161m

42 367 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
161m

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Quốc Tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và tập thể cán bộ Phòng Thanh Toán Quốc Tế tại Hội Sở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa này. Sinh viên Nguyễn Hải Quân LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, rộng mở. Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Cùng với đó, thị trường tài chính Việt Nam mà thành viên quan trọng nhất là các Ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động Thanh Toán Quốc Tế cũng góp phần không nhỏ, thực hiện chức năng thanh toán làm cầu nối giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế, các Ngân hàng thương mại giữ vai trò trung gian thực hiện các yêu cầu và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Trên thực tế, phương thức thanh toán Tín dụng Chứng từ đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên toàn thế giới nhờ vào những ưu điểm vượt trội so với các phương thức khác: đảm bảo được quyền lợi, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Tuy vậy, cũng giống như bất kì một hoạt động giao dịch kinh tế khác, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng tồn tại những rủi ro, gây thiệt hại về tài sản và uy tín cho các bên tham gia. Do vậy, các Ngân hàng Thương mại luôn xây dựng cho riêng mình một chiến lược nhằm hạn chế những rủi ro sẽ gặp phải trong tương lai. Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 2 4. Phương pháp nghiên cứu Trong khoảng thời gian thực tập ở Phòng Thanh Toán Quốc Tế tại Hội Sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, được tiếp xúc với một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động; em cũng phần nào hiểu rõ được cách thức hoạt động và các biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng TechcomBank. Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn tiếp thu được và qua nghiên cứu tài liệu khác, em chọn đề tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội Sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” làm chuyên đề thực tập cuối khóa. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận; kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương II: Thực trạng và rủi ro trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Hội Sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Hội Sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 3 CHƯƠNG 1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- tên giao dịch quốc tế là: VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMMERCIAL JOINT STOCK BANK- TechcomBank ra đời ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép số 0040/NH-GP cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Cổ đông hiện tại của Ngân hàng là: Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty CP Thực Phẩm Masan, Ngân hàng HSBC… và một số cá nhân. Sau gần 17 năm hoạt động, từ một ngân hàng nhỏ TechcomBank hiện nay phục vụ hơn 400.000 khách hàng dân cư, gần 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn. Hiện tại TCB đã có vốn điều lệ lên đến 5.400 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 7.761 tỷ đồng và tổng tài sản lên đến 93.140 tỷ đồng. Năm 2009, Ngân hàng đạt lợi nhuận 2.250 tỷ đồng, Quỹ dự phòng đạt 593,732 tỷ đồng, trong đó 100% là dự phòng rủi ro tín dụng và tổng nguồn vốn huy động của TechcomBank đạt 65.000 tỷ đồng. TCB ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng và các khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật, công nghệ, thương mại và dịch vụ. Hiện nay, TCB đã và đang tạo dựng những mối quan hệ với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài chính– tín dụng lớn ở trong và ngoài nước. Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 4 Mạng lưới hoạt động của TCB gồm: Hội Sở chính đặt tại 70-72 Phố Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và có trên 200 điểm giao dịch tại 40 tỉnh thành của Việt Nam. Phương châm trong quá trình hoạt động của TCB được thể hiện rõ rệt và cụ thể trong tuyên bố “Sứ mệnh- Tầm nhìn- 5 giá trị cốt lõi”, khẳng định chiến lược phát triển lâu dài nhằm đưa TCB trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 5 1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Sở GD TCB Hải Phòng TCB Đà Nẵng TCB HCM Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 6 Ủy ban kiểm soát rủi ro Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Hội đồng tín dụng Ban quản lý TS nợ – TS có Ban tổng giám đốc Kiểm soát nội bộ Văn phòng Nhân sự Quan hệ đối ngoại và Marketing Quản lý tín dụng Thông tin điện toán Kế hoạch tổng hợp và quản trị rủi ro Kiểm tra nội bộ Tài chính kế toán Quản lý nguồn vốn ,giao dịch tiền tệ và ngoại thương Đại hội cổ đông Một số ban quan trọng của Ngân hàng TechcomBank:  Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị TechcomBank, có toàn quyền nhân danh TechcomBank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TechcomBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện nay hội đồng quản trị của TCB gồm 9 người, chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Hồ Hùng Anh.  Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của TechcomBank, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của TechcomBank, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của TechcomBank. Hiện tại Ban kiểm soát của TCB gồm 4 người, trưởng ban kiểm soát là bà Nguyễn Thu Hiền.  Ban điều hành: bao gồm 17 giám đốc có nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm từng bộ phận của TecomBank: Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giám đốc khối quản trị rủi ro, Giám đốc khối vận hành, Giám đốc khối chiến lược và phát triển Ngân hàng…. Người đứng đầu là Tổng Giám Đốc Nguyễn Đức Vinh.  