát triển

1.2.4.2 Chính sách thu m ột phần viện phí

Chính sách thu một phần viện phí ở nước ta được thực hiện từ năm 1989 Năm

1994 Chính phủ có Nghị định số 95/1994/NĐ-CP ngày 27/8/1994 về việc thu mộtphần viện phí, tại Thông tư liên tịch số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của Bộ Y tế- Tàichính Lao động thương binh xã hội- Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiệnviệc thu một phần viện phí, có kèm theo danh mục, khung giá cho từng dịch vụ.Vào ngày 01/12/2012 Nghị định số 95 hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định

số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài

chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa

bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập Chính sách này, đã giải quyếtmột phần khó khăn cho các cơ sở y tế về kinh phí hoạt động thường xuyên khi ngân

sách Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu chi thực tế.[4]

1.2.4.3 Chính sách B ảo hiểm y tế

Năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16

tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế, cập nhật

và chỉnh sửa những điểm chưa phù hợp của Điều lệ BHYT đã được ban hành từ

năm 1998 Thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện

cũng được ban hành để cụ thể hóa cách thực hiện BHYT theo điều lệ mới

Điều lệ BHYT mới và các văn bản hướng dẫn đã mở rộng đối tượng tham gia

BHYT, giúp ngành y tế huy động thêm nguồn lực tài chính, đồng thời mở rộng số

người cùng chia sẻ rủi ro y tế Nghị định 63 cho phép sử dụng những phương thức

thanh toán hiệu quả hơn như theo định suất và theo ca bệnh để thay đổi cho phươngthức thu phí theo dịch vụ.[7]

1.2.4.4 Chính sách tr ợ cấp cho người sử dụng dịch vụ y tế

Ngày 15/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, xác định cụ thể nguồn tài chính muaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

139/QĐ-thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, mở rộng đối tượng thụ hưởng và mở rộngdiện cung cấp dịch vụ (nguồn NSNN).

Với chính sách này, Nhà nước đảm bảo đủ kinh phí thực hiện và cấp kinh phí

cho các cơ sở y tế công lập cung cấp dịch vụ y tế Hiện nay đã thay đổi việc cấpkinh phí cho cơ sở y tế công lập bằng việc mua thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới

06 tuổi và có theo dõi, điều chỉnh kịp thời Trạm y tế xã (phường) có trách nhiệmtheo dõi và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng là người cao tuổi tại địa phương, phùhợp với điều kiện có thể kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ

1.2.4.5 Chính sách t ự chủ tài chính

Ngày 25 tháng 4 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,

biên chế và tài chính đối với các ĐVSN công lập Tự chủ tài chính là được traoquyền chủ động sử dụng các nguồn tài chính, bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà

nước, hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí theo quy định được để lại

chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên Được tự xác định giá dịch vụtheo nguyên tắc thị trường đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinhphí NSNN Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị

được quyết định mức thu theo lộ trình tính giá do Nhà nước công bố [8]

1.3 Lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập

1.3.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính tại BVCL

1.3.1.1 Khái ni ệm

Quản lý tài chính trong bệnh viện công lập là việc quản lý toàn bộ các nguồnvốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác; tàisản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo,nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến

Quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập là một bộ phận, một khâu của quản lýkinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp

lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cựctới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định.Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở Bệnh viện công lập có liên quan trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngănTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài

chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính

1.3.1.2 M ục tiêu quản lý tài chính bệnh viện công lập

Quản lý tài chính trong bệnh viện phải đạt các mục tiêu:

- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn

được coi là ngân sách Nhà nước cấp như: viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ theođúng chế độ định mức qui định của Nhà nước

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệuquả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng trong khám bệnh, chữabệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo

- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh

- Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm QLTC trong bệnh viện

1.3.1.3 M ột số nguyên tắc chung về Quản lý tài chính Bệnh viện

Quản lý tài chính bệnh viện được thực hiện theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài

chính bệnh viện Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xãhội Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xemxét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu

(2) Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc

không thể bỏ qua trong quản lý tài chính bệnh viện Thực hiện nguyên tắc này sẽ

đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những

rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu

(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn

lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản đóng góp của dânphải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng

(4) Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai minh bạch trong

quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định vềthu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.3.2 Quy trình quản lý tài chính ở các bệnh viện công lập

Để quản lý tài chính hiệu quả, các đơn vị cần phải thực hiện thường xuyên

giám sát, kiểm tra, đánh giá nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, tham nhũng vàlãng phí trong tất cả các khâu, các hoạt động do đơn vị mình phụ trách Ngoài ra,các bệnh viện công lập còn là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, do vậy mọi hoạt

động tài chính về thu - chi cần phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp

luật và của Nhà nước đồng thời phải đảm bảo đủ kinh phí hoạt động cho bệnh viện.Công tác QLTC trong các BV công hiện nay đòi hỏi phải đảm bảo hai yêu cầu cơbản đó là tính hiệu quả và tính công bằng xã hội Bao gồm các bước công việc sau:

1.3.2.1 L ập dự toán thu chi ngân sách

Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tàichính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, cócăn cứ khoa học và thực tiễn

Dự toán thu chi (kế hoạch) của các bệnh viện công thuộc tỉnh quản lý sau khi

có ý kiến phê duyệt của Sở Y tế và Sở Tài chính sẽ được UBND tỉnh phê duyệt.Mức dự toán được phê duyệt theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP xác định rõ ở điều 29khoản 1 mục b: “Hàng năm trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quanchủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho ĐVSN, trong đó kinh phíbảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăngthêm hoặc giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền (đối với ĐVSN tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phíhoạt động) trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao,sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp”

1.3.2.2 Th ực hiện dự toán thu – chi

Đây là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính

nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiệnthực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triểnkhai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu

chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán

thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu,

từng khoản chi trong kỳ Đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong côngtác quản lý tài chính

Đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mứcthu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Trường hợp cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi

phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thểcho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quákhung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định

1.3.2.3 Quy ết toán thu chi

Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong

kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn

vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

Nghị định 43/2006/NĐ-CP xác định ở điều 30: Quyết toán thu chi là công việccuối cùng của chu trình QLTC Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi vàbáo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nộidung và các khoản chi tiêu Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánhgiá hiệu quả phục vụ của BV, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra

ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc

quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau

Ba khâu công việc trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp trên đều hết sứcquan trọng Nếu như dự toán là phương án kết hợp các nguồn lực trong dự kiến để

đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và là cơ sở để tổ chức chấp hành thì quyếttoán là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán Qua đó có thể thấy ba khâu công

việc trong quản lý tài chính có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp

đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụđược giao Muốn vậy các đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực Điều này một mặt phụ

thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc

vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức hạch

toán kế toán khoa học…

Để đảm bảo các qui định về các mục thu chi ngân sách, cần tiến hành việc

kiểm tra qui trình quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp, đó cũng chính là khâu cuốicùng trong quy trình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp

1.3.2.4 Thanh tra, ki ểm tra, đánh giá

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ đúng như dự kiến Do vậy, đòi hỏiphải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưacông tác quản lý tài chính đi vào nề nếp Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được tìnhhình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trongquá trình QLTC Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt gâylãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý Tuy

nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất còn nhiều tranh luận và càngkhó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt động kinh tế của các bệnh viện gắn bó hữu

cơ với mục tiêu “công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”

Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt độngtài chính của các bệnh viện Đó là:

(1) Chất lượng chuyên môn:liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiếnhành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện

(2) Hạch toán chi phí các BV: liên quan đến chi phí kế toán và chi phí kinh tế.(3) Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện của nhân dân trên địa bàn [5]

1.3.3 Nội dung quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập

Quản lý tài chính trong bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn: vốnngân sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác; tài sản, vật

tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu

khoa học, chỉ đạo tuyến Nội dung quản lý tài chính bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.3.3.1 Qu ản lý các nguồn thu

Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên

cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được

cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu Tất cả các nguồn thu bằng tiền

mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định.Các nguồn tài chính hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lýthống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:

(1) Ngu ồn NSNN cấp

Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm là các nguồn đầu tư kinh phí cho cácBVCL thông qua kênh phân bổ của Chính phủ được coi là NSNN cấp cho các BVCL

