Đề tài miền núi trong truyện ngắn của nguyên ngọc giai đoạn 1945 1975 Đề tài miền núi trong truyện ngắn của nguyên ngọc giai đoạn 1945 1975 nhà văn Nguyên Ngọc Văn xuôi Việt Nam 19451975 Tháng Ninh Nông, Rừng xà nu, Người hát rong giữa rừng, Dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông, Rẻo cao,...
Trang 1ĐỀ TÀI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYÊN NGỌC GIAI ĐOẠN 1945-1975
1. Đặt vấn đề
Nước ta có tới 54 dân tộc anh em cùng
chung sống trên lãnh thổ Người Kinh (Việt)
chiếm tới 87% dân số, còn lại là các dân tộc
khác sống rải rác từ Bắc đến Nam nhưng tập
trung nhất là khu vực vùng núi phía Bắc và
Tây Nguyên Chúng ta có một nền văn học
vô cùng phong phú, đa dạng thế nhưng từ
trước đến nay, các nhà văn phần lớn chỉ tập
trung khai thác cuộc sống của nhân dân đồng
bằng hơn là vùng cao Ở đề tài dân tộc miền
núi, văn học giai đoạn 1945-1975 đến tận
bây giờ cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay
những tên tuổi như Ma Văn Kháng, Tô Hoài,
Nguyễn Huy Thiệp, Cao Duy Sơn, Dương
Thuấn, Vi Hồng,…
Trong số những nhà văn thành công về
đề tài miền núi, dĩ nhiên không thể thiếu cái
tên Nguyên Ngọc Ông có một lối viết rất
độc đáo, riêng biệt khó hòa lẫn và nó nhất
quán suốt cuộc đời cầm bút: luôn viết về
người thật việc thật và người tốt việc tốt
trong cuộc sống chiến đấu của nhân dân Ở
đề tài về miền núi, Nguyên Ngọc đã nắm bắt
được cái hồn cốt của mảnh đất và con người
nơi đây - một mảnh đất với thiên nhiên vừa
hùng vĩ vừa say đắm lòng người, những nét
văn hóa đặc sắc và những con người tuy phải
sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng lại vô
cùng anh hùng và lãng mạn Điều đó được
khẳng định qua tiểu thuyết Đất nước đứng
lên, truyện ngắn Rừng xà nu và một số
truyện ngắn trong tập Rẻo cao (Rẻo cao,
Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, Tháng
Ninh Nông, Người hát rong giữa rừng,…).
Bài viết này tìm hiểu năm truyện ngắn kể trên của nhà văn Nguyên Ngọc Và “miền núi” mà Nguyên Ngọc thể hiện qua tác phẩm của mình gồm cả vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên hùng vĩ của Tổ quốc
1. Nội dung
2.1. Cuộc sống con người miền núi 2.1.1. Đọc những truyện ngắn của Nguyên Ngọc,
chúng ta cảm nhận rất rõ cuộc sống nghèo
đói, khổ cực của những con người nơi đây.
Cái làng Mường Hon thời Mậu Thân xơ xác chỉ có mỗi chục nóc nhà bị đói tơi tả Dân Tơ
Trá “một hạt gạo cũng không còn, mọi người
đều ăn rau rừng”, phải nhịn từng hạt bắp
non cuối cùng “để dành cho người già, trẻ
sơ sinh, thương binh và bệnh binh thật nặng”
(Tháng Ninh Nông) Dân làng Strá (Rừng
xà nu) thì phải ăn bắp gối pomchu để dành
gạo nuôi bộ đội kháng chiến Vùng đất mà
người nghệ sĩ Y Yơn (Người hát rong giữa
rừng) sống “cũng hoang vắng, cằn cỗi,
nghèo xơ” như bao vùng đất của Tây
Nguyên Nhà Y Yơn lại nghèo khó nhất làng, nghèo đến nỗi khi sinh ra Y Yơn, chắc sẽ không nuôi nổi, bà Hlum đã định đập cho ông chết luôn Cuộc đời ông cũng chẳng khá hơn, phải sống trong một túp lều với vài ba món đồ tre chắp nối tạm bợ
Không chỉ phải chịu nghèo đói mà họ còn rơi vào bi kịch bởi nghèo đói, bởi bọn chúa đất dã thú, bất nhân Trong “Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng” (bút kí nhưng cũng
được xem là truyện ngắn), dưới lời kể của chị Vàng Thị Mỹ, cuộc đời của những người
Trang 2dân vùng Tây Bắc hiện ra với bao nhiêu cay
đắng, bi kịch: “Đời người con gái Mèo ấy
mà, như là chôn dưới gốc cây thuốc phiện
[…] Mỗi lần hoa thuốc phiện nở là đời
người con gái Mèo chúng tôi tan nát thêm
một lần” Cô gái Mèo Vàng Thị Mỹ ở với bố
trên đỉnh núi cao quanh năm mây phủ, chỉ có
sự im lặng lạnh lùng của những dãy núi
mênh mông làm bạn Bố cô trước kia cũng
có ruộng đất nhưng bị bọn chúa đất lấy mất
Hai cha con cặm cụi moi từng hốc đất để
trồng bắp, bo bo để ăn Rồi ông mơ ước thoát
khỏi cái in lặng cô độc mà trở về dưới thung
lũng Ông trồng thuốc phiện bán mong có
tiền để tậu lại miếng ruộng đã mất Rồi cái
ngày ông đem ra chợ bán cũng là ngày ông
bị giết chết, ước mơ dở dang Vàng Thị Mỹ
được bà cụ góa nuôi Hai năm sau, đúng
mười ba tuổi, cô lại bị gả vào nhà của gã
chúa đất đã giết cha cô Bi kịch của gia đình
Vàng Thị Mỹ cũng là bi kịch chung của
nhiều gia đình Mèo cùng khổ nơi đây Họ
phá nương bắp đi mà trồng thuốc phiện Họ
“vuốt ve từng lá thuốc như vuốt ve những
ước mơ đẹp đẽ nhất” Họ thức thâu đêm biên
giới dài với mong muốn thoát khỏi cảnh
khốn cùng Họ chống lại được tất cả hoàn
cảnh khắc nghiệt, chống lại cả những loại thú
rừng nhưng cuối cùng họ đều bị bọn chúa đất
phong kiến ác hơn thú cướp đoạt: cướp cả
ước mơ, cướp cả mạng sống, cướp hết! Hình
ảnh những cái xác “rải đầy những con
đường núi quanh co, hiểm trở ” gây ám ảnh
cho người đọc về số phận bi thương của
những con người thấp cổ bé họng
2.1.2. Tuy phải sống nghèo khổ nhưng chưa bao
giờ họ tỏ ra bi quan, tuyệt vọng Vốn là
những con người của rừng núi nên dường
như họ đã mang trong mình một sức mạnh kiên cường, một nghị lực, một niềm lạc quan vượt lên trên tất thảy Nguyên Ngọc
đã xây dựng các nhân vật của mình chính từ người tốt việc tốt Có lẽ vì ông luôn có niềm
tin cách mạng cho nên thế giới nhân vật của
ông, dù già hay trẻ, dù gái hay trai cũng đều mang phẩm chất anh hùng cách mạng.