Bên cạnh đó còn có một số ủy ban khác: Ủy ban nhân sự và lương thưởng (NORCO), Ủy ban kiểm toán và rủi ro (ARCO)… Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 7 1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Ngân hàng TechcomBank chính thức đi vào hoạt động được 17 năm, nhưng đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định được vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu, tiên phong trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đạt được thành tựu như ngày hôm này là quá trình làm việc bền bĩ, sáng tạo không ngừng của toàn thể đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và hăng say công việc. Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2006-2009 Đơn vị : triệu đồng Năm Tổng thu nhập Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế 2006 1.398.000 356.522 256.906 2007 2.653.000 709.740 510.380 2008 8.382.000 1.600.348 1.173.229 2009 8.424.742 2.252.897 1.700.169 Nguồn: Báo cáo tài chính của TechcomBank 2006-2009 Nhìn vào bảng số liệu 1.1 trong giai đoạn 2006-2009, tổng thu nhập của NH tăng trưởng rõ rệt từ 1.398.000 triệu đồng lên 8.424.742 triệu đồng, số tăng tuyệt đối đạt 7.026.472 triệu đồng, tăng khoảng 6 lần; lợi nhuận sau thuế con số tăng trưởng càng ấn tượng hơn từ 256.906 triệu đồng lên 1.700.169 triệu đồng, mức tăng tuyệt đối 1.443.263 triệu đồng, tăng gấp 6,6 lần. Chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn 5 năm, Ngân hàng TechcomBank đã có những bước phát triển vượt bậc. Nguyên nhân là trong Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 8 giai đoạn này, TCB đã tiến hành mở rộng mạng lưới giao dịch ra toàn quốc, các chi nhánh, phòng giao dịch được đưa vào hoạt động tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…, và NH trở thành thành viên của hai liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Smartlink và Banknet. Bên cạnh đó, TCB cũng đã tăng số vốn điều lệ Ngân hàng nhằm mục địch nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống corebanking và hàng loạt những chương trình kinh doanh, khuyến mãi được thực hiện. Kết quả kinh doanh ấn tượng đạt được là một phần thưởng xứng đáng dành cho đội ngũ nhân viên của TCB. Theo bảng số liệu trên, trong năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt 510.380 triệu đồng và năm 2008, 2009 lần lượt đạt 1.173.229; 1.700.169 (triệu đồng). Mặc dù nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn khủng hoảng, hoạt động sản xuất ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tốc độ tăng trưởng bị sụt giảm nhưng TCB vẫn có những bước phát triển vững chắc khẳng định sự nỗ lực, khả năng đương đầu và vượt qua khó khăn của NH. Bên cạnh đó, TCB nhận được rất nhiều những giải thưởng của các tổ chức trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế danh tiếng như: The Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia, Financial Insights, Bộ Công Thương Việt Nam… qua đó khẳng định được vị thế của Ngân hàng không chỉ ở Việt Nam nói riêng mà còn trên toàn thế giới. CHƯƠNG 2 Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 9 Thực trạng và rủi ro trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại Hội Sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 2.1 Tổng quan về hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993. Tuy nhiên chỉ trong một khoảng thời gian phát triển, TTQT đã đạt được những thành công nhất định và khẳng định được vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ hệ thống của TCB. Tại Ngân hàng TechcomBank sử dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTQT do những ưu điểm về bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia cũng như sự phổ biến trong hoạt động TTQT trên thế giới. Sự phát triển của hoạt động TTQT của TCB được thể hiện rất rõ thông qua bảng số liệu 2.1. Khoản thu nhập từ hoạt động TTQT qua các năm đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2005 con số chỉ đạt 15.254,739 triệu đồng thì đến năm 2009 con số lên tới 74.670,213 triệu đồng, tính theo số tuyệt đối mức tăng trong giai đoạn 2005-2009 đạt 59.415,474 triệu đồng, mức tăng trưởng 500%. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng đối với một Ngân hàng thương mại. Cũng theo bảng số liệu trên thì trong giai đoạn 2005-2009 mức tăng tuyệt đối theo các năm lần lượt 10.582,625; 16.931,911; 15.848,870; 16,052.068 (triệu đồng); mức tăng trưởng trong các năm đạt 69,4%; 65,5%; 37,1%; 27,4% là minh chứng rõ nét nhất chứng tỏ hoạt động TTQT ngày càng phát triển và đóng một vai trò lớn trong tổng doanh thu của TCB. Trong giai Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 10:36

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2006-2009 - 161m

Bảng 1..

1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2006-2009 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.1: Thu phí từ hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2005- Nửa đầu năm 2010 - 161m

Bảng 2.1.

Thu phí từ hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2005- Nửa đầu năm 2010 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2007- Nửa đầu năm 2010 - 161m

Bảng 2.2.

Tình hình thanh toán Tín dụng Chứng từ tại Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2007- Nửa đầu năm 2010 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Thông qua bảng số liệu 2.3 thì có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu - 161m

h.

ông qua bảng số liệu 2.3 thì có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tổng giá trị thiệt hại phát sinh từ rủi ro L/C tại Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2005- Nửa đầu năm 2010 - 161m

Bảng 2.4.

Tổng giá trị thiệt hại phát sinh từ rủi ro L/C tại Ngân hàng TechcomBank trong giai đoạn 2005- Nửa đầu năm 2010 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng TechcomBank trong năm 2010 - 161m

Bảng 3.1.

Chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng TechcomBank trong năm 2010 Xem tại trang 31 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan