1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

báo cáo tham quan thực tế nhà máy nước Dankia suối vàng

26 3,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 45 Nhà máy xử lý nước cấp xây dựng đã giải quyết được khá nhiều vấn đề liên quan đến nước sạch ở thành phố Đà Lạt, chủ yêu nước được cung cấp làm nướ

Trang 1

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 43

Phần 3: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC CẤP ĐANKIA – SUỐI VÀNG

1 Giới thiệu tổng quan

1.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch tại thành phố Đà Lạt

Trong quá trình hình thành và phát triển của hơn 100 năm qua, hiện nay thành phố

Đà Lạt đang từng bước vững vàng hơn, đạt được đô thị loại 1, kinh tế phát triển trên nhiều mặt, đời sống nhân dân được cải thiện, dân số ngày càng tăng Bên cạnh sự phát triển đó là nhu cầu cuộc sống cao hơn, nguồn tài nguyên cung cấp cho con người càng lớn; cụ thể nguồn nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người cũng ngày càng được đòi hỏi đáp ứng cao hơn

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên, có rất nhiều hồ tự nhiên được sử dụng để lấy nước cung cấp cho nhu cầu thành phố Trước đây, nước được lấy từ suối Cam Ly, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, sau này nhu cầu tăng thêm nên nước được lấy bổ sung từ

hồ Chiến Thắng Nhưng do việc quản lý môi trường không chặt chẽ, việc xả thải vào nguồn nước không qua xử lý đã làm nhiều nguồn hồ suối bị ô nhiễm, việc lấy nước

từ các hồ bị thu hẹp lại

Hiện nay, thành phố Đà Lạt được cung cấp nước từ 2 nhà máy nước hiện còn đang hoạt động là nhà máy nước Hồ Than Thở và nhà máy nước Đankia- Suối Vàng với tổng công suất cực đại lên đến 31.000 m3

1.2 Tổng quan về nhà máy xử lý nước cấp Đankia - Suối Vàng

Hình 1.1 Nhà máy nước Đankia

Lịch sử phát triển của Nhà máy

Đế đáp ứng nhu cầu nước sạch của thành phố, nhà máy nước cấp Đankia đã được xây dựng vào năm 1982, hoàn thành năm 1984 và được đưa vào sử dụng cho đến nay Nhà máy trực thuộc công ty TNHH cấp thoát nước Lâm Đồng, nhà máy xử lý nước cấp Đà Lạt còn có tên gọi là nhà máy nước Đankia Hệ thống quy trình kỹ thuật công

Trang 2

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 44

nghệ được hợp tác xây dựng với sự viện trợ của Chính phủ Đan Mạch và nguồn ngân sách nhà nước

Địa điểm, chức năng

Nhà máy nước cấp Đankia nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 17km về phía Tây – Bắc, được xây dựng trên nền tảng nằm gần hồ Đankia Hệ thống xử lý nước cấp hoàn toàn trục tiếp lấy nước cung cấp từ hồ Dankia đê xử lý mà không qua bất kỳ

khâu trung gian nào

Hình 1.2 Vị trí nhà máy nước cấp trên bản đồ

Toàn bộ khuôn viên mặt bằng của nhà máy năm trong khu vực thung lũng hồ suối vàng Bao quanh bên ngoài là khu du dịch hồ suối vàng, để đi vào được khu vực nhà máy phải đi qua trạm canh gác của khu du lịch; vì thế khu vực hành chính và xử lý của nhà máy khá yên tĩnh

Hình 1.3 Đài phun nước - biểu tượng của nhà máy

Trang 3

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 45

Nhà máy xử lý nước cấp xây dựng đã giải quyết được khá nhiều vấn đề liên quan đến nước sạch ở thành phố Đà Lạt, chủ yêu nước được cung cấp làm nước sinh hoạt, các mục đích sử dụng khác không thông qua hệ thống này hoạc phải trả chi phí phụ thu để chuyển đổi mục đích sử dụng

Sơ đồ mặt bằng nhà máy

Toàn bộ nhà máy có 12 công trình kẻ cả vận hành quản lý và xử lý, mỗi bộ phân công trình có chức năng và mục đích khác nhau Nước được lấy để xử lý từ hồ Đankia, sau khi trải qua xử lý bằng các phương pháp hóa – lý, sinh học, nước sẽ được đưa đến bể chứa nước sạch sau đó đưa đến bể chứa trên đồi Tùng Lâm ở độ cao 1565.2m và từ đây nước sẽ chảy hòa vào hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho thành phố

Hình 1.4 Sơ đồ tổng quan mặt bằng nhà máy

Nhà điều hành là một bộ phận rất quan trọng, tại đây mọi thông tin được đưa về để

xử lý như các thông số kỹ thuật của nguồn nước, hiện trạng vận hành của nhà máy…

Kể cả những sự cố xảy ra trong hệ thống xử lý, nhà điều hành sẽ là nơi tiếp nhận thông tin, điều tiết dòng chảy, phân phối khắc phục sự cố

Trang 4

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 46

Hình 1.5 Khu vực xử lý nước của nhà máy

Cụ thể công trình sẽ được thuyết minh ở phần sau

Quy mô và công suất xử lý

Với chức năng chính là xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố, các hạng mục công trình kỹ thuật của nhà máy được thiết kế và xây dựng để có thể đáp ứng được nhu cầu đó Phạm vi cung cấp nước của nhà máy gần như phủ khắp hệ thống cấp nước thành phố, nhà máy nước Dankia là hệ thống chủ lực kết hợp cùng các công trình cấp nước khác xử lý và phân phối nước sạch cho toàn thành phố Đà Lạt Công suất cấp nước của nhà máy vào năm 1984 khi mới được đưa vào hoạt động là 18.000 m3 / ngày Khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy đã mở rộng công suất xử

lý và cấp nước của nhà máy lên 25.000 m3/ngày và mức cực đại công suất lên đến 30.000 m3/ ngày

Nhà máy cũng để dành quỹ đất dự phòng để xây dựng hệ thống trong tương lai nếu nhu cấu sử dụng gia tăng trên địa bạn thành phố Công suất thiết kế dự tính có thể lên đến 45.000 m3/ngày đêm

Dân số thành phố hiện nay xấp xỉ 500.000 người (dân cư tại địa bàn, dân nhập cư, sinh viên…) làm nhu cấu sử dụng nước tăng lên nhanh chóng, đôi lúc hệ thống không

đủ cung cấp cho toàn thành phố, các bể và các trạm dự phòng cũng được sử dụng để khắc phục sự thiếu hụt này

Mạng lưới phân phối

o Mạng lưới phân phối cũ gồm có khoảng 8.000m ống gang lắp đặt từ năm 1938, 24.500m ống lắp đặt những năm 1948, 5.000m ống lắp đặt năm 1967 và18.000m ống gang lắp đặt năm 1974 – 1975 Ống bao gồm các loại Ø40, 60, 80, 100, 150 và

200mm

o Hiện nay, mạng lưới gồm 33.000m ống chuyển tải đường kính Ø500 – 600mm

và trên 160.000m ống phân phối Ø100 – 300mm sơ đồ hệ thống cấp nước Đà Lạt

thuộc sơ đồ hệ thống cấp nước đài đầu, cấp nước theo lưu vực

Trang 5

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 47

Bảng 1.1 Lưu vực từng khu vực của thành phố

o Sơ đồ mạng lưới cấp nước thành phố Đà Lạt thuộc loại sơ đồ mạng lưới hỗn hợp, đường ống tại khu trung tâm, giữa các đường phố chính đươc kết lại thành những vòng khép kín Dẫn vào các điểm sử dụng nước tập trung, các khu dân cư là các đường ống cụt Khoảng cách giữa hai điểm xa nhất của mạng lưới là từ Cam Ly đến

xã Xuân Trường khoảng 35km Tổng chiều dài của đường ống thuộc mạng cấp I và cấp II xấp xỉ 200.000m

Hình 1.6 Minh họa hai dạng mạng lưới cấp nước

o Việc kết hợp hai kiểu mạng lưới phân phối nước này đã giúp cho hệ thống khắc phục đươc những nhược điểm của từng mạng lưới, đảm bảo được việc cung cấp nước cho thành phố được thông suốt và hiệu quả

2 Công trình cấp nước sạch Đankia

2.1 Thành phần hệ thống

2.1.1 Hồ Dankia

Hồ Dankia được xây dựng và hoàn thành vào năm 1945 trên sông Đạ Đờng để phục

vụ công trình thủy điện Ankroet,diện tích hồ khoảng 245 ha diện tích lưu vực là 141

km2, dung tích hữu dụng là 11.62 triệu m3 Nguồn ngước lấy cung cấp cho nhà máy là nước mặt, công suất khai thác hiện nay khoảng 30.000 m3/ ngày đêm

Trang 6

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 48

Hình 2.1 Hồ Dankia chụp từ hướng nhà máy

Mực nước hồ thấp nhất trong năm

khoảng 1413.80m so với mực nước

biển và mực nước hồ cao nhất trong

năm là 1421.80m so với mực nước

biển ta có thể thấy ở hình bên dưới, khi

mực nước biển lên cao nhất thì mốc

đánh giá là con chim đại bàng thấp bên

dưới sẽ không thể nhìn thấy được Nhân

viên nhà máy gọi vui ‘chú đại bàn bé’

là tượng trưng cho mùa nước dâng cao

Hình 2.2 Hai cột mốc đại bàng

Trước đây, hồ Dankia đã có thời gian bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân như

sự rửa trôi bồi đắp của các hệ thống suối quanh khu vực, các loại nước thải do canh tác đổ thẳng vào hờ mà không qua xử lý; nhận thấy sự ô nhiễm đang ngày càng lan rộng, chính quyền đã hành động thắt chặt quản lý nguồn nước đổ vào hồ này Hiện nay, nước trong hồ cơ bản đã đạt được tiêu chuẩn có thể xử lý để cung cấp cho mục đích sinh hoạt

Thông số các chất lơ lửng trong nước hồ (độ đục của nước) vào mùa khô dao động từ

20 – 50 NTU và vào mùa mưa thì trong khoảng 50 – 130 NTU Nhà máy với quy trình công nghệ có thể xử lý được độ đục của nước thô nhỏ hơn hoặc bằng 200 NTU nên nước hồ có thể hoàn toàn loại bỏ được độ đục

Trang 7

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 49

Hình 2.3 Một họng nước- nơi lấy nước về nhà máy

2.1.2 Các công trình trong hệ thống xử lý nước của nhà máy

Hệ thống xử lý của nhà máy được phân thành các khu chuyên biệt được đặt cách xa nhau với các mục đích riêng biệt Cụ thể:

o Trạm bơm nước thô (trạm bơm cấp 1) với 5 tổ máy tại hồ Dankia, 1 trạm biến áp và

1 đường ống chuyển tải nước từ trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý

o Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000 m3/ ngày đặt tại vị trí gần bờ hồ gồm:

bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông (bể lọc hở) có mái che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m3, trạm bơm nước sạch với 6 tổ máy và một trạm biến áp

o Đường ống chuyển tải nước sạch từ trạm bơm nước sạch đến bể chứa Tùng Lâm

o Bể chứa nước sạch dung tích 5.000 m3 đặt tại đồi Tùng Lâm

o Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về hệ thống bể chứa nhỏ trong thành phố đểphân phối nước đi gồm: 2.8km ống thép Ø600, tiếp theo phân thành 2 nhánh: nhánh 1 gồm 5.4 km ống thép Ø500 phân tiếp thành 2 nhánh Ø300 dài 6.5km (cấp nước cho khu vực phường 9,10 của thành phố)và nhánh 2 gồm 1km ống thép Ø500

và 2km Ø300 (cấp nước cho các bể phân phối khác)

2.2 Các công trình đơn vị trong nhà máy

2.2.1 Sơ đồ và thuyết minh công nghệ hệ thống xử lý nước cấp

Mục đích xử lý nước là loại bỏ các tạp chất, độ đục, độ màu, chất hữu cơ, các chất độc hại… tiêu diệt các vi sinh vật các mầm bệnh, vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người

có trong nguồn nước theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của thành phố cả về mặt chất lượng lẫn số lượng Quy trình công nghệ xử

lý hiện đại của nhà máy đã hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu xử lý đề ra Chi tiết quy trình được thể hiện như sau:

Trang 8

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 50

Hình 2.4 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý

Thuyết minh công nghệ:

Nước thô được lấy từ hồ Dankia qua hệ thống bơm cấp I (trạm bơm nước thô), lưu lượng nước đầu vào được xác định qua đồng hồ đo lưu lượng Nước thô được bơm lên bể hòa trộn và phân phối trước, tại bể sẽ được châm phèn, vôi và clo với liều lượng thích hợp

Theo ống dẫn, nước sau khi châm đủ hóa chất được đưa vào bể lắng gia tốc Tại mỗi

bể lắng nhờ hoạt động của máy khuấy, quá trình tạo bông sẽ được diễn ra Nước sau quá trình lắng theo ống dẫn đưa về bể hòa trộn phân phối sau Tại bể này nước tiếp tục được châm vôi, clo với liều lượng thích hợp

Nước sau bể hòa trộn theo máng phân phối đưa đến bể lọc Nước sau lọc theo ống dẫn đưa đến bể chứa nước sạch 3.000 m3 Qua hệ thống trạm bơm cấp 2, nước sạch được đưa ra đài chứa Tùng Lâm với sức chứa 5.000 m3 hòa vào mạnh phân phối toàn thành phố

2.2.2 Các công trình đơn vị

Trạm bơm cấp 1 (bơm nước thô)

Trạm bơm này có nhiệm vụ bơm nước thô từ hồ Dankia lên hệ thống xử lý và cụ thể

là bể hòa trộn phân phối trước Công suất đạt đến 450 m3/h – công suất cơ bản phù hợp với hệ thống xử lý phía sau

Trang 10

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 52

- Bình chống va (để cân bằng áp lực trong đường ống truyền tải, đưa nước lên cao đến hệ thống xử lý) Trong quá trình thu nước không phải lúc nào hệ thống cũng vận hành liên lục, máy bơm có thể xảy ra trục trặc, nước vào máy bơm có thể chảy ngược lại làm gãy cánh quạt, vỏ bơm bị nứt, vì thế phải bố trí bình chống va

Hình 2.7 Bình chống va

Hình 2.8 Van lấy nước

Nước được lấy gần bờ, sau khi trải qua hai lưới chắn rác, nước hồ sẽ được lấy vào họng nước Trạm bơm nước có 4 họng chính: 2 họng lấy nước 492, 2 họng còn lai lấy

Trang 11

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 53

nước 495 và 498, tương ứng với đó là các van nước 492, 495 và 498 Số hiệu của các họng chứa nước biểu thị cho độ cao đo đạc được của họng nước tại địa phương Khi

độ cao của mực nước hồ dâng lên tới độ cao của họng lấy nước thì các họng này sẽ

mở để lấy nước, nếu mực nước thấp hơn thì họng nước này sẽ đóng lại

keo tụ có khả năng kết dính lại với nhau và

kết dính với các hạt cặn lơ lửng trong nước

để tạo thành bông cặn lơn giúp cho quá trình

lắng dễ dàng hơn

Phèn châm vào nước thay đổi tùy độ đục của

nước, lượng phè tối ưu và pH tối ưu xác định

qua thí nghiệm Jartest

Hình 2.9 Ống dẫn phèn

- Vôi (vôi bột, nồng độ 3%): vôi được dùng để kiểm soát hóa chất trong quá trình pha trộn, được sử dụng ở dạng vôi sữa Việc bảo quản bột vôi rất quan trọng, phải bảo quản ở nơi khô rác, thoáng mát không được xảy ra ẩm mốc vì sẽ thay đổi tính chất vôi bột và ảnh hưởng đến chất lượng hóa chất tỏng quá trình xử lý nước

Hình 2.10 Máy bơm vôi

- Clo được dùng để khử trùng, clo dạng khí sẽ được hóa lỏng qua hệ thống Ejector Clo được đưa vào nước 2 lần trong các công đoạn: sau lọc (tại bể trộn thứ cấp) và trước khí đưa ra mạng lưới nước cấp được châm thêm một lần cuối với lượng dư clo (0.9 – 1.1 mg/l) để đảm bảo chất lượng trên hệ thống phân phối và đầu ra ở nhà dân

có hàm lượng clo đạt quy chuẩn hiện hành trong quản lý nước cấp

Trang 12

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 54

Hình 2.11 Hệ thống chuyển đổi dạng clo

Bên cạnh đó còn có một bảng nhỏ bên trên có gắn các đồng hồ đo số liệu nối với các ống nhỏ dẫn từ trạm hóa chất đến; ta có thê nói đó là bảng đo lưu lượng, nống độ và thông số hóa chất đưa vào trng các bể của quá trình; tạm gọi là bảng thông số hóa chất Việc sắp ếp ở nơi dễ nhìn thấy như vậy thể hiện sự chuyên nghiệp trong khâu thiết kế cũng như tính khả thi khi xủy ra sự cố…

Hình 2.12 Bảng thông số hóa chất

Đối với dòng nước khi được bơm lên vị trí nhà máy phía trên cao, nước tại đây sẽ được 1 máy bơm nhỏ hỗ trợ tạo áp lực nước trong đường ống giúp nước chảy lên bể hòa trộn phân phối trước được phân bố phía trên cao Máy bơm và các ống vận chuuyển được đặt trên mặt đất tại nơi khô ráo an toàn - trong nhà xử lý cùng với hệ thống ống (máy bơm phụ ở đây chỉ làm công tác hỗ trợ, không phải đóng vai trò chính yếu trong quá trình)

Trang 14

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 56

Hình 2.15 Hệ thống ống dẫn nước

Bể hòa trộn phân phối trước

Đây là công trình đơn vị đầu tiên nước được đưa đến và thực hiện quy trình xử lý

Hình 2.16 Bể hòa trộn phân phối trước

Nhiệm vụ: Với tên gọi là bể hóa trộn và phân phối nên nhiệm vụ chính của bể là hòa

trộn hóa chất với nước, sau đó phân phối nước đến các công trình đơn vị tiếp theo Việc hòa trộn hóa chất được thực hiện ở bể này là hợp lý nhất do đến các quá trình tiếp theo, việc hòa trộn sẽ không dược hiệu quả, có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước và quá trình:

Trang 15

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 57

- Châm phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O 7.1% để xảy ra quá trình keo tụ tạo bông các chất lơ lửng tan hoặc không tan trong nước trước khi qua bể lắng

- Châm vôi để duy trì pH của nước ở khoảng 6.5 – 8.5

- Clo hóa sơ bộ: clo có tác dụng khử các hợp chất hữu cơ, các thể keo, huyền phù, tảo

và sinh vật nổi với liều lượng thích hợp

Cấu tạo: Gồm 5 ngăn trong đó có 3 hố thu nước và 2 ngăn phân phối được đặt xen

kẽ nhau Phía sau bể sẽ có hệ thống dẫn thu vào máng nước, sau đósẽ đươ ̣c dẫn đến bể lắng gia tốc để lắng bùn că ̣n

Hình 2.17 Ngăn phân phối nước

Hình 2.18 Hố thu – hòa trộn Hình 2.19 Ngăn nhận nước sau hòa trộn

Nguyên lý hoạt động:

- Nước thô được bơm từ dưới lên bể hòa trộn, qua 2 ngăn phân phối đều nước qua 3

hố thu Khi đó phèn được hòa vào nước qua hệ thống ống và van nhỏ ở thành bể, vôi

và clo được được cho qua hệ thống đặt dưới đáy bể Ống châm clo được đặt ở dưới

Ngày đăng: 19/09/2017, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w