Đặc biệt, không chỉ có một cá nhân anh hùng
mà cả một tập thể anh hùng, lớp này nối tiếp lớp khác, lớp này ngã xuống thì đã có lớp kia thay thế, đúng như câu thơ của Tố Hữu:
“Lớp cha trước, lớp con sau – Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Trong truyện ngắn “Rẻo cao”, nhân
vật Cắm bỏ nhà đi hoạt động cách mạng từ trẻ, mải việc nước đến nỗi quên lấy vợ Khi
về già, không còn sức đi thì ông về quê, làm cách mạng ở quê Cắm làm chủ tịch xã, dẫn đoàn dân công Mèo đi vác sung, đạn, gạo ăn, nước uống cho bộ đội Rồi Cắm làm thêm bí thư, lại tiếp tế cho bộ đội, lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất Rồi Cắm lại còn làm phát hành viên của xã với nhiệm vụ chuyển thư
từ, báo Đảng xuống các làng bản Ông không biết chữ nên thằng cháu ruột của ông đã phải đánh dấu thư từ bằng những sợi chỉ đủ màu sắc Chỉ đỏ là của ông Lý A Pù xóm Nà Ngấn, chỉ xanh của đồng chí Ma Văn Keo xóm Nà Thăn, chỉ vàng của ông Mã Thế Sinh xóm Văn Thụ,… Thế là ông cắt rừng đi ngay
dù đêm đã khuya Cháu của Cắm cũng theo bước người chú của mình tự nguyện tham gia cách mạng Thắng giặc trở về, người cháu ấy cũng về xã làm giao thông cho huyện, cùng chú mình đem thông tin tuyên truyền của Đảng đến cho người dân vùng núi
Trang 3ANH HÙNG NÚP
Tnú (Rừng xà nu) vốn mồ côi cha
mẹ, được người làng Strá nuôi lớn Cuộc đời
đau khổ đã hun đúc cho Tnú một tinh thần
bất khuất kiên cường Lúc còn nhỏ, anh đã
gan dạ, không sợ chết, dám đi tiếp tế lương
thực cho cán bộ Lớn lên, lập gia đình với
Mai rồi có con nhưng hạnh phúc ấy bị quân
địch giày xéo cho tan nát Anh đã xông ra đối
đầu với quân thù đầy vũ khí bằng hai bàn tay
không Vợ con bị giết, bản thân bị bọn thằng
Dục tẩm xà nu đốt cụt mười ngón tay nhưng
Tnú không hề tỏ ra nhụt chí Nén nỗi đau
riêng trong nỗi đau chung, anh đi lực lượng
để trả thù nước, rửa thù nhà Anh trở thành
tấm gương lớn cho làng Xô Man về lòng
kiên trung, ý chí và lí tưởng cách mạng
Không chỉ thế, Nguyên Ngọc còn truyền cho
người đọc cảm hứng về một tập thể Xô Man
anh hùng Đó là cụ Mết già làng, linh hồn
của rừng núi với lời nói đã trở thành lời hiệu
triệu: “Cán bộ là Đảng Đảng còn, núi nước
này còn [ ] Chúng nó đã cầm súng mình
phải cầm giáo” Cụ lãnh đạo dân làng đứng
lên chống giặc Rồi anh Quyết, người dẫn dắt
Tnú và Mai trong những ngày đầu làm cách
mạng Anh Quyết hi sinh đã có Tnú, Mai lên
thay Thế hệ sau nữa lại có Dít, cậu bé Heng
Người người lớp lớp nối tiếp nhau đánh giặc
bảo vệ buôn làng, bảo vệ Đảng
Con người miền núi trong sáng tác của Nguyên Ngọc không chỉ là anh hùng
mà còn là những con người nghệ sĩ Đó là
gia đình của Y Yơn (Người hát rong giữa
rừng) Cha Y Yơn là Y Tam, cũng là một
nghệ sĩ trời sinh, tự trong máu “quanh năm, lang thang, phiêu bạt như ngọn gió, như con nước, nơi nào vui thì đến, thích thì ở, chán thì đi, chẳng thiết làm ăn, chỉ say sưa múa hát” Mẹ ông là Hlum “cũng nghệ sĩ chẳng kém gì chồng” Y Yơn là “một ngọn gió sinh
ra từ hai ngọn gió” nên bản chất nghệ sĩ ăn
sâu vào máu thịt Vốn là một người rất giỏi
về âm nhạc, trong chiến tranh ông tham gia vào đội hát rong cách mạng, lang thang khắp các buôn làng Gia Rai, Êđê, M’nông để tuyên truyền giác ngộ quần chúng gây cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng Nguyên Ngọc
đã viết về Y Yơn thế này: “Y Yơn, đó là Tây
Nguyên Con người Tây Nguyên Đất nước Tây Nguyên Rừng rú Tây Nguyên Văn hóa Tây Nguyên Thậm chí, lịch sử hay là số phận Tây Nguyên Hoặc đúng hơn, tâm hồn Tây Nguyên” Những bài hát của ông hầu
