Để bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở huyện Hoành Bồ, đồng thời giúp nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng người dân địa phương, việc thực hiện nghiên cứu đề tài
Trang 1
NGUYỄN PHÚC ĐOAN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN
LÂM SẢN NGOÀI GỖ - TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2014
Trang 2-
NGUYỄN PHÚC ĐOAN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN
LÂM SẢN NGOÀI GỖ - TẠI HUYỆN HOÀNH BỒ
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã Số: 60620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS BÙI THẾ ĐỒI
Hà Nội, 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Từ các số liệu ngoài hiện trường đến kết quả đã được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên
Quảng Ninh, ngày 05 tháng 10 năm 2014
Người làm cam đoan
Nguyễn Phúc Đoan
Trang 4Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp cùng bạn bè đồng nghiệp gần xa, cán bộ địa phương tại xã, Kỳ Thượng, Hoà Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân, huyện Hoành Bồ nơi học viên đang công tác và thực hiện luận văn Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó
Đặc biệt, Học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Thế Đồi, người thầy đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt kinh nghiệm, những ý
Dù đã cố gắng với tinh thần, nỗ lực, hướng tới nghiên cứu khoa học chân chính nhưng kinh nghiệm về nghiên cứu và tiếp cận với khoa học hiện đại còn hạn chế, nên luận văn đã không tránh khỏi những thiếu, sai sót nhất định Học viên rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho bản luận văn được hoàn chỉnh hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Phúc Đoan
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Trên thế giới 4
1.1.1 Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ 4
1.1.2 Phân loại Lâm sản ngoài gỗ 5
1.1.3 Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ 6
1.1.4 Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ 7
1.1.5 Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG 8
1.2 Ở trong nước 9
1.2.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ 9
1.2.2 Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 9
1.2.3 Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ 11
1.2.4 Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam 12
1.3 Một số nghiên cứu về LSNG tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 14
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 16
2.1.1 Mục tiêu chung 16
Trang 62.1.2 Mục tiêu cụ thể 16
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.3 Nội dung nghiên cứu 16
2.3.1 Nghiên cứu đánh giá tiềm năng LSNG ở xã Đồng Lâm 16
2.3.2 Đánh giá thực trạng kỹ thuật gây trồng, khai thác các loài LSNG 16
2.3.3 Nghiên cứu xác định giá trị và thị trường tiêu thụ một số loài LSNG chủ yếu 17
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài LSNG ở địa phương 17
2.4 Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu chung 17
2.4.2 Các phương pháp ứng dụng trong nghiên cứu 18
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 22
3.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.2 Địa hình 22
3.1.3 Khí hậu 23
3.1.4 Thuỷ văn 25
3.1.5 Đất đai thổ nhưỡng 28
3.1.6 Tài nguyên rừng 29
3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 29
3.2.1 Điều kiện dân sinh ở Hoành Bồ - Quảng Ninh 29
3.2.2 Điều kiện kinh tế 30
3.2.3 Cơ sở hạ tầng 30
3.3 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của nơi xây dựng mô hình 31
3.3.1 Thuận lợi 31
3.3.2 Khó khăn 32
Trang 7Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Tiềm năng các loài cây LSNG ở huyện Hoành Bồ 34
4.1.1 Thực trạng các loài cây LSNG hiện có ở huyện Hoành Bồ 34
4.1.2 Lựa chọn một số loài cây LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển 45
4.2 Đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng và khai thác sử dụng các loài có giá trị ở huyện Hoành Bồ 45
4.2.1 Cây sa nhân tím 45
4.2.2 Cây Trám trắng 51
4.2.3 Cây Ba kích 54
4.3 Giá trị sử dụng, thị trường tiêu thụ sản phẩm một số loài cây LSNG có giá trị 57
4.3.1 Cây sa nhân 57
4.3.2 Cây Trám trắng 59
4.3.3 Cây Ba kích 60
4.4 Hiệu quả về kinh tế một số mô hình trồng cây LSNG có giá trị 61
4.4.1 Chi phí xây dựng mô hình 61
4.4.2 Hiệu quả kinh tế 68
4.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cho các loài cây LSNG 69
4.5.1 Giải pháp về kỹ thuật 69
4.5.2 Giải pháp cơ chế 71
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D1,3 Đường kính cây tại vị trí 1,3 m;
F Tiêu chuẩn kiểm tra của Fisher
PTPS Phân tích phương sai
Sh, Sd Sai tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính
Sh%, Sd% Hệ số biến động chiều cao, đường kính
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
4.1 Các loài cây cho sản phẩm sợi 34 4.2 Các loài cây cho sản phẩm chiết xuất 36 4.3 Các loài cây cho thực phẩm 39 4.4 Các loài cây làm dược liệu 42 4.5 Các loài cây có triển vọng 45
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
4.1 Hình thái thân, lá và củ cây sa nhân tím 46 4.2 Hình thái thân, lá và quả cây Trám trắng tại Hoành Bồ 52 4.3 Hình thái thân, lá và củ cây Ba kích 55
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là nguồn thu nhập không nhỏ của người dân Nhiều địa phương ở miền núi các tỉnh phía bắc Việt Nam nguồn thu từ LSNG chiếm từ 15-20% trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là nguồn lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày
LSNG cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản, đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân thông qua các mặt hàng xuất khẩu Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng LSNG chủ yếu ngày một tăng: năm 2002 đạt 108 triệu USD, năm 2003 đạt 154 triệu USD, năm 2004 đạt
198 triệu USD, năm 2007 đạt 219 triệu USD, năm 2008 đạt 250 triệu USD, năm
2010 đạt 255 triệu USD, năm 2011 đạt hơn 380 triệu USD Ngoài ra, LSNG còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, làm tăng giá trị kinh tế của rừng góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo Việc khai thác LSNG ít ảnh hưởng đến cấu trúc tầng cây gỗ, vẫn giữ được vai trò bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng
Để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững, đồng thời vừa nâng cao thu nhập cho người dân từ chính diện tích rừng của mình thì việc gây trồng, phát triển LSNG là một trong những giải pháp hữu hiệu đã được áp dụng lâu đời với người dân Những năm gần đây, Bộ NN&TNT cũng như Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích việc gây trồng và phát triển LSNG, cụ thể như đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020, kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2007-2010 Ngày 09/01/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 Theo quyết định này, việc chú trọng gây trồng
và phát triển LSNG ở tất cả các loại rừng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, đây
là một hướng mở giúp người dân có thể sống và làm giàu được bằng nghề rừng, gắn
bó với rừng
Trang 12Tiềm năng kinh tế của LSNG cần được phát huy, đóng góp cho nền KTQD,
đã trong một thời gian dài, việc sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển LSNG nên nguồn tài nguyên này có xu hướng bị suy giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống của các cộng đồng dân cư sống ở gần rừng Với thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, các giải pháp bảo tồn
và phát triển nguồn LSNG phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên rừng góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân sống ở gần rừng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
Những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế cũng như chính sách ưu tiên Việt nam đã thực hiện một số dự án nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức, đời sống và sức khoẻ cộng đồng cũng như các vấn đề phụ nữ
và dân tộc thiểu số Tuy nhiên, diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm sút vầ chất lượng, nhất là các loài cây thuốc quý, các loài thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao… ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng Hơn nữa, những kiến thức bản địa từ việc gây trồng, khai thác, bảo quản đến chế biến và sử dụng ngày càng bị mai một Vì thế cần phải có các chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài LSNG cũng như kiến thức bản địa mang bản sắc văn hóa của từng địa phương trong cả nước
Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, có 12 xã thì có đến 9 xã đời sống văn hóa,
y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Hầu hết các thôn, bản là đồng bào dân tộc Dao nên đa số có trình độ dân trí còn thấp, nhiều người không biết chữ, nhiều trẻ em chưa được đến lớp đúng tuổi Đời sống của họ phụ thuộc vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG là chủ yếu Vì vậy, các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG là hoạt động thường xuyên và mang tính không bền vững Trong thực tế, rất nhiều loài LSNG đã cạn kiệt, không còn để khai thác mặc dù trước đây các loài đó có rất nhiều với trữ lượng lớn Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là
do người dân khai thác, tận thu quá mức đến cạn kiệt dẫn đến hủy diệt, không chú ý tới việc bảo tồn, gây trồng, chăm sóc hoặc khai thác một cách hợp lý
Trang 13Để bảo tồn và phát triển bền vững các loài LSNG ở huyện Hoành Bồ, đồng thời giúp nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng người dân địa phương, việc thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ tại huyện Hoành Bồ
tỉnh Quảng Ninh”
là cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và ứng dụng sản xuất, nhất là trong thời điểm ảnh hưởng suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay
Trang 14
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1 Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay, nhiều khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ đã được đề xuất, điển hình là các khái niệm sau đây:
Năm 1991, hội thảo về Lâm sản ngoài gỗ Châu Á Thái Bình Dương tổ chức ở Bangkok - Thái Lan :
“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có thể tái sinh được của sinh
vật, trừ gỗ, củi và than củi, được thu hái từ rừng, đất rừng hoặc từ thực vật thân gỗ Như vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước và du lịch sinh thái không phải là Lâm sản ngoài gỗ”
Năm 1992, FAO thì cho rằng
“Lâm sản ngoài gỗ là tất cả các sản phẩm không phải là gỗ phục vụ thương
mại, công nghiệp và sinh kế, được cung cấp từ rừng và sinh khối của rừng, chúng được khai thác ổn định, nghĩa là khai thác từ một hệ sinh thái rừng với một khối lượng không ảnh hưởng tới chức năng tái sản xuất cơ bản của rừng.”
Năm 1995, hội thảo tổ chức ở Tanzania (Châu Phi), đã đưa ra khái niệm:
“Tất cả các sản phẩm động vật, thực vật được cung cấp từ rừng, đất rừng và các cây rừng ở ngoài rừng; không kể gỗ tròn công nghiệp, gỗ dùng làm năng lượng, sản phẩm từ vườn và chăn nuôi
Năm 1995, FAO lại đưa ra một khái niệm khác tổng quát:
“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật cũng như
các dịch vụ được cung cấp từ rừng hoặc các loại đất được sử dụng dưới dạng tương tự, không kể gỗ và các dạng gỗ”
Năm 1999, FAO khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood forest products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng”
Trang 15Năm 2000, J.H De Beer, đã đưa ra khái niệm sau:
“Lâm sản ngoài gỗ là các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ sinh vật không phải
là gỗ, được thu hoạch từ rừng cho mục đích sử dụng của con người Chúng có thể bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa béo, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hoặc sản phẩm của chúng), gỗ nhiên liệu và các nguyên liệu thô khác như tre nứa, song mây và thực vật gỗ nhỏ hoặc gỗ sợi”
1.1.2 Phân loại Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ được phân làm hai dạng chủ yếu sau:
- Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh:
LSNG được phân theo hệ thống tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật Giới động vật và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng đều có thể sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Loài
- Phương pháp phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng:
Năm 1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm:
+ Nhóm 1 Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân có sợi
và các loại cỏ
+ Nhóm 2 Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như : thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,… Các sản phẩm có nguồn gốc động vật như : Mật ong, thịt động vật rừng, trứng và côn trùng,…
+ Nhóm 3 Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
+ Nhóm 4 Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh, dầu béo, tinh dầu
+ Nhóm 5 Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ, động vật sống, chim, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ
+ Nhóm 6 Các sản phẩm khác
Năm 1992, Meldelson đã đưa ra 2 cách phân loại Lâm sản ngoài gỗ căn cứ vào mục đích khác nhau của con người về Lâm sản ngoài gỗ:
Trang 16Căn cứ vào giá trị sử dụng ông chia làm 5 nhóm:
Năm 1995, C Chandrasekaran, một chuyên gia về Lâm sản ngoài gỗ của FAO
đã đưa ra một khung phân loại về Lâm sản ngoài gỗ như sau:
