Cùng có vinh dự như Hoa Xuân Tứ còn có Trần Thị Vệ, cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Thanh Hóa, dũng cảm cứu bạn khi máy bay Mỹ ném bom; Trần Quốc ý, một thiếu niên của Nghệ An, trong khi máy bay
Trang 1LỊCH SỬ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Mở đầu TRUYỀN THỐNG “TUỔI NHỎ CHÍ LỚN” CỦA CON TRẺ VIỆT NAM
Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong tâmthức của mọi thế hệ từ đời này đến đời khác đều khắc sâu dấu ấn những hìnhtượng truyền thuyết để cắt nghĩa cội nguồn và sức sống của dân tộc mình
Dân ta luôn tâm niệm công ơn mở nước của vua Hùng được tôn phong làQuốc tổ Dân ta còn sùng kính thần tượng Bà mẹ trong tín ngưỡng dân gian "thờMẫu" rất gần với lòng yêu kính người mẹ trong đời thường Nét đặc sắc nữa là dân
ta còn có người anh hùng làng Gióng lên ba đánh giặc được vua phong là Thiênvương còn dân phong là đức Thánh, được hiển thánh, muôn thuở tôn vinh trong sửsách và trong lòng người
Chuyện kể rằng; về đời vua Hùng thứ sáu, đất nước đang yên bình, thì giặc
Ân từ phương Bắc tràn xuống mưu toan xâm lược Được thần linh mách bảo, vuaHùng bèn sai sứ đi khắp nơi kêu cầu hiền tài ra giúp nước ở làng Phù Đổng (xưa làhuyện Võ Ninh, nay là Võ Giàng) có cậu bé lên ba, chưa biết nói và vẫn còn phải ẵmngửa, nghe lời sứ rao bỗng bật thành lời sai sứ về tâu với vua đúc ngựa sắt, rèn roisắt, nón sắt nhận lời đánh giặc Vua lập tức sai rèn đúc vũ khí, còn dân thì gópgạo, góp vải chu tất cho kịp sức lớn vùn vụt của cậu bé làng Gióng Khi giặc Ân kéođến núi Châu Sơn (nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh) cậu bé nay thân cao đã haitrượng, đội mũ, cầm roi, leo lên mình ngựa rồi vươn mình ngửa mặt lên trời mà
xưng lớn "Ta là thiên tướng nhà trời cứu dân cứu nước".
Rồi ngài phóng ngựa, ngựa sắt hí ra lửa cháy cả một vùng nay còn di tích têngọi Làng Cháy Ngài vung roi xông vào trại giết giặc đến mức gãy roi thì nhổ nhữngbụi tre để đánh giặc, đến nay di tích vẫn còn là loại tre Đằng ngà Đánh tan giặcnước, đến núi Ninh Sóc, ngài cưỡi ngựa bay lên trời Từ đây, giặc ngoại xâm khiếp
sợ mà không dám xâm phạm bờ cõi nước ta Nhớ công ơn người anh hùng, vuaHùng phong ngài làm Phù Đổng Thiên vương, đến đời vua Lý lại phong làm SungThiên Thần vương xây dựng đền miếu thờ phụng và tôn đức Thánh Gióng làmmột trong "tứ bất tử" phù trợ cho dân tộc Việt Nam Còn dân gian mộc mạc gọi ngài
là Ông Gióng, vào tháng tư âm lịch hàng năm lại mở hội để tưởng nhớ đến ngườianh hùng đã khởi đầu cho một truyền thống vẻ vang "tuổi nhỏ chí lớn" của con trẻViệt Nam
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, hình bóng lớp contrẻ Việt Nam vẫn thấp thoáng trong những trang sử đầy máu lửa của cuộc chiếntranh giữ nước và đẫm mồ hôi của công cuộc khai phá dựng xây đất nước: Tríthông minh của Đinh Bộ Lĩnh trong các cuộc "tập trận cờ lau" khi còn nhỏ giúp tahiểu được công trạng dẹp loạn sứ quân, thống nhất bờ cõi để lập nên triều đại nhàĐinh thời đầu tự chủ, cuối thế kỷ thứ X ý chí cường tráng của trang thiếu niên TrầnQuốc Toản bóp nát trái cam để đòi ra trận ghi trên lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phácường địch báo hoàng ân" đã trở thành hình tượng "cả nước đồng lòng" không thểnào quên trong pho sử oai hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông của triều đạinhà Trần thế kỷ XIII Tài học thần đồng của Nguyễn Hiền, đỗ trạng khi tuổi còn thiếu
Trang 2niên, 13 tuổi, cách nay đã hơn nửa thiên niên kỷ, mãi mãi trở thành biểu tượng trítuệ của sự nghiệp hun đúc hiền tài, bồi dưỡng nguyên khí quốc gia
Nhưng chúng ta sẽ hiểu hơn về lớp thiếu niên Việt Nam trong lịch sử, nếuchúng ta ghi nhận những gương mặt rất trẻ đã làm rạng rỡ lịch sử nước nhà BàTrưng Trắc khi "phất cờ nương tử thay quyền tướng quân" nổi dậy đánh giặc Hán,giải phóng 65 thành quách ở đầu Công nguyên này (năm 40) tuổi chưa đến haimươi; Bà Triệu khởi binh ở căn cứ Ngàn Nưa (Thanh Hóa) mang ý chí "quyết cưỡigió, đạp sóng, chém cá Kình biển Đông " mới 20 tuổi; đại anh hùng Nguyễn Huệlúc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ mới 18 tuổi
Còn ở thế kỷ XX này, Phan Bội Châu 17 tuổi đã viết bài hịch "Bình Tây thuBắc" để hưởng ứng chiếu Cần Vương, lập đội "sĩ tử Cần Vương" phần lớn toànnhững thiếu niên trai trẻ mưu sự vũ trang đánh Pháp, còn ông vua Duy Tân mới 16tuổi đã từ bỏ ngai vàng kết liên với các nhà cách mạng định làm cuộc binh biếnchống thực dân Khi phát động phong trào Đông Du Phan Bội Châu cũng đã gửinhững con em của mình sang Nhật học hỏi, về lâu dài là để chuẩn bị cho cuộc vậnđộng cách mạng đã đặt hoài bão vào ngày trở về Tổ quốc "thì những thiếu niênnước ta sẽ bay nhảy hô vang, khua cá sấu mà chống lại rồng trời, non sông gấmvóc của ta sẽ rực rỡ tốt tươi, uy sấm sét sẽ đuổi hết lũ quỷ ma " (Phan Bội Châutoàn tập)
Trong số lớp chiến sĩ Đông Du này chúng ta biết đến những tên tuổi như TrầnVăn Yên, Trần Văn Thu và Hoàng Vĩ Hùng ở Nam Kỳ (trong Phan Bội Châu toàntập) nêu trên ghi rằng đó là "ba tên bé con"; còn Lương Ngọc Quyến, con trai củanhà ái quốc nổi tiếng Lương Văn Can, người sau này đã đứng ra làm cuộc khởinghĩa Thái Nguyên (1917), lúc vượt biển Đông Du cũng chỉ tròn 15 tuổi
Và cũng chính vào thời điểm phát động phong trào Đông Du, Phan Bội Châucũng có ý định gửi người con trai của người bạn đồng hương và đồng chí của mình,
cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Sinh Cung sang Nhật Nguyễn Sinh Cungnăm đó đã sắp bước vào tuổi thanh niên, nhưng con người trai trẻ này đã từng thuậtlại rằng: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do - Bìnhđẳng - Bác ái Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốntìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy và tôi đã vượt biển ra nước ngoài"
Người thiếu niên Nguyễn Sinh Cung ấy đã từ chối con đường Đông Du và khiđến tuổi trưởng thành đã chọn một con đường hoàn toàn khác, Nguyễn Tất Thành
đã rời Sài Gòn năm 1911 để thực hiện những hoài bão được nhen nhóm từ độ thiếuniên
Nói đến độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên là nói đến buổi khởi đầu cho sự hình thànhnhững nhân cách và nuôi dưỡng những hoài bão sẽ được phấn đấu khi đến tuổitrưởng thành Thế hệ thiếu nhi đầu tiên của thế kỷ XX, những người sau đó sẽ trởthành lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, cũng là những chiến sĩ tiênphong của Đảng, của lớp người sẽ tập hợp và đào tạo các thế hệ thanh thiếu niênViệt Nam đi theo lý tưởng yêu nước và cộng sản đã được tiếp nhận từ trong truyềnthống xa xưa của dân tộc những tân phong của Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh, TrầnQuốc Toản, Nguyễn Hiền bằng cả một nền giáo dục truyền thống thấm đẫm tìnhyêu nước và khát vọng tự do
Trang 3Hãy đọc "bài thứ nhứt" mở đầu cho một tác phẩm của cụ Phan Bội Châu dùng
để giáo dục con trẻ Việt Nam ở đầu thế kỷ XX, chúng ta sẽ hiểu được trong tiềmthức của mỗi con người Việt Nam từ thời ấu thơ đã chứa đựng những nguồn lựctiềm ẩn được tích tụ từ trong dòng máu của một dân tộc sớm có truyền thống "tuổinhỏ chí lớn"
"Bài thứ nhứt:
- Trò là người nước nào?
- Thưa: tôi là người nước Nam
- Tên nước Nam gọi bằng gì?
- Thưa gọi bằng nước Việt Nam
- Trò đã là người Việt Nam thì nước Việt Nam là chi của trò?
- Thưa là bào thai mẹ tôi đẻ ra tôi
- Vậy thì trò gọi nước Việt Nam bằng chi?
- Thưa, gọi bằng nước Mẹ
- Vì sao nước Việt Nam lại được thương yêu kính trọng nhất?
- Thưa, là bởi vì có nước Việt Nam mới có cha mẹ, anh em, chị em, thầy và bạn tôi và tôi Nếu không có nước Việt Nam thời cha mẹ tôi, anh em tôi, chị
em tôi, thầy bạn tôi tất là không có cả "
Chí lớn có ở tuổi nhỏ bắt nguồn từ đó
CHƯƠNG I NHỮNG TRANG ĐẦU TRONG LỊCH SỬ ĐỘI TA
Trong đêm đen nô lệ lầm than dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp
và phong kiến, thiếu nhi nước ta cũng như cha anh mình đã bị tước mất quyềnsống, quyền làm người, lớn lên trong đói khổ, chịu chung cảnh nước mất nhà tan
Uất hận tràn đầy, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã phải thốt lên:
Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột
Vạch trời cao mà tuốt gươm ra!
Cho đến đầu thế kỷ XX, nhiều lớp cha ông chúng ta đã "tuốt gươm ra" vùnglên trong các cuộc khởi nghĩa quyết giành lại độc lập, tự do cho dân tộc nhưng đều
bị đế quốc, phong kiến dìm trong biển máu Nguyên nhân cơ bản của mọi thất bại ấy
là do chưa có đường lối đúng, chưa có một tổ chức chặt chẽ đảm đương vai tròlãnh đạo
Giữa lúc đó, vào năm 1911, ở tuổi 20, người thanh niên yêu nước Nguyễn TấtThành - Bác Hồ kính yêu của chúng ta xuống tàu thủy tại Bến Nhà Rồng (thành phốSài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu các nước, kể cả nước Pháp rồi sẽ
"Trở về nước đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện đểđưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập"
Bác đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh rồi trở lại Phápvào cuối năm 1917 lấy tên mới là Nguyễn ái Quốc Tại Paris, Người kết bạn vớinhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa nổi tiếng Người lập ra các tổ chứcyêu nước của người Việt Nam và các thuộc địa khác của Pháp, xuất bản báo
"Người cùng khổ" gửi về nước để thức tỉnh đồng bào và thực hiện cuộc đấu tranhbằng nhiều hình thức chống lại chính sách cai trị khắc nghiệt của đế quốc Pháp
Trang 4Sau khi được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa" của Lênin, Bác Hồ hoàn toàn tin theo Lênin Tại Đại hội Đảng xã hộiPháp, tháng 12-1920, Bác đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III, trực tiếptham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầutiên
Một ngày đẹp trời cuối tháng 6 năm 1923, Bác Hồ đặt chân lên đất nướcLênin, chuẩn bị dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 5 sẽ khai diễn tại Matxcơva.Trong thời gian chuẩn bị, Bác đi thăm nhiều nơi để tìm hiểu xã hội Liên Xô về cácmặt trong đó Người rất chú ý đến vấn đề thiếu niên, nhi đồng
Tác giả Trần Dân Tiên trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt độngcủa Hồ Chủ tịch" có đoạn kể lại: " Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiêncứu kỹ vấn đề nhi đồng ở Liên Xô Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền mayquần áo, được uống sữa lọc trong chín tháng không mất tiền Mỗi tuần thầy thuốcđến thăm nhiều lần Nhờ sự săn sóc như thế, trẻ em lớn lên tươi đẹp như hoahồng mùa xuân Đến tám tuổi trẻ em bắt đầu đi học Học sinh mỗi buổi sáng được
ăn một bữa không mất tiền Ngoài trường học thì có Đội thiếu nhi chăm sóc các
em Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều dành cho trẻ em Nếu nước Nga chưa phải làthiên đường cho tất cả mọi người thì nước Nga đã là một thiên đường của trẻ em.Thiên đường của trẻ con này làm cho ông Nguyễn không quên Tổ quốc Việt Nam.Ông cũng muốn làm cho chúng sung sướng, mạnh khỏe như trẻ em Liên Xô "
Cuối năm 1924, Bác Hồ đến Quảng Châu (Trung Quốc) với trách nhiệm nặng
nề đối với phong trào cách mạng ở Đông Dương và châu á Người khẩn trương tìmhiểu tình hình và tìm cách bắt liên lạc với những thanh niên Việt Nam yêu nướcđang có mặt tại đây
Giữa năm 1925, Bác Hồ sáng lập ra tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên
và cùng các đồng chí khác mở nhiều lớp huấn luyện chính trị đưa thanh niên trongnước ra học Bác kể rằng: "Năm 1925, Hội thanh niên cách mạng đồng chí thành lậpnhằm chuẩn bị điều kiện để tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam Ngay sau khi thànhlập, Hội đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của thanh niên cáchmạng Hội đã chọn 8 em Việt kiều ở Xiêm (nay là Thái Lan) đưa sang Quảng Châu
để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn thanh niên sau này" Đây là sự kiện có ýnghĩa đặc biệt đối với sự ra đời của Đoàn và của Đội ta Bác Hồ vừa giao tráchnhiệm cho Tổng bộ Việt Nam cách mạng thanh niên vừa trực tiếp cử người về nước
và cử đồng chí Hồ Tùng Mậu sang Xiêm (tức Thái Lan ngày nay) Khi đến vùngTrung Bộ nước Thái, đồng chí Hồ Tùng Mậu bắt liên lạc với một sĩ phu yêu nước là
cụ Đặng Thúc Hứa mà bà con Việt kiều ở Thái lúc này thường gọi là cụ Tú Đặng.Mọi việc được thu xếp nhanh chóng Nhóm thiếu niên được chọn do một cơ sở của
cụ Tú Đặng bí mật đưa về Băng Cốc Tất cả đều được hóa trang thành người Hoakiều Người dẫn đường cùng 8 thiếu niên xuống chiếc tàu biển mang tên Di Hòathuộc một công ty thương mại của Anh quốc Họ nói tiếng Hoa và tiếng Anh khá trôichảy vì trước đây họ đã học ở Hoa Anh học hiệu Phi Chít Hai ngày sau cả đoànđến Quảng Châu và liền được gặp Bác Tám thiếu niên ấy người ít tuổi nhất 12,người lớn tuổi nhất là 15 Để giữ bí mật và xác định mối quan hệ họ hàng với Bác
Hồ, tất cả đều lấy họ Lý, theo họ của Bác lúc này với tên họ mới là Lý Thụy, hoặcgọi Bác bằng bí danh là đồng chí Vương Tám thiếu niên họ Lý gồm:
Trang 51 Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng.
2 Lý Văn Minh " Đinh Chương Long
3 Lý Thúc Chất " Vương Thúc Thoại
4 Lý Anh Tợ " Hoàng Tự
5 Lý Nam Thanh " Nguyễn Sinh Thản
6 Lý Trí Thông " Ngô Trí Thông
7 Lý Phương Đức " Ngô Hậu Đức
8 Lý Phương Thuận " Nguyễn Thị Tích
Hai thiếu niên sau cùng (thứ 7 và thứ 8) là nữ
Từ giữa năm 1925 cho đến giữa năm 1926, tám thiếu niên này được Bác Hồ
tổ chức thành một lớp học riêng vừa để tiếp tục nâng cao trình độ văn hóa vừa họcchính trị theo một chương trình phù hợp
Ngày 22-7-1926, từ Quảng Châu, Bác đã viết thư gửi ủy ban Trung ương ĐộiThiếu niên Tiền phong Lênin (Liên Xô) nói rõ: "Chúng tôi có tại đây (Quảng Châu,Trung Quốc) một nhóm thiếu niên Việt Nam Tuổi các em từ 12 đến 15 Đó là cácthiếu niên cộng sản đầu tiên của nước Việt Nam Khi chúng tôi nói với các em vềcuộc cách mạng Nga, về Lênin và về các bạn, những người Lêninnít Nga trẻ tuổi thìcác em rất sung sướng và đòi hỏi được đến với các bạn để thăm các bạn, học vớicác bạn và cũng như các bạn để trở thành những người Lêninnít trẻ tuổi chânchính Chúng tôi đã hứa với các em là sẽ viết thư cho các bạn về vấn đề này Vàgiờ đây tôi đã làm việc ấy Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không từ chối tiếpnhận 3 hay 4 bạn nhỏ Việt Nam của các bạn có phải không? " Đề nghị trên củaBác Hồ đã được Trung ương Đoàn TNCS Lênin và ủy ban Trung ương Đội Thiếuniên Tiền phong Lênin (Liên Xô) đáp ứng một cách nồng nhiệt Tuy nhiên, liền sau
đó tình hình chính trị ở Quảng Châu diễn biến phức tạp nên chủ trương gửi cácthiếu niên Việt Nam sang Liên Xô học tập không thực hiện được
Phái phản động trong Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã thihành chính sách đàn áp, khủng bố những người cộng sản Trung Quốc và Việt Nam.Tám thiếu niên Việt Nam cùng nhiều đồng chí khác dần dần bị bắt Đảng Cộng sảnTrung Quốc tích cực giúp họ mời luật sư nổi tiếng Tạ Anh Bá bảo vệ cho họ Nhờvậy, sau nhiều tháng thẩm vấn, phái phản động buộc phải thả các đồng chí ViệtNam bị bắt cùng tất cả các thiếu niên nêu trên Lúc này, các thiếu niên đều đã trởthành đoàn viên TNCS Trước tình hình hết sức khó khăn do phái phản động tăngcường khủng bố, tám đoàn viên TNCS theo hướng dẫn của các đảng viên đã tùyhoàn cảnh, điều kiện thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mình Một số về nước hoạtđộng như Lý Tự Trọng (1929-1931) và sau này là Lý Phương Thuận Một số dichuyển về nông thôn hoặc vào các nhà máy tham gia công tác vận động quầnchúng trên đất nước bạn Một số tìm đường sang Liên Xô tiếp tục học tập theo chủtrương của Bác Hồ trước đây
Khi khởi nghĩa Quảng Châu (còn gọi là Quảng Châu công xã) nổ ra, các đồngchí Việt Nam và các đoàn viên TNCS thuộc lớp đầu tiên này đã tích cực tham giavào các đơn vị tự vệ công nhân của bạn làm nhiệm vụ bảo vệ nhà máy, chống đàn
áp và tuyên truyền, vận động quần chúng phản ánh tình cảm cách mạng gắn bógiữa nhân dân hai nước Việt - Trung và lý tưởng quốc tế chủ nghĩa trong sáng củanhững người cộng sản trẻ tuổi
Trang 6Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động Anh đã bắn chết tên mật thámPháp ngay trên đường phố Sài Gòn để bảo vệ đồng chí mình và trở thành tấmgương tiêu biểu cho tinh thần bất khuất với lời nói đanh thép trước tòa án đế quốcPháp: "Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm Con đường của thanh niênchỉ là con đường cách mạng, không có con đường nào khác" Theo dõi hành độnganh hùng của Lý Tự Trọng, ngày 21-2-1931 Bác Hồ đã gửi thư cho Bộ PhươngĐông Quốc tế cộng sản báo tin này và đề nghị Bộ Phương Đông yêu cầu ĐảngCộng sản Pháp tổ chức các hoạt động, kể cả biểu tình đòi trả tự do cho Lý TựTrọng Song bất chấp mọi sự phản đối của dư luận bọn đế quốc vẫn sát hại anh Lý
Tự Trọng hi sinh kiên cường giữa tuổi 17 để lại cho chúng ta bản "Tuyên ngôn" bấtdiệt về con đường cách mạng của các thế hệ trẻ Việt Nam
Vào thời gian này, Bác Hồ trở lại Hương Cảng để chủ trì hội nghị hợp nhấtthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Do một sơ suất từ bên ngoài, Bác bị mật thámAnh bắt giữ Cùng bị bắt với Bác có Lý Phương Thuận (một trong tám thiếu niên đãgiới thiệu ở trên) đang hoạt động tại đây với tên gọi là Lý Tam (hoặc cô Ba) LýPhương Thuận đã giữ vững tinh thần cách mạng, không hề khai báo gì với cảnh sátAnh Vụ án Tống Văn Sơ (tên mới của Bác Hồ lúc này) làm chấn động dư luận tạiHương Cảng và cả ở Anh, Pháp (mật thám Pháp vận động nhà cầm quyền Anh traoBác cho chúng) Luật sư nổi tiếng Lôdơbai đã vượt qua nhiều khó khăn cứu thoátBác Hồ ra khỏi nhà tù và vợ chồng ông đã hết lòng giúp Bác trở lại Liên Xô
Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra Phát xít Đức tập trung binh lực tấn côngLiên Xô hòng tiêu diệt nước XHCN đầu tiên trên thế giới Sư đoàn quốc tế chốngphát xít thành lập ở Matxcơva bao gồm những người cộng sản trẻ tuổi ở nhiều nướcđang học tập, công tác tại Liên Xô
Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tợ cùng các đồng chí Việt Nam kháctình nguyện tham gia Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên Xô Đó là ba trong số "tám cháuhiếm hoi từ bước đầu ấy" do Bác Hồ giáo dục, rèn luyện giờ đây đã trở thành cán
bộ, chiến sĩ chiến đấu ngoan cường vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả Cả ba đồng chí đãvĩnh viễn nằm lại trên quê hương V.I Lênin vĩ đại tại trận địa phía Nam Matxcơva.Nhà nước Liên Xô đã tặng thưởng ba đồng chí huân chương cao quý: Huânchương Vệ quốc hạng Nhất
Trang đầu trong cuốn biên niên sử của Đội ta mở ra như thế đó Từ "Các thiếuniên cộng sản đầu tiên" Bác Hồ và các đồng chí của Người đã bồi dưỡng, rèn luyệntrở thành "Tám đoàn viên hiếm hoi buổi ban đầu" Đó là những mầm non của cáchmạng, là những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, mãi mãi là niềm tựhào của chúng ta Những thiếu niên cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản vẻvang ấy mãi mãi xứng đáng với lòng tin yêu và sự tôn vinh của các thế hệ thanhthiếu niên nước ta cũng như cả dân tộc ta
Tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn, Bác Hồ dạy: "Làngười theo dõi tổ chức thanh niên từ bước đầu hiếm hoi chỉ có tám cháu, ngày naytrông thấy có hàng triệu đoàn viên, thanh niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng pháttriển mơn mởn như hoa nở mùa xuân Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiêncường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mìnhnhư trẻ lại, thấy tương lai của Tổ quốc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang "
Trang 7Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm đương sứ mệnh cao cảlãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân ta đấu tranh giành giải phóng dântộc và giai cấp Từ đó, phong trào thanh thiếu nhi nước ta ngày càng phát triểnmạnh mẽ Tổ chức Đội từng bước được hình thành Hội nghị Ban Chấp hành Trungương Đảng lần thứ nhất (khóa I) tháng 10 năm 1930 đã ban hành một văn kiện hếtsức quan trọng về công tác thanh niên trong đó đã đề cập đến việc tập hợp thiếu nhivào các tổ chức Thiếu niên cách mạng, Hồng nhi đoàn và giao cho Đoàn phụtrách.
Sau khi Đảng ta ra đời, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930, cả nước nổ ra nhiềucuộc đấu tranh lớn mà tiêu biểu là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh Các chi bộ Đảng
ở hai tỉnh này đã tập hợp được 513 đội viên thiếu niên cách mạng Các đội viên chiathành từng tổ dưới sự hướng dẫn của các đảng viên và đoàn viên làm nhiệm vụgiao thông liên lạc, canh gác Riêng ở Phong Nẫm (huyện Thanh Chương - NghệAn) có hơn 20 đội viên thiếu niên cách mạng hoạt động dưới sự hướng dẫn củađồng chí Lê Cảnh Nhượng, Bí thư chi bộ Đoàn địa phương Ngoài việc canh gác,làm giao liên, các đội viên còn tham gia học tập quân sự do các "xích vệ đội" tổchức, hướng dẫn và hăng hái thực hiện các công việc như rải truyền đơn, treo cờĐảng ở xã Nam Trung (huyện Nam Đàn) đã ra đời tổ chức thiếu nhi lấy tên là ĐộiĐồng Tử quân Ngày 12-9-1930, các đội viên Đồng Tử quân đã cùng cha anh thamgia thành lập chính quyền Xô viết ở địa phương Cũng vào thời gian này tại TháiBình, Đội Đồng Tử quân huyện Tiền Hải được thành lập Các đội viên đã tham giatích cực vào hàng ngũ những bà con nông dân đi đấu tranh đòi giảm thuế, chống địachủ cướp đất
Đến thời kỳ 1936-1939, thực hiện chủ trương chuyển hướng hoạt động củaĐảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ đã tổ chức nhiều lớp học chữ quốc ngữ cho thiếunhi qua đó tập hợp thiếu nhi vào các hình thức tổ chức văn hóa, văn nghệ như cácĐội kịch, Đội ca nhạc, Đội bóng Hai tờ báo công khai của Đoàn ở Hà Nội và SàiGòn là "Thế giới" và "Mới" đã có nhiều bài viết về công tác vận động thiếu nhi
Trước sức mạnh đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, theo lệnh chính phủPháp, toàn quyền Đông Dương đã phải ra một nghị định nêu rõ kể từ ngày 1-11-
1936 "Cấm bắt đàn bà, trẻ em làm việc ban đêm" Vào thời gian này ở một số tỉnhnhư Hà Đông, Nam Định, Hải Phòng,v.v nhiều tổ chức Hồng nhi đoàn được thànhlập, nhiều đội viên hoạt động rất hăng hái trong các đội kịch, đội múa, hoặc các banđồng ca do tổ chức Đoàn Thanh niên Dân chủ hướng dẫn
Bước sang năm 1941, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày mộtkhẩn trương và phức tạp Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ĐôngDương chịu cảnh "một cổ hai tròng" dưới ách thống trị tàn bạo của Nhật - Pháp nênngày một bần cùng, đói khổ do vậy ngày càng nhanh chóng giác ngộ cách mạng
Tháng 1 năm 1941, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bí mật về nước ở vùng Pác Pó(Cao Bằng) để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam Đây là một sựkiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta Tháng 5năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc với
tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ trương tổchức ra các đoàn thể cứu quốc và thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là
Trang 8Việt minh) Hội nhi đồng cứu quốc ra đời ở Nà Mạ (vùng Pác Bó) và được gia nhậpMặt trận Việt Minh.
Ngày ấy là 15-5-1941, ngày lịch sử vẻ vang của Đội ta Vào dịp này, Bác Hồkính yêu viết bài "Kêu gọi thiếu nhi" thể hiện tình cảm yêu thương và sự chăm sóc
ân cần của Người đối với các cháu Bài "Trẻ con" mở đầu bằng một đoạn đầy xúcđộng:
"Trẻ em như búp trên cành,Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,Chẳng may vận nước gian nan,Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng"
Bác khẳng định:
"Kẻ lớn cứu quốc đã đànhTrẻ em cũng phải ra giành một vai
Bao giờ đuổi đuổi Nhật, Tây,Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng"
Và trong bài "Trẻ chăn trâu" Bác đã kêu gọi thiếu nhi:
"Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Tây
Anh em ta mới có ngày vinh hoa
"Nhi đồng cứu quốc" Hội ta,
ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh
ấy là bộ phận Việt Minh,Dân mình khắc cứu dân mình mới xong
Ai nghe mà chẳng động lòng,Khá thương con trẻ mục đồng Việt Nam"
Những lời thơ thật giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, nghĩa đồng bào đãđược nhanh chóng lan truyền trong thiếu nhi Nà Mạ và cả vùng Hà Quảng Từ các
em biết chữ đến các em chưa biết chữ được bè bạn trong tổ chức truyền miệng cho
đã thuộc lòng bài thơ "Kêu gọi thiếu nhi" của Bác
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8, đội ngũ cán bộ cách mạng do Bác Hồ vàĐảng ta đào tạo, bồi dưỡng trước đó được phân công toả về các địa phương trong
cả nước để cùng các cán bộ, đảng viên vận động phong trào cách mạng với mộtquyết tâm rất cao: "Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giảiphóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thểquốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấpđến vạn năm cũng không đòi lại được" (Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8tháng 5 - 1941)
Trong số cán bộ nói trên anh Đức Thanh được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ tổchức Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Quảng và Hội Nhi đồng Cứu quốc Anh làngười trực tiếp soạn thảo Điều lệ Đoàn và Hội Nhi đồng trình Bác cho ý kiến sửachữa rồi tổ chức in ngay trong hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ đặt cơ quan của Đảng vàTổng bộ Việt Minh "Máy in" là những phiến đá, một kiểu in theo cách viết chữngược bằng mực lên các phiến đá được mài nhẵn Giấy in là loại giấy được làmbằng bột cây dó gọi là giấy dó sản xuất tại địa phương
Anh Đức Thanh tuyên truyền, giác ngộ được một số thanh niên trong vùngnhư các anh Phục Hưng, Phục Quốc, Bát Ngư bồi dưỡng các đồng chí này trở
Trang 9thành những đoàn viên rồi giao nhiệm vụ cho các anh tìm các thiếu niên dũng cảm,tin cậy để tổ chức vào Hội Nhi đồng Cứu quốc.
Vào giữa năm 1941, ở Nà Mạ có nhiều người được vào Hội bí mật Họ kínđáo kể cho nhau nghe về một "Ông già cách mạng" có tên là Thu Sơn Đôi khi họcòn gọi ông với tên gọi rất thân mật như người trong họ tộc là "Ông Ké" Cụ ThuSơn hay Ông Ké, Ông già cách mạng, chính là Bác Hồ kính yêu đang có mặt ở vùngnày
Nhận nhiệm vụ của anh Đức Thanh giao cho, nhiều lần anh Bát Ngư nói chuyện vớiNông Văn Dền, một thiếu niên hoạt bát, chịu khó và dũng cảm rất căm thù tội ác củagiặc Pháp và bọn lính trên đồn Dền rất căm giận và tỏ ý muốn theo giúp anh BátNgư Dền đoán là anh Bát Ngư đang làm việc gì đó để đánh Tây, chống bọn thống
lý, phìa tạo Đôi lần anh Bát Ngư nhờ Dền đưa lá thư cho anh Phục Quốc, anh PhụcHưng bảo là phải đi ngay mặc dù đêm đã xuống Dền chẳng ngần ngại gì cả AnhBát Ngư rất ưng ý và quyết tâm đưa Dền đến gặp anh Đức Thanh để nghe anh ấynói thêm về những điều mới lạ, về "Ông già cách mạng", về Đoàn thanh niên
Và rồi, đúng một tháng sau, Dền đã chép lại bản Điều lệ Hội Nhi đồng Cứuquốc và trao cho bốn bạn thân thiết nhất cùng có nguyện vọng gia nhập Hội Thế làtất cả đã sẵn sàng Hôm nay mỗi người một con dao cài ở thắt lưng, một bó dây,một mo cơm Như thường lệ, họ rủ nhau vào rừng đào củ, kiếm củi Ai mà biết được
họ đi đâu? Anh cán bộ đã gặp Dền, đưa Dền đến trước cái hang dơi bí ẩn, nơi anhdựng cái lán nhỏ để ăn ở và làm việc cách mạng khi cần, còn hàng ngày anh vẫn ởvới dân, sinh hoạt với dân, cuốc đất với các anh thanh niên Hang dơi bí ẩn chính lànơi anh cất giấu tài liệu và chưa một lần nào Dền được vào
Chiếc lán nhỏ nép mình dưới tán cây rậm rạp đây rồi, nó là cái chòi để giữ ngôhoặc là nơi dừng chân của người đi săn thú, kiếm củi khó mà nghĩ rằng đây là
"Trụ sở", là "Hội trường" mà anh Đức Thanh cùng các đồng chí của mình đã nhiềulần cùng nhau khai hội bàn về các công việc của đoàn thể Còn cái hang dơi bí ẩnkia, nơi trú ngụ của vô vàn chú dơi lại là cái kho lưu giữ tài liệu, lương thực mà cáimiệng của nó lúc nào cũng được che lấp bởi các bụi cây rậm rạp có lẽ chỉ có anhThanh mới đi lại dễ dàng không hề lo ngại rắn rết
Bây giờ trăng đã lên cao, chung quanh tĩnh mịch lạ thường Tháng năm rồi màđêm vẫn còn sương và se lạnh Dền tiến đến và chuyển cho anh Đức Thanhphong thư nhỏ dán kín của anh Bát Ngư Anh Đức Thanh gom một ít củi khô và đốtlên ngọn lửa, tất cả ngồi quây quanh Trên chiếc hòm gỗ, anh đặt cuốn Điều lệ HộiNhi đồng Cứu quốc và lá cờ đỏ sao vàng
- Các em đã đọc Điều lệ, còn chỗ nào chưa hiểu?
Các bạn thay nhau hỏi, anh trả lời rành rọt cho từng câu hỏi Trả lời xong, anhđặt cuốn Điều lệ lại chỗ cũ và cầm lá cờ mở rộng trước mặt các em nói:
- Đây là lá cờ Tổ quốc Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh chiến đấu, truyềnthống quật cường của ông cha, ngôi sao vàng là ngôi sao dẫn đường chỉ lối chochúng ta đấu tranh đi đến cuộc đời hạnh phúc, ấm no
Từ nay trở đi chúng ta chiến đấu dưới lá cờ này, không sợ gian khổ, không sợ
hy sinh, mọi người đều gắng sức làm sao cho nước nhà được độc lập, tự do Dân tađược ấm no, hạnh phúc
Trang 10Trước khi các hội viên tự mình đọc lời thề trong lễ kết nạp, anh Đức Thanh đềnghị mỗi bạn chọn cho mình một tên mới, tên cách mạng nhằm đảm bảo nguyên tắc
- Nhà hai em ở gần suối, thế thì hai em mỗi người lấy một tên suối, một tênhoa; Xậu là Thanh Thủy Thanh Thủy là nước suối trong xanh; còn Nì là Thủy Tiên.Thủy Tiên hiểu là hoa tiên bên suối
Tất cả đều reo lên:
- Tên cách mạng hay thật!
Anh Đức Thanh cùng cười rất vui, tiếp tục đặt bí danh cho các bạn trai Haibạn ngồi cạnh Dền, anh Thanh đặt cho Thàn bí danh là Cao Sơn và Tinh bí danh làThanh Minh
Đến lượt Nông Văn Dền, anh Đức Thanh suy nghĩ một lúc rồi nói: Dền sẽ lấytên nói lên một tinh thần gan dạ, tính cứng rắn của em Vậy tên em là Kim Đồng.Kim Đồng có thể hiểu là một chú bé gang thép Nào các bạn thấy có được không?
Bốn bạn nhỏ, trừ Dền, đều đồng thanh:
- Phải đấy, Dền giỏi lắm, tên đó đúng với Dền
Anh Đức Thanh khơi cho đống lửa cháy bùng lên, soi tỏ gương mặt trangnghiêm của mọi người Anh đứng dậy, hai tay từ từ nâng cao lá cờ Tổ quốc Lá cờ
đỏ thắm càng thắm đỏ hơn lên trước ánh lửa Năm bạn nhỏ đứng dậy, từng người,từng người đọc lời thề
Đó là năm Hội viên Hội Nhi đồng Cứu quốc đầu tiên (sau này gọi là đội viên)của Đội ta, năm bông hoa tươi đẹp được Bác Hồ kính yêu và Đảng Cộng sản ViệtNam trực tiếp chăm lo ân cần, được Đoàn Thanh niên Cứu quốc do các anh ĐứcThanh, Bát Ngư, Phục Quốc dìu dắt hàng ngày
Chẳng bao lâu sau, cả Nà Mạ, Hà Quảng và cả tỉnh Cao Bằng, số lượng độiviên lên đến hàng trăm Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và các Nghị quyếtcủa Ban Thường vụ Trung ương Đảng về những nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳcách mạng mới đầy khó khăn, thử thách nhằm tới đích là giành lại chính quyền vềtay nhân dân trong đó có việc xây dựng, phát triển tổ chức Đội được triển khai rộngkhắp như ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc ngày nay) vào cuối năm 1941 đã xuấthiện nhiều cơ sở Hội nhi đồng Riêng ở Nà Mạ năm đội viên đầu tiên hoạt động rấttích cực, anh Đức Thanh tổ chức lớp học văn hoá cho các bạn theo lời căn dặn củaBác Hồ ít lâu sau hầu hết các đội viên đều biết chữ, đều thuộc lòng bài "Lịch sửnước ta" do Bác Hồ soạn bằng văn vần giản dị dễ nhớ, để khơi dậy lòng yêu nướcnồng nàn của nhân dân ta trước hết là của thanh thiếu nhi
" Quốc Toản là trẻ có tài,Mới mười sáu tuổi ra oan trận tiền,Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung
Trang 11Thật là một đấng anh hùng,Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
Một chiều thu tháng 8, Kim Đồng vừa đi đưa bức thư sang bên Pài Cốc vềthấy anh Ngư Mạn đã đợi dưới chân cầu thang nhà sàn Anh ghé sát vào tai KimĐồng:
- Có một ông già cho gọi em lên đấy
- Anh có biết ai không?
Anh Ngư Mạn ra hiệu và nói:
- Bí mật, không hỏi, không nói được
Kim Đồng hồi hộp theo anh Ngư Mạn leo lên ngọn đồi rậm rạp sau bản Đếntrước cửa hang Nục én, anh dặn Kim Đồng chờ đó Lát sau Kim Đồng thấy anh ĐứcThanh tới, anh dẫn Kim Đồng vào một lối tắt Bỗng Kim Đồng thấy một "Ông Ké"đang ung dung ngồi trên tảng đá xem sách Trên khuôn mặt gầy, đôi mắt sáng lêntrông thật hiền Vẫn đang còn lúng túng vòng tay trước ngực chưa kịp chào, KimĐồng đã nghe "Ông Ké" hỏi:
- Cháu là Kim Đồng, thiếu nhi cứu quốc ở đây phải không?
Kim Đồng khẽ đáp "Vâng ạ" Ông Ké vẫy tay Kim Đồng lại ngồi bên rồi hỏi:
- Đọc chữ được chưa cháu?
- Thưa được rồi ạ
Ông Ké bảo Kim Đồng kể chuyện hoạt động của Đội cho ông nghe rồi có lờikhen làm cho Kim Đồng bạo dạn hơn lên Ông dặn phải chăm học, biết đọc chữnhưng còn phải biết làm toán Ông còn dặn học cũng phải giữ bí mật vì Tây và caiTổng biết nó bắt ngay, nó nghi cách mạng tổ chức dạy học, chúng muốn dân mìnhngu dốt để áp bức, cai trị mãi
Khi mặt trời đã lặn, Kim Đồng thấy một người lạ xuất hiện với chiếc tay nải.Người đó dọn ra một "mâm cơm" Cơm gói trong lá chuối khô và một cái hộp sắtđựng thức ăn, đó là thịt rang mặn với ít ớt cay Ông Ké xoa đầu Kim Đồng bảo cáchmạng thành công thì đi học tiếp mới trở thành cán bộ như các anh này, này Ông chỉvào anh Đức Thanh, anh Ngư Mạn và người mới mang cơm đến
Sẩm tối, anh Đức Thanh dặn Kim Đồng:
- Bây giờ chúng ta chuẩn bị đưa đường cho "Ông già cách mạng" Lúc nàyKim Đồng mới thấy bàng hoàng vì rằng nãy giờ mình đã được ở bên "Ông già cáchmạng" mà lâu nay đã nghe thấy
Anh Đức Thanh giao cho anh Ngư Mạn cái súng ngắn, chiếc đèn pin và bảoKim Đồng cùng anh Ngư Mạn dẫn đường Hai người phải đi cách nhau mười bước.Lúc nào anh Ngư Mạn bấm đèn ra đằng sau, tức thì Kim Đồng phải quay lại nhanhchóng báo cho anh biết Đi sau cùng là người mang cơm đến lúc chiều
Tất cả im lặng lên đường Kim Đồng len lỏi bám theo anh Ngư Mạn, căng mắttrong đêm đen để khi có động nhìn được ánh đèn của anh Ngư Mạn
Chuyến đưa đường cho "Ông già cách mạng" yên ổn hoàn toàn Sau này, anhĐức Thanh nói với Kim Đồng:
- Chúng ta đã hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng
- Kim Đồng sung sướng nhìn anh và thốt lên:
- Em mong được gặp "Ông già cách mạng" lần nữa
Trang 12Nhưng, người anh hùng nhỏ tuổi, người đội viên thuộc lớp đầu tiên ấy chẳngbao giờ được gặp ông nữa Anh đã hy sinh anh dũng để hoàn thành một nhiệm vụquan trọng khác "Anh Kim Đồng ơi! Khi anh qua đời, gương anh sáng ngời!".
Từ 5 đội viên đầu tiên năm 1941, đến thời gian trước Cách mạng Tháng Tám,
tổ chức Đội đã được xây dựng ở những trung tâm chính trị, kinh tế lớn trong cảnước
Tại Hà Nội, vào khoảng tháng 8 năm 1943, được ảnh hưởng của phong tràoyêu nước trong các trường học, một tổ chức thiếu niên yêu nước Trần Hưng Đạođược thành lập (trên địa bàn quận Ba Đình hiện nay) Đội gồm hơn 10 đội viên doanh Tô An làm đội trưởng Đội Trần Hưng Đạo đã tổ chức nhiều hoạt động như rảitruyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi đồng bào đứng lên đấu tranh,treo cờ đỏ gây thanh thế cho cách mạng
Vào mùa xuân năm 1944, Ban Việt Minh xã Hoàng Động, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam tổ chức ra Đội Thiếu nhi Cứu quốc bí mật Ngọc Động Hình thức bên ngoài
là các đội đá bóng, đá cầu, đội ca hát nhưng bên trong là hoạt động cách mạng,tuyên truyền, cổ động cho Việt Minh Anh Phong Nhã, đoàn viên thanh niên cứuquốc được giao nhiệm vụ phụ trách Đội Lãnh đạo Việt Minh cấp trên lúc này là cácđồng chí Phạm Văn Hoan, Trần Quyết
Đến tháng 4 năm 1945, khi phong trào cứu quốc do mặt trận Việt Minh thànhphố lãnh đạo phát triển mạnh, nhiều cơ sở của Đoàn Thanh niên Cứu quốc HoàngDiệu (tức Hà Nội) ra đời cũng như sự phát triển của các đoàn thể Công Hội, Hội Phụnữ anh Tô An được trao nhiệm vụ phụ trách Đội Thiếu nhi Cứu quốc Nguyễn TháiHọc Trong Ban phụ trách Đội Nguyễn Thái Học còn có các anh Huy Du, Quân Sỹ,
Đỗ Anh Dũng, Đỗ Mạnh Thường, Phong Nhã (lúc này anh Phong Nhã đã lên Hà Nộihoạt động) Đội Thiếu nhi Cứu quốc Nguyễn Thái Học hoạt động rất mạnh, ngoàiviệc tuyên truyền cách mạng còn giúp lực lượng du kích nội thành, giúp Đội danh dựphát hiện bọn tề ngụy gian ác, bọn mật thám để cảnh cáo, răn đe nhằm hạn chếnhững hoạt động phá hoại cách mạng của chúng
Dưới ngọn cờ của Đảng, phong trào cách mạng trong cả nước ngày càng pháttriển mạnh mẽ, rộng khắp Đến cuối năm 1944, để chuẩn bị xây dựng quân đội cáchmạng của nước ta, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóngquân và giao cho đồng chí Văn, tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức thành lập ở CaoBằng Trong số 34 chiến sĩ trẻ tuổi ấy có các anh mới qua tuổi thiếu niên như anhLiên, anh Thế Hậu Sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóngquân đã lập chiến công tiêu diệt hai đồn địch là Phai Khắt và Nà Ngần
Trong chiến công đầu này có sự góp phần tích cực của một đội viên thiếu niên
đó là Bé Hồng làm nhiệm vụ trinh sát
Đồn Phai Khắt nằm chênh chếch phía Tây cách nhà Hồng non nửa cây số.Sáng nào, chiều nào, nhìn lên, Hồng cũng thấy lính xếp hàng trước sân Tên đồntrưởng cầm roi gõ lên lưng, lên đầu từng người, rồi hô giật một tiếng; tất cả línhđứng im phăng phắc; xong, bồng súng chào, rồi giải tán
Thằng quan Tây ác hiểm có tiếng Giữa ban ngày, nó ra chợ, đi ngôngnghênh, xem có chị nào đẹp, bắt ngay về đồn Nó vào nhà ai thì y như là có tai vạđến đó; ít nhất cũng mất với nó đấu nếp, con gà
Trang 13Hồng ghét cay ghét đắng thằng đồn, nhưng mỗi lần gặp nó, vẫn thấy sợ Haitên cai, một tên mặt mày như cú mèo, hai con mắt xanh lẻo, đi đâu cũng nhìn soimói Một tên mặt thuổng dài như mặt ngựa, chưa có một đám cúng, giỗ nào ở tronglàng mà vắng hắn
Đồn Phai Khắt có từ bao giờ Hồng không biết, chỉ nhớ là lúc Hồng biết chạy rakhỏi hàng giậu trước nhà, đã thấy nó lù lù trước mặt Từ đó, mỗi lúc Hồng khóc vòi
mẹ, mẹ doạ:
- Nín đi, thằng tây đồn xuống nó bắn chết!
Hồng lớn lên, bắt đầu biết được nhiều chuyện thì cũng biết thêm tội ác của cáiđồn Tây
Năm Hồng mười ba tuổi, anh Đạo, anh của Hồng bị bắt lên đồn Mẹ lo quá,phát ốm Hồng nghe loáng thoáng là anh Đạo bị bắt vì chúng nghi anh Đạo vào Hộicứu quốc Hồng hỏi mẹ mãi "Cứu quốc" là gì, mẹ không nói Sau lúc anh Đạo đượcthả về, mẹ mới bảo:
- Thằng Đạo nó vào Hội Cứu quốc để cùng với anh em bắt hết bọn đồn để chodân khỏi khổ
ít lâu sau anh Đạo giới thiệu Hồng vào Hội Nhi đồng Cứu quốc và đưa Hồng gặpmột anh giải phóng quân
Anh giải phóng quân dặn dò tỉ mỉ, giao nhiệm vụ xong xuôi, rồi ôm Hồng vàolòng
Anh cầm lấy tay Hồng:
- Bao giờ không còn đồn Phai Khắt nữa, anh sẽ về nhà Hồng chơi Hồng sẽđược gặp rất nhiều anh bộ đội
Từ hôm ấy, ngày nào Hồng cũng đi lên đồn bán bánh hai ba lần
Đồn Phai Khắt đối với Hồng không còn xa lạ gì nữa Bây giờ thì Hồng có thểlàm nhiệm vụ của anh giải phóng quân giao cho rồi Bọn đồn đã tin Hồng Qua conmắt của chúng, Hồng chỉ là một đứa trẻ con bán bánh nghèo đói, ngốc nghếch,không biết gì
Hôm đó, một loạt súng nổ ran trên đồn Khai Phắt, tin truyền về bộ đội ta đãchiếm xong đồn
Bà con tập hợp, hoan hô bộ đội giải phóng quân Đồng bào hân hoan đứngnghe đồng chí chỉ huy nói chuyện Đồng chí giải thích chính sách của Mặt trận ViệtMinh, hô hào đồng bào đoàn kết cứu nước
Mẹ Hồng cảm động, sung sướng nhìn con Hồng gọi to:
- Mẹ ơi! Anh giải phóng quân của con đây này!
Anh bộ đội tung mũ lên trời hoan hô bà con quanh vùng đến mừng chiếnthắng với bộ đội Bỗng như sực nhớ ra điều gì, Hồng kéo tay anh giải phóng quânchạy về phía đồng chí chỉ huy:
- Anh cho em đi theo bộ đội! Anh hứa rồi mà!
Anh giải phóng quân gật đầu, kéo Hồng cùng chạy tới
- Phải báo cáo với đồng chí Văn đã
Hồng không rõ đồng chí Văn là ai nhưng không dám hỏi
Anh giải phóng quân đứng nghiêm báo cáo:
Trang 14- Thưa đồng chí! Bé Hồng đây là người đã giúp đỡ chúng ta rất đắc lực trongviệc điều tra đồn này, như đã báo cáo với đồng chí trước đây Nay bé Hồng cónguyện vọng xin đi theo bộ đội! Xin báo cáo để đồng chí xét
Lúc anh bộ đội báo cáo, Hồng đứng cạnh anh và nhìn không chớp mắt đồngchí Văn Đồng chí Văn mặc áo tây, quần bó ống gọn gàng, đội mũ phớt và đeo súnglục Khác với điều lo lắng của Hồng, đồng chí Văn nhìn Hồng bằng cặp mắt hiền từ
âu yếm Rồi đồng chí đến bên Hồng, đặt hai bàn tay lên hai vai bé nhỏ của Hồng:
- Em rất đáng khen! Ban chỉ huy đã đồng ý nhận em vào đơn vị
Đồng chí Văn ra lệnh cho bộ đội rút đi, sau khi đã bố trí kế hoạch khai báo kỹcàng cho nhân dân
Gần đến ngày Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, Đội Thiếu nhi Nguyễn TháiHọc phát triển cơ sở ra nhiều địa bàn trong thành phố Hà Nội Cùng với Đội NguyễnThái Học đã hình thành thêm nhiều Đội Thiếu nhi Cứu quốc khác như Đội HoàngVăn Thụ, Đội Mai Hắc Đế Ngày 19-8-1945, thiếu nhi Cứu quốc Hà Nội đã cùngcha anh góp phần tham gia chiếm các công sở, trong đó có trại Bảo an binh
Ngày 2-9-1945 đã cùng nhân dân Thủ đô dự mít tinh lịch sử, nghe Bác Hồ đọcTuyên ngôn độc lập Tháng 11 -1945 nhiều đội viên đã được vào thăm Bác Hồ tạiBắc Bộ phủ, được Bác tặng hai câu thơ:
"Bác khuyên các bạn nhi đồng - Sao cho xứng mặt con rồng cháu tiên"
Năm 1945, tình hình trong nước và trên thế giới chuyển biến hết sức nhanhchóng Hồng quân Liên Xô đại thắng quân phát xít Đức và tiến thẳng đến Béclin vàchỉ trong thời gian ngắn sau đã tiêu diệt toàn bộ đội quân Quan Đông của phát xítNhật
Trước tình hình khẩn cấp đó, từ ngày 13 đến ngày15 - 8 -1945, Hội nghị toànquốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) Hội nghị nhận định: "Cơ hội rất tốtgiành quyền độc lập cho ta đã tới" và quyết định phát động toàn dân vùng lên Tổngkhởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh tiến vàoĐông Dương giải giáp quân đội Nhật
Tiếp sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân cũng họp tại TânTrào vào ngày 16-8-1945 thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qualệnh Tổng khởi nghĩa và bầu ra ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương tức Chínhphủ lâm thời do Bác Hồ kính yêu làm Chủ tịch Đồng chí Vũ Oanh (sau này trởthành ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng) và anh Vũ Quang (sau này trở thành
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng) đạidiện cho thanh niên ta dự Đại hội Quốc dân Tân Trào
Chiều ngày 16-8-1945, đoàn đại biểu nhân dân Tân Trào đem gạo, bò, gà đến mừng Đại hội Đồng bào bị đế quốc, phong kiến bóc lột đến tận xương tủy nên
ai nấy đều tiều tụy, rách rưới Đáng thương nhất là các em thiếu nhi đi theo đoàn.Tất cả đều gầy gò, vàng vọt Nhớ lại hồi còn ở Pác Bó, Bác thường đến nhà đồngchí Dương Đại Lâm Nhà có nhiều cháu nhỏ bị chốc lở, tanh tưởi mà không cóthuốc chạy chữa Bác đun nước ấm, rửa sạch chỗ lở rồi lấy tro bếp nóng gói lại ấplên đầu cho các cháu Được rửa sạch và làm theo cách đó, ít lâu sau các cháu đềukhỏi Dân bản gọi "Ông Ké" là thầy thuốc Bác Hồ chữa bệnh cho các cháu bằng cảtấm lòng thương yêu và luôn mong cho các cháu khỏe mạnh, khôn lớn Tại Đại hộiTân Trào hôm ấy, Bác đến gần các cháu đi cùng với đoàn đại biểu nhân dân, chỉ
Trang 15vào chúng và nói với các đại biểu Đại hội "Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm saocho các em bé có cơm no, có áo ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này".Chúng tôi đều cảm động Câu nói ấy về sau này Bác thường nhắc nhở luôn.
Mệnh lệnh khởi nghĩa được truyền đi từ Tân Trào Đảng Cộng sản ĐôngDương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời hiệu triệu đồng bào và chiến sĩ cả nướcnổi dậy giành chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Giờ quyết định cho vậnmệnh dân tộc đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta"
Hơn hai mươi triệu đồng bào cả nước ta đã đứng lên tiến hành cuộc Tổngkhởi nghĩa long trời lở đất giải phóng toàn bộ đất nước, giành chính quyền về taynhân dân
Hàng triệu thiếu niên, nhi đồng từ Bắc đến Nam cùng cha anh rầm rộ xuốngđường giương cao cờ đỏ sao vàng, khua vang tiếng trống, cất lên những bài cacách mạng hào hùng, phấn khởi chào đón cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại thànhcông
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước cuộc mít tinh củamột biển người, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyênngôn độc lập lịch sử, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới: NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
Sau khi giành được độc lập, biết bao khó khăn, thách thức hết sức to lớn đặt
ra cho nhân dân và Chính phủ ta ở miền Nam, ngày 23-9, thực dân Pháp nổ súngđánh chiếm Sài Gòn nhằm thực hiện âm mưu xâm lược và cai trị nước ta một lầnnữa ở miền Bắc và miền Trung, nạn đói khủng khiếp đã làm cho hơn 2 triệu đồngbào trong đó gồm mấy chục vạn thiếu niên, nhi đồng (chủ yếu là ở Bắc Bộ và BắcTrung Bộ) bị chết đói một cách thảm thương 50% ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộphải bỏ hoang, sản xuất công nghiệp đình đốn, tài chính khánh kiệt, kho bạc trốngrỗng, thuốc men, hàng hoá và cả vũ khí cho quân đội tất thảy đều vô cùng thiếuthốn, 95% nhân dân mù chữ do chế độ cai trị khắc nghiệt của đế quốc, phong kiến
để lại
Trước tình hình đó, ngày 3-9-1945, Bác Hồ triệu tập phiên họp đầu tiên củaChính phủ và nêu lên 6 việc cấp bách phải làm ngay Bác kêu gọi toàn dân hãy rasức "Chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói và chống giặc dốt", trong tình hình vậnmệnh Tổ quốc như "nghìn cân treo trên sợi tóc"
Mặc dù bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước, của nhân dân, đốinội và đối ngoại nhưng Đảng và Bác Hồ luôn dành cho thiếu nhi sự quan tâm đặcbiệt Nhân ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà, Bác đã gửibức thư tâm huyết cho các cháu học sinh trong cả nước Mở đầu bức thư Bác viết:
"Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Bác đã tưởng tượng thấy trước mắt Bác tất cả cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày
mở trường khắp nơi Các cháu được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh củabiết bao đồng bào Vậy các cháu nghĩ sao? Các cháu phải làm thế nào để đền bù lạicông lao to lớn của những người đã không tiếc thân và tiếc của để giành lại nền độclập cho nước nhà" Với tất cả tình cảm của người bác, người ông, Bác Hồ ân cầncăn dặn: "Các cháu hãy nghe lời Bác, lời của một người lúc nào cũng ân cần mongmỏi cho các cháu được giỏi giang Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
Trang 16không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châuđược hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu" VàBác khuyên nhủ: "Ngoài giờ học ở trường các cháu nên tham gia vào Hội Nhi đồngCứu quốc để tập luyện cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việcnhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước" Bức thư của Bác Hồ đã được thiếu nhi cảnước học tập và tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Hàng vạn bức thư của cáccháu từ Cà Mau, Đồng Tháp Mười đến Lạng Sơn, Bắc Cạn kính gửi lên "Già Hồ"hứa tuân theo lời Bác dạy.
Tết Trung thu năm 1945 là Tết Trung thu phấn khởi, tưng bừng nhất của thiếunhi nước ta trong không khí độc lập, tự do Nhớ đến các cháu, Bác Hồ lại viết thưcho các cháu: "Hôm nay Tết Trung thu là của các cháu, mà cũng là một cuộc biểutình của các cháu để tỏ lòng yêu nước và để ủng hộ nền độc lập Các cháu phảithương yêu nước ta Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứngđáng với nước độc lập, tự do
Ba má các cháu đã sắm cho các cháu nào đèn, nào trống, nào hoa và nhiều
đồ chơi khác, các cháu vui vẻ nhé!
Cái cảnh trăng tròn, gió mát, hồ lặng, trời xanh của trung thu lại làm cho cáccháu vui cười, hớn hở Các cháu vui cười, hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười, hớn hởvới các cháu"
Thực hiện chỉ thị của Bác Hồ, năm ấy các cấp Đảng, chính quyền và Đoànthanh niên trong cả nước, kể cả nhiều địa phương bị giặc Pháp tạm chiếm đóng ởNam Bộ đã tổ chức một đêm rằm rất vui vẻ, rất náo nhiệt cho thiếu nhi ở Hà Nội,tiếng trống ếch vang lên khắp nơi quanh hồ Hoàn Kiếm, trước Phủ Chủ tịch, tại ấutrĩ viên (Cung thiếu nhi ngày nay) Đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam" truyền đinhiều lần trên làn sóng thư gửi thiếu nhi của Bác Hồ
Để giúp các cháu thiếu niên, nhi đồng thực hiện tốt việc xây dựng Đội, Bác Hồ
đã cho gọi anh Phong Nhã là người phụ trách thiếu nhi của Hà Nội đến gặp Người.Bác hỏi: - Các cháu thiếu nhi Hà Nội hoạt động như thế nào?
- Dạ thưa, chúng con đang tổ chức các cháu lại, hướng dẫn các cháu vui chơi,
ca hát, tập thể dục, tập quân sự
- Như thế là tốt Thế các chú đã lo cho các cháu học tập như thế nào?
Anh lúng túng, chưa biết phải báo cáo thế nào Bác nói ngay:
- Các chú cần chăm lo cho các cháu học tập, chớ cho các cháu đi tuần hànhnhiều vừa bêu nắng vừa bị bụi bặm
Anh Phong Nhã hứa với Bác sẽ tích cực thực hiện lời Bác căn dặn Bác tỏ ýbằng lòng rồi hỏi tiếp:
- Thế các chú đã tổ chức cho các cháu bán báo, đánh giày, đánh mũ vào Độichưa?
- Dạ thưa, gần đây chúng con có ý định tổ chức trẻ em mồ côi ở hai nơi là DụcAnh đường và Bảo Anh đường Nghe vậy, Bác nói:
- Tổ chức Đội ở mấy nơi đó là cần thiết, song chưa cấp bách bằng việc tổchức Đội cho trẻ em bán báo, đánh giày, đánh mũ, các cháu này đang sống tự lập,cần được dìu dắt
Thực hiện lời chỉ bảo của Bác, ít lâu sau Đội Thiếu nhi bán báo Hoàng VănThụ thu hút thêm nhiều em nghèo khổ, lang thang, bán báo, đánh giày, mũ, bán quà
Trang 17vặt để sinh nhai và giúp đỡ gia đình đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi địch, bảo vệcách mạng, làm liên lạc Sau này chính đội bán báo đó là nòng cốt của đội giaothông liên lạc dũng cảm mang tên Hoàng Cường của Thủ đô ta.
Tháng 11 năm 1945, sau khi tiếp đoàn đại biểu thanh niên cứu quốc từ Nam
Bộ ra Hà Nội do đồng chí Huỳnh Tấn Phát dẫn đầu, Bác Hồ ủy nhiệm cho đồng chíPhạm Văn Đồng thay mặt Đảng và Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ cụ thể để xâydựng, củng cố, phát triển tổ chức Đoàn, Đội để tham gia công cuộc kháng chiến,kiến quốc
Thực hiện lời kêu gọi chống giặc ngoại xâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vàChính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thanh thiếu niên Sài Gòn, Chợ Lớn và cảNam Bộ không sợ hy sinh xương máu đã nhất tề đứng lên anh dũng bước vào cuộckháng chiến lâu dài, gian khổ
Đêm 23-9-1945, một đơn vị thanh niên cảm tử Sài Gòn trong đó có một sốthiếu niên gan dạ làm nhiệm vụ liên lạc đã bảo vệ các đồng chí cán bộ của Trungương Đảng, Xứ ủy và ủy ban rút ra khỏi thành phố an toàn để tiếp tục chỉ đạo cuộckháng chiến
Tấm gương Lê Văn Tám tẩm xăng vào người làm cây đuốc sống đốt cháy khoxăng giặc được các cơ quan thông tin của ta phổ biến rộng rãi gây xúc động lớn và
cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân, nhất là thanh thiếu niên Sài Gòn,Chợ Lớn cũng như Nam Bộ trong phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm.Những tin tức về các trận đánh ở Tân Định (ngày 24-9-1945) diệt trên 100 tên địch;trận tấn công bất ngờ trại lính Pháp trên đường Divuê (Hùng Vương ngày nay); trậnđột kích phá Khám lớn Sài Gòn giải phóng tù chính trị còn lại; trận đột nhập nhà tênDờlinhông diệt nhiều sĩ quan giặc gây nên thanh thế lớn cho quân dân ta Đặc biệttrận phục kích tại cầu chữ Y của Đội Thanh niên xung phong cảm tử do hai anh emĐoàn Tiến và Đoàn Dũng chỉ huy ngày 30-9-1945 diệt 2 xe vận tải chở đầy línhPháp làm cho đồng bào Sài Gòn, Chợ Lớn và nhân dân cả nước thêm nức lòng,làm cho kẻ thù thêm nao núng tinh thần
Sách "Miền Nam giữ vững thành đồng" của tác giả Trần Văn Giàu kể lại câuchuyện: Tại đầu đường Galiêni một tổ du kích đánh lựu đạn diệt 10 tên địch, ta có 2chiến sĩ hy sinh Một thiếu niên đi rải truyền đơn kêu gọi lính địch nổi lên phản đốichẳng may bị bắt Viên sĩ quan Anh hỏi:
- Mày không sợ chết à?
Thiếu niên đó trả lời:
- Người sung sướng là được chết cho Tổ quốc
Suy nghĩ một lúc, cảm phục tinh thần yêu nước nồng nàn của em, viên sĩ quanAnh liền ra lệnh thả em ở Biên Hoà, được sự giúp đỡ của các anh thanh niên cảm
tử, một nhóm thiếu niên gồm gần 30 người cùng nhau tập hợp thành lập Đội Thiếuniên xung phong cảm tử Biên Hoà Các đội viên tổ chức các nhóm nhỏ làm công tácliên lạc, trinh sát, giúp đỡ du kích trừ gian, diệt ngụy
Hướng về Nam Bộ kháng chiến, cả miền Bắc và miền Trung tổ chức rầm rộnhững "Ngày Nam Bộ", "Vũ khí cho Nam Bộ " Phong trào "Nam tiến" để sát cánhcùng tuổi trẻ và nhân dân Nam Bộ đánh giặc sôi nổi khắp nơi Tỉnh nào, thành phốnào cũng thành lập các đơn vị "Nam tiến" Tại Hà Nội, tấm gương người thiếu niêndũng cảm trốn trong toa chở than của đoàn tàu "Nam tiến" để cùng các anh Vệ quốc
Trang 18quân tham gia giết giặc đã hy sinh oanh liệt với chiếc bát sắt luôn đeo bên mình đãđược truyền đi khắp các đơn vị và nhanh chóng đến với tuổi trẻ và đồng bào Thủ
đô Đồng đội gọi người chiến sĩ thiếu niên ấy là "Chiến sĩ Bát Sắt" Sau này, trongcuộc kháng chiến chống Pháp, thiếu niên Hà Nội đã lập Đội thiếu niên tình báochiến đấu trong lòng địch với tên gọi "Đội Bát Sắt" để noi gương anh
Trên mặt trận "Chống giặc đói", thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu:
"Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; đó là khẩu hiệucủa chúng ta ngày nay Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do,độc lập", thanh thiếu niên cả nước ra sức khai hoang vỡ đất, tận dụng mọi diện tích
để trồng các loại cây lương thực ngắn ngày Học sinh các trường, kể cả tiểu học lậpcác đội "Tăng gia tự túc", "Tăng gia và tiết kiệm", "Đội trồng khoai", "Đội trồng sắn"
cứ sau giờ học là tiến thẳng đến mảnh đất tăng gia Đi đôi với việc sản xuất câylương thực ngắn ngày là phong trào chăm sóc đàn gia cầm của thiếu nhi khắp cáctỉnh miền Bắc Thiếu niên tích cực tham gia cuộc vận động "Ngày đồng tâm cứu đói"(tức là mỗi tuần chọn 1 ngày để cả nhà dành một bơ gạo bỏ vào hũ gạo cứu đói)
Trên mặt trận chống giặc dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: "Một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ".Người nhắc nhở toàn dân hăng hái tham gia dạy và học chữ quốc ngữ "Nhữngngười đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ", những người chưa biếtchữ hãy gắng sức mà học cho biết" và Người giao nhiệm vụ này cho tuổi trẻ "Côngviệc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp đỡ" Thực hiện lời dạy của Bác
Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn các cấp đã tập trung huy động lực lượng thầy, cô giáotrẻ, học sinh, sinh viên (từ lớp lớn cấp tiểu học cho đến trung, đại học) tham gia vàođội ngũ những chiến sĩ diệt dốt Trên khắp đất nước ta, các lớp bình dân học vụđược tổ chức từ thành phố, thị xã đến các vùng nông thôn xa xôi Đêm đến, ở cáclàng mạc, bà con đốt đuốc, thắp đèn đến lớp; ở các thành phố, thị xã điện bừngsáng trong các trường, ở các trụ sở của các cơ quan (dành địa điểm cho nhân dânđến học) Học viên gồm các lứa tuổi khác nhau từ cụ già đến thiếu niên Thầy giáo,
cô giáo cũng gồm các lứa tuổi khác nhau Có không ít những thiếu niên được cácanh cán bộ phân công dạy chữ cho các bác, các cô chú trong thôn xóm Riêng ở HàNội, tháng 10 năm 1945 đã có ngay hơn 2000 học sinh, sinh viên, thiếu niên tìnhnguyện tham gia làm "Chiến sĩ diệt dốt" thường xuyên Sau một năm (tháng 10 năm
1945 đến tháng 10 năm 1946), ở Hà Nội đã có 95.665 người tham gia làm "Chiến sĩdiệt dốt" trong đó phần lớn vẫn là thanh, thiếu niên; cả nước tổ chức được 74.957lớp học, kết quả giúp cho 2.500.000 người biết đọc, biết viết Tại Nam Bộ, ở nhữngđịa phương giặc Pháp chưa đánh chiếm được, theo sự hướng dẫn của cán bộ,phong trào thiếu nhi chống mù chữ phát triển rất mạnh Bài hát "Gieo ánh sáng"được phổ biến rộng rãi trong các em Trước hết các em lo xoá mù chữ cho chínhmình Sau khi đã được "Sáng mắt, sáng lòng" các em lại lo gieo ánh sáng chongười khác Kết quả to lớn trên mặt trận diệt dốt nêu trên có sự đóng góp đắc lựccủa hàng vạn thiếu niên từ Bắc đến Nam
Cuối năm 1945, đội thiếu nhi Mai Hắc Đế do anh Nguyễn Hữu Lâm phụ trách
đã tổ chức một cuộc diễu hành lớn để chống lại các hoạt động chống phá cáchmạng của bọn Việt Cách, Việt Quốc Đi đầu cuộc diễu hành là đội trống ếch rất oaihùng xuất phát từ đường Bà Triệu tiến đến vườn hoa Chí Linh Hoà với tiếng trống
Trang 19là tiếng hô đả đảo bọn phản động Nhiều bậc cao niên ở Hà Nội lúc ấy gọi tiếngtrống của đội Mai Hắc Đế là tiếng trống cách mạng của thiếu nhi Việt Nam Có mộtđội viên rất hăng hái trong đội trống sau này trở thành đại tá nhạc sĩ nổi tiếng trongquân đội, đó chính là nhạc sĩ Huy Thục, đội viên đội thiếu nhi Mai Hắc Đế.
Đầu năm 1946, mặc dù tình hình chiến sự ngày càng phức tạp, nhất là ở Nam
Bộ và cực Nam Trung Bộ do thực dân Pháp ra sức thực hiện chiến tranh xâm lượcnước ta lần nữa, nhưng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và đập tan sựxuyên tạc của kẻ thù, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức tổngtuyển cử trong cả nước để bầu ra Quốc hội đầu tiên của đất nước và xây dựng Hiếnpháp của nước Việt Nam độc lập
Hàng triệu thiếu niên tay cầm cờ, hoa tham gia cổ động cho cuộc bầu cử hếtsức rầm rộ này Với băng, cờ, biểu ngữ và tiếng trống ếch khua vang, từng đoànthiếu nhi xuống đường đầu đội mũ ca lô bằng vải và cả bằng giấy cất cao tiếng hátnhững bài ca cách mạng vận động đồng bào đi bỏ phiếu Đặc biệt ở các tỉnh Nam
Bộ, mặc dù việc vận động nhân dân đi bầu cử gặp khó khăn nhưng nhiều thiếu niên
đã luồn lách sâu vào các vùng bị giặc tạm chiếm phân phát truyền đơn kêu gọi đồngbào tham gia bầu cử Tại Bến Tre, hàng trăm đội thiếu nhi kéo đi cổ động cho ngàybầu cử khắp các xóm, ấp từ sáng đến chiều (Bến Tre được Trung ương cho tranhthủ thời gian tổ chức bầu cử sớm để sẵn sàng chuẩn bị chống giặc) Thiếu nhi Nam
Bộ còn tích cực tham gia cuộc vận động "Tuần lễ vàng" Lời cổ động mộc mạc từcác em làm xúc động lòng người:
Có vàng đổi súng đánh Tây
Cùng nhau quyên góp hỡi ai có vàng
Sau "Tuần lễ vàng" đến "Tuần lễ đồng thau", thiếu nhi các tỉnh Nam Bộ chia rathành từng nhóm nhỏ lặn lội khắp nơi để thu gom đồng thau của bà con đóng góp vìcác em hiểu rằng các công binh xưởng của ta đang rất cần đồng để đúc đạn
Ngày 6-1-1946 là ngày hội lớn của nhân dân và thanh thiếu niên nước ta.Sáng sớm tinh mơ, tiếng trống ếch và tiếng hát, tiếng hô khẩu hiệu của các Độithiếu niên đã vang lên nhịp nhàng khắp các địa phương trong cả nước Đồng bàotheo chân các Đội thiếu niên đến các địa điểm bỏ phiếu để làm nhiệm vụ công dâncủa một nước độc lập sau hơn 80 năm mất nước Bác Hồ kính yêu ứng cử ở Thủ
đô Hà Nội được cử tri tín nhiệm cao nhất với 98,4% số phiếu bầu Đại biểu Quốc hộitrẻ nhất là anh Nguyễn Đình Thi mới bước vào tuổi 21, là nhà thơ, nhạc sĩ, là mộtcán bộ Đoàn đã từng hoạt động và rất gắn bó với phong trào thanh thiếu nhi
Đảng, Bác Hồ kính yêu và Chính phủ ta rất hoan nghênh những đóng góp tíchcực của phong trào thiếu nhi nước ta vào công cuộc kháng chiến và kiến quốc, gópphần không nhỏ vào công cuộc chống giặc ngoại xâm, chống giặc đói, chống giặcdốt cũng như xây dựng chính quyền cách mạng qua các hoạt động trong cuộc bầu
cử Quốc hội
Ngày 19-5-1946, mừng sinh nhật lần thứ 56 của Bác Hồ kính yêu, một cuộcdiễu hành lớn chưa từng có của thiếu nhi toàn thành phố Hà Nội thay mặt cho thiếunhi cả nước với trống rung, cờ mở và hát ca vang lừng từ nhiều địa điểm ở nội,ngoại thành kéo về hội tụ tại Phủ Chủ tịch trong niềm hân hoan phấn khởi, vui tươi
to lớn
Trang 20Bác Hồ kính yêu đã dành những giờ phút hết sức quý hiếm của Người để gặpmặt các cháu Bác xuất hiện giữa rừng hoa, rừng cờ, giữa hàng vạn thiếu niên vớitình cảm thương yêu, trìu mến vô hạn Bác căn dặn các cháu phải chăm học, vânglời bố mẹ, cố gắng giũp đỡ bố mẹ trong công việc gia đình và tùy theo sức của mìnhgóp phần vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc Tiếng hô "Bác Hồ muôn năm",
"Việt Nam độc lập muôn năm" vang động không ngớt Bác Hồ ân cần tặng thiếunhi Thủ đô một cây bách tán và dặn các cháu đem về trồng ở ấu Trĩ viên Đây làmón quà đầy ý nghĩa của Bác không những với thiếu nhi Thủ đô mà còn đối vớithiếu nhi cả nước
CHƯƠNG II
Bộ đội cố gắng,Quyết chiến quyết thắngDiệt giặc lập công
Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông
Đưa tin thắng trận cờ hồng tung bay
Các cháu vui thay!
Bác cũng vui thay!
Thu sau so với Thu này vui hơn
Bác đã dự đoán rất đúng như thực tiễn sau này đã diễn ra
Ngày 20-11-1953, sau khi được tin quân ta tiến lên Tây Bắc, giặc Pháp vộivàng cho 6 tiểu đoàn nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ Đến đầu tháng 3-1954, địchtăng quân ở Điện Biên Phủ lên 17 tiểu đoàn cùng với nhiều xe tăng, xe vận tải và cảmột phi đội không quân thường trực Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chủ trương xâydựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài không thể bị tấn công và sẵn sàng nghiềnnát đối phương bất cứ lúc nào
Trước những lời lẽ huênh hoang và sự chuẩn bị tốn kém to lớn của giặc BộChính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định mở cuộc tiến công chiến lược vàotập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tư lệnhchiến dịch, Bác viết: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những
về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế
Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được" Cácchiến trường trong cả nước cũng đồng loạt ra quân đánh địch phối hợp với ĐiệnBiên Phủ
Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, mãnh liệt, quân ta đã tiêu diệt hoàn toàntập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng Đờ Cáttơri và toàn bộ Bộ thammưu của giặc vào lúc 17 giờ 30 ngày 7-5-1954
Lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Bác Hồ tung bay trên Điện Biên Phủ Ngày 7-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương kết thúc Hội nghị thừa nhận độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia Quân độinước ngoài phải rút khỏi Đông Dương và mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổngtuyển cử tự do Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng
21-Trung thu năm 1954, như Bác đã dự đoán vào năm trước là sẽ vui hơn Quảđúng như vậy nên trong thư gửi các cháu, Bác viết: "Trung thu này là Trung thu hòabình đầu tiên, sau 8, 9 năm kháng chiến anh dũng của nhân dân ta Trăng thu
Trang 21trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc Cũng như lòng Bác yêu quí tất cảcác cháu miền Bắc và miền Nam".
Bác còn nêu lên hy vọng thiết tha:
"Đến ngày Nam Bắc một nhàCác cháu xúm xít, thì ta vui lòng"
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, hy sinh,Đội ta và biết bao đội viên đã anh dũng hy sinh, nhiều đơn vị của Đội đã vinh dựđược Đảng, Nhà nước tặng thưởng 1 huân chương quân công, 30 huân chươngchiến sĩ, 2 huân chương kháng chiến, hàng vạn bằng khen Nhiều đội viên đã trởthành chiến sĩ thi đua toàn quốc, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ,đảng viên ưu tú xứng đáng với niềm tin yêu sâu sắc của Đảng, của Bác Hồ, Chínhphủ và nhân dân cả nước
CHƯƠNG III
Trong chiến tranh ác liệt, mặc dù chưa đến tuổi cầm súng, nhưng chính sự tànbạo của kẻ địch buộc các em phải tìm cách tiêu diệt chúng để bảo vệ mình Em YNoát, người dân tộc Êđê ở Buôn Đát, một làng chiến đấu nổi tiếng của Tây Nguyên,trong một lần vào rừng sâu hái cây cơ búc, cơ ban về cho mẹ đốt tro hòa nướcchàm nhuộm quần áo thì gặp bọn biệt kích Mỹ, Ngụy Chúng bắt em phải dẫn vềlàng tìm bắt du kích, nếu không chúng sẽ bắn bỏ Không còn cách nào khác Y Noátphải dẫn chúng đi Có Y Noát dẫn đường, bọn địch đều tránh được các bãi chông ởngoài Ông Y Đung chỉ huy đội du kích của buôn là cha của Noát không khỏi ngạcnhiên khi thấy con mình lại dẫn bọn Mỹ về buôn Lại còn để chúng đi ngang nhiênđến vậy Ông không thể biết chính Y Noát cũng đang tính toán từng bước đi Khi điđến cách cây kơ nia bên tay phải mấy bước chân, em bỗng dừng lại Bọn địch cũngdừng theo, co cụm lại một đám Bất ngờ Y Noát đạp mạnh vào hòn đá nằm giữađường và nhanh chóng nằm rạp xuống Hòn đá chính là nơi du kích đã cài chốt bẫy.Chốt bẫy được mở Như một ánh chớp, một cây tre dài xé gió phạt ngang qua đầu
Y Noát Bọn biệt kích Mỹ, Ngụy chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì chiếc cầnbật bằng cây tre dài đã phạt ngang vào bụng 2 tên Mỹ, và toán đông đứng đầu, hấtchúng xuống hầm chông tẩm nhựa tang nang Toán đi sau nhớn nhác tháo chạy bịsập bẫy, sập hầm chông chết gần hết Số còn lại bị tên tẩm thuốc độc và mũi súngbắn tỉa của Y Đung và đội du kích diệt gọn Còn Y Noát, em đã nhanh nhẹn lao vàomột lùm cây theo đường an toàn trở về buôn
ở Cà Mau, em Nguyễn Văn Hải, một thiếu niên bị giặc bắt, biết em rànhđường vào căn cứ, lại nghe tin Ban Chấp hành huyện ủy đang có mặt họp ở đó,chúng bắt em dẫn đường cho chúng, nếu không sẽ bị chúng giết chết Hải đã giả vờngoan ngoãn dẫn chúng đi Nhưng chúng không ngờ lại bị em dẫn vào bãi mìn Mìn
nổ Không một tên giặc nào sống sót và Nguyễn Văn Hải đã anh dũng hy sinh
Những năm tháng kháng chiến ác liệt, thiếu nhi miền Nam đã có nhiều cáchlập công hết sức độc đáo, như em Liên, 13 tuổi đã vào du kích xã Hàng ngày emthường chơi thân với lính Mỹ trong đồn, rồi lén lấy lựu đạn gài ngoài cổng đồn trướckhi ra về Bọn lính Mỹ đi càn, đụng lựu đạn nổ, 9 tên thương vong Một lần cũng lấylựu đạn nhưng Liên lại gài ngay trong đồn Lựu đạn nổ làm 5 tên thương vong Tính
ra Liên đã khôn khéo lấy được 15 lựu đạn và 1 khẩu súng cho du kích Bọn địch
Trang 22phát hiện ra hành động của em, tìm cách truy lùng nhưng không bắt được Riêng
em diệt được 14 tên Mỹ
Em Thanh ở Quảng Ngãi hàng ngày đi chăn bò đã lén mang cơm cho cán bộ
ở trong núi Em hỏi các anh cán bộ cách gỡ lựu đạn địch gài Lần đầu gỡ được 1quả em mang ra cho các anh du kích, các anh khen Thanh tiếp tục vào ấp gỡ trái,chỉ một thời gian em đã gỡ được 180 trái lựu đạn trong ấp chiến lược gửi cho dukích
Lính Mỹ đi câu, em lân la ăn cắp được 4 trái lựu đạn, đem cho du kích 3 trái,giữ lại 1 trái Rồi theo dõi Mỹ đi săn, em gài trái, lính Mỹ đụng trái 4 tên chết Em lân
la chơi với lính Mỹ, lấy được 300 đồng Em làm hầm chông, Mỹ sập hầm, 6 thằng bịthương Em lấy cắp bản đồ Mỹ, nó biết đuổi theo, em lấy đá ném, trúng mũi lõ nó,chạy thoát Em bắn chết 1 lính ngụy, giải thoát 1 cán bộ bị bắt
Không chỉ từng cá nhân tự động lấy súng địch cung cấp cho du kích ở nhiềuđịa phương có cả những chi Đội tổ chức lực lượng để lấy súng địch đánh địch Mộtchi Đội TNTP mật ở Điện Bàn Quảng Nam trong tháng 8 - 1968 đã lấy cắp của địch
22 súng, 1 máy bộ đàm, diệt 31 lính địch
ở xã Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương, Đội thiếu nhi có 20 em (4 gái) các emchia thành từng tổ nhỏ: Tổ báo tin, tổ dỡ cơm, tổ mua đồ ăn cho du kích Các em gỡđược 30 trái lựu đạn, 500 viên đạn cho du kích, rải 600 tờ truyền đơn Các em còndùng mìn đặt đánh 2 xe M113 của Mỹ, đánh 2 bót gác lính ngụy
Khi trực tiếp cầm súng chiến đấu, thiếu niên, nhi đồng các tỉnh miền Namtrong kháng chiến chống Mỹ cũng có những cách đánh vừa táo bạo, nhưng cũngthật mưu trí và cũng rất thiếu nhi song đã lập được nhiều chiến công Phát hiệntốp lính Mỹ đang phục kích, nửa đêm, chờ cả nhà đã ngủ yên, Võ Hường nhẹ nhàng
bò dậy, cài mùng cẩn thận như vẫn có người đang ngủ trong đó, rồi lẻn ra vườn, lấytrái lựu đạn M26, đến chỗ bọn lính Mỹ phục kích Hường bò lên một mô đất cao,ngay trên đầu bọn Mỹ, rút chốt an toàn quả lựu đạn thả xuống và rút êm về nhàtrong khi bọn lính Mỹ la hoảng và vãi đạn tứ tung Trận đó Võ Hường đã diệt được 3tên Mỹ và làm nhiều tên bị thương Võ Hường còn đánh nhiều trận khác, diệt 20 tên
Mỹ, 1 xe bọc thép M 118 và 1 xe tăng M 41, trở thành 1 dũng sĩ diệt Mỹ tiêu biểucủa Quảng Nam - Đà Nẵng
ở Quảng Nam còn có em Hồ Thị Thu, tuổi nhỏ nhưng chí lớn Khi giặc Mỹchiếm đóng quê hương, gây nhiều tội ác với đồng bào, Thu đã không quản mình bénhỏ, cướp cả súng của địch để đánh địch Em còn dùng thuốc súng chế mìn, diệtđược nhiều tên
Tiêu biểu cho tinh thần 'Tuổi nhỏ chí lớn", mưu trí, dũng cảm tiến công địchcủa thiếu nhi miền Nam thời kỳ này có Kơpa Kơlơng, một thiếu niên người dân tộcBana ở Gia Lai Kơpa Kơlơng tham gia du kích năm 13 tuổi, là một thiếu niên giỏiđánh mìn, vót chông, gài thò, làm cạm bẫy Lớn hơn một chút, Kơpa Kơlơng nhậpngũ, làm trinh sát cho bộ đội huyện Chưprông, có biệt tài bắn xiên táo Em luônchọn điểm cao thích hợp, bình tĩnh chờ địch đến gần, cách chừng 20 - 30 mét mới
nổ súng Có lần bắn 3 viên đạn em đã diệt được 5 tên địch Lần đi trinh sát ởPlâyme, nhờ chọn được địa thế thích hợp, em bắn 2 viên đạn, diệt 4 tên biệt kích.Trong trận phục kích một trung đội địch trên đường đi khu dinh điền Lệ Ngọc, trậnđịa bị lộ Thấy tình hình nguy hiểm Kơpa Kơlơng đã nhanh chóng giật mìn diệt một
Trang 23số tên địch, tạo điều kiện cho đơn vị rút về tuyến sau, còn mình ở lại kìm chân địch.
Bị thương máu ra nhiều, em vẫn bình tĩnh tìm điểm cao thích hợp, diệt thêm một sốtên địch rồi mới tìm cách trở về đơn vị
Trong mọi tình huống Kơpa Kơlơng đều tìm mọi cách diệt địch đạt hiệu suấtcao nhất Có lần chỉ còn 3 viên đạn, em vẫn bám địch từ sáng đến chiều, đứng nấpcách địch chỉ 5 mét, chờ cho chúng tập hợp thành một hàng dọc, mới nổ súng, viênđạn đi xuyên táo, diệt một lúc 7 tên, tên còn lại bị thương Đối với bọn lính Mỹ, KơpaKơlơng cũng có cách đánh thích hợp Biết được bọn lính Mỹ khi tác chiến thườngchiếm điểm cao Kơpa Kơlơng thường bố trí mìn trên đường, rồi chiếm điểm caotrước, nằm phục chờ địch Một lần, bọn Mỹ từ căn cứ Plơime hành quân, vấp phảimìn trên đường, đứa chết, đứa bị thương, số còn lại vội chạy lên chiếm điểm cao,liền bị Kơpa Kơlơng đang ém sẵn trên đó, ném lựu đạn vào đội hình, diệt tiếp 4 tên,khiến chúng hoảng sợ phải tháo chạy, bỏ dở cuộc hành quân
Kơpa Kơlơng được ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 17-9-
1967, với 6 chữ vàng "Tuổi thiếu niên, chí anh hùng"
Dũng cảm và mưu trí là những đức tính nổi bật của những thiếu nhi người dântộc thiểu số "Tuổi nhỏ chí lớn" như Điểu Văn Cải, dân tộc Châu Ro, ở vùng TúcTrưng (nay là xã Phú Túc, huyện Phú Túc, Đồng Nai) Sớm chứng kiến những tội ácman rợ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đối với gia đình và bà con làng xóm, lên 8tuổi Cải đã mưu trí chuyển được tài liệu mật của cán bộ cách mạng giao qua cổng
ấp có bọn lính đang kiểm soát gắt gao từng người ra vào Tham gia du kích nhiềulần Điểu Cải đã cải trang vào tận hang ổ địch để tiêu diệt chúng Trong đó có nhữnglần chỉ một mình với cây súng bá đỏ anh vẫn ngang nhiên qua mắt địch để đánh vỗmặt, làm chúng không kịp trở tay, như trận đánh chớp nhoáng làm sập cầu lô cốtđầu ấp Đức Thắng diệt 4 tên địch; hay trận đánh giặc giữa phiên chợ đông, chỉ saumột loạt đạn nổ giòn đã thấy 3 tên lính bảo an ngã gục, còn người bắn loạt đạnđanh gọn đó đã biến đi nhanh chóng, không ai kịp nhận mặt Mọi người chỉ biết kêulên "Kon Trô, Kon Trô, Điểu Cải về!"
Huyền thoại về Kon Trô Điểu Cải đã làm bọn địch mất ăn mất ngủ Chúng tungmọi lực lượng lớn thám báo lùng sục khắp nơi để diệt tên "du kích trẻ con Điểu Cải".Tên phụ tá ấp Cây Xăng không bắt được Điểu Cải rất cay cú Nó bắt nhiều ngườidân vô tội, chụp cho họ cái mũ Việt Cộng rồi bắn chết tại chỗ Một hôm Điểu Cải cảitrang thành một cảnh sát ngụy đột nhập vào một quán bar, nơi tên ác ôn đang ănchơi trác táng Khi tên ác ôn kịp nhận ra Điểu Cải thì hắn đã bị một mũi súng gí sátvào ngực Chỉ trong nháy mắt hắn đã bị Điểu Cải bắt gọn
Với ý chí dũng cảm và mưu trí, 16 tuổi Điểu Cải đã được giao trọng trách xãđội phó, phụ trách đội du kích, nhiều phen làm cho kẻ địch kinh hồn bạt vía 18 tuổianh trở thành một xã đội trưởng "gan cùng mình" Anh hy sinh trong khi làm nhiệm
vụ, đụng phải mìn định hướng do địch gài Sau này Điểu Văn Cải được Nhà nướctruy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
Từ năm 1961, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, các
tổ chức quần chúng được thành lập, Đội Thiếu niên Tiền phong của thiếu niên, nhiđồng miền Nam Việt Nam cũng được hình thành ở nhiều cơ sở, trên cả 3 vùng.Không chỉ ở vùng giải phóng, mà cả ở những vùng giáp ranh, vùng địch tạm chiếm
Trang 24đóng, Đội Thiếu niên Tiền phong cũng được thành lập ở nhiều cơ sở, góp phần tổchức thiếu niên, nhi đồng tham gia nhiều hoạt động thiết thực của cuộc kháng chiếnchống Mỹ Đến năm 1966, ở Khu Đoàn miền Tây đã có 270 chi đội thiếu niên, có8.572 đội viên, trong đó có 3.116 đội viên nữ Cùng thời gian, Liên khu Năm có 305chi đội, với 35.035 đội viên Riêng tỉnh Quảng Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng) với 132
xã thì có 113 xã đã có chi đội thiếu niên tiền phong
Được các cơ sở Đoàn hướng dẫn, tổ chức Đội ở nhiều địa phương đã cónhiều hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em, tổ chức thiếu niên, nhi đồng tham giamọi công tác kháng chiến Trong các vùng địch tạm chiếm đóng, nhiều chi đội thiếuniên đã tổ chức thành những Đội thiếu niên du kích bí mật, làm nhiệm vụ nắm tìnhhình địch, giúp đỡ các anh chị du kích đánh địch có hiệu quả Khi có điều kiện đội dukích thiếu nhi của các em cũng tham gia đánh địch Nhiều trận đánh của các em đã
có tiếng vang lớn, làm chính kẻ địch được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại cũng phải
lo sợ
Các đội thiếu nhi du kích của phân khu I (gồm Củ Chi, Trảng Bàng, Bến Cát,Dầu Tiếng) hoạt động bí mật ngay trong lòng địch, đã nhiều lần tổ chức đặt trái, diệtnhiều xe tăng Trong đó Đội du kích mật của thiếu nhi Trảng Bàng diệt 5 chiếc, CủChi diệt 5 chiếc Các đội du kích mật của thiếu nhi Bến Cát, Dầu Tiếng, mỗi nơi diệt
1 chiếc Nhiều tên Mỹ chết và bị thương Riêng các em thiếu nhi du kích Dầu Tiếngđặt mìn diệt một lúc 50 tên lính Mỹ và lính Ngụy Có 31 em thiếu nhi trong phân khuđạt danh hiệu dũng sĩ Trong đó có một em ở Trảng Bàng, 15 tuổi đã diệt được 97tên lính Mỹ
ở Quảng Nam - Đà Nẵng, quê hương người thợ điện anh hùng Nguyễn VănTrỗi Sau khi anh Trỗi bị chế độ Ngụy ở Sài Gòn giết hại đã dấy lên phong trào thiđua diệt Mỹ để trả thù cho anh Nhiều đội du kích thiếu niên mang tên anh Trỗi đã rađời và đã có nhiều hoạt động táo bạo làm cho kẻ địch hoang mang lo sợ không biết
sẽ tấn công vào lúc nào Đội Thiếu nhi du kích Nguyễn Văn Trỗi ở xã B (QuảngNam), có 4 em, trong 7 ngày, từ 8 đến 15- 8 - 1968 đã diệt 15 tên địch, thu 4 súng.Các em còn tự làm lấy mìn, đánh 2 xe địch, diệt 20 tên Những tháng cuối năm
1968, các em liên tiếp đánh địch nhiều trận khác, diệt 47 tên địch Tổ được tặngdanh hiệu Tổ dũng sĩ cấp ưu tú
ở Điện Bàn, tổ thiếu niên du kích xã T có 6 em, trong 6 tháng đã diệt 80 tên ác
ôn lính Mỹ, Ngụy, được tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất Cũng ởĐiện Bàn, Đội thiếu niên du kích Bích Bắc đã đánh địch trên 100 trận, trận nào cũnglập công, diệt 153 lính Mỹ, Ngụy Trong đó có 1 em diệt được 47 tên, được tặngdanh hiệu dũng sĩ và chiến sĩ thi đua giết giặc của Quân khu V
Không chỉ ở Khu V, ở nhiều nơi khác, các đội du kích thiếu niên cũng đã rađời và có nhiều hoạt động táo bạo Đội thiếu nhi du kích của Sở cao su Bình Sơn,tỉnh Biên Hòa, hoạt động trong lòng địch đã từng đột nhập phá 3 buổi chiếu phimphản động của bọn Mỹ - Ngụy, phá huỷ 1 xe tăng, giết chết 15 tên Mỹ, thu 7 súng vàhàng ngàn viên đạn, được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dânCách mạng tặng bằng khen Đội Thiếu nhi du kích Cầu Khởi, huyện Dương MinhChâu, tỉnh Tây Ninh, chỉ riêng năm 1968 đã diệt 10 xe thiết giáp địch, giết chết 40tên lính Mỹ, thu 2 súng
Trang 25Còn ở Hải Lăng (Quảng Trị), sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân vàdân miền Nam Tết Mậu Thân 1968, kẻ địch điên cuồng phản công ác liệt Chúngcho cả một đoàn xe đến đóng ở Rùa Hạ (xã Thượng Xá) Hai em thiếu nhi Thống vàLộc đã tìm cách nắm tình hình đóng quân của địch báo cho du kích và bộ đội tổchức đánh địch, diệt một lúc 120 xe bọc thép của Mỹ Khi bị địch bắt vào phòng vệdân sự, Thắng và Lộc vẫn tìm cách bắt liên lạc với du kích và cơ sở cách mạng, tổchức đánh địch, làm tan rã hoàn toàn toán phòng vệ dân sự 50 tên của địch
Thời kỳ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ", không những đế quốc Mỹ
đã sử dụng nhiều thủ đoạn hết sức tàn bạo đối với nhân dân miền Nam Việt Nam,
mà chúng còn mở rộng đánh phá có tính hủy diệt nhiều cơ sở kinh tế, quốc phòngtrên miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện sức người sức của của hậu phương lớnmiền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam Trong cuộc chiến tranh bằng không quân vàhải quân của Mỹ chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền, nhiềutrường học, nhiều cơ sở vui chơi của các em thiếu niên, nhi đồng cũng đã bị tàn phánặng nề Không ít cơ sở đã bị hủy diệt hoàn toàn Chỉ riêng ở Nghệ An, chưa đầy 6tháng, từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1965, đế quốc Mỹ đã đánh phá vào 40 trườnghọc, trong đó 100% số trường học ở thành phố Vinh hoàn toàn bị phá hủy Ngày 23
- 9 - 1965, máy bay Mỹ đã đánh phá dã man trường phổ thông cấp I - II Quỳnh Tiếnngay trong giờ các em đang học, làm 5 em học sinh cấp I (tiểu học), 11 em học sinhcấp II ( THCS) và 3 giáo viên bị chết; 26 học sinh cấp I, 10 học sinh cấp II bị thương
ở Hà Tĩnh đã có gần 400 trường học bị máy bay Mỹ đánh phá Ngày 9-2-1966,máy bay Mỹ ném bom vào trường cấp II Hương Phúc (Hương Khê) làm chết một lúc
33 em học sinh, trong đó có 7 em mất tích, 1 thầy giáo và 24 em học sinh khác bịthương
Nhưng chính trong những điều kiện khó khăn, thử thách đó, thực hiện lời dạycủa Bác Hồ kính yêu "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và họctốt", thầy và trò các trường học trong tất cả các địa phương trên toàn miền Bắc, từđồng bằng ven biển đến miền núi cao, từ thành thị đến nông thôn cả trong nhữngvùng trọng điểm máy bay Mỹ thường xuyên đánh phá có tính hủy diệt, đã kiêncường bám trường, bám lớp, bảo đảm thực hiện thi đua "hai tốt" trong mọi tìnhhuống Nhiều trường đã thực hiện "vác trường lên vai đi sơ tán", đến những vùngsâu vùng xa, nơi địch ít đánh phá, tổ chức dạy và học Những trường không có điềukiện sơ tán đến nơi học an toàn thì tổ chức đào hầm hào xung quanh lớp học để khibáo động, từ trong lớp học ra nơi trú ẩn an toàn Không học được ban ngày, nhiềutrường tổ chức cho các em học ban đêm Không thắp được đèn để học, các emdùng đèn chai, lấy giấy bọc xung quanh, chỉ chừa một lỗ nhỏ vừa đủ ánh sáng chiếuxuống trang vở Để tránh bom đạn địch sát thương, các em làm mũ rơm để đội Đội
mũ rơm trên đường đến trường Đội mũ rơm khi đi sinh hoạt, trong những lúc làm
kế hoạch nhỏ, và dĩ nhiên cả khi ra trận địa, cung cấp lá ngụy trang, giẻ lau súngcho các anh bộ đội Chiếc mũ rơm trong những năm kháng chiến chống Mỹ trởthành như một biểu tượng của ý chí Việt Nam, ý chí ham học, ý chí quyết thắng bomđạn kẻ thù Rất nhiều trường hợp, bom đạn Mỹ, kể cả loại bom có khả năng sátthương hàng loạt như bom bi, cũng phải chịu thua lực cản của vành mũ rơm trênđầu các em nhỏ Nhờ đó mà ngay trong những thời điểm địch đánh phá ác liệt nhất,hàng chục vạn thiếu niên các tỉnh, thành phố miền Bắc ngày ngày vẫn bền bỉ đến
Trang 26trường đến lớp Phần lớn trên đầu các em đều đội mũ rơm, như một công cụ bảo vệcủa một thời đạn bom, Nhiều em sau này đã trở thành nổi tiếng, trở thành những tàinăng trên nhiều lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, khi còn đi học trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ, cũng đã từng đội chiếc mũ rơm đến trường, cũng đã từngtheo trường đi học ở nơi sơ tán, với những bữa cơm độn mì độn khoai, như trườnghợp nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn, từng đoạt giải khôi nguyên trong cuộc thi đànPianô quốc tế mang tên nhạc sĩ thiên tài Chopin
Trong điều kiện máy bay Mỹ đánh phá ngày càng ác liệt, thiếu niên, nhi đồng
xã Nghi Hương nêu quyết tâm "Đội bom đi học", đảm bảo chương trình học trongmọi tình huống "Đội bom đi học", thiếu niên, nhi đồng ở Nghệ An, ở nhiều tỉnh,thành phố khác trong điều kiện chiến tranh ác liệt vẫn đảm bảo ngày ngày đội mũrơm đến trường thi đua học tập và rèn luyện theo "5 điều Bác Hồ dạy" Số thiếu niênđến trường hàng năm vẫn không ngừng tăng Riêng tỉnh Nam Hà (Hà Nam, NamĐịnh ngày nay) số học sinh đến trường năm học 1965 - 1966 tăng 3,6% so với nămhọc 1964 - 1965 Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) trong một năm trường học bị đánhphá tới 22 lần, học sinh vẫn tới trường tới lớp đầy đủ, vẫn đảm bảo dạy tốt và họctốt ở Hà Tĩnh số học sinh đến lớp vẫn thường xuyên đạt trên 90% ở Quảng Ninhtrong năm đầu không quân Mỹ mở rộng đánh phá miền Bắc (1965), cả tỉnh có 317trường học phổ thông các cấp, với 2.362 giáo viên và 47.862 học sinh đến trường,thì sau 10 năm, đến năm 1975, toàn tỉnh đã có 130.692 học sinh và 4.687 thầy, côgiáo dạy và học trong 384 trường
Phong trào "Dạy tốt và học tốt" phát triển, thu hút hàng vạn các em thiếu niên,nhi đồng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn lên trở thành những conngoan, trò giỏi ở Nghệ An, em Hoa Xuân Tứ, từ nhỏ bị tai nạn cụt cả 2 tay Khôngcam chịu số phận, em đã kiên trì rèn luyện để được cắp sách đến trường như nhiềubạn bè cùng lứa Không còn tay để cầm bút, Hoa Xuân Tứ kẹp bút vào giữa vai và
má kiên nhẫn tập viết, phấn đấu trở thành một học sinh học giỏi toàn diện, luôn có ýthức rèn luyện đạo đức, được thầy cô và bạn bè quý mến Trong nhiều năm thiếuniên, nhi đồng ở nhiều tỉnh, thành phố trên miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đuahọc tập tấm gương vượt khó học giỏi của Hoa Xuân Tứ, phấn đấu trở thành nhữnghọc sinh phát triển toàn diện
Tháng 1 - 1967, Hoa Xuân Tứ vinh dự được thay mặt hàng vạn "Cháu ngoan Bác Hồ" dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất và được gặp Bác Hồ kính yêu Cùng có vinh dự như Hoa Xuân Tứ còn có Trần Thị Vệ, cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Thanh Hóa, dũng cảm cứu bạn khi máy bay Mỹ ném bom; Trần Quốc ý, một thiếu niên của Nghệ An, trong khi máy bay Mỹ đang điên cuồng đánh phá, vẫn lao ra cứu bạn; Đinh Thị Lệ Kim, một học sinh chăm ngoan, học giỏi của Hải Phòng; Phạm Thị Kiều Oanh, một thiếu niên của Hà Nội, trong gia đình là một con ngoan, ở trường là một trò giỏi, trong công tác Đội là một con người năng
nổ, có sức cuốn hút các bạn; Bùi Thị Hải, là một thiếu niên dân tộc Mường của tỉnh Hòa Bình, luôn được bạn bè quý mến nhờ có phương pháp học tập tốt, năm nào cũng đạt học sinh giỏi, trong mọi việc đều chăm chỉ Các em là những "Cháu ngoanBác Hồ" tiêu biểu, luôn nỗ lực phấn đấu, rèn luyện theo "5 điều Bác Hồ dạy"
Phong trào thi đua hai tốt "Dạy tốt và học tốt", trở thành mục tiêu phấn đấu củacác trường học trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, ác liệt Các cơ sở
Trang 27Đoàn đã kết hợp với nhà trường tổ chức giáo dục các em thiếu niên, nhi đồng ýthức công dân, không ngừng nâng cao tinh thần học tập và tham gia lao động, thamgia phục vụ chiến đấu trong từng điều kiện thích hợp Các hoạt động theo chủ đềtiếp tục được mở rộng Khi quân và dân ta ở miền Nam thắng lớn, các em có chủđề: "Vì miền Nam rực lửa chiến công, nguyện làm chiến sĩ nhỏ thắng Mỹ", phấn đấunâng cao chất lượng từng tiết học, giờ học Các em coi "đi học là đánh Mỹ", giànhnhiều điểm 5, điểm 10 thi đua cùng các anh bộ đội và dân quân bắn rơi nhiều
"thần sấm", "con ma" Mỹ ở Sơn La các em thực hiện "hai giờ vàng ngọc", phấn đấukhông ngừng nâng cao chất lượng học bài, ôn bài ở trường cấp II Cẩm Bình (HàTĩnh) các em phấn đấu kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, luôn gắn bó chặt chẽ vớicác hoạt động ngoài xã hội, tích cực tham gia mọi công tác sản xuất, cũng như phục
vụ chiến đấu và nhiều công tác xã hội khác, đảm bảo thường xuyên dạy tốt và họctốt, góp phần phấn đấu xây dựng nhà trường và địa phương trở thành lá cờ đầu củangành giáo dục miền Bắc những năm đánh Mỹ, được Bác Hồ tặng thưởng Huânchương Lao động hạng Nhì, tháng 1 - 1967
Phong trào phấn đấu trở thành "Cháu ngoan Bác Hồ" phát triển mạnh ở hầukhắp các địa phương Được sự hướng dẫn của tổ chức Đoàn các cấp, các emthường xuyên đẩy mạnh phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt", phấn đấu trở thànhcháu ngoan Bác Hồ" Ngoài nhiệm vụ học tập thường xuyên được các em duy trìthành nền nếp, thiếu niên và nhi đồng các tỉnh, thành phố trên miền Bắc thời kỳ nàycòn đẩy mạnh nhiều hoạt động thiết thực góp phần cùng quân và dân các địaphương trong nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, trongcác hoạt động chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam về tinh thần cũng như vật chất,
và trong nhiệm vụ xây dựng, củng cố hậu phương lớn miền Bắc
Công tác Trần Quốc Toản thời kỳ này đã có những nội dung và cách làm mới,thiết thực và phong phú Tùy theo từng hoàn cảnh, tổ chức Đội thiếu niên, Nhi đồng
ở các cơ sở đã tiến hành điều tra nắm chắc số lượng các gia đình chính sách trênđịa bàn dân cư, phân loại từng đối tượng cần giúp đỡ Không những qua đó các em
có kế hoạch phân công giúp đỡ một cách thiết thực đối với từng đối tượng, mà các
em còn góp phần phát hiện cho địa phương những việc làm sai chính sách trongcông tác thương binh, xã hội
ở nhiều địa phương, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong sau khi điều tra nắmchắc tình hình các đối tượng chính sách đã phân công trách nhiệm cho từng phânđội nhỏ theo từng địa bàn dân cư, một xóm, một đường phố Hơn thế phân côngđến từng đội viên phụ trách từng gia đình cần giúp đỡ Chỉ những việc lớn các emmới tổ chức cho cả chi đội, phân đội tập trung đến giúp Thường đó là những côngviệc đột xuất Những công việc thường xuyên, như gánh nước, dọn dẹp nhà cửa, và
cả những công việc như đi xếp hàng mua thực phẩm, đong gạo các em đều phâncông cố định cho một số em, thường là từ 1-2 em phụ trách giúp đỡ một gia đình
Thực hiện lời Bác Hồ dạy " giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến
Và do đó, các cháu sẽ luyện tập tinh thần siêng năng và bác ái để sau này thànhngười công dân tốt ", trong thư Người gửi thiếu niên, nhi đồng tháng 2 - 1948, khiNgười khuyên các em tổ chức những "Đội Trần Quốc Toản", thiếu niên, nhi đồngcác tỉnh, thành phố miền Bắc thời kỳ cả nước có chiến tranh đã có nhiều phươngthức làm công tác Trần Quốc Toản, không những thiết thực giúp đỡ gia đình chính
Trang 28sách có khó khăn mà còn góp phần làm yên lòng các anh, các chị ra trận, vì biết bố
mẹ mình ở nhà đã thường xuyên có người đến chăm nom chu đáo Các em thường
tổ chức thực hiện theo các chủ đề hết sức sinh động, như "Uống nước nhớ nguồn",hoặc "Tháng đền ơn đáp nghĩa", rồi "Tháng thăm một lần, tuần làm một việc" Nhiều gia đình chính sách, nhờ đó, mặc dù neo đơn, phần lớn chồng, con đều đã ramặt trận vẫn thấy ấm lòng, không phải lo toan vất vả đến từng gánh nước, con gà.Những công việc đó đã có các em trong Đội Trần Quốc Toản giúp sức Nhiều emđội viên đi học về, chưa kịp cất sách vở đã đến ngay các gia đình chính sách đượcphân công quét tước sân vườn, thu dọn nhà cửa, cho lợn, cho gà ăn tươm tất đâu
đó mới về lo việc nhà mình
Phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non thời kỳ này cũng được phát triểnlên một bước, với nhiều nội dung mới: nuôi gà chống Mỹ, chăn nuôi trâu bò béokhỏe Năm học 1967 - 1968, đã có 1.100 Hợp tác xã Măng non được phát triển ởcác tỉnh, thành phố vùng đồng bằng, vùng trung du và ven biển, thu hút hàng chụcvạn xã viên là thiếu niên, nhi đồng Trong 6.000 em trực tiếp nhận chăm sóc trâu bòbéo khỏe đã có 2.000 em được biểu dương khen thưởng Nhiều địa phương đã tổchức các cuộc thi trâu bò béo khỏe giữa các chi đội, Liên chi đội để các em có dịptrao đổi, thi đua với nhau làm cho phong trào ngày càng có hiệu quả thiết thực.Phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non phát triển không chỉ góp phần giáo dụccác em ý thức trách nhiệm công dân, mà thực sự đã hỗ trợ nhiều mặt cho các hợptác xã sản xuất nông nghiêp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết được nhiều vấn đềtrong lúc cả nước đang phải tập trung sức người cho nhiệm vụ đánh thắng giặc Mỹxâm lược Chỉ riêng tỉnh Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ ngày nay) đến năm 1973 đã
có tới 2.592 Hợp tác xã Măng non, đóng góp với các hợp tác xã 1.083 340 ngàycông, gần bằng 20% số ngày công của các xã viên lớn tuổi
Thời kỳ cùng quân và dân đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứunước, cùng với nhiệm vụ học tập và tham gia các công tác xã hội, thiếu niên, nhiđồng các tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc cũng là những người tích cực tham giacác hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ, thực hiện việc giáo dục thể chấttheo kinh nghiệm và phong trào thiếu nhi của nhiều nước xã hội chủ nghĩa Tổ chứcĐoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã cùng Bộ Giáo dục, ngành thể dục thể thao
và các ngành liên quan phát động rộng rãi phong trào rèn luyện thân thể theo 4 mônphối hợp (chạy 60 mét, nhảy xa, nhảy cao và ném bóng 150 gam) Hàng năm đểphát triển phong trào, các trường phổ thông cơ sở và sau đó là các huyện, các tỉnh
và cả toàn quốc đều tổ chức thi đấu để chọn những vận động viên tiêu biểu Saunày phong trào đã phát triển thành "Hội khỏe Phù Đổng" Nhiều vận động viên nhỏtuổi trưởng thành qua phong trào rèn luyện theo tiêu chuẩn 4 môn phối hợp về sau
đã trở thành những vận động viên tài năng, đóng góp nhiều thành tích cho nền thểthao nước nhà
Nhiều môn thể thao được chú ý phát triển, như môn bơi lội, các em có cuộcvận động "Toàn Đội biết bơi" Nhiều làng quê, nhiều trường học đã biết lợi dụng địathế, sông ngòi, bờ biển tổ chức cho các em học bơi lội Nhiều địa phương còn tạo ranhững "bể bơi" đơn giản để các em có điều kiện tập luyện, như Minh Tân (HảiPhòng), Nam Chính (Hải Dương), Quỳnh Đôi (Nghệ An) Nhiều em trưởng thành từphong trào đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, như Trần Thị Huyền, 2 lần đạt
Trang 29danh hiệu kiện tướng bơi lội, giành liên tiếp 5 Huy chương Vàng trong các kỳ thiđấu
Bóng bàn cũng là môn được chú ý phát triển, thu hút nhiều em thiếu niên, nhiđồng tham gia tập luyện Ngày 5 - 8 - 1964, đúng ngày đế quốc Mỹ cho không quân
mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam, cũng là ngày khaimạc giải bóng bàn mang tên giải Báo Thiếu niên Tiền phong lần thứ nhất và từ đótrở thành giải truyền thống của thiếu niên, nhi đồng, góp phần đào tạo nên nhiều vậnđộng viên tiêu biểu cho bộ môn bóng bàn nước ta, như Trần Văn Quỳnh, NguyễnĐình Phiêu, Nguyễn Hồng Nga, Nguyễn Thu Nga
Cũng như thiếu niên, nhi đồng miền Nam, những năm tháng cả nước cùngđánh Mỹ, thiếu niên, nhi đồng các tỉnh, thành phố miền Bắc cũng đã phải nhiều lầncầm súng và nhất là nhiều thời gian các em phải bỏ dở cả nhiệm vụ học tập để phục
vụ chiến đấu, đến các trận địa phòng không động viên các chiến sĩ, thu gom giẻ lausúng, hái lá ngụy trang, tham gia trồng cây bảo vệ các tuyến đường giao thông, bảo
vệ cầu cống, nhà kho ở Hà Tĩnh, trong nhiều trường học, các em có phong trào
"Cây Trung thu thắng Mỹ", hoặc "5 con gà thắng Mỹ" Phong trào đã thu hút hầu hếtthiếu niên, nhi đồng trong tỉnh tham gia dưới nhiều hình thức Hàng năm đều cótổng kết thi đua khen thưởng, rút kinh nghiệm, mở rộng phong trào Phong tràotrồng cây, nuôi gà chống Mỹ cũng được phát triển ở nhiều địa phương Một mặt các
em tham gia "Tết trồng cây" cùng các anh, chị, mặt khác các em tổ chức chăm sócnhững cây đã trồng, thực hiện "đoạn đường em nuôi", "vườn cây em chăm" thường xuyên rào chắn, không để trâu bò phá hoại, không cho người bẻ cành
Phong trào lấy lá ngụy trang, thu gom giẻ rách cho các anh bộ đội, cho dânquân tự vệ trực chiến lau súng thì ở đâu cũng có Nhiều lần máy bay Mỹ đánh phávào trận địa, khói bom mù mịt, các em thiếu nhi địa phương vẫn không quản ngạinguy hiểm, băng ngay đến, băng bó cho những người bị thương, tiếp tế nước chocác pháo thủ Có em còn cởi cả áo của mình nhúng vào nước, đắp lên nòng pháolàm giảm nhiệt để các anh bộ đội chiến đấu được liên tục, chính xác Nhiều em đãsẵn sàng hy sinh cả tính mạng trong khi phục vụ chiến đấu Hàm Rồng là một trọngđiểm máy bay Mỹ thường xuyên tập trung đánh phá có tính hủy diệt trong suốtnhững năm chúng tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Em Lê Thị Hoàn, nhà ởNam Ngạn (bờ phía Nam cầu Hàm Rồng), 15 tuổi, mỗi lần máy bay Mỹ đánh phá ácliệt cầu Hàm Rồng, em đều có mặt tiếp tế cơm nước, mang lá ngụy trang cho cáctrận địa chiến đấu Một lần khi em vừa mang nước ra trận địa chưa kịp trao ca nướccho một pháo thủ thì máy bay giặc Mỹ ập đến cắt bom, em đã hy sinh trong tư thếđang trao ca nước Cũng ở Thanh Hóa còn có em Nguyễn Văn Thịnh, (QuảngXương) ngay khi máy bay Mỹ đang đánh phá trận địa pháo, vẫn không quản nguyhiểm, đã như một con thoi chạy đi chạy lại, tham gia tiếp đạn và cứu chữa thươngbinh
Có cả những em thiếu nhi đã trực tiếp cầm súng bắn rơi máy bay Mỹ, nhưNguyễn Văn Lộc và các bạn trong tổ chăn trâu ở xã Quảng Đông (Quảng Trạch,Quảng Bình) Thường ngày đi chăn trâu các em vẫn để ý quan sát các anh dânquân thao tác bắn; máy bay Mỹ bất ngờ tập kích vào trận địa, Lộc đã chỉ huy tổ chăntrâu của mình dùng súng 12,7 ly bắn rơi 1 chiếc A4F Cả tổ được khen thưởng.Riêng Nguyễn Văn Lộc được thay mặt các bạn đi dự trại hè ở Liên Xô
Trang 30Nhiều đội viên thiếu niên, nhi đồng đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo
vệ bạn mình, bảo vệ những em bé nhỏ tuổi khỏi bị bom Mỹ giết hại ở Hải Phòng đó
là em Trịnh Văn Hòa, một đội viên thiếu niên đã lấy thân mình che bom bi cứu sốngmột em nhỏ, còn mình thì hy sinh anh dũng Đặc biệt là tấm gương hi sinh củaNguyễn Bá Ngọc (Quảng Xương, Thanh Hóa) đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần sẵn sàng
hy sinh chiến đấu của các em thiếu nhi trên cả hai miền Nam Bắc Nguyễn Bá Ngọc
là một học sinh chăm ngoan, chịu khó trong học tập và giúp đỡ gia đình Trong mộttrận máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, đang trên đường đi học về, nghe tiếng khóc củamột em nhỏ, Nguyễn Bá Ngọc đã không ngần ngại băng đến lấy thân mình che chởcho em khi một quả bom bi nổ gần Nhiều viên bi đã găm khắp cơ thể Ngọc Ngọc
đã hy sinh nhưng em nhỏ thì được cứu sống
Có nhiều tấm gương thiếu nhi đã dũng cảm hy sinh giống như Nguyễn BáNgọc Em Nguyễn Thị Lan (Quảng Xương) đã cứu sống 4 em bé và cùng các anhchị dân quân trong xã ngụy trang xác máy bay Mỹ, sau đó còn đi tuyên truyền tinchiến thắng cho bà con nghe Các em Hoàng Thị Hợi, Nguyễn Thị Minh Hồng (NôngCống) không quản nguy hiểm đã tham gia cùng các anh chị lớn tuổi đào bom nổchậm, cứu người bị thương, cứu chữa kho hàng Các em tuy còn nhỏ tuổi nhưng
đã nêu những tấm gương về tinh thần sẵn sàng hy sinh vì người khác
Bên cạnh những tấm gương sẵn sàng hy sinh vì bạn, vì những em bé củanhiều đội viên thiếu niên, nhi đồng, nhiều hành động quả cảm của các thầy cô giáo,quên mình vì đàn em thân yêu trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ácliệt, cũng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ học sinh Bêncạnh những thầy giáo, cô giáo, nhiều anh chị em phụ trách nỗ lực vượt qua khókhăn, vươn lên tự học tập nâng cao kiến thức, trở thành giáo viên giỏi trong nhiềunăm, như thầy giáo Phạm Thế Hùng, trường An Tiến, thầy giáo Hoàng Mai Kiểm,trường cấp II (THCS) Đại Thắng, Tiên Lãng (Hải Phòng) nhiều thầy, cô giáo đãkhông quản hy sinh cả tính mạng mình để bảo vệ học sinh, như thầy Bùi Xuân Thảo(trường cấp II Kênh Giang, Thủy Nguyên, Hải Phòng), trên đường đến trường bịthương nặng do bom Mỹ, trước khi trút hơi thở cuối cùng thầy vẫn bình tĩnh dùngbàn tay giập nát lấy chìa khóa trong túi đưa cho đồng chí Bí thư Đảng ủy nhà trường
về mở ngăn kéo lấy đầu bài thi cho học sinh Đặc biệt trong điều kiện sơ tán, phầnlớn các em học sinh không có bố mẹ đi theo chăm sóc, sự quan tâm bảo vệ các emcủa các thầy cô giáo càng trở nên quý giá Nhiều thầy, cô giáo trường Việt Hải (Cát
Bà, Hải Phòng) trong điều kiện sơ tán phải ăn cơm muối với rau rừng hàng tháng,vẫn miệt mài cùng các em học sinh đảm bảo "dạy tốt, học tốt" Các thầy, cô giáokhông chỉ truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh mà còn là những cán bộ quản
lý công tác phòng tránh cho các em, đôi khi phải làm cả nhiệm vụ của người y tá,cứu thương và khi cần che chắn cho học sinh khỏi bị bom Mỹ giết hại Cô giáo LongThị Ngọc ở Quảng Ninh trong một lần bom Mỹ đánh vào lớp học đã quên mình bảo
vệ từng em học sinh, đưa các em ra hầm trú ẩn an toàn, đến khi bị thương vẫnkhông rời nhiệm vụ
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt và học tốt", công tác xâydựng Đội trong nhà trường được quan tâm phát triển ở Nghệ An đến năm 1966 đã
có 377 tiểu ban thiếu niên, nhi đồng được thành lập ở cơ sở, góp phần chăm sóc,bảo vệ các em, nhất là trong điều kiện địch thường xuyên đánh phá ác liệt ở 13
Trang 31huyện, thị xã trong tỉnh đã có 42% các trường cấp I và 73% số trường cấp II có tổchức Đội Cùng thời gian có 63% các em học sinh cấp II được vào Đội Thiếu niênTiền phong, 30% các em học sinh đầu cấp I được vào Đội Nhi đồng Đến năm 1968
số học sinh cấp I và cấp II vào Đội đã tăng lên đến trên 80 - 90% Nhiều trường như
ở Diễn Minh (Diễn Châu), Quỳnh Bá (Quỳnh Lưu) 100% các em được vào Đội ởtỉnh miền núi Sơn La, tổ chức Đội trong nhà trường đã thu hút trên 50% các emthiếu niên, nhi đồng thường xuyên tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích Tổchức Đoàn các cấp đã phối hợp với nhà trường lựa chọn những giáo viên là đoànviên thanh niên có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tácĐội, tổ chức, hướng dẫn các em đẩy mạnh tham gia các hoạt động gắn với nhữngnhiệm vụ của địa phương trong sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoạicủa không quân Mỹ
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, cùng vớiviệc thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụtrách các cấp, từ năm 1965 đến năm 1969, được sự đồng tình, ủng hộ của ngànhgiáo dục và trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong 3 niên khóa liên tục, Đoàn đãgửi gần 200 cán bộ Đoàn và một số sinh viên nhiệt tình với công tác Đội đến đàotạo tại khoa tâm lí - giáo dục học, chuẩn bị đội ngũ cán bộ có hiểu biết về khoa họcgiáo dục cho các trường huấn luyện cán bộ Đoàn, các trường cao đẳng sư phạm,làm nòng cốt đưa việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách Đội trong trường học đivào nền nếp Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội trong trường họcngày càng được nâng cao, không những có nhiệt tình, còn có những kiến thứcchuyên sâu, góp phần làm cho hoạt động Đội trong trường học luôn tạo đượcnhững nét mới, năng động và tự chủ, có sức cuốn hút thiếu niên, nhi đồng đến với
tổ chức của mình, phấn đấu theo những mục tiêu trong học tập, trong rèn luyện,thực hiện "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng"
Phấn đấu trở thành "Cháu ngoan Bác Hồ" là nguyện vọng thiết tha của mọi đội viênthiếu niên, nhi đồng Ngày 15 - 5 - 1966, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lậpĐội (15-5-1941 - 15-5-1966), bác Tôn Đức Thắng, thay mặt Đảng và Nhà nước đãtrao Đội lá cờ thêu 16 chữ vàng, nêu lên nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ cả nước cóchiến tranh:
"Vâng lời Bác dạyLàm nghìn việc tốtChống Mỹ, cứu nướcThiếu niên sẵn sàng"
Phong trào thi đua "Làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấutrở thành cháu ngoan Bác Hồ" từng bước phát triển ngày càng sâu rộng, thể hiệntrên tất cả mọi mặt hoạt động của Đội Được Đảng, Nhà nước và nhân dân chăm logiáo dục, bảo vệ, hàng vạn thiếu niên, nhi đồng đã không ngừng trưởng thành và cónhững đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp của toàn dân Trong đó có 42 vạn em
đã trở thành "Cháu ngoan Bác Hồ" Riêng trong năm học 1964 - 1965, năm học đầutiên phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ đã có 650 emhọc giỏi toàn diện đã được nhận phần thưởng của Bác Hồ, 32 em có những cử chỉtốt được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người Hàng trăm em liên tục phấn đấu, đượcBác Hồ tặng phần thưởng hai, ba năm liền Số đội viên phấn đấu trở thành "Cháu
Trang 32ngoan Bác Hồ" ngày càng tăng ở Hà Nội, năm học 1965 có 3 vạn đội viên đượctặng danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ", đến năm 1968, khi tổ chức Đại hội Cháungoan Bác Hồ số đội viên đạt danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" đã lên tới 57.500 em.
