Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm chúng tối sử dụng các phương pháp chính sau đây : - Nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu các tài liệu của các nhà nghiên cứu về biểu tượng
Trang 1Biểu tượng rồng-góc nhìn từ văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ở phương Đông, hình tượng rồng thường xuất hiện trong các tác phẩm chạm khắc
và hội họa, đặc biệt là trong Phật giáo và Đạo giáo Trong nghệ thuật hội họa, hình tượng rồng có sự kết hợp của 9 loài vật có thật trong thế giới tự nhiên, tạo nên sự
uy quyền và linh thiêng Trong văn hóa Hàn Quốc, rồng đại diện cho thần nước và mọi người tin rằng loài vật này có thể đem lại may mắn, mưa thuận gió hòa Còn ở Việt Nam , rồng đại diện cho sự quyền quí , trang nghiêm Chính vì vậy , nhóm chúng tôi đã chọn đề tài : “ Biểu tượng rồng-góc nhìn từ văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc”
2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: biểu tượng rồng trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm chúng tối sử dụng các phương pháp chính sau đây :
- Nghiên cứu tài liệu : nghiên cứu các tài liệu của các nhà nghiên cứu về biểu tượng rồng trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc
- Phương pháp điền dã dân tộc học : Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học đối với biểu tượng rồng ở Việt Nam qua các kiến trúc được chạm khắc Phương pháp điền dã dân tộc học này được chúng tôi áp dụng đối với các địa bàn : Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình , con đường gốm xứ ở Hà Nội và một số chùa ở Hà Nội
4. Mục đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này , nhóm chúng tôi đã khái quát biểu tượng rồng ở Việt Nam và biểu tượng rồng ở Hàn Quốc qua đó so sánh đối chiếu sự giống và khác nhau của biểu tượng rồng trong văn hóa ở Việt Nam và Hàn Quốc
Trang 21. Nguồn gốc của biểu tượng rồng củaViệt Nam.
Có thể nói rằng hình tượng con rồng đã xuất hiện từ rất lâu ngay cả trong truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” có nói vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là do Lạc Long Quân gặp Âu Cơ ở Động Đình Hồ, sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ bọc đó nở ra trăm người con Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên, khi sinh ra 100 người con như vậy, Rồng vốn ở nước, Tiên ở núi cho nên mới chia 100 người con ra hai phần: 50 người đi theo cha xuống biển, 50 người đi theo mẹ lên núi, từ đó dân tộc ta có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên
Theo ông Văn Tân thì nguồn gốc của rồng Việt có thể được sinh ra từ cá sấu
cụ thể trong tạp chí Nguyên cứu Lịch sử có viết “Đầu tiên Tô-tem của người Việt
có thể là một giống rắn nào đó – một giống bò sát nào đó Giống rắn này có thể lớn
và có mào, lại có thể có cả chân, ít nhiều điểm giống con rồng Người Việt Nam xưa vẫn cho là một giống rắn thần thân dài, mào đỏ chót Nhiều làng ở Việt Nam xưa đã thờ giống rắn thần đó (Kim Hoàng, Hậu Ái )”
Chu Quang Trứ dựa vào hình thuyền trên trống và thạp đồng (nhất là thạp Đào Thịnh) có dáng dấp hình con rắn và con cá sấu để giải thích về nguồn gốc con rồng: “Phải chăng những loại trùng và hình thuyền trên (trên trống và thạp - LVT)
đã gợi lên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, mà thiên thần thoại Lạc Long Quân nhắc đến dưới cái tên Giao Long"
Nhà sử học Lê Văn Lan nói rằng để tìm hiểu được tổng quan , sâu sắc về con vật linh thiêng này cần bắt nguồn từ ngôn ngữ học Rồng bắt đầu bằng phụ âm rung là "r" Từ "rồng" về mặt cấu trúc ngôn ngữ học là sự đơn âm tiết hóa (tức là làm cho từ gốc đa âm tiết của tiếng Việt cổ thành đơn âm) và được bảo lưu ở vùng Tây Nguyên Ở đó người ta chỉ con sông là Krông, có 2 phụ âm kép K và R,
nguyên âm "ông" Ví dụ Đăk - Krông nghĩa là nước sông; Krông Ana là thủy điện xây trên sông Ana "Krông" khi đơn âm tiết hóa và bảo lưu lại phần phụ âm rung, cộng nguyên âm "ông" thì chính là "rồng"
"Do đó rồng có nguồn gốc tượng hình của con sông", nếu leo lên cao chụp lại các khúc uốn của con sông thì đó hoàn toàn là hình ảnh con rồng Các biểu tượng rồng nghìn năm hiện nay cũng chính là hình ảnh dòng sông Từ xa xưa, khi nào cần nước thì người dân cầu khấn rồng Rồng sẽ phun nước cung cấp nguồn sống cho mùa màng
Trang 3Nhiều người cho rằng rồng chỉ gắn với vua chúa Rồng là vua với các từ như long nhan (mặt vua), long thể (người vua), long sàng (giường vua) Nhưng đó là một suy nghĩ hạn chế bởi rồng không chỉ gắn bó mà còn đồng nhất, đùa cợt, chơi đùa với dân", GS Lan nói
Ông dẫn chứng, nếu tìm các mảng điêu khắc đình làng, nơi chứa tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 17-19 sẽ gặp một loạt hình tượng rồng gắn bó với dân
Có ông cụ rồng đeo kính dạy học cho lũ rồng con, có ổ rồng trong đó con rồng mẹ đang quấn quít cùng rồng con Đặc biệt có cả cảnh các cô gái làng tắm trần nhưng
ở thế tắm chung với rồng, vuốt râu rồng,
trong ngôn ngữ học, âm rung là ngôn ngữ phương Nam, còn Hán ngữ không
có phụ âm đầu rung Chính vì thế nên Trung Hoa biến tất cả âm rung thành âm lưỡi, âm "l" Ví dụ trong xướng âm chúng ta có đồ, rê, mi, pha, son, Trung Hoa lại biến thành tồ, lê, mi, pha, xô "Rê" thành "lê", đó là quy luật biến âm rung thành
âm lưỡi
"Việc rồng biến thành long là hoàn toàn đúng quy luật Vì Trung Quốc có thời đã lấy rồng từ Việt Nam và biến thành long",
"Ở Việt Nam còn tồn tại tư duy đèn xếp, gấp hết tất cả nếp văn hóa, thời gian lại và gọi chung là rồng Việt Nam Nhưng ta có rồng Lý, rồng Trần, đến Lê,
Nguyễn", GS Lan nói
2. Ý nghiã của biểu tượng rồng của Việt nam
Rồng là con vật như thế nào? Chưa ai thấy hết, nhưng khắp nơi trên thế giới rất nhiều người tin tưởng có Rồng và hình dung con Rồng mỗi nơi mỗi khác
Ở Ấn Độ gọi Rồng là Naga, Trung Hoa gọi là Long, Việt Nam ta gọi là Rồng Đó là con vật có hình dạng mình rắn, đầu sư tử, chân cọp Tuy là tưởng tượng nhưng nó đã trở thành tín ngưỡng phổ thông, rất được quần chúng yêu mến,
họ vẽ ra nhiều cách và chính trong sách vở thời xưa, hình dáng con Rồng cũng khá phong phú không kém ngày nay
- Rồng là linh vật
Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam Dân Việt cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng (giao
Trang 4long) Theo ghi chép trong Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, rồng được người Việt
xưa xăm lên đùi để khi xuống nước “tránh bị giao long làm hại” Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm mình Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng” Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có vẩy như
cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng
Rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh
và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù Rồng được tin là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái; đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu mưa, cầu phồn thực
Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh, phần nhiều là thiện thần Hai trong những nguyên do biến rồng thành thần gồm linh vật tổng hợp từ sự vượt trội của nhiều loài; rồng có thể thiên biến vạn hóa và thông thiên kết nối nhân gian và thế giới thần tiên Chính vì vậy, người Việt sớm nhận thức rằng rồng là hiện thân của thần linh để trị ác cứu dân, là vật cưỡi của thần tiên (như mô típ tiên cưỡi rồng trong kiến trúc đình Bắc Bộ) hay chư Phật (trong kiến trúc chùa), là linh vật chầu phục Đức Thái Thượng Lão Quân trong Đạo giáo
- Rồng là biểu tượng liên quan đến lực lượng tự nhiên:
Các yếu tố như lửa ( lông, bờm giống cụm lửa), yếu tố nước (râu hình sóng nước hòa hợp với sông nước) , yếu tố sấm (lông mi, mắt là các cụm họa tiết dạng lửa phù hợp cho các liên tưởng với sấm), yếu tố gió ( chuyển động của các xoáy râu , bờm và lông vẫy rung ra phía sau gợi lên yếu tố về gió) Yếu tố mặt trời, mặt trăng ( do hai mắt có khối tròn, lồi lên, nằm trong cụm họa tiết dạng lửa), Yếu tố mưa ( các sợi râu là nét gạch chéo liên tục , hướng xuống dứoi phía cằm của himhf rồng tương ứng với các giọt mưa rơi Với giả thiết này hình tượng rồng phần nào mang ý nghĩa vũa trụ , phản ánh khát vọng cầu mưa của cư dân nông nghiệp
Ngoài ra còn có yếu tố âm và dương Yếu tố âm dương được thể hiện qua hình ảnh cá chép hóa rồng cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng trừng trị kẻ ác để bảo vệ chúng dân Hình ảnh đầu rồng mình cá chép mang ý nghĩa rằng rồng là tầng trên (cõi trời), cá chép là vật ở tầng dưới( cõi thủy), sự liên kết này ngụ ý về sự xuyên thấm của hai cõi này, như phản ánh khát vọng ba cõi trời ( thiên phủ), cõi người (nhân gian), cõi nước ( thủy) được thông nhau Mặt khác rồng biểu tượng cho dương, cá chép biểu tượng cho âm thể hiện cho âm dương hòa hợp nảy sinh vạn vật
Trang 5- Biểu tượng rồng là ý thức về nguồn cội của dân tộc Việt :
Việt Nam còn coi rồng là một biểu trưng của nguồn cội, của ý thức giống nòi
và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc Ý thức “Con rồng cháu tiên” sớm ngấm ngầm vào da thịt từng người con đất Việt từ thuở lọt lòng mẹ
- Biểu tượng Rồng trong kiến trúc
Rồng được khắc, họa trong nhiều công trình kiến trúc quan trọng từ kinh đô đến nhà dân, từ đình chùa miếu mạo đến các cơ quan công quyền (truyền thống) như một thể hiện sống động của rồng trong tâm thức người Việt Lấy hoa văn trang trí trên đình chùa miếu mạo làm ví dụ, người Việt Nam có xu hướng quy tụ vào nhóm Tứ linh (long-lân-quy-phụng) hơn là xu hướng đa dạng hóa các mô típ trang trí của người Trung Hoa (rồng-phụng, bát vật, bát bảo, bát tiên quá hải, các nhân vật truyền thuyết-thần thoại, các linh vật họ rồng v.v rồng là biểu hiện của văn
hóa cung đình, do vậy ca dao có câu “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng
Nai ” Tại các đình chùa miếu mạo do dân gian xây dựng, mô típ rồng thường
thấy là rồng 4 móng hoặc 3 móng, tức chưa là rồng chuẩn Như một sự phản
kháng, dân chúng đã tạo ra các kiểu rồng không mọc chân mà thay vào đó là các kiểu hoa văn hoa cỏ sinh động để thể hiện ước vọng thăng hoa của nội tâm, đặc biệt là chạm khắc trên các công trình kiến trúc (quỳ long, li long, cù long v.v )
- Biểu tượng rồng trong ca dao
Rồng truyền tải ý nghĩa cao quý, thánh thiện, nhấn mạnh chức năng tâm
lý:
- Bao giờ cá chép hoá long
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
- Thế gian được vợ hỏng chồng
Có đâu như rồng mà được cả đôi
- Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Đôi khi còn dùng rồng để chuyển tại thông điệp tình yêu:
- Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây
Trang 6- Tình cờ anh gặp mình đây
Như cá gặp nước, như mây gặp rồng
- Trăm năm ghi tạc chữ đồng
Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai
Hay kinh nghiệm sống:
- Rồng đen lấy nước thì nắng;
Rồng trắng lấy nước thì mưa
- Rồng đen lấy nước được mùa;
Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày
- Rồng gắn với đạo Phật
Thích Ca Mâu Ni sinh vào khoảng 565 - 485 TCN, theo Phật giáo Nam truyền thì Ngài sinh khoảng 624 - 544 TCN hoặc khoảng 623 - 543 TCN Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Phật giáo Vốn tên gọi là Tất Đạt Đa, họ Kiều Đạt Ma, thuộc dòng họ Sát Đế Lợi Đức Phật có mối quan hệ gần gũi với con rồng, truyền thuyết kể lại: Khi ngài sinh ra, có 9 con rồng phun nước cho Ngài tắm, rồi ngày bước lên 7 đóa sen, một loài hoa của Phật
+ Rồng còn gắn với hoa sen hay còn gọi là liên hoa Đây được coi là loài hoa của Phật do có các đặc tính tính không nhiễm, tính tinh khiết, tính thanh trừ, tính tái sinh, tính bồng thực Con rồng thường được trang trí cùng hoa sen như rồng dâng sen lên Phật, rồng trên bệ đá hình hoa sen, rồng trong lá sen… vì vậy có thể nói rằng con rồng thời Lý có mối quan hệ với Phật giáo
+ Rồng gắn với lá đề:Trong mỹ thuật thời Lý hình ảnh con rồng gắn với lá
đề rất phổ biến, điều này càng chứng minh con rồng thời Lý có quan hệ mật thiết với Phật giáo
Trang 7+ Rồng gắn với chùa chiền: Ở các ngôi chùa hình tượng con rồng xuất hiện
ở nhiều nơi như trên nóc, trên kèo cột, trên cầu thang… mỗi thời hình tượng rồng lại có một phong cách khác nhau
Ngôi chùa điển hình của Việt Nam là chùa Diên Hựu, được xây từ thời vua
Lý Thánh Tông gắn với giấc mộng gặp Quan Âm ngồi trên tòa sen đến dẫn vua lên đài Ngôi chùa được xây theo hình một bông sen nở nghìn cách làm tòa sen của Quan Âm
Trên nóc ngôi chùa thường bao giờ con rồng cũng mang đặc điểm của triều đại nó được xây, và chùa một cọt cũng vậy nhưng sau nhiều lần tu sửa hiện nay ta thấy trên nóc ngôi chua là con rồng thời Nguyễn với kiểu song long triều nguyệt
Con rồng thời Lý có mối quan hệ chặt chẽ với Phật giáo, nó đi liền với các hình tượng của Phật giáo như đức Phật, hoa sen, lá đề, chùa chiền… điều đó cũng phần nào thể hiện hệ tư tưởng của thời Lý, một thời đại coi Phật giáo là quốc đạo
- Rồng còn là biểu tượng cho uy quyền của triều đại
Qua thời kỳ Bắc thuộc, con rồng Việt Nam dần xuất hiện rõ nét dưới thời
Lý Thủ đô Thăng Long được đặt tên theo thế “rồng bay” Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thường thân trơn, lưng có vây, thân uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình sin mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi, tạo cảm giác dòng văn hóa dân gian mượt mà dài vô tận Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý Từ mũi thoát ra mào lửa Trên trán rồng có một hoa văn giống
hình chữ "S", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa [Xem Mỹ thuật thời Lý,1973]
Trang 8Trên đại thể, rồng thời Lý là rồng văn, rồng Phật giáo Rồng thời Lý uyển chuyển, thậm chí hồn nhiên, giữ nguyên khởi hình là con rắn Nhiều người thấy hình vẽ thu nhỏ trên con tem, trông rất giống con giun thì gọi là rồng giun Dân gian ta có câu hát trong bài vè là “ rồng rắn lên mấy, có cây lúc lắc, hỏi tahưm ông thầy , có nhà hay không.” Từ đó thấy rằng con rồng có yếu tố bắt nguồn từ hình tượng con rắn Hình ảnh con rồng thời Lý thích hợp với chính sách nhà Lý lúc bấy giờ, mềm mại, uyển chuyển, xuất hiện những ông vua hiền Cũng từ thời Lý, hình tượng rồng vua - rồng dân cũng có nét phân biệt, rồng vua có 5 móng, còn rồng dân chỉ 4 móng Rồng thời Lý còn chân chim ưng xòe ra rất hồn nhiên vì gắn với
tự nhiên
Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý Đây là thời
kì người Việt Nam ba lần đánh bại quân thiện chiến Nguyên Mông, do vậy triều Trần được cho là triều đại trọng võ Dấu ấn ấy có thể nhìn thấy rất rõ qua hình tượng rồng Đầu rồng xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay, chiếc mào lửa ngắn hơn Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc Các vảy cũng đa dạng, có khi là những nửa hình nụ hoa tròn, có khi
chỉ là những nét cong thanh thoát [Xem Mỹ thuật thời Trần, 1977]
Trang 9Rồng thời trần mang trong mình hào khí Đông A Hào khí thời Trần thấm vào con rồng khiến nó trở nên mập mạp Nếu rồng Lý bị nhầm với giun thì rồng Trần không thể nhầm được vì nó khỏe mạnh, lực lưỡng
Rồng Lê lại bị ảnh hưởng dội ngược từ Trung Hoa Hình ảnh con rồng thời này vẫn còn lưu giữ trong điện Kính Thiên, đó là con rồng do vua Lê Thánh Tông cho làm vào ngày 15/8/1467 (âm lịch) Tạo hình con vật này hợp với thời phong kiến thịnh trị Nó bệ vệ oai nghi trườn từ điện Kính Thiên xuống, dương vây dương vảy, tỏ vẻ nghênh ngáo đắc ý Rồng trong điện Kính Thiên có chân chim ưng thò tay ra quặp lấy râu, vuốt râu Rồng thời Lê vì thế trở thành quan liêu, dương dương
tự đắc Nó không còn hồn nhiên như thời Lý, khỏe mạnh như thời Trần mà trở thành một thế lực ung dung tự tại, nghênh ngang, hách dịch Rồng thời Lê Trung hưng nhìn chung ít thay đổi so với thời Lê Sơ, điểm nổi bật là hình tượng rồng dần
dà đi vào đời sống thường dân, đặc biệt là các mô típ bầy rồng con quây quần bên rồng mẹ, rồng đuổi bắt mồi, rồng vui cảnh lứa đôi v.v
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi vương quyền Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc rồng hàm thọ, lưỡng long triều nhật, lưỡng long chầu hoa cúc, lưỡng long chầu chữ thọ v.v
Trang 10Thân rồng không dài ngoằn, uốn lượn với độ cong lớn Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu có nhánh phụ cùng chĩa ngược ra sau Mắt rồng lộ to, mũi giống mũi lân hoặc sư tử, miệng há to để lộ hàm răng răng nanh chắc khỏe Vây trên lưng rồng có tia, thân cuộn hoa văn lửa hoặc mây, phân bố dài ngắn đều đặn Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên Hình tượng rồng dùng cho vua chân có năm móng mạnh mẽ, còn quan và tầng lớp quý tộc chỉ được pháp dùng rồng bốn hoặc ba móng, đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn lờ mờ hơn rồng cung đình Rồng trên mái đình chùa miếu mạo thường cũng chỉ có bốn móng
Nó chịu ảnh hưởng ngược của rồng Trung Hoa, trở nên cứng ngắc, đầy vẻ dọa nạt giống con rồng thời Minh, Thanh Rồng ở cung đình, đền miếu lúc này như một thế lực đe dọa chứ không đùa giỡn với mọi người Nó đi qua bước hồn nhiên thời
Lý, khỏe mạnh thời Trần, quan liêu thời Lê và trở nên cứng nhắc thời Nguyễn
3. Nguồn gốc của biểu tượng rồng Hàn Quốc
Truyền thuyết Hàn Quốc, rồng con lại mang hình dáng của một con mãng
xà Imoogi khổng lồ Trải qua một thời gian dài nó mới biến thành rồng Imoogi
có nhiều hình dáng rất đáng sợ và hung tợn
Trong truyền thuyết Hàn Quốc, sau khi được sinh ra, một con Imoogi mất một khoảng thời gian dài mới có thể biến thành rồng Trong các tác phẩm nghệ thuật xứ Kim chi, mãng xà Imoogi không có chân, không có râu Nó mang một số đặc điểm của rắn, rùa và cá Ở Gimje vẫn còn lưu truyền những câu chuyện dân gian về rồng trong đó có chuyện về rồng trắng đánh bại rồng xanh trong để bảo vệ
hồ nước Byeokgolje