Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.. Yêu cầu k
Trang 1BIỆN PHÁP THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG
Thi công kết cấu phần thân nhà cao tầng :
Tổ chức thi công nhà cao tầng
Phần thân công trình sẽ do các đội thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến độ thi công Các đội thi công này sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trình
Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông
Lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao
Công trình là một công trình cao tầng, kết cấu công trình bê tông cốt thép Vì vậy để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế do vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng
Dựa vào quy mô cũng như điều kiện thực tế thi công của công trình, Nhà thầu chúng tôi lựa chọn các thiết bị thi công như sau:
Vận thăng
Vận chuyển lên cao là máy vận thăng lồng BS – 800H có các thông số kỹ thuật như sau:
- Tải trọng 800kg
- Tốc độ nâng : 11-22 mét/phút
- Kích thước cabin : 2000x2000x2100
Bơm bê tông nhà cao tầng
Sử dụng các máy bơm bê tông do đơn vị cấp bê tông cung cấp theo hợp đồng nguyên tắc
về việc cung cấp bê tông tươi thương phẩm giữa Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Phước Lộc và Công ty Xây dựng Công Trình Hàng Không ACC có các thông số kỹ thuật:
* Bơm cần IHI sản xuất tại Nhật, công suất 90 m3/h, có khả năng bơm xa 200m và cao
60m
* Bơm ngang IUSZU sản xuất tại Nhật, công suất 50m3/h, có khả năng bơm xa 150m và
cao 30m
Do các xe vận chuyển bê tông thương phẩm không thể vào sâu được trong công trình vì mặt bằng trật hẹp, do đó máy bơm bê tông được đặt phía ngoài đường Phổ Quang và lắp đặt đường ống bơm bê tông vào phía trong tới các vị trí đổ bê tông
Các biện pháp kỹ thuật thi công (cột, dầm, sàn, cầu thang và vách thang máy)
Việc thi công phần thân công trình như: cột, dầm, sàn, cầu thang, vách thang máy là khâu cấu thành khung của kết cấu chính cho mỗi tầng của công trình, nó quyết định đến độ chính xác
về tim, cốt, hình dáng, kích thước hình học của công trình cũng như quyết định đến phương án
và tiến độ của công tác hoàn thiện
7.1 Công tác cốp pha
Trang 2Nhà thầu chúng tôi đưa ra giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ
7.1.1 Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha
- Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết
- Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép
- Yêu cầu ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải phẳng, khít và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt
7.1.2 Cách lắp dựng
7.1.2.1 Cột
- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng ván khuôn Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột
- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột
- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột
- Dùng gông bằng thép, khoảng cách các gông khoảng 50 cm
- Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông
* Cách lắp ghép :
-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng gông bằng thép liên kết 4 mảng với nhau và nêm chặt
- Cố định ván khuôn cột bằng hệ tăng đơ cột chống để điều chỉnh cột đúng tim, thẳng đứng và vững chắc
- Dùng máy kinh vĩ hoặc máy thủy bình để tiến hành kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột
7.1.2.2 Dầm
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy
Cách lắp dựng như sau :
- Xác định tim dầm
- Rải ván lót để đặt chân cột
- Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm
Trang 3- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông
- Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế
7.1.2.3 Sàn
- Dùng ván khuôn thép định hình đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích khó thi công còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ
- Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm
7.1.2.4 Ván khuôn tường, vách (thang máy)
Các tấm ván khuôn được định hình thành mảng lớn theo đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ, liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường chúng tôi sử dụng bu lông D14 đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi đổ bê tông Phía ngoài theo chiều cao chúng tôi sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống thép (tại các vị trí có thể) Bên trong để cố định ván khuôn tường theo chiều cao chúng tôi sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép kết hợp với xà gồ gỗ liên kết với các tấm ván khuôn vách thành khung cứng trong lòng vách thang máy, sau khi lắp dựng ván khuôn phải tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ
bê tông
Với các mảnh ván khuôn phía ngoài khi đổ sàn chờ sẵn các thép bản trong bê tông để đơ ván khuôn tường phía ngoài
Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:
- Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông)
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm
- Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu
- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha
7.1.3 Tháo dỡ ván khuôn
Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông
Trang 4Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% daN/cm2
Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế
Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:
- Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
- Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m
Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m
7.2 Công tác cốt thép
7.2.1 Các yêu cầu của kỹ thuật
Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 4453-1995
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
- Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được
sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
- Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ
- Trước khi sử dụng phải xuất trình chứng chỉ xuất xưởng của thép theo các chỉ tiêu cơ lý
- Việc kiểm tra cốt thép đã cắt và uốn theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh cùng loại, lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra, các trị số sai lệnh phải nhỏ hơn các giá trị đã ghi trong bảng 4 của TCVN 4453:1995
7.2.2 Gia công cốt thép
Cốt thép sẽ được gia công theo thiết kế tại kho của công trường theo tiến độ thi công Việc gia công cốt thép tại kho của công trình theo phương án này sẽ khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác đạt theo đúng yêu cầu của thiết kế, có điều kiện phối hợp chính xác với các bộ phận nhằm đảm bảo yêu cầu thi công đúng theo tiến độ đề ra Trong quá trình gia công sẽ sắp xếp thành từng chủng loại, từng cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn
Cắt và uống thép:
Trang 5- Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép với d =< 16; với d>= 16 thì dùng máy nắn cốt thép
- Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ
- Với các thép d<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt Với thép d> 20 thì dùng máy để cắt
- Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép d <12 thì uốn bằng tay, d>=
12 thì uốn bằng máy)
Hàn cốt thép:
Thiết bị thi công chính là máy hàn
Các mối hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, khung thu hẹp cục bộ và không có bọt, không ngậm xỉ
- Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế
7.2.3 Bảo quản cốt thép sau khi gia công
- Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng
- Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m
7.2.4 Lắp dựng, vận chuyển cốt thép
Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN 4453:1995
và đảm bảo các quy định chung sau:
- Thép đến hiện trường không bị cong vênh
- Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ
- Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu
- Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá)
- Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch
vị trí
- Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được lớn hơn 1m một điểm kê Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật liệu không an mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý Với cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa thép
- Chủ yếu sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép lại với nhau Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trường để buộc thép Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10 mm Các mối hàn hoặc mối buộc phải đảm bảo đủ chiều dài đường hàn và chiều dài mối nối buộc
Trang 6- Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc toàn bộ.
- Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông
7.2.5 Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể
7.2.5.1 Dựng buộc cốt thép cột
- Kiểm tra vị trí cột
- Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt
- Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ
7.2.5.2 Cốt thép dầm
- Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép
- Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất
- Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp
- Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra
7.2.5.3 Cốt thép sàn
- Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép
- Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp
- Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra
7.2.6 Kiểm tra nghiệm thu cốt thép
Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra
và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau:
- Sự phù hợp của các cốt thép đưa vào sử dụng so với hồ sơ thiết kế
- Công tác gia công cốt thép : Trị số sai lệch cho phép cảu cốt thép đã gia công theo bảng 4 của TCVN 4453:1995
- Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế
- Lắp dựng cốt thép : Đúng chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp đặt so với thiết kế Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép cho ở bảng 9 của TCVN 4453:1995
- Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đăt sẵn so với thiết kế
Trang 7- Sự phù hợp của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo
vệ cốt thép
Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:
- Các bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép (nếu có) trong quá trình thi công và các biên bản nghiệm thu quyết địnhh sự thay đổi
- Các kết quả về mẫu thử chất lượng thép, cường độ mối hàn và chất lượng gia công cốt thép
- Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công lắp dựng cốt thép
- Nhật ký thi công
7.3 Công tác bê tông
Nhà thầu chúng tôi cam kết tuân thủ theo điều 6 của TCVN 4453-1995 về thi công bê tông
7.3.1 Thi công các cấu kiện chính bằng bê tông thương phẩm và đổ bằng bơm
Do bê tông sử dụng cho các cấu kiện chính là bê tông thương phẩm nên trước khi cho đổ bê tông Nhà thầu chúng tôi sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát các phiếu kiểm tra vật liệu và kết quả nén mẫu thí nghiệm nếu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát thì Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành thi công
7.3.1.1 Công tác chuẩn bị
Khâu tổ chức mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, nhân lực đổ bê tông các ca đổ, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ máy xây dựng, … phải được bố trí hết sức khoa học và hợp
lý từ những ngày trước khi đổ (nhất là bê tông dầm và sàn)
7.3.1.2 Sàn thao tác
- Với cột dùng giáo thép bắc sàn thao tác cao bằng đầu cột, để cho công nhân cầm đầu vòi và công nhân đầm bê tông đứng thao tác dễ dàng cột cao >4m đổ 2 đợt Trước khi đổ bê tông cột cần vệ sinh chân cột bằng máy nén khí và tước ẩm
- Với dầm, sàn sẽ bố trí sàn thao tác trên mặt cốt thép dầm sàn, sao cho tiện lợi nhất cho việc di chuyển của công nhân và dễ dàng tháo lắp di chuyển vị trí Trước khi đổ bê tông cần vệ sinh mặt sàn và tưới ẩm
7.3.1.3 Đổ bê tông
- Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy
- Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường
Trang 8- Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm
- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông Trong trường hợp ngừng đổ
bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995
- Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục
- Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m
- Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý
Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể
đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý
7.3.1.4 Đầm bê tông
Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất
Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s
Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm Thời gian đầm khoảng 20-40s Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép
7.3.1.5 Bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông Trong điều kiện bình thường Ngay sau khi đổ
4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt
- Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên
- Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995
Trang 9- Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại
7.3.1.6 Hoàn thiện bề mặt bê tông
- Theo cấp hoàn thiện thông thường
- Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước
áp sát dài 2m không vượt quá 7mm
7.3.1.7 Biện pháp thực hiện các cấu kiện cụ thể
Bê tông được trộn bằng trạm trộn và vận chuyển đến công trường bằng ô tô chuyên dụng, tiến hành đổ các cấu kiện bê tông bằng bơm
7.3.1.7.1 Bê tông cột
Bê tông cột được ghép ván khuôn và đổ bê tông từng đoạn, điểm dừng tại các vị trí có giằng BTCT theo chiều cao cột Biện pháp thực hiện như sau:
- Bê tông sẽ được đưa vào khối đổ qua các cửa sổ
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bị phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ
- Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép
- Khi đổ đến cửa sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên
- Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 - 20 cm
7.3.1.7.2 Bê tông dầm
- Bê tông sẽ được đổ qua mặt phẳng hở phía trên của dầm
- Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép
- Khi đổ đến chiều cao quy định thì dừng lại và tiến hành làm mặt
7.3.1.7.3 Đổ bê tông sàn, bản thang
- Bê tông được đổ liên tục trong từng ô
- Bê tông phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện cho việc thi công lớp vật liệu hoàn thiện sau này
- Đầm bê tông bằng được tiến hàng bằng đàm bàn
7.3.1.7.4 Đổ bê tông tường, vách thang máy
- Khi đổ bê tông tường, vách thang máy phải đổ theo từng lớp quanh chu vi thang, mỗi lớp dày 30cm để giữ ổn định cho cốp pha tường, vách thang máy không bị kéo nghiêng
Trang 107.3.1.8 Tháo dỡ ván khuôn
Khi bê tông đủ cường độ cho phép mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn Khi tháo dỡ ván khuôn phải tránh va chạm mạnh hoặc chấn động làm sứt mẻ kết cấu, đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng
Trước khi tháo đà giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn mặt bên để xem chất lượng của bê tông Nếu bê tông quá xấu, nứt nẻ và rỗ nặng thì chỉ khi nào bê tông đã được
xử lý mới tháo hết ván khuôn và đà giáo
Tháo dỡ ván khuôn và đà giáo phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
- Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu
- Khi tháo dỡ ván khuôn, trước hết phải tháp giáo chống ở giữa, sau đó tháo dần các giáo chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài