1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cảm nghĩ về bác hồ qua hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng

15 11,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

Cảm nghĩ về Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêngữ văn Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trang 1

Cảm nghĩ về Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêngữ văn

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”,

Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh

ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng Trong bài

“Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính

là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp

mà không kém phần sinh động, thi vị Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân” Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một

Trang 2

tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ Đặc biệt trong câu thơ này còn

có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng

ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả Biết bao nhiêu công việc

bề bộn Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện Hoa

lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,

Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm

Trang 3

năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính

là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm

nghưỡng thiên nhiên Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất

vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:

Trung Thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông

Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng

ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trănG

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh

Bài làm Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước

vì dân của Bác Hồ

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Trang 4

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri

âm tri kỉ Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để

vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng Con thuyền cách mạng rực

rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên

vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt D.a bai -nh sách nhận thưởng hàng

tuần Danh sách nhận thưởng hàng tháng

Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc Giống như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình Dân tộc Việt Nam : “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo” Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”

Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:

Trang 5

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình

Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần

“thương người như thể thương thân” Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một

mà con phát huy mạnh mẽ hơn Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề

từ những trận lụt bão Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ

éo le này Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam

Ta đã nghe câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Lại một ngày thêm để yêu thương”

Hay:

“Còn gì đẹp hơn đời như thế

Người với người sống để yêu nhau”

Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án

Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy

Hãy chứng minh rằng một trong những nội dung của ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương của nhân dân ta

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người

Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

Trang 6

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ dờ bóng ngả trăng chênh

Giọng hò xa vọng thẳm tình nước non

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người Với tình yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long” Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước

Nhờ trời hạ kể sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Vụ năm cho đên vụ mười

Trong làng kẻ gái người trai đua nghề

Tình cảm của người dân gắn chặt với làng quê Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên"

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình, ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai

Những cảnh làng quê bình dị, đơn sơ, đã gắn bó với ta bao nhiêu năm tháng chính là vì thế dù đi xa ta vẫn luôn nhớ tới Dù vật chất giản đơn nhưng tình cảm lại tràn đầy:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Đến cả những cô tát nước bên đường và những người phải dãi nắng dầm sương cũng không phai nhạt trong lòng chúng ta

Trang 7

Những tình cảm đó đương nhiên không những được nêu rõ trong ca dao mà còn cả trong văn thơ ngày nay, nhưng trước hết là trong ca dao Ngoài ra ca dao còn giúp ta nhớ về cội nguồn của dân tộc, qua đó càng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của nước nhà từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Ngô Quyền và Lê Lợi Những chiến công vẻ vang ấy ca dao đều ghi lại:

Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Đình Định bay trên khung thành

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa bình trên đất nước Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua bay phần phật trên khắp mọi miền

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An

Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang

Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc

Đ bài: Hãy ch ng minh r ng m t trong nh ng n i dung c a ca dao là di n t tình yêu tha thi t đ i v i đ tủa ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết đối với đất ễn tả tình yêu tha thiết đối với đất ả tình yêu tha thiết đối với đất ết đối với đất ối với đất ới đất ất

nưới đấtc, quê hương của nhân dân ta.ng c a nhân dân ta.ủa ca dao là diễn tả tình yêu tha thiết đối với đất

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sòng Tam Cờ, đến thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phô giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ: Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ dờ bóng ngả trăng chếnh

Giọng hò xa vọng thắm tình nước non

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam

Trang 8

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm Làng ta nhỏ bé, đơn

sơ mà thắm đượm tình người Với tình yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long” Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt Sự cần cù lao động dường như được ca dao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước

Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Vụ năm cho đến vụ mười

Trong làng kẻ gái người trai đua nghề

Tình cảm của người dân gắn chặt với làng quê Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mènh mông

Ca dao làm cho ta thường thấy rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng dòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa bình trên đất nước Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua bay phần phật trên khắp mọi miền

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bến này Bộc An

Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang

Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc

Nói về lòng yêu nước nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng: Dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển Lòng yêu nhà , yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên yêu nước Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên

Hồ Chủ tịch từng khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta Vậy truyền thống đó đã được hình thành và phát triển như thế nào?

Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói về quá trình hình thành lòng yêu nước một cách sinh động và giàu hình ảnh: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

Thực tế đã cho thấy điều đó là đúng Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày Câu nói của nhà văn Nga đã diễn tả tình yêu Tổ quốc một cách đơn giản và dễ hiểu trong hình ảnh so sánh: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc, cũng giống như suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển

Mọi người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê… Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến thắm thiết của con người đối với nơi chôn nhau cắt Tốn Từ đó, mở rộng ra tới tình yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc

Trang 9

Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ tình yêu những đỉnh núi, bờ sông; từ tình yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè… Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết,

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông

Xưa nay, con cái không chê cha mẹ khó và con người không vì chuyện giàu nghèo mà giảm sút tình yêu

Tổ quốc Đất nước ta còn lạc hậu về khoa học kĩ thuật, lại thêm chiến tranh tàn phá liên miên nên nhân dân càng khổ, càng nghèo Gần ba mươi năm cố gắng xây dựng đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống chưa phải đã đầy đủ, dư dật Vì thế, mỗi người cần đóng góp sức mình để xây dựng đất nước Dân có giàu thì nước mới mạnh Những doanh nghiệp giỏi, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi, những thanh niên giúp nhau lập nghiệp chính là những công dân đã bày tỏ rõ rệt lòng yêu Tổ quốc của mình Dân tộc ta vốn có tinh thần yêu nước, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập,

tự do Nối tiếp truyền thông đó, những công dân Việt Nam ngày nay tự hào, tin tưởng và quyết tâm xây dựng đất nước văn minh và giàu mạnh

Yêu đất nước có nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất: ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, chăm sóc em nhỏ, giúp đỡ người già Yêu đất nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường gần gũi nhất với chúng ta: ngôi nhà đang ở, ngôi trường đang học, bảo vệ môi trường sống trong lành…

Ở lứa tuổi học sinh, lòng yêu nước phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể như chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện sức khỏe, đạo đức để trở thành người hữu ích cho xã hội

Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người Nó luôn được thể hiện trong từng hành động, từng việc làm cụ thể, đúng như nhận định của I-li-a Ê-ren-bua : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” Hãy giải thích câu nói trên

Thứ tư , 08/04/2015, 04:58 GMT+7

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” Hãy giải thích câu nói trên Đây là một câu nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua, nó khơi gợi được tinh thần yêu nước tự cường, tự lực của dân tộc Đặc biệt là người dan của chúng ta, đã cảm nhận thấm thía và gieo cho mình một tinh thần yêu nước nòng nàn

Lòng yêu nước là tình cảm vốn có của những con người chân chính Bất cứ ai cũng gắn bó với một miền quê yêu thương của mình Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:

“dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển Lòng yêu

nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc”

Qua những hình ảnh gợi tả, I-li-a Ê-ren-bua muốn nói gì về lòng yêu nước, đặc biệt đã gợi lên trong ta những suy nghĩ gì ?

Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng Nhà văn Ê-ren-bua đã diễn tả nó với một hình ảnh thật sinh động trong câu nói trên, tác giả không lý luận chung chung mà nói một cách rất cụ thể , rất dễ hiểu

Trang 10

về lòng yêu nước của mỗi con người hình ảnh so sánh dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển cũng giống như lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, trở nên lòng yêu Tổ quốc

Nhà văn muốn nói lòng yêu nước được hình thành trên cơ sở những biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc nhỏ nhặt nhất nói cách khác, lòng yêu nước chính là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương gần gũi với mình Đó là những tình cảm vốn có trong lòng mỗi chúng ta,nên ai cũng có thể hiểu một cách

dễ dàng Bỡi lẽ ai cũng sinh ra, lơn lên trong một gia đình, một quê hương nơi ấy có những con người, những cảnh vật gần gũi nhất, thân thuộc nhất không có tình yêu đối với những người đã có công sinh thành thì không thể nào có tình yêu nhân dân rộng lớn không có tình yêu với những cảnh vật gắn bó với mìnhtrong tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không có tình yêu đát nước được người con trai ra di bảo

vệ Tổ quốc từ những mienf quê hương rất khác nhau, rất thân yêu, rất gắn bó với họ đó là những miền quê nước mặn đồng chua hoặc làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Họ yêu căn nhà không lung lay trong gió, yêu mảnh ruộng nương gửi cho bạn thân cày Tất cả đều trong cõi nhơ, đều phải được bảo vệ đến hơi thở cuối cùng cũng trong ý nghĩa đó, giang Nam đã khẳng định:

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi Như vậy, phải chăng nổi yêu nhà , yêu làng xóm , yêu miền quê là yêu tơ quốc còn có ý nghĩa đả phá một thứ “lòng yêu nước” mơ hồ, trừu tượng, chung chung Trái lại cần biểu hiện bằng những tình cảm, gần gũi như yêu chùm khế ngọt, đường đi học, con diều xanh biếc, con đò nhỏ ven sông như lời thơ Đỗ Quang Trung

Ngày nay, toàn thể dân tộc ta đã dduocj hưởng tự do và độc lập sau những ngày chiến đấu gian khổ Sự tổn thất về người và của trong chiến tranhđang được khắc phục em rất tựu hào về truyền thống anh hùng của dân tộc Hiểu rõ được ý nghĩa câu nói trên, em quyết tâm thể hiện lòng yêu nước bằng những biểu hiện cụ thể Trước tiên em yêu thương những người gần gũi nhất nhất như ông bà, cha mẹ, anh chị, em,

bà con, làng xóm, bạn bè ,thầy cô… bằng thái độ chăm sóc, giúp đỡ, vâng lời, lễ phép Em tự nhủ phải

có ý thức giữ gìn những gì bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống hằng ngày của mình, gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống đặc biệt em cần học tập chuyên cần hơn nữa, cố gắng lao động tự rèn luyện để trở thành người công dân tốt, tham gia tích cực vào hoạt động công tác xã hội trên cơ sở đó, tình yêu nhân dân, đất nước được hình thành và phát triển

Tóm lại, lòng yêu nước tuy trừu tượng nhưng cũng thật gần gũi, dễ hiểu vì đã gắn bó trong mỗi chúng ta Qua cách nói của nhà văn Ê-ren-bua ta cành hiểu rõ bổn phận thể hiện lòng yêu nước ấy một cách rõ ràng và có ý nghĩa hơn qua những hành động thiết thực để xây dựng đát nước:

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Ngày đăng: 03/09/2017, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w