I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. Với quan điểm … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Trang 1Soạn bài “Cảnh khuya và Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh
I VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1 Tác giả
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam
mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại Với quan điểm văn chương
là vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trong cuộc hành trình khắp năm châu bốn biển tìm con
đường cứu nước cứu dân, Người đã để lại những tác phẩm chính luận, những truyện ngắn đặc sắc: Bản án
chế độ thực dân Pháp, “Vi hành”, Lời kêu gọi của bà Trưng Trắc,… Ngày 2 – 9 – 1945, trước toàn thể
quốc dân đồng bào, trước công luận thế giới, Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, khai sinh
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
2 Tác phẩm
Cảnh khuya và Rằm tháng riêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ
II KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Dựa vào những kiến thức đã biết về thể loại, hãy nhận dạng thể loại của hai bài thơ bằng việc kiểm tra
số câu, số chữ trong mỗi câu, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp
2 Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya Tiếng suối chảy trong đêm yên
tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp
3 Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận
nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ
4 Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông
nước Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật
5 Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bàiPhong Kiều dạ
bạc của Trương Kế Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm
khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên
“người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình
6 Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác
7 Tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng
Trăng trong Cảnh khuya là ánh trăng đã được nhân hoá Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng
Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa
xuân Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ
III RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1 Cách đọc
Đọc theo nhịp 4/3, riêng câu đầu tiên của bài Cảnh khuya được tách thành nhịp 3/4 Đọc bằng giọng nhẹ
nhàng, sâu lắng, thể hiện được cảnh đêm trăng, sông nước mênh mang và tình yêu thiên nhiên, đất nước
Trang 2thiết tha của Bác.
Khi đọc bài Rằm tháng riêng cần chú ý nhấn giọng để thể hiện cảm xúc ở các từ ngữ: rằm xuân, lồng
lộng, bát ngát trăng ngân ; thể hiện khả năng gợi tả vẻ đẹp của ánh trăng rằm của các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát.
2 Có thể kể ra một số câu thơ Bác viết về trăng như:
- Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
(Tin thắng trận)
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)