1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây sơn huyết (melanorrhoea laccifera) tại huyện KBang tỉnh gia lai

95 878 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Nhận thức được giá trị của loài cây lâm nghiệp bản địa này, nên một số địa phương đã đưa Sơn huyết vào trong danh mục các loài cây mục đích, hay các loài cây ưu tiên trong chương trình t

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2013 đến 2015 Các số liệu và kết quả nghiên cứ u trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực

Nội dung của luận án là một phần kết quả của đề tài nghiên cứu Khoa

học Công nghê ̣ trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) và Bời lời (Litsea glutinosa) cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” giai đoạn 2012 – 2016 do ThS Nguyễn

Thị Chuyền làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 2012 - 2016 Bản thân tác giả luận án là người trực tiếp thực hiện việc thu thập số liệu ngoại nghiệp, phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo phần kết quả nghiên cứu việc đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng loài cây Sơn huyết Phần kết quả nghiên cứu

này đã đươ ̣c chủ nhiệm đề tài và các cộng sự cho phép sử du ̣ng và công bố trong luận án Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khoá 21, giai đoạn 2013 - 2015 Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài

khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) và Bời lời (Litsea glutinosa) cho vùng Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên” giai đoạn 2012 – 2016

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, các cán bộ nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS TS Phạm Xuân Hoàn - người thầy hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn này

Tác giả xin cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài

gỗ và đặc biệt ThS Nguyễn Thị Chuyền - chủ nhiệm đề tài, Phòng NCKH và CGCN – Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn

Trang 3

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Gia Lai, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iv

Danh mục các từ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình ix

Danh mục mẫu biểu x

Danh mục biểu đồ xi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Nghiên cứu nước ngoài 3

1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 3

1.1.2 Nghiên cứu cơ sở lựa chọn cây trồng rừng trong Lâm nghiệp 4

1.1.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính 8

1.1.4 Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa 12

1.2 Nghiên cứu trong nước 13

1.2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng 13

1.2.2 Nghiên cứu cơ sở chọn cây trồng lâm nghiệp 16

1.2.3 Nhiên cứu kỹ thuật gieo ươm bằng hạt 18

1.2.4 Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa 21

1.3 Những nghiên cứu về loài cây sơn huyết 25

1.4 Một số thảo luận và nhận xét 28

Trang 5

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 30

2.2 Phạm vi nghiên cứu: 30

2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 30

2.4 Mục tiêu nghiên cứu: 30

2.4.1 Mục tiêu chung: 30

2.4.2 Mục tiêu cụ thể: 30

2.5 Nội dung nghiên cứu: 30

2.5.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Sơn huyết 30

2.5.2 Nghiên cứu kỹ thuật hạt giống và nhân giống hữu tính cây Sơn huyết 31 2.5.3 Ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng rừng trồng Sơn huyết 31

2.5.4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sơn huyết 31

2.6 Phương pháp nghiên cứu: 31

2.6.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan 31

2.6.2 Phương pháp điều tra chi tiết 32

2.6.3 Công cụ hỗ trợ xử lý số liệu 41

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN K’BANG 42

3.1 Điều kiện tự nhiên 42

3.2 Điều kiện xã hội – kinh tế huyện K’bang: 47

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50

4.1 Đặc điểm sinh học cây Sơn huyết 50

4.1.1 Đặc điểm hình thái Sơn huyết 50

4.1.2 Đặc điểm vật hậu của cây Sơn huyết 53

4.1.3 Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao 54

4.1.4 Đặc điểm tái sinh 56

Trang 6

4.2 Xác định đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt giống 56

4.2.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống Sơn huyết; 56

4.2.2 Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt giống Sơn huyết 61

4.3 Kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sơn huyết 62

4.3.1 Ảnh hưởng của ánh sáng tới tỷ lệ sống: 62

4.3.2 Ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm 64

4.4 Ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng cây Sơn huyết 69

4.4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng rừng trồng (phụ lục số 8) 69

4.4.2 Ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết xem phụ lục số 9) 70

4.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết được trình bày tại phụ lục số 10) 72

4.4.4 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết tại phụ lục số 11) 74

4.5 Một số đề xuất về kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết tại Kbang và các địa phương có điều kiện tương tự 75

4.5.1 Đề xuất một số kỹ thuật gieo ươm: 75

4.5.2 Đề xuất một số kỹ thuật trồng: 76

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 78

Kết luận: 78

Tồn tại: 79

Kiến nghị: 80

Trang 7

KFW: Ngân hàng tái thiết Đức

NN – PTNT: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn ODB: Ô dạng bản

OTC: Ô tiêu chuẩn

PAM: Programme Alimentaire Mondial

TB: Trung bình

TTLNNĐ: Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Đặc điểm vật hậu của cây Sơn huyết 54

Bảng 4.2 Tổ thành các loài cây trong lâm phần có Sơn huyết phân bố 55

Bảng 4.3 Tổ thành cây tái sinh ở rừng tự nhiên tại các điểm nghiên cứu 56

Bảng 4.4 Khối lượng hạt Sơn huyết 57

Bảng 4.5 Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm hạt Sơn huyết 58

Bảng 4.6 Thế nảy mầm của hạt Sơn huyết 60

Bảng 4.7 Hàm lượng nước của hạt Sơn huyết 61

Bảng 4.8 Tỷ lệ nảy mầm của hạt Sơn huyết theo công thức bảo quản 61

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của ánh sáng tới tỷ lệ sống của cây Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm 63

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm 65

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phương thức trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết 69 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng cây Sơn huyết 69

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết 71

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng cây Sơn huyết 71

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết 72

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng cây Sơn huyết 73

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của cây con tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết 74

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của tuổi cây con tới sinh trưởng cây Sơn huyết 74

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cành Sơn huyết mang quả (Tập san thực vật Đông dương) 27

Hình 4.1&4.2 Thân và lá cây Sơn huyết 50

Hình 4.3 Thân, cành cây Sơn huyết tại Kbang – Gia Lai 51

Hình 4.4&4.5 Lá cây Sơn huyết giai đoạn vườn ươm 51

Hình 4.6 Chùm hoa cây trưởng thành 52

Hình 4.7 Chùm quả Sơn huyết 52

Hình 4.8&4.9 Quả/hạt Sơn huyết 53

Hình 4.10&4.11 Phôi và nội nhũ hạt Sơn huyết được thu hái 53

Hình 4.12 Hạt Sơn huyết thu hái tại Lơ Ku - Kbang 57

Hình 4.13&4.14 Hạt Sơn huyết nảy mầm sau 5 ngày gieo 59

Hình 4.15&4.16 Cây con Sơn huyết trong thí nghiệm 59

Trang 10

DANH MỤC MẪU BIỂU

Mẫu biểu 2.1: Biểu điều tra tầng cây cao 33 Mẫu biểu 2.2: Biểu điều tra cây tái sinh 34 Mẫu biểu 2.3 Phiếu đo đếm sinh trưởng loài cây Sơn huyết 41

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Sinh trưởng chiều cao của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau 65 Biểu đồ 4.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau 66

Trang 12

1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 235.000 ha rừng Từ năm

1990 trở lại đây, đặc biệt là khi chương trình 327 (phủ xanh đất trống đối núi trọc), Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 hạn chế khai thác rừng tự nhiên của Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế như PAM, KfW (Đức); JICA (Nhật Bản), diện tích và độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên đáng kể

Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ rệt, chủ yếu rừng tự nhiên hiện nay thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học, không cao Rừng trồng sản xuất mới chỉ là rừng trồng nguyên liệu, gỗ nhỏ Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các loài cây bản địa đa tác dụng đang rất được quan tâm, Sơn huyết là một trong những loài cây đó

Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cây bản địa vào trồng rừng và đã có những bước đầu thành công trong xây dựng rừng hỗn giao cây lá rộng bản địa Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thành công của trồng rừng nhiệt đới phụ thuộc không chỉ vào đặc tính sinh học của loài cây, mà còn vào số lượng, chất lượng cây con cũng như nhiều nhân tố ngoại cảnh khác

Gỗ Sơn huyết nhẵn, bóng, có màu đỏ đẹp bởi vậy rất có giá trị, đặc biệt

gỗ cây được ưa chuộng để sản xuất những đồ thờ như: tủ thờ, lọ lộc bình,

Trang 13

đóng bàn, ghế, Đa số người dân tại các địa phương đều nhận thức được giá trị của loài cây này nhờ khả năng cung cấp gỗ quí và sản phẩm ngoài gỗ (nhựa) rất giá trị Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học đến vấn đề chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng rừng, cũng như khai thác và sử dụng sản phẩm ngoài gỗ

Nhận thức được giá trị của loài cây lâm nghiệp bản địa này, nên một số địa phương đã đưa Sơn huyết vào trong danh mục các loài cây mục đích, hay các loài cây ưu tiên trong chương trình trồng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng

tự nhiên nghèo kiệt Tuy vậy hiện nay chưa có hướng dẫn kỹ thuật thu hái hạt giống, gieo ươm và trồng rừng đối với loài cây này

Là loài cây bản địa có giá trị cả về gỗ và sản phẩm ngoài gỗ, trong nhiều năm qua Sơn huyết đã bị khai thác cạn kiệt và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai Theo hệ thống phân hạng của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về mức độ đe dọa của các loài cây, Sơn huyết được xếp ở mức rất nguy cấp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006)

Để góp phần hiểu về loài cây bản địa này, trong khuân khổ luận văn tốt

nghiệp đề tài thạc sỹ, đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƠN HUYẾT (Melanorrhoea laccifera) TẠI HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI” được thực hiện là rất cần thiết, góp phần

bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng quy trình chọn giống

và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng loài cây này

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng

Rừng tự nhiên là đối tượng có cấu trúc hết sức phức tạp Do vậy, việc nghiên cứu các quy luật kết cấu của rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động nhằm nâng cao năng suất và khả năng phục hồi của rừng rất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và tập trung vào một số vấn đề chính như sau:

Cấu trúc tổ thành là sự tham gia của những loài cây trong lâm phần, hay nói cách khác là sự phong phú của các loài cây trong quần thụ thực vật Theo tác giả Richards P.W (1952), trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi ha thường có ít nhất 40 loài cây gỗ, mà có trường hợp còn đến trên 100 loài [25]

Khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục (về sinh thái), Evans, J (1984) xác định, có tới 70 - 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]

Theo Tolmachop A.L (1974) ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật rất đa dạng thể hiện ở chỗ rất ít họ chiếm tỷ lệ 10% tổng số loài của hệ thực vật đó và tổng

tỷ lệ phần trăm của 10 họ có số loài lớn nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài (dẫn theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006) Trong rừng hỗn giao, nhiều loài cây gỗ lớn phân bố theo tỷ lệ khá cân bằng, tuy nhiên phần lớn trong một quần thụ thường có 1-2 loài chiếm ưu thế [42]

Schimper (1935) khi nghiên cứu rừng vùng Bắc Mỹ cho thấy có 25-30 loài thực vật thuộc nhóm cây cho gỗ lớn (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]

Laura Klappenbach cho rằng thành phân loài cây liên quan đến các loại rừng, một số khu rừng chứa đựng hàng trăm loài cây, trong khi đó một số khu rừng chỉ có một ít loài Rừng luôn luôn biến đổi và phát triển thông qua một chuỗi diễn thế, trong thời gian đó thành phần loài cây trong các khu rừng có sự thay đổi [47]

Trang 15

Tác giả Baur G.N (1962), khi nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên sông Amazôn, trên một ô tiêu chuẩn diện tích khoảng 2 ha đã thống kê được 36

họ thực vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn 4 ha ở phía bắc New South Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo, cây thân cỏ và thực vật phụ sinh (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]

Theo tác giả Catinot R (1974) trong rừng ẩm nhiệt đới Châu Phi có đến vài trăm loài thực vật; và trong tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á thường có một nhóm loài ưu thế là nhóm họ Dầu, chiếm đến 50% quần thụ [1]

1.1.2 Nghiên cứu cơ sở lựa chọn cây trồng rừng trong Lâm nghiệp

Trước năm 1900, khi mật độ dân số thấp và diện tích rừng tự nhiên lớn không đặt ra nhu cầu trồng rừng ở quy mô lớn cho nguyên liệu công nghiệp Tuy nhiên, một số quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến sự thiếu hụt rừng tự nhiên của họ và trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã được bắt đầu

ở Tây Âu, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Úc, Niu Zilân, Nam Phi và một số ít các nước đang phát triển như Ấn Độ, Chilê, Indonesia và Brazin, sau đó vào những năm 1950 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã thực hiện các chương trình tái trồng rừng lớn

Những năm 1960 chứng kiến các chương trình trồng rừng lớn ở nhiều nước nhiệt đới và á nhiệt đới và từ 1965 đến 1980 diện tích rừng rồng nhiệt đới đã tăng rất mạnh Trong thời kỳ này, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập các thông tin kỹ thuật và khuyến khích trồng rừng Trong nhiều trường hợp, rừng trồng đã được thiết lập bằng vốn tài trợ nước ngoài hoặc vốn vay ưu đãi Phần lớn những người trồng rừng thường được hưởng lợi từ hỗ trợ trực tiếp và hầu hết nó được quản lý bởi các

cơ quan nhà nước Thiếu thông tin thị trường và các mối liên kết giữa rừng trồng và các công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến rất nhiều hoạt động trồng rừng đi đến kết thúc khi các nguồn hỗ trợ không còn Tuy nhiên, diện tích rừng trồng vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh Theo đánh giá lâm

Trang 16

nghiệp toàn cầu năm 2002 do FAO [40] thực hiện thì diện tích rừng trồng trên phạm vi toàn cầu tăng từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990

và 187 triệu ha năm 2000 Một phần ba rừng trồng hiện nay nằm ở các nước nhiệt đới và hai phần ba ở vùng ôn đới và hàn đới 5 nước có diện tích rừng trồng trên 10 triệu ha, chiếm 65% diện tích rừng trồng thế giới, đó là các nước: Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ và Nhật Bản Tuy nhiên, rất ít rừng trồng của họ được thừa nhận là cây mọc nhanh Đánh giá của FAO ước tính tỷ lệ trồng rừng mới hàng năm trên thế giới vào khoảng 4,5 triệu ha, trong đó châu Á chiếm 79%, và Nam Mỹ chiếm 11% Có

sự tăng trưởng của diện tích rừng trồng công nghiệp trong giai đoạn

1991-2000, các rừng trồng công nghiệp này chủ yếu là cây gỗ mọc nhanh, như là kết quả của việc gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân Các công ty đến từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, Nam Phi, Niu Zilân và Úc chủ yếu là các công ty

tư nhân đầu tư trồng rừng Trên tất cả, đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của FAO là nguồn thống kê đáng tin cậy nhất về tài nguyên rừng ở quy mô toàn cầu, cả rừng tự nhiên và rừng trồng Nó đã thừa nhận ba phạm trù lớn của rừng trồng: Rừng trồng công nghiệp nhằm sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ hoặc sản xuất than công nghiệp; Rừng trồng không công nghiệp nhằm sản xuất gỗ củi cho tiêu dùng địa phương hoặc để bảo vệ đất, nguồn nước; và Rừng trồng mà mục đích và sản phẩm cuối cùng của nó chưa xác định Rừng trồng cây mọc nhanh là rừng trồng công nghiệp Tuy nhiên, số liệu thống kê của FAO không phân biệt rừng cây mọc nhanh với các loại rừng công nghiệp khác Rừng trồng cây mọc nhanh tương đối hạn chế về quy mô

và bao gồm số tương đối ít các nước và các ngành công nghiệp nhưng nó có một tỷ lệ đóng góp khá chắc chắn ở khía cạnh kinh tế Có thể điều này giúp giải thích tại sao không có tương ứng của cây mọc nhanh trong đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của FAO[40] Phần lớn các thông tin về địa điểm, quy

Trang 17

mô, chủ sở hữu, đặc trưng vật lý và tài chính của rừng trồng cây mọc nhanh chứa đựng trong các nghiên cứu thị trường, phân tích tài nguyên và nghiên cứu tiền khả thi được các công ty tư vấn tư nhân thực hiện Trong nhiều trường hợp, các thông tin này là đáng tin cậy Tất nhiên, chúng tôi cố gắng thiết lập một bức tranh toàn cảnh ở mức có thể về hiện trạng rừng cây mọc nhanh hiện nay và thực hiện việc này trên cơ sở tham vấn các nghiên cứu đã nói ở trên Các nước chủ yếu Brazin, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Venezuela là các nước quan tâm đến các loài nhiệt đới và á nhiệt đới và Trung Quốc, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Achentina, Uruguay, Nam Phi và Úc đối với các loài ôn đới Trong khi tập hợp số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng có hai vùng màu xám rất rõ Quan tâm đầu tiên là 11,25 triệu ha rừng trồng Bạch đàn nhiệt đới và á nhiệt đới ngoài Brazin, Trung Quốc và Nam Phi Có bao nhiêu trong đó là cây mọc nhanh? Chỉ riêng Ấn Độ đã có 8 triệu ha rừng trồng Bạch đàn, nhưng một tỷ lệ rất lớn trong đó không thể coi là cây mọc nhanh vì đơn giản là năng suất của nó rất thấp Vùng thứ hai là rừng trồng Bạch dương của Trung Quốc Trồng rừng Bạch dương không tập trung là thực tế bình thường ở Trung Quốc và chúng ta không biết có bao nhiêu trong tổng số 3,7 triệu ha rừng Bạch dương được báo cáo trong kiểm kê rừng quốc gia nước này (1998) là rừng mọc nhanh, và bao nhiêu được phân biệt không phải rừng trồng tập trung Phần lớn các rừng trồng có năng suất thuộc loại này chiếm một diện tích gấp hai đến ba lần diện tích rừng trồng cây mọc nhanh Chỉ riêng các bang miền nam Hợp chủng

quốc Hoa Kỳ đã có 11,6 triệu ha rừng của 4 loài Thông thương mại: Pinus taeda, P echinata, P palustris và P ellittii Niu Zilân, Chilê, Úc, Tây Ban Nha và Nam Phi đã thiết lập 4,1 triệu ha rừng Pinus radiata, và Nam Phi, Achentina, và Uruguay có khoảng 1,3 triệu ha rừng Pinus patula và P ellittii

Rừng trồng loại này không chỉ có ở vùng ôn đới mà ngay cả ở vùng nhiệt đới

Trang 18

và á nhiệt đới Brazin có 400,000 ha rừng Pinus caribbean và P ocarpa, và

16 tỉnh Trung Quốc có 8,75 triệu ha rừng trồng Cunninghamia lanceolata Ở Brazin, Úc, Dimbabuê và Malawi rừng trồng Pinus ellittii, P taeda và P patula chiếm khoảng 1,7 triệu ha Các rừng trồng có chu kỳ dài này không bị

các nhóm môi trường phê phán vì lý do thuần loài ở quy mô lớn Ngược lại nó được chấp nhận như là phương thức sử dụng đất tốt hơn rừng trồng cây mọc nhanh Sự thật là nó có lịch sử canh tác lâu hơn và thường có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế địa phương và bằng cách nào đó nó giải thích tại sao nó được coi là tốt hơn khi phê phán rừng trồng Việc mở rộng rừng trồng

gỗ mềm có chu kỳ dài đã rất rõ ràng ở các nước phát triển Đây là một nguyên nhân chính Vì chu kỳ dài hàm chứa thời gian đầu tư dài, các nước phát triển

có lợi thế cạnh tranh hơn các nước nghèo, đang phát triển Trên khía cạnh quản trị hợp tác và giảm thiểu rủi ro, các nước phát triển vùng ôn đới có khả năng tốt hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước khác ở vùng nhiệt đới Chu kỳ dài hơn cũng tạo tiềm năng cho việc cải thiện chất lượng và giá trị của

gỗ mà nó sản xuất Gỗ nguyên liệu giấy ở mức sàn của biểu giá Gỗ xẻ và gỗ veneer cho lợi nhuận cao hơn nhiều, và một số người sản xuất gỗ mọc nhanh

đã quan tâm quản lý rừng của họ với chu kỳ dài hơn để sản xuất gỗ lớn Những nghiên cứu của Nilsson (1996)[41], về các vấn đề trồng rừng gỗ lớn

đã chỉ ra rằng: “Liệu chúng ta có đủ rừng và sản phẩm gỗ để thỏa mãn các nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong tương lai?” và ông cũng đã cảnh báo rằng: “Sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến gỗ tròn sẽ xảy ra vào năm 2010” Xuyên suốt thế kỷ XX, những cảnh báo tương tự đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trong vùng châu Á - Thái Bình Dương Những tín hiệu cảnh báo đầu tiên về sự khan hiếm gỗ nguyên liệu cho chế biến gỗ trong nước đã trở thành thực tế tại Niu Zilân trong thập kỷ 20 của thế

kỷ trước Những quan tâm về vấn đề này được lặp lại ở nhiều quốc gia ở các

Trang 19

mức độ khác nhau, cho đến khi ngành lâm nghiệp ở hầu hết các quốc gia liên quan đã thuyết phục được chính phủ của họ dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho các chương trình trồng rừng và phát triển rừng trồng kinh

tế tập trung Ngày nay, diện tích rừng trồng công nghiệp tập trung đã chiếm tỷ

lệ 16% tổng diện tích che phủ của rừng khu vực châu Á - Thái Bình Dương

và đóng góp tới 61% tỷ lệ rừng trồng trên toàn thế giới (Thomas, 2004) Trong trồng rừng gỗ lớn công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giữ vai trò cốt lõi đem đến sự thành công, đó là:

Ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp đã được Haines (1994)

đề cập đến, cụ thể như việc xây dựng và hoàn chỉnh bản đồ gen, công nghệ đánh dấu tế bào, chuyển gen và vi nhân giống Những ứng dụng trong việc sản xuất và nhân giống các loài cây lai là một trong những tiêu điểm của rất nhiều chương trình trồng rừng Việc ứng dụng của nhiều kỹ thuật công nghệ sinh học mang tính phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt trong kỹ thuật nhân giống vô tính, kỹ thuật này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều

chương trình (Griffin, 1996, Watt et al, 1997)[42]

Ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ chế biến đã cho phép ngành công nghiệp chế biến sử dụng những bộ phận rất nhỏ của cây và cả những cây non, ngoài ra còn cả những loài cây mà trước đó không được trông đợi có thể

sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ

1.1.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính

1.1.3.1 Nghiên cứu về gieo ươm các loài cây thân gỗ

1.1.2.1.1 Ảnh hưởng của việc xử lý hạt tới nảy mầm

Hạt của nhiều loại cây gỗ có thể nảy mầm dễ dàng trong điều kiện thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ Tuy nhiên cũng có nhiều loài cây khó này mầm hoặc nảy mầm chậm gây ra khó khăn cho công tác vườn ươm để sản xuất cây con Thời gian nảy mầm của các loại hạt của các loài cây là khác

Trang 20

nhau cho nên cần có biện pháp xử lý hạt để tỷ lệ nảy mầm đạt cao, đồng đều

để cho hiệu quả cao nhất Có thể điểm lại một số biện pháp xử lý hạt giống cây rừng chủ yếu sau:

Phương pháp cơ giới: Là phương pháp cắt, dùi, chà xát trên vỏ khi gieo như ở Ấn Độ phương pháp chà xát đã thành công với nhiều loại hạt như:

Albizzia catechu, Acacia nilotica, (Pottanath, 1982) [22]

Phương pháp xử lý nhiệt: Đây là phương pháp dễ áp dụng, dễ làm, đơn giản ít tốn kém Theo Matiat và cộng sự (1973), ngâm hạt Thông caribae 48 giờ trong nước ở nhiệt độ thường cho kết quả nảy mầm đồng đều hơn cho kết quả không ngâm Ở Philippin hạt được xử lý bằng cách trải ra đất sau đó phủ một lớp cỏ tranh dày 3cm rồi đốt Ngay sau khi cỏ cháy cho hạt vào nước lạnh, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ làm cho hạt nứt ra và đem gieo (Seeber và Agpaoa, 1976) [22]

Phương pháp hóa học: Dùng các loại hóa chất để xử lý hạt giống làm cho vỏ hạt mỏng ra, nước và không khí có thể thấm qua vỏ hạt dễ dàng, kích thích sự hoạt động của các men, tăng cường trao đổi chất trong nội tại của hạt Theo Kison và cộng sự (1983), ngâm hạt trong dung dịch H2SO4 trong 1 giờ

sẽ cho kết quả nảy mầm tốt hơn

Phương pháp sinh học: Một số loài có hạt giống sau khi qua cơ quan tiêu hóa của động vật thì nảy mầm tốt hơn nhiều so với bình thường Năm

1976 Goor và Barney đã nhốt dê và cho ăn quả Acacia senegal và Ceratonia siliqua Sau đó người ta nhặt hạt từ phân của chúng để gieo ươm

Như vậy có nhiều cách xử lý hạt giống khác nhau tùy vào từng loại hạt mà chúng ta có cách xử lý sao cho phù hợp và ít tốn kém đem lại hiệu quả cao

1.1.2.1.2 Nghiên cứu vai trò của ánh sáng tới cây con trong giai đoạn vườn ươm:

Trang 21

Ánh sáng là nhân tố quan trọng chi phối sự sinh trưởng và phát triển của thực vật Tuy nhiên ảnh hưởng của ánh sáng tới thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ, chất lượng, thời lượng cũng như chu kỳ chiếu sáng (Khanna, 1981[31], Popma và Bongers, 1988 [36])

Những nghiên cứu về phản ứng ánh sáng cho cây rừng nhiệt đới châu Á mới chỉ giới hạn ở sự nảy mầm (Raich và Gong, 1990) [37] và số lượng cây con trong rừng tự nhiên hoặc rừng đã bị tác động mạnh (Liew và Wong, 1973 [33]) Các tác giả này đã so sánh nhu cầu ánh sáng của 5 loài cây con họ Dầu

ở điều kiện bị che bóng không hoàn toàn, nhưng mức độ ánh sáng quá cao để

có ý nghĩa sinh thái Sasaki và Mori, 1981 [38], đã kết hợp giữa điều tra thực địa và thí nghiệm để đánh giá khả năng chịu bóng của bốn loài cây bao gồm

Shorea tulare, S avails, Hopea helferei và Vatica odorata kết quả cho thấy

sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%

Môi trường che bóng có xu hướng giữ một lượng lớn độ ẩm gần mặt đất trong suốt cả ngày Sự che bóng làm giảm cường độ ánh sáng, nhiệt độ và

sự bốc hơi nước, điều đó cũng đồng thờ làm ảnh hưởng đến độ ẩm đất Davis (1996) sự thay đổi cường độ che bóng có ảnh hưởng biểu hiện thông qua: (1) Chiều dài dóng, độ dài cành và chều cao của cây; (2) sự bắt đầu của chồi nách

và cành; (3) sự phân bố bộ phận quang hợp trên thân cây, lá và rễ; (4) diện tích lá, khối lượng chi tiết và giải phẫu; (5) quang hợp và thoát hơi nước; (6) cấu trúc siêu diệp lục; (7) các thành phần hóa học lượng tử bao gồm ở cả pha tối và pha sáng của quang hợp Khi được che bóng tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra nhanh nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh tăng trưởng chiều cao cây con diễn ra chậm nhưng đường kính lớn thân cây cứng và nhiều cành

Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở Vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa trọng lượng rễ/ trọng lượng thân, hình thái tán lá cân đố,

Trang 22

tỷ lệ chiều cao/ đường kính Đặc điểm này có thể giúp cây con sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn Vì thế khi gieo ươm nhà lâm học cần chú ý đến nhu cầu ánh sáng cây con

1.1.2.1.3 Vai trò phân bón đến cây con trong giai đoạn vườn ươm:

Phân bón có vai trò quan trọng đời sống thực vật cây trồng cần cung cấp dinh dưởng để sinh trưởng và phát triển Theo Hary and Stanley, 1996 [30], Mullin and Bowdery, 1978 [34], sinh trưởng của cây trồng ngoài thực địa và dinh dưỡng trong vườn ươm có quan hệ chặt chẽ với nhau Theo Mullin and Bowdery, 1977 [34] lợi ích của phân bón trong giai đoạn vườn ươm đến sự sinh trưởng chiều cao sau khi trồng (không tính đến sự tồn tại) của loài Vân sam trắng Kết quả nghiên cứu về sự tồn tại và sinh trưởng chiều cao của loài Linh sam trồng ngoài thực địa cho thấy một sự tăn lên rõ rệt chất lượng của rừng nhờ vào phân bón hữu cơ và vô cơ trong giai đoạn vườn ươm Điều này được ghi nhận trong một thí nghiệm bón phan có tác dụng làm tăng kích thước của cây con (Smith và cộng sự, 1966) [39] Nhiề nghiên cứu đã được tiến hành nhằm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng cho cây con ở giai đoạn vườn ươm để đáp ứng nhu cầu cần thiết về điều kiện lập địa trồng rừng cụ thể (Phais và Kramer, 1983 [35],Kanna và Paliwal, 1995 [32])

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá để làm tăng năng suất các sản phẩm nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như: Yogen (Nhật Bản), Đặc đa thu, Diệp lục tố .(Trung Quốc) Nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụng vào nền Nông nghiệp của Việt Nam [27]

1.1.3.2 Nghiên cứu về gieo ươm cây Sơn huyết

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có tài liệu nào nghiên cứu về gieo ươm và chăm sóc cây Sơn huyết trên thế giới

Trang 23

1.1.4 Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa

Nghiên cứu về cây bản địa đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm

Ở Australia người ta đã trồng rừng trên đất trống bằng cây bản địa có giá trị, sau khi khai thác họ đã nghiên cứu các kỹ thuật lâm sinh để phục hồi lại rừng Tuy nhiên chưa có kết quả khả quan Ở Queenland đã có nhiều nghiên cứu về cây bản địa rừng mưa nhiệt đới nhất là kể từ khi chính phủ cấm khai thác rừng tự nhiên năm 1988 Các thí nghiệm về chọn loài cây và cự ly trồng

ở Mt Mee, Đông Nam Queensland và ở Lismor thuộc New South Wale cũng như một số nơi khác ở Đông Nam Á [40]

Biging và Dobbertin (1992), Burton (1993) và Moravie và cộng sự (1999) đã đưa ra một vài chỉ số cạnh tranh, các chỉ số cạnh tranh này có thể được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau nhưng thường được tính bằng tính đồng nhất và kích cỡ (chiều cao và đường kính) của một vài cây gần nhất cây mục đích [45]

Nghiên cứu sinh trưởng từ một số thí nghiệm đã cho thấy việc lựa chọn loài cây có ý nghĩa quyết định đến thành công của trồng rừng sản xuất: Những điều tra của Shilling (1925) và Buse (1931) [45], ở Trung Âu đã chỉ ra rằng sản lượng thể tích của các quần thụ vân sam và Thông scots vượt sản lượng của chúng trong các quần thụ thuần loại Jonsson (1962) [45] đã thấy rằng trên các địa điểm trung gian rừng hỗn giao của Vân Sam và Thông Scots sinh trưởng tốt và cho sản lượng nhiều hơn khi trồng riêng biệt Linh sam Douglas

(Pseudotsuga menziesii subsp Memziesii) trong quần thụ hỗn giao với Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria japonica) đạt tới 217m3/ha so với quần thụ thuần loài

Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp Memziesii) 203m3/ha và

Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria japonica) chỉ 175m3/ha Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng điều kiện môi trường khác nhau có ảnh hưởng tớ khả năng sinh

Trang 24

trưởng của cây rừng trong gia đoạn đầuvà đóng góp quan trọng đối với mức

độ phong phú của loài trong quần xã thực vật rừng, trong đó ánh sáng là yếu

tố quan trọng đối với sinh tồn của cây Nghiên cứu các loài khác nhau trong môi trường ánh sáng khác nhau cho thấy có sự biến đổi về hình thái học của

lá cây

Trong xu hướng hiện nay các nghiên cứu về trồng rừng, phục hồi rừng tập trung giả quyết theo hướng tiếp cận chuyển từ các hoạt động mang tính áp đặt với thiên nhiên sang quản lý phục hồi rừng theo hướng gần gũi thân thiện với thiên nhiên, lấy các điều kiện từ nhiên làm tâm điểm các ván đề mô phỏng Vấn đề này đòi hỏi phải có đầy đủ lý luận, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn liên quan đến đặc điểm sinh lý, sinh thái của từng loài cây riêng rẽ [40]

Tại Nhật Bản: Trung tâm Công nghệ rừng Kasma đã thiết lập hàng loạt các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loại cây và ở nhiều cấp tuổi, trồng ở nhiều độ cao khác nhau ở vùng Tsucuba (có độ cao 876m so với mặt

nước biển) cho loài cây Tuyết tùng (Japanese ceder) đã tạo ra được những

lâm phần bền vững có giá trị và đã đưa ra sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng của môi trường đến từng cây

Theo Paul Maurand (1952), đối với các loài cây của họ Sao - Dầu

(Dipterocarpaceae) và cây bộ Đậu (Fabales) như Cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariaensis), Cẩm lai đồng nai (Dalbergia dongnaiensis), Gừ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gừ mật (Sindora siamensis), Gụ lau (Sindora tonkinensis)…,

chúng ta có thể trồng rừng hỗn giao theo mô hình “Cây tiên chiến – Cây mọc nhanh – Cây hợp mục đích kinh doanh” Ba nhóm cây này có vai trò khác nhau trong quần thụ

1.2 Nghiên cứu trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng

Cấu trúc tổ thành thực chất là sự tham gia của các thành phần loài cây trong quần thể cây rừng Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Việt Nam, trên quan điểm

Trang 25

hệ sinh thái, Thái Văn Trừng (1963, 1978, 1999) đã dựa trên số lượng và sinh khối

nhóm loài ưu thế trong rừng nhiệt đới ẩm Việt Nam để phân định các ưu hợp và

phức hợp Nhóm loài ưu thế trong các ưu hợp không quá 10 loài, tỉ lệ cá thể của

mỗi loài ưu thế chiếm khoảng 5% và tổng số cá thể của 10 loài ưu thế đó phải chiếm 40-50% tổng số cá thể cây của các tầng lập quần trong quần thể trên đơn vị diện tích điều tra Trường hợp độ ưu thế các loài cây không rõ ràng gọi là các phức hợp [32]

Do đặc trưng khí hậu và đất thuận lợi cho nhiều loài cây cùng phát triển, cho nên trong rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới hiếm khi chỉ có một loài ưu thế duy nhất tạo thành các quần hợp như vùng ôn đới Theo Nguyễn Hồng Quân (1982), trong rừng loại IVB ở Kon Hà Nừng, trên diện tích một ha có khoảng 60 loài, nhưng các loài có tổ thành lớn nhất cũng không vượt quá 10% Nguyễn Văn Trương (1983), cho rằng: trong rừng tự nhiên hỗn loài, chỉ tính loài cây gỗ từ trạng thái rừng sào trở lên cũng có đến ba bốn chục loài trên một ha, nhưng trong đó loài cây gỗ lớn có thể vươn đến lớp không gian cao 30m chỉ từ 10 - 20% Nguyễn Ngọc Lung (1991) qua điều tra các dạng rừng khí hậu ở Hương Sơn, Kon Hà Nừng và một số địa phương khác, cũng cho biết: trên ô tiêu chuẩn diện tích một ha thường có từ 23 - 25 loài, với

số cây thấp nhất cũng đạt 317 cây và cao nhất đến 859 cây trên một ha [18], [24], [33]

So sánh với khu vực khác trên thế giới, Phạm Hoàng Hộ (1999) cho biết: nếu

ở rừng Amazon, trung bình có khoảng 90 loài trên ha, thì ở Đông Nam Á đến 160 loài [8]

Để đánh giá tổ thành rừng, nhiều tác giả đã sử dụng công thức tổ thành trên tỉ

lệ phần mười theo số cây, tiết diện ngang, hoặc chỉ số IV%, trong đó phương pháp tính tỉ lệ tổ thành (IV%) theo phương pháp của Daniel Marmillod, Vũ Đình Huề (1984) thường được các nhà khoa học vận dụng trong những công trình nghiên cứu cấu trúc rừng [9]

Về nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các loài cây trong rừng tự nhiên, Nguyễn Hải Tuất (1991), đã sử dụng phương pháp tương quan giữa hai sự kiện và

Trang 26

phương pháp kiểm tra tính độc lập bằng mẫu biểu 2 x 2 Hạn chế của phương pháp trên là kết quả đánh giá phụ thuộc vào độ lớn của ô thu thập số liệu, và tác giả đã đề xuất có thể dùng phương pháp 6 cây để đánh giá sẽ khách quan hơn [37]

Bùi Đoàn (2001) đã áp dụng phương pháp phân tích định tính (dựa vào tổ thành ưu thế các loài tham gia lập quần và tầng ưu thế sinh thái) và phương pháp

sinh thái định lượng của M Gounot (1965), để phân các "nhóm sinh thái" phục vụ

công tác điều chế rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng [5] Nguyễn Văn Thêm (2004), nghiên cứu sự kết nhóm giữa các loài trong rừng thường xanh ở Đồng Nai,

đã sử dụng bảng chéo 2x2, kiểm định tính độc lập giữa các loài cây dùng tiêu chuẩn

 2 ; nếu hai loài có quan hệ với nhau sẽ tính cường độ liên hệ theo thống kê Lambda, Phi và Cramer’s.V; và khi có mặt nhiều loài cây trên ô, thì mối liên hệ giữa hai loài được xác định thông qua hệ số kết nhóm riêng phần Thật ra phương pháp tính toán của hai tác giả này phức tạp, khó áp dụng hơn phương pháp mà các tác giả nêu trên

đã sử dụng

Như vậy, có thể thấy rằng rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng có cấu trúc sinh thái phức tạp nhất về thành phần loài, tầng phiến và dạng sống thể hiện sự phong phú về đa dạng sinh học Các chỉ tiêu để chỉ sự đa dạng về loài của rừng tự nhiên là hệ số hỗn loài (số loài/số cây) Trong rừng tự nhiên ở Việt Nam hệ số này biến động từ 1/5 đến 1/13 (nếu số cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 10 cm trở lên trong 1 ha bình quân là 500 cây thì số loài biến động từ 38 - 100 loài/ha) Cấu trúc tổ thành loài nghiên cứu về tầm quan trọng sinh thái của mỗi loài trong quần thụ, các chỉ tiêu để định lượng về tổ thành thường được dùng là chỉ số IV (Important Value Index) tính bằng % Giá trị này được tính cho tỷ trọng số cây của một loài so với tổng quần thụ, hay tỷ trọng tiết diện ngang G, hoặc tổng của hai chỉ tiêu này Các loài có giá trị IV%> 5% được xếp vào các loài ưu thế Phục vụ mục tiêu quản lý, người ta cũng nghiên cứu các quan hệ tương hỗ giữa các loài (nhóm sinh thái); nhóm các loài mục đích, các loài phù trợ và các loài phi mục đích Sự phân chia này là tương đối vì loài phi mục đích hôm nay có thể trở thành loài kinh

tế trong tương lai và ngược lại Việc khai thác rừng sẽ làm thay đổi cấu trúc tổ

Trang 27

thành loài Nghiên cứu ở Lâm Trường Ba Rền cho thấy, trong khi nhóm loài cây mục đích ở rừng giàu và trung bình chiếm 30-50% thì ở rừng nghèo sau khai thác nhiều lần chỉ chiếm 13 - 25% Ở Hương Sơn có những vùng Chẹo và Ngát chiếm 32%, các loài khác chiếm 41% nghĩa là 73% ưu thế là các loài kém giá trị kinh tế Tại Kon Hà Nừng cũng nhận thấy tổ thành các loài có giá trị kinh tế ở rừng giàu (Giổi, Sữa, Xoay, Re, Xoan đào, Thông nàng, ) chiếm 20% trong khi ở rừng nghèo chỉ có 13% dẫn theo Nguyễn Thanh Tiến, 2010) [31]

1.2.2 Nghiên cứu cơ sở chọn cây trồng lâm nghiệp

Các nghiên cứu liên quan đến việc chọn loài cây trồng có lịch sử từ khi loài người biết trồng rừng Bắt đầu từ những thí nghiệm thăm dò đến các khảo nghiệm loài và xuất xứ được bố trí một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc khoa học để chọn loài thích hợp cho vùng sinh thái và lập địa Đã có những nghiên cứu dùng các mô hình toán để tối ưu cơ cấu cây trồng cho vùng Tại các nước châu Âu (vùng ôn đới) số loài cây chính dùng trong trồng rừng rất ít, nên người ta đã nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ giữa cây và lập địa rất cụ thể, chi tiết cho từng loài Các khảo nghiệm, thăm dò về loài cây trồng rừng ở Việt Nam đã được người Pháp tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở miền Nam Việt Nam Các trạm thực nghiệm Trảng Bom, Lang Hanh, Ekmat, Măng Linh, Tân Tạo lần lượt ra đời từ 1905 đến 1959 để tiến hành trồng khảo nghiệm nhiều loài cây khác nhau Sau ngày giải phóng ở miền Bắc, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã thành lập một số trạm thực nghiệm (thuộc Viện Lâm nghiệp) như Cầu Hai, Hữu Lũng và đã có diện tích thực nghiệm các loài như mỡ, bồ đề, lim xanh, thông nhựa, thông đuôi ngựa ở một số tỉnh phía Bắc và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế Sau giải phóng miền Nam (1975), Viện Lâm nghiệp đã thành lập thêm các trạm thực nghiệm Đông Hà và Pleiku để tiến hành các khảo nghiệm về loài và xuất xứ, các loài được quan tâm nhiều là: bạch đàn, keo, thông caribê, phi lao Đặc biệt từ những năm 1980 vấn đề chọn loài cây trồng rừng đã được đặt ra và bổ

Trang 28

sung thành một chương trình tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước mang mã số

04-01 do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì Chương trình này đã tập hợp và tổng kết các kinh nghiệm và kết quả trồng rừng; kết quả khảo nghiệm của các

cơ quan nghiên cứu và sản xuất để xây dựng một bản qui định các loài cây trồng nhằm phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp trong toàn quốc Các công trình nghiên cứu sau do nhóm công tác đánh giá loài cây bản địa thực hiện dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Úc thông qua dự án STRAP đã

bổ sung và tổng hợp thành 3 nhóm tiêu chuẩn như sau:

(i) Theo mục đích sử dụng, được chia thành: gỗ lớn, gỗ nhỏ, sản phẩm ngoài gỗ, phù trợ (Có chú ý tới giá bán, các đặc tính cơ bản của sản phẩm như tỷ trọng, độ cứng, độ bền, màu sắc )

(ii) Theo điều kiện gây trồng như vùng phân bố (đai cao), hiện trạng thảm thực bì, trạng thái đất đai

(iii) Theo khả năng gây trồng như các yêu cầu sinh thái (ánh sáng, nhiệt

độ, độ ẩm ), và kỹ thuật lâm sinh

Dựa trên các nhóm chỉ tiêu này, kết hợp với các thông tin thu thập được, nhóm công tác đã đưa ra một danh sách gồm 80 loài bản địa có triển vọng dự tuyển cho cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, trong đó nhóm gỗ lớn gồm 48 loài, nhóm gỗ nhỏ 10 loài, nhóm đặc sản ngoài gỗ 12 loài và nhóm phù trợ 10 loài Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đưa ra một danh sách các loài trồng rừng Trần Quang Việt và cộng sự (1997),

đã xem xét đánh giá tập đoàn cây trồng 327 trên các vùng sinh thái trong cả nước và đã thống kê một danh mục gồm 70 loài được sử dụng trong trồng rừng 327 Theo Hoàng Hòe và Trần Xuân Thiệp (1999) thì có khoảng 250 loài cây bản địa và nhập nội đang được sử dụng trồng rừng [8] Năm 1999 nguyên Phó thủ tướng, nguyên trưởng ban chỉ đạo Nhà nước dự án trồng mới

5 triệu ha rừng - ông Nguyễn Công Tạn cũng đã khẳng định:"Các loài cây có

Trang 29

phổ thích nghi rộng trên vùng đồi núi, cần được khuyến khích phát triển trong

cả nước ta là các loài tre trúc, các loài Thông, các loài Bạch đàn và nhiều loài cây gỗ lớn khác"

Như vậy, phải chăng là bài toán chọn loài cây trồng được nhiều người quan tâm đã hoàn toàn được giải quyết? Tại sao các chủ dự án trồng rừng vẫn lúng túng khi phải quyết định: trồng cây gì trên các lập địa cụ thể do mình quản lý Một mặt, các thông tin về các thành tựu nghiên cứu bị hạn chế hoặc rất tản mạn không có điều kiện đến được với những người cần biết Từ sau năm 1995, nhất là từ năm 2000 đến nay diện tích rừng trồng đã tăng khá nhanh Giai đoạn này chủ yếu là trồng rừng tập trung nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy, ván nhân tạo và một số ngành công nghiệp khác Các tiến bộ kỹ thuật về giống cũng như thâm canh rừng trồng trong giai đoạn này đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các mức độ khác nhau, nên năng suất rừng trồng đã được nâng cao khá rõ, nhất là rừng trồng các loài cây mọc nhanh có thể đạt trên 20m3/ha/năm (Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006)[25]

1.2.3 Nhiên cứu kỹ thuật gieo ươm bằng hạt

1.2.3.1 Nghiên cứu gieo ươm các loài cây thân gỗ

1.2.2.1.1 Ảnh hưởng của xử lý hạt giống tới nảy mầm

Ở Việt nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm cây thân

gỗ Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

Lê Đình Khả (1991) khi nghiên cứu xử lý hạt Lim xanh cho thấy: khi cắt một phần vỏ hạt và ngâm 5 giờ trong nước ấm 40oC thì có tỷ lệ nảy mầm

Trang 30

Nguyễn Ngọc Minh (2011) cho rằng: Phương pháp kích thích nảy màm

có hiệu quả tốt nhất đối với Hồ đào là rửa sạch hạt giống và ngâm nước ấm

35oC để nguội dần trong thời gian 10 giờ [21]

Ngoài những nghiên cứu trên còn rát nhiều nghiên cứu về các lọại hạt khác nhau và cách xử lý khác nhau để đạt tỷ lệ nảy mầm cao và chất lượng tốt nhất

1.2.2.1.2 Nghiên cứu vai trò của ánh sáng đến cây con trong giai đoạn vườn ươm

Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến cây con trong giai đoạn vườn ươm Một vài công trình tiêu biểu như sau:

Đặng Thịnh Triều (2003) đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng cho cây Vạng trứng trong giai đoạn vườn ươm và đã kết luận: ở mức độ che 20% cường độ ánh sáng sẽ cho sinh trưởng chiều cao và tổng khối lượng khô của cây con đạt mức cao nhất [28]

Hà Thị Hiền (2008) khi nghiên cứu chế độ ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng cây Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Hòa Bình đã kết luận: Dẻ đỏ trong giai đoạn 0 – 1 tuổi thì che 75% ánh sáng trực xạ là tốt nhất, giai đoạn 1 – 2 tuổi che 50% ánh sáng trực xạ là tốt nhất [11]

Hà Thị Mừng (2010) khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Kháo vàng, Giáng hương đã cho thấy: Tỷ lệ che sáng thích hợp cho Kháo vàng từ 1 – 6 tháng tuổi là che 75%, giai đoạn 7- 4 năm tuổi là 50% Giáng hương tỷ lệ thích hợp cho cây 6 tháng tuổi là 50%, 12 tháng tuổi là 25%, 2 năm tuổi là 100% ánh sáng tự nhiên [15]

Đoàn Đình Tam (2011) đã nghiên cứu chế độ che bóng đối với cây Vối thuốc ở gia đoạn vườn ươm cho thấy: giai đoạn 3 tháng tuổi là 50%, 6 – 12 tháng tuổi là 25% [26]

Trang 31

Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định nhu cầu ánh sáng của cây con trong giai đoạn vườn ươm các kết quả đều cho thấy: Che sáng có tác dụng làm giảm tác động cực đoan của điều kiện môi trường đến sinh trưởng của cây con và đa số cây con trong giai đoạn vườn ươm cần được che sáng

1.2.2.1.3 Nghiên cứu vai trò của phân bón trong giai đoạn vườn ươm

Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng Mặc dù hàm lượng Ni tơ không cao nhưng thiếu Nito cây không thể tồn tại Nito là thành phần quan trọng cấu tao nên axit amin và từ axit amin tổng hợp nên các protein trong cơ thể thực vật Nito có mặt trong axit nucleic tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp thực vật

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng Lân

có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển hệ

rễ Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa và sự phát triển của hạt và quả Cây được cung cấp lân sẽ tăng tính kháng chịu với môi trường

Kali (K) đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng, đồng hóa cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+ giúp cây tăng sức đề kháng chống đổ ngã

Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000) đã bón lót supe lân, clorua kali, sulphat amon với tỷ lệ từ 0 – 6% với trọng lượng ruột bầu Đối với phân hữu cơ, tác giả sử dụng phân chuồng hoai với liều lượng từ

0 – 25% so với trọng lượng bầu [24]

Lê Văn Sơn và Nguyễn Duy Tiến, (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến cây Re gừng đã cho thấy: cây con re gừng được bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% (100g NPK hòa tan trong 2 lít

Trang 32

nước) có tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng tốt hơn tưới nước phân chuồng

và không bón thúc [25]

1.2.3.2 Nghiên cứu về gieo ươm cây Sơn huyết

Cũng như trên thế giới ở Việt Nam cũng chưa có tài liệu nào liên quan đến việc gieo ươm cây Sơn huyết

1.2.4 Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa

Cây lá rộng bản địa trong rừng tự nhiên nước ta phải tính đến hàng ngàn loài, nhưng trong danh sách các loài cây trồng rừng lại rất ít các loài cây bản địa và nếu có thì qui mô ít hơn nhiều so với các loài thông và các loài nhập nội khác Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc về khoa học

tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và kinh tế-xã hội Về mặt khoa học tự nhiên thì: hiểu biết của chúng ta về nhu cầu sinh thái và phản ứng của các loài cây bản địa còn quá ít ỏi Rất nhiều loài cây tồn tại trong rừng tự nhiên không thể đem trồng ở đất trống vì quan hệ khí hậu ở đó mâu thuẫn với yêu cầu sinh thái của chúng Thường thì các loài cây lá rộng bản địa có giá trị kinh tế lại là những loài không thích hợp hoặc rất khó cho việc trồng rừng tập trung ở đất trống đồi núi trọc Chỉ một số loài mà vốn bản tính tự nhiên đã ưa sáng, chịu được

hạn như Mỡ (Manglieta glauca), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Xoan (Melia azedarach), hay những loài vốn đã sống trong các điều kiện lập địa cực đoan

hoặc các vùng khí hậu bất lợi như các cây ở rừng khộp mới có khả năng trồng tập trung trên đất trống Về mặt kinh tế-xã hội thì các loài cây lá rộng bản địa thường có chu kỳ sinh trưởng rất lâu mới cho sản phẩm, vốn đầu tư bị chôn lâu hơn nhiều so với các cây nhập nội sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả kinh tế mang lại nhanh hơn

Thời gian qua đã có một số cơ sở nghiên cứu và sản xuất kinh doanh thử nghiệm khôi phục, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới (TTLNNÐ) thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Trang 33

Nam và Sở NN-PTNT Gia Lai như các loài Giổi, Quế, Dầu rái, Hông…tại các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kaknak, Sông Kon…với diện tích khoảng từ 100 – 300 ha trồng khảo nghiệm Cũng là loại cây bản địa Tây Nguyên, Dầu rái được trồng thử nghiệm ở cả hai vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn có nhiệt độ trung bình hằng năm tương ứng chỉ có điều mùa khô hạn giữa hai vùng có sự khác nhau Khảo nghiệm của các nhà chuyên môn cho thấy, khôi phục và phát triển rừng địa bàn này bằng cây dầu rái theo phương thức băng chặt rộng đối với đất trống, đồi núi trọc (mật độ 500 cây/ha với Đông Trường Sơn) và trồng hỗn giao với các loại cây khác trên đất rừng

bị thoái hóa (mật độ hơn 1.000 cây/ha với Tây Trường Sơn) Dầu rái là loại cây gỗ cao lớn, sinh trưởng nhanh (chiều cao đạt 1 - 1,5 m/năm, đường kính 1,5 - 2 cm/năm); gỗ thường được dùng trong xây dựng làm ván tàu thuyền và

có giá trị xuất khẩu cao Hông cũng được trồng thử nghiệm tại Lâm trường Mang yang II và Kon Chro, Chư Prông, Pleiku Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây hông thích hợp với trồng xen theo mô hình nông - lâm kết hợp Ngoài ra còn có các loại cây như xoan mộc, gáo vàng, gòn mò cua cũng được Sở NN-PTNT Gia Lai chú ý gây trồng Đã có đề tài Nghiên cứu đặc tính sinh học

và xây dựng quy trình kỹ thuật gieo ươm góp phần có thêm nguồn giống mới, phù hợp với điều kiện địa phương và đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế lâm nghiệp

Từ năm 1990 trồng rừng ở nước ta đã chú trọng đến các cây bản địa Hầu hết các địa phương trồng rừng cây bản địa đều tập trung theo hướng

“trồng dưới tán rừng” Đến nay các diện tích rừng này cần được xử lý tầng cây cao để giải phóng cây bản địa khỏi bị ức chế Một số nơi như Vườn Quốc Gia Đền Hùng, Ba Vì, Cát Bà … đã tác động mạnh vào tầng cây cao để giải phóng cho cây dưới tán rừng Tuy nhiên vì thiếu những cơ bản và hệ thống nên cơ sở lý luạn của tỉa thưa rừng nhằm mục đích chăm sóc cây trồng dưới

Trang 34

tán vẫn chưa được làm sáng tỏ, hiệu quả của những tác động này đến cây trồng dưới tán có sự thay đổi khác nhau và chưa thể dự đoán được Mặc dù vậy, đây cũng là những kinh nghiệm quý báu, những bài học ban đầu để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của tỉa thưa rừng cho việc chăm sóc cay bản địa dưới tán rừng [24]

Năm 1906, Trần Nguyên Giảng, Lê Cảnh Huệ, Lưu Phạm Hoành… đã nghiên cứu thử nghiệm về cải tạo và làm giàu rừng bằng loài cây bản địa như Lim xanh, Chò nâu, Vạng trứng, Ràng ràng mít, Bồ đề … theo phương thức chặt trắng, cải tạo theo băng, trồng dưới tán [18]

Trần Nguyên Giảng, Trần Xuân Tiếp, Lê Xuân Tám đã đưa ra kỹ thuật gây trồng và phục hồi cây bản địa nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình tu bổ lại tầng cây cao có giá trị trong lâm phần rừng Trong công trình nghiên cứu này tác giả Trần Nguyên Giảng đã xây dựng thành công mô hình trồng hỗn loài cây bản địa dưới tán cây phù trợ và đã có báo cáo tổng kết sơ bộ về tình hình sinh trưởng của rừng ở khu vực nghiên cứu [24]

Giẻ đỏ và Kháo vàng là hai loài cây bản địa đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp dùng để cải tạo rừng nghèo kiệt tại khu vực Vũ Lễ (Bắc Sơn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên) từ những năm 1972 Sau năm 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng cải tạo theo băng (15 - 30m) hoặc theo đám Nhưng đến nay các Lâm trường đã giải thể mô hình bị tàn phá nên việc đánh giá rất khó khăn [24]

Cũng loài Giẻ đỏ và Kháo vàng được Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái

và Môi trường rừng tiến hành nghiên cứu thử nghiệm xây dựng mô hình trồng rừng phòng hộ hỗn giao cây Giẻ đỏ và Kháo vàng cùng với bốn loài cây bản địa khác Sau hai năm cho kết quả khả quan tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng khá hài hòa cũng các loài cây trồng khác Tuy nhiên đề tài cũng gặp rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu thực nghiệm gây trồng và xây dựng

Trang 35

mô hình do thiếu cơ sở khoa học, thiếu các kết quả nghiên cứu cơ bản và toàn diện về đặc điểm sinh lý, sinh thái, cũng như các hướng dẫn kỹ thuật quy trình, quy phạm cây trồng [24]

Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng (1983 – 1985) đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp” Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp, trong đó có một số loài cây bản địa [20]

Nguyễn Minh Đức (1998) nghiên cứu sinh trưởng loài Lim xanh tại Vườn Quốc gia Bến En đã nhận xét: Sự thay đổi cường độ ánh sáng dẫn tới

sự thay đổi nhiệt độ từ đó làm thay đổi độ ẩm dưới tán rừng và điều này đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây rừng và đặc biệt là cây tái sinh [6]

Theo Phạm Xuân Hoàn (2000) [12], Mười loài cây bản địa bao gồm:

Gội trắng (Aphanamixis grandifolia Blume), Trám (Cinnamomun sp), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinense A.Chev), Dẻ (Castanopsis sp), và Kim giao (Podocarpus fleurgi Hickel) đã được đưa vào trồng dưới tán các loài Keo lá tràm (A auriculiformis) và Keo tai tượng (A mangium Wild) ở Vườn Quốc Gia Cát Bà (Hải Phòng) theo phương thức

trồng hỗn giao theo hàng Đánh giá kết quả thí nghiệm trồng hốn giao năm

2000 cho thấy: dưới tán rừng Keo tai tượng (A mangium Wild) các loài cây bản địa sinh trưởng kém hơn dưới tán rừng Keo lá tràm (A auriculiformis) tỷ

lệ sống của các loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng đạt 79.1% thậm chí loài Sấu chết hoàn toàn Trong khi đó dưới tán Keo lá tràm tỷ lệ này là 95.3% Lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân của cây bản địa dưới tán Keo lá tràm cao hơn

Trong dự án nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao các loài cây gỗ giá trị cao hợp tác giữa Viện nghiên cứu nguyên liệu giấy và trường đại học

Trang 36

Queensland, đã thiết lập hàng loạt thí nghiệm hỗn giao các loài cây bản địa và cây nhạp nội ở cả phía Bắc và Nam Việt Nam Dự án đã tìm ra 2 loài ở Đoan

Hùng (Phú Thọ) là Giổi xanh (Michelia mediocris) và Bạch đàn (E urophylla) trồng hỗn giao theo hàng cho năng suất cao gấp 1.5 lần so với

trồng thuần loại (dẫn từ Nguyễn Thế Đức, 2007)

Năm 1988 tại lâm trường Trạm Lập – Kbang – Gia Lai đã trồng Re

gừng (Cinnamomum zeylancium) trong rạch Rừng nghèo có chiều cao trung

bình 15m, mở rạch rộng 5m, băng chừa 10m Trên rạch trồng phát sạch dây leo, cây bụi Trồng bằng cây con có bầu 15 tháng tuổi, có chiều cao 30 – 50cm, cự ly cây cách cây 2m Năm 1993 đo đếm sinh trưởng của Re gừng cho thấy: tỷ lệ sống 85%, đường kính 3.86cm, chiều cao bình quân 4.38m, cây trong băng chừa có hiện tượng che cớm Re gừng Sự phân hóa đường kính và chiều cao chưa rõ

Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn lọc cây bản địa trồng rừng phòng

hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Thiệp (1997) Theo tác giả có hai phương pháp đê lựa chọn cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng: Thứ nhất bố trí thực nghiệm và thử nghiệm đưa ra trồng rừng; Thứ hai tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để trồng thử nghiệm hoặc đưa

ra quy trình Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) lại đưa ra nghịch lý của cây bản địa

đó là: Thiếu sự hiểu biết về đặc điểm của từng loài cây bản địa cụ thể: Nhu cầu về đất đai, ánh sáng, khả năng tái sinh… Do đó khó có thể phát triển cây bản địa trên diện rộng Một nghịch lý nữa là cây bản địa quen sống trong một môi trường sống hoàn chỉnh ít biến động nên có nhu cầu cao về đất và các yếu

tố khác Do đó muốn trồng thành công cây bản địa cần phải tạo ra môi trường sống tương đối thích hợp cho cây bản địa

1.3 Những nghiên cứu về loài cây sơn huyết

- Đặc điểm hình thái:

Trang 37

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), chi Melanorrhoea có 02 loài: Sơn huyết và Sơn đào, cả hai loài này có nhiều điểm tương đồng về hình thái dễ bị nhầm lẫn

Cây gỗ lớn thường xanh, cao 20-30m, đường kính thân 60-80 cm Cây

có nhựa mủ vàng sau cứng lại và có màu đen Lá đơn, dai, mọc so le, hình trứng ngược, dài 12-20cm, rộng 7-10cm, hai mặt nhẵn; gân bên 18-24 đôi, nổi

ở hai mặt; cuống lá 3-6mm, dẹt và ít nhiều có cánh Cụm hoa chuỳ ở nách, phân nhánh thưa; cuống hoa có lông và dài hơn hoa; 5 lá đài nhẵn; 5 cánh hoa cuộn lại, thon nhọn; nhị khoảng 30, đính thành 4 hàng; bầu nhẵn có cuống dài Quả hạch hình cầu hơi dẹt, rộng 3-4cm, gốc mang 5 cánh hoa tồn tại

- Đặc điểm sinh học:

Mùa ra hoa tháng 10-12, mùa quả tháng 2-4 Sơn huyết thường mọc ở những vùng thấp, nhưng đôi khi tìm thấy ở độ cao từ 800 đến l000m so với mặt nước biển

Trang 38

Hình 1.1 Cành Sơn huyết mang quả (Tập san thực vật Đông dương)

+ Nghiên cứu về bảo tồn:

Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) Sơn huyết thuộc nhóm các loài cây hiện đang bị đe doạ cao Tác giả điều tra, nghiên cứu loài Sơn huyết ở Bình Châu- Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Lộc Bắc (Lâm Đồng) và đã xếp loại loài là rất nguy cấp (CR), cần được bảo tồn Việc thu hái hạt giống, thử nghiệm gieo ươm và gây trồng loài cây này với mục tiêu bảo tồn là hết sức cần thiết, đồng thời hướng tới mục tiêu cung cấp giống các loài cây bản địa phục vụ trồng rừng trong tương lai

Nguyễn Thị Chuyền (2011) thực hiện đề tài cấp cơ sở đã điều tra khảo sát tại lâm phần Sơn huyết mọc tự nhiên tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và đã chọn được 20 cây trội dự tuyển Sơn huyết theo chỉ tiêu sinh trưởng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu; Đề tài cũng đã thu thập được một số mẫu tiêu bản: lá, quả và vỏ cây thuộc nội dung nghiên cứu đặc điểm hình thái;

Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát, lựa chọn hiện trường phục vụ việc xây dựng mô hình tại địa phương, tuy nhiên theo ý kiến các chuyên gia tại

Trang 39

Hội đồng tư vấn và xét duyệt đề cương đề tài cấp Bộ (họp lần 1, tháng 5/2012) cho rằng không nên trồng khảo nghiệm tại khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu do điều kiện tự nhiên ở đây rất khắc nghiệt, không thuận lợi cho cây trồng Sơn huyết sinh trưởng và phát triển Cụ thể là khí hậu khô nóng kéo dài, đất chủ yếu là đất xám bạc màu, thành phần chủ yếu là cát nghèo dinh dưỡng Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là các địa phương có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô

hình hơn

1.4 Một số thảo luận và nhận xét

Cơ sở khoa học để lựa chọn loài cây trồng và trồng rừng là rất quan trọng Chúng ta cần phải hiểu và nắm chắc các đặc điểm lâm học, sinh thái, sinh lý cây rừng sẽ quyết định việc lựa chọn lòai cây và lập địa trồng rừng (đất nào cây ấy)

Vai trò của xử lý hạt, ánh sáng, tưới nước, bón phân tới sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm: Mỗi loại hạt đều có đặc điểm sinh lý riêng cho nên sẽ có phương pháp xử lý riêng Các nhân tố ánh sáng, bón phân và nước đều rất quan trọng các nhân tố ấy mang lại cho cây gieo ươm có đủ sức sinh trưởng và chống chịu được với thời tiết và môi trường bên ngoài vườn ươm Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng cần chú trọng đến độ thích hợp của ánh sáng, lượng nước tưới và lượng phân bón cho cây để tránh trường hợp cây sẽ bị ngợp do nhiều phân và úng nước cũng như cháy lá do ánh sáng quá mạnh

Cây bản địa luôn được chú trọng phát triển nhưng cách thức trồng và

kỹ thuật trồng các loài cây là khác nhau Trồng cây bản địa nếu không quyết tâm thì khả năng thành công là rất cao chính vì vậy khi nghiên cứu trồng cây bản địa nên tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh thái của cây lựa chọn và đư ra phương thức, kỹ thuật cho phù hợp

Trang 40

Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm lâm học các loài cây cũng như quá trình gieo ươm, ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm và kỹ thuật trồng rừng cây bản địa Khẳng định rằng các mô hình có mô hình thành công và cũng có mô hình thất bại tuy nhiên có thất bại mô hình thì đó cũng là sản phẩm của khoa học (chứng minh

lý do thất bại đó) Nhận thấy các nghiên cứu về loài cây Sơn huyết còn rất ít cho tới thời điểm hiện tại chưa có tài liệu nào nghiên cứu về kỹ thuật gieo

ươm hay trồng rừng cây Sơn huyết Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc

điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai” là cần thiết

Ngày đăng: 05/09/2017, 09:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Võ Đại Hải (2010): Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 40-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Tác giả: Võ Đại Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp"
Năm: 2010
11. Hà Thị Hiền (2008): Ảnh hưởng mức độ che sáng tới sinh trưởng loài Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí KHLN, Hà Nội, No2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng mức độ che sáng tới sinh trưởng loài Dẻ đỏ trong giai đoạn vườn ươm
Tác giả: Hà Thị Hiền
Năm: 2008
12. Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển (2001): Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh rừng trồng hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Cát Bà – Hải Phòng. Đề tài NCKH cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm một số nhân tố tiểu hoàn cảnh rừng trồng hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái VQG Cát Bà – Hải Phòng
Tác giả: Phạm Xuân Hoàn, Phạm Văn Điển
Năm: 2001
13. Bảo Huy (2009): “Ước lượng khả năng hấp thu CO 2 của Bời lời đỏ trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn tại huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai”, Báo cáo đề tài tháng 5 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ước lượng khả năng hấp thu CO"2" của Bời lời đỏ trong mô hình nông lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn tại huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai
Tác giả: Bảo Huy
Năm: 2009
14. Đặng Quang Hưng và Nguyễn Bá Triệu: Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron suceedanea) bằng phương pháp ghép.Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2012, tr.83-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron suceedanea) bằng phương pháp ghép
15. Lê Quốc Huy, Hà Thị Mừng (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa là cơ sở cho việc trồng rừng.Báo cáo đề tài NCKH, VIện KHLN Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái một số loài cây lá rộng bản địa là cơ sở cho việc trồng rừng. "Báo cáo đề tài NCKH
Tác giả: Lê Quốc Huy, Hà Thị Mừng
Năm: 2009
16. Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003): Giáo trình Giống cây rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giống cây rừng
Tác giả: Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
17. Lê Đình Khả và các cộng tác viên (2003): Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, tr.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu
Tác giả: Lê Đình Khả và các cộng tác viên
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2003
18. Phùng Ngọc Lan (1994): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Lim xanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Lim xanh, Trường Đại học Lâm nghiệp
Tác giả: Phùng Ngọc Lan
Năm: 1994
19. Đỗ Tất Lợi: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 539, 540 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
20. Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên (1993): Đánh giá sinh trưởng và lập các biểu điều tra, điều chế rừng trồng các loài cây chủ yếu của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sinh trưởng và lập các biểu điều tra, điều chế rừng trồng các loài cây chủ yếu của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên
Năm: 1993
31. Hary W.A, and Stanley P.G (1996), “Effects of nursery ferlitization on outplaned Douglas – Fir”, Journal of Forestry, P 109 – 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of nursery ferlitization on outplaned Douglas – Fir”
Tác giả: Hary W.A, and Stanley P.G
Năm: 1996
32. Kannan D. and Paliwal (1995), “ Effects of nursery ferlitization on Cassia siamea seedling growth and its impact on early field performance”, Journal of tropical Forest Science, (1), p 203 – 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Effects of nursery ferlitization on Cassia siamea seedling growth and its impact on early field performance
Tác giả: Kannan D. and Paliwal
Năm: 1995
34. Liew T.C, Wong W.O (1973), Density requirement, mortality and growth of Dipterocarpus seedlings in virgin and logged – over forest in Sabah, Malaysia Forester No36, P 3-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Density requirement, mortality and growth of Dipterocarpus seedlings in virgin and logged – over forest in Sabah
Tác giả: Liew T.C, Wong W.O
Năm: 1973
35. Mullin R.E. and Bowdery L. (1978), “Effects of nursery seedbed density and topdressing ferlitization on survival anh growth of 3 + 0 red pine”, Canadian Journal of forest research, No8, p 30 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of nursery seedbed density and topdressing ferlitization on survival anh growth of 3 + 0 red pine”, Canadian Journal of forest research
Tác giả: Mullin R.E. and Bowdery L
Năm: 1978
36. Phais and Kramer P.J. (1983) Water relation of plant. Academic press, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water relation of plant. Academic press
37. Popma J. and Bongers F. (1988), The effects of canopy gaps on growth and morphology of seedlings of rainforest species. Oecologia, No75, p 625 – 635 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of canopy gaps on growth and morphology of seedlings of rainforest species. Oecologia
Tác giả: Popma J. and Bongers F
Năm: 1988
38. Raich J.W. and Gong W.K. (1990), “Effects of canopy opennings on tree seed germination in a Malaysia Dipterocarp forest”. Journal of tropical Ecology, No6, p 203 – 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of canopy opennings on tree seed germination in a Malaysia Dipterocarp forest
Tác giả: Raich J.W. and Gong W.K
Năm: 1990
39. Sasaki S. and Mori T. (1981), “Growth resphonses of Dipterocarp seedings to light”, Malaysia forester, No44, p 319 – 345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Growth resphonses of Dipterocarp seedings to ligh"t
Tác giả: Sasaki S. and Mori T
Năm: 1981
44. JB. Ball,T,J Wormald and L. Russo (1994), Experrience and Mixed and single Species Plantation DFID Sustainable livelihooods Guidance Sheets – Section 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Experrience and Mixed and single Species Plantation DFID Sustainable livelihooods
Tác giả: JB. Ball,T,J Wormald and L. Russo
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w