Có ý kiến cho rằng: Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ TBCN ở nước là bỏ con đường, mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.. Như vậy, thực
Trang 1Có ý kiến cho rằng: Phát triển kinh tế tư nhân trong TKQĐ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là từ bỏ con đường, mục tiêu CNXH ở Việt Nam Quan điểm của đồng chí như thế nào?
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội đây là con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân
ta đã lựa chọn, con đường đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chung, quy luật đặc thù, phù hợp với xu thế thời đại, mà trước hết là nó đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam Mặc dù con đường đó trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, quanh co, phức tạp Nhưng với ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, con đường đó nhất định
sẽ thắng lợi
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cũng có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, điều đó là do nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chưa sâu sắc Có ý kiến cho rằng: Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ TBCN ở nước là bỏ con đường, mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trước hết, cần khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lớn nhất của cách mạng Việt Nam Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do những yếu
tố chủ quan và khách quan bên ngoài, cùng với những quy luật chung, quy luật riêng chi phối, nên chúng ta có thể thay đổi bước đi, biện pháp, cách làm cho phù hợp nhưng con đường, mục tiêu chủ nghĩa xã hội là không thay đổi, nó như là một chân lý của cách mạng Việt Nam Như vậy, thực hiện kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là bỏ qua con đường, mục tiêu chủ
Trang 2nghĩa hội mà là làm cho con đường, mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng trở nên sáng tỏ hơn
Để chứng minh vấn đề này, cần làm rõ hai nội dung: Một là, chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, vậy “bỏ qua” được hiểu như thế nào? Hai là, tại sao chúng ta phải thừa nhận một nền kinh tế nhiều thành phần (trong đó có cả kinh tế tư nhân) với nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại đan xen với nhau trong thời kỳ quá độ?
- Thứ nhất: Bỏ qua chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu khách quan do điều kiện bên trong và bên ngoài chi phối, song nếu không nhận thức đúng đắn sự bỏ qua thì sẽ nguy hiểm không kém gì lựa chọn không đúng con đường Trong thời kỳ trước đổi mới, chúng ta đã mắc phải sai lầm, khuyết điểm đó là nóng vội, duy ý chí, rập khuôn máy móc, giáo điều, giản đơn về chủ nghĩa xã hội Vội vàng xóa bỏ một số thành phần kinh tế trong khi nó còn lý do để tồn tại; đề cao, mở rộng quan hệ sản xuất tập thể khi nó chưa đầy đủ những tất yếu của kinh tế… Như vậy, thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
Vậy theo đó, có thể hiểu rằng Việt Nam có thể phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong nước và của nước ngoài song kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
xã hội cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Những yếu tố tích cực trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa như hiệu quả kinh tế của quan hệ sở hữư
Trang 3tư liệu sản xuất, cách thức tổ chức và quản lý, phân bố các yếu tố sản xuất… chúng ta cũng nên xem lại và vận dụng để phát huy lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia kinh tế
Những cực đoan của quan hệ phân phối cũng như những mặt trái của quan hệ sản xuất TBCN cần phải được điều tiết bằng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Còn bỏ qua kiến trúc thượng tầng là bỏ qua việc toàn bộ hệ thống chính trị phục
vụ cho thiểu số áp bức bóc lột đó là giai cấp tư sản; trong CNXH, toàn bộ hệ thống chính trị phải vì lợi ích của nhân dân lao động
- Thứ hai: Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ
* Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong đó, kết cấu kinh tế - xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời vừa có cả những yếu tố cũ Tính chất quá độ
đó đã được Lênin viết: “Danh từ quá độ nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là, trong chế độ hiện nay có những thành phần kinh tế, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa nhận điều đó”
Khi GCCN và nhân dân lao động giành được chính quyền và bước vào con đường xây dựng CNXH thì một đòi hỏi khách quan là phải từng bước xây dựng cơ sở kinh tế xã hội của chế độ mới - chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất dười nhiều hình thức thích hợp
Trang 4* Ở nước ta, lực lượng sản xuất kém phát triển, còn nhiều trình độ, tương ứng với nó thì phải có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế Một số thành phần kinh tế trong xã hội cũ không thể cải tạo ngay, song lại do yêu cầu xây dựng xã hội mới nên Nhà nước chủ động xây dựng và phát triển một số thành phần kinh tế mới Vì vậy, nước ta tất yếu phải tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu Trong đó, kinh
tế tư nhân, kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và người làm thương nghiệp, dịch
vụ và kinh tế tự nhiên… tất yếu vẫn còn tồn tại Việc giải quyết các thành phần kinh tế tư nhân phải xuất phát từ yêu cầu và trình độ xã hội hóa sản xuất, tùy thuộc vào khả năng tổ chức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước đây, chúng ta đã sai lầm nóng vội tạo nên một bức tường ngăn cách giữa kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh
tế tư bản tư nhân, cá thể dẫn đến lực lượng sản xuất bị lãng phí, kinh tế bị kìm hãm, đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn
Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta tất yếu phải thực hiện kinh tế nhiều thành phần, song các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, hợp tác, cạnh tranh, đan xen cùng nhau phát triển Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân
Đối với kinh tế tư nhân, để phát triển đúng hướng cần phải:
- Xóa bỏ mặc cảm đối với kinh tế tư nhân, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
- Khuyến khích các nhà tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, dùng công nghệ thu hút nhiều lao động với các chính sách ưu đãi
Trang 5- Tăng cường quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân.
Như vậy, khi nhận thức đúng đắn khái niệm “bỏ qua” CNTB tiến lên CNXH và tính tất yếu chúng ta phải thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân tồn tại đan xen với các trành phần kinh tế khác chúng ta sẽ xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho CNXH và thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta