1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các danh tướng Lịch Sử

21 499 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 237 KB

Nội dung

^=^ C n V ^=^Đ Canvedo@gmail.com - www.heartsay.good.to --------------------------------------------------------------------------------------------------------- TTVNOL.com Tác gi¶ ebook: Phïng §×nh S¬n C¸c Danh Tíng Næi TiÕng ThÕ Giíi Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới (2005) . 1 Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới (2006) . 17 Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới (2005) Cuộc bình chọn đó như tôi biết là do Học viện lịch sử khoa học quân sự Hoàng gia Anh tổ chức. Tiêu chí lớn nhất để lựa chọn là những chiến thắng của những danh tướng đó có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới. Chính vì vậy, Trung quốc không có một danh tướng nào vì họ chỉ đánh nhau ở trong nội bộ Trung Quốc mà thôi. Danh sách 10 danh tướng được lựa chọn, tôi không nhớ hoàn toàn chính xác nhưng cứ ghi ra đây và nhớ đến đâu ghi đến đấy, không theo quy tắc nào hết. 1. Alecxandre đại đế 2.Cromoen 3.Thành cát Tư hãn 4.Trần Hưng Đạo 5.Võ Nguyên Giáp 6.Napoleon 7.Kutuzov 8.Zukov 9.Cesar 10. Không nhớ chính xác lắm. Một là Clauswits của Đức, hoặc là Hanibal, danh tướng thời Cổ đại Cái này tôi đã có xem rồi, cách đây cũng đã khá lâu, hồi đầu những năm 90. Rất tiếc đang không ở Việt nam nếu không cũng sẽ đi mượn tư liệu để post cho mọi người xem Nhân tiện em xin hỏi bác cái này. Trong list bác post có Cromen và Kutuzov, hai vị này ngoài chiến công đánh bại Napoleon còn có chiến công nào nữa không ạ ? Mà hình như Kutuzov đánh nhau với Napoleon trên cánh đồng Baradino (spelling ?) là bất phân thắng bại mà ? (tuy nhiên sau đó Kutuzov rút quân bỏ Matxcơva cho Napoleon Chỉ có Kutuzov đánh thắng Napoleon thôi, trận đánh đấy là trận Borodino. Cromwell không phải là đánh Napoleon mà là người lãnh đạo cuộc cách mạng của những người Thanh giáo ở Anh vào thế kỷ XVII. Theo tôi, sở dĩ người ta bầu Kutuzov là vì sau khi thất bại ở nước Nga, đế chế của Napoleon đã bị suy yếu và dần dần đi tới chỗ sụp đổ. Chắc là người ta đánh giá cao yếu tố đó. Điều này cũng giống như chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam đã đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân kiểu cũ và mở đầu cho một chuỗi sự ra đời của các quốc gia độc lập khác trên thế giới. Việc bình bầu các danh tướng chỉ là một cuộc bình bầu có tính chất tương đối vì dựa trên những tiêu chí khác nhau mà có sự lựa chọn khác nhau. Hơn nữa nếu nhìn bằng con mắt lịch sử thì sự chiến thắng của bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, công lao không thuộc về bất cứ một cá nhân nào mà phải thuộc về tất cả những người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào cuộc chiến tranh đó. và như tôi biết, không một vị tướng nào dám đứng lên nhận công lao về bản thân mình. Mong được các bác chỉ giáo. Crom-oen là tướng chỉ huy quân của Quốc hội đánh tan quân đội nhà vua trong cuộc Cách Mạng Anh. Còn Kutuzốp là chỉ huy quân Nga đánh tan tành quân Pháp xâm lược. Quân Pháp có khoảng 600.000 người trong khi quân Nga chỉ khoảng 150.000 (lý do: người thì đông nhưng súng và đạn thì đắt! Bộ binh Nga còn nhiều người phải mang giáo trong khi quân nước Pháp công nghiệp trang bị súng ống đầy đủ với nhiều pháo). Kutuzop rút lui quân buộc quân Pháp phải trải dài ra hàng ngàn km. Có tài liệu nói trận Borodino là do Kutuzốp buộc phải tiếp chiến vì nếu bỏ Matxcơva mà không chiến đấu thì hơi phiền với nhà vua! Kết quả trận Borodino là cả hai bên đều thiệt hại rất nặng và cho thấy quân Nga có thể đánh ngang ngửa với Pháp. Napoleon thấy khó gặm buộc phải tính đường rút lui và chính trong cuộc rút lui này diễn ra thảm hoạ cho quân Pháp. Kutuzop không tập trung lực lượng đánh một trận lớn mà chỉ cho từng nhóm quân truy kích lẻ tẻ. Thiếu áo ấm trong mùa Đông và bị các đơn vị Nga truy kích, 60 vạn quân Pháp chỉ còn được vài chục người qua sông! Chiến thắng này vừa mở đầu cho sự suy tàn của Pháp đồng thời cũng cố vị trí cường quốc quân sự số một thế giới thời đó của Nga. Nếu có thể U cho cái trang web và địa chỉ liên lạc của họ để tôi viết thư hỏi . Thật buồn cười khi nói rằng TQ không có vị tướng nào có ảnh hưởng toàn thế giới, thế cái quyển sách binh pháp Tôn Tử cả thế giới giờ vẫn dùng thì sao? không biết ông anh có lộn hông chứ theo tui biết Napoleone rất hiếm khi có cơ hội đánh đội quân ít hơn mình, nhất là trong những trận quan trọng như Borodino hay Vagram/Austerlitz (để tui tra cứu thêm số liệu chính xác sẽ cung cấp sau). Phần lớn cuộc đời binh nghiệp (trừ thời kì ở Tây Ban Nha) Napoleone phải chiến đấu với những đội quân đông hơn hoặc đông bằng quân đội mình. Còn vụ bộ binh Nga ít súng hơn Pháp không hẳn vì không có tiền trang bị mà là .không muốn trang bị. Đây là thời kỳ có trào lưu "sùng bái bạch binh", tức coi trọng vũ khí "lạnh" như gươm giáo hơn hỏa khí (hỏa khí còn khá mới mẻ). Xuvorop, thầy của Cutuzop là người theo trường phái này nên chắc Cutuzop ít nhiều ảnh hưởng. Ngược lại, Napoleon nhận ra uy lực lớn lao của hỏa khí nên tích cực trang bị và giành ưu thế một phần cũng nhờ tư tưởng tân tiến này (Napoleon đặc biệt coi trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong tác chiến, ông từng có câu nói nổi tiếng ở Ai Cập: "Lừa ngựa và Các Nhà Khoa HỌc đi vào giữa"). Con số 600.000 là tổng số quân Pháp đánh Nga. Em nhớ quân Nga hồi đó cũng không ít thế đâu, tuy ít hơn Pháp nhưng cũng cỡ 400.000 thì phải. Trận Borodino thì lực lượng 2 bên gần như cân bằng. Pháp trội hơn vài ngàn bộ binh, Nga trội hơn mấy chục khẩu pháo. Quả thật Napoleon cũng rất táo bạo khi tấn công. Khu vực ác liệt nhất là tuyến công sự của công tước Bagratyon, quân Pháp có 45.000 và 180 pháo, quân Nga có 15.000 và 200 pháo. Tại đây, quân Nga thiệt hại gần như chỉ còn một hai phần mười, bản thân Bagratyon cũng tử trận nhưng vẫn giữ vững được trận địa. Tính chung cả trận, cả 2 bên đều thiệt hại rất nặng, Pháp mất 50.000, Nga mất 46.000. Theo E.Tarlé trong cuốn Napoleon, khi tiếp cận Borodino, quân Pháp có 130.000 quân với 587 khẩu pháo. Quân Nga có 103.000 quân chính qui, 7.000 kị binh Cô-dắc và 10.000 dân binh. Quân Nga có lợi thế hơn quân Pháp vì đánh trên "sân nhà", đã chuẩn bị công sự trước đó 2 ngày. Quân Pháp lại đang bị căng ra bào mòn suốt quá trình hành quân (hao mòn 2/3 lực lượng khi đến Borodino, kị binh mất 1/2 số ngựa). Lính Nga đang hăng hái chiến đấu vì trước trận này Cutuzop và các cộng sự chủ trương tránh đối đầu trực diện quân Pháp (thậm chí sĩ quan Nga phải "năn nỉ" binh linh rút lui khỏi Xmolensk và nhiều cứ điểm khác). Ngày 5/9/1812 quân Pháp mở màn tấn công. Nhưng trận này diễn ra quyết liệt nhất vào 7/9/1812. Riêng trong ngày này, quân Nga mất 1/2 lực lượng và tướng Bagration, viên tướng tài ba nhất của họ, nhưng vẫn duy trì được quân đội (không tan rã và tinh thần chiến đấu vẫn rất cao. Binh lính Nga chết ngay bên pháo chứ không bỏ chạy hay đầu hàng. Ngay cả khi buộc phải rút lui theo lệnh trên, dù bị pháo bắn cập tập sau lưng, lính Nga vẫn vừa rút vừa bắn trả chứ không liệng súng trốn sạch như quân Áo hay Phổ). Pháp mất ít hơn chút đỉnh nhưng là tổn thất không thể bù đắp vì hậu phương quá xa mà đường tiếp viện bị đánh phá liên tục. Trận này Pháp mất 47 viên tướng tài ba, từng trui rèn qua chiến trận và chiến thắng. chính ông anh với lộn, người nổi tiếng với đánh với số đông hơn là thành Cát Tư Hãn chứ kô phải Napoleon. Napoleon nổi tiếng vì trong trận đánh quyết định, luôn dồn quân gấp 10 lần quân đối phương! Cả Thành Cát Tư Hãn hay Napoleon đều theo nguyên tắc ấy thôi. Quân địch dù có đông hơn ta, nhưng tại những điểm "tiếp xúc" thì quân ta đông hơn quân địch! Đó là nghệ thuật quân sự mà! Nhưng tại Nga thì Kutuzop thực hiện nguyên tắc ấy giỏi hơn Napoleon. Mang 600.000 quân vào Nga nhưng Napoleon chỉ đem đến chiến trường Borodino được 1/3. Còn lại phải chia ra giữ đường tiếp vận. Tại vì không đủ sức mà vẫn cố xâm lược nước người! Trận Austerlitz, quân của Napoléon ít hơn liên quân Nga-Áo mà Napoléon vẫn thắng. Trận này là một trong những trận nổi tiếng nhất của Napoléon. Trận Austerlitz quân Pháp có 10 vạn, quân Nga-Áo có 9 vạn. Như vậy quân Napoleon đông hơn nhưng cũng không hơn nhiều lắm. Trận này Napoleon đã khéo léo nghi binh nhử quân Nga-Áo để đưa quân Pháp lên chiếm lĩnh khu vực cao nguyên lợi hơn. Từ địa thế cao, quân Pháp tập trung pháo binh nã vào đội hình địch và đánh dồn quân Nga-Áo xuống khu vực lầy lội, băng tuyết. Tinh thần quân Nga-Áo kém, binh lính nhanh chóng tan rã, quân dự bị không có, thực tế chỉ có vài đơn vị Nga tỏ ra gan dạ, chiến đấu mãnh liệt nhưng không thể xoay chuyển được tình hình. p/s : đọc Chiến tranh và hoà bình em thấy nhắc khá nhiều đến sự ác liệt ở trận địa pháo của tướng Raievski trong trận Borodino, các bác có thể thông tin chi tiết hơn về cái này không ạ Theo một số tài liệu thì Trận Austerlitz phức tạp hơn. Ban đầu Napoleon ít quân hơn nhưng rất muốn tiếp chiến trong khi quân Áo đang bỏ chạy và quân Nga kéo tới tiếp viện. Napoleon nhường gò cao cho đối phương và làm ra vẻ sắp sửa rút về, làm cho Nga hoàng vững tin không rút lui. Sau đó Napoleon còn để yếu cánh trái để nhử quân Nga- Áo bớt quân giữ gò cao để đánh xuống trong khi về phần mình có thêm quân tiếp viện của Đavu đã xông lên chiếm gò cao. Nhưng trận đánh ở nước Nga thì nhiều người Phương Tây (vốn không ưa gì Nga từ xưa đến giờ) cố cho rằng thất bại là do thời tiết hay do Napoleon tính toán sai nhiều hơn là do công của Kutuzốp. Nhưng sự thật là Napoleon đã tập trung một đội quân khổng lồ chưa từng thấy trong lịch sử của châu Âu với khoảng 20 quốc gia, 600.000 lính (vượt xa dự định ban đầu). Cái Grande Armée (Great Army- Đại quân đoàn) này khi duyệt binh ai cũng tin rằng sẽ làm cỏ nước Nga. Con số 600.000 có lẽ không nhiều lắm so với ngày nay nhưng rất lớn so với số quân tham gia trận chiến của 3 Hoàng Đế(Austerlitz) và với dân số thời đó (Pháp: 29 triệu, Nga : 38tr, Anh: 16tr, Phổ: 9tr, Áo: 27tr) đang ở cơ quan nên không có tài liệu kế bên, đợi tối zềnhà sẽ đăng lên cho ông anh. đúng là trận chiếm trận địa pháo này cực kì ác liệt. Napoleon phụ thuộc nhiều vào pháo binh nên quyết diệt pháo địch trước bằng mọi giá để chiếm ưu thế. Bên Nga cũng biết tài dùng pháo của Napoleon nên quyết giữ bằng mọi giá nếu không muốn bị tiêu diệt toàn quân. Nếu tui nhớ không lầm thì tướng Compăng Pháp chết tại trận địa này sau nhiều lần xung phong tái chiếm (sư đoàn compăng là đoàn mạnh nhất trong quân đoàn của nguyên soái Muyra). hoàn toàn đồng ý zới anh cavalry. nếu chịu không nổi thời tiết ở Nga thì làm sao Napoleon chiếm được Aicập dưới cái nóng sa mạc???? Quân Pháp thua rõ ràng vì không thể tốc chiến tốc thắng trong khi tiếp liệu cạn kiệt. Cutuzop rất sáng suốt khi dùng chủ lực triệt tiêu đường tiếp tế của địch, đồng thời triệt để "vườn không nhà trống". Tức là lấy sở trường của mình đánh sở đoản của địch. Nóng thì cởi áo ra, uống nhiều nước là xong, bây giờ cho bác khăn gói đi xa mạc, mang vài cái áo, chết thế nào được, nhưng cho bác đi Nga xem, lạnh âm 20, 30 độ, mà kô trang bị đủ, thì đốt cả rừng đi sưởi ấm thì vẫn chết bác ạ! Cái lạnh ở đây kô làm Pháp thua, nhưng làm giảm sức chiến đấu của Pháp và là 1 yếu tố quan trọng cho chiến thắng của Nga, chứ ai đổ hết cho cái lạnh bao giờ! Em đọc tài liệu trên net của Nga (tiếng anh) thì nó bảo là mùa thu năm đấy ấm hơn bình thường rất nhiều (lúc này Napoleon đang còn đóng quân trong Mátxcơva). Napoleon muốn điều đình với Nga nên chần chừ trong việc rút quân nên lúc rút ra thì quá muộn. Thêm vào đó đường sá ở Nga tệ hơn Napoleon và các tướng lĩnh tưởng nhiều Lúc đóng quân trong Mátxcơva quân Pháp có thêm tiếp viện nhưng số này không đủ bù cho số binh sĩ không thể chiến đấu vì bệnh tật (sốt củ chuối gì đấy em không hiểu). Trận Austerlitz, Pháp có 68000 còn liên quân Áo-Nga có 90000. Tháng 10, Pháp đánh bại quân Pháp ở Ulm. Tháng 11 Pháp chiếm Vienna, quân Áo chạy và nhập với quân Nga ở Olomouc. Napoleon cho quân đuổi theo và muốn thắng nhanh trước khi Phổ tham chiến. Ngày 2/12 bắt đầu trận Austerlitz, Nga và Áo tấn công vào 2 sườn của quân Pháp nhằm chặn đường rút về Vienna nhưng đây chính là điều mà Napoleon chờ đợi. Napoleon đưa lực lượng chính do nguyên soái Nicolas Soult đánh vào trung quân của liên quân, đã bị yếu đi do chia quân ra để thọc sườn Pháp. Trận này Pháp mất 9000 còn liên quân mất 25000. Cái người chỉ huy của quân Nga chính là Kutuzov. Thế mới biết thực chất Kutuzov như thế nào Ý bác thực chất Kutuzov là thế nào ? Em thấy nếu thế thì càng chứng tỏ Kutuzov giỏi Thua một trận nhưng biết rút kinh nghiệm để đánh bại Napoleon lần sau cứu nguy cho đất nước Cái này là dịch trong Encatar 2000 ra. Nếu có gì sai thì do ngu tiếng Anh chứ không phải ngu sử. Mà sai thì sao việc quái gì phải chửi nhau chứ. Xin góp thêm số liệu về Austerlitz. (Austerlitz nằm trong địa phận của CH Séc bây giờ - "sân nhà" của bokhi - và tên địa phương là Slavkov). Đây là link: http://www.bond.cz/www/austerlitz/descript.asp Về số lượng quân sỹ Description of the armies before the battle of Austerlitz, December 2, 1805 THE FRENCH Commander-in-Chief, Emperor Napoleon I, Commander of General Headquarters, Marshal Louis-Alexandre Berthier. I Corp - commander, Marshal Bernadotte, approximately 12,300 men and 24 cannons, - Two infantry divisions - Rivaud and Drouet d' Erlon. III Corp - commander, Marshal Davout, approximately 6300 men and nine cannons, - One infantry division - Friant, one division of dragoons - Bourcier. IV Corp - commander, Marshal Soult, approximately 24,000 men and 35 cannons, - Three infantry divisions - Saint-Hilaire, Vandamme and Legrand, one light cavalry division - Margaron. V Corp - commander, Marshal Lannes, approximately 13,000 men and 40 cannons - Two infantry divisions - Caffarel i and Suchet. Cavalry reserve (Murat' s Corp) - commander, Marshal Murat, 7,000 - 9,000 cavalrymen and nine cannons, two heavy infantry divisions - Nansouty and d''Hautpoul, one division of dragoons - Walther, one light infantry division - Kel erman. Reserve: imperial Guard - commander, Marshal Bessieres, approximately 5500 men and 23 cannons, Grenadier Division - commanders, Oudinot and Duroc, approximately 5500 men and ten cannons, One division of dragoons - Beaumont. THE ALLIES Commander-in-Chief, General Mikhail Illarionovich Kutuzov, Commander of Al ied Headquarters (General Staff Quarters), General Franz von Weyrother. Vanguard of the 1st Column - Austrian Kienmayer Corp - commander, General Kienmayer, approximately 6800 men and 12 cannons (5 Austrian infantry battalions and 23 cavalry squadrons, plus 10 hundreds of Russian Cossacks); lst Column (Russian) - commander, General Dokhturov, approximately 14,200 men and 60 cannons (22 Russian infantry batallions, two hundreds of Cossacks), 2nd Column (Russian) - commander, General Langeron, approximately 12,000 men and 30 cannons (17 Russian infantry battalions, two squadrons of Russian dragoons and two hundreds of Cossacks), 3rd Column (Russian) - commander, General Przybyszewski, approximately 9500 men and 30 cannons (18 Russian infantry battalions), The Al ied commander of the first three columns was the Russian, General Buxhowden. 4th Column (mixed) - commanders: the Austrian General Kolowrat and the Russian General Miloradovich, approximately 16,000 men and 75 cannons (15 Austrian infantry battalions and 12 Russian, two squadrons of Austrian dragoons), 5th Cavalry Column (mixed) - commanders: the Austrian General Liechtenstein and the Russian General Uvarov, approximately 7,000 cavalrymen and 24 cannons (17 Austrian squadrons of heavy cavalry, 30 Russian squadrons of dragoons and light cavalry, 12 hundreds of Cossacks), Allied vanguard (the Russian Bagration Corp) - commander, the Russian General Bagration, approximately 14,000 men and 42 cannons (15 Russian infantry battalions, 33 cavalry squadrons and 15 hundreds of Cossacks), Reserve: Russian Tsar' s Guard - commander Grand Duke Konstantin Pavlovich, brother of the Tsar, approximately 10,000 men and 40 cannons (ten battalions of guard infantry and 17 squadrons of guard cavalry). The total French force was approximately 75,000 men. The total Al ied force is estimated at approximately 90,000 men, of which some 16,000 were Austrian. On the side of the Allies, the battle was observed by the Austrian Emperor Francis I and the Russian Tzar Alexander I. The third emperor on the battlefied was Napoleon I. The battle has, therefore, come down through history as the "Battle of Three Emperors". Về số lượng thiệt hại It was the Russians who suffered the heaviest losses. In February, 1806 , General Kutuzov personally reported, in detail, the heavy losses to the Tzar Alexander. According to the report, the Russian army lost at the battle 55 senior officers, 437 junior officers, 954 non-commissioned officers, 432 musicians, 17,493 soldiers and 515 members of non-combat units, for a total of 19,886 men. This total represents, however, the dead, wounded, imprisioned and missing, that is to say, not only those who had been kil ed. Data on the losses of the Imperial Guard are missing. The Austrian army had a total of 5,922 men kil ed, wounded, captured or missing. Precise information on French losses is also available. The French General Headquarters, counted the losses at 8,694 men, of which 1,389 had been killed and 7,260 wounded. Nhân đây cũng xin bàn thêm về chuyện "lấy ít địch nhiều". Clausewitz có dành một chương nhỏ {nếu ai quan tâm thì đấy là chương 8, quyển 3, phần 1 - cuốn "Bàn về chiến tranh") nói về chuyện đấy. Nói chung ở châu Âu cho tới thời cận đại (cuốn sách được viết cỡ những năm 1830) thì rất ít khi có ai chiến thắng được địch thủ có gấp hai lần quân số hoặc hơn. Ở đấy co nêu ví dụ Napoleon thắng trận Dresden với 120 nghìn chống 220 nghìn quân đối phương, nhưng đã không thắng nỗi trận Lepzig khi cầm 160 nghìn chống 280 nghìn. Và nói chung cũng nên phân biệt số quân trong một trận đánh và số quân trên cả mặt trận và trong thời kỳ lâu dài. Vị tướng giỏi la vị tướng biết huy động quân vào nhưng thời điểm quyết định cho những trận đánh quyết định. Ngay cả Clausewitz cũng nói "anh không thể tấn công nếu anh không có uy thế, chí ít là điểm tấn công anh phải có uy thế không về quân số thì cũng về hoả lực". Cái giỏi của Napoleon là điều động quân một cách linh hoạt và cơ động, nên ở những điểm mấu chốt ông ta có nhiều quân hơn. nếu tôi nhớ không lầm thì Napoleon mới là người đầu tiên trong danh sách này chứ không phải Alexander đại đế. Người ta bình chọn dựa trên tiêu chí thời gian nữa. nghĩa là thời cổ đại 3 người, thời trung đại và thời hiện đại có 7 người. Nghe đâu Nguyễn Huệ cũng được cất nhắc nhưng vì thiếu tài liệu nên thôi. tài liệu còn lại toàn là chuyện dân gian, không biết sử trung quốc viết về Cụ thế nào mà cụ không được bầu. Trận Austerlitz tuy Kutuzốp danh nghĩa là tướng tổng chỉ huy như Nga Sa hoàng đã không theo ông và tự nắm quyền điều binh. Kutuzop muốn rút quân về một dãy núi để chờ một đội viện quân Nga hơn 100.000 đang tiến đến. Nhưng Nga hoàng không muốn lùi và vững tin khi thấy quân Pháp có dấu hiệu rút lui. Kế hoạch hành quân do một tướng Áo đề nghị trong khi Kutuzốp vì quá chán đã ngủ gật trong hội nghị quân sự! Còn về trận nước Nga, chắc chắn Kutuzốp không ngồi chờ thời tiết đánh quân Pháp cho mình. Khi đội quân khổng lồ của Pháp tiến đến thì quân Nga lui binh để buộc quân Pháp dàn trải. Kutuzốp là người được cử làm tướng giữa chừng. Mặt dù vị tướng trước bị cách chức vì lui quân nhưng Kutuzốp vẫn không vì thế mà đánh quân Pháp quá sớm. Dù quân Pháp có chiếm rất nhiều thành phố nhưng Nga Hoàng không bàn đến chữ "hòa". Chỉ có trận Borodino là có người cho rằng không nằm trong kế hoạch của Kutuzốp nhưng vì sức ép của Nga Hoàng (không thích lui quân nhiều quá) và người Anh (chi tiền cho Nga đánh Pháp nhưng rất sợ Nga lại bắt tay với Pháp). Sau trận Borodino, quân Pháp không muốn tiến lên kinh đô Nga ở Phương Bắc nữa mà muốn rút về qua ngả phía Nam, vừa ấm vừa có nhiều lương thực. Tuy nhiên tại đây Kutuzốp dồn quân sẵn sàng quyết chiến. Napoleon và quân Pháp không còn bụng dạ nào để đánh thêm một trận như Borodino nữa nên đành rút về qua ngả phía Bắc, đi bộ 500 dặm dưới nhiệt độ âm, không thức ăn, thiếu áo ấm, bị kỵ binh Nga truy kích nên 600.000 quân từng trải chiến trường chỉ còn khoảng 10.000-20.000 người ra khỏi Nga. Xin phép trao đổi với bạn : Muốn bình chọn thì phải đưa ra tiêu chí. Ví dụ : tiến hành chiến tranh xâm lược, chiến tranh vệ quốc, khai khẩn, đàn áp v.v hoặc là cách dụng binh, chiến lược, chiến thuật, lấy ít địch nhiều, lấy nhiều địch ít, thời điểm lịch sử v.v. ảnh hưởng của họ tới nhân loại ra sao ??? Tôi thấy có lẽ nên đưa thêm các tướng Trung Quốc vào nữa. Bản thân TQ lịch sử cũng lằng nhằng như châu Âu chỉ có khác là châu Âu thì không có nước nào mạnh thống nhất được thành 1 quốc gia mà thôi. Hì hì Tôi không nghĩ là THĐ và VNG lại có ảnh hưởng tới lịch sử TG như vậy. Giả sử một chút về TQ Chưa nói đến các dân tộc Trung Nguyên, chỉ cần mấy chú rợ Hung Nô, Liêu, Kim, Tây Hạ, Hồi, Tạng mà độc lập thì bản đồ thế giới cũng khác Vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc chính là Nhạc Phi, nêu gương trung nghĩa, chống ngoại xâm và sau bị gian thần giết hại, Nhạc Phi là biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng dân tộc chống ngoại xâm . nước Kim nổi tiếng trong lịch sử là vì bắt sống được 2 Hoàng Đế Trung Hoa Chắc bạn đang ở nước ngoài . Bình chọn THĐ là do thời kỳ ấy Mongol bách chiến bách thắng , và chỉ chịu dừng lại trước Đại Việt do THĐ. Nếu không có THĐ thì chưa chắc các nước ĐNA như Thái Lan , Miễn Điện còn nguyên vẹn ( Chiêm Thành mà Toa Đô còn chiếm cái rẹt ) . Có thể kể thêm Nhật Bản , Triều Tiên và các nước lân cận trong vùng Đông Á . Bởi vì Khubilai do bị thất bại trước nước Việt ta nên đã điên cuồng dừng lại việc chinh phạt Nhật Bản mà dồn hết quân sang đánh nước ta , kết quả bị đại bại và cũng đâu còn sức mà đánh qua nước nào nữa đâu . Bạn có thể hỏi tại sao Triều Tiên cũng đánh thắng nhà Nguyên mà sao chúng không phục thù , quyết tâm đánh Việt Nam thôi . Rõ ràng chiến thắng của THĐ đã làm tiêu hao sức binh và sức dân của nhà Nguyên quá nặng . Quá đủ làm thay đổi lịch sử. Về VNG , chiến thắng ĐBP của Việt Nam đã mở đầu cho 1 loạt cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa từ Phi qua Mỹ .-> Vẫn chưa đủ để thay đổi lịch sử thế giới sao ? theo tôi được biết thì trong các danh tướng thì có 1 tướng VN ít người tranh cải đó là Trần Hưng Đạo , vì : thời đó Thành Cát Tư Hản (Mông Cổ) đánh tan nát từ đông sang tây, từ bắc xuống nam , nhiều quốc gia châu âu bị mất, cả TQ bị chiếm , nhưng khi xuống VN thì bị chặn và đánh tan tành 3 lần , mọi trận đánh thì quân Mông Cổ củng hơn bên ta , người có công nhất là Trần Hưng Đạo . Chính vì lý do này mà hầu hết ai cũng đồng ý , còn các danh tướng khác thì có người đồng ý có người không . Nếu Thành Cát Tư Hản chỉ đánh VN không thì chưa Đức Thánh Trần Hưng Đạo chưa chắc được bình chọn như hôm nay, nhưng vì lúc đó không có 1 danh tướng nào hay nước nào chặn đứng được Thành Cát Tư Hản . Tiêu chí ở đây theo tôi nghĩ nên hiểu rõ ràng hơn đó là những chiến thắng đó phải có ảnh hưởng một cách khá toàn diện đến lịch sử thế giới chứ ảnh hưởng như kiểu bác RAM viết chắc bây giờ mà còn nước Chiêm thành thì bản đồ thế giới lại không thay đổi hay sao. Mà như thế tôi nghĩ TQ không có người nào cũng phải vì xét cho cùng TQ có nhiều người tài nhưng những chiến thắng của các vị tướng TQ quả thật chưa vượt ra khỏi tầm quốc gia. Lịch sử TQ thực ra cũng chỉ là nồi da nấu thịt chủ yếu là chiến tranh giữa các dân tộc và các nước nhỏ để thống nhất lãnh thổ TQ mà thôi.Anh hùng như Nhạc Phi tôi nghĩ dân tộc ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới không phải không có, chỉ riêng dân tộc mình thôi kể ra cũng đã kha khá rồi. Còn vấn đề về các vị tướng VN thì đồng ý với dreamwaver. Mà tôi nhớ là cũng đã từng đọc một bảng xếp hạng gần giống thế này có Hitler và Stalin trong danh sách, tất nhiên là không phải sách lá cải rồi, nhưng không nhớ tên của cuốn sách nên cũng không dám nói nhiều Hờ hờ, thời buổi góc rừng, góc biển nào cũng nối mạng vào internet mà cái box LS_VH này vẫn không ngớt bàn đi tán lại cái vụ bình chọn 10 vị tướng tài nhất thế giới sao ? Vậy là box này có đến 2 topic nói về vụ này rồi. - Ông giáo mà ucbu nói đến là ông nghị Nguyễn Lân Dũng hiện nay. Tôi nhớ hôm xem buổi trả lời trên TV của GS Nguyễn Lân Dũng có tra cứu Encyclopedia - tài liệu mà những người đưa tin đồn về cuộc bầu bán này dẫn chứng- không thấy có 1 dòng nào nói về cuộc bầu bán này. Và ông Nguyễn Lân Dũng gửi câu hỏi đến tuỳ viên văn hoá sứ quán Anh tại Hà nội để hỏi xem có cuộc bình bầu đó hay không. Câu trả lời từ sứ quán Anh là: Anh quốc không hề tổ chức 1 cuộc bình chọn nào như vậy. ông Nguyễn Lân Dũng còn nói : không có 1 cuộc bình chọn như vậy , nhưng tài năng của Hưng Đạo Vương, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xứng đáng được tôn vinh & trân trọng trong lịch sử nước ta Tôi rất tâm đắc với câu nói này của ông Nguyễn Lân Dũng. Cách đi tìm hiểu vấn đề của ông Nguyễn Lân Dũng như vậy là hợp lý quá, sao ucbu lại nói như đoạn trên (high-light) được nhỉ ? Sau khi tôi viết những ý như trên trong topic đầu tiên để trả lời người lập chủ đề đầu tiên trong box về vụ này, có 1 thành viên bút sắt hay bút chì gì đấy viết 1 bài khẳng định tìm được nguồn tin đáng tin cậy : cho số % bầu chọn hẳn hoi, trong đó 2 vị tướng tài qua các thời đại của dân tộc ta được 100% tuyệt đối. Bài viết còn dẫn nguồn tin nào là Thượng tưóng Hoàng Minh Thảo nói, nào là GS Trần Quốc vượng đã đọc được từ Encyclopedia .v.v . ( có lẽ thế mà ông Nguyễn lân Dũng phải đi lục lại bộ Bách khoa thư này để đọc và chẳng thấy gì cả). Nghe nói nguồn tin đáng tin cậy, rùa tôi vội mượn anh google ra xem thì thấy có đáng tin cậy không thì các bạn cứ google lại lần nữa sẽ rõ (sic). Chưa thoả mãn, rùa tôi đăng ký $9 để lấy thẻ thành viên xài Encyclopedia online, vô tìm lung tung thì chỉ thấy có những đoạn nói về Trần Hưng Đạo ( cũng như Lê Lợi, Nguyễn Trải .) nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ( cũng như nói về 1 số nhân v ật lịch sử hiện đại của Việt nam. Chẳng thấy hình bóng của cuộc bình chọn trên gì cả. Anh bạn Saint 81 & 1 vài thành viên khác trong box cũng search từ Encyclopedia để rồi có kết quả tương tự như tôi. Dịp tết rồi, rảnh rỗi, tôi có đăng ký mượn bộ bách khoa thư nói trên từ thư viện nơi tôi đang sống về tìm đọc, để xem thử có hay không có. Quả thật là không thấy gì cả. Sau đó có nghe 1 bạn nói Hưng Đạo Vương Tràn Quốc Tuấn & Đại tướng Võ Nguyên Giáp được 1 tác giả người Mỹ xếp vào danh sách 100 danh tướng thế giới. Có thể có thật (!) , tôi không biết thực hư vì không có hứng đi tìm hiểu những sự thật dạng ' nguồn tin đáng tin cậy'' không có địa chỉ nữa vì thấy quá dị ứng với ' ' ảo tưởng' ' của người Việt mình thích khoác lên những huyền thoại. Đại loại như câu thơ của bút tre: Hoan hô anh Tạ Đình Đề Trước đi theo giặc, nay về với ta. Hoan hô anh Lê Quảng Ba Trước là thổ phỉ sau ra hàng mình. Hay nhiều vị học vấn đầy mình vẫn còn tin vào những huyền thoại về GS Trần Đại Nghĩa là người tham gia vào việc chế V1, V2 cho Đức quốc xã ( ! ). Dù rằng các tài liệu về cuộc đời ông đã được công bố hết. Hay như có người tưởng tượng ra chiến công lừng lẫy của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn/ Hồng Thuỷ lên cấp chỉ huy chiến trường Triều tiên . Có những ''''trí thức'''' Việt ở hải ngoại có mặt trên ttvn, chứng minh tài năng kinh bang tế thế của ông tướng không quân râu kẽm qua huyền thoại ông lôi mấy vua gạo ở miề n nam lên văn phòng thủ tướng VNCH , móc súng lục ra pằng pằng hăm doạ & nói nếu qua hôm sau giá gạo không xuống thì mấy ông này nát gáo như chiếc mũ vừa bị ông râu kẽm pằng pằng. Hôm sau thị trường gạo SG hạ nhiệt thật sự. v.v . dẫn ra có hàng chục, hàng trăm huyền thoại loại tin đồn cạp cạp tương tự. Thiển nghĩ, nhân dân có thể vì yêu mà tạo nên những huyền thoại như vậy. Còn trong những diễn đàn của những trí tuệ, những trái tim Việt nam, nói nên có sách, mách nên có chứng chứ những loại thông tin đáng tin cậy kiểu ông bạn bút sắt- bút chì gì đó thì trên internet nhiều không thể đếm được. Nếu các topic loại này thay vì đi tìm những huyền thoại ''''đáng tin cậy-(sic)'''' , đi bàn luận tài năng của các vị tướng như topic Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà các bạn traiquay, Changsian, Spirou & 1 số thành viên khác tranh luận với Mộ Dung Bắc & 1 số thành viên khác có phải hay hơn không. Chào các bác! Theo em biết hình như cuộc bình trọn 10 đại nguyên soái của thế giới nhu các bác thảo luận này không có được quy mô lớn do viện Lịch sử quân sự của Anh bầu đâu mà chỉ là trong một quyển từ điển nào đó của Anh có bầu trọn thôi. " ta có lẽ hơi fóng đại sự thật " Còn như Trung Quốc lại không có nguyên soái nổi tiếng vì lịch sử chiến tranh Trung quốc là lịch sử nội chiến chứ không có ngoại xâm còn mấy lần có ngoại xâm ( Mông Cổ, Các nước Phương Tây) thì các bác biết cả rồi, nên vì lẽ đó các nguyên soái Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến lịch sử thế giới . Vả lại đề ra được binh pháp đã khó nhưng cầm quân ra trận áp dụng binh pháp còn khó hơn nhiều. Đây là phần viết về Đức Thánh Trần trong Encarta Tran Hung Dao Encyclopædia Britannica Article Page 1 of 1 born 1229? died 1300, Van Kiep, Vietnam original name Tran Quoc Tuan, also called Hung Dao Vuong figure of almost legendary proportions in Vietnamese history, a bril iant military strategist who defeated two Mongol invasions and became a cultural hero among modern Vietnamese. By the early 1280s the Vietnamese kingdom faced a growing threat from the Mongols under Kublai Khan, who had conquered China in the previous decade. When he was appointed… Tran Hung Dao . (75 of 337 words) Xét về tầm ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu, thực ra thấy cụ Trần Hưng Đạo có được mấy ai biết đến đâu??? Xét trong chiến tướng vĩ đạt nhất trong lịch sử quân sự VN, xin xếp top 3 như sau: 1.Quang Trung-Nguyễn Huệ 2.Võ Nguyên Giáp 3.Hưng Đạo Đại Vương Chào mọi người, mình không rõ la cuộc bầu chọn này có hay không nhưng mình có đọc một tài liệu có ở tại Thư viện Quốc Gia Hà Nội: cuốn 10 danh tướng nối tiếng trên thế giới. Bạn nào ở Hà Nội có thể lên tra cứu thử. Chắc tìm được ngay. Hình như theo phân loại họ bình chọn thế này: A. Danh tướng thời cổ đại: 1. Alexănng Makedonni- (Hy lạp-Nam tư) 2. Haniban- Catacger- (Tuy ni gi) 3. Juy- Cesar- (Rome) B. Danh tướng thời trung đại: 4. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn- (Việt Nam) C.Danh tướng thời cận đại: 5. Fridric II- (Phổ- Đức) 6. Olivơ -Cromwen- (Anh) 7.Napoleong Bonapac- (Pháp) 8.Mikhain Cutudop- (Nga) D.Danh tướng thời hiện đại: 9.Gheoghi- Zukov- (Nga) 10. Võ Nguyên Giáp- (Việt Nam) Chinh xác là người Cao Ly đánh thắng Nguyên Mông , đẩy lui cuộc xâm lược của Nguyên Mông không phải một lần mà hai lần , đồng thời nhen nhúm triều đại thanh bình nhất của bán đảo là triều đại Chosun . Nhưng chi tiết quan trọng hàng đầu là : vị danh tướng góp phần rất lớn vào hai chiến thắng này là người Việt Nam . Đó là hậu bối của hoàng tử triề u Lý lưu vong sang Cao Ly . Ngày nay , tại Thụ Hàng Môn (?) , vẫn còn bia đá cao to khắc công lao của gia tộc Lý tại Triều Tiên góp phần vào hai sự nghiệp : - Một là đẩy lui hai lần quân Nguyên Mông ở trên đất liền ở cửa ải phía Bắc , cần chân đại quân Nguyên Mông tại đây để toàn quốc chuẩn bị lực lượng kháng chiến . - Hai là góp phần vào việc thiết lập vương triều Chosun . Có một hậu duệ của Lý Long Tường đã lên đến chức Tướng Quốc . Cáu quá , lần trước tớ tìm thấy rõ ràng cái link của nước ngoài nói Cụ Tuấn là một trong 10 danh tướng thế giới thời Trung Đại . Và cuộc bình bầu này do một hội nghị của Hoàng gia Anh tổ chức với sự góp mặt của 487 nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa vào thập niên 1980' s . các vị tướng VN,thì chỉ có Quang Trung thực sự tài năng (em nghĩ vậy) vì QT có nhiều chiến dịch tấn công với qui mô lớn ,đa dạng và luôn luôn chiến thắng còn các vị tướng khác hầu như chỉ là phòng thủ và chỉ phản công nếu mình thấy có ưu thế hơn quân địch (nếu vậy Lí Thường Kiệt cũng được đấy,nhưng chiến quả hơi ít) Quang Trung giỏi nhưng chỉ đánh nhau với bọn không nổi tiếng thế giới, Lý Thường Kiệt cũng thế. Triều đại Tây Sơn hào hùng nhưng ngắn ngủi quá nhỉ, kết thúc không có hậu. The Military 100 A Ranking of the Most Influential Military Leaders of All Time by LTC Michael Lee Lanning, USA (Ret.) The Military 100 is a reasonable attempt to list history’s 100 most influential military leaders, providing a brief biography and an explanation about their place on the list. It is hard to argue with most of the top picks. Let’s face it—Napoleon I, Alexander the Great, and Genghis Khan had to [...]... người Tàu viết HAHHAHA, các bác có biết rằng trong mấy chục tướng lĩnh đó thì mấy thằng tác giả đưa vào 1nửa là các tướng Tàu phần còn lại là mấy ông tướng quá nổi của thế giới rồi, như: Thành Cát tư Hãn, Napolẹon Nếu ko nổi quá thì chắc quyển sách đó toàn tướng Tàu thôi, bọn chúng cái gì cũng nhất mà trong bộ các danh tướng Trung Quốc có bản tiếng Việt thì nó đưa ra mấy trăm danh tướng có cả bọn Thoát... và những đóng góp của các ông xét trên phương diện thế giới trong hoàn cảnh lịch sử, những chiến công và thắng lợi đó có ý nghĩa đặc biệt Còn ở phương diện lịch sử dân tộc thì các danh tướng nổi tiếng chắc chắn là ko thể bỏ qua cụ Lý Thường Kiệt, Quang Trung rồi Nói chung dân nước nào viết về mình mà chẳng khoe khoang, "nổ" to 1 chút để "nâng cao sĩ diện" Mới đây có đọc cuốn Các nhân vật quân sự nổi... 10 người này Sở dĩ các nhà nguyên cứu lịch sử không giám bầu cho hitle vì 1 lẽ, không ai cả gan bỏ phiếu, với lại những ảnh hưởng của lá phiếu bầu nếu hitle lọt vào top 10 1 thế hệ mới sẽ noi gương hitle, và các bạn biết rồi đó, những phần tử ủng hộ hitle vẫn đang hoạt động rộng ở châu âu mình có quyển "10 danh tướng" mà các bạn bàn luận (hiện cho mượn) - mục Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Trần Hưng Đạo... "Mười vị danh tướng thế giới" chỉ là một câu chuyện được xây dựng, lưu truyền rộng rãi, với lòng tự hào và thành kính là một trong muôn ngàn chuyện huyền thoại hoá thần tượng của mình thôi Chỉ buồn cười là năm 1994, Nhà xuất bản VHTT Hà Nội phát hành cuốn sách "Mười vị danh tướng thế giới" của tác giả Trần Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam không những cung cấp tư liệu khá chi tiết về tiểu sử 10 vị tướng. .. Nhưng chuyện bầu này bây giờ chỉ còn đăng chủ yếu trên các website hải ngoại thôi! Về cuộc bình chọn 10 danh tướng nổi tiếng thế giới (2006) Có bác nào biết 10 vị tướng tài ba nhất thế gới do hội khoa học hoàng gia Anh bình chọn không VIệt Nam mình có hai tướng là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp Pháp có 1 ông , 7 ông còn lại thuộc nước nào Các trận chiến tiêu biểu do những vị đó chỉ huy không Chiến... 1, bên ta công nhận) Nhân tiện báo cáo với các bác là ở đâu thì không biết, còn ở ĐBP khi mở cửa xong thì ta xung phong bằng 2 hàng dọc nhé, đừng có lẫn lộn với human wave ở đây Hè hè nhận xét các chủ đề trên ttvn cứ 1 năm lại quay lại 1 lần đúng ghê Các bố ko bao giờ chịu đọc các chủ đề cũ thì lại rất hay mở chủ đề (mà họ tưởng là) mới Còn cái quyển "100 vị tướng nổi tiếng thế giới" của Khựa tên đúng... Giáp là tướng giỏi về việc sử dụng quân số lớn (biển người), nhưng cộng với hỏa lực mạnh và áp đảo (cái này khiến nhiều sử ra thất vọng) như vậy là khác xa lý thuyết "nhân hải" của Tung Của chủ trương lấy thịt đè người, lấy lính lác và khí thế để bù cho thiếu hụt vềhỏa lực và chiến thuật cho nên mới ra đời thuật đánh công kiên (storm) còn nay thì wikipedia vẫn xếp anh Văn vào hàng tướng quân sử dụng... xuất bản tự viết vào Chứ nếu không có sách, mình nói làm gì Cái vấn đề 10 ông tướng của thế giới này đã được đồn đại lâu rồi, nhưng gần đây có 1 số dư luận cho rằng ko hề có cuộc bầu chọn nào của Viện khoa học hoàng gia Anh quốc cả Trước đây tôi có đọc 1 bài đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay năm 1997 (?) nhưng danh sách các tướng có phần khác với mấy bác viết ở trên, ví dụ như ko có Thành Cát Tư hãn,... có vài ba chủ đề hỏi về 10 vị tướng được bình chọn, và đều được trả lời là không có chuyện đó, thế nhưng quá trình ấy vẫn lặp đi lặp lại liên tục Mà nhắc chú duyhau, ông Giáp là "legendary general" với ai chứ theo các sử ra thiên tài của thì ông chỉ có tài đánh biển người và nướng quân thôi Bác không nên nói như thế những người mới tưởng bác nói thật đấy Mà thấy cũng lạ, lịch sự chính thống của 1 quốc... quân đông và hỏa lực mạnh để trấn áp đối phương thì anh chắc tán thành với em chứ hỉ Cái tài của tướng Giáp ai cũng nhìn nhận là ông tập trung được số lượng pháo và quân đông cho chiến dịch Chuyện về Bành Đức Hoài, đồng chí em đã xác định rõ cùng Chu Đức và Lâm Bưu, ông là vị tướng giỏi nhất trong lịch sử TQ Em có chê tiếng nào đâu trời Vả lại, chiến tranh du kích mang nền tảng của học thuyết quân . viện lịch sử khoa học quân sự Hoàng gia Anh tổ chức. Tiêu chí lớn nhất để lựa chọn là những chiến thắng của những danh tướng đó có ảnh hưởng đến lịch sử. qua Mỹ .-> Vẫn chưa đủ để thay đổi lịch sử thế giới sao ? theo tôi được biết thì trong các danh tướng thì có 1 tướng VN ít người tranh cải đó là Trần

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w