- Thực vật sống và các bộ phận của chúng
- Động vật và các sản phẩm từ động vật
- Các sản phẩm được chế biến: như gia vị, dầu và nhựa thực vật
- Các dịch vụ từ rừng
1.1.3 Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Về công dụng và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Lâm sản ngoài gỗ một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của rừng, từ lâu đã giữ một vai trò to lớn và quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các cộng đồng dân tộc sống ở vùng rừng núi, là nguồn nguyên liệu chính không thể thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hoá mỹ phẩm, dược phẩm, Ngày nay, nhiều loại LSNG đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị Đã từ lâu nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước nhiệt đới đã đầu tư nghiên cứu về LSNG nhằm định hướng quy hoạch phát triển
Số lượng các sản phẩm từ Lâm sản ngoài gỗ được coi là rất lớn Theo báo cáo của tổ chức Liên Hiệp Quốc và FAO (1998) cho thấy ít nhất 150 sản phẩm Lâm sản
Trang 17ngoài gỗ được tìm thấy trong các thị trường quốc tế Chẳng hạn chỉ riêng về năng lượng được biết tới 138 sản phẩm từ 80 loài trong rừng trên bán đảo Michigan Ngoài ra, lâm sản ngoài gỗ cũng ngày càng được thừa nhận về vai trò của nó trong phát triển bền vững và bảo tồn các hệ sinh thái Có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển sống phụ thuộc vào Lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế và dinh dưỡng Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các nước đang phát triển từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Gbadebo và cộng sự, 1999) Hầu hết các nước đã duy trì và hợp pháp hóa một hệ thống kép của việc cung cấp cả thuốc tây và chăm sóc sức khỏe bằng cây dược liệu của y học cổ truyền (Aryuveda, Jamu và cộng sự, 2002)
Theo Elaine Marshall và Cherukat Chandrasekharan (2009) nghiên cứu tại Nigeria, số lượng các loài thực vật hoang dã có tới 27 loài cho thực phẩm, 20 loài cho củi thương mại, 16 loài cho gỗ (chạm khắc và xây dựng), 8 loài cho thuốc nhuộm, 6 loài cho vật liệu lợp nhà và 6 loài để sử dụng khác như lễ nghi, lễ hội và thiết kế hoá trang Một phần nhỏ của thực vật hoang dã đã được thuần hóa, đặc biệt đối với y học cổ truyền (24%), lễ nghi, lễ hội và hoá trang (15%) và thuốc nhuộm (13%) Người dân nông thôn đã có một số kiến thức về cây trồng, cây truyền thống được sử dụng làm thuốc nhuộm (31%), y học cổ truyền (25%) và thực phẩm (17%) Cộng đồng nông thôn đã nhận thức được một số loài thực vật hoang dã sử dụng hàng ngày đang có nguy cơ tuyệt chủng
Đánh giá cho thấy mất sinh cảnh rừng là mối đe dọa lớn cho sự tồn tại của các loài cây trong tự nhiên
1.1.4 Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ
Giá trị của các loài LSNG, chúng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị cả về văn hoá xã hội và môi trường
1.1.4.1 Giá trị kinh tế
Theo báo cáo của Bert Jan Ottens (2005) [17] nhu cầu Lâm sản ngoài gỗ như sau:
- Nhu cầu của thế giới về thuốc có nguồn gốc từ thực vật tăng mạnh trong 10 năm qua, tăng nhanh hơn thuốc có nguồn gốc hóa học
Trang 18- Thương mại thuốc có nguồn gốc từ thực vật ước tính khoảng 10 tỉ Euro hàng năm; tăng trưởng hơn 10% mỗi năm
- Nhu cầu về thuốc thiên nhiên tăng liên quan nhiều đến phong trào tiêu thụ xanh (thay thế hoặc phụ trợ cho thuốc tân dược)
- Nhu cầu về an toàn, chất lượng: Sản phẩm tiêu chuẩn hóa yêu cầu phải có nguyên liệu thô chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ tăng cường tính hợp pháp của thuốc có nguồn gốc từ thực vật
1.1.4.2 Giá trị xã hội
Ngoài giá trị kinh tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng LSNG đóng vai trò quan trọng đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo hoặc nâng cao vai trò của giới trong cộng đồng
Theo IFAD (2008) [32] ở Scotland sự quan tâm đến LSNG đã được tăng lên trong 10 năm qua Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phạm vi tại Scotland, 24% dân số
có thu hái LSNG trong 5 năm trước đây và 80% những người đó (tương đương khoảng 19% tổng số dân Scotland) đã thu hái LSNG trong 12 tháng trong năm, nhưng đa số chỉ được sử dụng cá nhân
1.1.5 Các nghiên cứu về sử dụng bền vững, giải pháp nâng cao vai trò của LSNG
Các tổ chức quốc tế tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu về LSNG như tổ chức Nông lương thế giới (FAO), trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CIFOR), tổ chức quốc tế về tre nứa và song mây (INBAR) tập trung chủ yếu vào các nhóm nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình nhằm cung cấp những hiểu biết chung về sử dụng LSNG
và tầm quan trọng cuả LSNG ở các mức độ khác nhau (hộ gia đình, địa phương, quốc gia và quốc tế);
- Phát triển công nghệ để cải thiện quá trình chế biến và sử dụng LSNG;
- Nghiên cứu gây trồng LSNG;
- Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, bao gồm cả nghiên cứu về thị trường LSNG Việc quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch thường ít ỏi, vì thế gây lãng phí
cả về số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái, vận chuyển và cất trữ các sản
Trang 19phẩm LSNG (FAO, 1995) Một số vấn đề nổi cộm trong sản xuất, chế biến LSNG
ở các nước đang phát triển là kỹ thuật khai thác và xử lý sau thu hoạch; thiếu các nghiên cứu về phát triển giống loài cao sản; kỹ thuật chế biến kém hiệu quả; thiếu các giải pháp điều chỉnh chất lượng; khó khăn về thị trường và thiếu cán bộ được đào tạo, v.v
Chương trình Rừng, cây và con người (FTPP) (1992) đã nghiên cứu và đề xuất các bản hướng dẫn để tạo ra các hệ thống thông tin thị trường LSNG ở mức địa phương Phương pháp này được kiểm nghiệm ở Bangladesh và Uganda năm 1993
Theo nghiên cứu của FAO (2009) liên quan tới quản lý rừng để sản xuất gỗ thì LSNG và dịch vụ môi trường chỉ nhận được rất ít sự chú ý của ngành lâm nghiệp cho đến gần đây LSNG tăng trưởng chậm trong thập niên 1980 Shiva (1995) gọi LSNG là "tiềm năng trụ cột của lâm nghiệp bền vững" Giá trị hiện tại và tiềm năng của các LSNG cho các cộng đồng địa phương đang được sử dụng trong việc hợp nhất bảo tồn và phát triển của các dự án (ICDPs)
1.2 Ở trong nước
1.2.1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Tại Việt Nam chưa có một khái niệm nào về LSNG, mà chỉ nói đến giá trị của một số loại LSNG ảnh hưởng tới từng mặt của xã hội như: Đỗ Tất Lợi (1991) cho rằng xuất xứ của dược liệu hầu hết là các sản phẩm của rừng; Lê Mộng Chân (1992) cho rằng nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ, đó là cây đặc sản; Trần Hợp (2000) thì đưa ra 6 nhóm cây làm cảnh phục vụ cho đời sống tinh thần của con người
Trong quá trình thực hiện Dự án pha II tại Việt Nam do chính phủ Hà Lan tài trợ từ năm 2002-2007 thì nhóm chuyên gia Việt Nam chấp nhận định nghĩa của FAO năm 1999, nhưng giải thích thêm rằng
“Những lợi ích gián tiếp từ rừng mang lại như củi, than gỗ và những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí, du lịch sinh thái, hấp thụ khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất, không xếp vào LSNG mà gọi là dịch vụ môi trường”
1.2.2 Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Năm 1984 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 160/HĐBT về việc thống nhất quản lý lâm đặc sản Đây là hệ thống phân loại chính thức đầu tiên tại Việt
Trang 20Nam Danh mục các loại lâm sản được xếp thành 2 nhóm chính trong hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng:
Hệ thực vật rừng gồm có các nhóm sau:
+ Nhóm cây cho nhựa, tinh dầu, dầu béo, tanin như: Nhựa Thông, Quế, Hồi, dầu Tràm, nhựa Trám, dầu Bạch đàn…
+ Nhóm cây thuốc như: Ba kích, Sa nhân, Hoàng đằng, Vàng đắng…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu cho hàng thủ công, như: Tre nứa, song mây, lá nón…
+ Nhóm thực vật sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp như: Cánh kiến, nhựa thông, nhựa gôm…
Hệ động vật rừng gồm các nhóm sau:
+ Nhóm động vật hoang dã cho da, lông, xương, ngà, mỡ, xạ, mật và các sản phẩm dược liệu Ví dụ như: Voi, hổ, báo, hươu, trăn, rắn, khỉ, nhím, ong, chim cảnh
và các loài động vật khác
+ Nhóm các sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thô của động vật
Được chia thành 9 loại sau:
1 Sản phẩm tinh dầu chiết xuất: Hoàng đàn, Pơ mu, Trầm hương, Quế, Hồi, Bạc hà
2 Cây sử dụng làm thuốc: Thảo quả, Sa nhân, Thảo quyết minh, Hoa hoè, Mã tiền, Trân châu, Ba kích, Củ mài, Bình vôi, Sâm ngọc linh
3 Cây thực phẩm: Nghệ, Gừng, Hạt điều, Hạt dẻ và các đồ gia vị
4 Sản phẩm dầu béo: Sở, Trẩu, các loại dầu ăn thực vật
5 Sản phẩm dầu nhựa và keo gôm: Trám, Dầu rái chai cục, dầu Thông
6 Chất tannin và thuốc nhuộm: Đước, Chàm nhuộm
7 Sản phẩm cho sợi: Thùa, Bông, Gạo, Gòn
8 Sản phẩm thủ công từ tre nứa và song mây
9 Các sản phẩm khác: Nấm ăn được, tơ lụa, lá cọ, lá nón , động vật và sản phẩm từ động vật
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999) [5] về phân loại nhóm cây có ích, phân
ra 11 nhóm theo công dụng như sau:
Trang 21- Nhóm cung cấp gỗ
- Nhóm cho sợi
- Nhóm nhựa mủ, gôm, nhựa dầu
- Nhóm cây cho dầu béo, sáp mỡ
- Nhóm cây cho dầu thơm (hương liệu)
- Nhóm cây cây cho Tanin, chất nhuộm
- Nhóm cây làm thuốc, diệt sâu bọ, cỏ dại
- Nhóm cây làm lương thực, cây cho bột, cho đường
- Nhóm cây làm thực phẩm
- Nhóm cây làm thức ăn gia súc
- Nhóm cây cho gia vị, nước uống
Dự án Lâm sản ngoài gỗ pha II thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, cũng đã dựa trên khung phân loại Lâm sản ngoài gỗ của FAO (1999) để phân loại và giới thiệu các loài Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam theo công dụng
Tóm lại: Lâm sản ngoài gỗ nếu hiểu theo các khái niệm và cách phân loại trên
thì chúng có thành phần đa dạng, bao gồm toàn bộ các loại lâm sản trừ gỗ Để nghiên cứu toàn diện về Lâm sản ngoài gỗ, cần phải có một chương trình lớn, huy động nhiều nguồn lực mới đánh giá đúng mức vai trò của Lâm sản ngoài gỗ
1.2.3 Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam trong số 12.000 loài cây được thống kê có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho dầu, 600 loài cho tanin, 260 loài cho tinh dầu, 93 loài cho chất màu, 1498 loài cho các dược phẩm Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái Dẫn theo Triệu Văn Hùng và các cộng sự (2007) [11] Trong công trình nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật sinh thái núi cao ở SaPa, Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính (1995) [13] đã phân hạng LSNG theo hệ thống sinh và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương
Trang 22Theo Đỗ Huy Bích và các tác giả (2004) [2] trong cuốn “cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu danh mục nhiều loài cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam bao gồm tên họ, đặc điểm nhận biết, phân bố sinh thái, thành phần hóa học, công dụng và cách nuôi trồng cho từng loài
Về nguồn tài nguyên tre trúc Việt Nam theo Biswas (1995) thì Việt Nam đã có tới 92 loài của 16 chi tre trúc (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [14] Theo thống kê của sách thực vật chí Đông Dương thì ở Việt Nam có tới 61 loài thuộc 31 chi khác nhau (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn 2007) [1]
Nghiên cứu về nguồn lợi chim ở Ninh Sơn - Ninh Thuận, Lê Đình Thủy (2009) [20] đã ghi nhận được 120 loài chim thuộc 46 họ và 14 bộ Thống kê đã xác định được 17 loài chim quý hiếm có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn nguồn gen sinh sống ở 4 dạng sinh cảnh đặc trưng: Sinh cảnh rừng hỗn giao lá rộng và lá kim (86 loài chiếm 71,66%); sinh cảnh rừng thứ sinh, cây bụi ven sông suối, nương rẫy ở các sườn núi (74 loài chiếm 61,66%); sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh (43 loài chiếm 35,83%); sinh cảnh khu vực dân cư, đất canh tác nông nghiệp (36 loài chiếm 30%)
- Các nghiên cứu về thị trường Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam:
Theo Phan Sinh (2005) [18] và Nguyễn Huy Sơn (2011) [19] cho thấy doanh thu xuất nhập khẩu LSNG tăng đều từ 15 đến 30% hàng năm, chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu xuất nhập khẩu (58,37 tỉ USD/ năm 2004)
Nghiên cứu đánh giá về thị trường LSNG Việt Nam cho thấy còn ít và chưa đầy đủ Ngoài giá trị trên trường quốc tế về xuất nhập khẩu đóng góp cho kinh tế quốc dân, phải kể đến giá trị tiềm ẩn mà LSNG chưa thể hiện Thiếu đánh giá vai trò to lớn của LSNG đối với vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi vùng sâu, vùng xa mà đa số cuộc sống của họ phụ thuộc vào rừng Một số nghiên cứu vai trò của giới trong thị trường LSNG cũng chưa được đánh giá đầy đủ
1.2.4 Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của LSNG, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng, trong đó có đề cập đến
Trang 23nội dung quản lý LSNG Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến
về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ về giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng
đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm
Hiện nay, LSNG được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung tự cấp, nghiên cứu khoa học…) Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Quốc hội phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012-2020 Trong đó, đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng Các chương trình hoạt động khác như: Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình phát triển riêng cho LSNG mà các chính sách, chương trình phát triển LSNG vẫn lồng ghép vào các chính sách, chương trình liên quan đến quản lý tài nguyên rừng nói chung Điều này rất bất cập trong công tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này
Trang 241.3 Một số nghiên cứu về LSNG tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Huyện Hoành Bồ có tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng hơn 48.000 ha Người dân sống dự vào rừng sản xuất và khai thác LSNG từ rừng tự nhiên là chủ yếu Tuy nhiên, các nghiên cứu về LSNG ở tỉnh còn ít chưa đáp ứng được tiềm năng đất đai cũng như kỳ vọng của người dân địa phương, nhưng cũng có thể đưa qua một số công trình điển hình liên quan như sau:
Dự án LSNG pha II tại Việt Nam đã triển khai hoạt động “Điều tra và phân
loại cây thuốc cổ truyền dân tộc tại, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” Với sự
tham gia của tập thể cán bộ Viện Dược liệu do PGS.TS Nguyễn Văn Tập (2006) làm chủ nhiệm Kết quả qua hơn 10 ngày điều tra khảo sát, cùng với sự tham gia cung cấp thông tin của người dân địa phương, kết quả đã ghi nhận được ở, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có tổng số 288 loài cây thuốc, thuộc 233 chi, 107 họ của 6 ngành thực vật và nấm khác nhau Trong số 288 loài cây thuốc mọc tự nhiên
đã ghi nhận được, có 49 loài nằm trong Danh sách “Những cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế” và danh sách “Những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến ở Việt Nam”, có thể khai thác trong tự nhiên (do Viện Dược liệu tập hợp năm 2003) Báo cũng đã đưa ra đề xuất cần bảo tồn một số cây thuốc quý có giá trị như: Ba
kích (Morinda officinalis How), Cát sâm (Milletia speciora Champ), Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia Craib), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.), Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb), Hoàng đằng (Fibraureca tinctoria Lour), Khôi tía (Ardisia gigantifolia Staff), Bình vôi (Stephania rotumda Lour )
Ngoài ra, dự án LSNG pha II triển khai hiện trường tại xã Đồng Lâm huyên Hoành Bồ Trong khuôn khổ hoạt động của dự án có các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về LSNG, tập huấn kỹ thuật nhân giống, gây trồng và khai thác bền vững các loài cây LSNG có giá trị tại địa phương Dự án đã triển khai xây dựng nhiều mô hình trình diễn cây LSNG như: Mô hình trồng cây Ba kích, Lá khôi, Tai chua, Tre mai… Tuy nhiên, do dự án kết thúc nhanh hơn dự kiến nên chưa có kết quả tổng kết, những hoạt động điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của các mô hình đó
Trang 25Tóm lại: Trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước cho thấy rõ
quan niệm nhận thức về vai trò của LSNG đối với kinh tế, xã hội và môi trường Việc đánh giá tiềm năng LSNG cũng đã được thực hiện ở một số địa phương và một
số Quốc gia Ở mỗi địa phương, mỗi vùng sinh thái có một số nhóm, loài có tiềm năng cũng như thích hợp với một số điều kiện sinh thái nhất định, không thể áp dụng kết quả nghiên cứu ở vùng này cho vùng khác Huyện Hoành Bồ chủ yếu là đồng bào người Dao sinh sống, số loài LSNG rất đa dạng và phong phú, nhưng không tập trung nên chưa thể phát triển thành hàng hoá nếu không có điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên này Việc nghiên cứu hiện trạng nguồn tài nguyên, đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn để phát triển các loài LSNG tại địa phương là bước đầu đưa LSNG lên một tầm quang trọng mới
Trang 26Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu chung
Để bảo tồn và phát triển một số loài cây LSNG có giá trị ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức cũng như đời sống cho cộng đồng người Dao ở địa phương trong việc bảo tồn và phát triển cây LSNG
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các loài cây LSNG hiện có ở địa phương, bao gồm cả các loài có trong rừng tự nhiên và các loài đã được gây trồng trong vườn hộ gia đình hoặc vườn rừng, đặc biệt chú trọng các loài có giá trị sử dụng và có giá trị kinh tế
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ đánh giá hiện trạng và tổng kết kỹ thuật từ tạo giống, gây trồng, khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của những loài có giá trị và có nhu cầu sử dụng lớn
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài triển khai điều tra ở 8/12 xã, tập trung nghiên cứu tại
xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu đánh giá tiềm năng LSNG ở xã Đồng Lâm
- Thực trạng trên truyến điều tra các loài cây LSNG ở huyện Hoành Bồ
- Lựa chọn một số loài LSNG có giá trị
2.3.2 Đánh giá thực trạng kỹ thuật gây trồng, khai thác các loài LSNG
- Kỹ thuật truyền thống gồm: Tạo giống, gây trồng, khai thác, chế biến và sử dụng
Trang 27- Kỹ thuật hiện đại gồm các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng ở địa phương thông qua các chương trình, dự án từ chọn tạo giống, gây trồng đến khai thác, chế biến và sử dụng
- Đánh giá nhận thức của người dân về các biện pháp kỹ thuật đã nêu ở trên
2.3.3 Nghiên cứu xác định giá trị và thị trường tiêu thụ một số loài LSNG chủ yếu
- Công dụng của các loài LSNG đã lựa chọn
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm các loài LSNG có giá trị đã lựa chọn
2.3.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài LSNG ở địa phương
- Giải pháp về kỹ thuật (Chọn tạo giống, gây trồng, khai thác, chế biến, bảo quản )
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu và các mô hình có sẵn kết hợp
phương pháp điều tra nhanh nông thôn và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
có sự tham gia (PRA) kết hợp với phương pháp phỏng vấn để thu thập các thông tin cần thiết
Trang 28Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
2.4.2 Các phương pháp ứng dụng trong nghiên cứu
2.4.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu
- Kế thừa số liệu về diện tích, năng suất trồng các loài cây LSNG từ Chi Cục Thống kê và Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, phòng NN&PTNT huyện Hoành Bồ, UBND xã Đồng Lâm và các xã trong huyện Hoành Bồ
THU THẬP THÔNG TIN
CẤP HUYỆN CẤP XÃ CẤP THÔN
ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG
TIN VỀ KINH TẾ HỘ, THỊ
TRƯỜNG VÀ TIỀM NĂNG
LẬP TUYẾN, THỐNG KÊ LOÀI,
ĐO ĐẾM SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT
Trang 29- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từ các cơ quan liên quan trong huyện Hoành Bồ đến các xã
- Kế thừa các văn bản, chính sách hiện hành có liên quan đến LSNG của nhà nước và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
2.4.2.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để tổng kết về kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật thu hái, bảo quản, năng suất, giá cả, Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn bán định hướng để thu thập các thông tin về các loài LSNG Đồng thời quá trình này còn giúp cho người dân được trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch, đề xuất các phương án lựa chọn loại cây trồng phù hợp, định hướng cho việc đề xuất những giải pháp thay thế trong sử dụng tài nguyên
Để đạt được mục tiêu đã đề ra tiến hành các hoạt động phỏng vấn, thảo luận nhóm nông dân như sau:
- Thu thập thông tin từ các hộ gia đình điển hình ở 8/12 xã có các loài Lâm sản ngoài gỗ ở huyện Hoành Bồ
- Tổ chức thảo luận nhóm nông dân đại diện tại 8/12 xã nghiên cứu để thu thập thông tin về LSNG
- Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn nhanh các đối tượng bao gồm: Cán
bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, trưởng thôn, cán bộ ban lâm nghiệp xã và các thầy lang trong khu vực nghiên cứu
2.4.2.3 Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời để điều tra một số loài cây LSNG có giá trị đã được lựa chọn, chủ yếu là các loài cây gỗ từ nhỏ- nhỡ-lớn các chỉ tiêu sinh trưởng
- Với những loài cây LSNG có giá trị và có tiềm năng đã được gây trồng, đề tài sử dụng phương pháp lập OTC điển hình tạm thời, lặp lại 3 lần diện tích mỗi OTC 500m2 Trên OTC tiến hành điều tra thu thập một số đặc điểm sinh thái, các chỉ tiêu sinh trưởng và xác định năng suất
Trang 30- Đối với cây dây leo:
+ Đường kính gốc (D00) được đo bằng thước kẹp kính có khắc vạch đến mm + Chiều cao hay chiều dài dây (Hvn) được đo bằng thước dây có khắc vạch đến mm
+ Đếm số nhánh trong bụi (nếu có)
2.4.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế trên các mô hình gây trồng sẵn có của người dân trên
cơ sở chi phí đầu tư từ khi trồng đến khi thu và giá trị sản phẩm khi thu hoạch 1 lần (nếu là cây ngắn ngày), và thu hoặc nhiều năm, nhiều lần nếu là cây dài ngày và cho thu hoạch nhiều lần (xác định hiệu quả kinh tế theo phương pháp động)
2.4.2.5 Phương pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây LSNG có giá trị kinh tế
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA), phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp với phương pháp điều tra, phỏng vấn tại thực địa
Kế thừa tài liệu sẵn có như các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật,…
Phỏng vấn và quan sát: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn và quan sát thực tế tại hiện trường để thu thập các thông tin về kỹ thuật gây trồng đã và đang được áp dụng tại địa phương, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ kỹ thuật, người dân đã và đang gây trồng cây LSNG
Điều tra tại thực địa để thu thập các thông tin về loài cây trồng, phương thức trồng, mật độ trồng, kích thước hố, phát dọn thực bì, các thông tin về kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản,…
Đánh giá kỹ thuật gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản sử dụng phương pháp
so sánh thông qua năng suất, chất lượng sản phẩm và các tiến bộ kỹ thuật hiện có
2.4.2.6 Phương pháp điều tra theo tuyến (phương pháp ứng dụng chính trong
đề tài)
+ Sau khi đã tham khảo khu vực, địa bàn cần nghiên cứu và qua các thông tin hiện có đã đưa đến phương hướng điều tra theo tuyến, vì thời gian giới hạn và hiện trạng rộng địa hình khó, cần có sự tham gia cao
Trang 31- phương pháp điều tra theo tuyến có định hướng sẵn, sẽ xảy ra trong quá trình điều tra, bỏ sót những loài chưa xác định rõ và những loài mọc theo cụm không đánh giá chính xác về số lượng
+ Xác định các loài sẽ kiểm kê
- Sa Nhân (Amomum xanthioides)
- Ba Kích (Morinda offcinalis)
-Tai Chua (Garcinia pedumculata)
- Sấu (Dracontomelum duperreantum)
- Thông Nhựa (Pinus merkusii)
- Quế (Cinnamomum cassia)
-Trám Trắng (Canarium album)
+ Các loài khác nhau hiện diện khác nhau theo thời điểm kiểm kê
- Cách thực hiện và thời gian thực hiện, phụ thuộc theo loài sẽ kiểm kê
- Bảng biểu ghi chép thực địa theo nhóm loài LSNG,
- Xác định trước tuyến cần điều tra
+ Các nội dungđiều tra:
- Ghi chép, trao đổi, các thông tin về sinh vật hậu
-Đo đếm các thông số sinh thái học theo đặcTrưng từng loài
-Xác định sự có mặt và tần số xuất hiện của các loài có trong tuyến + Sau khi đã điều tra dựa trên kết quả thu thập tại hiện trạng thực tế, tổng kết và chọn ra loài có giá trị kinh tế, đề xuât gây trồng, bảo tồn
Trang 32Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Hoành Bồ: là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách
trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10km về phía Nam, có tọa độ địa lý là từ
20o54’47’’ đến 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 106o50’ đến 107o15’ kinh độ Đông
+ Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và tỉnh Bắc Giang
+ Phía Nam giáp vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long
+ Phía Đông giáp thị xã Cẩm Phả
+ Phía Tây giáp huyện Yên Hưng và thị xã Uông Bí
Diện tích tự nhiên là 84.463,22 ha chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Đơn vị hành chính của huyện gồm 12 xã, 1 thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc vùng cao với tổng diện tích tự nhiên 48.672,0 ha chiếm 59,1% diện tích tự nhiên của huyện
Với vị trí địa lý giáp Vịnh Cửa Lục có vai trò là cùng ngoại ô và là vệ tinh của thành phố Hạ Long, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh
tế, phát huy những lợi thế của huyện như phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển
3.1.2 Địa hình
Hoành Bồ có địa hình đa dạng, phân dị, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, đại bộ phận nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần và xen kẽ cùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng và kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, trung du ven biển Địa hình Hoành Bồ có thể chia thành các dạng như sau:
- Vùng đồi núi cao: bao gồm các xã Tân Dân, Đồng Sơn, Kỳ Thượng và một phần phía Bắc của xã Vũ Oai, Hòa Bình thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái Đỉnh cao nhất là núi Thiên Sơn 1.090,6 m, núi Mo Cao 915m, còn lại độ cao trung bình từ 500 - 800m, sườn núi dốc, rừng cây rậm rạp Đồi núi vùng này có
Trang 33vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt các
xã thành các cùng khác nhau, là loại đất phát triển trên các loại đá mẹ, trầm tích nằm lẫn với đá Mắcma axít có màu sắc khác nhau nhưng mang tính chất chung của vùng cao
- Vùng núi thấp, đồi cao: bao gồm các xã ở phía nam huyện Hoành Bồ, vùng này nằm về phía nam cánh cung lớn bình phong Đông Triều - Móng Cái có độ cao trung bình từ 200 - 350m, cao nhất là 580m, thấp nhất là 1,5 - 3m Xen giữa các đồi núi thấp tạo thành các thung lũng, cánh ruộng bậc thang, trong vùng này có thể phân ra thành 2 tiểu vùng:
+ Vùng đồi núi thấp được phân bố tập trung ở phía nam đường 326 thuộc xã Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai, Hòa Bình vùng này thường bị sông suối chia cắt thành từng vùng nhỏ rời rạc, rất phức tạp, sườn dốc thoải, chân đồi là những rải ruộng bậc thang
+ Vùng đồng bằng ven biển: Do địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, nên đất bằng không tập trung thành khu vực lớn, mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp đó là các thung lũng bãi bằng, đất lầy úng, bãi bồi ven sông suối, ven biển cồn cát tạo thành những rải ruộng bậc thang có diện tích tương đối khá để cày cấy được phân bố dọc theo tuyến đường 279 và đường 326 Có độ cao trung bình 20m có nơi chênh lệch khá cao tạo cho ruộng đất ở thế bị rửa trôi, xói mòn tương đối mạnh, có hiện tượng kết von
3.1.3 Khí hậu
Hoành Bồ là huyện miền núi có địa hình phức tạp lại nằm gần vịnh Bắc Cửa Lục chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đông bắc tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển Theo tài liệu, số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Hoành Bồ, có những đặc trưng khí hậu như sau:
a Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm 23,1oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 36,6oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 5,5oC, nhiệt độ không khí thấp thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 8
Hàng năm Hoành Bồ số ngày giá lạnh dưới 10oC thường xuất hiện vào khoảng
2 - 3 ngày, số ngày nóng trên 30oC khoảng 6 - 7 ngày, nhiệt độ không khí dao động từ
Trang 3415oC - 25oC khoảng 170 ngày trong năm, với tổng tích ôn trên10oC cả năm vào khoảng 8.327oC, trong đó lớn nhất vào tháng 7 (880oC), nhỏ nhất vào tháng 2 (440oC)
Tuy nhiên đối với vùng cao như xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng nhiệt độ thường thay đổi mạnh, có năm lạnh nhất nhiệt độ không khí xuống tới 0oC và sương muối xuất hiện ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Nhìn chung, nhiệt độ không khí ở huyện Hoành Bồ tương đối đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ dao động từ 26,7 - 28oC, mùa đông từ 15 - 21oC do vậy lượng nhiệt trên đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp được thuận lợi
b Lượng mưa
Là huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu đông bắc nên lượng mưa trung bình năm 1.786mm, năm cao nhất 2.852mm, thấp nhất khoảng 870mm, lượng mưa phân theo 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều: Thường từ tháng 5 đến tháng 9 kéo dài tập trung chiếm 75
- 85% tổng lượng mưa cả năm, trong đó mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8
- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ còn 15 - 25% tổng lượng mưa năm, mưa ít nhất là tháng 12
c Độ ẩm không khí
Do có lượng mưa khá lớn nên lượng bốc hơi trung bình hàng năm thấp (26%),
độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm khá cao đạt tới 82%, độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 3, 4 đạt tới 88%, thấp nhất vào tháng 10, 11 đạt trị số 76%
Nhìn chung, độ ẩm không khí ở Hoành Bồ có sự chênh lệch giữa các vùng nhưng không lớn lắm, phụ thuộc vào địa hình, độ cao và có sự phân hóa theo mùa nên cũng khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp
d Gió
Có 2 loại gió thịnh hành thổi theo hướng và theo mùa rõ rệt:
+ Về mùa đông: Gió thường thổi theo hướng bắc và đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, với tốc độ gió trung bình 2,98m/s, đặc biệt gió mùa đông bắc tràn về thường lạnh, giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gia súc, gia cầm và sức khỏe con người
Trang 35+ Về mùa hè: Thường thổi theo hướng nam và đông nam từ tháng 5 đến tháng 9 gió thổi từ vịnh vào mang nhiều hơi nước gây ra nhiều mưa, tốc độ gió trung bình khoảng từ 3 - 3,4m/s tạo ra luồng không khí mát mẻ
Sương mù thường xuất hiện vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 nhất là các
xã vùng cao, trong năm thường có 20 ngày sương muối Sương mù có tác dụng bổ sung độ ẩm cho đất, nhưng lại hạn chế về tầm nhìn xa gây ảnh hưởng cho phương tiện đi lại
Nhìn chung khí hậu Hoành Bồ có đủ lượng nhiệt, ánh sáng mặt trời, lượng mưa dồi dào thuật lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng: lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn ), cây thực phẩm (rau xanh, đậu ), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc ), cây công nghiệp, cây đặc sản
Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như mùa đông có khả năng xảy ra sương muối, mùa hè mưa lớn, bão hoạt động mạnh có thể phá hủy nhà cửa, đê điều, hoa màu, gây lũ lụt, xói mòn đất
Trang 36có dòng chảy tương đối dốc và ngắn Ở Hoành Bồ có nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều theo không gian, có khả năng khai thác phục vụ đủ nước tưới tiêu cho cây trồng và sinh hoạt của con người, nguồn nước tập trung chủ yếu ở các sông suối sau:
a Sông Diễn Vọng: Có 3 nhánh chính:
+ Suối Thác Cát: Bắt nguồn từ phía đông bắc chân núi Thiên Sơn (cao 1.090,6m) chạy theo hướng bắc - nam qua các xã Hòa Bình, Thống Nhất, có diện tích lưu vực 261km2, chiều dài 27km, lưu lượng bình quân 2,91m3/s, lưu lượng lũ lớn nhất 532m3/s, nhỏ nhất 0,04m3/s, mực nước lớn nhất là 12,68m, nhỏ nhất là 5,22m, độ dốc trung bình 0,008%
+ Suối Khe Hố: Bắt nguồn từ phía nam núi Bằng Dài, có độ cao 730m, chạy theo hướng bắc nam qua xã Dương Huy rồi chảy ra suối Thác Cát Có diện tích lưu vực 78km2, chiều dài 13km, độ dốc trung bình 0,0085%, lưu lượng bình quân 2,5 - 3m3/s
+ Suối Vũ Oai: Bắt nguồn từ phía tây bắc núi Thiên Sơn, có độ cao 1.090,6m chạy theo hướng bắc nam qua Vũ Oai đổ ra sông Diễn Vọng, diện tích lưu vực 45km2, chiều dài 11km, lưu lượng trung bình 0,7m3/s, độ dốc trung bình 0,008%
b Suối Đồng Vải
Bắt nguồn từ phía nam núi khe Cấm với độ cao 860m, chảy theo hướng bắc nam qua Đồng Vải, Sơn Hải (Thống Nhất) đổ ra sông Diễn Vọng, diện tích lưu vực 17km2/s, chiều dài 7,5km, lưu lượng trung bình 0,5m3/s, độ dốc trung bình 0,005%
c Sông Man: Thượng nguồn gồm 2 nhánh hợp thành gặp nhau tại Đá Trắng đổ ra biển
+ Suối Lưỡng Kỳ: Bắt nguồn từ phía nam Đèo Kinh có độ cao 694m, chảy theo hướng bắc nam qua Đồng Quặng và Thống Nhất rồi đổ ra biển Diện tích lưu vực 81km2, chiều dài 17km, độ dốc trung bình 0,008%, lưu lượng trung bình 3 - 4m3/s
+ Suối Đồng Quặng: Bắt nguồn từ phía đông bắc núi Khe Ru có độ cao 789m, chảy theo hướng bắc nam đổ ra biển Diện tích lưu vực 34km2, chiều dài 11km, độ dốc trung bình 0,0075%, lưu lượng trung bình 1,5m3/s
d Sông Trới: Gồm 2 nhánh:
+ Suối Páo: Bắt nguồn từ phía nam núi Tin Hín có độ cao 789m, diện tích lưu vực 28km2, chiều dài 7,5km, độ dốc trung bình 0,005%, lưu lượng trung bình 0,5m3/s
Trang 37+ Suối Đồng Giang: Bắt nguồn từ phía nam núi Đèo Sơn có độ cao 692m chảy theo hướng bắc nam qua Dân Chủ, Sơn Dương, diện tích lưu vực 170km2, chiều dài 25km, độ dốc trung bình 0,004%, lưu lượng trung bình mùa cạn 0,776m3/s, mùa lũ với P = 1% là 1270m3/s (ứng với 5% là 893m3/s)
e Sông Yên Lập:
Bắt nguồn từ phía nam dãy núi Đá Mài có độ cao 660m, chiều dài 28km chảy qua Bằng Cả, Quảng La rồi nhập vào sông Hốt, diện tích lưu vực 203km2, độ dốc trung bình 0,006%, lưu lượng bình quân 2,76m3/s
Ngoài sông suối kể trên, Hoành Bồ còn có một số suối nhỏ chủ yếu được ngăn lại để sử dụng tưới cho cây trồng và một phần phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân
- Đặc điểm thủy triều: Hoành Bồ có chiểu dài khoảng 15km đê khu Bắc Cửa Lục, ở đây thuộc vùng nhật triều, mực nước bình quân 2,04m, mực nước cực đại 4,5, thấp nhất là 0,07m, tuy mực nước không cao, sóng không mạnh rất thuận lợi cho việc bồi lắng phù sa nhưng do dòng sông ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy mạnh, nước rút nhanh nên khả năng bồi đắp phù sa không lớn
Tóm lại: Hệ thống sông suối phân bố tương đối đều trong huyện tạo ra
nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, cung cấp nước tưới cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân Ngoài hệ thống sông suối Hoành Bồ còn có 12 hồ, đập, trong đó
Trang 38có 2 hồ lớn (hồ Yên Lập và hồ Cao Vân) còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ vởi tổng dung tích chứa khoảng 138 triệu m3 nước, có thể tưới cho khoảng 10.000 ha đất canh tác, cung cấp hàng chục triệu m3 nước cho sinh hoạt và các ngành kinh kế
vị đất và 02 đơn vị đất phụ:
- Đất mặn sú vẹt, đước điển hình: Diện tích 136,28ha
- Đất mặn sú vẹt, đước đá lẫn nông: Diện tích 1.532,89ha
b) Nhóm đất phù sa:
Diện tích 736,28ha = 0,87% diện tích đất tự nhiên, được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong vùng Có 01 đơn vị đất và 03 đơn vị đất vị đất phụ:
- Đất phù sa không được bồi, chua điển hình: diện tích 184,46ha
- Đất phù sa không được bồi, chua glây nông: diện tích 472,78ha
- Đất phù sa không được bồi, chua đã lẫn sâu: 79,04ha
c) Nhóm đất vàng đỏ:
Diện tích 74.333,38ha = 88,01% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở hầu hết các
xã trên địa bàn huyện Có 02 đơn vị đất:
- Đất vàng đỏ: Diện tích 70.484,55ha chiếm 83,45% diện tích nhóm đất Có
Trang 39d) Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi:
Diện tích 365,35ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên Có 01 đơn vị đất là đất mùn vàng đỏ trên đá lẫn sâu: Đất này được hình thành chủ yếu trên đá sét và đá cát bột kết (sa phiến thạch) ở độ cao tuyệt đối > 700m Phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng
e) Nhóm đất nhân tác:
Diện tích 2.502,22ha chiếm 2,96% diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đất nhân tác hình thành do tác động của con người Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang hoặc các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất vị xáo trộn dày > 50cm Phân bố hầu hết ở các xã Tân Dân, Hòa Bình, Đồng Lâm, Vũ Oai
3.1.6 Tài nguyên rừng
Hoành Bồ: Có 64.701,27ha rừng chiếm 76,7% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.653,02ha, rừng phòng hộ 18.701,53ha, rừng đặc dụng 16.355,72ha Rừng Hoành Bồ có nhiều loài cây gỗ và lâm sản ngoài
gỗ như Lim xanh, Sến, Táu, Mây, Tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có Trầm Hương, Ba Kích Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên hiện nay chất lượng rừng của huyện chỉ ở mức nghèo đến trung bình (70 - 100m3/ha) Tại Hoành Bồ, LSNG phân bố tương đối nhiều, thấy xuất hiện ở nhiều nơi, những nơi có diện tích đất rừng và còn rừng Đặc biệt là các cây tái sinh từ cây mẹ đảm bảo chất lượng cao, với sự phân bố tự nhiên của LSNG tại đây, thì việc điều tra hiện trạng cây LSNG ở Hoành Bồ là hoàn toàn khả thi, hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu cây và các sản phẩm LSNG trong tương lai
3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
3.2.1 Điều kiện dân sinh ở Hoành Bồ - Quảng Ninh
Toàn huyện có 12 đơn vị hành chính, 1 thị trấn : thị trấn Trới và các xã: Kỳ Thượng, Hoà Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân
Dân số toàn huyện có 45.647 người, trong đó: thành thị có 10.759 người, chiếm 23,57%, dân số khu vực nông thôn 34.888 người, chiếm 76,43% dân số toàn
Trang 40huyện Mật độ dân số trung bình là 541 người/km2 Tuy nhiên, dân số phân bố không đều chủ yếu tập trung tại khu vực Thị trấn Trới mật độ dân số 8.819 người/km2, còn lại ở các xã như Đồng Sơn, Đồng Lâm, Kỳ Thượng dân cư phân
bố rất thưa thớt trung mình mật độ khoảng 150 người/km2, bao gồm các dân tộc: Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3, Nùng và Hoa là 1,2%
3.2.2 Điều kiện kinh tế
Tổng số lao động toàn huyện Hoành Bồ có 27.909 người, chiếm 61,1% tổng dân số Số lao động trong độ tuổi làm việc theo cơ cấu các ngành kinh tế là 27.023 người Trong đó, lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 23.524 người, chiếm 87,05%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng là 2.199 người, chiếm 8,1%; lao động trong các ngành dịch vụ là 1.300 người, chiếm 4,8% Tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm 20% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Phần lớn các hộ ở vùng núi của huyện đều có 3 nguồn thu chính là nông nghiệp, khai thác sản phẩm ở rừng tự nhiên và nguồn thu từ rừng trồng Khai thác sản phẩm trong rừng tự nhiên hiện vẫn đang là nguồn thu nhập tiền mặt chủ yếu của các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo
Theo đánh giá của người dân, hiện tại giá trị kinh tế của nhóm các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên vẫn lớn hơn nhóm các sản phẩm rừng trồng Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loại sản phẩm từ rừng trồng đang lớn dần và trong tương lai không xa sẽ là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,96 triệu/người/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2000 Tỷ lệ hộ nghèo (tính theo tiêu chí mới) chỉ còn 10,53% (Phòng Kinh
tế huyện, 2009)
3.2.3 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Hoành Bồ được đánh giá như một huyện ngoại ô và là vệ tinh
của thành phố Hạ Long, có quốc lộ 279 từ thị trấn Trới đến xã Tân Dân với chiều dài 34,72km và tỉnh lộ 326 từ thị trấn Trới đi xã Hòa Bình dài 28,31km Hệ thống