1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

283 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 283
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình.

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chất lượng sản phẩm , cụ thể trong ngành xây dựng, chất lượng công trình xây dựng là nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15:2013/ NĐ-CP vể Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác

và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng

Sổ tay kiểm soát chất lượng thi công xây dựng là cần thiết và bức súc nhằm

đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng công trình xây dựng

Sổ tay được trình bày những yêu cầu trong các công tác thi công xây dựng bao gồm những chỉ tiêu chủ chốt , biện pháp kiểm tra, kiểm soát những chỉ tiêu ấy trong quá trình theo dõi thi công xây dựng

Những chỉ tiêu chủ chốt cần kiểm soát để thi công công trình đạt chất lượng nằm trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật mà chủ đầu tư phảituân thủ hoặc người quyết định đầu tư lựa chọn và ghi trong văn bản dự án Đối với công tác lắp đặt máy, nhiều chỉ tiêu là dữ liệu mà nhà sản xuất thiết

bị nêu ra nhằm yêu cầu quá trình thi công phải đáp ứng

Ngoài những chỉ tiêu nêu trong Sổ tay này, chủ đầu tư có thể thông qua những chỉ tiêu khác theo đặc thù của công tác xây dựng đặc biệt, nhưng không trái với những chỉ tiêu được nêu trong Sổ tay này

Phạm vi đề cập của sổ tay này là công trình xây dựng dân dụng, công

nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị Sổ tay chưa đề cập đến các công trình thủylợi, thủy điện và công trình giao thông

Những người soạn thảo mong được sự góp ý bổ sung của người sử dụng tài liệu nhằm làm cho sổ tay được hoàn chỉnh hơn trong các lần ra mắt sau

Trang 3

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trang 4

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

1 Những quy định chung về quản lý và kiểm soát chất lượng công trình xây dựng

a Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo

an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trình

b Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan

c Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng

do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật

d Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo các quy định của Nhà nước đã ban hành

e Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật

có liên quan

f Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị

và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 5

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

2 Khái niệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng

2.1 Quy định về bảo đảm chất lượng trong Luật Xây dựng:

Luật Xây dựng quy định :

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người

và tài sản, phòng , chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

Về quản lý chất lượng, thông qua hệ thống tiêu chuẩn, sự giám sát của nhândân về chất lượng công trình xây dựng, phải bảo đảm các khâu chất lượngcông tác khảo sát, công tác thiết kế, công tác thi công, công tác mua sắmtrang thiết bị

Sử dụng những quy chuẩn là điều bắt buộc để đảm bảo cho công trình khôngnguy hại đến tính mạng, an toàn của con người và môi trường sinh thái.Khuyến khích tuân theo tiêu chuẩn với đầu tư phi chính phủ, bắt buộc tuântheo tiêu chuẩn khi dự án có sự đầu tư của Nhà Nước trên 30%

Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ đểban hành tiêu chuẩn xây dựng

Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối vớicác công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở,công trình công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật

Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩnxây dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộcchức năng quản lý của mình

Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắtbuộc áp dụng:

* Điều kiện khí hậu xây dựng;

* Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;

Trang 6

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Trong trường hợp mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thìđược phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ quản lý ngànhchấp thuận bằng văn bản Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng các tiêuchuẩn nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

Cụ thể việc sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài được nêu trong thông tư số

18-2010 /TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành, trong thông tư này có qui định:

Thẩm quyền chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn

Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc ápdụng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở hoặc hệ thống tiêuchuẩn xây dựng nước ngoài cho các hoạt động xây dựng do mình quản lý

Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn xây dựng

1 Người quyết định đầu tư tổ chức xem xét và chấp thuận áp dụng tiêuchuẩn theo thẩm quyền đã nêu trên trong quá trình thẩm định và phê duyệt

dự án đầu tư xây dựng

2 Trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng, hệ thống các tiêu chuẩn xâydựng kiến nghị áp dụng phải bao gồm:

a) Danh mục mã số hiệu và tên các tiêu chuẩn;

b) Đối với tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn của nước ngoài, cần có toàn văn tiêuchuẩn hoặc hướng dẫn dưới dạng bản mềm (files) hoặc bản in, kèm theo bảndịch tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho phần nội dung sử dụng;

c) Thuyết minh sự đáp ứng của các tiêu chuẩn so với các yêu cầu đã nêu tạikhoản 2 và 3 trong điều 3 của Thông tư 18/2010/TT-BXD Đối với các chỉdẫn kỹ thuật (technical guidelines) hoặc các tài liệu hướng dẫn(recommendations) của các tổ chức nước ngoài cho các giải pháp công nghệmới khi chưa được ban hành thành các tiêu chuẩn, cần phải giải trình về: têngiải pháp kỹ thuật - công nghệ; các kết quả nghiên cứu và thực nghiệm; cáccông trình đã áp dụng các chỉ dẫn kỹ thuật hoặc tài liệu hướng dẫn; bảnquyền tác giả về giải pháp kỹ thuật - công nghệ; tính khả thi trong điều kiệnkinh tế - kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam

3 Nội dung xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn nêu tại thông tư nói trên

Trang 7

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Một số khái niệm liên quan đến chất lượng xây dựng:

Khái niệm về chỉ dẫn kỹ thuật

* Để xác định chất lượng thi công xây dựng, lập biện pháp thi công công tácxây dựng, để sử dụng làm căn cứ khi giám sát thi công và căn cứ để nghiệmthu, chủ đầu tư phải lập chỉ dẫn kỹ thuật đưa ra trong bộ hồ sơ mời thấu cho

dự án

Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng

Theo quy định của Nghị định 15-2013/NĐ-CP thì:

1.Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt chỉ dẫn kỹ thuật cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở

2 Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn

áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình

3 Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình

Trang 8

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Để thực hiện việc kiểm soát chất lượng về chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong Nghị định 15-2013/NĐ-CP, trong đó các nội dung chủ yếu như sau :

Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng:

Giúp chủ đầu tư thẩm định những chỉ dẫn mà cơ quan thiết kế lập cho dự án nhằm theo dõi những yêu cầu của thiết kế và quá trình thực hiện xây dựng phải tuân thủ để bảo đảm chất lượng công trình

Những tiêu chí sau đây cần được lưu tâm:

• - Sự phù hợp với nhiệm vụ của công trình trong thiết kế cơ sở;

• - Sự phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn phải tuân thủ;

• - Sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa điểm như điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu và vi khí hậu , cảnh quan …

• - Tính khả thi của công tác xây dựng nêu trong chỉ dẫn về quy trình thực hiện, về vật liệu, cấu kiện chế sẵn, trang thiết bị thi công, điều kiện về năng lực nhân lực theo yêu cầu về chất lượng cũng như về số lượng;

• - Giải pháp nhằm tuân thủ những chỉ dẫn ấy, bám sát sự thực hiện những chỉ dẫn thông qua các thiết kế biện pháp thi công, thông qua công tác giám sát thi công để nghiệm thu và thanh quyết toán công trình;

• - Biện pháp kiểm tra sự tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật Các biện pháp điều chỉnh trong quá trình thực hiện chỉ dẫn kỹ thuật cho phù hợp với các tiêu chí về chất lượng

Trang 9

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Khái niệm về năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng:

* Để tránh tình trạng các tổ chức nhận thầu hoặc cá nhân nhận thầu thực hiện các công tác xây dựng vượt quá năng lực của mình, Nghị định 15-2013 yêu cầu :

Phải công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình

1 Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý

2 Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý

3 Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này

là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;

d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;

đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính)

\

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

Trang 10

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Để thực hiện kiểm tra năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình

Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :

• Đối chiếu những thông tin của nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu với những thông tin công bố công khai, nếu cần thiết, thẩm tra thực tế những thông tin về năng lực nhà thầu;

• Loại bỏ những sự không phù hợp của nhà thầu với khả năng thực thi gói thầu;

• Lưu ý với những thông tin cung cấp chung chung về nhà thầu Cần đốichiếu năng lực của nhà thầu với những công trình đã kê khai mà nhà thầu khai là đã thực hiện nhằm kiểm tra phạm vi tham gia của nhà thầu với công trình cụ thể;

• Kiểm tra năng lực thiết bị mà nhà thầu sở hữu cũng như có điều kiện huy động thực tế;

• Kiểm tra khâu nhân lực của nhà thầu về chất lượng và số lượng cụ thể;

• Kiểm tra năng lực điều hành dự án, năng lực thực tế và các chứng chỉ đào tạo về quản lý dự án, về tư vấn giám sát và về kỹ sư định giá của người được kê khai trong cơ cấu điều hành thực hiện dự án;

• Kiểm tra vốn lưu động hoặc các nguồn vốn mà nhà thầu có thể huy động để thực hiện gói thầu cụ thể;

• Kiểm tra hoạt động cụ thể của nhà thầu trong những gói thầu trong 5 năm gần nhất về mức tín nhiệm, về khả năng thực hiện, khả năng hoànthành đến mức bàn giao sử dụng được sản phẩm của dự án

Trang 11

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng :

Việc kiểm soát chất lượng công tác xây dựng trong một dự án xây dựng được thực hiện thông qua :

1 Nhà thầu là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng phải tự kiểm trachất lượng theo chỉ dẫn kỹ thuật của chủ đầu tư nêu ra và theo các quy

chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến dự án đầu tư xây dựng

2 Việc xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng của đơn vị sản xuất tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu

3 Kỹ sư tư vấn giám sát thuộc bên Chủ đầu tư , kỹ sư tư vấn giám sát thuộc tổng thầu nếu dự án tổ chức thầu theo chế độ tổng thầu

4 Về các phòng thí nghiệm:

Các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là các các phòng thí nghiệm với đầy đủ công cụ, phương tiện để tiến hành các thao tác kỹ thuật nhằm xácđịnh một hay nhiều đặc tính của vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định

Các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: Thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệmcấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và cácthí nghiệm khác

5 Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng , Nghị định 2013/NĐ-CP nêu rõ :

15-a Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của Nghị định này, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

b Chủ đầu tư, cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

Trang 12

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

Về hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng của nhà thầu :

Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :

1 Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo TCVN ISO 9001-2008 về hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp và cụ thể cho đơn vị tham gia gói thầu của dự án;

2 Kiểm tra việc xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001-2008 mà nhà thầu giới thiệu xem mức độ đạt yêu cầu có đáp ứng với nhiệm vụ thực hiện các khâu chất lượng của dự

án chưa;

3 Kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về hệ thống tài liệu , sổ tay chất lượng, sự kiểm soát tài liệu và hồ sơ về chất lượng cho hệ thống quản lý chấtlượng của nhà thầu;

4 Cần lưu ý đến vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp nhà thầu đến chất lượng sản phẩm, sự quan tâm đến nguồn lực của nhà thầu về số lượng, về chất lượng, về chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lực của nhà thầu

5 Tìm hiểu và đóng góp ý kiến cụ thể cho việc chủ động tự kiểm tra và kiểm tra của bộ máy quản lý kỹ thuật, cung ứng liên quan đến chất lượng của nhà thầu Kiểm tra các biên bản kiểm tra chất lượng của nội bộ nhà thầu được dùng làm chứng từ về chất lượng công tác xây dựng hoàn thành công tác xây dựng như biên bản nghiệm thu nội bộ nhà thầu cho cao trình, hình dáng của cốp pha chuẩn bị cho nghiệm thu cốp pha, diễn biến quá trình đổ

bê tông, trắc đạc hiện trạng kết cấu bê tông sau khi đổ bê tông

Trang 13

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Văn bản pháp quy chủ yếu : Nghị định 15-2013/NĐ-CP

2.2.3 Kiểm soát chất lượng phải thực hiện trong mọi khâu của quá trình

thực hiện dự án

Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :

a) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát

b) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thiết kế

c) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thi công và nghiệm thu công trình xây dựng;

d) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác theo các quy định về quản lý an toàn, bảo đảm vệ sinh và môi trường

e) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác giải quyết sự

cố trong thi công xây dựng

f) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khai thác và sửdụng công trình xây dựng

g) Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong việc tuân theo các quy định về bảo hành công trình xây dựng

h) Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có những quy định khác với các quy định tại Nghị định 15-2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó

Trang 14

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

Trang 15

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1 Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính đồng bộ;

2 Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính toàn diện;

3 Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính liên tục;

Việc bảo đảm chất lượng được thể hiện từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Kiểm soát chất lượng trong thi công xây dựng phải tuân thủ theo Nghị định 15-2013/NĐ-CP :

Kiểm soát chất lượng khâu khảo sát

Kiểm soát chất lượng khâu thiết kế

Kiểm soát chất lượng khâu thi công và

Kiểm soát chất lượng thông qua công tác an toàn lao động và bảo đảm môi trường

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Trang 16

Kết quả của chất lượng công tác khảo sát ảnh hưởng nhiều đến khâu thiết kế

và thi công xây dựng nên cần đề cập cho toàn diện và đồng bộ

Văn bản pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan:

• Luật Xây Dựng – Các điều 46, 47, 48, 49, 50, 51

• Nghị định 15:2013/NĐ-CP

• Những tiêu chuẩn liên quan :

+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựngcông trình

+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9402:2012 , Chiỉ dẫn kỹ thuật công tác khảosát địa chất công trình cho xây dựng vùng các-tơ

+Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 , Hướng dẫnkhảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng côngtrình

+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9363:2012 , Khảo sát cho xây dựng - Khảosát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng

+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9364 : 2012 , Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạcphục vụ công tác thi công

+Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 364: 2006, Tiêu chuẩn kỹ thuật

đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình

+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9399:2012 , Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa

+Tiêu chuẩn xây dựng, TCXD 160-1987 , Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ chothiết kế và thi công móng cọc

+Tiêu chuẩn xây dựng , TCXD 161 :1987 , Công tác thăm dò điện trongkhảo sát xây dựng

Trang 17

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ : Nghị định 15:2013/NĐ-CP, điều 12 và các

điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.

Những nội dung chủ yếu mà quá trình kiểm soát chất lượng khảo sát xây dựng phải bảo đảm :

1. Kiểm soát chất lượng khi lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

a Cần lập biện pháp kiểm tra chất lượng khảo sát địa kỹ thuật nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúngđối với công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa

kỹ thuật

Sự tham khảo các tài liệu khảo sát của các công trình lân cận, các dữ liệu về điều kiện địa chất đã có của khu vực, đối chiếu với những biến động của điều kiện địa chất khu vực và dự báo biến động khi có công trình mới xây dựng là tư liệu cần cho kiểm soát chất lượng khảo sát

b Lập biện pháp kiểm tra các điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc

điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học; các tínhchất cơ - lý của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi

c Kiểm tra dữ liệu đạt được về khảo sát cho từng điểm thăm dò là vị trí mà tại đó khi khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm ), đo địa vật lý

d Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ nhiệm vụ khảo sát dự thảo, tham khảo tích cực ý kiến và quan điểm của nhà thầu thiết kế và phương án khảo sát của nhà thầu ứng viên tham gia khảo sát để duyệt

Trang 18

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ : Nghị định 15:2013/NĐ-CP, điều 12 và

các điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.

2 Kiểm soát chất lượng từ khâu lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng

2.1 Đánh giá qua so sánh giữa các nhà thầu ứng viên từ khâu chất lượng củaviệc lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng thể hiện qua nội dung xây dựng mục tiêu, biện pháp khảo sát, khâu bố trí số lượng và chất lượng nhân lực tiến hành, cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ dùng khi tiến hành khảo sát;

2.2 Kiểm soát chất lượng của phương án kỹ thuật được lập là cơ sở để có thể đánh giá năng lực nhà thầu

2.3 Kiểm tra qua hồ sơ và công tác điều tra về cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát; kiểm tra năng lực theo quy định của pháp luật của người dự kiến làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng;

3 Kiểm soát chất lượng khi phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

Kiểm soát các tiêu chí mà khâu khảo sát phải đáp ứng;

Kiểm soát tính khoa học và tính hợp lý của quy trình khảo sát;

Kiểm soát danh mục và tính hiện đại của các công cụ và trang bị sử

dụng trong quá trình khảo sát;

Kiểm soát sự bố trí cán bộ tiến hành khảo sát về năng lực hành nghề

và kinh nghiệm của người trực tiếp khảo sát;

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Trang 19

các điều trong chương 2 – Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng.

4 Kiểm soát chất lượng trong khâu thực hiện khảo sát xây dựng

4.1 Kiểm soát căn cứ pháp lý về hành nghề thí nghiệm và kiểm định của cơ

sở thí nghiệm, cụ thể về loại thí nghiệm được tiến hành, việc sử dụng thiết

bị, về quy trình thí nghiệm, trang bị thí nghiệm và năng lực thí nghiệm viên;

4.2 Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt;

4.3 Giám sát và kiểm soát từng khâu cụ thể về số lượng công việc khảo sát theo sự đáp ứng các chỉ tiêu cần có, về chất lượng mẫu trong việc thực hiện phương án kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt;

4.4 Giám sát việc lấy mẫu theo đúng quy trình, việc ghi số mẫu, việc bảo quản mẫu , vận chuyển mẫu, tránh hư hỏng và lẫn lộn;

4.5 Kiểm soát việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát;

4.6 Kiểm soát việc chấp hành bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát;

4.7 Kiểm soát khâu ghi chép và lập báo cáo kết quả khảo sát theo nhiệm vụ

và theo hợp đồng

5 Nghiệm thu kết quả khảo sát

5.1 Kiểm tra kết quả khảo sát đối chiếu với nhiệm vụ;

5.2 Yêu cầu khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát;

5.3 Kiểm tra khâu lập văn bản nghiệm thu kết quả khảo sát

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ

Trang 20

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng thiết kế

Thiết kế xây dựng công trình phải được kiểm soát để bảo đảm các yêu cầu chung:

1 Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;

b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ;

c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng

quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;

d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;

đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết

kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật;

e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan

Trang 21

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng thiết kế ( tiếp):

2 Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầuquy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương;

b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;

c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;

d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng

Kiểm soát việc thực hiện đầy đủ nội dung thiết kế xây dựng công trình :

Nội dung bản thiết kế cần có :

7 Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;

8 Giải pháp bảo vệ môi trường;

9 Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Trang 22

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng các bước thiết kế :

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công

Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, chủ đầu tư sẽ ký kết hợpđồng với nhà thầu thiết kế để thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước

Kiểm soát chất lượng trong khâu thiết kế giúp chủ đầu tư thông qua sản phẩm của từng bước thiết kế theo các điều kiện của hợp đồng và yêu cầu chất lượng của từng bước theo nhiệm vụ thiết kế

Điều cần kiểm soát chất lượng thiết kế là với công trình phải thực hiện thiết

kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt

Kiểm soát chất lượng thiết kế từng bước phải căn cứ vào quy định của Chínhphủ , đối chiếu sự đáp ứng của thiết kế với các quy định của Chính phủ.Nội dung của các bước phải làm trong khâu thiết kế cần được kiểm soát chấtlượng như sau :

1. Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

2 Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

3 Lập thiết kế xây dựng công trình

4 Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có)

5 Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

6 Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

Trang 23

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng các bước thiết kế ( tiếp):

Bản thiết kế muốn đưa ra thi công phải qua khâu thẩm định thiết kế Chủ trì thẩm định, cá nhân hoặc cơ quan phải có năng lực bằng hoặc cao hơn cá nhân và đơn vị lập bản thiết kế

Các công trình công cộng, tiếp súc với nhiều người, phải đưa bản vẽ đến cơ quan phòng chống cháy địa phương để được nghiên cứu về sự an toàn công trình trên quan điểm phòng chống cháy

Cần kiểm soát khâu đưa bản vẽ đến cơ quan phòng chống cháy địa phương

để thẩm định các tiêu chí phòng chống cháy

Khâu kiểm soát chất lượng ở đây là xem năng lực hành nghề của người thẩmđịnh và cơ quan thẩm định xem có đáp ứng quy định trong Nghị định 12 : 2009/NĐ-CP hay không

Kiểm soát chất lượng năng lực nhà thầu thiết kế xây dựng công trình :

Trước khi ký kết hợp đồng thiết kế cần kiểm tra năng lực của cơ quan dự thầu thiết kế Năng lực nhà thầu thiết kế cần kiểm soát các mặt :

1 Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiệnsau đây:

a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình;

b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;

c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình

2 Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;

b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ

Trang 24

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư 03 :2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12 :2009/NĐ-CP

Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng thiết kế thông qua khâu thẩm định thiết kế :

1 Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.Người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình trong đó có thiết kế cơ sở là một phần của dự án

Riêng về thiết kế cơ sở phải được thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng thẩm định theo phân loại, phân cấp của dự án

2 Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt

3 Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình

Nội dung cần kiểm soát chất lượng qua khâu thẩm định các bước thiết kế sauthiết kế cơ sở cần lưu tâm :

- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;

- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

- Đánh giá mức độ an toàn công trình;

- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối vớicông trình có yêu cầu công nghệ;

- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy

Thiết kế bản vẽ thi công phải được tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công

Trang 25

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng qua nội dung phê duyệt thiết kế :

Nội dung phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào các hồ sơ sau đây :

a) Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;

b) Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;

c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;

d) Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình;

đ) Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có)

Trang 26

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÂU THIẾT KẾ

Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng.

Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

Kiểm soát chất lượng qua các khâu thay đổi thiết kế công trình, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt :

Kiểm soát về sự cần thiết phải thay đổi thiết kế :

Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt được thay đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế;

b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của

dự án

Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh

Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế

Kiểm soát nguyên nhân dẫn đến thay đổi thiết kế :

Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư

Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về những nội dung do mình thực hiện

Những bản vẽ giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt mới được đưa ra thi công

Trang 27

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

Trang 28

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG

CÔNG TÁC ĐẤT

Kiểm soát chất lượng thi công công tác đất phải tiến hành

nghiêm túc, đồng bộ và toàn diện qua tất cả các khâu :

Công tác chuẩn bị

Thi công công tác đất

Kiểm tra và nghiệm thu

Cơ sở để kiểm soát chất lượng thi công công tác đất :

* Chỉ dẫn kỹ thuật chủ đầu tư yêu cầu cho công trình trong bộ hồ sơ mời thầu

* Tiêu chuẩn tương ứng sử dụng làm cơ sở để kiểm soát chất lượng công tác đất là : TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu Tiêu chuẩn quốc gia.

Trang 29

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng trước khi thi công công tác đất :

Kiểm tra tài liệu cần có để kiểm soát chất lượng thi công đất :

- Thiết kế kỹ thuật công trình;

- Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồngmức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vịtrí bể lắng (nếu thi công cơ giới thủy lực), xác định bán kính an toàn (nếukhoan nổ mìn);

- Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;

- Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượngđào và đắp;

- Tình hình địa chất, địa chất thủy văn và khí tượng thủy văn của toàn bộ khuvực công trình

Những tài liệu nêu trên phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.

Ngoài ra, cần có các tài liệu về địa chất công trình để đối chiếu trong quá trình thi công Những tài liệu địa chất công trình là sản phẩm của khâu khảo sát địa điểm xây dựng cung cấp.

Cần lưu ý đến mức lẫn rác bẩn trong đất để xử lý các tình huống gây khókhăn cho thi công

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 30

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát điều kiện để thiết kế biện pháp thi công công tác đất :

1 Khi thi công đất không được thải nước, đất xấu và các phế liệu khác vàolàm hư hỏng đất nông nghiệp và các loại đất trồng khác, không được thảibừa bãi nước bẩn, đất rác bẩn ra khu vực công trình đang sử dụng

2 Bảng cân đối khối lượng đất đào và đắp trong phạm vi công trình phảiđảm bảo sự phân bố và chuyển đất hợp lí nhất giữa đào và đắp có tính đếnthời gian và trình tự thi công các hạng mục công trình, phải tính đến nhữnghao hụt do lún của nền, của thân công trình và rơi vãi trong vận chuyển

3 Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm

vi công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất Nếu vị trí bãi thải nằmtrong hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận với ban quản lý côngtrình Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với chính quyềnđịa phương

4 Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõmnúi, đầm lầy, những nơi bỏ hoang ) Khi quy định vị trí bãi thải đất phảixem xét những điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, không được làm cảntrở thoát nước và gây trở ngại cho thoát lũ Khi hoàn thành thi công đất, bềmặt bãi thải phải được san bằng, và nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ giacố

5 Khi thi công nạo vét, nếu chọn bãi thải dưới nước phải xác định rất thậntrọng và phải có sự thoả thuận của các cơ quan quản lý vận tải địa phương,

cơ quan Nhà nước giám sát vệ sinh môi trường và bảo vệ các nguồn thủysản

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 31

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng công tác chuẩn bị để thi công đất :

• Kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng theo mức độ hoàn tất chưa

+ Lưu tâm đến bãi trữ đất, đường vận chuyển tạm thời để vận chuyển đất

+ Kiểm tra sự đón chặt cây có đúng độ cao không, cây nào để được, bãi chứa đất để phủ mặt bằng khi hoàn tất công trình

+ Kiểm tra việc di chuyển mồ mả, tháo dỡ nhà cũ trước đây có mà không sử dụng nữa để lấy đất xây công trình mới

+ Kho, bãi, nhà tạm để ở và để làm việc trên công trường về vị trí, diện tích và nhất là khoảng cách giữa các nhà theo điều kiện chống cháy

• Kiểm tra hệ thống tiêu nước bề mặt tạo thuận lợi cho thi công Khi phầm ngầm phải thi công cọc nhồi, chú ý rãnh thu hồi nước bùn bentonite không để nước bùn làm bẩn mặt bằng thi công

• Kiểm tra các công việc tạo điều kiện thi công thuận lợi như hệ tường vây, tường cừ, mái dốc chống trượt, đường tạm để di chuyển thiết bị, vật tư đến địa điểm thi công

• Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoànước, cũng phải chú ý đến lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiệntượng mao dẫn

Tùy loại đất mà lớp đất bị mao dẫn có chiều cao :

- Cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ chiều cao mao dẫn là 0,3 m

- Cát mịn và đất cát pha chiều cao mao dẫn là 0,5 m

Trang 32

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng công tác chuẩn bị để thi công đất :

• Kiểm tra đường để sử dụng khi thi công đất :

+ Kiểm tra việc vạch tuyến xem có phù hợp với quá trình thi công không

+ Kiểm tra chiều rộng mặt đường : Nếu vận chuyển đất bằng ô tô tự

đổ, trọng tải dưới 12 T thì bề rộng mặt đường phải là 7 m đối với đường haichiều và 3,5 m đối với đường một chiều

Nếu trọng tải tự đổ của ô tô trên 12 T thì bề mặt rộng mặt đường phải tínhtoán riêng trong quá trình thiết kế tổ chức xây dựng công trình

+ Kiểm tra việc thực hiện lề đường

Bề rộng lề đường không được nhỏ hơn 1,0 m Riêng ở những nơi địa hìnhchật hẹp, ở chỗ đường vòng và đường dốc, bề rộng lề đường có thể giảmxuống 0,5 m

+ Bán kính cong tối thiểu của đường tạm thi công đối với ô tô đượcxác định theo tiêu chuẩn

+ Kiểm tra độ dốc dọc và ngang của mặt đường

Độ dốc thông thường của đường ô tô vận chuyển đất là 0,05 Độ dốc lớnnhất bằng 0,08

+ Kiểm tra chất lượng chịu tải của đường tạm thi công đất :

Khi đường vận chuyển đất chạy qua vùng đất cát, cát sỏi nếu ở trạng thái ướt thì chỉ cần gạt phẳng và đầm chặt mặt đường Nếu ở trạng thái khô,

xe đi lại khó khăn thì phải rải lớp phủ mặt đường Đường lên xuống hố móng, mỏ vật liệu phải thường xuyên giữ tốt bảo đảm xe máy thi công lên xuống bình thường trong mùa mưa

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 33

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng công tác chuẩn bị để thi công đất :

• Kiểm soát chất lượng lớp chịu tải của mặt đường :

Nếu khối lượng vận chuyển đất lớn và thời gian thi công kéo dài, bề mặtđường tạm phải có lớp phủ kiên cố Việc xác định lớp phủ mặt đường phảicăn cứ vào:

- Thời gian phục vụ của đường;

- Cường độ vận chuyển của tuyến đường;

- Độ dốc của địa hình và những điều kiện đất đai, khí hậu;

- Điều kiện sử dụng vật liệu địa phương Việc lựa chọn lớp phủ mặt đườngcòn phải dựa vào tính toán hiệu quả kinh tế trong thiết kế tổ chức xây dựngcông trình

- Khi đường thi công chạy qua vùng đất yếu, đầm lầy, vùng đất ngập úng màcường độ vận chuyển dưới hai trăm xe trong ngày và đêm, trên cơ sở tínhtoán hiệu quả kinh tế có thể lát dưới hai vệt bánh xe bằng tấm bê tông cốtthép lắp ghép

* Kiểm soát khâu định vị - lên khuôn công trình :

Việc kiểm soát khâu tạo mốc , tim vì điều này hết sức quan trọng đến chấtlượng công trình Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọctim Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cầnthiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc,chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp những cọc mốc phải được dẫn rangoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc,mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại nhữngcọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 34

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng công tác chuẩn bị để thi công đất :

Kiểm soát cọc mốc khi đắp đất :

Thi công đắp đất phải chú ý đến chiều cao phòng lún nên phải kiểm soát trị

số phòng lún theo quy định của tiêu chuẩn hay của chỉ dẫn kỹ thuật của chủđầu tư nêu ra

Cần kiểm tra và lưu tâm về chọn vị trí cọc mốc :

Những cọc định vị trục tim, mép biên và cọc mốc cao trình phải dẫn ra ngoàiphạm vi ảnh hưởng của thi công bằng những cọc phụ Phải cố định cọc phụ

và bảo vệ cẩn thận Tránh dẫn cọc phụ ra khỏi bãi, trên đường giao thông vàtới những nơi có khả năng lún, xói, lở, trượt đất

Thi công công tác đất nằm trên địa bàn rộng, các yếu tố địa lý, thời tiết rấtảnh hưởng đến quá trình thi công

Kiểm soát tốt các yếu tố chuẩn bị thi công công tác đất giúp cho quá trình thicông không bị khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp

Kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công đất

1 Kiểm tra thiết kế san nền với những công trình đất tiến hành trên diệntích rộng

2 Kiểm tra thiết kế biện pháp thi công đất Phải đổ đất đắp nền theotừng lớp, bề dầy mỗi lớp đất rải để đầm và số lần đầm cho mỗi lớp phụ thuộcvào loại máy đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp

Nên rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước

Khi đắp đất không đầm nện phải tính tới chiều cao phòng lún

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 35

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp )

Kiểm soát chất lượng trong công tác đào hào và hố móng :

• Chú ý kiểm tra bề rộng đáy đường hào khi lắp đặt đường ống, lấy chỗcòn xê dịch nắn thẳng đường ống Tùy loại vật liệu làm đường ống màchiều rộng đáy đường hào bằng đường kính ống cộng thêm từ 0,30mét đến 1,40 mét

• Nếu có công nhân phải làm việc tại vị trí đáy hào ( xảm nối ống , thaotác xiết nẹp ống ) chiều rộng đáy hào phải bằng đường kính ốngcộng thêm ít nhất 0,70 mét

* Chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiềurộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neochằng và tăng thêm 0,2 m

• Với bê tông khối lớn, cần kiểm soát chất lượng theo chỉ dẫn của bênthiết kế

* Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng khôngcần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trênmực nước theo quy định theo như sau :

Loại đất và chiều sâu hố móng

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Trang 36

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp)

Về gia cố vách tạm thời , việc kiểm soát chất lượng cần dựa vào:

Thiết kế phải xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạmthời vách đứng của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tùythuộc vào chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạngthái tự nhiên của đất, mực nước ngầm ) tính chất tải trọng tạm thời trênmép hố móng và lưu lượng nước thấm vào trong hố móng

Cần kiểm tra việc làm mái dốc cho thành hố đào :

Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia

cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnhhưởng của mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầmnhưng có hệ thống tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn như sau :

Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng

Loại đất Độ dốc lớn nhất cho phép khi chiều sâu hố móng bằng, m

Góc nghiêng của mái dốc

Tỷ lệ độ dốc

Góc nghiêng của mái dốc

Tỷ lệ độ dốc

Góc nghiêng của mái dốc

Tỷ lệ độ dốc

Trang 37

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp)

• Đối với những hố móng có vách thẳng đứng, không gia cố tạm thời thìthời hạn đào móng và thi công những công việc tiếp theo phải rútngắn tới mức thấp nhất Đồng thời phải đặt biển báo khoảng cáchnguy hiểm trong trường hợp đào gần những nơi có phương tiện thicông đi lại

Kiểm soát chất lượng với quy định này là cần kiểm tra tiến độ thi công vàkiểm tra sự lắp đặt các biển báo nguy hiểm

• Khi sử dụng máy đào một gầu để đào móng, để tránh phá hoại cấutrúc địa chất đặt móng, cho phép để lớp bảo vệ

Kiểm soát chất lượng cần kiểm tra lớp bảo vệ như tiêu chuẩn quy định :Loại thiết bị

Bề dày lớp bảo vệ đáy móng (cm) khi dùng máy đào có dung

tích gầu (m³)

Từ 0,25 đến0,40

Từ 0,50 đến0,65

Từ 0,80 đến1,25

Từ 1,50 đến2,5

Từ 3,00 đến5,00

Phải kiểm soát khi đào hào và hố móng công trình cắt ngang qua hệ thống kỹthuật ngầm đang hoạt động, trước khi tiến hành đào đất phải có giấy phépcủa cơ quan quản lí hệ thống kỹ thuật ngầm đó hay cơ quan chức năng củachính quyền địa phương

Trang 38

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp)

Kiểm soát và theo dõi để kiểm soát mốc , trục tim thể hiện bằng tiêu :

Tim, mốc giới hạn của hệ thống kỹ thuật ngầm phải được xác định rõ trênthực địa và phải cắm tiêu cao để dễ thấy Trong quá trình thi công móng phải

có sự giám sát thường xuyên của đại diện có thẩm quyền thuộc tổ chức thicông và cơ quan quản lí hệ thống kỹ thuật ngầm đó

Phải theo dõi khi đào hào và hố móng công trình cắt ngang qua hệ thống kỹthuật ngầm đang hoạt động thì chỉ được dùng cơ giới đào đất khi khoảngcách từ gầu xúc tới vách đứng của hệ thống lớn hơn 2 m và tới mặt đáy lớnhơn 1 m

Phần đất còn lại phải đào bằng thủ công và không được sử dụng những công

cụ, thiết bị có sức va đập mạnh để đào đất Phải áp dụng những biện phápphòng ngừa hư hỏng hệ thống kỹ thuật ngầm

Người kiểm soát chất lượng cần lưu ý : Trong trường hợp phát hiện ra những

hệ thống kỹ thuật ngầm, công trình ngầm hay di chỉ khảo cổ, kho vũ khí không thấy ghi trong thiết kế, phải ngừng ngay lập tức công tác đào đất vàrào ngăn khu vực đó lại Phải báo ngay đại diện của những cơ quan có liênquan tới thực địa để giải quyết.Người kiểm soát không cho phép dấu diếmtài sản nằm dưới lòng đất để vụ lợi

Kiểm soát chất lượng khi lấp các hào đặt ống khi đã hoàn thành việc lắp đặt ống.

Việc lấp đường đào hào đã đặt đường ống phải tiến hành theo hai giai đoạn.a) Trước tiên lấp đầy các hố móng và hốc ở cả hai phía đường ống bằng đấtmềm, cát, sỏi, cuội không có cuội lớn, đất thịt, đất pha sét và đất sét (trừ đấtkhô) Sau đó đắp lớp đất phủ trên mặt ống dầy 0,2 m nhằm bảo vệ ống, cácmối nối và lớp chống ẩm Đối với ống sành, ống xi măng amiăng, ống chấtdẻo, bề dầy lớp đất phủ bề mặt bảo vệ ống phải lớn hơn 0,5 m

Trang 39

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp)

b) Sau khi thử và kiểm tra chất lượng ống, tiến hành đắp lấp bằng cơ giớiphần còn lại với bất kì loại đất sẵn có nào Những đá tảng lớn hơn 200 mmthì phải loại bỏ Trong quá trình thi công, phải tránh những va đập mạnh cóthể gây hư hỏng đường ống bên dưới

Kiểm soát chất lượng công tác lấp đất hết sức quan trọng, tránh hiện tượngnhững chố lấp bị lún

Đất lấp vào đường hào và móng công trình, đất lấp vào móng thiết bị, nềnnhà, móng máy đều phải đầm theo từng lớp Độ chặt của đất do thiết kế quyđịnh

Việc đắp đất lấp vào đường hào đã đặt ống, nếu phía trên không có tải trọngphụ (trừ trọng lượng bản thân của đất đắp) có thể tiến hành không cần đầmnén, nhưng dọc theo tuyến đường ống phải dự trữ đất với khối lượng đủ đểsau này đắp bù vào những phần bị lún

Khi đường hào, hố móng công trình cắt ngang đường giao thông, đường phố,quảng trường, khu dân cư, mặt bằng công nghiệp thì phải dùng vật liệu ítbiến dạng khi chịu nén để lấp vào toàn bộ chiều sâu của móng như cát, cátsỏi, đất lẫn sỏi sạn, mạt đá

Trong trường hợp đường hào, hố móng công trình cắt ngang hệ thống kỹthuật ngầm (đường ống, đường cáp ngầm ) đang hoạt động, trong thiết kếphải có biện pháp bảo vệ hệ thống kỹ thuật ngầm đó suốt quá trình thi công.Việc đắp lấp vào đường hào, hố móng phải tiến hành theo trình tự sau:

- Lấp đất phía dưới cho tới nửa đường ống (đường cáp) bằng đất cát để tạothành lớp đỡ

- Sau khi đắp tiếp hai bên và bên trên với chiều dầy lớn hơn 0,5 m theo từnglớp, đầm chặt, mái dốc đất đắp phải bằng 1/1

Trang 40

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐẤT

Tiêu chuẩn sử dụng :

TCVN 4447-2012 Công tác đất – Thi công & nghiệm thu

Kiểm soát chất lượng khi thi công công tác đất ( tiếp)

Lấp đất trên mặt bằng ngoài nhà :

Nền công trình trước khi lấp phải được kiểm tra, xử lí và nghiệm thu

- Chặt cây, phát bụi, bóc hết lớp đất hữu cơ;

- Nếu nền bằng phẳng hoặc có độ dốc từ 1: 10 đến 1:5 thì chỉ đánh xờm bềmặt;

- Nếu độ dốc của nền từ 1:5 đến 1:3 thì phải đánh giật cấp kiểu bậc thang, bềrộng mỗi bậc từ 2 m đến 4m và chiều cao 2 m Độ dốc của mỗi bậc phảinghiêng về phía thấp bằng 0,01 đến 0,02 Nếu chiều cao của mỗi bậc nhỏhơn 1 m thì để mái đứng, nếu chiều cao lớn hơn 1 m thì để mái đến 1:0,50;Việc làm này để lớp đất lập không bị trôi tuột xuống thấp

- Nếu nền đất thiên nhiên là đất cát, đất lẫn nhiều đá tảng thì không cần xử lígiật cấp;

- Đối với nền đất và nền đất thiên nhiên có độ dốc lớn hơn 1:3 thì công tác

xử lí nền phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế

Phải theo dõi và kiểm soát khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trướckhi tiến hành đắp đất phải tiến hành tiêu thoát nước, vét bùn, khi cần thiếtphải đề ra biện pháp chống đùn đất nền sang hai bên trong quá trình đắp đất.Không được dùng đất khô nhào lẫn đất ướt để đầm nén

Cần phải đắp đất bằng loại đất đồng nhất, phải đặc biệt chú ý theo đúngnguyên tắc sau đây:

- Bề dầy lớp đất ít thấm nước nằm dưới lớp đất thấm nước nhiều phải có độdốc 0,04 đến 0,10 kể từ công trình tới mép biên;

- Bề mặt lớp đất thấm nhiều nước nằm dưới, lớp đất ít thấm nước phải nằmngang;

- Trong một lớp đất không được đắp lẫn lộn hai loại đất có hệ số thấm khácnhau;

- Cấm đắp mái đất bằng loại đất có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số thấm của đấtnằm phía trong;

Ngày đăng: 31/08/2017, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w