1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Luận văn tốt nghiệp tình hình tội phạm do học sinh thực hiện nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

73 414 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 675 KB

Nội dung

Việc tìm hiểu; phântích, đánh giá thực tế các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thống kê chính xác những thông số về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là một biện pháp cần thiết nhằm

Trang 1

CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU CHUNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO HỌC SINH THỰC HIỆN

Việt Nam luôn đặt chiến lược phát triển con người trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, câu “trẻ em là tương lai của đất nước” được toàn xã hội biếtđến như là sự khẳng định một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Trong nhữngnăm gần đây, nhà nước đã liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dụcpháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạy của nhà trường đã góp phần nângcao nhận thức về pháp luật cho các em học sinh Tuy nhiên tình trạng học sinh phạm tộikhông ngừng tăng lên, hành vi vi phạm cũng ngày một tinh vi hơn Việc tìm hiểu; phântích, đánh giá thực tế các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thống kê chính xác những thông

số về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là một biện pháp cần thiết nhằm giúp chocác cơ quan chức năng, nhà trường và gia đình hoạch định ra chiến lược quản lý và giáodục các em, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bìnhthường và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em

1.1 Một số vấn đề lý luận về học sinh

1.1.1 Khái niệm học sinh

Theo luật điểm tổng quan, khoa học về con người của C.Mác “Bản chất con ngườikhông phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thựccủa nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội khác” Từ luận điểmtrên của C.Mác ta có thể hiểu rằng con người là sản phẩm của tiến trình phát triển xã hộitrong các nền văn minh nhân loại, vì con người là chủ thể của hoạt động sáng tạo ra củacải vật chất cho bản thân và cho xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau Chính vì lẽ đó màtrong mọi thời đại, đặc biệt trong cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, việcquan tâm đến phát triển con người ngay từ giai đoạn ban đầu được coi là yếu tố quyếtđịnh tăng tốc, bền vững của mọi quốc gia trên thế giới Tại nước ta vấn đề đào tạo nguồnnhân lực ngay từ các cấp học đã được quy định cụ thể qua Luật Giáo dục năm 2005.Thuật ngữ “Học sinh” đã được Luật nói đến trong giáo dục phổ thông Có thể nói giaiđoạn học sinh là một giai đoạn đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho sự hình thành và

phát triển “nhân lẫn trí” của con người Ta có thể khái quát về học sinh như sau: “Học sinh là những người đang trực tiếp ngồi trên ghế trường để theo học các chương trình văn hóa, tiếp thu những kiến thức mới, các kỹ năng cơ bản, nhằm trang bị một lối sống lành mạnh, giúp các em rèn luyện trí tuệ trong học tập, thúc đẩy sự nghiên cứu và sáng tạo làm giàu kiến thức cho bản thân Qua đó tạo nền tảng vững chắc để bước sang giai

Trang 2

đoạn trưởng thành Đây là nguồn nhân lực kế thừa trong tương lai, góp phần thúc đẩy

sự phát triển của Đất nước”.

1.1.2 Độ tuổi của học học sinh

Như chúng ta đã biết, con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó mới đủkhả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong mọi ứng xử và tìnhhuống của cuộc sống Không thể có người sinh ra đã có đủ năng lực trách nhiệm hànhchính, dân sự hay hình sự mà năng lực đó được phát triển và hoàn thiện qua các cấu tạosinh học ở cơ thể người Ở lứa tuổi học sinh, theo Điều 26, Luật giáo dục 2005 quy định:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm.Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi (từ 6 – 10 tuổi)

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớpchín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mườimột tuổi (từ 11 – 14 tuổi)

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đếnlớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cótuổi là mười lăm tuổi (từ 15 – 18 tuổi)

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ được học cao hơn hoặc thấp hơn sovới độ tuổi quy định(1); nhưng phần lớn là đúng theo độ tuổi quy định của Bộ Giáo Dục

và Đào Tạo Có một số ít học sinh đã đạt độ tuổi thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) còn phầnlớn là các em đang ở tuổi chưa thành niên Ở nước ta, theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em, trẻ em là “Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1) Khái niệm người chưathành niên được sử dụng trong Bộ luật lao động, Luật Dân sự, Pháp lệnh xử lý hànhchính, Bộ luật tố tụng Dân sự và Bộ luật Hình sự Điều 20, Bộ luật Lao động quy định;

“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi và người thành niên làngười từ đủ 18 tuổi trở lên” Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu người viết chỉ tậptrung vào nghiên cứu những em học sinh có độ tuổi từ 11-18 tuổi; tức là từ cấp trung học

cơ sở và trung học phổ thông Vì ở độ tuổi này các em đã có một khả năng nhận thứcđiều khiển hành vi nhất định, thông qua hình thức học tập tại trường, trong gia đình vàngoài xã hội các em có thể suy nghĩ nhận thức được việc làm, hành động của mình gầnnhư đầy đủ Tuy nhiên trong giai đoạn này các em mới bắt đầu tiếp xúc với môi trường

xã hội bên ngoài, biết bao điều mới lạ, kích thích sự tò mò tìm hiểu của các em, với khảnăng nhận thức điều khiển hành vi chưa đầy đủ nên các em rất dễ bị lôi kéo, sa ngã dẫn

Trang 3

đến thực hiện hành vi, vi phạm pháp luật hay rơi vào các tệ nạn xã hội; đánh mất tươnglai của chính mình.

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh

Tìm hiểu về mặt tâm, sinh lý học sinh cho thấy; các em phát triển rất nhanh vềchiều cao và cơ thể Sinh lý các em trong giai đoạn này phát triển khá hoàn chỉnh về giớitính Vấn đề này chi phối, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý của các em, đây cũng lànguyên căn cơ bản gây mất tính cân bằng tâm lý, các em rất dễ bị kích thích, hiếu động,hay nóng giận thất thường Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này đánh dấu sự chuyển tiếpgiữa giai đoạn phát triển tâm lý tuổi thơ sang giai đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổiđang trưởng thành Như đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biếtnhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít Ngượclại cũng có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đếnnhững vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn,với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mìnhcũng như người lớn Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài,nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũngcảm, tự chủ, độc lập…Ghi nhận dấu hiệu của tuổi mới lớn, quan trọng nhất là ở lứa tuổinày (phần lớn là những em học sinh học cấp 3) đã xuất hiện dấu hiệu tình cảm, tuổi bắtđầu rung động trước bạn khác giới “Cái tôi” cũng đang được hình thành Chính vì thế cátính của từng người trong các em sẽ được biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này

Mặt tích cực của lứa tuổi này là sự hăng hái, sôi nổi trong các phong trào cũngnhư trong học tập, trong việc củng cố xây dựng các mối quan hệ với mọi người xungquanh, những hoạt động đầy nhiệt huyết ấy nhằm khẳng định nhân cách của bản thânmình, sự tò mò, cái mới, cái lạ trong các em cũng mạnh mẽ hơn

Bên cạnh mặt tích cực là những tiêu cực với những hành vi lệch lạc như sự amhiểu tò mò muốn cảm giác mạnh đã làm cho một số các em sa ngã vào con đường nghiệnngập, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và toàn xã hội Theo cuộc điều tra của nhóm Bác

sỹ Bệnh viện Việt Pháp cho biết: Qua nghiên cứu một nhóm học sinh Phổ thông lạmdụng và nghiên cứu ma tuý ở Hà Nội các bác sĩ nhận thấy: Ma tuý mà các em thườngdùng nhất là heroin ở dạng hít Động cơ đưa các em vào con đường nghiện ngập chỉ là vì

thích tự do, tìm thú tiêu khiển, tò mò, bắt chước Báo cáo từ nghiên cứu này cho thấy: những học sinh có thói quen hút thuốc lá (77,8%), uống bia rượu (22,2%) thường có nguy cơ cao dẫn đến nghiện ma túy Ngoài ra những em có tính cách hướng nội, cảm xúc

Trang 4

không ổn định lại là con cái trong những gia đình mà bố mẹ ít quan tâm đến giáo dục vàviệc học hành cũng dễ mắc nghiện hơn những em khác(2).

Ngoài ra ở lứa tuổi này cũng xuất hiện những phẩm chất tâm lý có ảnh hưởng tiêucực đến nhận thức tình cảm và ý chí của các em như: tính hung bạo, tính e thẹn, dễ cáogiận nhút nhát…nhiều khi các em không chịu nghe theo sự khuyên bảo của gia đình,thầy cô giáo tỏ ra nghịch ngợm, bướng bỉnh, chống đối và có những hành động phảnkháng, thậm chí còn thô bạo, ngang ngược; những đặc điểm đó là nguyên nhân dẫn đếnnhiều hành vi phạm tội của nhiều em học sinh, điều mà mỗi nhà, mỗi trường và toàn thể

xã hội hiện nay quan tâm

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên nói chung vàhọc sinh nói riêng có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Đây là thời kỳ phát triểnphức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thànhsau này Thời kỳ ở lứa tuổi học sinh quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở,phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cáchđược hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên

1.1.4 Nhiệm vụ của học sinh đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Học sinh là nhân vật trung tâm trong nhà trường được nhà trường bảo đảm điềukiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.Nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc(3)

*Đối với nhà trường

Mỗi học sinh phải chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhànước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường Tôn trọng các thầy cô giáo, cán bộ vànhân viên của nhà trường; đoàn kết; giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rènluyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; gópphần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường Thực hiện nhiệm vụhọc tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủđộng tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống

*Đối với gia đình

Trang 5

Nhiệm vụ của mỗi học sinh đối với gia đình là phải biết vâng lời, hiếu thảo vớiÔng, Bà, Cha, Mẹ, biết lắng nghe các ý kiến của mọi người xung quanh, đoàn kết hòathuận trong gia đình, kính trên nhường dưới, không tỏ ra bướng bỉnh, đua đòi, ra sức họctập nhằm nâng cao trình độ tri thức, rèn luyện kỹ năng đạo đức lối sống cho bản thân,giúp cho bản thân tự tin, vững vàng khi bước vào giai đoạn trưởng thành Đồng thời pháthuy truyền thống hiếu học trong gia đình, dòng họ, tạo tấm gương tiêu biểu trong học tậpcũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức; từ đó khích lệ các thành viên trong gia đình thamgia học tập, xây dựng lối sống lành mạnh Bên cạnh đó còn giúp cho phong trào hiếu học

