Bài mới: GTB: Sau khi CTTG II bùng nổ, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để thống trị và bóc lột nhân dân ta.. - Kết luận: Khi chiến tranh bùng nổ, lợ
Trang 1Ngày soạn 16/01/2017
Tuần 23
Tiết 26
Chương III
Bài 21:
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Khi CTTG II bùng nổ, thực dân Pháp dã thỏa hiệp với Nhật, rồi đầu hàng và câu kết với Nhật, áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, các giai cấp vô cùng cực khổ
- Những nét chính về diễn biến của 2 cuộc nổi dậy: khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam
Kì, và ý nghĩa của 2 cuộc nổi dậy này
2 Tư tưởng:
Giáo dục cho HS lòng căm thù đế quốc Pháp, phát xít nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta
3 Kĩ năng:
Tập dượt cho HS biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của 3 cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ
II Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh minh hoạ
HS: SGK, đọc, tìm hiểu , trả lời câu hỏi
III Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
? Tình hình thế giới và trong nước ảnh hưởng đến CMVN thời kì 1936-1939 như thế nào ? Chủ trương của Đảng ta trong thời kì đấu tranh dân chủ công khai.
3 Bài mới:
GTB: Sau khi CTTG II bùng nổ, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp để thống trị và bóc lột nhân dân ta Nhân dân Đông Dương phải sống trong tình trạng một cổ hai tròng rất cực khổ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh, mở đầu một thời kì mới – thời kì khởi nghĩa vũ trang Đó là 3 cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn, Nam kì và binh biến Đô Lương → vào bài.
? Nêu những nét chính của tình hình thế giới
sau khi CTTG II bùng nổ
? Tình hình Đông Dương sau khi CTTG II
bùng nổ như thế nào
- Dựa vào sgk lần lượt nêu
- Đọc đoạn chữ
I Tình hình thế giới và Đông Dương:
- CTTG II bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp → Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức
- Quân phiệt Nhật Bản tiến sát biên giới Việt – Trung và tiến vào Đông Dương (9-1940)
CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
Trang 2? Hiệp ước thừa nhận các quyền lợi của ai.
- Nhấn mạnh: 7-12-1941, Nhật buộc Pháp kí
kết hiệp ước hợp tác mọi mặt với Nhật, tạo
mọi sự dễ dàng cho Nhật hành binh Như vậy
Pháp – Nhật đã câu kết chặt chẽ với nhau để
thống trị nhân dân Đông Dương Song mỗi
tên đế quốc phát xít lại có các thủ đoạn thâm
độc riêng để phục vụ quyền lợi của mình.
- Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Pháp dùng nhiều thủ đoạn bắt nông dân
phải nhổ hàng vạn héc ta lúa để trồng đay,
bông, thầu dầu, thuốc phiện nộp cho Nhật;
bắt họ phải bán thóc theo diện tích cày cấy
với giá quy định Chúng cưỡng bức người
sản xuất bán thực phẩm, trước hết là lúa gạo
với giá rẻ mạt, một phần để tích trữ chuẩn bị
chiến tranh, phần khác để cung đốn cho
Nhật Tư năm 1940 đến 1945, Pháp đã cung
cấp cho Nhật trên 3 triệu 50 tấn gạo, 26 tấn
ngô.
+ Nhật còn bắt chính quyền thực dân hàng
năm nộp cho chúng một khoản tiền khá lớn,
năm 1940 nộp 6 triệu đồng, năm 1941 là 58
triệu đồng, năm 1942 là 86 triệu đồng, …
trong 4 năm 6 tháng, chính quyền thực dân
Pháp phải nộp một khoản tiền lớn là hơn
720 triệu đồng.
? Thủ đoạn tàn ác của Nhật đã dẫn đến hậu
quả gì đối với nhân dân ta
? Theo em, tình hình Việt Nam trong CTTG
II có điểm gì đáng chú ý
? Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật
thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông
Dương.
- Kết luận: Khi chiến tranh bùng nổ, lợi dụng
sự thất bại nhanh chóng của đế quốc Pháp,
phát xít nhật gây áp lực buộc chính quyền
thực dân để cho chúng đưa quân vào chiếm
đóng Đông Dương, Pháp – Nhật đã thỏa
hiệp rồi câu kết với nhau vì Pháp lúc này
không đủ sức chống lại Nhật, buộc phải chấp
nhận các yêu sách của Nhật, mặt khác chúng
muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng
Đông Dương, cai trị nhân dân Đông Dương,
còn phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp dể
nhỏ / 81
→ Nhật
- Nghe
→ nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
→ nhân dân ta chịu 2 tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp – Nhật.
- Thảo luận (3 / ), trình bày.
- Nghe
- Nhật – Pháp câu kết với nhau cùng áp bức bóc lột nhân dân ta → mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp – Nhật càng sâu sắc
Trang 3kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông
Dương, vơ vét sức người sức của để phục vụ
cuộc chiến tranh của Nhật Nhật và Pháp
đều chống lại cách mạng Đông Dương, cho
nên chúng không ưa gì nhau, nhưng vẫn cấu
kết với nhau để chống phá cách mạng.
Vì vậy, đến thời điểm này, VN biến thành
thuộc địa của Pháp – Nhật, chứ không phải
thuộc địa độc chiếm của Pháp như trước.
- Khẳng định lại: Chính sự áp bức bóc lột dã
man của nhật – Pháp đã làm cho mâu thuẫn
giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với
Pháp – Nhật sâu sắc và điều đó đã dẫn đến
phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ.
- Nêu khái quát nguyên nhân chung: Khi
chiến tranh bùng nổ, với sự đầu hàng nhục
nhã của Pháp đối với Nhạt, cùng với những
chính sách phản động của Pháp ở Đông
Dương đã thôi thúc nhân dân ta đứng lên
đánh Pháp – Nhật.
- Kết hợp sử dụng lược đồ trình bày
… tuy Pháp bố trí lực lượng ở Lạng Sơn khá
mạnh hưng chỉ trong 3 ngày, từ đêm 22 đến
25-9-1940, quân Pháp đã thất bại nặng nề.
Một số lớn đầu hàng, số còn lại tháo chạy về
Thái Nguyên qua đường Bắc Sơn Chính
quyền địch ở những vùng này bị tan rã Các
tri châu Thất Khê, Điểm He, Tràng Định,
Bắc Sơn đều chạy trốn Tri châu Na Sầm bị
bắt Teen đồn trưởng Pháp ở Bình Gia vứt
súng bỏ chạy Không bỏ lỡ tời cơ, đêm 27-9,
nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ địa phương đã nổi dậy, chặn đánh
tàn quân Pháp, tước vũ khí của chúng để
trang bị cho mình, vận động binh lính người
Việt bỏ hàng ngũ địch, đánh chiếm đồn Mỏ
Nhài, viên tri châu Bắc Sơn bỏ trốn, ngụy
quyền ở Bắc Sơn tan rã Nhân dân hoàn toàn
làm chủ châu lị và các vùng trong châu Đội
du kích Bắc Sơn được tành lập Cuộc khởi
nghĩa Bắc sơn giành thắng lợi nhanh chóng.
- Nhấn mạnh: Đảng bộ Bắc Sơn đã kịp thời
lợi dụng điều kiện thuận lợi tại địa phương
(quân địch tan rã, hàng ngũ tay sai hoang
- Nghe
- Theo dõi
- Nghe
II Những cuộc nổi dậy đầu tiên:
1 Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940):
- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn
- Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940)
Trang 4mang) phát động nhân dân vùng lên và
giành được thắng lợi ngay khi khởi nghĩa nổ
ra.
- Trình bày tiếp: Tuy mâu thuẫn về quyền lợi,
nhưng thực dân Pháp và phát xít Nhật lại
câu kết với nhau để đàn áp cách mạng Dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân
dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng
bố, duy trì lực lượng cách mạng → thất bại.
? Nguyên nhân thất bại chủ yếu và ý nghĩa
của khởi nghĩa Bắc Sơn.
- Bổ sung, kết luận: Khởi nghĩa Bắc Sơn thất
bại chủ yếu là do điều kiện thuận lợi cho
khởi nghĩa chỉ mới xuất hiện tại địa phương
chứ chưa trên phạm vị cả nước, kẻ địch có
điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp Tuy
thất bại, song khởi nghĩa Bắc Sơn đã duy trì
được một phần lực lượng: đội du kích Bắc
Sơn ra đời, trở thành lực lượng vũ trang
nòng cốt của Đảng sau này.
? Hoàn cảnh trước khi khởi nghĩa nổ ra
- Dùng lược đồ trình bày diễn biến cuộc khởi
nghĩa, nói thêm một vài gương hy sinh anh
dũng của một số chiến sĩ cách mạng:
+ Nguyễn Thị Minh Khai (1911) bị địch bắt
tại SG (1940), bị kết án tử hình, bị bắn ở
Hóc Môn (28-8-1941).
+ Phan Đăng Lưu (1902), nhà hoạt động nổi
tiếng của ĐCSVN, năm 1940 được phân
công chỉ đạo phong trào ở Nam Kì, bị bắt
ngày 22-11-1940 ở SG và bị bắn ở Hóc Môn
(28-11-1941).
? Nguyên nhân thất bại
- Bổ sung, kết luận: Khởi nghĩa Nam Kì nổ
ra khi tại đây chưa xuất hiện điều kiện thuận
lợi như ở Bắc Sơn, kế hoạch khởi nghĩa lại
bị Pháp phát hiện trước và chuẩn bị đối phó.
- Trao đổi, phát biểu
- Trả lời theo sgk /83
- Nghe
→ do kế hoạch
bị lộ, …
- Tuy khởi nghĩa thất bại, nhưng đội du kích Bắc Sơn ra đời
2 Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940):
- Thực dân Pháp bắt binh lính người Việt Nam đi làm bia đỡ đạn chống lại quân phiệt Xiêm
- Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa (đêm 22 rạng ngày 23-11-1940) ở hầu hết các tỉnh Nam Kì, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện
4 Củng cố:
- Câu hỏi 1 / 86
- Nhấn mạnh: + Nguyên nhân sâu xa chung làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa và binh biến: Pháp đầu hàng rồi câu kết với Nhật ra sức áp bức bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của nhân dân rất khổ cực.
+ Ý nghĩa: để lại cho ĐCSĐD những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang.
- Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu theo nội dung (sgk)
5 Hướng dẫn:
Trang 5- Học bài, vẽ lược đồ VN vào vở (dành cho lớp chọn) rồi điền các kí hiệu lá cờ đỏ sao vàng vào những nơi diễn ra khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì;
- Tìm hiểu nội dung bài Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
IV Rút kinh nghiệm:
……… …
………
Tiết 27
Bài 22
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Giúp HS nắm được:
Hoàn cảnh dẫn tới việc Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng cách mạng sau khi Việt Minh thành lập
2 Tư tưởng:
Giáo dục cho HS lòng kính yêuChủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
3 Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh
- Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
II Chuẩn bị:
GV: SGK, SGV, giáo án, tranh ảnh phóng to minh hoạ, các tài liệu hoạt động của Chủ tịch HCM ở Pác Bó (Cao Bằng), tài liệu về hoạt động của Cứu Quốc quân, VN tuyên truyền giải phóng quân
HS: SGK, đọc, tìm hiểu , trả lời câu hỏi
III Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
(HS trình bày diễn biến trên lược đồ)
3 Bài mới:
GTB: Bước sang năm 1941, cuộc CTTG II chuyển sang giai đoạn mới, quyết liệt hơn Tháng 6-1941 Đức tấn công LX, cuộc CTTG II thay đổi tính chất Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, HCM về nước (28-1-1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì hội nghị BCH TƯ Đảng lần 8 (5-1941) sáng lập ra Mặt trận Việt Minh Vậy, Mặt trận Việt Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? Và trong hội nghị đã đề ra chủ trương như thế nào? → vào
bài
HS
Nội dung
? ĐCSĐD chủ trương thành lập Mặt trận Việt
Minh trong hoàn cảnh nào
- Gợi ý:
+ Tình hình thế giới ra sao?
- Lần lượt trả lời theo gợi ý
I Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941)
1 Hoàn cảnh ra đời:
- Tình hình thế giới tiếp tục biến chuyển: Đức tấn công LX, thế giới hình thành 2 trận tuyến, …
CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
Trang 6+ Tình hình trong nước như thế nào?
- Nhắc lại ngắn gọn quá trình tìm đường cứu
nước của NAQ (năm 1911 bắt đầu ra đi tìm
đường cứu nước, 1920 tìm được con đường
cứu nước, tìm ra chân lí, 1930 thành lập
ĐCSVN).
- Thuyết trình: Sau 30 năm tìm đường cứu
nước và hoạt động ở nước ngoài Ngày
28-1-1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo nhân
dân đánh Pháp, đuổi Nhật Pác Bó là quê
hương cách mạng, là nơi đầu tiên được
Người chọn đặt cơ quan lãnh đạo cách
mạng Sau một thời gian chuẩn bị NAQ triệu
tập hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 Hội
nghị họp tại Pác Bó.
? Hội nghị diễn ra vào thời gian nào, do ai
chủ trì
- Nói thêm: tham dự hội nghị còn có các
đồng chí Trường Chinh, hoàng Văn Thụ,
Hoàng Quóc Việt, Phùng Chí Kiên, … cùng
một số đại biểu ở nước ngoài.
? Hội nghị có những chủ trương cụ thể gì
? Em hiểu thế nào là “Việt Nam độc lập
đồng minh”
→ liên minh vì nền độc lập của nước Việt
Nam.
? Tại sao đến lúc này, Đảng ta lại thành
lập Mặt trận Việt Minh.
- Bổ sung: Tập hợp sức mạnh mọi tầng lớp
trong xã hội, những người yêu nước không
phân biệt thái độ chính trị, giới tính, tuổi tác,
xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc.
- Trình bày tiếp: Mặt trận Việt Minh ra đời
trong một thời gian ngắn đã thu hút được
đông đảo quần chúng tham gia Sau khi
thành lập Mặt trận, HCM đã gửi thư kêu gọi
toàn dân đứng lên chống Pháp – Nhật.
Chuyển ý: Mặt trận Việt Minh ra đời đã có
những hoạt động như thế nào?
- Nghe, nhớ lại
- Nghe
→ từ ngày 10 đến 19-5-1941,
do NAQ chủ trì.
- Nghe
- Đọc đoạn in nghiêng / 87, trả lời
- Giải thích theo hiểu biết
- Thảo luận nhóm (3 / ), trình bày.
- Nghe
→ đã tập hợp được nhiều tầng lớp người làm cho phong trào
- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ
2 Chủ trương của Đảng ta:
- Đặt lên hàng đầu nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi Nhật – Pháp
- Thực hiện “người cày có ruộng”
- Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh)
→ 19-5-1941 chính thức thành lập Mặt trận Việt Minh
Trang 7- Nhấn mạnh: Sau khi Mặt trận Việt Minh ra
đời, Đảng ta rất chú trọng phát triển tổ chức
Việt Minh.
- Nhấn mạnh lại: NAQ về nước đã xây dựng
căn cứ địa Cao Bằng - CB là nơi thí điểm
xây dựng các hội cứu quốc – cơ sở của Mặt
trận Việt Minh … xây dựng lực lượng chính
trị trong quần chúng công nông và các tầng
lớp nhân dân khác như HS, SV, tri thức, tư
sản dân tộc vào tổ chức cứu quốc
Báo chí của Đảng và Mặt trận VM: giải
phóng, chặt xiềng, cứu quốc, VN độc lập, …
được lưu hành rộng rãi trong quần chúng để
tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng
và đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị,
văn hóa của địch, thu hút đông đảo lực lượng
quần chúng cách mạng.
? Lực lượng vũ trang đầu tiên của CMVN là
gì
- Trình bày theo sgk: Đầu năm 1944 CTTG
sắp kết thúc, tình hình thế giới và trong nước
chuyển biến có lợi cho CM Đầu thàng
5-1944, …
- Giải thích tên “Đội VN tuyên truyền giải
phóng quân” là tuyên truyền chính trị quan
trọng hơn quân sự.
- Hướng dẫn quan sát H.37: Đây là hình ảnh
lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành
lập đội tuyên truyền giải phóng quân
22-1-2-1944 tại một khu rừng nằm giữa 2 tổng
Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo ở châu
Nguyên Bình (CB) gồm 34 chiến sĩ do đồng
chí Võ Nguyên Giáp là đôi trưởng.
- Trình bày tiếp (sgk /89)
- Kết luận: như vậy, cho đến cuối 1944 đầu
1945, Đangt ta đã xây dựng được lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang chu đáo
(thông qua hoạt động của Mặt trận Việt
Minh) vững chắc, làm tiền đề để tiến tới
Tổng khởi nghĩa Tháng 8-1945.
đấu tranh, lức lượng cách mạng càng phát triển.
- Đọc đoạn chữ nhỏ /87
- Nghe
→ Đội du kích Bắc Sơn.
- Theo dõi
- Nghe
- Theo dõi, quan sát
- Nghe
3 Sự phát triển của lực lượng cách mạng và phong trào đấu tranh:
- Chính trị: tổ chức Việt Minh rộng khắp
- Lực lượng vũ trang: + Duy trì đội du kích Bắc Sơn, phát triển thành Cứu Quốc Quân
+ Ngày 22-12-1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
4 củng cố:
7
-Trình ký: 21/01/2017
Trang 8Cho HS làm bài tập nối cột thời gian và sự kiện cho phù hợp.
5 Hướng dẫn:
Học bài, tìm hiểu nội dung còn lại của bài 22.
IV Rút kinh nghiệm:
………
………