1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

54 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 483,5 KB

Nội dung

trị bình quân bệnh nhân nội trú là 7,35 ngày; Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạtđộng của bệnh viện công suất sử dụng giường bệnh, ngày điều trị bình quân vàchỉ số luân chuyển bệnh nhân c

Trang 1

Chính phủ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Dự thảo 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 trình bày tại đại hội đạibiểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ về vấn đề văn hoá xã hội: “Xây dựng

xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh Đến năm 2020, chỉ

số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; Tốc độ tăngdân số ổn định ở mức khoảng 1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sỹ và

26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; Tập trungphát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ y

tế Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá để phát triểnnhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức vàcủng cố mạng lưới y tế cơ sở”

Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân,

Bộ Y tế xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở y tế giai đoạn đến 2020

và tầm nhìn 2030 để cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nướctrong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở thời kỳ tiền Công nghiệphoá - Hiện đại hoá đất nước

Phát triển y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển Nhà nướctiếp tục tăng đầu tư cho hệ thống y tế công lập, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá

để phát triển nhanh hệ thống y tế ngoài công lập; hoàn chỉnh mô hình tổ chức vàcủng cố mạng lưới y tế cơ sở Nâng cao năng lực của trạm y tế xã, hoàn thiệnbệnh viện tuyến huyện, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương.Tiếp tục phát triển trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ Xây dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh cótầm cỡ khu vực Khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tếthành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao Khắc phục tình trạngquá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh.Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lậptheo hướng tự chủ, công khai, minh bạch Chuẩn hoá chất lượng dịch vụ y tế,chất lượng chăm sóc sức khoẻ, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp cận với tiêu

Trang 2

chuẩn khu vực và quốc tế Đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo hiểm y tế,khám, chữa bệnh; viện phí phù hợp, Thực hiện tốt chính sách khám, chữa bệnhcho các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số vàchăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượngchuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế Phát triểnmạnh y tế dự phòng, hạn chế các vụ dịch lớn xảy ra Tiếp tục kiềm chế và giảmlây nhiễm HIV Tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng Nâng cao chất lượng

và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm Phát triển nhanh công nghiệp dược vàthiết bị y tế Phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại Quản lý chặtchẽ việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp, xây dựng con người phát triển toàn diện nâng caochất lượng cuộc sống, tạo bước chuyển biến mạnh về phát triển nguồn nhân lực

là một trong ba lĩnh vực then chốt cần tập trung triển khai để làm chuyển độngtoàn bộ tình hình kinh tế - xã hội vì vậy đòi hỏi công tác y tế phải có chuyểnbiến tích cực và đột phá đi lên, từng bước làm tốt nhiệm vụ Chăm sóc sức khoẻnhân dân, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đất nước

Phần thứ hai ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

1 Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thấy ở cácvùng vĩ độ thấp

Đặc điểm khí hậu phía Bắc là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng,lạnh Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa nóng và mưa; từ tháng 12 đến tháng 4 mùalạnh và khô ráo Giữa hai mùa có hai thời kỳ chuyển tiếp mát mẻ và ẩm thấp, vìvậy hàng năm có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông)

Đặc điểm khí hậu Phía Nam, phía Đông Nam và Tây Nguyên có khí hậunhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5, mùamưa từ tháng 6 đến tháng 11 Quanh năm nhiệt độ vùng này cao, khí hậu ít biếnđổi nhiều trong năm

Đặc điểm khí hậu Miền Trung, chịu ảnh hưởng của khí hậu của cả haimiền: mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miềnkhí hậu còn lại Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khíhậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất

Khí hậu có quan hệ mật thiết đối với sức khoẻ con người Trong thời kỳchuyển mùa, thời tiết thường có biến động lớn, đột ngột

Trang 3

2 Kinh tế:

Nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô

cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nềnkinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân hàng năm trong 5 năm qua (2006 – 2010) đạt 7% Tổng vốnđầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP.Mặc dù trong bối cảnh khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao Quy mô tổng sảnphẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp3,26 lần với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD Hầu hết cácngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá Thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện;đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành pháp luật, cơ chếchính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện

Kinh tế phát triển và ổn định là điều kiện tăng đầu tư cho y tế và tăngcường sức khoẻ cho nhân dân Theo quy luật chung, khi điều kiện kinh tế càngphát triển thì tỷ lệ đầu tư cho y tế cũng càng tăng lên

3 Xã hội:

Bên cạnh những thành quả đạt được trong quá trình chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã nổi lên những vấn đề mang tính xãhội bức xúc, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao, chính sách tiền lương thu nhập chưađộng viên được cán bộ, công chức, người lao động gắn bó, tận tâm với côngviệc Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xacòn nhiều khó khăn Xoá đói giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèocòn cao Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, các lĩnh vực văn hoá xã hội

có một số mặt yếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và ytế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp Môi trường ở nhiềunơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác

và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp Thể chế kinh

tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểmnghẽn cản trở sự phát triển Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ

Các tệ nạn xã hội như bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình làm ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khoẻ và tinh thần phụ nữ Theo một nghiên cứu của HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong số những phụ nữ đã từng bị chồng đánh cókhoảng 6% đã từng phải vào viện điều trị Tình hình sử dụng ma tuý, số người

sử dụng ma tuý rất lớn và có vẻ đang tăng lên, theo Bộ Công an, nếu như tháng

6 năm 2010, cả nước có hơn 118.400 người nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soátthì đến tháng 9, con số này đã tăng lên 131.000 Số người nghiện là công nhân

Trang 4

viên chức, chưa được kiểm tra phát hiện còn rất lớn HIV/AIDS có liên quan rấtcao với sử dụng ma tuý ở nước ta, ước tính có khoảng 56,9% người nhiễm HIV/AIDS trong cả nước là do tiêm chích ma tuý.

Phần thứ ba ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

A CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ VÀ HỆ THỐNG Y TẾ;

1 Dân số và phát triển dân số:

- Theo thống kê dân số năm 2010 cả nước có 86.927.700 người (trong đó

nữ 43.937.000 người chiếm tỷ lệ 50,54%); Tốc độ tăng dân số là 1,05; dân sốnước ta tuy còn trẻ so với một số nước công nghiệp phát triển, nhưng đang có xuhướng già hoá so với các nước trong khu vực và mất cân bằng giới tính khi sinhngày càng cao Quy mô dân số lớn và tiếp tục tăng, nên mật độ dân số Việt Namtăng từ 231 người/km2 năm 1999 lên 262/người/km² năm 2010 Cơ cấu dân sốbiến đổi mạnh, tỷ trọng dân số của nhóm dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999xuống còn 24,8% năm 2010 Ngược lại tỷ trọng dân số của nhóm 15 – 59tuổi( nhóm chủ lực của lực lượng lao động) lại tăng từ 59% năm 1999 lên65,8% năm 2010 và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm 1999 lên9,4% năm 2010 Chỉ số già hoá dân số (Tổng số người trên 60 tuổi/người dưới

15 tuổi) tăng 11% từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2010 Tỷ lệ ngưòi caotuổi trong dân số cao sẽ làm tăng nhu cầu đảm bảo các phúc lợi xã hội cũng nhưcác dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người già trong thời gian tới Đồng thời,nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cũng rất lớn sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu

sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản và chăm sóc trẻ em

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là một vấn đề quan trọng cần

ưu tiên giải quyết Tỷ số giới tính khi sinh đã tăng lên trong 10 năm, rõ nét nhất

là trong vòng 5 năm qua Đến 2010 ước tính đã tăng lên 111 bé trai /100 bé gái.Các nguyên nhân là tâm lý “ trọng nam khinh nữ”, cha mẹ già thường sống dựavào con trai và duy trì dòng họ tộc nối dõi tông đường, kèm theo đó là các biệnpháp chẩn đoán phát hiện giới tính sớm ngày càng phổ biến ở cả cơ sở y tế cônglập và tư nhân

2 Công nghiệp hoá, đô thị hoá, di cư và thay đổi lối sống:

Công nghiệp ngày càng phát triển, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp, tìnhtrạng người dân lao động ngày càng gia tăng lên thành phố tìm kiếm việc làm vìvậy, dân số tăng cơ học ở các đô thị ngày càng cao, dân số vùng nông thôn giảmdần Số người di cư trong 5 năm qua là 3,3 triệu người, tăng 163 000 người Sau

10 năm (1999 – 2009) tổng số người di cư tăng lên 1,4 triệu người Đến nay đã

có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 1999 là 23,7% ) Sự gia tăngnhịp độ của cuộc sống là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tâm thần, tim mạch và

Trang 5

bệnh không lây nhiễm khác Công nghiệp hoá tăng nguy cơ tiếp xúc với các yếu

tố gây bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động … Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môitrường, thiếu nước sạch, thiếu các dịch vụ xã hội cơ bản khác do không đáp ứngkịp nhu cầu tăng dân số đang đe doạ đến sức khoẻ người dân

3 Sức khoẻ môi trường:

Môi trường đang có tác động lớn tới sức khoẻ người dân Vấn đề nướcsạch và xử lý ô nhiễm nước vẫn cần được ưu tiên.Theo tổng điều tra dân số năm

2009, đến nay đã có 80% hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 54% hộgia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh Những điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cũngcần phải được giải quyết để giảm nguy cơ đối với sức khoẻ của cả cộng đồng.Cần có các thể chế để hạn chế và giám sát ô nhiễm do sản xuất và tiêu dùng, đểngười dân có thể sống trong môi trường sạch, không ảnh hưởng tới sức khoẻ

Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, vấn đề ô nhiễm môitrường đô thị, ô nhiễm không khí và nguồn nước khu dân cư ngày càng nghiêmtrọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân Ô nhiễm không khí đô thịchủ yếu do giao thông (70%) do quá tải ô tô, xe máy và do các thành phố đangxây dựng, đô thị hoá một cách mạnh mẽ, có hàng loạt các vấn đề liên quan đếncác bệnh cấp tính và mãn tính nảy sinh do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn vớicác chất gây ô nhiễm không khí

Môi trường và điều kiện lao động tuy đã được cải thiện đáng kể, nhất làcác nhà đầu tư đã chú ý đến việc nhập các thiết bị thế hệ mới, dây chuyền sảnxuất đồng bộ Tuy nhiên, tại một số cơ sở sản xuất nội địa vẫn sử dụng dâychuyền cũ, lạc hậu, không đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường làm việc Đối vớicác doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở làng nghề, điều kiện laođộng chưa được giám sát hoặc giám sát ở mức rất thấp Lực lượng lao động lớn

di cư tự do từ nông thôn vào thành thị làm việc với nhiều công việc phức tạp,điều kiện lao động của những người này không được đảm bảo, có nhiều yếu tốnguy cơ đối với tình trạng sức khoẻ và bệnh tật trong khi không có hỗ trợ đầy đủ

từ y tế lao động

Cơ chế thị trường và vấn đề vệ sinh môi trường thành phố: các cơ sở sảnxuất công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm liên doanh, liên kết vớinước ngoài, tư nhân phát triển ít quan tâm chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinhmôi trường gây ô nhiễm tại khu đông dân cư thành phố

B THỰC TRẠNG VỀ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN VÀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT:

1 Tình trạng sức khỏe

Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình nhưng ở mức thấp, vớitốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên 6% Những tác động của khủng hoảngkinh tế thế giới cũng như thay đổi khí hậu làm chậm quá trình phát triển kinh tế

Trang 6

xã hội, qua đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu sức khỏe đã đặt ra Mặcdầu vậy, trong những năm qua tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã

có những cải thiện rõ rệt, thể hiện ở một số chỉ số sức khỏe cơ bản như tuổi thọtrung bình, tỷ suất tử vong trẻ em, tỷ số tử vong mẹ, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ emdưới 5 tuổi

1.1 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm nhanh, từ 30‰ (năm 2001)xuống còn 15,8‰ (năm 2010), đã đạt mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội giai đoạn 2006-2010 là giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn16‰

1.2 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm

từ 42‰ năm 2001, xuống 27,5‰ năm 2005 và đến năm 2010 còn 23,8‰, đạtmục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001-2010 Theo mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ,đến năm 2015, Việt Nam cần giảm tỷ suất này xuống còn 19,3‰ Nếu tiếp tụcgiữ được tốc độ giảm tỷ suất này đến năm 2015, Việt Nam sẽ đạt được Mục tiêuPhát triển Thiên niên kỷ (MDG)

Hình 1: Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (‰) giai đoạn 2001-2010

1.3 Về tỷ số tử vong mẹ

Về tỷ số chết mẹ, tỷ số này giảm từ 165/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2001 2002) xuống còn 80/100 000 trẻ đẻ sống (2005) và theo số liệu của Tổng Điềutra Dân số năm 2009, tỷ số này là 69/100 000 trẻ đẻ sống, năm 2010 là 68/100

-000 trẻ đẻ ra sống, đạt so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược bảo vệ sức khỏenhân dân (70/100 000 trẻ đẻ sống) Tuy nhiên, so với Mục tiêu Phát triển Thiênniên kỷ là giảm ¾ tử vong mẹ trong giai đoạn từ 1990 đến năm 2015 (tức làgiảm xuống còn 58,3/100 000 trẻ đẻ sống) thì Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực đểđạt được mục tiêu đề ra

1.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) là một trongnhững chỉ tiêu sức khỏe quan trọng Số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng cho

Trang 7

thấy tỷ lệ này giảm bền vững qua các năm, từ 25,2% năm 2005 xuống 21,2%năm 2007, 18,9% năm 2009 và 18% năm 2010 Theo kế hoạch, mục tiêu giảm

tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới20% vào năm 2010, tuy nhiên với sự nỗ lực của ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽcủa các địa phương và các Bộ ngành và sự phát triển về kinh tế xã hội, năm

2010 đạt được mức 18,0%

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cải thiệnsức khỏe người dân, song vẫn còn một số khó khăn, thách thức:

Có sự chênh lệch khá lớn về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền, thể

hiện ở một số chỉ số như tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡngtrẻ em, tỷ số chết mẹ còn cao tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùngdân tộc thiểu số Đối với tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, mặc dù tỷ lệ này giảm ởtất cả các vùng, trong đó có các vùng khó khăn, nhưng tỷ lệ ở Tây Nguyên, TâyBắc và Đông Bắc vẫn còn cao gấp 1,4 - 1,5 lần so với mức bình quân của cảnước (kèm theo phụ lục) Chênh lệch giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Nam Bộ

có xu hướng giảm từ 3 lần năm 2005 (33,9‰ và 10,6‰) xuống còn khoảng 2,5lần năm 2008 (21‰ và 8‰), nhưng mức chênh lệch này vẫn còn rất lớn

Mức chênh lệch giữa các vùng miền cũng được thể hiện ở tỷ lệ suy dinhdưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Mặc dù có sự cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2005-

2009 như đã đề cập ở trên, Tây Nguyên, Tây Bắc vẫn là các vùng có tỷ lệ suydinh dưỡng trẻ em cao nhất (kèm theo phụ lục) Tuy nhiên, chỉ số khác biệt giữacác vùng về tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giữa 2005 và 2009 cũng đã có xuhướng giảm khá rõ rệt Đây có thể là do đầu tư cho y tế ở giai đoạn này tăng khámạnh cho các vùng khó khăn (Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng Sông CửuLong…) thông qua ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và các dự ánODA

Còn một số lượng lớn trẻ em Việt Nam tử vong hàng năm Mặc dù tử vong

trẻ em nước ta đã giảm một cách đáng kể nhưng với cơ cấu dân số có tỷ lệ trẻ

em cao (trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 6,7% dân số, ước tính khoảng 6.000.000 trẻ và

số trẻ sơ sinh ra đời hằng năm từ 1.200.000 đến 1.500.000) nên số trẻ tử vongvẫn còn rất cao Theo đánh giá của UNICEF1, hằng năm vẫn có tới 31.000 trẻdưới 5 tuổi tử vong, trong đó ước tính khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh

Suy dinh dưỡng trẻ em (thể nhẹ cân) mặc dù được cải thiện rõ rệt, song vẫn còn cao so với nhiều nước trong khu vực Suy dinh dưỡng thể thấp còi còn khá nghiêm trọng với 31,9% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi Suy dinh

dưỡng thấp còi đang khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trên cả nước 2 Vềhậu quả, suy dinh dưỡng thấp còi là một dạng suy dinh dưỡng mãn tính, để lại

1 UNICEF State of the World’s Children 2007

2

Trang 8

hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành, dễ mắc phải các bệnh khi trưởngthành như: thừa cân béo phì, đái tháo đường và một số bệnh khác Suy dinhdưỡng thấp còi cũng liên quan chặt chẽ đến tử vong của trẻ em Giảm suy dinhdưỡng thấp còi sẽ trực tiếp cải thiện tầm vóc, thể lực và trí tuệ người Việt Nam.

Về cơ bản, Việt Nam đạt được tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ vào năm 2015 về y tế, đặc biệt là MDG 4 và 5 về sức khỏe bà mẹ -trẻ em Tuy vậy, số lượng bà mẹ và trẻ em tử vong vẫn còn khá lớn, đặc biệt là ởcác vùng khó khăn Một số vấn đề liên quan đến MDG 6 về phòng chốngHIV/AIDS và một số bệnh khác cũng cần được quan tâm hơn

2 Cơ cấu bệnh tật, tử vong và gánh nặng bệnh tật:

2.1 Cơ cấu bệnh tật 3

Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với đagánh nặng Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lâynhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng giatăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh lạxuất hiện và diễn biến khó lường

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế, tỷtrọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976

đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008 Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngàycàng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008 Nhóm cácbệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%

Các bệnh có xu hướng giảm: từ năm 2000-2010, nhiều bệnh truyền

nhiễm, đặc biệt là các bệnh có thể dự phòng bằng vác cin (bạch hầu, ho gà, viêmnão), một số bệnh đường tiêu hóa (thương hàn, lỵ trực trùng), viêm màng não đã

có xu hướng giảm rõ so với giai đoạn 10 năm trước đây (1990-1999)

Các bệnh có xu hướng tăng trong những năm gần đây, một số bệnh truyền

nhiễm như thủy đậu, quai bị đã có xu hướng tăng lên rõ rệt tại khu vực phía Bắc

so với giai đoạn 1990-1999 Trong đó bệnh thủy đậu tăng từ 39.753 ca, giaiđoạn 1990 – 1999 lên 129 745 ca giai đoạn 2000 – 2010 (tăng gấp 2,3 lần); bệnhquai bị tăng 29,8 % Năm 2010 ghi nhận 25.558 trường hợp mắc bệnh quai bị,tăng 56,83% so với năm 2009 (mắc 16 297 ca) Trong 4 năm gần đây, số mắcquai bị đều có xu hướng tăng

2.2 Gánh nặng bệnh tật

Kết quả của nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn thương đầu tiên ởquy mô lớn được tiến hành tại Việt Nam được công bố năm 20114 Kết quả chothấy tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 là 12,3 triệu DALYs, trong

3 Qua báo cáo thống kê bệnh viện ( NGTKYT, Bộ Y tế 2009)

4 Báo cáo nghiên cứu “Cung cấp các bằng chứng khoa học về tử vong và gánh nặng bệnh tật cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam”, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, 6/2011

Trang 9

đó gánh nặng bệnh tật ở nam giới chiếm 56% tổng số gánh nặng Gánh nặngbệnh tật do tử vong sớm chiếm 56% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.

Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không truyền nhiễm chiếm 66% tổnggánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ Chấn thươngkhông chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%) và các bệnh tâm thần kinh(14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở nam giới trongkhi ở nữ giới các nhóm nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật là các bệnhtâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch (18%) và ung thư (12%)

Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật(10%), tiếp đến là tai nạn giao thông (8%) và các rối loạn do sử dụng rượu (5%)

Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (12%),tiếp đến là đột quỵ (10%) và khuyết tật về mắt (4%) Nhiễm khuẩn hô hấp dưới(viêm phổi) là nguyên nhân chính của gánh nặng bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11%tổng gánh nặng bệnh tật Tai nạn giao thông và HIV/AIDS chiếm một phần tưtổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới độ tuổi 15-49 Trầm cảm và tai nạn giaothông chiếm 32% gánh nặng bệnh tật ở nữ giới độ tuổi này Đột quỵ là nguyênnhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam (14%) và nữ (9%) độ tuổi 45-69 Ởnhóm người 70 tuổi trở lên, đột quỵ gây ra 22% tổng DALYs ở nam và 24%tổng DALYs ở nữ

Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanhchóng chi phí khám chữa bệnh Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trungbình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuậtcao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng Một ca mổ tim

có chi phí từ 100-150 triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp hoặc một đợtđiều trị bệnh tiểu đường cấp từ 20-30 triệu đồng Đồng thời, các cơ sở y tếcũng phải tăng đầu tư các trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và điều trị cácbệnh không lây nhiễm, tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sĩ chuyên khoa, kéotheo tăng chi phí dịch vụ Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Namtrong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằmtăng cường nỗ lực phòng các bệnh này, và tổ chức cung ứng dịch vụ y tế

- Miền Bắc: mắc 81, tủ vong 34 tại 22 tỉnh/thành phố;

- Miền Nam: mắc 30, tử vong 24 tại 14 tỉnh/ thành phố;

- Miền Trung: mắc 8, tử vong 01 tại 3 tỉnh/ thành phố;

Các trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) ở người được ghi nhận đồng thờivới dịch cúm ở gia cầm trên địa bàn

Trang 10

3.2 Cúm A/H1N1:

Từ đầu năm 2010 đến nay, theo kết quả giám sát cúm trọng điểm Quốcgia, nước ta ghi nhận sự xuất hiện của 03 phân týp vi rút cúm A(H1N1), cúmA(H3N2) và cúm B.Vi rút cúm A(H1N1) đã được ghi nhận tại 40 tỉnh, thànhphố với 498 trường hợp mắc có xét nghiệm dương tính, trong đó đã có 13trường hợp tử vong tại 10 địa phương; các trường hợp tử vong chủ yếu có bệnhmạn tính kèm theo chiếm 61,5%

3.3 Sốt xuất huyết (SXH):

Trong 5 năm trở lại đây, số mắc sốt xuất huyết liên tục gia tăng, dịch SXHkhông chỉ xảy ra ở các tỉnh thuộc khu vực miền Nam và miền Trung mà còn lanrộng ra cả nước Tuy nhiên năm 2010, số ca nghi mắc SXH lâm sàng được ghinhận 128.831 trường hợp mắc, 109 trường hợp tử vong So với 2009(105.370/87), số mắc cả nước tăng 22%, số tử vong tăng 25,3% so với cùng kỳ

2009 đối với từng khu vực:

- Miền Bắc (5 542/0): số mắc giảm 3,3 lần, tử vong giảm 4 trường hợp;

- Miền Nam (74 169/80): số mắc tăng 0,3%, tử vong tăng 6 trường hợp;

- Miền Trung (35 865/24): số mắc tăng 3,1 lần, số tử vong tăng 3 trườnghợp;

- Tây nguyên (13 255/5): số mắc tăng 8,9 lần, tử vong tăng 4 trường hợp;3.4 Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm (tả):

Sau nhiều năm được khống chế đã bùng phát trở lại vào năm 2007 với tỷ

lệ mắc là 2,24/100 000 dân Trong giai đoạn từ năm 2000-2009, miền Bắc đã ghinhận tổng số 8 304 ca mắc tả, tăng tới 6 lần so với giai đoạn từ 1990-1999 (1194ca) Riêng năm 2010 cả nước ghi nhận 317 trường hợp tả (không có tử vong) tại

18 địa phương; trong đó 301 trường hợp là người Việt Nam và 16 trường hợp làngười Cămpuchia;

3.5 Bệnh sởi:

Từ cuối năm 2008 và giữa năm 2010 đã bùng phát dịch sởi lớn trên cả

nước Trong khoảng thời gian 21 tháng, dịch sởi đã xảy ra tại 63/63 tỉnh với 9

434 ca mắc Lứa tuổi mắc sởi tập trung ở nhóm 1 đến 6 tuổi và 18 đến 26 tuổi 3.6 Bệnh Rubella:

Theo báo cáo chưa đầy đủ, tổng số ca mắc rubella có tăng so với số mắctrung bình 5 năm vừa qua Tại một số bệnh viện nhi, số trẻ bị nhiễm Hội chứngrubella bẩm sinh cũng có xu hướng tăng hơn so với mọi năm Cho tới nay,rubella vẫn chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vì bệnhkhông lưu hành phổ biến

3.7 Bệnh Tay – Chân - Miệng:

Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur năm 2010, cảnước đã ghi nhận 18 781 trường hợp mắc tay chân miệng tại 47 địa phương

Trang 11

trong đó đã có 52 trường hợp tử vong tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương Bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm 1-3 tuổi Đây là bệnh mới và gây nguyhiểm cho trẻ em.

3.8 Bệnh Sốt rét:

Bệnh sốt rét đã được đẩy lùi và giảm thấp ở nhiều địa phương, nơi dịchlưu hành trước đây Nếu như năm 2006, số mắc sốt rét là 108,9/100 000 dân thìđến năm 2010 chỉ còn 62,0/100 000 dân (trên 27% dân số toàn quốc sống trongvùng sốt rét lưu hành) Tuy nhiên, nguy cơ sốt rét quay trở lại tại một số vùngmiền còn khá lớn, nhất là ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ, vùng dântộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới

3.9 Bệnh Lao:

Ở Việt Nam, trong giai đoạn từ 2004 - 2009, tỷ lệ phát hiện lao phổi AFBdương tính mới trên 100 000 dân giảm dần theo từng năm, ở cả 3 miền Bắc,Trung, Nam Riêng khu vực miền Nam ước tính cả năm 2009, tỷ lệ phát hiện laophổi AFB dương tính mới tăng trở lại cao hơn năm 2007-2008 Trên toàn quốc,

tỷ lệ phát hiện lao phổi dương tính mới trên 100 000 dân ước tính năm 2009giảm xấp xỉ 14% so với 2004 Nhiều bệnh nhân lao kháng đa thuốc chưa đượcchữa vì thiếu thuốc

3.10 Dịch HIV/AIDS:

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 30/6/2011, cả nước hiện

có 190 902 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 46 056 bệnh nhân AIDS và

kể từ đầu vụ dịch đến nay có 50 108 người tử vong do HIV/AIDS Tình hìnhdịch HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2011, trên toàn quốc có giảm nhẹ cả số nhiễmHIV, số bệnh nhân AIDS và số tử vong do HIV/AIDS, số trường hợp nhiễmHIV phát hiện được báo cáo là 6 146 người, trong đó có 2 477 bệnh nhân AIDS

và 844 người tử vong do HIV/AIDS

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

4.1 Tình trạng Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn phức tạp, hàng năm xảy ra khoảnggần 200 vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc Tổng số người ngộ độc thựcphẩm trong cả nước ước tính khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người, số người tử vong

do ngộ độc thực phẩm khoảng 35 – 40 người Tình trạng ngộ độc và tử vong docác độc tố tự nhiên và hoá chất vẫn chiếm tỷ lệ cao Tình trạng sử dụng các hoáchất, phụ gia thực phẩm không đúng quy định trong quá trình nuôi trồng, sơ chếchế biến thực phẩm vẫn còn khá phổ biến Trong khi đó năng lực của các chiCục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh/thành phố còn yếu do mới đượcthành lập, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện và nhân lực Các đơn vị kiểmnghiệm còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được các yêu cầu cấp bách tronggiám sát và xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

4.2 Tình trạng sử dụng thuốc lá, rượu, bia:

Trang 12

Tình trạng sử dụng thuốc lá, rượu, bia, vẫn tồn tại trong cộng đồng dân

cư, xã hội, đặc biệt là lớp thanh niên và những người lao động tự do; tiêu thụthuốc lá ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng năm 1998 tỷ lệ hút thuốc lá ởnam giới là 50%, năm 2005 là 56% Tỷ lệ vẫn hút thuốc lá vẫn tăng lên từ 2004đến 2009 Bên cạnh gánh nặng về bệnh tật, tử vong do hút thuốc còn tạo ra gánhnặng về tài chính Đã có quy định về cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng, nơi đôngngười nhưng việc thực hiện và các chế tài xử lý không đủ mạnh nên không cókết quả trên thực tế Sử dụng rượu bia không hợp lý có ảnh hưởng lớn tới sứckhoẻ thông qua 3 kênh: say rượu, nghiện rượu và ngộ độc do rượu Tỷ lệ ưốngrượu cao ở nhóm có trình độ học vấn cao Theo điều tra thanh thiếu niên ViệtNam, tỷ lệ đã từng uống hết một cốc rươụ/bia trong độ tuổi 14 -17 tuổi năm

2004 là 35% đến năm 2009 đã lên 47,5% đối với tuổi 18 – 21 năm 2004 là 57,9đến năm 2009 đã lên 66,9%

4.3 Công nghiệp hóa, đô thị hóa:

Đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh tạo ra những thách thức lớn đối vớicông tác chăm sóc sức khỏe Đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thànhthị so với 23,7% vào năm 1999 Khi Việt Nam trở thành nước công nghiệp, tỷ lệdân sống ở thành phố sẽ trên 50% Đời sống đô thị cùng với nhiều stress là yếu

tố nguy cơ cho các bệnh tâm thần, tim mạch, và bệnh không lây nhiễm khác 4.4 Ô nhiễm môi trường, không khí, đất và nước:

Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các khu côngnghiệp phát triển ngày một nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, ô nhiễmkhông khí, đất và nước ngày một gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻngười dân Ô nhiễm không khí đô thị chủ yếu do giao thông (70%) do quá tải ô

tô, xe máy và do các thành phố đang xây dựng đô thị hoá một cách mạnh mẽ Cóhàng loạt các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ cấp tính và mãn tính do phơinhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất gây ô nhiễm không khí

4.5 Biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong số 10 quốc gia dự báo là sẽ bị ảnh hưởng nặng nềnhất do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng Ngoài ra, các loại thiên tai cóảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân do hậu quả là mất nguồn nước sạch,nhất là mất diện tích lớn trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

5 Tình hình tai nạn và thương tích:

Số vụ tai nạn, số người bị thương và tử vong do tai nạn, đặc biệt là tai nạngiao thông ngày càng gia tăng trong vòng 10 năm qua Tử vong do chấn thươngcác loại và tai nạn giao thông đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong ởcác bệnh viện hiện nay Nước ta bình quân mỗi ngày có khoảng 30 người chết

và 70 người bị thương gây tàn tật suốt đời Bên cạnh tai nạn giao thông là các tainạn thương tích xảy ra trong cộng đồng như ngộ độc, cháy nổ, điện giật, chết

Trang 13

đuối… đây là những con số đáng lo ngại và áp lực lớn đối với các cơ sở y tế, đặcbiệt là các cơ sở cấp cứu ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình.

C THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CƠ SỞ Y TẾ:

Cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống y tế từng bước được hoàn thiện và dần

ổn định ở cả Trung ương và địa phương Sau một thời gian mạng lưới y tế huyện

bị phân chia thành 3 đơn vị, nay tổ chức tuyến cơ sở đã được điều chỉnh và dần

ổn định Trung tâm y tế được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện thựchiện hai chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh và quản lý các trạm y tế xã/phường; nơi có điều kiện tách riêng bệnh viện và trung tâm y tế chỉ thực hiệnchức năng y tế dự phòng quản lý các trạm y tế xã/phường

Việc triển khai thực hiện nghị định số 43/2005/NĐ – CP về cơ chế tự chủmặc dù còn một số hạn chế cần khắc phục, nhưng đã tạo điều kiện để phát triển

và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế công lập

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản trị hệ thống y tế còn nhiều vấn đề cầnđược đổi mới và hoàn thiện Trước hết cần tăng cường năng lực quản lý, xâydựng hoạch định chính sách, chiến lược ngành y tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầuđổi mới của hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển Bộ Chính

trị đã nhận định: “ngành y tế còn chậm đổi mới và còn lúng túng cả về nhận

thức và xây dựng cơ chế hoạt động” Nhiều chính sách y tế còn chậm đổi mới

hoặc đổi mới chưa cơ bản, chưa đồng bộ

I Các cơ sở Y tế dự phòng:

- Tuyến Trung ương:

Các cơ sở y tế dự phòng tuyến Trung ương bao gồm 15 viện và Trungtâm chuyên ngành thuộc Bộ Y tế (kèm theo phụ lục), thực hiện chức năngnghiên cứu, đào tạo và chỉ đạo tuyến về các lĩnh vực: dịch tễ, vi sinh, miễn dịch

y học, ký sinh trùng, côn trùng y học, sức khoẻ, nghề nghiệp, tai nạn thươngtích, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học; dinh dưỡng cộng đồng và antoàn vệ sinh thực phẩm

- Tuyến tỉnh:

Tuyến tỉnh có 63 trung tâm Y tế dự phòng, 63 chi Cục An toàn vệ sinhthực phẩm, 62 trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 13 trung tâm kiểm dịch y tếquốc tế, 27 trung tâm phòng chống sốt rét, 23 trung tâm phòng chống bệnh xãhội và 8 trung tâm Sức khoẻ Lao động và Môi trường, Trung tâm giáo dục sứckhoẻ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản (kèm theo phụ lục)

Trang 14

- Cơ sở vật chất còn chật hẹp, tuyến tỉnh có 80% Trung tâm y tế dự phòngcần nâng cấp sửa chữa và xây mới Tuyến huyện hầu hết chưa có cơ sở làm việc,nhu cầu xây mới hiện nay là rất lớn và rất cần thiết đối với công tác y tế dựphòng, đặc biệt là tuyến huyện;

- Trang thiết bị hiện nay còn thiếu nhiều, đặc biệt là các trang thiết bị sửdụng trong công tác xét nghiệm, chẩn đoán; Tuyến Trung ương chỉ có 1 viện(Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), có phòng xét nghiệm an toàn sinh học đạtcấp 3, các viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đạt cấp 2 Tuyến tỉnhphần lớn các phòng xét nghiệm chưa đạt yêu cầu về an toàn sinh học cấp 1;Theo số liệu điều tra năm 2009 tại 44 trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố70,5% trung tâm chỉ đạt dưới 35% danh mục trang thiết bị xét nghiệm so vớiChuẩn quốc gia trung tâm Y tế dự phòng

- Nhân lực cho y tế dự phòng còn thiếu về số lượng, chất lượng chưacao(tuyến Trung ương đáp ứng được 77% nhu cầu), tuyến tỉnh đáp ứng được54% nhu cầu; tuyến huyện đáp ứng 41,6% nhu cầu

- Chế độ chính sách còn nhiều bất cập như chính sách thu hút các nguồnlực, chính sách khuyến khích đầu tư và sự tham gia của các thành phần kinh tế,chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng, chưa có chínhsách thu hút cán bộ y tế dự phòng làm việc ở vùng sâu, vùng xa; chưa có chínhsách ưu tiên đào tạo cán bộ y tế dự phòng Việc đào tạo kỹ thuật viên y tế dựphòng tại các tỉnh chưa được quan tâm

- Ngân sách đầu tư cho y tế dự phòng, trong 10 năm gần đây ngân sáchđầu tư cho y tế dự phòng trung bình là 17% tổng ngân sách toàn ngành y tế (chithường xuyên), trong khi đó nguồn thu phí và lệ phí không đáng kể Với nguồnkinh phí hạn hẹp này, các đơn vị y tế dự phòng, đặc biệt là tuyến tỉnh và huyệnhầu như không có đủ kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống dịchchủ động

II Các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng:

1 Cơ sở và giường bệnh:

Theo số liệu thống kê đến năm 2010 toàn quốc có 13 598 cơ sở với

252 747 giường bệnh, trong đó có 1 094 bệnh viện ( 44 bệnh viện tuyến Trungương với 20 610 giường bệnh, Tuyến tỉnh có 376 bệnh viện, với 105 803giường; Tuyến huyện có 615 bệnh viện 55 190 giường; các cơ sở thuộc Bộ,ngành khác có 36 bệnh viện và bệnh viện phục hồi chức năng (không kể BộQuốc phòng và Bộ Công an) với 9 415 giường bệnh; Tính đến năm 2010 có 102bệnh viện tư nhân và bán công với tổng số giường bệnh là 5 822 giường bệnh(chiếm 0,7 giường bệnh/10.000 dân) Bệnh viện tư nhân chủ yếu tập trung ở cácThành phố lớn như Hà Nội có 20 cơ sở với 554 giường bệnh, TP Hồ Chí Minh

có 31 cơ sở với số giường là 2 407 giường, Đà Nẵng có 4 cơ sở với 328 giườngbệnh, TP Huế có 4 cơ sở với 339 giường bệnh, Bình Dương có 4 cơ sở với 439

Trang 15

giường bệnh Ngoài ra các địa phương khác có từ 1 đến 3 cơ sở với số giườngtrung bình 50 giường bệnh/1 cơ sở.

Các bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện chuyên khoacủa các thành phố lớn, mang tính khu vực có quy mô từ 100 giường đến 1 000giường, gồm các chuyên khoa ngoại, sản, nhi, lao và bệnh phổi, ung bướu, mắt,răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng, tâm thần, chấn thương chỉnh hình, bỏng, timmạch, lão khoa, nội tiết, huyết học và truyền máu, lâm sàng nhiệt đới, điềudưỡng phục hồi chức năng; bệnh viện y học cổ truyền Trung ương

2 Phân hạng bệnh viện:

Theo số liệu báo cáo kiểm tra bệnh viện của Cục quản lý Khám chữa bệnh

và Vụ Y Dược học cổ truyền – Bộ Y tế năm 2010 có 1 075/1 094 bệnh viện xếphạng cụ thể như sau:

- Tuyến Trung ương: bệnh viện hạng đặc biệt chiếm 8,2%, hạng 1 chiếm83,3%, hạng 2 chiếm 8,2%

- Tuyến tỉnh/thành phố bệnh viện hạng 1 chiếm 11,8%, bệnh viện hạng 2chiếm 41,4%, bệnh viện hạng 3 chiếm 44,2%, hạng và chưa xếp hạng chiếm2,4%;

- Tuyến huyện, quận: Bệnh viện hạng 2 có 4,8%, hạng 3 có 88,4%, hạng 4

và chưa xếp hạng có 6,8%;

- Bệnh viện ngành hạng 1 có 13,8%, hạng 2 có 19,4%, hạng 3 có 52,7%,hạng 4 và chưa xếp hạng có 13,8%;

- Bệnh viện Trường đại học: Hạng 2 có 16,6%, Hạng 4 và chưa xếp hạng

có 83,4%;

- Bệnh viện tư nhân: 100% xếp hạng 4 và chưa xếp hạng

3 Về hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh:

Những chuyển đổi của hệ thống bệnh viện đã tạo được sự tin tưởng củangười bệnh về chất lượng điều trị tại các bệnh viện, được thể hiện qua các cáckhâu khám chữa bệnh như sau:

3.1 Về điều trị ngoại trú:

Tổng số lần khám bệnh (tính cả Trạm y tế xã) của năm 2010 là 202 230

506 lượt Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú chiếm khoảng 60% tổng số bệnhnhân vào viện (năm 2005 chiếm 45%), như vậy tỷ lệ người bệnh đến bệnh việnngày càng tăng và bệnh viện cũng có xu hướng sử dụng nhiều hơn hình thứcđiều trị ngoại trú

3.2 Điều trị nội trú:

Công suất sử dụng giường bệnh chung của các bệnh viện trên cả nướcnăm 2010 là 116,60% trong đó các bệnh viện Trung ương (124,03%), Ngày điều

Trang 16

trị bình quân bệnh nhân nội trú là 7,35 ngày; Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạtđộng của bệnh viện (công suất sử dụng giường bệnh, ngày điều trị bình quân vàchỉ số luân chuyển bệnh nhân) còn ở mức cao so với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân dẫn đến quá tải ở tuyến trên là:

- Tình trạng xuống cấp của các cơ sở khám chữa bệnh tuyến quận, huyện;

- Giao thông thuận tiện, bệnh nhân có thể vượt tuyến lên bệnh viện tuyếntrên;

- Nhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng cao và đa dạng của người dântăng, người bệnh có quyền tự lựa chọn nơi khám chữa bệnh, nên nhiều người đãđến thẳng các bệnh viện lớn có uy tín chuyên môn, không còn tuân thủ tuyếnđiều trị và hệ thống chuyển viện

- Cơ chế tài chính, giá dịch vụ khám chữa bệnh và tác động không mongmuốn của một số chính sách

- Tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân;

4 Trang thiết bị kỹ thuật và quản lý:

Trong những năm qua, hệ thống bệnh viện đã được củng cố, nâng cấp vàđầu tư phát triển tương đối đồng đều từ tuyến huyện, tuyến tỉnh đến Trung ương

cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật Chính sách quốc gia về trang thiết

bị y tế đến năm 2010 được xây dựng với sự tham gia và đóng góp của các Bộ,ngành và các đơn vị liên quan, bao gồm các mục tiêu chủ yếu, những giải pháptổng thể thuộc lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, khai thác sử dụng, nghiêncứu khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kỹ thuật thiết

bị y tế

Hệ thống kinh doanh sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế được mở rộng

Cả nước hiện có 48 đơn vị nghiên cứu chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế với

621 sản phẩm được sản xuất trong nước và được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhậnđăng ký lưu hành

Tuy nhiên, trong lĩnh vực trang thiết bị y tế còn một số vấn đề đáng quantâm đó là hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực trang thiết bị y tế còn hạn chế; Thiếuthông tin đầy đủ về trang thiết bị y tế hiện có và công suất sử dụng theo tuyếnlàm cơ sở để quản lý nhà nước và hỗ trợ các cơ sở y tế đầu tư hiệu quả trong lĩnhvực này Đánh giá công nghệ y tế nhằm lựa chọn công nghệ có chi phí thấp, hiệuquả cao, phù hợp với nhu cầu vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế vàvật tư tiêu hao trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới vẫn chưa đầy đủ,chưa có chiến lược phù hợp với năng lực và nhu cầu nội địa Trong nước mớichỉ sản xuất được trang thiết bị y tế thông dụng, hàm lượng công nghệ còn thấp.Chất lượng của các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước chưa ổn định độ chínhxác bền vững và tin cậy còn thấp

Trang 17

Về xử lý chất thải y tế, trong những năm vừa qua các bệnh viện khôngnhững được phát triển về số lượng mà còn được nâng cao cả về chất lượng phục

vụ Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của hệ thống bệnh viện còn gặp nhiềubất cập, các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương luôn trong tình trạng quá tải,kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp, hệ thống xử lý chất thải độchại nguy hiểm chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo theo yêu cầu quy định của luậtmôi trường nhất là hệ thống xử lý nước thải, lượng nước thải được sinh ra ngàycàng nhiều, tỷ lệ thuận với sự gia tăng về số bệnh nhân, gây ra tình trạng ônhiễm ngày càng trở lên phức tạp

III Mạng lưới y tế cơ sở:

Trong những năm qua ngành y tế đã tập trung vào củng cố hệ thống y tế

xã, phường và y tế thôn bản Đến 2010, 98,4% số xã có hoạt động của Trạm ytế; 87,44% số thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động, có 67,8% số xã cóbác sỹ 73,8% số xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã, 96,2% số xã có y sỹ sản nhi hoặc

nữ hộ sinh, 100 % định biên y tế xã được hưởng lương và phụ cấp, đảm bảoquyền lợi cho nhân viên y tế, với tổng số 11.112 xã và tương đương (1.366phường, 625 thị trấn, 9.121) có 10.957 xã, phường có Trạm y tế, hiện có 49.589định biên cán bộ y tế hoạt động, bình quân 4,5 cán bộ y tế/trạm y tế Thực hiệnchủ trương 100% trạm y tế xã có bác sỹ, trong những năm qua các địa phươngtập trung đào tạo và đưa bác sỹ về tuyến xã, tính đến 2010 có 7.244 bác sỹ về xãchiếm tỷ lệ 67,8% số xã có bác sỹ Hiện nay Bộ Y tế đã phân tuyên kỹ thuật chotuyến xã nhằm thúc đẩy hoạt động của trạm y tế xã;

IV Nguồn nhân lực y tế:

1 Mạng lưới đào tạo cán bộ y tế

Mạng lưới các trường đào tạo nhân lực y tế đã được mở rộng, hiện nay có60/63 tỉnh có cơ sở đào tạo Trung học y tế trở lên, 14 Trường đại học Y Dượcbằng 8% số trường đại học trong cả nước, 5 Khoa y – điều dưỡng, 33 trườngCao đẳng y tế bằng 14% các trường cao đẳng trong cả nước, 42 Trường trungcấp; 19 cơ sở đào tạo sau đại học y dược, y tế công cộng; trong đó 17 cơ sở đàotạo tiến sỹ (10 trường, 7 viện);

Nhìn chung, chất lượng nhân lực y tế đã tăng lên, nhiều loại hình cán bộ y

tế mới được hình thành như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng và cửnhân kỹ thuật y tế Nhiều cán bộ y tế đã được đào tạo nâng cao trình độ ở bậcsau đại học như Bác sỹ nội trú, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, thạc sỹ và tiến

sỹ Đội ngũ khoa học kỹ thuật được tăng cường, thực hiện được nhiều kỹ thuậthiện đại… công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế bắt đầu được triển khaivới nhiều loại hình Ngành y tế phối hợp với với ngành giáo dục và đào tạo đãcải tiến chương trình đào tạo, mở thêm nhiều mã ngành mới, ở cả trình độ đạihọc, cao đẳng và trung cấp; tăng cường đào tạo sau đại học

Trang 18

Vấn đề đáng quan tâm là hiện đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân

bổ nhân lực y tế, thiếu nhân lực y tế ở một số chuyên ngành (như y tế dự phòng,giải phẫu bệnh, tâm thần, lao…) và vùng nông thôn, vùng khó khăn Nhân lực y

tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn.Tình trạng dịch chuyển nhân lực y tế từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thànhphố lớn, các bệnh viện tuyến trên là báo động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo sốlượng nhân lực y tế cần thiết ở nông thôn, miền núi và cơ sở

Nhu cầu nhân lực y tế hiện nay chưa đáp ứng đủ về số lượng cũng như vềchất lượng Vấn đề còn đáng quan tâm hơn là phân bổ nhân lực không đồng đềugiữa các vùng miền Những vùng kinh tế kém phát triển hơn, những vùng núi vàdân tộc ít người, những vùng nông thôn thường thiếu cán bộ y tế hơn các vùngkhác, chất lượng nhân lực ở các khu vực này cũng không bằng các khu vực kinh

tế phát triển hơn, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở đây cao hơn Tìnhtrạng thiếu nhân lực làm việc ở các chuyên ngành y học dự phòng, cận lâm sàng,nhi, lao, phong, tâm thần là hiện hữu và có nguy cơ gia tăng, nếu không có chínhsách thích hợp trong đào tạo, tuyển dụng và đãi ngộ Tình trạng thiếu nhân lựctrình độ đại học rõ hơn trình độ trung cấp, cao đẳng Quá trình phát triển hệthống y tế trong thời gian tới sẽ đặt ra nhiều yêu cầu mới cần giải quyết về nhânlực Khả năng đáp ứng của các trường đại học đang ngày càng tốt hơn, song domức đầu tư không tăng tương ứng sẽ làm cho chất lượng nhân lực y tế bị ảnhhưởng Các cơ sở đào tạo ngoài công lập thì tham gia đào tạo những nghề màđàu tư không tốn kém, chưa tham gia đào tạo bác sỹ và dược sỹ đại cho dù cộngđồng có nhu cầu cao hơn