Có cả những tập thể Đội được tặng danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" như chi độithiếu nhi thôn Bằng A (huyện Thanh Trì), với hợp tác xã Măng non tham gia trồnglúa thâm canh đúng kỹ thuật đạt 9,1 tấn/ha, chăn nuôi hàng trăm con gà, vỗ béohàng chục trâu bò, từ 99 - 100% học sinh cấp I và cấp II được lên lớp, 100% thi đỗhết cấp ở Nghệ An, năm học 1967 - 1968 có 145 nghìn em phấn đấu đạt danh hiệuCháu ngoan Bác Hồ, tăng hơn năm học 1966 - 1967 tới 25 nghìn em ở tỉnh miềnnúi Sơn La, phong trào phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ được các cấp bộĐoàn quan tâm tạo điều kiện cho các em không ngừng vươn lên trong học tập, rènluyện, "làm nghìn việc tốt" Ngay trong những năm đầu chống chiến tranh phá hoạicủa giặc Mỹ, nhiều trường lớp phải sơ tán vào vùng sâu, sinh hoạt khó khăn vẫn có11.000 đội viên thiếu niên, nhi đồng phấn đấu trở thành "Cháu ngoan Bác Hồ".Nhiều em đạt thành tích xuất sắc được tặng huy hiệu của Người, như em Hà VănYên, một mình cứu sống 4 em nhỏ khỏi bị chết đuối; em Lò Văn Lun nhặt được củarơi đã trả lại cho người mất; em Hà Văn Phi ngoài việc chăm chỉ học tập, còn tíchcực tham gia lao động sản xuất, đã góp nhặt được 1.000 kg phân bón giao cho hợptác xã; em Hà Thị Liên học giỏi toàn diện, 4 năm liền đều đạt danh hiệu "Cháungoan Bác Hồ" Đặc biệt cả 4 chị em Liên đều là những đội viên gương mẫu, nhiềulần nhặt được của rơi đều mang trả lại cho người mất, trong đó có 2 lạng vàng
Ngày 1-6-1969, Tết Quốc tế thiếu nhi là lúc sức khỏe của Bác Hồ ngày càngyếu Bác đề nghị tổ chức cho các cháu thiếu nhi Hà Nội vào vui chơi với Bác ở PhủChủ tịch và Bác vẫn viết thư cho các cháu như thường lệ, Bác viết: " Thiếu niên,nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt cáccháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ"
Không ai nghĩ được rằng đó là lần cuối cùng các em được quây quần bên Bácvui Tết thiếu nhi Quốc tế và cũng là lần cuối cùng các em được đón nhận thư Bác.Ngày 2 - 9 - 1969, vào lúc 9 giờ 17 phút Bác đã vĩnh viễn ra đi Trước lúc đi xa, Bác
Hồ để lại cho thế hệ trẻ nước ta, cho các các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước
"Muôn vàn tình thương yêu" Người đánh giá: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung
là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn có chí tiến thủ", vàcăn dặn: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họthành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".Bác khẳng định: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quantrọng và rất cần thiết" (Di chúc)
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, đáp ứng nguyện vọng thiết tha củathế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, nhân dịp kỷniệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-1970, Ban Chấp hành Trungương Đảng đã ra Nghị quyết cho tổ chức Đoàn, tổ chức Đội Thiếu niên, Đội Nhiđồng Việt Nam được mang tên Bác Hồ vĩ đại:
- Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam nay là Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh
-Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
Trang 33Trong buổi lễ trọng thể trao Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảngcho Đoàn, Đội được mang tên Bác, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lậpĐoàn (26-3-1931 /26-3-1970), bác Trường Chinh, thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng, đã nói: " trao cho Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên và ĐộiNhi đồng vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta mong muốn thế hệ trẻnước ta suốt đời trung thành với lý tưởng của Bác, học tập phẩm chất và đạo đứccao quý của Bác Hồ, đưa sự nghiệp của Bác, của Đảng đến thắng lợi hoàn toàn"
Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã kêu gọicác em thiếu niên, nhi đồng: "Hãy học và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, thi đua làmnghìn việc tốt, ra sức xây dựng Đội vững mạnh, phấn đấu trở thành "Cháu ngoanBác Hồ"
Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của Đoàn, của Đội, Đoàn ta tổ chức đợt sinhhoạt chính trị tập trung sâu rộng về tấm gương vĩ đại của Bác Hồ trong đoàn viên vàthanh, thiếu nhi Ban Chấp hành Trung ương Đoàn coi đợt học tập và làm theo Dichúc của Bác Hồ, thực hiện 5 diều Bác dạy thanh niên, 5 điều Bác dạy thiếu niên,nhi đồng là đợt sinh hoạt chính trị mở đầu, nhằm "Làm cho đoàn viên thanh niên,thiếu niên, nhi đồng thấm nhuần công lao, sự nghiệp, đạo đức của Bác Từ đó nângcao lòng tự hào, tin tưởng, đoàn kết quyết tâm phấn đấu, không sợ khó khăn giankhổ hoàn thành mọi nhiệm vụ để càng xứng đáng với Bác hơn nữa"
Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, các cơ sở Đội đã tổ chức cho đoàn thể độiviên, thiếu niên, đội viên nhi đồng tham gia đợt sinh hoạt và phát động rộng rãi chủ
đề "Vì vinh dự Đội, học tập tốt, lao động tốt", xây dựng "Lời hứa đội viên" Toàn ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh đã mở cuộc vậnđộng xây dựng chi đội mạnh, liên đội mạnh, tập trung vào 5 mặt hoạt động của Đội
Trong trường học phong trào thi đua "hai tốt" tiếp tục được nâng cao Nhiềuchi đội trong trường học phát triển phong trào "vở sạch, chữ đẹp", coi "nét chữ là nếtngười", tổ chức thi đua giữa các chi đội, liên đội tạo thành không khí rèn luyệnphong cách học tập mới, có ý thức không ngừng nâng cao chất lượng từng tiết học,giờ học Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (15-5-1941 - 15-5-1971) Trung ương Đoàn đã chỉ đạo thí điểm liên đội Bắc Lý thực hiệnchủ đề: "Phát huy truyền thống Bắc Lý, vì vinh dự Đội, học tập tốt, lao động tốt", vớicác chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, thu được kết quả tốt và năm học 1972 - 1973, Trungương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương phát động rộng rãi trong các trường họctoàn miền Bắc chủ đề: "Tiến theo Bắc Lý, vì vinh dự Đội, thi đua học tập tốt, laođộng tốt" tạo nên không khí thi đua học tập, rèn luyện trong đông đảo đội viên thiếuniên, nhi đồng Nhiều liên đội, chi đội đã sáng tạo những hình thức sinh động, đề ranhững biện pháp tích cực thúc đẩy phong trào học tập, phát triển toàn diện Riêngliên đội Trường THCS Bắc Lý liên tục đạt danh hiệu xuất sắc, dẫn đầu phong tràohoạt động Đội, được Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn tặng thưởng nhiều cờ và bằngkhen, góp phần vào thành tích chung của nhà trường, được Nhà nước 8 lần tặng cờthưởng luân lưu, 8 Huân chương Lao động (3 hạng nhất, 3 hạng nhì, 2 hạng ba), 1Huân chương Độc lập hạng Nhất Hai lần Nhà nước tặng trường danh hiệu Anhhùng, năm 1985 và năm 2000
Năm 1972 đế quốc Mỹ cho không quân và hải quân đánh phá trở lại miền BắcViệt Nam, với mức độ ác liệt tăng lên gấp bội so với lần thứ nhất Bom B52 của Mỹ
Trang 34rải thảm xuống Khâm Thiên, Uy Nỗ, An Dương (Hà Nội); thủy lôi Mỹ phong tỏa cửabiển Hải Phòng, Quảng Ninh Nhiều trường học, một lần nữa lại phải sơ tán đếnnơi an toàn Các chi đội, liên đội vẫn tổ chức đội viên duy trì nền nếp học tập Khi đếquốc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, chịu ký Hiệp định Pari về việc lập lại hòa bình ởViệt Nam, đội viên thiếu niên, nhi đồng lại nhanh chóng cùng nhà trường bắt tay xâydựng lại trường sở Nhiều chi đội đã làm chủ công trong việc xây dựng vườntrường, làm thêm nhiều dụng cụ học tập
Tổ chức Đội ngày càng được củng cố vững mạnh, thật sự trở thành, một lựclượng giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, theo tinh thần Nghị quyết về cảicách giáo dục của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Tổ chức Đội được củng cố và phát triển, từng bước Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh đã có những cuộc giao lưu với thiếu nhi các nước xã hội chủ nghĩa vàbạn bè quốc tế Năm 1958, lần đầu tiên thiếu nhi miền Bắc Việt Nam được đón nhậnquà tặng của các bạn Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên E Thalmanr (Cộng hòaDân chủ Đức cũ) Quà tặng gồm quần áo, sách vở và học cụ, kèm theo nhiều bứcthư thể hiện tình cảm của các bạn thiếu nhi Đức đối với thiếu nhi Việt Nam Quàtặng của các bạn thiếu nhi Đức được dành dùng làm phần thưởng hoặc được traocho những bạn học sinh nghèo, có nhiều khó khăn
Mùa hè năm 1971 lần đầu tiên một Đoàn Thiếu nhi Việt Nam đã được mờitham dự trại hè thiếu nhi Quốc tế tổ chức tại Artek (Liên Xô) Đoàn gồm một số em
có thành tích trong học tập và hoạt động Đội, trong đó có em Nguyễn Rừng, một chiđội trưởng xuất sắc ở xã Kim Mã (Kim Sơn, Ninh Bình) Cũng trong năm 1971, mộtđoàn đại biểu thiếu nhi hai miền Nam - Bắc Việt Nam đã tham dự trại hè WilhemPieck, tại Cộng hòa Dân chủ Đức với tinh thần tuy là một đoàn nhưng hoạt độngnhư hai đoàn Mỗi đoàn có 5 em Tham gia có anh Nguyễn Đức Thìn, một Tổng phụtrách Đội của trường Tam Sơn, Bắc Ninh và những em thiếu nhi hai miền Nam -Bắc có thành tích trong học tập, rèn luyện và chiến đấu Có em từng là chiến sĩ diệt
Mỹ, diệt xe tăng Đặc biệt có em Liên là nhân chứng vụ thảm sát ở Sơn Mỹ (QuảngNam) Một lần sang Tây Beclinh tố cáo tội ác của Mỹ trong vụ Sơn Mỹ, một nhà báophương Tây hỏi Liên: "Có phải có ai đó đã xui em kể chuyện đó hay không? Mặc dùtuổi nhỏ nhưng Liên vẫn hiểu được dụng ý xấu của nhà báo đó, em đã phản ứng lạingay, với một câu hỏi đặt ngược lại: Có phải chú đã được trả tiền để hỏi như vậykhông? Gia đình, bà con làng xóm bị sát hại trước mặt cháu, làm sao cháu khôngcăm thù, việc gì phải ai xui"
Nghe dịch xong, tên nhà báo phương Tây vội thanh minh mấy câu rồi biếnmất Còn báo chí tiến bộ ở Đức ca ngợi hết lời trí thông minh sắc sảo của Liên
Đến năm 1974, một Đoàn đại biểu thiếu nhi Việt Nam và 2 cán bộ phụ trách lạiđược mời tham dự Đại hội lần thứ VI thiếu nhi toàn Liên bang Liên Xô và tham dựHội nghị những người lãnh đạo phong trào thiếu nhi các nước xã hội chủ nghĩa, tạitrại hè Artek Từ đó, hàng năm tổ chức Đội của thiếu nhi Việt Nam đều cử các đoànđại biểu thiếu nhi tiêu biểu tham dự trại hè của thiếu nhi các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu và Mông Cổ Trong đó nhiều lần thiếu nhi miền Nam cũng đã cử nhữngđại biểu xuất sắc của mình cùng tham dự, đem đến cho thiếu nhi cả nước niềm cổ
vũ mạnh mẽ tinh thần học tập và rèn luyện, sự ủng hộ quý báu của bạn bè thế giớiđối với cuộc đấu tranh của nhân dân và thiếu nhi nước ta
Trang 35Phong trào thiếu niên, nhi đồng ở các tỉnh, thành phố miền Nam sau khi đượcmang tên Bác Hồ vĩ đại (do điều kiện chiến tranh, đến tháng 6 - 1970, Đội Thiếuniên và Đội Nhi đồng các tỉnh, thành phố miền Nam chính thức được mang tên BácHồ) đã có những bước phát triển vượt bậc ở các vùng giải phóng của tỉnh Quảng
Đà (Quảng Nam, Đà Nẵng) đến đầu những năm 70 đã có 60% các em thiếu nhiđược vào Đội Năm 1972, riêng các tỉnh Nam Bộ đã có 811.281 đội viên, 285.913
em khác được tập hợp dưới những hình thức khác nhau
Tổ chức Đoàn các cấp, trong điều kiện khó khăn của chiến tranh vẫn thườngxuyên quan tâm chăm lo công tác Đội Bên cạnh việc định hướng hoạt động của tổchức Đội trong từng thời kỳ, các kỳ Đại hội Đoàn đều có Nghị quyết về công tác Đội
Tổ chức Đoàn Thanh niên miền Nam đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạođội ngũ cán bộ phụ trách Đội, bổ sung, kiện toàn bộ máy phụ trách công tác thiếunhi đến tận cơ sở ở cấp miền, Ban Thiếu niên, nhi đồng đã có tới 7 cán bộ chuyêntrách, do một đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn phụ trách và một đồng chí ủy viênBan Chấp hành Trung ương Đoàn trực tiếp làm trưởng ban ở cấp tỉnh và phân khuđến cấp huyện đều có từ 2-3 cán bộ chuyên trách làm công tác thiếu nhi (Cà Mau,Rạch Giá) Ban Thiếu nhi Trung ương còn tổ chức biên soạn và phát hành thườngxuyên "Sổ tay kinh nghiệm người cán bộ phụ trách", tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ cơ
sở kinh nghiệm hoạt động Đội Nhiều chi đội ở vùng giải phóng, cũng như ở vùngtranh chấp, vùng do địch tạm kiểm soát đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp phầncông sức xứng đáng vào việc tổ chức thiếu niên, nhi đồng tham gia nhiều trongcông tác kháng chiến
Chi đội Hàm Rồng đất mũi Cà Mau (huyện Năm Căn), khi còn nằm trong vùnggiải phóng (thời kỳ 1960 - 1968), đã có không ít những hoạt động sôi nổi, thu húthầu hết thiếu nhi trên địa bàn tham gia nhiều hoạt động thiết thực như xóa mù chữ,làm vệ sinh xóm ấp, giúp đỡ gia đình chính sách, tổ chức tập nghi thức Đội Đội vănnghệ Chim Việt của chi đội từng đi biểu diễn ở nhiều xã trong vùng, góp phần tuyêntruyền chính sách của Đảng, của cách mạng
Khi địch tiến hành bình định, dồn dân, hầu hết thiếu nhi đều theo các anh, chị
du kích vào "Làng Rừng", tổ chức làng chiến đấu, trở thành trụ cột của đội du kích.Các em cùng các anh, chị bố phòng tại những khu vực xung yếu, đánh biệt kích, bắtthám báo Những bãi chông, bãi lửa (bãi mìn) của các em từng bẻ gãy nhiều cuộccàn của địch, làm thất bại chiến thuật "Hắc điểu ngủ rừng xanh" của chúng Năm
1972, khi bộ đội ta bao vây Cái Nước và các vùng xung quanh, ngoài nhiệm vụ phốihợp tác chiến, các em còn tổ chức đánh cá làm khô tiếp tế cho bộ đội Đồn Cựa Gà,đồn Đầm Cùng lần lượt bị tiêu diệt Căn cứ nổi của địch bị nhấn chìm buộc địchphải bỏ chạy khỏi chi khu Cái Nước Quê hương được giải phóng, chi đội tổ chứcrước đền thờ Bác Hồ từ "Làng Rừng" về làng cũ để nhân dân cùng được tưởngniệm
Tiêu biểu cho hoạt động Đội vùng giải phóng có Liên đội Hoàng Lệ Kha, nơichuyên dạy con em liệt sĩ, con cái cán bộ của tỉnh Tây Ninh, trường văn hóa tậptrung đầu tiên của toàn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mang tênHoàng Lệ Kha, một cán bộ cách mạng kiên cường đã hy sinh trong những ngày Mỹ
- Diệm lê máy chém đi khắp miền Nam tiến hành cái gọi là chiến dịch "tố cộng", "diệtcộng" Trong điều kiện chiến tranh, trường thường xuyên phải di chuyển, nhiều lần
Trang 36phải tự làm lấy nhà để ở, để làm lớp học, phải sản xuất tự túc một phần lương thực,thực phẩm Không ít lần trường bị biệt kích bao vây, càn quét, bị pháo bắn vào khuvực trường, bị B52 rải thảm, có bạn bị chết, bị thương Liên đội vẫn tổ chức, độngviên các đội viên giữ vững tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục mọi hậuquả, bảo đảm kết quả học tập, giữ vững sinh hoạt và hoạt động Đội có nền nếptrong mọi hoàn cảnh Hàng trăm đội viên lớn của liên đội còn nhiều lần cùng cácanh, chị lớn tuổi, cùng các thầy cô đi vác đạn, tải thương phục vụ các chiến dịchđánh địch của các lực lượng vũ trang giải phóng Liên đội đã báo cáo thành tích làmđược lên Bác Hồ, bác Tôn Bác Tôn đã thay mặt Bác Hồ gửi thư khen ngợi tập thểLiên Đội Thiếu niên Tiền phong Hoàng Lệ Kha làm được nhiều việc tốt
ở vùng tranh chấp, Đội Thiếu niên Tiền phong thường có hai hình thức tổchức: Đội bất hợp pháp hoạt động công khai ở căn cứ vùng lõm của xã; những độiviên sống hợp pháp trong ấp chiến lược thì hoạt động trong khu dồn, trong ấp, phốihợp với tổ chức Đội ở khu căn cứ nắm tình hình địch, tổ chức đánh địch ở vùngtranh chấp Triệu Phong (Quảng Trị) có Đội Thiếu niên xã Triệu Vân, với trên 300 độiviên, liên tục lập công từ năm 1960 đến 1972, đánh 275 trận, diệt 409 tên địch (có
141 tên Mỹ), làm bị thương 566 tên (có 166 lính Mỹ), diệt 3 xe tăng, phá hủy 8 chiếckhác; tự làm được cả mìn, bàn chông tre, bàn chông sắt, làm hầm bí mật Đã có 94đội viên bị địch bắt từ 3 đến 15 ngày, bị đánh đập, tra tấn dã man, nhưng không một
em nào khai báo điều gì với địch Từ năm 1969 - 1972 địch điên cuồng bình định,dồn dân tách dân ra khỏi các cơ sở cách mạng, 62 đội viên đã tham gia móc nốiđược 152 cơ sở trong ấp chiến lược, trong thị trấn; có 35 đội viên tham gia du kíchmật; 34 đội viên lớn trưởng thành thoát ly đi bộ đội, vào các cơ quan, 9 em sau đó
đã hi sinh trong khi đang làm nhiệm vụ
Trong các vùng địch tạm chiếm, hoạt động của tổ chức Đội Thiếu nhi thường
đa dạng, tùy theo từng điều kiện, các em tham gia các công tác của cơ sở, làm liênlạc, tham gia vận chuyển vũ khí, đạn dược, dẫn đường cho các đội biệt động, cácđơn vị đặc công luồn sâu vào vùng địch tổ chức các trận đánh tiêu hao, tiêu diệt lựclượng địch Nhiều cơ sở Đội đã tổ chức thành những nhóm du kích thiếu niên mật,hoạt động khá táo bạo, làm kẻ địch nhiều khi phải bị động đối phó, như các Đội dukích Nguyễn Văn Trỗi (Điện Bàn, Quảng Nam), Đội Chim én (Bình Định), Đội Thiếunhi Bình Sơn (Biên Hòa), Đội diệt ác Chim Quyên (Vĩnh Long), các Đội Chim Xanh,Phù Đổng hoạt động ngay trong các quận nội thành Sài Gòn
Từ năm 1972, tổ chức Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố miền Nam chủtrương chuyển công tác thanh, thiếu nhi vào vùng yếu, vùng sâu, tổ chức Đội trongcác vùng tạm bị địch chiếm đã có những bước phát triển đáng chú ý, trong đó cóviệc vận động đưa các nội dung giảng dạy tiến bộ vào trong các trường học TạiBến Tre, Đoàn đã khéo léo chỉ đạo đưa nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhiđồng vào các trường học ở cả các thị xã, thị trấn Đáng chú ý là Đoàn thiếu nhi PhùĐổng ra đời và hoạt động trong lòng Sài Gòn, từ mùa xuân 1972 với 20 em ban đầu
đã nhanh chóng phát triển lên 200 em Ngoài ra còn lôi cuốn hàng chục em kháctham gia sinh hoạt với nhiều hoạt động phong phú ngay dưới con mắt nhòm ngócủa bọn cò chìm, cò nổi của địch Các em là tai mắt của nhiều hoạt động đấu tranhcủa học sinh, sinh viên Sài Gòn Trong đó có cuộc đấu tranh của Tổng đoàn họcsinh Sài Gòn tưởng niệm học sinh Quách Thị Trang, ngày 25 - 8 - 1973 Mặc dù sau
Trang 37đó bị địch khủng bố, chị Nga (người tổ chức ra Đoàn Thiếu nhi Phù Đổng) và một sốbạn bị bắt, song các em Lê Văn Thâu, Lê Thị Hoa, Phạm Thị Mai vẫn tiếp tục tổchức các hoạt động của Đoàn Thiếu nhi Phù Đổng Tại Sài Gòn (nay là thành phố
Hồ Chí Minh) được sự chỉ đạo của Ban Thiếu nhi Trung ương Đoàn và Thành ĐoànSài Gòn, lợi dụng âm mưu "đoàn ngũ hóa" thiếu nhi học sinh đã chỉ đạo cán bộtrong cơ sở giáo viên thành lập Liên đoàn nữ sinh trường Chi Lăng I, đưa các nộidung tiến bộ vào giảng dạy trong nhà trường, chuyển hóa từ 5 điều Bác Hồ dạy,sang thành 5 điều luật của Liên đoàn là:
- Yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam
- Biết kính yêu thầy cô, vâng lời cha mẹ
- Dũng cảm anh hùng vì lẽ phải
- Kỷ luật và đoàn kết giúp nhau học tập
- Giữ vệ sinh chung, không coi sách báo ti vi nhảm nhí
Liên đoàn nêu khẩu hiệu:
Hoạt động Đội trong vùng địch tạm chiếm đóng cũng đã mang lại những hiệuquả thiết thực, nhất là trong việc tổ chức các đội viên tham gia các công tác khángchiến, làm liên lạc, móc mối cơ sở, tổ chức nắm tình hình địch, giúp đỡ các lựclượng vũ trang giải phóng đánh địch ở Mỹ Tho, trong những chiến công vẻ vangcủa Đội biệt động thành, có công sức đóng góp của Trịnh Văn Vũ, một thiếu niênmới 13 tuổi Lợi dụng mình còn nhỏ tuổi, địch ít để ý, Vũ đã khôn khéo áp sát mụctiêu, điều tra, nghiên cứu trận địa, vận chuyển mìn, lựu đạn, súng ngắn đến các vịtrí tập kết để các chiến sĩ biệt động có cơ hội tiếp cận mục tiêu đánh địch Trong đó
có trận đánh của đội trưởng Huỳnh Văn Long vào nhà hàng ăn uống Việt Hải, nơibọn sĩ quan Mỹ và bọn Ngụy ác ôn thường tụ tập Nhà hàng nằm cạnh bờ sôngTiền, rất khó tiếp cận Việc đưa khí tài đến gần mục tiêu càng khó khăn Để đưađược quả mìn đến vị trí cần thiết, anh Huỳnh Văn Long đã phải ngâm mình dướinước gần một đêm trời Còn Trịnh Văn Vũ lại có thể qua mắt địch một cách dễdàng Trận ấy, đội biệt động thành phố Mỹ Tho diệt được 30 tên địch, có 8 tên Mỹ
Vũ được tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ" cấp I
Trong chiến tranh ác liệt, kẻ địch khủng bố gắt gao, việc chuyển lương thực,thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là số cán bộ chiến sĩ hoạt động trong vùngđịch tạm chiếm đóng, nhiều khi cũng là những cuộc chiến đấu sinh tử, đòi hỏi phảikhôn khéo mới có thể qua được mắt địch Tại chiến trường miền Đông - Nam Bộ,
Trang 38trong các năm từ 1969 đến 1971, các vùng đồn điền cao su phần lớn đều bị địchkhống chế Hàng ngày công nhân ra lô cạo mủ, các em đi thả trâu bò đều bị chúngkiểm soát gắt gao, không một thứ gì có thể lọt được ra ngoài, trong khi cán bộ nằmtại địa bàn thiếu thốn đủ thứ: thiếu gạo, thiếu muối, nhất là thuốc chữa bệnh nhưng không thể tiếp tế Các em thiếu nhi trong các sở cao su phải tìm đủ cách, từviệc buổi sáng phải ăn thật no, ăn cả phần cho buổi trưa, còn cơm lèn chặt trongguy gô chỉ để dành tiếp tế cho các chú, các anh cán bộ Để cán bộ có chất ngọt bồidưỡng sức khỏe, các em mua đường về hòa thật đặc vào nước cho vào can 3 lít đểmang đi, tránh con mắt dò xét của bọn lính canh Nhưng thuốc chữa bệnh thì khôngthể hòa vào nước các em phải tìm cách khác Các em đan những cái rọ bịt mõmlàm như để cai sữa cho bê lớn và hạn chế bê nhỏ bú sữa, giấu thuốc vào rọ để chemắt địch Không chỉ các em ở vùng đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ, các emthiếu niên, nhi đồng ở Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Lâm Đồng trong nhiều lần cũng đã phải dùng mưu như thế khi muốn tiếp tế cho cán bộ cáchmạng ở những vùng địch chiếm đóng, vùng tranh chấp
Còn ở Cà Mau, em Cam là một đội viên thiếu niên, thường xuyên tích cựctham gia công tác Đội, bị thương nặng khi bom Mỹ đánh phá vào ấp, biết không thểqua khỏi, em chỉ nói với mẹ: "Con chết má bắt con gà chống Mỹ góp với cácbạn gởi cho các chú thương binh!" Con gà là một chuyện nhỏ, nhưng Cam đã gửitheo nó cả một ý chí lớn - ý chí đánh Mỹ của mình, cũng là ý chí của thiếu niên, nhiđồng miền Nam những năm tháng cùng cha anh tiến hành cuộc kháng chiến thầnthánh chống Mỹ, cứu nước
Nhiều em đã trở thành tai mắt của cuộc kháng chiến ở Phù Cát (Bình Định),
có em Vũ Bão, 10 tuổi đã có thể giúp má đưa thư, nhắn tin cho cán bộ cách mạngđang hoạt động tại địa phương 12 tuổi Bão trở thành một giao liên tin cậy, thườngđưa đón cán bộ đi lại hoạt động trong vùng Em nắm chắc quy luật hoạt động củatừng đồn bốt địch, nơi chúng thường tổ chức phục bắt cán bộ Trong lần cảnh giớibảo vệ cuộc họp của huyện ủy tại xã Cát Khánh, bị địch bao vây, Bão đã dũng cảmdùng xuồng máy, đưa 11 cán bộ của Đảng thoát ra ngoài an toàn Bị thương vàođùi, máu trào ra như xối, Bão vẫn bình tĩnh giữ chắc tay lái Bị thương lần thứ hai,trúng ngực, Bão cắn răng, giữ hướng cho xuồng vào khuất sau doi cát có chòm dừache khuất mới chịu buông lái, khi tim đã ngừng đập Em được truy tặng Huânchương Chiến công hạng Nhất, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Tưởng nhớ chiến công của người Anh hùng nhỏ tuổi, thành phố Quy Nhơn lấy tên
Vũ Bão đặt cho một con đường
Cũng ở thành phố Huế còn có em Đỗ Văn Tràu, 14 tuổi đã tham gia Đội anninh vũ trang của thành phố Chiến đấu bị thương, bị địch bắt, giam cầm trong trại tùthiếu niên, Tràu vẫn tìm cách hoạt động Em vận động 5 bạn thành lập Đội thiếuniên tiền phong, tham gia đấu tranh không treo cờ ngụy Khi chúng thích vào tay các
em hai chữ "sát cộng", Tràu lấy lửa đốt cháy chỗ da đó và vận động các bạn cùnglàm theo Địch khủng bố, các em tuyệt thực phản đối Anh em tù binh thường gọicác em là "Đội thiếu nhi chống sát cộng" Tháng 10 - 1970, Đỗ Văn Tràu được kếtnạp vào Đoàn và tháng 1 - 1973 được kết nạp vào Đảng
Nhiều em thiếu niên, nhi đồng táo bạo tổ chức đánh địch ngay trong các thịtrấn, thị xã Hồ Văn Mên, quê ở xã An Thạnh, Lái Thiêu, mồ côi cả cha lẫn mẹ ngay
Trang 39từ ngày còn nhỏ, em phải ở với bà nội Bà là cơ sở của chi bộ Đảng Mên nhiều lầnnài nỉ xin các chú cho vô du kích Nhưng thấy em còn nhỏ, mọi người ngần ngại.Mên rủ bạn mình tên là Thu, tìm cách lân la chơi với bọn lính Mỹ để kiếm súng.Phong trào thiếu nhi tham gia đánh Mỹ ở quê Mên phát triển, nhưng phần lớn đều
tự phát Chi bộ Đảng ở địa phương thấy phải kịp thời tổ chức các em lại, hướng dẫncác em đánh Mỹ Chi bộ họp, giao cho Đoàn Thanh niên lãnh đạo và tổ chức chocác em tham gia những công việc vừa sức, bảo đảm an toàn tối đa cho các em Mỗilần các em tổ chức đánh địch, Đoàn Thanh niên đều bố trí lực lượng hỗ trợ, bố trí cảlực lượng đội quân tóc dài do cô Ba Thà phụ trách, để khi cần đấu tranh không chođịch khủng bố các em Mừng ngày sinh nhật Bác Hồ 19 - 5, tổ thiếu niên du kích củaMên xin các chú du kích cho đánh địch ngay trong thị trấn Phú Lợi, bằng những tráilựu đạn Mã lai các em được thưởng trước đó Thị trấn Phú Lợi có sòng tài xỉu ởtrong chợ, bọn lính ngụy, phần lớn là những sĩ quan ác ôn, thường tụ tập tại đóđánh bài
Cái khó ở đây là làm thế nào đánh được địch, nhưng vẫn bảo vệ được dân.Chú Mười cử thêm Điền tăng cường cho nhóm của Mên và Thu, ngoài ra còn có tổ
du kích của chú út sẵn sàng hỗ trợ khi cần Mên và các bạn cho trái Mã lai vàonhững ổ bánh mỳ, hoặc gói xôi, bình thản tiếp cận mục tiêu Nhưng mãi người trongchợ vẫn chưa vãn Chờ đến hơn 10 giờ, vẫn còn 2 chị em một đứa bé bế nhau mêmải đứng xem đánh bài và một anh thanh niên đang say gỡ Phải tìm cách mãi mớiđiều được những đối tượng này ra xa Khi đã yên tâm chỉ còn lại trên chiếu bạc bọn
sĩ quan ác ôn đủ các sắc lính ngụy, Mên mới ra hiệu, để cùng lúc 3 trái Mã lai đượctung vào giữa đám bạc, làm chết một lúc 30 tên, 29 tên khác bị thương, trong đó có
5 tên sĩ quan và 10 tên bình định
Tổ thiếu nhi du kích của Hồ Văn Mên còn mưu trí đánh địch nhiều trận, đánh
cả bọn lính Pắc Chung Hi Có trận Mên tổ chức đặt mìn định hướng vào trong mộtgánh cỏ của một bác cơ sở để bác gánh đến gần chỗ bọn địch sư 5 đang co cụm,mới điểm hỏa, mìn nổ thổi bay cả đám lính địch, còn Mên thì rút êm Riêng Hồ VănMên đã diệt 80 tên, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt cơ giới và dũng
sĩ Quyết thắng cấp ưu tú, được cử đi dự Đại hội thi đua của Khu và tham gia đoànđại biểu của Khu dự Đại hội chiến sĩ thi đua toàn miền Nam
Những dũng sĩ nhỏ tuổi xuất hiện ngày càng nhiều, mỗi người một vẻ lậpcông Lê Văn Nghĩa ở Hóc Môn, dùng búa đánh mạnh vào huyệt "phong thủ" giết tạichỗ tên Theo chỉ huy bọn biệt kích gian ác; Trần Văn Chẩm, ở đất thép Củ Chi, đãdũng cảm xử tội chết tên đại diện Chưng có nhiều tội ác với nhân dân ngay tại mộtquán nước bên đường chỉ bằng một phát súng Về sau địch bắt được em và Chẩm
đã hi sinh lúc mới 14 tuổi Trần Văn Chẩm được Nhà nước truy tặng Huân chươngQuân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (Tuyên dương 6 -1995)
Sau thắng lợi của các hoạt động quân sự trong Đông - Xuân 1972, vùng giảiphóng được mở rộng ở miền Đông - Nam Bộ, tỉnh Bình Phước được thành lập LộcNinh trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ViệtNam Cuối năm 1973, lần đầu tiên Đại hội "Cháu ngoan Bác Hồ" cấp tỉnh được tổchức 100 đại biểu "Cháu ngoan Bác Hồ" tiêu biểu cho phong trào thiếu nhi miềnNam những năm chiến đấu chống Mỹ gian khổ và oanh liệt của tỉnh Bình Phước đã
Trang 40dự Đại hội, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần vươn lên lập công không chỉ đối với thiếu niên,nhi đồng trong tỉnh Một số địa phương khác như Cà Mau, Tây Ninh cũng đã tiếnhành xét chọn và mở "Đại hội thiếu nhi Thành đồng" Tuy diện tổ chức được "Đạihội Thiếu nhi Thành đồng" chưa rộng song cũng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ phongtrào "Việc nhỏ chí lớn" của thiếu nhi miền Nam trong những năm kháng chiến chống
Mỹ
Vùng giải phóng được mở rộng, thiếu niên, nhi đồng miền Nam ngày càngđược quan tâm chăm sóc về đời sống, về học tập, vui chơi Trong nhiều năm trướcviệc học tập của thiếu niên, nhi đồng ở các vùng giải phóng đã có những bước pháttriển đáng chú ý Chỉ riêng ở Cà Mau, trước năm 1968 đã có 40.000 học sinh cáccấp Nhưng sau chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1968, kẻ địch đẩymạnh bình định, đánh phá ác liệt nhiều vùng căn cứ cách mạng Việc học tập củacác em gặp khó khăn Trường lớp phân tán, không ổn định Nhiều nơi các em phải
ăn ngủ dưới hầm, vệ sinh không đảm bảo, sức khỏe giảm sút Chất lượng học tậpsút kém dần Sau năm 1972, việc học tập của các em từng bước được khắc phục.Các em nêu khẩu hiệu "Đi học là thắng Mỹ, học giỏi là dũng sĩ", không ngừng phấnđấu vươn lên ở phân khu 2, các em nêu quyết tâm "Căm thù Mỹ em gắng họcchăm" Phong trào học tập của các em đi dần vào nền nếp, chất lượng học tậpkhông ngừng được nâng lên Nhiều em phấn đấu trở thành học sinh giỏi
Cùng với việc đẩy mạnh phong trào học tập, một số địa phương, bước đầu đã
đi vào hoạt động theo những chủ đề thích hợp, như "Em yêu anh giải phóng quân", hoặc "Lít gạo nuôi quân, góp phần thắng Mỹ" "Con khô (cá) gửi ra tiền tuyến", "Chòi của bộ đội" Chỉ tính sơ bộ, trong 5 năm (từ 1966 - 1970), thiếu niên, nhi đồng các tỉnh, thành phố miền Nam đã trồng được 1.150.000 cây xanh, cây ăn trái; 900.000 gốc mì cách mạng; ủng hộ bộ đội 123.356 kg rau xanh, 900 con gà, 1.500 kg cá khô; góp 2.000 lít gạo nuôi quân
Những năm từ 1954 - 1975, là thời kỳ thiếu niên, nhi đồng nước ta, cũng nhưcha anh mình, phải trải qua nhiều thử thách, đôi khi vượt rất xa những gì lứa tuổicác em có thể có, cả thể chất, tâm, sinh lí và nhất là năng lực hành động Cũng làthời kỳ tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ ChíMinh, được sự quan tâm chăm sóc của Đảng, của Đoàn đã từng bước trưởngthành, hình thành hệ thống hoàn chỉnh, với Điều lệ, Nghi thức của Đội mang tínhchất chính quy, tạo cơ sở để hoạt động Đội đi dần vào nền nếp, tổ chức các phongtrào hành động cách mạng phù hợp, lôi cuốn đông đảo thiếu niên, nhi đồng khôngngừng rèn luyện phấn đấu theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan trò giỏi,
"Cháu ngoan Bác Hồ", góp phần đào tạo nên những thế hệ tuổi trẻ, đáp ứng nhucầu sự nghiệp cách mạng như Bác Hồ từng mong muốn
Đội Thiếu niên Tiền phong luôn gắn liền hoạt động và giáo dục của mình vớithực tiễn cách mạng và lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, thật sự đã trởthành trường học cộng sản chủ nghĩa đầu tiên của tuổi trẻ, góp phần hình thànhphẩm chất những thế hệ con người mới phát triển toàn diện, là nơi các em tập dượt
để trở thành người chủ xã hội mới, thành đội hậu bị đông đảo của Đoàn và là lựclượng dự trữ trẻ tuổi của Đảng
Các thế hệ thiếu niên, nhi đồng cùng cha anh đã trải qua những năm thángcam go nhưng vô cùng oanh liệt, đánh thắng đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thu về một