Ion cromat có cấu trúc tứ diện gồm nguyên tử crom trung tâm và bốn nguyên tử oxi ở 4 đỉnh tứ diện Trong không khí ẩm, K2CrO4 không chảy rữa.. Tan trong SO2 lỏng, không tan trong rượu và
Trang 1Nhóm 33 Lớp L03
1 Vũ Tuấn Kiệt 61001637
3 Nguyễn Phát Đạt 61000635
4 Thon BunHeng 61004173
Đề tài : K2CrO4 và K2Cr2O7
Cấu tạo – Tính chất vật lí của K 2 CrO 4
Là chất ở dạng tinh thể tà phương, màu vàng
Ion cromat có cấu trúc tứ diện gồm nguyên tử crom trung tâm và bốn nguyên tử oxi ở 4 đỉnh tứ diện
Trong không khí ẩm, K2CrO4 không chảy rữa K2CrO4 tan nhiều trong nước (63g ở 20°C) cho dung dịch màu vàng – màu của ion CrO42- Tan trong SO2 lỏng, không tan trong rượu và ete
Cấu tạo – Tính chất vật lí của K 2 Cr 2 O 7
Là chất ở dạng tinh thể tam tà, màu đỏ - da cam
Ion dicromat cấu tạo bởi 2 tứ diện cromat, nối với nhau qua cầu oxi
K2Cr2O7 không bị chảy rữa trong không khí K2Cr2O7 tan nhiều trong nước cho dung dịch có màu da cam – màu của ion Cr2O72- K2Cr2O7 có vị đắng, tan trong SO2 lỏng và không tan trong rượu Muối này có độ tan thay đổi theo nhiệt độ
Khối lượng phân tử
194.19 g.mol−1
Khối lượng riêng
2.7320 g.cm−3
Nhiệt độ nóng chảy
968°C
Nhiệt độ sôi 1000°C
Độ tan trong nước
63 g ở 20°C Một số hằng số vật lí
Trang 2Tính chất hóa học đặc trưng
Sự chuyển đổi giữa K 2 Cr 2 O 7 và K 2 CrO 4
Khi tác dụng với axit, K2CrO4 biến thành dicromat, rồi tricromat, tetracromat theo các phản ứng
2 K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
3 K2Cr2O7 + H2SO4 → 2 K2Cr3O10 + K2SO4 + H2O
4 K2Cr3O10 + H2SO4 → 3 K2Cr4O13 + K2SO4 + H2O
Ở 500°C, K2Cr2O7 phân hủy thành K2CrO4
4 K2Cr2O7 → 4 K2CrO4 + 2 Cr2O3 + H2O
K2Cr2O7 trong dung dịch kiềm trở thành K2CrO4, màu da cam của dung dịch trở thành màu vàng
K2Cr2O7 + 2 KOH → 2 K2CrO4 + H2O
Tính oxi hóa mạnh
Cả 2 muối đều có tính oxi hóa mạnh, nhất là trong môi trường axit (khi đó K2CrO4 chuyển thành K2Cr2O7), chúng oxi hóa giống axit cromic
K2Cr2O7 + 14 HCl → 2 CrCl3+ 2 KCl + 3 Cl2 + 7 H2O
K2Cr2O7 + 3 SO2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
K2Cr2O7 + 6 FeSO4 + 7 H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7 H2O
K2Cr2O7 + 3 C2H5OH + 4 H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3 CH3CHO + K2SO4 + 7 H2O
Khối lượng phân tử
294.185 g.mol−1
Khối lượng riêng
2.676 g.cm−3
Nhiệt độ nóng chảy
398°C
Nhiệt độ sôi Không có (phân hủy ở
500°C
Độ tan trong nước
4.9 g/100 ml (0°C)
102 g/100 ml (100°C) Một số hằng số vật lí
Trang 3Trong các phản ứng trên, màu da cam của dung dịch trở thành màu tím của Cr3+ Vì vậy K2Cr2O7
thường được dùng làm chất oxi hóa để chuẩn độ các chất khử
Trong môi trường trung tính, cromat thường tạo nên Cr(OH)3
2 K2CrO4 + 3 (NH4)2S + 2 H2O → 2 Cr(OH)3 + 3 S + 6 NH3 + 4 KOH
Trang 4Điều chế
K2Cr2O7 có thể được điều chế từ quặng cromit ( Fe(CrO2)2 ) qua quy trình chuyển hóa như sau
Trong giai đoạn I, dùng không khí oxi hóa hỗn hợp đã nghiền mịn của cromit, sođa và đá vôi, nung nóng trong lò quay ở 1000°C - 1300°C
4 Fe(CrO2)2 + 8 Na2CO3 + 7 O2 → 8 Na2CrO4 + 2 Fe2O3 + 8 CO2
Trong giai đoạn II, hòa tan hỗn hợp sản phẩm phản ứng để có dung dịch Na2CrO4 rồi axit hóa
để chuyển cromat thành dicromat
2 Na2CrO4 + 2 H2SO4 → Na2Cr2O7 + 2 NaHSO4 + H2O
Trong giai đoạn III, chuyển Na2Cr2O7 thành K2Cr2O7 là muối ít tan hơn ở nhiệt độ thường bằng phản ứng trao đổi
Na2Cr2O7 + 2 KCl → K2Cr2O7 + 2 NaCl
K2CrO4 cũng có thể được điều chế trực tiếp từ quặng cromit khi thay sođa dùng trong giai đoạn 1 bằng
K2CO3 là muối đắt tiền hơn, hoặc có thể điều chế từ K2Cr2O7 và CrO3
4 Fe(CrO2)2 + 8 K2CO3 + 7 O2 → 8 K2CrO4 + 2 Fe2O3 + 8 CO2
K2Cr2O7 + 2 KOH → 2 K2CrO4 + H2O
CrO3 + 2MOH(loãng) M2CrO4 + H2O (M: K, Na)
K2Cr2O7 4K2CrO4 + 2CrO3 + 3O2
Ứng dụng
Như những hợp chất Cr (+6) khác, K2CrO4 và K2Cr2O7 có thể điều chế H2CrO4 dùng rửa dụng
cụ bằng thủy tinh hoặc bằng vật liệu chống axit
Chúng là thuốc thử Ag+ (kết tủa AgCrO4, Ag2Cr2O7) và nhận biết etanol (phản ứng oxi hóa)
K2Cr2O7 là thành phần của xi măng, dùng để làm chậm sự cô đặc và tăng mật độ xi măng
K2Cr2O7 có ứng dụng quan trọng trong nhiếp ảnh, nhờ tính oxi hóa mạnh
K2Cr2O7 được dùng làm 1 thành phần của thuốc đầu diêm, và là nguyên liệu để sản xuất Cr2O3
K2Cr2O7 + 2 C → K2CO3 + Cr2O3 + CO
Ngoài ra, K2Cr2O7 còn được dùng trong thuộc da
Chúng có thể điều chế một số hợp chất khác của Crom và nhiều ứng dụng khác
Nguồn : Hóa học vô cơ – Hoàng Nhâm, Tập 3; www.wikipedia.com
Giản đồ Latimer của Crom
Cromit →I Natri cromat II→ Natri dicromat→III Kali dicromat