2 Tổng số cán bộ y tế đến cuối năm 2010:

- Theo thống kê y tế năm 2010, tổng số cán bộ y tế có 34 4876 người,trong đó bác sỹ (kể cả Ths, TS.) là 62555, dược sỹ (kể cả Ths, TS) là 7876; Sốcòn lại là y sỹ, dược sỹ trung cấp, y tá, dược tá, lương y, xét nghiệm viên, kỹthuật viên y, kỹ thuật viên dược:

- Tuyến Trung ương: 40 200 người chiếm 13,07%;

- Tuyến địa phương: 271196 người chiếm 74,75%;

- Các ngành có: 33480 người chiếm 3,36%;

Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên những năm qua, năm 2010 số bác sỹcho 10 000 dân là 7,2, số y bác sỹ cho 10 000 dân là 13,42 Một bác sỹ phục vụ

số dân là 1390 người, một y bác sỹ phục vụ là 745 người Hiện nay số nhân lực

y tế trên 10.000 dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao,tăng từ 29,2% năm 2001 lên 35,1% năm 2010 80% số thôn bản đã có nhân viên

y tế hoạt động, 67,8% số xã có Bác sỹ (kể cả tăng cường và biên chế chínhthức);

So với các nước trong khu vực, Việt Nam có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dânthấp hơn Thái Lan, Singapor, Malaixia, Philipin và tương đương Indonexia

Trang 19

Việc phân bổ nhân viên y tế không đồng đều giữa các vùng miền; Khu vực đồngbằng sông Cửu Long có số nhân viên y tế thấp nhất, với hơn 40.000 cán bộ y tế /17,5 triệu dân (đạt tỷ lệ 23,1%) Vì vậy trong những năm tới cần ưu tiên tăngcường bổ sung nhân viên y tế cho vùng đồng bằng Sông Cửu long

V Đầu tư và tài chính y tế:

Tổng chi ngân sách nhà nước cho y tế năm 2009 là 60.135,2 tỷ đồng, năm

2010 là: 69.563,2 tỷ, tốc độ tăng là 15,68%

Tỷ lệ tổng chi y tế/ GDP năm 2009 là: 6,55% và năm 2010 là 6,93%

Tỷ lệ ngân sách nhà nước chi y tế/GDP năm 2009 là 2,77% và năm 2010

tế bình quân đầu người năm 2008 là 1.100.000 đồng (khoảng 55 USD)

Tỷ trọng nguồn tài chính công trong tổng chi cho y tế tăng rõ rệt, từ 20%năm 2000 tăng lên 43% năm 2008 Việt Nam đang phấn đấu đưa tỷ lệ này lêntrên 50% Quốc hội đã đã quyết định tăng nhanh chi ngân sách nhà nước cho y

tế, tốc độ tăng ngân sách nhà nước cho y tế hàng năm phải cao hơn mức tăng chingân sách nhà nước bình quân Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho y tế trongtổng chi ngân sách nhà nước tăng từ 4,4% năm 2002 lên 7,4% năm 2007 và lên10,2% năm 2008

Tỷ lệ tiền của người dân phải chi trả trực tiếp cho y tế đã giảm từ 80%năm 2000, xuống còn 65% năm 2005 và xuống 52% năm 2008 Tỷ trọng chi cho

y tế dự phòng trong tổng ngân sách nhà nước cho y tế tăng nhưng còn thấp ViệtNam đang phấn đấu tối thiểu 30% ngân sách nhà nước cho y tế được phân bổcho Y tế dự phòng

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong dân số năm 2010, số người tham giabảo hiểm y tế là 52.407 triệu người, tỷ lệ người có BHYT của Việt Nam ước đạtkhoảng 60,289% Tổng số thu bảo hiểm y tế là 25.540,58 triệu đồng; Trong đóngười nghèo và dân tộc thiểu số là 5.088 triệu đồng, cận nghèo là 273,79 triệuđồng, học sinh, sinh viên là 2.493, 65 triệu đồng, trẻ em dưới 6 tuổi là 2.979,72triệu đồng, tự nguyện là 1.545,96 triệu đồng Tổng chi bảo hiểm cho khám bệnh

là 18.816, 99 triệu đồng

Trang 20

Tuy đầu tư của Chính phủ cho y tế tăng nhưng tổng chi ngân sách cho y tếvẫn còn thấp so với nhu cầu Ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế chưa đáp ứngđược đầu tư phát triển ngành y tế Tỷ lệ chi tiền túi hộ gia đình vẫn còn cao(52%) Chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho y tế rất thấp, mới chiếm tỷ lệ 17,6% tổngchi y tế năm 2008 Tổng giá trị viện trợ và vay nước ngoài hàng năm còn chiếm1,8% tổng chi y tế.

Ở các bệnh viện, phương thức chi trả “phí theo dịch vụ” đang bộc lộnhiều bất cập, tạo điều kiện cho xu hướng lạm dụng xét nghiệm, thuốc từ phía

cơ sở cung ứng dịch vụ Bộ Y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cónhiều nỗ lực thử nghiệm và xây dựng phương thức chi trả mới như thanh toánđịnh suất, chi trả theo trường hợp bệnh Tuy nhiên, việc áp dụng phương thứcthanh toán mới này cũng cần phải cân nhắc kỹ ưu – nhược điểm và khả năng ápdụng vào điều kiện của Việt Nam Ngoài ra, cũng cần phải có đầu tư thoả đáng

để chuẩn hoá hệ thống khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ, đồng thời tham khảokinh nghiệm quốc tế để tạo ra phương thức chi trả phù hợp và hiệu quả nhất choViệt Nam

Hiện vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu kiểm soát chi y tế; Chi y tế bìnhquân đầu người của toàn xã hội tăng gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2008 Mứctăng này thể hiện sự tăng đầu tư cho y tế để tăng chất lượng dịch vụ y tế, các cơ

sở khám chữa bệnh ứng dụng nhiều kỹ thuật cao, chất lượng cao, đầu tư cáctrang thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, mức tăng này cũng một phần là do các yếu

tố khác, sự gia tăng giá điện, nước, lương tối thiểu, người bệnh lựa chọn sử dụngdịch vụ chưa hợp lý (vượt tuyến), thiếu sự công nhận kết quả xét nghiệm giữacác cơ sở y tế

VI Thuốc và vắc xin:

Khả năng tiếp cận thuốc ở Việt Nam tương đối tốt do có mạng lưới phânphối thuốc rộng khắp trên toàn quốc Đến năm 2010, hệ thống phân phối thuốcViệt Nam có 2.318 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc và 44.084 cơ sởbán lẻ thuốc Số doanh nghiệp đạt GPs ngày càng tăng, hiện có 101 cơ sở sảnxuất đạt tiêu chuẩn GMP, 104 cơ sở đạt GLP Các cơ sở y tế từ bệnh viện đếntrạm y tế đều có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật NSNN được phân bổmua một số thuốc thiết yếu phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia và cấpthuốc miễn phí cho các bệnh nhân một số bệnh (lao, bệnh nhân HIV/AIDS, tâmthần phân liệt, động kinh) Năm 2010, giá trị thuốc sản xuất trong nước đạtkhoảng 919,04 triệu USD, đáp ứng được 48,03% nhu cầu sử dung thuốc trongnước Tiền thuốc bình quân đầu người trong năm đạt 22,25 USD

Công nghiệp bào chế dược phát triển mạnh về số lượng doanh nghiệp vàmặt hàng Đến nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu

sử dụng thuốc của nhân dân Các quy định về chất lượng thuốc được rà soát vàsửa đổi để dần dần đạt các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế Việt Nam đã xây dựng

Trang 21

và triển khai tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP), bảo quản thuốc (GSP),kiểm nghiệm thuốc (GLP), phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt nhà thuốc(GPP) và thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP) Hầu hết cácdoanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP Việt Nam đã cam kết hài hòa hóa quy địnhdược phẩm trong khối ASEAN; sẽ thực hiện việc đăng ký thuốc tuân theo các

hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD)

Sử dụng thuốc (đặc biệt kháng sinh) không hợp lý đang dẫn đến khángthuốc trong cộng đồng, tăng tác động có hại của thuốc, cũng như tăng chi phíthiết yếu cho mua thuốc Tình trạng tự mua thuốc không có đơn của bác sĩ rấtphổ biến do quy chế bán thuốc theo đơn chưa được thực hiện nghiêm túc Phác

đồ điều trị chuẩn chưa được xây dựng và cập nhật nên thiếu tiêu chuẩn để kiểmsoát đơn thuốc do bác sĩ chỉ định Thiếu dược sĩ đại học ở tuyến huyện để tư vấndùng thuốc an toàn hợp lý Bác sĩ chưa có cơ sở thống kê về tình hình khángthuốc để làm căn cứ khi kê đơn thuốc, do xét nghiệm vi sinh vẫn chưa được thựchiện đầy đủ

Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vắc-xin: lao, bạch hầu, ho gà, uốnván, bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, sởi, tả thương hàn Với tài trợcủa GAVI, Việt Nam đang áp dụng vắc-xin phối hợp 5 trong 1 (bạch hầu- ho gà-uốn ván- viêm gan B- Hib) trong 5 năm 2010- 2015 Năm 2010, Chính phủ đãđưa vắc-xin vào danh sách các sản phẩm sẽ được hỗ trợ đặc biệt trong chươngtrình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng

Chương trình tiêm chủng mở rộng các vắc-xin cơ bản đã thực hiện rấtthành công, vắc-xin trong nước về cơ bản đã cung ứng đủ cho Chương trìnhtiêm chủng mở rộng, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên vẫn còn một số vắc-xinmới chưa đưa vào tiêm chủng mở rộng

Trong lĩnh vực máu và các chế phẩm máu, năm 2001, Thủ tướng đã phêduyệt Chương trình An toàn truyền máu Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới,Việt Nam đã xây dựng được 4 trung tâm truyền máu khu vực ở Hà Nội, Huế, TP

Hồ Chí Minh và Cần Thơ Năm 2007, Bộ Y tế ban hành Quy chế truyền máu.Phong trào hiến máu nhân đạo được mở rộng, tỷ lệ máu từ nguồn hiến máu đượcsàng lọc đầy đủ theo quy chế truyền máu tăng theo thời gian, năm 2009 đạt 74%tổng số đơn vị máu thu thập được

Khó khăn hiện nay là chưa huy động được đủ người hiến máu tự nguyện

để đáp ứng nhu cầu của người bệnh Khoảng 20% hiến máu thu được từ ngườibán máu Nhiều cơ sở phải tự huy động người hiến máu tại chỗ, không thực hiện

đủ quy chế sàng lọc máu, chưa thực hiện được truyền máu từng phần, nên cànglàm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu Ở các địa bàn xa xôi, hẻo lánh, việctiếp cận với máu và các chế phẩm máu gặp nhiều khó khăn

Trang 22

D ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 (Theo Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006):

1 Tình hình rà soát và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y

* Đối với các đơn vị thuộc Bộ Y tế quản lý:

Trước năm 2005, trong số hơn 70 đơn vị trực thuộc, chỉ có một số đơn vị(chiếm khoảng 20% số đơn vị) có nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnngân sách nhà nước mới xây dựng quy hoạch phát triển đơn vị, số còn lại chỉxây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm Tuy nhiên đến năm 2010, vẫn cònkhoảng 20 đơn vị y tế Trung ương chưa xây dựng quy hoạch phát triển đơn vịnên rất khó khăn trong việc đầu tư Vấn đề xây dựng quy hoạch sẽ cần được đẩymạnh trong giai đoạn 2011-2020 nhằm bảo đảm phát triển đơn vị đúng hướng,đạt hiệu quả cao

2 Kết quả thực hiện các chỉ số, chỉ tiêu về y tế

Trong giai đoạn này, nhiều bệnh viện chuyên khoa đã được thành lập mới: năm

2005 cả nước có 46 bệnh viện y dược học cổ truyền thì đến năm 2010 số này đã tăng lên

58 bệnh viện y dược học cổ truyền; số bệnh viện sản nhi, bệnh viện lao, bệnh viện ungbướu phát triển mạnh một mặt do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và mặtkhác do biến động từ chính sách đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếuchính phủ

Trang 23

Số bệnh viện cũng như số giường bệnh viện ngoài công lập cũng tăng khá nhanh,

từ 36 bệnh viện trên địa bàn của 9 tỉnh/Thành phố với 2.538 giường bệnh đã tăng lên 102bệnh viện với 5.822 giường bệnh; tuy nhiên các bệnh viện này chủ yếu được thành lập tạicác tỉnh, thành phố lớn Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch, giường bệnhviện tư nhân/vạn dân còn chưa đạt (mới đạt 0,78 giường so với mục tiêu 2 giường/vạndân) Nguyên nhân chủ yếu là việc triển khai chính sách đầu tư, ưu đãi (thuế, đất đai) cònnhiều vướng mắc; quy mô giường bệnh của bệnh viện phần lớn là rất thấp (nhiều bệnhviện chỉ có từ 21 đến 50 giường bệnh) cũng một phần do diện tích đất và thiếu nhân lựcnên các bệnh viện tư nhân chủ yếu lựa chọn các dịch vụ đem lại lợi nhuận cao

b) Về Y tế dự phòng: Năm 2005, trong hệ thống y tế còn thiếu nhiều cơ sở/đơn

vị ở tuyến tỉnh chịu trách nhiệm về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tuyếntỉnh, sức khỏe lao động và môi trường tuyến tỉnh; phòng, chống HIV/AIDS , y

tế dự phòng tuyến huyện chỉ là các đội y tế dự phòng, đội chăm sóc sức bà mẹ

và trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Trong giai đoạn này, các cơ sở y tế dự phòng có nhiều biến động do việctriển khai Nghị định 171; 172 và Nghị định 13; 14 của Chính phủ cũng như việcchuyển quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình về Bộ Y tế

đã kéo theo hàng loạt các trung tâm dân số ở các tỉnh được thành lập mới theoThông tư 05/TTLT-YT-NV khoảng 1/3 số tỉnh tách Trung tâm y tế huyệnthành Trung tâm y tế dự phòng huyện và bệnh viện huyện; 1/3 số tỉnh giữnguyên mô hình Trung tâm y tế huyện và số còn lại vẫn thực hiện theo Nghịđịnh 01 của Chính phủ mặc dù có thành lập thêm Phòng Y tế thuộc UBNDhuyện Nhìn chung, về tổ chức mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh, đặc biệttuyến huyện còn chưa hiệu quả, nhiều đầu mối nhưng thiếu nhân lực, cơ sở vậtchất và trang thiết bị, trách nhiệm quản lý còn chồng chéo, chưa rõ ràng

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, năng lực dự báo, giám sát vàphòng chống dịch bệnh của các cơ sở y tế dự phòng đã được cải thiện, trong đó

2 viện đầu ngành là Viện VSDT TW và Viện Pasteur TP HCM đã có phòng xétnghiệm an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế cấp 3 Thành lập mới Viện Kiểmnghiệm ATVSTP và một số trung tâm kiểm nghiệm thuốc Kết quả phòng chống dịchbệnh cũng khá khả quan, hầu hết các bệnh dịch và lây nguy hiểm đã được kiểm soát,khống chế đặc biệt là dịch cúm A (H1N1; H5N1); dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm côngtác phòng chống sốt rét, phòng chống HIV/AIDs, phòng chống bệnh lao, bệnh tâm thần

đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,, tuy nhiên công tác phòng chống và kiểm soátcác bệnh không lây nhiễm còn gặp khá nhiều bất cập

c) Về y tế cơ sở:

Trong giai đoạn 2006-2010, hầu hết các trạm y tế đã được đầu tư cả về cơ

sở vật chất và cán bộ Năm 2005, tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ là 69,4%thì đến năm 2010, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động đạt 80% (bao gồm cảBác sỹ làm việc tại các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và bác sỹ tăngcường từ tuyến huyện cho trạm y tế); tuy nhiên nếu chỉ tính số trạm y tế có bác

sỹ làm việc tại trạm thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 70% Đặc biệt sau khi thực hiệnNghị định 14/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì hầu hết các bệnh viện

Trang 24

huyện đã rút số bác sỹ tăng cường cho trạm y tế và các Phòng khám đa khoa liên

xã được sáp nhập vào bệnh viện huyện nên tỷ lệ bác sỹ hoạt động tại trạm y tế

xã có biến động lớn, chưa bảo đảm sự bền vững Riêng tỷ lệ y sỹ sản nhi và nữ

hộ sinh công tác tại trạm y tế được duy trì khá tốt qua các năm tại trạm y tế xã,năm 2005 tỷ lệ này là 93,5% và năm 2010 là 96,2%

d) Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sức khoẻ chủ yếu:

- Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam trong những năm qua đã tănglên đáng kể Năm 2005 là 71,3 và năm 2009 tuổi thọ trung bình của người ViệtNam đã đạt 72,8 tuổi

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm nhanh, từ 30‰ năm 2001xuống còn dưới 16,0‰ năm 2010

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 27,5‰ năm 2005 xuống còn23,8‰ vào năm 2010, đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001-2010

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo tuổi) giảm bềnvững qua các năm, từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18% năm 2010

E ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1 Thành tựu cơ bản:

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng vàNhà nước, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trongtoàn ngành y tế và sự phối hợp của các Bộ, Ngành, công tác bảo vệ, chăm sócsức khoẻ nhân dân ở nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Về hệ thống y tế cơ sở: Ngành y tế đã tập trung vào củng cố hệ thống y tế

cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế xã, phường và y tế thôn bản Tiến bộ đặc biệttrong những năm qua đối với trạm y tế xã là đã tổ chức khám chữa bệnh chongười có thẻ bảo hiểm y tế tại xã, phường Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành phântuyến kỹ thuật cho tuyến xã, nhằm thúc đẩy hoạt động của Trạm y tế xã

Về các cơ sở y tế dự phòng được củng cố và phát triển rộng khắp từ trungương đến cơ sở Các chuyên gia thế giới đánh giá về y tế dự phòng Việt Nam có

hệ thống mạnh từ trung ương đến địa phương

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế đầy lùi và thanh toán.Chương trình mục tiêu quốc gia tiêm chủng mở rộng đạt kết quả tốt, nên cácbệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ em đã giảm đi đáng kể;

Công tác kiểm dịch y tế biên giới đã triển khai tại hầu hết các cửa khẩubiên giới, đặc biệt tại các cửa khẩu, sân bay quốc tế đã triển khai tốt việc giámsát khách xuất, nhập cảnh, ngăn chặn bệnh dịch nguy hiểm có thể lây lan vàonước ta, đảm bảo an ninh sức khoẻ cho quốc gia

Công tác Vệ sinh an toàn thực phẩm đã đuợc sự quan tâm của các cấpchính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân Hoạt động tuyên truyền, giáo dụccũng như các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh thựcphẩm thực hiện có hiệu quả thông qua sự phối hợp liên ngành Các hoạt động

Trang 25

trên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và giảm tỷ lệ các vụ ngộđộc.

Thành tựu của công tác y tế dự phòng đã góp phần không nhỏ trong sựnghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân thể hiện rõ nét trong việckhống chế tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi dưới 40% (Tỷ suất này tươngđương với những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người hơn Việt Nam từ 10đến 20 lần), góp phần tăng tuổi thọ bình quân của người dân hiện nay đạtkhoảng 73 tuổi

Về cơ sở khám chữa bệnh: Trong các thập kỷ qua, với những thay đổikinh tế, xã hội mạng lưới khám chữa bệnh Việt Nam đã được phát triển và luôn

có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.Kết quả hoạt động của bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động củangành y tế, nó không chỉ phản ảnh những thành quả đã đạt được trong công táckhám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn phản ảnh trình độ chuyênmôn và sự phát triển về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu và ứngdụng y học của mỗi quốc gia

Về cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế: Thực hiện chính sách quốc gia

về thuốc và luật dược, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản nhằmbảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho người dân và đảm bảo sử dụngthuốc an toàn, hợp lý Khả năng tiếp cận thuốc ở Việt Nam tương đối tốt do cómạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên toàn quốc Các cơ sở y tế từ bệnhviện đến trạm y tế đều có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật Về trangthiết bị y tế trong những năm gần đây các bệnh viện đã được nhà nước đầu tưcác phương tiện hiện đại, với công nghệ tiên tiến đã giúp cho việc chẩn đoán vàđiều trị nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả và ít biến chứng cho ngườibệnh Năng lực sản xuất Trang thiết bị và vật tư y tế trong nước tiếp tục được cảithiện, tiến tới mục tiêu đáp ứng 60% nhu cẩu sử dụng trong nước với mức chiphí thấp hơn đáng kể so với với nhập khẩu

Trong các thập kỷ qua, với những thay đổi về điều kiện chính sách, kinh

tế, xã hội, hệ thống y tế Việt Nam ngày được củng cố phát triển cùng với sự đilên của đất nước, đã đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sứckhoẻ nhân dân

Theo kế hoạch, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thểnhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới 20% vào năm 2010, tuy nhiên với sự nỗ lựccủa ngành y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương và các Bộ, ngành và sựphát triển về kinh tế xã hội, năm 2010 ước tính đạt được mức 18,0%

Nhìn chung, Việt Nam trong thập kỷ qua đã đạt được các chỉ tiêu cơ bản

về sức khoẻ, tốt hơn so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầungười, góp phần làm tăng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI)

2 Những tồn tại và thách thức:

Trang 26

- Các cơ sở y tế dự phòng: Mặc dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, thay

đổi mô hình bệnh tật, bảo vệ hàng chục triệu người khỏi các bệnh dịch nguyhiểm, công tác y tế dự phòng ở nước ta vẫn còn có nhiều khó khăn:

Về nhận thức, hiện nay y tế dự phòng chưa được quan tâm thích đáng của

xã hội, đôi khi còn được coi là lĩnh vực của riêng ngành y tế Tổ chức y tế dựphòng tuyến tỉnh/thành phố bị chia tách nhiều đầu mối dẫn tới thiếu nhân lực, cơ

sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư dàn trải Nhiều chính sách, quy hoạch và pháttriển kinh tế xã hội chưa chú trọng, đề cập đầy đủ những vấn đề liên quan tớicông tác y tế dự phòng Đội ngũ cán bộ y tế dự phòng còn thiếu về số lượng,chất lượng chưa cao, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng còn ít.Đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng còn thấp, trong khi nhu cầu thực tế rất cần có

sự ưu tiên kinh phí cho lĩnh vực này Trong vòng 10 năm gần đây, ngân sáchcho y tế dự phòng, năm thấp nhất là 11,3%, năm cao nhất là 25,7% Tình hìnhdịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch cónguy cơ bùng phát trở lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não do vi rút Bêncạnh đó xuất hiện những bệnh mới khó xác định, khó điều trị, có nguy cơ bùngphát thành đại dịch như SARS, Cúm A(H5N1) Tình trạng ô nhiễm môi trườngngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm do quản lý và sử dụng hoá chất, cácchất thải trong sinh hoạt, sản xuất, bệnh viện chưa được xử lý tốt

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay chưa thực sự đivào nề nếp, nhất là khâu thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu, còn đểxảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt Công tác kiểm định mỹ phẩm cònnhiều bất cập

- Các cơ sở khám chữa bệnh: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,

công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập

và yếu kém, các bệnh viện phân bổ còn chưa đồng đều giữa các vùng, nhất làcác bệnh viện chuyên khoa sâu Tỷ lệ giường bệnh trên dân số nhìn chung cònthấp, hầu hết các bệnh viện đều có công suất sử dụng giường bệnh cao

Phân bố giường bệnh chưa cân đối giữa các vùng, miền đặc biệt tỷ trọnggiường tuyến cuối thấp, bệnh nhân dồn về các bệnh viện lớn ở thành phố và cácbệnh viện Trung ương, dẫn đến hiện tượng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối.Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện đã và đang được cải thiện,nhưng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chấtthải y tế Cơ sở nhà cửa của nhiều bệnh viện đã quá xuống cấp, hết thời hạn sửdụng nhiều năm Về kỹ thuật, các bệnh viện đã giải quyết cơ bản việc khámchữa bệnh và đã từng bước phát triển chuyên sâu, nhưng còn chưa toàn diện,chưa đồng đều giữa các chuyên khoa, chuyên ngành, chưa cân đối giữa cácvùng, chưa có nhiều bệnh viện hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực Nhìnchung mạng lưới bệnh viện đang đứng trước thách thức về yêu cầu phục vụngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người dân, nhưng điều

Trang 27

kiện phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu Cơchế tài chính và quản lý bệnh viện còn những vấn đề đáng quan tâm

- Cung ứng dịch vụ dân số - Kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Quy mô dân số không ngừng tăng đã tạo áp lực lớn cho ngành y tế

trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Trong khi con ngườingày càng phải đối mặt với môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều dịch bệnhnguy hiểm xuất hiện với diện tích ở ngày càng thu hẹp, do mật độ dân số ngàycàng gia tăng Nguy cơ mức sinh cao có thể tăng trở lại ở nhiều địa phương,chất lượng dân số còn thấp, mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh có xu hướnggia tăng Chất lượng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà

mẹ trẻ em còn nhiều hạn chế, còn sự khác biệt về tình trạng sức khoẻ bà mẹ trẻ

em giữa vùng, miền và các nhóm dân cư

- Nhân lực y tế: Nguồn nhân lực ngành y tế còn thiếu, mất cân đối về cơ

cấu, phân bổ không đồng đều, các tỉnh Miền núi, Tây Nguyên, một số tỉnh đồngbằng sông Cửu Long thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi Nguồn đào tạo bổsung thay thế còn chưa đáp ứng nhu cầu Tuy số cán bộ y tế tăng hàng năm làkhá rõ ràng, nhưng khi so với mức tăng dân số vẫn không theo kịp, làm cho tỷ

số cán bộ y tế/10.000 dân vào năm 2007 vẫn thấp hơn khá nhiều so với thời giancách đây hơn 20 năm (năm 2007 cán bộ y tế/10.000 dân là 32,6, năm 1986 là43,1) Như vậy có thể nói nhân lực y tế hiện đang thiếu về số lượng cho dù, sốbác sỹ và dược sỹ đại học tính theo dân số vẫn tăng liên tục từ 1986 đến nay Tỷtrọng giữa Bác sỹ và y tá điều dưỡng còn chưa hợp lý (mới đạt 1/1,8) trong khicần có tỷ số phù hợp là 1/3

Chất lượng nhân lực y tế còn hạn chế, không tương xứng với nhu cầunhân lực trình độ cao để làm chủ các kỹ thuật mới Năng lực thực hành của sinhviên sau khi ra trường khá hạn chế do quá trình học không được thực hành nhiềunhư trước đây, cho dù thầy giỏi hơn, máy móc thiết bị phục vụ học tập hiện đạihơn cùng với mức sống của sinh viên khá hơn trước

-Thông tin y tế: Hệ thống thông tin y tế chưa được quan tâm đúng mức, số

liệu thống kê còn chậm chưa cập nhật thường xuyên, chất lượng thông tin chưatốt, khả năng tổng hợp, phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong lập kế hoạch,phân tích chính sách, theo dõi và đánh giá còn yếu Một số chỉ số để theo dõi cácmục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến y tế, giới, còn thiếu hoặc thiếu tính so sánhquốc tế Đối với hệ thống y tế tư nhân, y tế các Bộ, ngành chưa cặp nhật dẫn đếntình trạng thiếu số liệu phân tích đánh giá

- Thuốc, vắc xin, sinh phẩm: Mặc dù chính sách quốc gia về thuốc đãđược triển khai qua 2 giai đoạn, song đến nay vẫn chưa có sự hướng dẫn thốngnhất từ Bộ Y tế về việc tổ chức và thành lập Ban chỉ đạo cũng như các bướctriển khai thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc ở các địa phương Đội ngũ cán

bộ dược vẫn còn rất thiếu và yếu cả trong lĩnh vực quản lý cũng như hoạt động

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w