Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Hoạt động TTQT liên quan mật thiết tới quan hệ thương mại quốc tế, giữa hai đối tác có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau. Do đó, không thể nào tránh khỏi những tranh chấp trong các giao dịch kinh tế, đòi hỏi cần có một văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động TTQT. Mặc dù, trên thế giới đã ban hành “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP600) và “Điều kiện thương mại quốc tế” (Incoterms 2000), tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhưng ở riêng mỗi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng cần có một văn bản đi kèm, hỗ trợ việc thực hiện UCP 600, Incoterms 2000.
Ngoài ra cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa của Chính
phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cần thực hiện những giải pháp:
o Hoàn thiện hệ thống luật pháp, ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện.
o Ổn định tỷ giá hối đoái giữa đồng VND với đồng USD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đàm phán và giao dịch kinh tế.
o Chính phủ đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng làm bạn với các nước trên thế giới. Thông qua hoạt động đối thoại giữa Chính phủ các nước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một môi trường kinh doanh thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ được tăng cường.
o Ngân hàng Nhà Nước cần thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình của đất nước trong từng giai đoạn; nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại trong hoạt động TTQT.
o Ngân hàng Nhà Nước cần nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin, nhằm hỗ trợ thông tin tài chính tín dụng của doanh nghiệp trong, ngoài nước; giải đáp những vướng mắc cho các Ngân hàng Thương mại; đảm bảo các hoạt động giao dịch kinh tế được diễn ra minh bạch.