tom tat luan van

33 412 0
tom tat luan van

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đại học Thái Nguyên trường đại học sư phạm Vương Thị Vân Anh Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh trong trường trung học phổ thông theo quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy văn học Mã số: 60.14.10 Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Người hướng dẫn khoa học: Giáo sư Phan Trọng Luận Thái Nguyên - 2006 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tuyên ngôn độc lập là kiệt tác lớn của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần lớn lao về văn hoá và văn học là tác phẩm lớn nhất của chương trình giảng dạy văn học được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và nhà trường, vì vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. 1.2. Tuyên ngôn độc lập trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận với nhiều bài viết, bài nghiên cứu không thống nhất trong cách đánh giá. Với người giáo viên đứng lớp việc tiếp cận một tác phẩm mẫu mực như Tuyên ngôn độc lập là một việc khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải có một cách tiếp cận tối ưu nhằm giúp người giáo viên Trung học phổ thông giảng dạy tác phẩm được tốt hơn. 1.3. Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" trong nhà trường Trung học phổ thông theo hướng lịch sử chức năng là vấn đề mới chưa đư ợc quan tâm chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này mong muốn đóng góp một chút sức mình vào công cuộc đổi mới phư ơng pháp dạy học ở truờng Trung học phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề: Vấn đề nghiên cứu Tuyên ngôn độc lập đã được đề cập trong các bài viết của các tác giả: Ngô Bá Thành, Trần Cư, Nghiêm Đình Vì, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Trọng Luận, Lương Thị Thìn . Các tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm tìm hiểu tối đa giá trị nội dung và nghệ thuật của " Tuyên ngôn độc lập". Tuy nhiên các tác giả chưa vận dụng cách tiếp cận lịch sử chức năng một cách thoả đáng trong quá trình phân tích lý giải. Mặc dù vậy, thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước vẫn là những tiền đề quý báu đã gợi ý và soi sáng nhiều cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở quan điểm tiếp cận đồng bộ người viết đi sâu nhấn mạnh quan điểm lịch sử chức năng để tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" một cách toàn diện để từ đó giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy "Tuyên ngôn độc lập" gắn với đời sống, gắn với bạn đọc. 4. Đối tượng nghiên cưú: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" ở trường Trung học phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Khảo sát một cách có hệ thống, khoa học việc dạy và học Tuyên ngôn độc lập ở trường Phổ thông trung học 5.2 Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp tiếp cận lịch sử chức năng để vận dụng vào trong một văn bản văn học trong nhà trường. 5.3 Bước đầu đề xuất một số biện pháp để tiếp cận tác phẩm Tuyên ngôn độc lập theo hướng lịch sử chức năng 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1 Phương pháp khảo sát, thống kê trên cơ sở so sánh, phân tích các hướng tiếp cận khác nhau về Tuyên ngôn độc lập. 6.2 Phương pháp khái quát, tổng hợp để lý giải các hiện tượng tiếp cận khác nhau và đề xuất phương hướng tiếp cận tối ưu tác phẩm. 7. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 82 trang, 4 bảng biểu, 32 tài liệu tham khảo Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Khảo sát hiện tượng tiếp cận khác nhau bản Tuyên ngôn độc lập Chương 2: Vận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng và giảng dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập Chương 3: Thể nghiệm vào bài soạn cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông Nội dung luận văn Khảo sát hiện tượng tiếp cận khác nhau bản Tuyên ngôn độc lập Trong phần này, người viết luận văn từ việc tìm hiểu cách tiếp cận khác nhau một văn bản văn chương ở nhà trường và cách tiếp cận khác nhau bản "Tuyên ngôn độc lập" để từ đó lý giải, phân tích nguyên nhân sự tiếp cận khác nhau đó. Vì vậy, chương 1 gồm có nội dung sau: 1.1. Hiện tượng tiếp cận khác nhau một văn bản văn chương ở nhà trường phổ thông Tác phẩm văn chương phản ánh cuộc sống bằng hình tư ợng nghệ thuật nên gây nhiều cách hiểu, cách tiếp cận và sự lý giải không thống nhất từ chủ đề đến chi tiết nghệ thuật. Chương 1 1.2. Tìm hiểu cách tiếp cận khác nhau bản Tuyên ngôn độc lập 1.2.1 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của người sáng tác Nhà thơ Huy Cận nhấn mạnh tới tính hùng văn của bản tuyên ngôn biểu hiện ở hào khí bừng bừng, lập luận chặt chẽ đanh thép .Ngoài ra tác giả cũng lý giải tại sao mở đầu bản tuyên ngôn Bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp. Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng "Tuyên ngôn độc lập" là một áng văn lớn của thời ta và của các thời : nhưng cái lớn của áng văn này là ở nội dung chứ không phải là ở sự kêu của nó: ( 26, tr 199) 1.2.2 "Tuyên ngôn độc lập" - từ góc nhìn của luật gia Luật gia Phùng Văn Tửu nhấn mạnh tính pháp lý - chính trị của bản Tuyên ngôn độc lập Vũ Đình Hoè đánh giá: "Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện pháp lý mẫu mực" Luật sư Ngô Bá Thành khẳng định: "Tuyên ngôn độc lập là một văn kiên đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính chất chính trị - pháp lý về nội dung và hình thức" Tác giả Nguyễn Đình Lộc nói đến việc kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc trong bản tuyên ngôn. 1.2.3 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của nhà xã hội học Phó giáo sư Song Thành đề cập đến giá trị pháp lý của bản tuyên ngôn "Bản Tuyên ngôn độc lập đóng góp vào sự phát triển của nền pháp lý dân chủ và tiến bộ của loài người trong thời đại ngày nay. Bản tuyên ngôn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền dân tộc Việt Nam được hưởng tự do và độc lập" ( 27, tr 263 - 264) 1.2.4 Tuyên ngôn độc lập - từ góc nhìn của nhà nghiên cứu, phê bình văn học . Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh tiếp cận tác phẩm từ góc độ thể loại: "Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận, văn chính luận thuyết phục người ta bằng lý lẽ, lợi khí của nó là những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được" ( 28, tr 187)

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

Luận văn gồm 82 trang, 4 bảng biểu, 32 tài liệu tham khảo Ngoài  phần  mở  đầu,  phần  kết  luận,  phần  thư  mục,  luận  văn  gồm có 3 chương: - tom tat luan van

u.

ận văn gồm 82 trang, 4 bảng biểu, 32 tài liệu tham khảo Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục, luận văn gồm có 3 chương: Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2: Hiểu biết của học sinh về thể loại tỏc phẩm - tom tat luan van

Bảng 2.

Hiểu biết của học sinh về thể loại tỏc phẩm Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3: Hiểu biết của học snh về tỏc phẩm    Hiệu quả    Tiếp nhận Đối tượng Khảo sỏt      Lớp thực        nghiệm Lớp đối chứng - tom tat luan van

Bảng 3.

Hiểu biết của học snh về tỏc phẩm Hiệu quả Tiếp nhận Đối tượng Khảo sỏt Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 4: Tổng kết kết quả thực nghiệm Kết quả tiếp nhận - tom tat luan van

Bảng 4.

Tổng kết kết quả thực nghiệm Kết quả tiếp nhận Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan