Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu 161m (Trang 36 - 38)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

3.3.2Kiến nghị đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Trên thực tế thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam không có sự hiểu biết đầy đủ về giao dịch kinh tế quốc tế. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn xuất phát từ sự kém hiểu biết, kém thông tin khi giao dịch với những đối tác nước ngoài luôn có sự chuẩn bị đầy đủ kĩ càng. Đây là một hạn chế lớn mà các doanh nghiệp cần phải khắc phục ngay trước khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần:

o Bồi dưỡng, nâng cao và hoàn thiện trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhân viên, hiểu biết đầy đủ về quy trình nghiệp vụ TTQT và các văn bản quốc tế: UCP 600, Incoterms 2000…

o Chú trọng khâu tìm hiểu, đánh giá bạn hàng nước ngoài thông qua nguồn thông tin tự tìm hiểu hoặc từ phía Ngân hàng đại diện, Ngân hàng Trung Ương. Doanh nghiệp nên tự xây dựng cho riêng mình một chiến lược khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro sẽ gặp phải trong giao dịch quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi lại tốc độ tăng trưởng, hoạt động kinh tế đối ngoại đang được chú trọng đẩy mạnh và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các Bộ, ngành, chính phủ và Ngân hàng Trung Ương. Các doanh nghiệp đang chú trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu, tìm kiếm những bạn hàng đối tác và thị trường mới trên thế giới; năm 2010, dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 60 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 70 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu đó cần phải sự tham gia của các Ngân hàng Thương mại trong hoạt động Thanh Toán Quốc Tế, với chức năng là người đại diện đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt động giao dịch quốc tế.

Do nhận thức được xu hướng phát triển đó, Ngân hàng Thương mại Cổ

Một phần của tài liệu 161m (Trang 36 - 38)