Theo đó, ngân sách cho các BVCL có thể bao gồm chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng

cơ bản từ NSNN, chi từ BHYT, thu viện phí và viện trợ nước ngoài… Tuy nhiên,

nguồn NSNN cấp cho các BVCL ở đây được định nghĩa là khoản chi cho các bệnhviện công lập từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế Việc phân bổ NSNN cho các BVCL

được thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để bảo đảm vận hành bệnh

viện, như số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biênchế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác

(2) Ngu ồn thu sự nghiệp

Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phầnngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng Cácnguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính kế toáncủa bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xãhội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt Bảng giá phải được niêmyết công khai Trưởng phòng tài chính - kế toán chịu trách nhiệm thu viện phí đảmbảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoảnthu viện phí theo chế độ quy định

Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách

nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

(3) Ngu ồn thu tài trợ, viện trợ và thu khác

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phầnngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng đượchạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Tuy nhiên các ĐVSN công lập thường phải chi tiêu theo định hướng nhữngnội dung đã định từ phía nhà tài trợ Nguồn kinh phí này đáp ứng khoảng 10-20%chi tối thiểu của đơn vị

Khoản huy động vốn nội bộ để mua máy móc, trang thiết bị: Vay vốn của

CBCNV, quỹ phúc lợi tập thể của đơn vị mua sắm máy móc, trang thiết bị chuyên môn

kỹ thuật hiện đại được thực hiện ở bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện

Trước khi thực hiện, đơn vị phải lập dự án gởi Sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt

1.3.3.2 Qu ản lý tiền mặt

Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽtheo đúng chế độ Nhà nước quy định

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính - kế toán và giám

đốc BV về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định

Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ

hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên

Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của

trưởng phòng tài chính-kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ

1.3.3.3 Qu ản lí chi

Theo Thông tư liên bộ - Bộ Tài chính - Bộ Y tế - Bộ Nội vụ số

13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV có quy định chi thường xuyên các đơn vị y tế trong đó có các bệnhviện công lập như sau:

Các khoản chi phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng quy định của luậtngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu, mua sắm tài sản.Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy

định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi

Việc chi phải được hạch toán đúng mục lục ngân sách Nhà Nước quy định.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

Không được dùng nguồn kinh phí hành chính sự nghiệp để chi cho xây dựng cơbản, lập quỹ phúc lợi.

Các khoản chi bao gồm:

(1) Nhóm chi cho con người

Bao gồm các khoản chi về lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền

thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản phải nộp theo lương như: BHYT, BHXH,BHTN, KPCĐ, đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định

hiện hành của Nhà nước Theo quy định trước đây, nhóm này tương đối ổn định,chiếm khoảng 30% tổng kinh phí và chỉ thay đổi nếu biên chế được phép thay đổi

(2) Nhóm Chi nghi ệp vụ chuyên môn:Bao gồm:

- Chi tiền điện, nước, vệ sinh môi trường (kể cả chi thuê làm vệ sinh công nghiệp), nhiên liệu, vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, tuyên

truyền, công tác phí, hội nghị phí, quần áo, dầy, dép, mũ bảo hộ cho người lao

động và các khoản chi mang tính chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị

- Chi nghiệp vụ chuyên môn trực tiếp sử dụng trong công tác phòng bệnh vàchữa bệnh: Tiền thuốc, hoá chất, dịch truyền, máu, phim X-quang, vật tư, dụng cụ

tiêu hao; đồ vải, quần áo cho bệnh nhân, chăn màn, giường, chiếu, ga, đệm; vật tư rẻ

tiền mau hỏng và các khoản chi khác phục vụ cho chuyên môn của đơn vị

Đây là khoản chi mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy

quản lý Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vịcần xây dựng chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu Quản lýtốt nhóm này sẽ tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác

(3) Nhóm Chi khác

Là các hoạt động chi khác của đơn vị như Chi trả gốc và lãi vốn vay các tổ chứctín dụng trong nước và vốn huy động đóng góp (nếu có); đóng góp từ thiện xã hội, chitrợ giúp tiền ăn, tàu xe đi lại đối với bệnh nhân nghèo, chi phí chôn cất bệnh nhân vô

gia cư, đóng góp cho xã, phường về vệ sinh môi trường, trật tự trị an Chi tiếp khách và

các khoản trích lập các quỹ do tiết kiệm được cũng nằm trong nhóm chi này

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

(4) Nhóm Chi mua s ắm tài sản cố định

Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định

dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu

kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản

cố định đã xuống cấp Đây là nhóm chi mà các bệnh viện công lập đều quan tâm vìnhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của các bệnh viện và thay đổi công nghệ chămsóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mứctrên 20% với bốn mục tiêu chính:

- Duy trì và phát triển cơ sơ vật chất

- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc

- Duy trì và phát triển trang thiết bị

- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên

1.3.3.4 Qu ản lí tài sản

Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọinguồn đều phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toánhành chính sự nghiệp và đảm bảo các thủ tục cần thiết về đấu thầu, chọn thầu xâydựng, mua sắm tài sản theo quy định

Việc sử dụng vật tư, tài sản của bệnh viện phải căn cứ theo định mức

Các vật tư kỹ thuật và vật tư chuyên dùng, máu, dịch truyền sau khi mua, tiếpnhận phải nhập kho Vật tư nào chưa có giá phải tổ chức hội đồng đánh giá khi xuấtkho phải có lệnh của giám đốc bệnh viện hoặc người được uỷ quyền

Thủ kho phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý kho,chịu trách nhiệm bồi thường nếu mất, thiếu hụt vật tư, tài sản và các trách nhiệmpháp luật khác theo quy định

Vật tư, tài sản, đất đai, công nghệ của bệnh viện đem góp vốn liên doanh, gópvốn cổ phần… phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định về mặt giá trị

1.3.3.5 Vi ệc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra,

Trang 30

Bệnh viện có trách nhiệm lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho cơquan chủ quản và cơ quan tài chính theo quy định: dùng các báo cáo tài chính đểphân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ để phục vụcho công tác quản lý tài chính và quản lý chung của bệnh viện.

Bệnh viện chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan chủ quản, thanh tra tài chính

và kiểm toán khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền Bệnh viện phải đảm bảo

lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm

toán và công tác quản lý tài chính của đơn vị

1.3.4 Các tiêu chí đo lường công tác quản lý tài chính

Để đo lường công tác quản lý tài chính Bệnh viện có đạt được hiệu quả hay

không cần phải dựa trên các tiêu chí:

Duy trì cán cân thu chi: Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tàichính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới –tiến tới hạch toán chi phí Chỉ tiêu để đo lường cán cân thu chi có được duy trì haykhông chính là số chênh lệch thu chi

Bệnh viện phải cải thiện chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyên môn

như: tỷ lệ tử vong, số lượt KCB, số thu viện phí và Bảo hiểm y tế…

Nhân viên hài lòng với bệnh viện: Đời sống CBCNV được cải thiện (điều này

được phản ánh thông qua hệ số tăng thu nhập), cải thiện phương tiện làm việc, xây

dựng văn hóa bệnh viện (vấn đề giao tiếp trong Bệnh viện, trang phục nhân viên,

môi trường làm việc…)

Bệnh viện phát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ

Công bằng y tế: Trong điều kiện của nước ta, công bằng trong Chăm sóc sứckhỏe nhân dân là không để người dân bị ốm đau mà không được chăm sóc ở mức cơbản, thiết yếu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Từ góc độ tài chính y tế, côngbằng là đảm bảo ai cũng được tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết mà không phụ thuộcvào khả năng chi trả Đồng thời công tác KCB phải đạt hiệu quả, làm cho bệnh nhânhài lòng không chỉ về chuyên môn mà cả thái độ phục vụ, chăm sóc người bệnh.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

1.3.5 Các nhân tố tác động đến công tác quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập

1.3.5.1 Nhân t ố bên trong

(1)Phương hướng chiến lựợc phát triển của bệnh viện

Mục tiêu chung mà công tác QLTC bệnh viện công lập phải hướng đến làtính hiệu quả và tính công bằng Để có được những bước đi cũng như lộ trìnhhợp lý và khoa học, các nhà quản lý của bệnh viện phải hướng tới những mục

tiêu và phương hướng chung của ngành y tế để từ đó xác định phương hướng của

các BVCL Việc xác định này tùy thuộc vào thực trạng, khả năng có thể đạt đượccủa các BVCL Do vậy, có thể nói phương hướng chiến lược phát triển của cácbệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như QLTC của đơn vịmình Do đó, các BVCL phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướngchiến lược phát triển của đơn vị mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giảipháp quản lý tài chính hợp lý

(2)Nhân tố con người

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức Đặc biệt dođặc thù của các bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻcon người thì yếu tố con người lại càng quan trọng Yếu tố con người cần nhấn

mạnh đến người cán bộ quản lý Người quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịpthời, chính xác của các quyết định quản lý Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như QLTC nói riêng

(3)Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện

Ngày nay, do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầuKCB ngày càng tăng Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ,

bệnh tật của mình hơn Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao và càng đadạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp DVYT khác

đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới

cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ Điều này đặt hoạt độngQLTC của bệnh viện trước những thử thách mới Do vậy, việc xác định mô hình tổchức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo điều kiện cho việc QLTC cácbệnh viện được tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

(4) Mối quan hệ giữa các bệnh viện với khách hàng

Trước hết là mối quan hệ giữa các bệnh viện với bệnh nhân Trước đây, mối

quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sựphân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnhnhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa cácbệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trảgiá cho các dịch vụ đó Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín chocác bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạchtác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động của các bệnh viện trong tương lai

1.3.5.2 Nhân t ố bên ngoài

(1)Về kinh tế

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các

bệnh viện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận cáctiến bộ của khoa học kỹ thuật Vì vậy, đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế

xã hội cũng như y tế tăng nhiều Chi ngân sách nhà nước cho y tế hàng năm chiếm

tỷ trọng đáng kể Đây là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động của các bệnh việncông lập Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa

số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới Nhu cầu khám chữa bệnh,

chăm sóc sức khoẻ tăng lên Số lượt người đến các bệnh viện khám chữa bệnh tăng

vọt so với trước Do đó, nguồn thu viện phí cũng tăng Tất cả những yếu tố nói trêntạo cơ hội tăng nguồn kinh phí cho họat động của bệnh viện công Tuy nhiên cùngvới sự phát triển kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cư

(2)Về chính trị

Việt Nam từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, ổn địnhchính trị Chính sách ngoại giao “mở cửa” giúp Việt Nam hội nhập với khu vực và thếgiới, thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.Những tiến bộ chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các BVCL hợp tác quốc tế, thuhút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiêntiến Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng nhưTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của các BVCL gặp nhiều thuận lợi và khôngngừng tăng lên.

Chính sách viện phí và BHYT là hai chính sách tài chính y tế có tác động rõrệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công Viện phí cũng là một chính sách tăng

cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi

trả từ đó có thêm nguồn ngân sách để tăng cường khám chữa bệnh cho người

nghèo Do đó, để đơn vị y tế hoạt động có hiệu quả thì cần phải kết hợp hài hòa

giữa hai chính sách này trên quan điểm hướng tới mục tiêu công bằng đối vớinhững người thụ hưởng dịch vụ đó

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện tại một số địa phương ở Việt Nam 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính của BVĐK tỉnh Khánh Hòa

BVĐK tỉnh Khánh Hòa gồm 38 khoa phòng gồm: 9 phòng chức năng, 21 khoa

lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng; tổng nhân lực hiện có 1208 CNVC-LĐ (trong đó có

175 đảng viên, 156 cán bộ trình độ trên đại học, 212 cán bộ trình độ đại học) và 1

Trung tâm dịch vụ Y tế

Năm 2009 là năm thứ ba thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP tự chủ một phần tài

chính BV chủ yếu dựa vào khoản thu từ quỹ BHYT, VP trực tiếp hoặc thu phí đồngchi trả BHYT NSNN chỉ cấp một phần cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện

(năm 2009 chiếm 13.29% trong các nguồn thu) Ngoài ra, bệnh viện còn huy động

nguồn vốn từ xã hội hoá để xây dựng khu khám bệnh theo yêu cầu nhằm tăngnguồn xã hội hóa trong việc mua sắm TTB y tế và cải tạo mở rộng bệnh viện (vìnhu cầu về TTB y tế là rất lớn nhưng nguồn vốn của bệnh viện thì giới hạn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Bệnh viện Khánh Hòa được sự quan tâm sâu sắc của UBND tỉnh và các banngành liên quan trong công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và định hướngphát trỉển Hàng năm, tỉnh vẫn cấp kinh phí thường xuyên và kịp thời, đáp ứng chocông tác hoạt động của Bệnh viện Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa luôn ủng hộ vàtạo điều kiện để Bệnh viện Khánh Hòa nâng cao năng lực khám và điều trị nhưcông tác mua sắm máy móc phục vụ chẩn đoán, công tác đào tạo phục vụ nâng caokiến thức cho điều trị cũng như quản lý Bệnh viện bằng nguồn kinh phí ngân sách.

Bộ Y tế và Sở Y tế Khánh Hòa luôn tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn, cũng như giải quyết những vướng mắc trong công tác điều trị, phòng và chốngdịch…Được sự tạo điều kiện của các cấp quản lý tạo hành lang pháp lý để Bệnhviện triển khai công tác xã hội hóa trong y tế, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực

chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bên cạnh đó, BV còn tổ chức hoạt động nhà thuốc bệnh viện, cho thuê mặtbằng nhà xe, Nguồn thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng đáng kể (năm 2015 là31,64%) Từ khi thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 củaChính phủ, BV đã tăng thu tiết kiệm chi, nên khoảng chênh lệch thu chi hàng nămcao Từ đó bệnh viện trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để mua sắm TTB,quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập và chi tăng thu nhập cho CBCNV

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của Bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh là bệnh viện tư có 150 giường bệnh và là một trong những

BVĐK hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế, là nơi cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao

Bằng nguồn vốn cổ phần, Bệnh viện mạnh dạn đầu tư trang bị cơ sở vật chất

và TTB hiện đại Hệ thống cận lâm sàng dùng cho chẩn đoán được trang bị đầy đủ

như: CT scan đa lát cắt, x-quang kỹ thuật số, siêu âm màu 3 chiều, 4 chiều, siêu âm

tim, hệ thống xét nghiệm hoàn chỉnh đảm bảo cho các xét nghiệm sinh hóa, huyếthọc, miễn dịch… Bệnh viện sẵn sàng cung cấp phòng dịch vụ cho người bệnh và

người nhà bệnh nhân với nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo nhu cầu của khách hàng

Loại hình này gần giống như loại hình bệnh viện khách sạn và hiện rất được yêuchuộng trên thị trường Đồng thời Bệnh viện trả lương cao nên thu hút được đội ngũTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

giáo sư bác sĩ giỏi để khám và điều trị cho bệnh nhân Ngoài ra, tại Khoa Khám

bệnh, người bệnh được hướng dẫn tận tình chu đáo, luôn có nhân viên hỗ trợ tư vấnkhám bệnh, thủ tục khám bệnh, hẹn trả kết quả hồ sơ…

Bệnh viện An Sinh là một bệnh viện tư nhưng có mô hình quản lý tài chính rấttiến bộ so với bệnh viện công Nếu như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chủyếu dựa vào NSNN thì Bệnh viện tư An Sinh dựa vào khuynh hướng thị trườngmạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để thu hútbệnh nhân và sử dụng hiệu quả nguồn thu khai thác được để tái đầu tư

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho BVCL Việt Nam và BVĐK tỉnh Quảng Trị

Y tế là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến sứckhỏe và sinh mạng của người dân do đó vấn đề cân đối giữa tính công bằng và hiệuquả trong y tế cần hết sức coi trọng Đảm bảo tính công bằng trong điều kiện nềnkinh tế thị trường ngày càng phát triển là vấn đề cấp bách và lâu dài Trong khi đónâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội là vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại và pháttriển của các cơ sở y tế nơi cung cấp dịch vụ Tuy nhiên hoạt động của các cơ sở

y tế rất nhạy cảm với những tác động của các chính sách về y tế do đó việc nghiêncứu áp dụng các bài học kinh nghiệm cần phải được cân nhắc thận trọng

Qua kinh nghiệm của một số BV chúng ta có thể rút ra bài học có thể áp dụngtại các BVCL ở Việt Nam nói chung và BVĐK tỉnh Quảng Trị nói riêng như sau:

Thứ nhất, Chính sách tài chính cho y tế của Nhà nước: giảm chi NSNN cho

các bệnh viện công lập; đẩy mạnh phương thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt làphí sử dụng dịch vụ) và đưa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những người

có bảo hiểm nhà nước hoặc bảo hiểm lao động Tăng nguồn thu từ các quỹ BHYT,BHXH và thu viện phí trực tiếp hoặc thu phí đồng chi trả BHYT Chính sách hướng

đến BHYT toàn dân là biện pháp chính đáng mà chúng ta nên học tập

Thứ hai, Nâng cao tính tự chủ, năng động của các BVCL, huy động mọi nguồn

lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng nhân dân, đặc biệt là những người

có khả năng chi trả Nhằm tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị địa phương pháthuy quyền chủ động quản lý, tuyển dụng, sử dụng biên chế và sử dụng có hiệu quảTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

kinh phí được giao phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị,

tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh

Đa dạng hóa các loại hình cơ sở khám bệnh và thị trường hóa một số loại hình

cung cấp dịch vụ như tổ chức KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu nhưng không cónghĩa là thương mại hóa sự nghiệp y tế mà cần thông qua sự tăng cường quản lý của

Nhà nước bằng hệ thống luật pháp Coi trọng và phát triển BHYT là cách thức hữu

hiệu nhất để đảm bảo vững chắc nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ sở y tế

Thứ ba, Tăng đầu tư từ NSNN, đáp ứng nhu cầu KCB cao của nhân dân Thứ tư, Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư từ nước ngoài.

Tóm t ắt chương 1: Trong chương này tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở khoa

học về quản lý tài chính nói chung cũng như luận giải khái niệm về quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập nói riêng Luận văn làm rõ quy trình quản lý tài chính từ khâu lập, chấp hành dự toán, quyết toán, đến thanh tra kiểm tra, đánh giá tài chính của các bệnh viện công lập; Các nguyên tắc cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính và các nguồn tài chính, các khoản được phép thu đối với một bệnh viện công lập Đồng thời luận văn đã chỉ rõ các quy định về quy chế chi tiêu đối với một bệnh viện công lập cũng như các nhân tố tác động đến công tác này Tổng kết kinh nghiệm một số Bệnh viện tại Việt Nam, rút ra bài học có thể nghiên cứu tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập tại Việt Nam nói chung Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 2 và làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong chương 3 của luận văn này.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Tên tiếng Việt: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

Tên tiếng Anh: QuangTri General Hospital

Địa chỉ: 266 Hùng Vương- Đông Hà - Quảng Trị

Điện thoại: 0233.3852152 Fax: 0233.3852152

Website: quangtrihospital.vn

Xếp hạng bệnh viện: Đa khoa hạng I

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số UBND ngày 05/8/1989 của UBND tỉnh Quảng Trị với quy mô bệnh viện hạng IIvới 300 giường bệnh với chức năng nhiệm vụ:

113/QĐ-1 Cấp cứu, Khám bệnh, Chữa bệnh 5 Phòng bệnh

3 Nghiên cứu Khoa học về Y học 7 Quản lý kinh tế Y tế

4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, nhu cầu về các dịch

vụ y tế của nhân dân cũng tăng theo dẫn đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị hiệntại không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu, các khoa khám chữa bệnh thườngxuyên xảy ra tình trạng quá tải, việc 2 – 3 bệnh nhân nằm chung một giường bệnh

thường xuyên xảy ra Ngoài ra do mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp, dân số ngàycàng tăng lên nên bệnh viện ngày càng quá tải thường xuyên.Chính vì vậy, thực

hiện chủ trương của tỉnh về việc mở rộng, nâng cấp bệnh viện, năm 2008, bệnh viện

được nâng quy mô lên 400 giường bệnh và từ năm 2009 đến nay, bệnh viện phát

triển quy mô lên 500 giường bệnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

* Về vị trí địa lý: BVĐK Tỉnh Quảng Trị đã được Sở Xây dựng Quảng Trị cấpChứng chỉ quy hoạch số 423/CCQH ngày 24/09/2009 Qua đó, khu vực thuộc phường

Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, có vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp đường 9D

+ Phía Đông giáp đường Hùng Vương nối dài

+ Phía Nam và phía Tây giáp đường quy hoạch khu đô thị Nam Đông Hà

* Về cơ sở vật chất: Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là Bệnh việnhạng I, quy mô 500 giường Nhưng hiện tại do tình trạng quá tải của bệnh viện, nên

số lượng giường thực kê tại Bệnh viện đã lên đến 1.079 giường bệnh

Trong những năm qua, bệnh viện đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạocán bộ đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng chuyên môn và phát triển bệnhviện toàn diện Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ bệnh viện đã phát triển cả về số lượng,

đến naytổng số CBVC: 523 Cán bộ công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại

học trở lên có 324 (62%), trong đó có 02 TS, 14 BSCKII, 17 ThS, 36 BS-DSCKI,

68 BS-DSĐH, 75 Cử nhân ĐD-KTV-NHS, 39 CN khác Tổng số đảng viên trongCBVC: 162, chiếm tỷ lệ: 31% tổng số CBVC

Là một Bệnh viện đa khoa hạng I do Sở Y tế Quảng Trị quản lý Trong những

năm qua Bệnh viện đã phát huy trí tuệ tập thể, vai trò cá nhân lãnh đạo Bệnh viện

đã từng bước phát triển chuyên môn, từng bước triển khai các kỹ thuật mới với

nhiều hình thức để không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhândân trong tỉnh và khu vực lân cận Thực hiện tốt 12 điều y đức và 10 điều dược đức,thực hiện văn hóa nơi công sở Thực hiện tốt quản lý kinh tế bệnh viện, sửa chữanâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Trang 39

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI QUẢN LÝ KHỐI KT NV KHỐI ĐIỀU TRỊ KHỐI KHÁM BỆNH

Phòng KHTH Khoa phẫu thuật,gây mê hồi sức Khoa HSCC vàchống độc Khoa khám bệnh

Tổ Dinh dưỡng

Khoa ngoạitổng hợp

Khoa ngoại chấnthương – bỏng

Khoa Sản

Khoa Nhi

Khoa YHCT

Khoa Bệnhnhiệt đới

Trang 40

2.1.2.2 Ch ức năng, nhiệm vụ

Bệnh viện có chức năng nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhânlực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai

ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và

khu vực lân cận từ nam Quảng Bình đến bắc Thừa Thiên - Huế và các tỉnh biên giới

nước bạn Lào anh em

Với chức năng nhiệm vụ của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đã tổ chức thựchiện có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816 trong việc cử cán bộ hỗ trợ

cho cơ sở Riêng năm 2015 đã cử 16 Cán bộ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho 07

bệnh viện trong tỉnh trên các lĩnh vực: hồi sức tích cực-chống độc, phẫu thuật kếthợp xương, phẫu thuật lấy thai; Hỗ trợ kịp thời cho các bệnh viện trong tỉnh khi cóyêu cầu cấp cứu người bệnh Bên cạnh đó bệnh viện tổ chức đào tạo cho cán bộ củacác Bệnh viện và đơn vị trong ngành trên các lĩnh vực: Hồi sức cấp cứu, phẫu thuậtngoại sản, gây mê hồi sức, phẫu thuật nội soi, phòng chống dịch bệnh; xét nghiệmsinh hóa, huyết học Bệnh viện là cơ sở đào tạo thực hành chính cho học sinh cao

đẳng Y Quảng Trị và các trường cao đẳng, trung cấp y trong khu vực

Trong những năm qua, Bệnh viện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ,phát triển chuyên môn kỹ thuật và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh,dần dần lấy lại niềm tin của nhân dân tỉnh nhà Đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng củaBệnh viện luôn hết lòng thương yêu người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Bác

Hồ "Lương y như từ mẫu”, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ y tế.

2.1.2.3 Quy mô và các ho ạt động khám chữa bệnh

* Công tác khám ch ữa bệnh

Từ khi được mở rộng, nâng cấp năm 2008 đến nay, số lượng bệnh nhân đếnkhám chữa bệnh tại bệnh viện không ngừng tăng lên, các chỉ tiêu chuyên môn đều

được thực hiện đạt và vượt kế hoạch được giao

Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2016:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 25/09/2017, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w