như chẳng nói gì nhiều đến Cách mạng, kháng chiến, căm thù, đánh giặc, Ông hát
“chủ yếu là tình ca Tình yêu trai gái, yêu rừng, yêu con suối đầu làng, [ ] con chim k'tía chuyên ăn cắp lúa trên rẫy Tiếng hát
đặc biệt mang hơi thở núi rừng ấy có sức
cảm hóa đặc biệt: “nó tập hợp mọi người, nó
nung nấu tình yêu quê hương và gọi người ta đứng dậy vì tự do của rừng núi và buôn làng ” Ông đã khiến nhiều người từng cầm
súng theo giặc, khi nghe được tiếng hát của ông qua đài, đã bỏ súng quay về với Cách mạng Ông cũng vào vùng ác liệt nhất mà bọn Fulro hoành hành, khiến chúng chúc mũi
Trang 4súng xuống đất mà quay về hàng Những bài
tình ca Y Yơn hát “có lẽ tập hợp tất cả lại, sẽ
thành một bức tranh bao la bằng âm nhạc về
Tây Nguyên mênh mông hùng vĩ trữ tình bí
hiểm và quyến rũ vô cùng ” Vì thế, nó có
sức lay động lòng người vô cùng Ông là một
ngọn gió lang thang, một ngọn gió xuân vĩnh
cửu của Tây Nguyên mang trong nó sức sống
âm thầm mà bất tận của vùng đất bí mật và
kỳ vĩ này
Hình minh họa
Hai ông cháu người Mèo trong truyện
ngắn “Rẻo cao” tuy không phải nghệ sĩ
nhưng cũng mang trong mình tính cách nghệ
sĩ lãng mạn, nhạy cảm Người cháu thì mắc
một khuyết điểm lớn (theo lời của ông già
Cắm) đó là mê mải cảnh đẹp mà chậm báo
Đảng: “Hễ cứ đến mùa xuân, khi những sườn
núi Mèo lẫn trong sương mai trắng xóa bắt
đầu nở những đóa hoa màu tím nhạt” thì
đồng chí giao thông huyện lại lần theo các
sườn núi hái hoa, rồi tạt vào một cái làng, rồi
lại “lưng giắt công văn, chân nhảy lò cò,
thổi khèn tặng hoa cho một cô gái Mèo”.
Ông già Cắm thì đang bực cháu nhưng khi
“khí lạnh của đêm mùa xuân trên núi cao,
bỗng tỏa vào nhà một thứ hương hoa tím
nhạt, xa vắng và gần gũi, thoang thoảng êm
dịu như mùi thơm của cả mùa xuân, của cả
núi rừng Mèo” thì trong phút chốc cơn giận của ông tan biến liền
Con người dù phải trải qua cuộc sống đau khổ thế nào rồi cũng tìm đến được với cách mạng, đi theo cách mạng Những Tnú,
cụ Mết, Dít, bé Heng và dân làng Xô Man là đại diện tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên tham gia kháng chiến và trung thành với Tổ quốc Họ có niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Như ông già Cắm, chỉ một lần được gặp ông Cụ (Bác Hồ) mà Cắm đã dấn thân đi
theo “Mỗi con suối Cắm lội qua, mỗi ngọn
núi Cắm leo lên, mỗi bước chân Cắm bước
đi trên đường, Cắm đều nghĩ chắc chắn rằng: bước chân ông Cụ cũng đã giẫm lên chỗ này đây và thế thì nhất định là đi đúng
con đường tốt rồi” Vàng A Mỹ (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng) đã từng rất sợ người,
trốn tránh người, đã từng có suy nghĩ “con
người trong xã hội ngày ấy đối với con người chỉ là thú dữ” Sau khi gặp được
Đảng, đi theo cách mạng rồi về làm chủ tịch
xã, chị đã tìm thấy được tương lai mới đầy lạc quan Câu nói của chị cũng tràn đầy niềm
tin tươi sáng: “ngày xưa người đối với người
coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có Cụ Hồ, người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể là anh em một nhà vậy Đó là chủ nghĩa xã hội đấy, bà con ạ ”.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong ngòi bút Nguyên Ngọc khi xây dựng những con người miền núi đó là ông có những cách diễn đạt “đậm chất rừng núi” qua lời nói, suy nghĩ, hành động của nhân vật Ông thường dùng hình ảnh của thiên nhiên, rừng núi để
Trang 5miêu tả con người Chẳng hạn, khi viết về
người cháu (qua suy nghĩ của ông già Cắm)
thì nhà văn tả: “Đi ra ngoài nương, đi về
trong nhà, đã thấy nó nhớn bằng con lợn ba
tháng rồi Tra lúa, lúa có sữa, nó đã nhớn
bằng con hoẵng con rồi [ ]Thằng bé lúc
đầu còn như một con bê, sau nó thành một
con chó lài, sau dần dần thì nó đã trở thành
một con cọp” [ ] Cái lưng nó đã rộng bè bè
và hơi cong lại như lưng một con thú rừng
sắp vồ mồi” (Rẻo cao) Ông cụ Mết (Rừng
xà nu) được miêu tả qua ngoại hình “mắt
vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên
phải vẫn láng bóng Ông ở trần, ngực căng
như một cây xà nu lớn” Chất rừng núi ấy
còn thể hiện ở tính cách, lối sống của nhân
vật Tnú khi leo cây, băng rừng thì như một
con sóc nhanh nhẹn, khi bơi qua suối lại như
một con cá kình “Ông già Xử rất buồn, ông
sống im lặng, cô độc như một con thú”
(Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng) Còn Y
Yơn lại “là một kiểu "người rừng", tự nhiên
và hoang dã, như một cây cổ thụ hay một
con thú hoang trong rừng Tây Nguyên”
(Người hát rong giữa rừng) Người cháu
của Cắm “nhớn nhanh hơn một cái cây bên
suối [ ], không rừng núi nào nó chừa Gặp
lại chú sau bao nhiêu năm xa cách, cậu ta
“nhảy tới, đúng là một con thú rừng thật, vồ
lấy chú nó, rú lên” Tất cả những điều ấy đã
tạo ra hình ảnh những – con – người – miền
– núi: chân chất, mộc mạc, dũng cảm, anh
hùng, nghệ sĩ, hoang dã không thể lẫn vào
đâu được
2.2. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ mà
say đắm lòng người
Nhắc đến miền cao, chúng ta không thể không nhắc đến những con thác hùng vĩ gầm reo, những dòng suối róc rách ngày đêm len qua từng vách đá, những đồi thông xanh rì vi
vu hát, những bạt ngàn hoa đầy sắc màu vẫn thường xuất hiện trong thơ ca Nguyên Ngọc cũng miêu tả thiên nhiên miền núi với tất cả nét hoang sơ, kì vĩ mà diễm lệ của nó, đó cũng là hình ảnh gắn bó thân thuộc với con người
Đọc tác phẩm của Nguyên Ngọc, chúng
ta không khó nhận ra ông đã miêu tả một
thiên nhiên dữ dội, hoành tráng như một bản hùng ca đại ngàn mây núi Trong
truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn xây dựng
hình ảnh một rừng xà nu gắn bó với dân làng
Xô Man Nguyên Ngọc tô đậm cái rộng lớn,
bất tận của rừng xà nu tới 3 lần: “Đứng trên
đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà
nu nối tiếp tới chân trời” Sức sống bất diệt
của rừng xà nu cũng chính là sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến chống quân thù Rừng xà nu không phải là một sinh thể tách biệt mà gắn bó với dân làng, che chở, bảo vệ dân làng trước nòng súng của bọn giặc
Thiên nhiên ác liệt như một trở ngại cho con người Đây là một cơn mưa Tây
Nguyên: “Dầm dề, dai dẳng, mịt mùng, một
tháng, hai tháng, ba tháng, bốn tháng, năm tháng trời Mỗi mùa mưa lại như một lần khai thiên lập địa trở lại Từng trái núi khổng lồ đổ ập xuống, và lưng dãy núi dài cao vút mọc lên (?), những hố sâu hun hút đột nhiên toác ra ở chỗ mới hôm trước là đất bằng, rừng già Những con sông lớn ngoắt một cái, đổi ngược dòng Nước, nước,
Trang 6nước, mênh mông, miên man, bất tận ”.Tây
Nguyên còn “nổi tiếng” bởi những con đèo,
con dốc chon von: “Đường thăm thẳm dốc,
cua tay áo liên tiếp, be bét bùn đất đỏ như
máu, suốt mấy chục cây số toàn một bên
vách đứng một bên vực sâu đen ngòm”
(Tháng Ninh Nông) Nó có thể đem đến
nguy hiểm cho tính mạng con người bất cứ
khi nào Thiên nhiên miền núi gây ấn tượng
trong lòng người đọc bởi hình ảnh của
“những vách núi cheo leo vây kín cái thung
lũng hình sừng trâu” của xã Nà Lường, cái
làng Mèo chót vót đỉnh núi quanh năm mây
phủ, “làng Mường Hon cheo leo sườn núi
thẳng đứng” Dãy núi Ngọk Linh cao nhất
vùng Tây Nguyên nhìn từ trên máy bay
xuống “cả một dải sườn núi thăm thẳm hùng
vĩ trải dài” cũng được nhắc đến nhiều trong
tác phẩm của ông Núi cao, thác sâu, vực
thẳm chính là những đặc trưng của vùng sơn
cước
Thung lũng Mường Hoa –Sa Pa
Thiên nhiên tuy dữ dội, hiểm trở
nhưng vẫn mang những nét hoang sơ,
thuần khiết, đẹp đến nao lòng Đó là vẻ đẹp
của những dòng suối đầu bản nước róc rách
chảy, là những ngọn núi cao quanh năm mây
trắng bao phủ như bức tranh tiên cảnh
Những đêm mùa xuân trên núi cao, những
loài hoa dại tỏa hương “xa vắng và gần gũi,
thoang thoảng êm dịu như mùi thơm của cả mùa xuân, của cả núi rừng” Cảnh đêm mùa
xuân thanh bình còn được miêu tả đầy thơ mộng mà rất đỗi yên bình qua cảm nhận của
ông già Cắm: “Mùa xuân về trên rẻo cao đã
làm nở những thứ hoa chỉ thơm ban đêm, kín đáo như nụ cười tình của một cô gái Mèo Tiếng kêu của một con hoẵng lạc bầy trong rừng khuya nghe như tiếng gọi tha thiết của một con người” Còn đây là vẻ đẹp đến ngây lòng của hoa thuốc phiện – một loài hoa đặc biệt được trồng rất nhiều ở miền núi cao Tây
Bắc: “một đóa trắng, trong sáng và trinh
bạch, nở một mình giữa đám thuốc phiện còn xanh Rồi lốm đốm những hoa trắng nở đây đó; rồi thì đột ngột, bừng nở một bông hoa tím quyến rũ, lẳng lơ và yếu đuối lạ lùng Cần đài hoa màu tím sẫm lại như ướt Gió thổi bạt cánh hoa mong manh”
Có thể nói, thiên nhiên trong sáng tác của Nguyên Ngọc vừa mang những nét đặc trưng cho mảnh đất cao nguyên, vừa góp phần hun đúc nên tính cách của con người nơi đây Thiên nhiên gắn bó với con người, là cái nôi cho con người tồn tại và phát triển
2.3. Và bản sắc văn hóa độc đáo
Văn học trước hết là văn hóa Văn học phản ánh văn hóa của một vùng miền, một dân tộc chính vì thế bất kì nhà văn nào khi viết cũng đều có một vốn văn hóa nhất định
Là người gắn bó với miền núi trong những năm lăn lộn chiến đấu và công tác nên Nguyên Ngọc am hiểu sâu sắc văn hóa nơi đây Người đọc cảm thấy ông chính là một phần máu thịt của mảnh đất ấy Qua sáng tác của Nguyên Ngọc, văn hóa miền núi Tây Bắc
Trang 7và Tây Nguyên hiện lên rất phong phú và
sinh động Từ cách ăn mặc, suy nghĩ của con
người đến phong tục tập quán, lễ hội, nhà
rông,…hầu như tác phẩm nào của Nguyên
Ngọc cũng phản ánh, không mặt này thì mặt
khác
Vẻ đẹp văn hóa Tây Nguyên thể hiện
trước hết ở những lễ hội, những phong tục
tập quán đặc sắc Ở mỗi cộng đồng, lễ hội
thường chứa đựng những đặc trưng riêng
biệt, mang hơi thở của đời sống và lao động
sản xuất Người ta tổ chức nhiều lễ hội với
quy mô lớn nhỏ khác nhau, có thể trong một
làng hoặc rộng ra cả một vùng: lễ cưới, lễ bỏ
mả, lễ ăn cơm mới, lễ cúng tạ ơn Giàng,…
Mùa lễ hội ở Tây Nguyên tập trung nhất là
ba tháng đầu năm dương lịch Đây là thời
gian mà mọi công việc thu hoạch đã xong,
con người muốn tạ ơn trời đất đã giúp họ có
một mùa màng bội thu Trong truyện ngắn
“Tháng Ninh Nông”, nhà văn đã miêu tả rất
kĩ nét văn hóa độc đáo này Mùa lao động
xong thì mùa lễ hội bắt đầu: “Mùa người ta
làm lễ bỏ mả Người ta hỏi chồng, hỏi vợ,
người ta cưới xin Người ta đi thăm nhau,
anh em, bạn bè, họ hàng đi chơi nhà nhau”.
Người ta múa hát và làm đàn tơ-rưng, đàn
Klông-pút,… người ta dệt váy khố và đan lát
chuẩn bị cho mùa sản xuất mới Tháng Ninh
Nông của người Tơ Trá còn có một phong
tục lạ lùng nữa: “vào một ngày nhất định, cả
làng vứt bỏ lại hết mọi thứ mà công cuộc
tiến hóa hàng vạn hay hàng triệu năm đã
đem lại cho con người: rìu rựa, dao mác,
nhà cửa, chiêng ché, gạo bắp, nồi niêu tất
cả, tất cả , người ta nói ngày trước cả quần
áo nữa, cả làng theo người già làng kéo
nhau đi vào rừng thật sâu Ở đó họ hú gọi linh hồn tổ tiên về cùng mình và họ sống lại đời sống nguyên thủy, hái lượm và săn bắt Mươi ngày, có khi nửa tháng, hay một tháng.
Để làm gì vậy? Người ta bảo đấy là trở về với tổ tiên và với tự nhiên, tắm gội toàn bộ con người trong suối sông cội nguồn đó”
Nhà rông và cồng chiêng là một nét
đặc sắc khác nữa khi nói đến Tây Nguyên Người dân ở đây còn giữ lối sống theo buôn làng và nhà rông chính là niềm tự hào, là linh
hồn của cộng đồng Trong Đất nước đứng
lên, Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông, Rừng xà nu, ta đều thấy sự hiện diện
của nhà rông trong tất cả những sự kiện trọng đại của buôn làng Bên bếp lửa nhà rông, dân làng Xô Man từ già tới trẻ, từ gái tới trai lũ lượt kéo đến chúc mừng Tnú trở về làng sau
ba năm đi kháng chiến: “Cơm nước xong, từ
phía nhà ưng (nhà rông) có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng” Dưới ánh sáng của
lửa xà nu trong nhà rông, cụ Mết với sự uy nghiêm đã kêu gọi dân làng đứng lên giết giặc Tiếng thét “Chém” vang lên, xác bọn
thằng Dục ngã xuống Trong Người dũng sĩ
dưới chân núi Chư Pông, nhà văn cũng viết:
“Suốt mấy mươi năm, trong nhà rông nóc nhọn như một mũi tên đứng sững dưới chân núi Chư Pông, hàng chục thế hệ nối tiếp những thiếu niên, thanh niên làng này thường quây quần bên bếp lửa hồng, nghe cụ Xớt kể
về cuộc đời của đất nước, sông núi, của dân tộc Gia Rai”
Trang 8Nhà rông và múa cồng chiêng
Nếu nhà rông là linh hồn của bản làng
thì tiếng cồng chiêng âm vang là linh hồn
của Tây Nguyên hùng vĩ Cồng chiêng có
mặt trong tất cả những lễ hội lớn nhỏ Bên
ngọn lửa cháy rực, tiếng cồng chiêng vang
lên cùng những điệu múa gợi sức mạnh cộng
đồng, tinh thần đoàn kết Âm thanh của nó
như lời gọi của mây ngàn thác núi, là tiếng
vọng của đất trời Nguyên Ngọc đã bắt được
cái hồn cốt khi miêu tả tiếng cồng chiêng có
sức lan tỏa, lay động lòng người: “Tháng
Ning Nông ở Tây Nguyên lạ lùng nhất là
tiếng cồng chiêng [ ] Ầm ì, vang động sâu
thẳm, huyền bí [ ]vọng vang như tiếng ngân
nga của hồn đất, hồn rừng, hồn núi và
sông Tiếng trầm như vọng lên từ lòng sâu
thăm thẳm của đất và từ chiều sâu bất tận
của thời gian ”
Phiên chợ vùng cao
Văn hóa vùng cao còn thể hiện qua
lối sinh hoạt của người dân Đó là buổi chợ
phiên của một làng Mèo ở chợ Miêu Cao
thuộc vùng núi Tây Bắc, “người đi bán rất ít,
người đi chợ để chẳng bán gì cả lại nhiều hơn gấp bội Cũng chẳng để mua gì cả Người ta đi chợ để chơi, thế thôi! Đối với
người Mèo, chợ là ngày hội” (Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng) Đó là những tiếng
chày quen thuộc trong công việc mà những người như Tnú phải xa làng đi kháng chiến vẫn đau đáu hướng về, vẫn da diết nhớ:
“tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi”
(Rừng xà nu) Ta cũng hiểu thêm được cách
ăn mặc hay kiến trúc nhà ở đặc biệt của
người Tây Nguyên Đó là kiểu kiến trúc theo lối sinh hoạt cộng đồng Các buôn của người Êđê, Mơnong, các Pơlây của người Bana, Xơ đăng Các gia đình sống tập trung theo từng cụm nhà ở các sườn núi, ven suối chứ không rải rác Có khi, cả một tập thể ở chung trong
một ngôi nhà dài: “Nhà Tây Nguyên không
bao giờ ngăn thành từng buồng kín riêng
Trang 9biệt Nhà dài đến năm ba chục mét, hàng
chục hộ cùng sinh sống, cũng cứ thông thống
từ đầu này đến đầu kia, mỗi hộ một cái bếp,
cả nhà là một cộng đồng thông thương và
khăng khít, cái riêng nằm chan hòa giữa cái
chung”(Tháng Ninh Nông) Về trang phục,
đàn ông thì “khoác một tấm dồ (tấm chăn
dùng khoác lên người của đàn ông Tây
Nguyên) mầu sẫm, đóng khố”, phụ nữ thì
mặc váy, có khi thật hoang sơ như thiên
nhiên vậy: “Con gái Tơ Trá ngày trước vốn
để ngực trần, khoe sắc xuân kiêu hãnh như
hai chồi xà-nu nhọn hồng của họ, từ khi có
bộ đội đến họ mới khoác hờ một tấm vải thô
pha trộn e thẹn và táo bạo” Cách ăn mặc ấy
là đặc trưng của nhiều dân tộc nơi núi cao
hẻo lánh, nơi con người được hòa nhập với
núi rừng
3. Lời kết
Bằng cả tình yêu, tâm huyết và tài năng của mình, Nguyên Ngọc đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam những trang viết
về đề tài miền núi thật hấp dẫn, sinh động và chân thực Ở đó có những con người vốn mộc mạc, thẳng thắn mà hùng dũng, kiên cường Ở đó có thiên nhiên dữ dội, bí hiểm
mà trữ tình, mê đắm Ở đó có những nét đẹp văn hóa đặc sắc mang đậm hồn thiêng sông núi Hình tượng con người và thiên nhiên miền núi trong tác phẩm của nhà văn đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ đẹp, lí thú, giúp ta hiểu hơn về vùng đất và con người nơi đây Đó cũng là đóng góp quý giá của tác giả
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008
2. Phạm Ngọc Hiền, Tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975, NXB Văn học, Hà Nội, 2012.
3. http://www.pleikucafe.com/ver2/tin-tuc-24h/nguyen-ngoc rung/nguoi-hat-rong-giua-rung.html
4. http://radioplus.vn/nghe-doc-truyen/truyen-dem-khuya/reo-cao-nguyen-ngoc.html
5. http://dongvan.gov.vn/mua-hoa-thuoc-phien-cuoi-cung/
6. http://vov.vn/van-hoa/van-hoc/thang-ninh-nong-206438.vov
7. http://www.bienphong.com.vn/nguyen-ngoc-va-tay-nguyen-hung-vi/
8. Các tài liệu trên internet