ở gia đình, địa phương luôn bền vững và ngày càng phát triển

*Đối với xã hội

Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hộikhác, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp vớinăng lực và sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường Giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khókhăn để cùng nhau học tập tiến bộ, những bạn chậm tiến, tự kỉ hòa nhập vào cộng đồng;không tụ tập hợp nhóm gây mất an ninh trật tự trong và ngoài trường học

Tóm lại, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh đang ngồi trên ghế nhàtrường một cách có hiệu quả; đòi hỏi ở từng cá nhân của các em học sinh cần có ý thức

tự giác, biết phát huy truyền thống đạo đức cách mạng, ra sức học tập, rèn luyện trí tuệ,đạo đức lối sống, bình tỉnh trong ứng xử giao tiếp, khi gặp vấn đề vượt quá khả năng củabản thân phải mạnh dạn đề xuất trao đổi với nhà trường, gia đình để tìm ra cách giảiquyết thông minh và hợp lý, thể hiện con người của thời đại mới, thời đại của tri thức vàtiến bộ Có như thế mới hoàn thành sứ mệnh của một người học sinh, là chủ nhân tươnglai cho đất nước

1.2 Tìm hiểu về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện

1.2.1 Khái niệm tình hình tội phạm do học sinh thực hiện

Theo điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì kháiniệm tội phạm là khái niệm đơn giản nhất và cơ bản nhất của Luật hình sự nhằm quyđịnh những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm

Có thể nói “tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xãhội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn bộtình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc của một loại tội phạm đã xảy ratrong một khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định(4)

quốc gia Hà Nội

Trang 6

Khác với khái niệm về tội phạm của Luật hình sự, khái niệm tình hình tội phạm làkhái niệm nghiên cứu tội phạm, phản ánh một cách chung nhất, đầy đủ nhất toàn bộ sốlượng cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã xảy ra trong một khoảngkhông gian và thời gian nhất định Khái niệm tình hình tội phạm phản ánh một hiệntượng tiêu cực khác vì nó là căn cứ cho việc xác định nguồn gốc của hiện tượng tiêu cựcnày để từ đó đưa ra các giải pháp đấu tranh nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, loại trừchúng trong xã hội Những dấu hiệu của tình trạng phạm tội căn cứ vào tình hình tộiphạm xảy ra, diễn biến, cơ cấu và hậu quả của tội phạm gây ra cho xã hội.

Xét từ góc độ văn hoá thì tội phạm do học sinh thực hiện là một hiện tượng phảnvăn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường luật pháp, bỏ qua nội quytrường học, đi ngược lại và làm hoen ố những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong

xã hội, trong nhà trường

Xét từ góc độ giáo dục thì tội phạm do học sinh thực hiện là sự phản ánh kết quảgiáo dục không được như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chấtlượng ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sốngtheo chuẩn mực văn hoá

Với cách hiểu về tình hình tội phạm nói chung như đã nêu trên ta có thể hiểu tình

hình tội phạm do học sinh thực hiện là: “những hiện tượng tiêu cực xuất phát từ những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do một bộ phận học sinh thực hiện trong và ngoài nhà trường”.

Hay chúng ta có thể hiểu đây là một khái niệm bao quát chung nhất, phản ánh đầy

đủ về số lượng, cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do học sinh thựchiện đã xảy ra trong xã hội ở một khoảng thời gian, không gian nhất định Khái niệm tìnhhình tội phạm do học sinh thực hiện là cơ sở xác định nguồn gốc hiện tượng tiêu cực củacác em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Ngoài ra đánh giá tình hình tội phạm dohọc sinh thực hiện cũng là căn cứ để xác định mức độ, diễn biến, cơ cấu hậu quả của loạitội phạm này gây ra cho xã hội nói chung; để từ đó đưa ra các giải pháp đấu tranh nhằmtừng bước ngăn chặn, hạn chế, loại trừ tội phạm này trong xã hội hiện nay

*Xác định tuổi phạm tội và chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam

Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên

cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiêncứu khảo sát về tâm lý và căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước ta, điều 12 Bộluật Hình sự quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình

Trang 7

sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Người từ

đủ 16 tuổi trở nên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm”

Trên thực tế những học sinh ở tuổi 11 đến chưa đủ 14 tuổi (tức là từ lớp 6 đến lớp

9) cũng có thể thực hiện hành vi phạm tội Điển hình như vụ án Văn Bá Phúc, sinh năm

1996, học sinh lớp 9/1 Trường Trung học cơ sở Thanh Bình, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Vào khoảng 6 giờ 20 phút ngày 22/02/2011, một nhóm 3 học sinh gồm Bùi Văn Thắng (SN 1995, học sinh lớp 10 trường Phổ thông trung học Thủ Khoa Huân), Nguyễn Công Hậu (sinh năm 1995, học sinh lớp 10 Trung tâm kinh tế hướng nghiệp dạy nghề Tiền Giang) và Mai Quốc Tuấn đến trường gặp cự cãi và đánh Phúc ở trường Cả 3 học sinh này bỏ đi, sau đó, Thắng và Hậu quay trở lại tiếp tục đánh Phúc Khoảng 5 phút sau, Tuấn quay trở lại thì thấy cả hai ôm bụng chạy ra ngoài cổng trường Tuấn vén áo của Thắng và Hậu lên thì thấy nhiều vết đâm Lúc này, mọi người mới hô hoán lên, đưa Thắng và Hậu đến trạm y tế xã Thanh Bình Văn Bá Phúc bị công

an xã bắt ngay sau đó Mặc dù nhanh chóng được đưa đến trạm y tế xã nhưng do bị đâm

3 nhát vào ngực và một nhát vào nách nên Thắng đã tử vong ngay trên đường đi cấp cứu Sau đó khoảng 3 tiếng đồng hồ, Hậu cũng chết tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang vì một vết đâm trúng bụng Theo các học sinh cùng lớp, do bị đánh nhiều, Phúc đã lấy dao bấm thủ sẵn trong cặp đâm các nạn nhân(5)

Như vậy, theo Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì với độtuổi trên (từ 11 đến chưa đủ 14 tuổi) sẽ không thỏa điều kiện về chủ thể để truy cứu tráchnhiệm hình sự; mặc dù trên thực tế đã có nhiều trường hợp phạm tội nghiêm trọng xảy

ra Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi phải có biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn một cách

có hiệu quả tình trạng phạm tội do học sinh thực hiện hành vi nói trên góp phần đẩy lùinạn trẻ hóa tội phạm của một số học sinh ở các trường Qua đó sẽ giúp cho công tác đấutranh phòng ngừa tội phạm thêm linh hoạt và chủ động hơn.`

Tóm lại: Lứa tuổi học sinh là giai đoạn ranh giới giữa tuổi trẻ con và tuổi trưởngthành, là tiền đề cơ bản của một nhân cách con người hoàn chỉnh, nơi hội tụ nhiều mặttích cực và cũng không ít những tiêu cực bao quanh Vì vậy sự biến đổi của các emtrong thời kỳ này là vô cùng quan trọng, việc thờ ơ, thiếu quan tâm của gia đình, nhàtrường đối với các em ở lứa tuổi này có thể dẫn đến một gánh nặng lớn cho gia đình và

xã hội Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý của các em học sinh, giúpchúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện

13/05/2011)

Trang 8

Chính vì thế, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những phương hướng giáo dục đúngcách nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các tác động xấu đang ươm mầm cùng sự trưởngthành của các em.

1.2.2 Vai trò của các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh

Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công cuộc đổimới của nước ta đang trải qua nhiều chặng đường, với từng bước đi thích hợp Đảng tachủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong quátrình đó, việc xây dựng một con người Việt Nam vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừachuyên đáp ứng yêu cầu xã hội là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết,

để đào tạo được đội ngũ nhân tài ấy trước hết phải bắt tay vào ngay từ lúc ban đầu ở giaiđoạn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Ngay từ lúc này vai trò của các cấpchính quyền, nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội là rất lớn đối với quá trình họctập, rèn luyện của các em Nhằm xây dựng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, có đạođức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ theo phápluật, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hóa conngười Việt nam Đồng thời phát huy tính tiên phong, xung kích, năng động sáng tạo củahọc sinh trong tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện trong nhà trường và cộng đồng,đáp ứng nhu cầu xã hội

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội sẽgiúp cho các em học sinh nâng cao được nhận thức của mình trong việc xác định động cơhọc tập, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, định hướng cho học sinh mục tiêu họctập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội, giáo dục bồi dưỡng nhâncách, giáo dục toàn diện cho học sinh đồng thời hình thành môi trường văn hóa lànhmạnh trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực nhận biết,tham gia sáng tạo và hình thành hành vi văn hóa thẩm mỹ

Như vậy, với việc làm tốt vai trò của mình, các cấp chính quyền, nhà trường, giađình và các đoàn thể xã hội sẽ đào tạo cho đất nước một thế hệ trẻ có trình độ, tri thức,đạo đức vững vàng, các em sẽ có cách xử lý tình huống thông minh và có ý thức tự giáctuân thủ pháp luật đầy đủ, từ đó góp phần cho sự phát triển của xã hội, hạn chế và đẩy lùicác loại tội phạm nói chung, tội phạm do học sinh thực hiện trên từng địa phương nóiriêng Chính vì vai trò của các chủ thể này rất quan trọng nên cần thiết phải có sự gắnkết, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm quản lý, giáo dục các em một cách toàn diện,

Trang 9

hướng đến xây dựng môi trường giáo dục “trường học thân thiện, học sinh tích cực”,không có tệ nạn xã hội và hành vi tội phạm.

1.2.3 Thực trạng về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện

Thực trạng về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện là một hiện tượng thực tếđang diễn ra hằng ngày ở từng địa phương, tại các nhà trường trên cả nước Đó là sựđánh giá về mức độ của tội phạm cũng như về tính chất và cơ cấu của tội phạm đượcthực hiện bởi những em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường

1.2.3.1 Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ngày càng có xu hướng tăng nhanh về số vụ và số lượng phạm tội

Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sang đánh nhau để giải quyếtmâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toàn quốc Thực tếnày được báo động tại Hội thảo về giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạođức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổchức ngày 25/11/2009 Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực họcđường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm ÔngPhùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo)cho biết Thống kê từ 38 sở Giáo dục Đào Tạo gửi về Bộ từ năm 2003 - 2009 có tới8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật Báo động hơn trong thời giangần đây, nhiều vụ bạo lực nguy hiểm như: nữ sinh tập đánh nhau hội đồng, làm nhụcbạn, nam sinh dùng dao kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong sân trường Có nhiều trườnghợp mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sântrường, xảy ra ở nhiều nơi: Hà Nội, Hà Tĩnh, Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, BìnhDương, Quảng Ninh…

Cũng theo khảo sát tại trường trung học cơ sở Phạm Văn Hai, TP Hồ Chí Minh, Khi được hỏi “Thái độ, hành động của em khi chứng kiến học sinh đánh nhau?”, trong

số học sinh lớp 8, 9 của nhà trường chỉ có 7.7% học sinh cho biết sẽ can ngăn và 14.8% học sinh trả lời báo cho người lớn biết để can thiệp, còn lại đến 77.5% học sinh thì không can ngăn, để mặc đánh nhau Các em cũng đã trả lời nguyên nhân vì sao mình không can ngăn khi chứng kiến các bạn đánh nhau như sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”; 70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai, người đó tự giải quyết; 1.8% học sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích xem đánh nhau.

Theo đánh giá của Bộ Giáo Dục–Đào Tạo hành vi đánh nhau ở học sinh, gần đây

có chiều hướng gia tăng Thống kê mới nhất của ngành giáo dục, từ đầu năm học

2009-2010 đến tháng 7-2009-2010, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau

Trang 10

trong và ngoài trường học Các nhà trường đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách 881học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh và buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh Đối tượngtham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp trung học cơ sở và học sinh trung họcphổ thông

Thực tế Trong thời gian vừa qua, các cấp, các ngành và hầu hết các phụ huynh tại

Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác trong cả nước hết sức hoang mang về tình trạng tội phạm dohọc sinh thực hiện diễn biến phức tạp Theo báo cáo mới nhất của Công an Thành phố

Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2009, Công an Thành phố Đà Nẵng

đã xử lý 755 đối tượng là học sinh phạm tội, trong đó 87 trường hợp bị khởi tố Riêngnăm 2008 và 3 tháng đầu năm 2009, đã tiến hành khởi tố 17 vụ, 57 đối tượng liên quanđến hành vi cướp, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, mua bán, tàng trữ tráiphép chất ma túy và cố ý gây thương tích(6)

Tại Đồng Tháp Theo một thống kê chỉ trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008 xảy ra 110 vụ học sinh đánh nhau, hầu hết các

vụ đánh nhau đều có sử dụng hung khí (7) Chỉ tính từ thời điểm tháng 5/2008 đến tháng 9/2010, tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Vinh (Nghệ An) đã xảy ra 189 vụ với 281 đối tượng là học sinh, vi phạm pháp luật Trong đó cướp, cướp giật 26 vụ; cố ý gây thương tích 96 vụ và trộm cắp tài sản 36 vụ Đặc biệt, trên địa bàn Thành phố còn có khoảng 20 đối tượng là học sinh, nghiện ngập ma túy, tham gia mua bán trái phép chất ma túy (8) Cũng theo báo cáo tại hội nghị Tổng kết thực hiện Chương trình tổ chức phòng chống ma tuý trong trường học giai đoạn 2006-2010, trong 5 năm qua thì cả nước còn 659 học sinh, nghiện, phạm tội ma tuý (9)

Không riêng ở Đà Nẵng, Đồng Tháp, Nghệ An… tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ở Thành phố Hà Nội cũng diễn ra rất phức tạp, theo số liệu thống kê của công

an thành phố Hà Nội từ đầu năm 2010 đến nay, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với

sở giáo dục và đào tạo giải quyết 214 vụ gây mất trật tự an ninh trường học, xử lý 224 đối tượng liên quan; trong đó có nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra như cướp, cưỡng đoạt tài sản học sinh(10)

(8) Trang web Công an nghệ an http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=8938 [Truy cập ngày

13/03/2011]

Trang 11

Từ các số liệu của các địa phương trên cho ta thấy các hành vi tội phạm của họcsinh diễn ra ở khắp mọi nơi, Điều này cho thấy vấn nạn tội phạm do học sinh thực hiệnkhông chỉ tồn tại ở các thành phố lớn mà đã vào tận những nơi vùng sâu, vùng xa…và số

vụ cũng như về số lượng phạm tội trong học sinh ở các nơi điều tăng

* Tính chất băng nhóm ngày càng thể hiện rõ sự phức tạp và nghiêm trọng

Thông qua các mối quan hệ bạn bè, các em thường tập trung lại rồi thành lậpnhóm bạn chơi với nhau, giúp đỡ lẫn nhau kể cả khi gây hấn, xô xác với bạn bè khácnhóm; thậm chí còn ấu đã, hay tổ chức nhiều hành vi khác như khiêu khích sẳn sàng sửdụng hung khí để tấn công; chống trả lại các nhóm bạn khác nhằm mục đích chứng tỏbản thân mình; vị trí của nhóm mình Sở dĩ các em thường liên kết thành từng nhóm là vìcác em có những nhu cầu, những thắc mắc, cần sự thông cảm, chia sẽ đóng góp ý kiến

mà trong tổ chức nhóm các em sẽ thực hiện điều đó dễ dàng hơn Cho nên các emthường liên kết lại nhằm tạo thêm sức mạnh và có sự hỗ trợ của những hung khí như dao,

mã tấu, côn, gậy …để gây án dễ dàng và có hiệu quả cao

Như trường hợp của 2 nhóm học sinh đứng đầu là Cao Minh Quân (16 tuổi) và

Lê Kim Nghĩa (15 tuổi) đều là học sinh của lớp 8N của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 4 TP Hồ Chí Minh Sáng 03/12/2010 nhóm học sinh lớp 8N xích mích với nhóm của Nguyễn Mạnh Cường (học sinh lớp 11N1), đã tổ chức đánh hội đồng tại con hẻm bên hông của Trung tâm giáo dục thường xuyên Tiếp tục đến sáng ngày 04/12/2010; Nguyễn Mạnh Cường, (học sinh lớp 11N1) cùng nhóm học sinh của mình mang theo 4 con dao dài khoảng 40cm và 1 cây sắt tròn bằng Inox có đầu mài nhọn tìm nhóm học sinh lớp 8N để tiếp tục đánh nhau Khi tiếng trống trường điểm giờ ra chơi, nhóm của Cường và nhóm học sinh lớp 8N tiếp tục đánh nhau trên tầng thượng của trung tâm giáo dục thường xuyên Tại đây, Cường bị nhóm học sinh lớp 8N đánh hội đồng nên bị thương ở mặt và chạy xuống lớp 10N3 tầng 2 Không buông tha, nhóm học sinh lớp 8N vẫn tiếp tục truy đuổi sát nút Em Trần Xuân Thiện, lớp trưởng 10N3 đứng gần đó chạy ra can ngăn, tuy nhiên, nhóm học sinh lớp 8N lao đến đánh tới tấp và chém thẳng vào chân Kết quả là 3 học sinh bị thương trong vụ đánh “chém” nhau trong trường (11)

Một vụ án hành xử theo kiểu xã hội đen đã xảy ra trước cổng trường trung học

phổ thông Ngô Quyền (Đà Nẵng) Lúc đó, vào khoảng 12 giờ ngày 26/9/2009, lúc em Trương Quang Nghĩa (lớp 11/8) vừa ra đến cổng trường thì một đối tượng ngồi trong

11/04/2011]

Trang 12

quán nước chạy tới gọi vào Khi Nghĩa phát hiện nhóm đối tượng cầm hung khí lao vào đánh mình, biết chống trả không được Em liền bỏ chạy, được 1 đoạn thì bị nhóm này bắt kịp dùng gạch đánh vào đầu khiến em chết ngay tại chỗ; nguyên nhân là do xích mích với Lê Hoàng Mỹ (Lớp 12/4 cùng trường) từ trước, nên Mỹ đã rủ thêm bạn đến trả thù Nghĩa (12).

Cũng tại Thành phố Đà Nẵng; chưa đầy 1 tháng đã xảy ra 3 vụ học sinh đâm nhau

làm 1 trường hợp tử vong và 2 trường hợp phải nhập viện cấp cứu như trường hợp em

Võ Nhật Linh, lớp 11A8, Trường trung học phổ thông Trần Phú, chiều ngày 16/9/2009 vừa bước ra cổng trường sau giờ tan lớp liền bị nhóm đối tượng là Trần Trịnh Minh Tuấn (Sinh 1983, ngụ phường Bình Thuận, quận Hải Châu) và Đỗ Bá Tuấn (Sinh 1992, ngụ phường Bình Hiện, quận Hải Châu) thủ sẵn hung khí tấn công, khiến em phải vào bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu Sau khi bị bắt và điều tra, hai đối tượng gây án này khai nhận là trước đó không hề quen biết hay mâu thuẫn gì với Linh mà do bạn nhờ

đi đánh giùm nên đã ra tay.

Các vụ án không chỉ xảy ra bên ngoài cổng trường mà học sinh còn thực hiện nơi

hành lang lớp học Điển hình như vào lúc 14 giờ 15 phút ngày 10/10/2009 Vào giờ giải lao, em Trương Khánh Nguyên (học sinh lớp 10/9 Trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đã bị bạn cùng trường là em Nguyễn Duy Phương A (học sinh lớp 10/4) dùng kéo cắt giấy đâm nhiều nhát vào lưng, khiến em Nguyên phải cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng (13)

Từ những trường hợp phân tích trên chúng ta cũng thấy rõ tính nguy hiểm nghiêmtrọng của loại tội phạm này, tính chất băng nhóm sẽ làm cho vụ việc nghiêm trọng hơn,

nó tác động rất lớn đến môi trường giáo dục, cũng như đạo đức xã hội Lứa tuổi học sinh

lẽ ra phải chăm lo học hành, tiếp thu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sốngsau này, nhưng giờ đây một bộ phận học sinh dường như đã quên hẳn nhiệm vụ đó màchỉ lao vào những thói hư, tật xấu, kết bè phái, băng nhóm tham gia các tệ nạn xã hội, tụtập thực hiện nhiều hành vi tội phạm, gây mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến cộng đồng

xã hội

*Tình hình tội phạm do học sinh nữ thực hiện cũng diễn ra rất phổ biến

Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện ngày nay không còn giành riêng cho cácphái nam nữa, học sinh nữ đối tượng được xem là “chân yếu tay mềm” hay “yểu điệuthục nữ” mà giờ đây cũng thường “thượng cẳn chân hạ cẳn tay”

19/04/2011]

Trang 13

Theo cuộc khảo sát của khoa xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường Trung họcphổ thông thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiềukết quả đáng lo ngại Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ởtrường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.

Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừanhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Đáng chú ý, hầu hết nhữngchuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lầnđánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học

Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh Chính vìvậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ

có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh

Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biếtbạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi ngườiđối với con gái Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả

gì Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, nhưkhông ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm(13,3%) Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khácnhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%) Còn phải kể thêm một yếu tốthúc đẩy hành vi bạo lực trong học sinh đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các namsinh Cũng theo cuộc khảo sát với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thườngdùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”.Điều này cho thấy, bạo lực cũng như hành vi do học sinh thực hiện không chỉ là chuyệncủa mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số họcsinh coi chuyện đánh nhau bình thường Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ

vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất,nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân Một điều đáng

sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn Vật hành hung

có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống túypnước (0,7%) Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm

Trang 14

chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường Qua kết quả khảo sát,với câu hỏi “Bạn có thường nhìn thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viên trường?”,64% học sinh cho biết đã từng nhìn thấy Bên cạnh, nhận xét về hiện tượng học sinhđánh nhau, đâm chém nhau trong thời gian gần đây, 56% giáo viên cho rằng tình trạngbạo lực đang gia tăng, học sinh đang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh.67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau: can ngăn bạn,gọi người lớn can thiệp Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời sẽ cổ vũ khi nhìn thấybạn đánh nhau Để lý giải việc không can ngăn khi nhìn thấy bạn bị đánh, hơn một nửa(54%) các em giải thích sợ bị trả thù Lý do khác có số lượng học sinh trả lời nhiều thứhai là: “chuyện riêng của ai, người đó tự giải quyết”(14).

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống “thời ơmặt kệ” đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi học trò, việc quá thường xuyênkhi nhìn thấy hành vi bạo lực diễn ra (44,7%) đã làm cho nhiều em học sinh cảm thấybình thường và dần thuyên về xu hướng bạo lực khi giải quyết các vấn đề, các em sẵnsàng sử dụng tất cả vũ khí có thể để tấn công đối phương mà không hề suy nghĩ trước,với vũ khí đó sẽ làm cho bạn tổn thương, thậm chí dẫn đến chết người…đây là hành vicủa tội phạm nguy hiểm cần được chúng ta nhìn nhận và có giải pháp phù hợp, nhằm kịpthời ngăn chặn và đẩy lùi tình hình tội phạm nói trên

- Hành vi do học sinh nữ thực hiện ngày càng nguy hiểm với nhiều hình thức táo bạo hơn

Một phương tiện được các học sinh sử dụng mang tính chất bạo lực về tinh thần,

đó là sử dụng thiết bị ghi hình (điện thoại di động) để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưalên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích

của mình Điển hình như vụ đánh nhau tại một vườn hoa công cộng được tung lên internet vào thời gian tháng 03/2011 gần đây của 2 nhóm học sinh lớp 6 và lớp 7 trường trung học cơ sở Việt Nam – Angiêri, Trong tiếng cổ vũ của hàng chục học sinh đứng xung quanh, hai nhóm này lao vào giật tóc, tát thẳng vào mặt và dùng chân đá liên tiếp vào bụng nhau Chưa dừng lại ở đấy, có học sinh còn nắm tóc đối thủ kéo áp mặt xuống đất rồi thẳng tay tát, sự việc này ghi hình lại và được các em tung lên mạng một cách không suy nghĩ, như là thành quả của những trận đối đầu nhau (15)

ngày 15/04/2011]

17/05/2011]

Trang 15

Hay vụ đánh nhau hội đồng được quay và tung lên mạng của học lớp 11 tại cổngsau trường trung học phổ thông Việt Trì, hình ảnh đầu tiên hiện lên là một nữ sinh vớichiếc áo trắng bị cởi hết cúc, trên vai áo in phù hiệu của nhà trường, đang bị một nhómcon gái đánh tơi tả, tóc sổ ra, xoã xuống mặt nhưng liên tục phải dùng tay vén tóc lên đểghi hình(16)…Trường hợp đánh nhau gây ảnh hưởng lớn trên mạng internet vào tháng

03/2011 vừa qua là của 2 học sinh nữ trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông (Hà Nội) Những học sinh tham gia đánh và có mặt trong đoạn video clip trên là: Nguyễn Quỳnh Anh (SN 1994, học sinh lớp 10A13 trường THPT Trần Nhân Tông) là người bị đánh Vũ Ngọc Diệp (SN 1994, cùng là học sinh lớp 10A13 trường THPT Trần Nhân Tông) là người có mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh dẫn đến đánh nhau Phạm Tường

Vi (SN 1993, học sinh trường Tô Hoàng) là người đánh Nguyễn Quỳnh Anh; Mai Thùy Linh (SN 1994, học sinh lớp 10A10 trường THPT Đoàn Kết) là người có mặt trong đoạn video và phát tán lên trang web Flickr đầu tiên; Chu Minh Huyền (SN 1994, học sinh lớp 10A14 trường Trần Nhân Tông) là đối tượng dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau và gửi cho Linh để phát tán lên mạng Internet Được biết chiều 2/3/2011, trong giờ ra chơi Nguyễn Quỳnh Anh đã dẫm vào chân Vũ Ngọc Diệp dẫn đến mâu thuẫn Khoảng 12h25 ngày 3/3/2011, Diệp đã hẹn Quỳnh Anh đến chùa Hai Bà Trưng để

"giải quyết mâu thuẫn" Tại đây, bạn của Diệp là Phạm Tường Vi, (người trực tiếp đánh Quỳnh Anh) đã túm tóc, dùng tay đánh vào mặt và đầu của Quỳnh Anh Do bị mọi người xung quanh ở đây can ngăn nên Vi tóm Quỳnh Anh, đưa ra vườn hoa Pasteur (Quận 2

Bà Trưng – Hà Nội) đánh tiếp Khi đến công viên Pasteur (Quận 2 Bà Trưng – Hà Nội),

Vi tiếp tục đánh Quỳnh Anh và giật áo…, còn Diệp xông vào dùng chân đạp vào đầu Quỳnh Anh Tại thời điểm đó, có Tú, Hùng, Linh ngồi ở ghế đá, Ôn Minh Huyền, Trung, Đức đứng cạnh xe máy của mình, còn Chu Minh Huyền dùng điện thoại W595 quay lại toàn bộ đưa lên mạng Internet Sau khi đã quay đoạn video, Vi bảo Linh phát tán lên trang web Flickr Chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có khoảng 5.000 lượt người truy cập và bình luận Do có nhiều người phản đối nên khoảng 21h Linh tự gỡ đoạn video này xuống Nhưng chỉ từ 19 - 21h, đoạn video này đã được nhiều người tải về và đưa lên nhiều trang web khác nhau (17)

Một đoạn phim (học sinh lớp 6, lớp 7 một trường Trung học cơ sở ở TP Hồ ChíMinh), lột áo bạn trong lớp lại xuất hiện trên website Youtube.com Dài hơn 6 phút, đoạn

[Truy cập ngày 15/05/2011]

24/05/2011]

Trang 16

phim này quay cảnh ba nữ sinh thay nhau bạt tai, đấm, đá, đạp vào đầu, mặt, ngực và lột

áo một sữ sinh khác, kèm theo tiếng cười đùa vô cảm: “Đạp đầu đi”, “đạp mặt đi” củanhững người chứng kiến Hành vi hết sức tàn nhẫn(18)

Chưa hết sững sờ bởi Clip học sinh lớp 6, 7 ở một trường Trung học cơ sở tạiThành phố Hồ Chí Minh trên, thì cách đó vài ngày cư dân mạng lại xôn xao về clip quaycảnh một nữ sinh bị đánh, lột áo, bắt quỳ xin lỗi trước sự chứng kiến và cổ vũ của cácbạn nam Trong clip dài gần 4 phút, một giọng nữ liên tục hét lên: "Mày nhớ chửi tao cái

gì không?" Và sau mỗi lần dứt câu hỏi, học sinh này lại giang tay tát thẳng vào mặt một

nữ sinh đứng cúi mặt, tay giữ vạt áo vừa bị xé Quây quanh đó là cả chục học sinh Liêntiếp những học sinh này lột áo của nữ sinh bị đánh Mấy nam sinh đứng xem cười khoáichí, không ngớt lời bình luận Chỉ đến khi nạn nhân cúi gằm mặt, tay che trước ngực,quỳ gối xin mới được đám bạn cho phép mặc áo vào…Chỉ trong 2 ngày, đoạn video này

đã có hơn 100.000 lượt người xem cùng hàng trăm bình luận bày tỏ thái độ Đập vào mắtngười xem là tràn lan các video có cảnh nữ sinh "ra đòn" với bạn(19)

Tại trang chia sẻ video Youtube, chỉ cần gõ từ khóa "nữ sinh đánh nhau", trên mànhình máy tính đã hiện ra cả trăm video với các tiên gọi: "Nữ sinh hành hạ bạn ở BắcGiang", "Nữ sinh Phú Thọ đánh nhau bằng giầy cao gót", "9X đánh nhau"

Một số hình ảnh học sinh nữ mặc đồng phục của trường vung tay, giơ chân, cầm guốc đánh nhau…

24/05/2011]

Trang 17

Những hình ảnh bạo lực không hiếm gặp trên mạng Internet (20)

Như vậy, với những mâu thuẫn tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại được các họcsinh biến thành những hành vi thô bạo, phi văn hóa, từ đó cho thấy một thực trạng rõràng; học sinh đang thiếu sự giáo dục về kỹ năng tháo gở mâu thuẫn và văn hóa trongứng xử Internet giờ đây lại trở thành một vũ khí phổ biến và nguy hiễm đối với học sinh.Liên tiếp nhiều Video clip đánh nhau của các học sinh nữ được tung lên mạng một cáchthiếu suy nghĩ từ các học sinh khác như một điều cảnh báo cho ngành giáo dục cũng nhưtoàn xã hội về sự nghiêm trọng của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện trong thờigian qua, từ đó cho thấy mức độ và tầm ảnh hưởng của vấn đề này là rất lớn đối với cộngđồng xã hội Bởi sau nhiều hội thảo, hội nghị để “mổ xẻ”, kêu gọi chống bạo lực do họcsinh thực hiện thì những clip nữ sinh đánh nhau liên tục xuất hiện trở thành một tháchthức nhức nhối Những nhận định, luận bàn từ nhiều góc độ tâm lý, đạo đức, giáo dục…trước đó, rõ ràng đã không thể ngăn được tình hình tội phạm do học sinh thực hiện.Trong các clip được tung lên, rõ ràng những nữ sinh đánh bạn đã hành xử như một ngườichưa từng được giáo dục…Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại chính mình để thấy(20) Trang web Hội liên hiệp phụ nữ TP.Hồ Chí Minh http://www.phunuonline.com.vn/2010/Pages/khung-khiep-bao-

Trang 18

chúng ta quá chú trọng nuôi dưỡng một con người thể xác mà ít để tâm đến phần tâmhồn Bởi lẽ, những hành vi vi phạm ở góc độ nhỏ từ những chuyện đánh nhau, xô xáctưởng chừng như bình thường ấy lại là nguyên nhân chính làm cho tình hình tội phạm dohọc sinh thực hiện tăng nhanh về số lượng; tính chất của tội phạm này ngày phức tạphơn.

1.2.3.1 Một số tội phạm tiêu biểu do học sinh thực hiện

Để minh chứng cho tình hình tội phạm do học sinh thực hiện chúng ta có thể tìmhiểu một số loại tội phạm tiêu biểu do học sinh thực hiện như sau:

* Tội phạm cố ý gây thương tích: Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2009,

tổng số vi phạm hình sự trong học sinh khoảng 8.000 trường hợp; trong đó có hơn 2.000trường hợp đánh nhau, chiếm 25%(21); đây là loại tội phạm chiếm tỉ lệ cao nhất so với cácloại tội phạm khác do học sinh thực hiện Đây là loại tội phạm thể hiện được đặc tínhtâm lý của người học sinh thích chứng tỏ mình mạnh và luôn muốn bảo vệ người khác

Do đó khi có xích mích với bạn hoặc các bạn bè nhờ cậy thì chấp nhận ngay không cầnsuy nghĩ việc đó đúng hay sai Những nơi mà tội phạm do học sinh thực hiện đó là: côngviên, trường học, đường phố…Nguyên nhân dẫn đến những vụ ấu đả này không có gìđặc biệt có khi chỉ là và chạm xe đạp, xe máy, do trêu chọc nhau, đùa giỡn quá trớn, “bịnhìn đểu”… Động cơ phạm tội của những học sinh này chủ yếu là vụ lợi hoặc thù ghét,nhiều lúc do tính hiếu động; các trò đùa của trẻ con Vì nhiều em đang trong tuổi mới lớnchưa hiểu biết nhiều về cách ứng xử trong cuộc sống nên dễ bị lẫn lộn giữa biểu hiện bênngoài và ý thức bên trong Cụ thể như sự liều lĩnh của bản thân các em lại cho đó là dũngcảm; nông nổi, ngang ngược các em cho đấy là bản lĩnh, lúc nào cũng tự cho bản thânmình là đúng, nên hay là không nên, điều này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ nhất thời củacác em và đồng thời dẫn đến việc phạm tội

Điển hình như vụ Phạm Hữu Đại; 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Tuy Phước (Bình Định) và Trần Lê Quốc Huy; 16 tuổi, Trường trung học phổ thông Xuân Diệu (Bình Định) Do mâu thuẫn từ trước Vào khoảng 12h00 ngày 11/3/2011, hai học sinh trên đã vào trường trung học phổ thông Tuy Phước 1 tìm em Hồ Ngọc Linh (học sinh lớp 10 của trường) Khi vừa tới, phát hiện em Hồ Ngọc Linh đang từ phía nhà vòm đi vào phòng học, hai đối tượng này liền đuổi đánh em Linh Thấy học sinh trường

bị đánh, thầy giáo Đoàn Thanh Hướng (giáo viên dạy môn Sinh vật của trường) ra can

20/02/2011]

Trang 19

ngăn liền bị một tên rút dao thủ sẵn trong người đâm thầy Hướng 2 nhát vào người, khiến thầy Hướng bị thương khá nặng, đi cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (22).

* Tội phạm giết người: Có một số trường hợp tội phạm do học sinh thực hiện

phạm tội giết người, không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội mà còn thể hiện sựxuống cấp về đạo đức của học sinh, đó là hành vi giết cả cha, mẹ, thầy cô giáo hoặcnhững người thân trong gia đình Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo từ năm

2005 - 2009, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh có khoảng 8.000 trường hợp trong

đó có 83 vụ giết người chiếm 1,03%(23)

Điển hình là vụ án Nghiêm Viết Thành là học sinh Trường Trung học phổ thông Dân lập Thành Đông; Thành phố Hải Dương; Thành cho rằng bố có “quan hệ” với một người phụ nữ khác, Thành dựa vào đó tìm cách vòi tiền bố Và ông Yên đã phải chi cho Thành 2 triệu/tháng để ăn tiêu Có nhiều tiền trong tay, Thành càng sa đà vào chơi bời Ngày 20/4/2009, Thành xin bố tiền để tổ chức sinh nhật nhưng không được đáp ứng, còn

bị bố quát mắng Đến dịp 30/4/2009, Thành vét sạch tiền trong túi để chơi game, lô đề

và cá độ bóng đá rồi bị thua, dẫn đến nợ nần chồng chất Hết tiền, Thành lại về nhà xin tiền nhưng ông Yên kiên quyết không cho Trong lúc bí bách, Thành đã lấy trộm chiếc Điện thoại di động của bố rồi mang đi bán và sau đó bị bố phát hiện Sáng 7/5/2009, Thành bỏ học đi chơi điện tử, không có tiền trả, Thành bị các chủ nợ thúc ép nên buộc phải về nhà tiếp tục xin bố tiền, nhưng không được Đến khoảng 21h ngày 7/5/2009, khi chỉ có 2 bố con trong nhà, Thành đã cầm dao phay giấu vào trong người, đi lên phòng trên, nơi ông Yên đang xem ti vi Lúc đó, Thành rút dao chém một nhát vào đầu khiến ông Yên gục ngay tại chỗ Để phi tang, Thành chặt xác bố thành 4 mảnh, chờ đến khuya, Thành mang xác bố đi vứt làm 4 lần Xong đâu đấy, hắn về nhà lau các vệt máu dưới sàn nhà, lục ví lấy 8,5 triệu đồng rồi đi ngủ như không có chuyện gì xảy ra (24)

Hay là vụ án của Hồ Văn Hải (SN 1993) và Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 2 cùng trú tại xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và là học sinh lớp 11 Trường THPT Âu Cơ Vào khoảng 20h ngày 27/3, cả hai đến lán trại làm vàng tại thôn Điềm, xã

Tư, huyện Đông Giang để trộm cắp lấy tiền tiêu xài Khi đến đây, Hải và Trường phát hiện và lấy được một can dầu diesel khoảng 20 lít đem ra khỏi lán.

Trong lúc cả 2 đang loay hoay thì bị anh Trần Văn Nghị (SN 1985), Trần Văn Huynh (SN 1989), cùng ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), là phu vàng ở tại lán trại đi chơi về bắt gặp.

21/05/2011]

Trang 20

Bị phát hiện hành vi, Hải đã rút dao nhọn để sẵn trong túi quần đưa cho Trường rồi cả hai đâm chết anh Nghị và anh Huynh (25).

Điển hình như vụ án Huỳnh Minh Thái, 18 tuổi, học sinh lớp 11C1, Trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển (thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) phạm tội giết người Nạn nhân là em Tuyết Chung Hậu, 15 tuổi (là học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Phan Ngọc Hiển Được biết từ đầu năm học 2008 - 2009, Thái đã dụ dỗ Hậu lấy cắp tiền, vàng và một số tài sản có giá trị khác của cha mẹ em Hậu để đưa cho Thái bán lấy tiền tiêu xài Khi gia đình nạn nhân phát hiện cách ly Hậu ra khỏi Thái, thì Thái bắt đầu nghi ngờ và sợ bị trả thù nên tìm cách giết nạn nhân hòng bịt đầu mối Tối 3/5/2009 Thái rủ em Hậu vào trường của Thái đang theo học và dùng dây siết cổ em Hậu rồi bỏ về Nhưng sau đó, nạn nhân đã tỉnh lại và tìm đường trở về nhà (26)

Vụ án Ngày 14/5/2010, trong giờ giải lao giữa tiết học, Nguyễn Tiến Đạt, học sinh lớp 10A9, trường trung học phổ thông Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội), ra sân trường chơi Lúc đó, Trần Văn Minh, học sinh lớp 10A12 bất ngờ vỗ mạnh vào vai Đạt Do bị đau, Đạt đã phản ứng, khiến đôi bên xảy ra cãi vã, xô xát Mang mâu thuẫn cũ, ngày 22/5/2010, Minh điện thoại cho Ngọc, em họ thông báo kế hoạch dọa đánh cảnh cáo người đã chửi mình vào đúng ngày bế giảng năm học Đến sáng ngày 24/5/2010, nhớ lời hẹn, Ngọc rủ thêm Lê Ngọc Lâm (16 tuổi, học sinh lớp 10) đến trường Cổ Loa Tới nơi,

cả hai phải đứng đợi bên ngoài vì cổng trường đóng Lúc đó, Ngọc và Lâm gặp Nguyễn Huy Tiến và Trần Cao Cường, 16 tuổi, học sinh lớp 10 đang đứng cùng một số người khác Cả nhóm quyết đứng đợi tan lễ bế giảng 10h30, học sinh trong trường ra về, trong

số đó có Minh và Đạt Nhìn thấy Ngọc đứng đợi, Minh chỉ về phía Đạt ra dấu chỉ đó là người chửi mình hôm trước, ra cho 1 trận Ngọc hưởng ứng, chạy bộ đuổi theo cậu học sinh lớp 10, cao lớn đang đi xe đạp Minh, Tiến, Lâm, Cường và Đỗ Ngọc Tuấn (16 tuổi) chạy khoảng 30m thì đuổi kịp Đạt Minh là người xông đến đấm liên tiếp vào mặt Đạt Tiếp đó, cả bọn hùa theo xông vào đấm, đá Cậu học sinh không dám phản ứng, để cho nhóm Minh, Ngọc đánh tới tấp Khi thấy bảo vệ của trường tới, cả nhóm mới bỏ chạy Đạt được đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau khi bị đánh chỉ 15 phút Kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân chết do chảy máu dưới màng cứng, gây chèn ép não, tụt hạnh nhân tiểu não vì chấn thương Thương tích xây xát tại vùng trán, vùng chấm sau

26/04/2011]

Trang 21

tai trái gây chảy máu dưới màng cứng do vật tày có diện tác động với lực mạnh và đột ngột gây nên (27)

Trường hợp của 2 học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (Đã Nẵng) Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 6h, trước giờ vào học buổi sáng ngày 27/4/2010, Biết Thảo bỏ nhà đi chơi, ba Thảo nhờ Vân tìm giúp Vân đã tìm được và chỉ chỗ cho ba Thảo đến tìm Thảo về Bực mình vì Vân đã chỉ chỗ cho ba Thảo đến tìm nên Thảo hẹn Vân ở lớp Thảo trước giờ vào học Trong lúc cãi nhau, không kiềm chế được, Cả hai đã đánh nhau, Thảo lấy dao lam để trong cặp ra và rạch trúng một đường ở tay và bị trúng tiếp một đường nữa ở trán Cả hai vết thương phải khâu mất 30 mũi kim (28) Hay ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Đại Mỗ (Hà Nội) bị một nhóm thanh niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn giản tranh giành nhau chỗ ngồi ở sân trường Lưu Danh Thắng, bạn cùng trường với Vũ đã thuê người bên ngoài giết chết Vũ (29)

Tội giết người ở lứa tuổi này tuy không nhiều nhưng tính chất nghiêm trọng củatừng hành vi gây ra sự lo ngại rất lớn cho xã hội Chính hành vi này nó ảnh hưởng đến

dư luận xã hội, đến truyền thống đạo đức, tâm lý, tình cảm của những người xung quanhtrong xã hội và ngay đối với những tội phạm nhỏ tuổi này

* Tội phạm cướp, cướp giật: đây là loại tội phạm chiếm tỉ lệ cao so với các tội

giết người do học sinh thực hiện Theo thống kê từ năm 2005 – 2009 của Bộ Giáo Dục

và Đào Tạo, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh, khoảng 8.000 trường hợp, trong đógần 1.400 trường hợp cướp tài sản, chiếm 17,5%(30) Tội phạm này thường xảy ra ở thànhphố, thị xã nhiều hơn ở nông thôn, miền núi

Điển hình là 2 học sinh lớp 12 của Trường phổ thông trung học Dân lập Lương Thế Vinh (TP Hải Phòng) thực hiện hàng chục vụ cướp giật, 2 đối tượng có tên Nguyễn Hải Huy, 18 tuổi, ở số nhà 6/17 đường Phạm Hồng Thái, quận Hồng Bàng và Ngô Xuân Hùng, 19 tuổi, ở số nhà 55/182 đường Đà Nẵng, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng tại nơi ở của chúng về hành vi cướp giật Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng này khai nhận do ăn chơi sa đọa nên chúng đã rủ nhau đi cướp Chúng đã thực hiện trót lọt 26 vụ cướp giật thuộc địa bàn TP Hải Phòng Đa số những vụ này chúng đều hoạt động trong giờ lên

Trang 22

lớp, hai tên thường lẻn ra ngoài, lượn xe trên phố để đối tượng để cướp, sau khi thực hiện 1 - 2 vụ cướp giật rồi thản nhiên trở về lớp học nhằm qua mặt nhà trường và gia đình cũng như sự theo dõi của cơ quan Công an (31).

Hoạt động của loại tội phạm này ngày càng trắng trợn, những năm trước chúngthường lợi dụng sơ hở của nạn nhân để cướp nhưng những năm gần đây thì chúngthường lập thành những băng nhóm gây áp lực cho nạn nhân và đặc biệt hơn nữa chúngchủ động tạo ra hoàn cảnh để nạn nhân rơi vào tình huống đó rồi cướp tài sản Tội phạm

do học sinh thực hiện ngày nay hoạt động với thủ đoạn ngày càng nguy hiểm hơn chúng

có thể sử dụng hung khí hoặc sử dụng xe máy để hổ trợ cho việc cướp tài sản của mình.Tài sản thường nhằm vào những đồ vật gọn nhẹ, dễ tiêu thụ như: đồng hồ, di động, túixách có chứa tài sản, trang sức vòng, vàng, nữ trang đeo trên mình …

Như ngày 12/7/2010, Công an Quận 2 (TP.Hồ Chí Minh) cho biết đã xử lý một băng nhóm cướp giật gồm các đối tượng là Trần Thị Hồng Nhung (Sinh năm 1992) Võ Thành Lợi (Sinh năm 1993) và Nguyễn Việt Thắng (Sinh năm 1992) tất cả cùng thường trú tại Quận 10, TP.Hồ Chí Minh và là học sinh trường cấp 2 – 3 Diên Hồng - Quận 10 - TP.Hồ Chí Minh Cụ thể, khoảng 11h30’ ngày 9/7/2010 sau khi rời một tiệm Internet tại Quận 3, các đối tượng rủ nhau đi cướp Cả nhóm chở nhau trên hai xe gắn máy chạy về hướng Quận 2 tìm đối tượng để cướp Đến trước nhà số 19 đường Lê Thước, Khu phố 1, Phường Thảo Điền, Quận 2, nhóm cướp phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Lan (Sinh năm

1979, ngụ Quận 2) đang dừng xe bên đường nghe điện thoại Lúc này, chúng ép xe sát vào nạn nhân, để Thắng ngồi sau giật Điện thoại di động của chị Lan Còn Lợi chở Nhung lái xe ngăn cản để cho đồng bọn tẩu thoát Sau khi bị bắt giữ, băng nhóm này thừa nhận là nghiện game nặng đi cướp để kiếm tiền chơi games và tiêu xài (32)

* Tội phạm trộm cắp: thủ đoạn của học sinh thực hiện trộm cắp ít tinh vi, xảo

huyệt so với tội phạm người lớn nhưng không bị phát hiện do thực hiện nhiều lần vụtrộm nhỏ nên rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện hành vi của mình Thôngthường thì chúng không có chuẩn bị hoặc lập kế hoạch sẵn, không điều tra về thói quencủa nạn nhân mà chúng chỉ lợi dụng sơ hở trong việc bảo vệ tài sản thì trộm cắp ngay.Song thủ đoạn chủ yếu là chúng cùng đồng bọn đi lang thường gặp ai để quên xe đạp thìtrộm cắp ngay, hay vào những nơi như bệnh viện, trường học sơ hở thì trộm cắp ngay

24/05/2011]

ngày 27/05/2011]

Trang 23

Như vụ Nguyễn Văn Thủy, sinh 1993, ở thôn Câu Đông, xã Quang Trung, huyện

An Lão, là học sinh lớp 12 Trường trung học phổ thông An Lão (huyện An Lão, Tỉnh Hải Phòng) Sau nhiều buổi học môn tin học trên lớp, thấy nhà trường sơ hở trong quản lý máy tính tại phòng tin học, Thủy nảy sinh ý định trộm cắp các linh kiện máy tính để bán lấy tiền ăn tiêu Vào lúc 15h15 ngày 20/2/2011 (là chủ nhật nên khuôn viên nhà trường vắng người qua lại), Thủy đột nhập vào phòng tin học số 3 trộm cắp 42 thanh ram, chíp main và 16 ổ cứng của máy tính Sau đó, Thủy mang số thiết bị trộm cắp được đem bán tại đường Lạch Tray được 15 triệu đồng Sau khi xảy ra vụ việc, ban giám hiệu Trường trung học phổ thông An Lão đã trình báo Công an huyện An Lão Ngày 21/2/2011, Công

an huyện An Lão đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Thủy, học sinh của trường, thu giữ trên người Thủy 1 chíp vi tính hỏng và 15 triệu đồng (33)

Như gần đây ngày 11/04/2011 Công an huyện Quỳnh Lưu vừa lập hồ sơ xử lý 4 đối tượng là Nguyễn Đức Hiệp, Lê Đình Lý, Nguyễn Văn Hùng và Trần Hữu Cường, đều trú tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, lớn nhất 14 tuổi, nhỏ nhất mới 12 tuổi, đang là học cấp trung học cơ sở đã 8 lần trộm cắp phụ kiện đường sắt, gây nguy hiểm cho các đoàn tàu…Các đối tượng này xin bố mẹ đi học sớm, rồi dùng mỏ lết để tháo trộm phụ kiện đường sắt giấu vào cặp sách tích trữ dần và mang đi bán (34)

Vụ phá máy ATM xảy trên đường Nguyễn Sỹ Sách (thành phố Vinh, Nghệ An) Công an tỉnh đã tạm giữ Phùng Bảo Quốc, Phạm Doãn Hùng (14 tuổi) và Phạm Đức Chính (15 tuổi) Tất cả đều là học sinh lớp 9 cùng một trường tại Vinh Tại cơ quan điều tra, các đối tượng giữa tháng 11/2010, Quốc biết có vụ khoan cắt máy ATM để trộm 1,3

tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh nên bàn với bạn cùng lớp là Hùng và Chính lập kế hoạch phá máy ATM Sau khi lên mạng tìm hiểu về máy rút tiền tự động, ba cậu học sinh lớp 9 đi quanh thành phố Vinh tìm hiểu quy luật hoạt động của các bảo vệ trạm ATM Ngày 3/12/2010, Quốc đưa Hùng một triệu đồng để mua bình oxy, bình ga và máy hàn Hôm sau, Hùng bảo thiếu tiền, Quốc đem xe đạp ở hiệu cầm đồ đưa thêm cho bạn 300.000 đồng để sắm tiếp công cụ cùng 2 hộp sơn, dây dẫn, kìm cộng lực…Rạng sáng 9/12/2010, Hùng, Quốc, Chính bắt đầu thực hiện kế hoạch tại một cây ATM của Ngân hàng thương mại Sài Gòn trên đường Nguyễn Sỹ Sách (35)

16/04/2011]

Trang 24

Có một số tội phạm do học sinh thực hiện có sự chuẩn bị trước Song, phần lớn lànhững hành vi mang tính cơ hội hoặc không được chuẩn bị kỹ lưỡng, còn để lại nhiều sơ

hở nên sẽ bị phát hiện nhanh hay có thể bị bắt quả tang Với trạng thái tâm lý chưa hoànchỉnh, dễ giao động và rất sợ sệt một khi thực hiện việc phạm tội lo lắng bị trừng phạt

các em sẽ nhanh chóng khai nhận Cụ thể là vụ của 4 học sinh cùng lớp 12, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Cẩm Xuyên (Hà Tỉnh) gồm Phan Xuân Mùi ,Nguyễn Văn Quý, Trần Tuấn Nhật và lớp trưởng Nguyễn Quốc Tâm Để gây ấn tượng trước các bạn gái, 4 học sinh này đã lên kế hoạch là phải có nhiều tiền để tổ chức cho các bạn Để có tiền, lớp trưởng Tâm đã tổ chức trộm cắp.

Sau nhiều lần thăm dò, dòm ngó các cơ sở, nhà hàng lớn tại địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên, thấy khó thực hiện được hành vi trộm cắp lớn của mình, bọn chúng chuyển sang

kế hoạch trộm cắp nhỏ lẻ Sáng 8/3/2009, trên đường đến trường, Nguyễn Quốc Tâm phát hiện thấy nhà chị Trịnh Thị Minh (ở thôn Đại Hòa, xã Cẩm Hòa) đóng cửa đi vắng Tâm nghĩ đây là cơ hội cho cả nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra Đến lớp học, Tâm xin thầy cho nghỉ tiết học thứ 2 rồi tổ chức cho nhóm đột nhập nhà chị Minh Đến nơi, Tâm

và Phan Xuân Mùi đứng canh gác, bố trí để Trần Tuấn Nhật, Nguyễn Văn Quý leo lên mái nhà dỡ ngói đột nhập vào trong Sau khi lục lọi mọi nơi bọn chúng lấy được 2 chiếc điện thoại di động, một dây chuyền vàng 24k và 1,7 triệu đồng Thực hiện xong hành vi trộm cắp, cả nhóm mang tất cả đồ vừa trộm được đi bán được 8,2 triệu đồng rồi chia nhau đi mua sắm, tổ chức cho bạn bè ăn nhậu Tiếp theo đó vào ngày 10/3/2009, phát hiện gia đình chị Phan Thị Dung (cũng ở thôn Đại Hòa, xã cẩm Hòa) đi vắng, bọn chúng tiếp tục thực hiện thủ đoạn cũ là dỡ ngói đột nhập vào nhà và lấy đi một động cơ máy nổ trị giá 3,2 triệu Sau khi bị mất tài sản, lần lượt các gia đình bị hại đến trụ sở Công an huyện Cẩm Xuyên trình báo truy tìm thủ phạm Qua những nguồn tin nhận được, cơ quan công an đã lập kế hoạch, rà soát đối tượng và xác định được 4 học sinh này đã gây ra những vụ trộm trên Ngày 23/3/2009, trong lúc đang chuẩn bị cho việc thực hiện vụ trộm mới, cả 4 tên đã bị bắt giữ Tại cơ quan công an, bọn chúng đều khai nhận rằng lý do thực hiện các vụ trộm chủ yếu là để lấy tiền ăn chơi Mở rộng điều tra,

cơ quan chức năng còn phát hiện ra nhóm học sinh này còn gây ra nhiều vụ trộm khác Chỉ trên địa bàn xã Cẩm Huy và thị trấn Cẩm Xuyên, băng nhóm này đã gây ra 11 vụ trộm điện thoại di động (36)

Trang 25

Tội phạm do học sinh thực hiện tội trộm cắp qua nhiều minh chứng cho thấy đốitượng trộm cắp của chúng bao gồm tất cả đồ vật, từ vật có giá trị nhỏ đến các tài sản cógiá trị lớn Nhìn chung tội phạm do học sinh thực hiện hầu hết các loại tội phạm mà bọntội phạm lớn gây ra (trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia), xâm phạm vào các chương:xâm phạm trật tự quản lý hành chính, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm quyền

sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người …

1.2.3.2 Thông số tội phạm ẩn

Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng tình hình tội phạm do học sinhthực hiện bên cạnh xem xét phần tội phạm rõ tức là phần tội đã được xử lý và đưa vàothống kê như trên thì phần tội phạm ẩn cũng cần được nghiên cứu vì phần ẩn của tìnhhình tội phạm do học sinh thực hiện luôn tồn tại trong xã hội

Theo lý luận về tội phạm học, tội phạm ẩn tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ tất

cả những tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện,không có thông tin về chúng Đối với tội phạm do học sinh thực hiện lý do ẩn thuộc dạngnày có thể do chính người thực hiện tội phạm, do người bị thiệt hại không tố giác tộiphạm, do quy định của pháp luật …Mặc dù vậy nhưng đối với loại tội phạm này tỉ lệ ẩnrất thấp Nhưng những năm gần đây loại tội phạm này càng hoạt động nhiều hơn vớihành động ngày càng tinh vi và xảo huyệt hơn Tội phạm do học sinh thực hiện hầu nhưkhông có tổ chức hoặc có tổ chức nhưng rất lỏng lẻo, không tinh vi như người thành niênthực hiện, nên rất dễ bị phát hiện, tuy nhiên về mặt bản chất thì nó để lại hậu quả rấtnặng nề cho tương lai của các em

Tội phạm ẩn nhân tạo, khác với tội phạm ẩn tự nhiên, loại ẩn này lại có nguyên

nhân từ phía chủ thể áp dụng pháp luật Tội phạm ẩn nhân tạo đối với tội phạm do họcsinh thực hiện là những hành vi bị coi là tội phạm đã xâm phạm đến trật tự xã hội, đã xảy

ra và các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau

mà hành vi này lại bị tác động bởi bất cứ loại hình phạt nào kể cả việc miễn trách nhiệmhình sự Nguyên nhân của dạng ẩn này là do cơ quan tiến hành tố tụng đã không khởi tố

vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự không đúng pháp luật…

Tội phạm ẩn thống kê, là những hành vi phạm tội và người phạm tội đã bị xử lý

bằng chế tài hình sự nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không được đưa vào con sốthống kê nghĩa là phần này đã bị bỏ lọt bên ngoài Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn này

có thể là do cán bộ sơ suất bỏ sót số liệu, hoặc do các địa phương chưa nộp đầy đủ cácbáo cáo thống kê cho các cơ quan trung ương để tổng hợp chung, hoặc do chỉ thống kêtheo tội danh có mức án cao nhất của bị cáo, trong khi đó bị cáo lại phạm nhiều tội…Tội

Trang 26

phạm ẩn thống kê không mang tính nguy hiểm cao, tìm tàng như tội phạm ẩn tự nhiên và

ẩn nhân tạo nhưng sẽ gây ra sự sai lệch trong việc đưa ra các quy định, hướng đấu tranhphòng chống tội phạm, nghĩa là sẽ tốn kém về thời gian, chi phí mà không đạt kết quảnhư mong muốn

Như vậy có thể nói tỷ lệ tội phạm ẩn phản ánh khả năng đấu tranh phòng, ngừa tội

phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ này càng thấp thì càng chứng tỏ hoạt độngđiều tra, truy tố, xét xử và ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phù hợp với tình hình thực tế Vì nếu hoạt động này có hiệu quả ngay từ hoạtđộng điều tra thì sẽ nhanh chống phát hiện được những hành vi phạm tội do học sinhthực hiện từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm răn đe và giáo dục các em phạm tội.Riêng trong giai đoạn thống kê tội phạm do học sinh thực hiện, khi làm tốt công tácthống kê; số lượng tội phạm và người phạm tội đã qua xét xử, số lượng các tội phạm vàngười phạm tội đã bị phát hiện nhưng không đủ điều kiện để đưa ra xét xử, hoặc khôngcần áp dụng thủ tục xét xử Từ đó có thể đưa ra một cách nhìn tổng quát, tương đối chínhxác về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện để có một biện pháp phòng ngừa tộiphạm một cách triệt để và phù hợp với tình hình tội phạm do học sinh thực hiện đangdiễn ra Cho nên việc nghiên cứu tội phạm ẩn sẽ góp phần quan trọng vào việc đấu tranhphòng ngừa tội phạm do học sinh thực hiện nói riêng, tội phạm nói chung trong điều kiệnkinh tế thị trường hiện nay

1.3 Hậu quả của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện

1.3.1 Đối với xã hội

Nhiều hành vi mang tính chất tội phạm của học sinh đã được phản ánh qua cáckênh thông tin đại chúng trong thời gian gần đây cho thấy, tuy không phải là dòng chảychủ đạo của văn hoá học đường, song dẫu sao cũng gây nhiều lo ngại cho xã hội Bởi vìtình hình tội phạm do học sinh thực hiện đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cái gọi là “thứ

ba học trò” (không còn là trò chơi nghịch ngợm, ngộ nghĩnh; không chỉ diễn ra với “namthanh” mà còn lan mạnh trong “nữ tú”) Thực trạng tội phạm do học sinh thực hiện đãkhiến cho bức tranh giáo dục không còn được tinh khiết như bản chất của nền giáo dụcđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Mặt khác, tình tội phạm do học sinh thực hiện đã tạo cho

xã hội một gánh nặng rất lớn về giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ví dụ như đào tạodạy nghề; tạo công ăn việc làm cho các em sau khi chấp hành xong sự chế tài của phápluật tạo nên tính bất ổn, thiếu trật tự, kỉ cương trong xã hội Bên cạnh đó còn gây khókhăn cho công tác phòng ngừa tội phạm ở từng địa phương, cũng như công tác theo dõi,giám sát quản lý các em không phạm tội…

Trang 27

1.3.2 Đối với gia đình, nhà trường

Trước thực trạng tội phạm do học sinh thực hiện gia tăng như hiện nay khiến chokhông ít các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng cho con em của mình; rồi bao gia đìnhđứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ vớibạn; rồi thì “ trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con mà các bậc phụhuynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm…gây mất trật tự xã hội

Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều Tìnhhình tội phạm học sinh thực hiện diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoàisân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnhhưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động giáodục khác…

1.3.3 Đối với nạn nhân

Hậu quả của tội phạm do học sinh gây ra đối với nạn nhân là ảnh hưởng trực tiếpđến tâm lý của nạn nhân, nạn nhân sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với nhữngchấn động nặng nhẹ; có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong tùy thuộc vào mức độcủa hành vi phạm tội gây ra Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, công tác…

Về lâu dài, hậu quả của tình hình tội phạm do học sinh thực hiện có thể nghiêmtrọng hơn Những nạn nhân bị những hành vi tội phạm do học sinh thực hiện xâm hạithường dễ mắc các chứng như suy nhược, lo âu, thiếu sự tự tin trong cuộc sống và sứckhoẻ tinh thần suy yếu…Nhiều nạn nhân nghĩ tới việc tự tử như một giải pháp để thoátkhỏi các hành vi đó Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ởchâu Âu, đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định cóđến 61% nạn nhân của tội phạm học đường có ý định tự tử Còn theo số liệu của toàkhám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ tự tử từng

là đối tượng của nạn tội phạm học đường(37)

Đối với một số nạn nhân, những di chứng của một thời thơ ấu bị bắt nạt còn kéodài cho tới khi trưởng thành Thậm chí, do nỗi ám ảnh của những hành vi bạo lực, hay vìchịu không nỗi những hành vi bạo lực liên tục kéo dài, một số nạn nhân này đã trở thànhthủ phạm của chính các hành động bạo lực tại trường học Theo một nghiên cứu của tiến

sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux 2 (Pháp), khoảng 20% - 46% nạn nhân củacác vụ bạo lực học đường đã tái diễn chính những hành động bạo lực mà các em từngphải chịu đựng nhằm vào các nạn nhân hay người gây bạo lực(38) Điển hình như vụ án

(

Trang 28

Trương Mạnh Tiền (15 tuổi); Theo cáo trạng, Tiền và Thành học chung tại trường phổ thông cơ sở Phước Hiệp (Củ Chi) Từ đầu năm lớp 9, Tiền bị Thành nhiều lần đánh rất đau mà “không cần phải có lý do” Thậm chí, cậu học sinh này còn chặn đường đi học của Tiền để "thư giãn" bằng những cú đấm đá Tức giận, vì chịu không nỗi những hành

vi bắt nạt vô cớ liên tục như vậy Tiền mua một con dao giấu trong cặp định đâm cảnh cáo cho Thành sợ và không đánh mình nữa Sáng ngày 6/11/2008, trước giờ vào học, Tiền đang ngồi nói chuyện với vài người bạn thì bị Thành đến đánh mạnh vào đầu và lưng Trước khi bỏ đi, Thành còn chỉ mặt Tiền dọa lúc ra về sẽ kéo cả "băng" đến đánh Thấy vậy, Tiền lấy dao đâm một nhát trúng lưng Thành rồi chạy lên Ban giám hiệu nhà trường thú tội, Thành đã tử vong ngay trên đường đưa đến bệnh viện (39)

Rỏ ràng với trường hợp trên Tiền vì chịu không nỗi những hành vi bắt nạt liên tục

và kéo dài của Thành, nên đã cùng đường nảy sinh ra ý định phạm tội (đâm bạn) nhằmmục đích để thoát khỏi những hành vi bắt nạt của Thành

1.3.4 Đối với những học sinh thực hiện hành vi phạm tội

Chính bản bản thân của các em khi thực hiện hành vi phạm tội có thể bị tổnthương về thể xác lẫn tinh thần Đồng thời các em phải chịu sự chế tài như bị đuổi học,thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phải lao vào con đường tù tội hay bị đưavào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục Hậu quả pháp lý để lại cho các em rất lâu dài và

sẽ có vết bẩn trong lý lịch nhân thân của mình Điển hình như Sáng 16.12.2010, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án La Đức Hiến (17 tuổi), học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Hồng Bàng (Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) về tội giết người Theo cáo trạng, ngày 26.3.2010, do mâu thuẫn nhỏ trong giờ học vật lý với Lưu Thành Tú, Hiến dùng compa đâm vào lưng bạn mình đến chảy máu Sau khi tan học, trên đường về nhà, Hiến còn dùng vỏ chai nước ngọt đập vào đầu khiến Tú bất tỉnh Đến ngày 27.3.2010, Hiến thủ sẵn dao đi học Đợi đến giờ ra chơi, khi Tú vừa bước ra khỏi cửa lớp thì Hiến đâm Tú một nhát đứt cuống tim, tử vong Theo thầy cô trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Tú là một học sinh ngoan, hiếu thảo với cha mẹ Cha

Tú là ông Lưu Thành Châu, bị viêm tắc động mạch hơn 10 năm nay Ông đã phải đi cắt chân 7 lần, tháo khớp trụi 2 chân và mổ 2 lần mới giữ được mạng sống Sau khi Tú chết vài tháng, vì đau buồn quá, thêm sức khỏe yếu ông Châu cũng qua đời vào tháng 8.2010 Sau khi cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hiến 5 năm tù (40)

[Truy cập ngày 28/04/2011]

Trang 29

Thật đáng đau lòng vì những trường hợp như trên, vì những lý do không đâu màcác em lại sử dụng nó làm nguyên nhân giết người gây đau đớn cho gia đình (mất cảngười thân) và chính bản thân mình phải chịu cảnh tù tội.

Mặt khác đối với những em thực hiện hành vi phạm tội sau khi chấp hành xong kỷluật, các chế tài của pháp luật khi về hòa nhập vào cộng đồng các em sẽ cảm thấy mặtcảm, tự ti với mọi người xung quanh; trong mắt mọi người các em có thể bị xem lànhững hung thần của tội ác khi tiếp xúc họ cũng thường tỏ ra e dè, căm ghét, hạn chếgiao tiếp…cũng chính vì sự xa lánh này mà các em có thể có những hành động bất chấpthực hiện hành vi khiến cho tình hình tội do học sinh thực hiện ngày càng nghiêm trọnghơn

Tóm lại: Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện để lại một hậu quả rất lâu dài

và nặng nề kể cả nạn nhân lẫn người thực hiện hành vi phạm tội Gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đạo đức xã hội, làm đau đớn cho nhiều gia đình, ảnh hưởng đến chất lượnggiáo dục của nhà trường nói riêng và Ngành giáo dục nói chung Đồng thời cũng khiếncho tình tội phạm diễn ra phức tạp hơn Gây khó khăn cho công tác phòng chống tộiphạm Vì thế việc phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là việclàm cần thiết hiện nay, để từ đó có những kế hoạch phòng ngừa phù hợp nhằm ngăn chặnkịp thời những mầm mống tội phạm của các em học sinh gây ra

CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO HỌC SINH THỰC HIỆN

Tình hình tội phạm do học sinh thực hiện cũng như mọi hiện tượng xã hội khácđều có qui luật vận động riêng của nó và thường xuyên bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hộikhách quan Xuất phát từ quan điểm Triết học và Tội phạm học Mác-LêNin thì nguyênnhân tội phạm trước hết phải tìm kiếm các hiện tượng, quá trình xã hội Tình hình tộiphạm do học sinh thực hiện trong điều kiện đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới

có nhiều tồn tại dẫn đến nhiều nguyên nhân làm phát sinh; Ta có thể thấy những yếu tố

đó cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tình hình tội phạm nói chung và đến tìnhhình tội phạm do học sinh thực hiện nói riêng Bên cạnh những ảnh hưởng của nền kinh

Trang 30

tế thì riêng các em học sinh còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nữa; nhưng tậptrung chủ yếu ở những nguyên nhân chính đó là: môi trường gia đình, nhà trường và xãhội là những nguyên nhân tác động qua lại lẫn nhau làm phát sinh tội phạm.

2.1 Những hạn chế xuất phát từ phía gia đình ảnh hưởng đến tình hình tội phạm do học sinh thực hiện

Mỗi con người sinh ra và lớn lên rồi trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục

to lớn từ truyền thống gia đình; Ngay từ tuổi là học sinh đang cấp sách đến trường; giađình là cái nôi hạnh phúc của các em luôn đùm bọc, chở che, giúp các em vượt qua đượcnhững khó khăn, trở ngại trong cuộc sống Nhưng hiện nay trong công tác giáo dục vàquản lý của nhiều gia đình đã bộc lộ nhiều hạn chế, khiến cho nhiều em học sinh cónhững hành vi lệch lạc, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội

2.1.1 Các biện pháp giáo dục sai lầm trong gia đình

*Những mặt hạn chế từ nhận thức trong công tác quản lý, giáo dục các em

Từ xưa đến này dân gian có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” đây cũng làquan niệm của một số gia đình, chính vì thế mà không ít gia đình đã phó thác con emmình cho “trời”, cho xã hội mà không kiểm tra theo dõi hay nhắc nhở các em, thay vì

uốn nắn, khuyên bảo các em ngay từ những sai lầm nhỏ ban đầu Trường hợp em Nguyễn Thị N ở tỉnh Tuyên Quang cũng là một ví dụ điển hình Bởi rất tin tưởng con gái, bà Dương Thị L đã không sâu sát kiểm soát hành vi và thái độ của con gái, mãi tới khi cô

N Bị công an Tuyên Quang tạm giam về hành vi trộm cắp tài sản khi ấy bà L mới vỡ lẽ nhận ra con gái bà đã sao nhãng việc học hành, thỉnh thoảng bỏ học tụ tập băng nhóm

đi ăn chơi, không có tiền tiêu xài rồi đi trộm cắp…Quá bất ngờ vì tin này, bà L cho biết gia đình bà xưa nay rất tin tưởng vào con mình, vì nghĩ rằng cô còn nhỏ (mới là học sinh lớp 12), bà không chút nghi ngờ nào về việc cô tụ tập băng nhóm đi trộm cắp như vậy Tiếp xúc với N mới hay; cha mẹ N không bao giờ trò chuyện tâm sự tìm hiểu gì về nhu cầu hay ước mơ của cô để định hướng, dạy bảo N (41) …

Như vậy; sự thiếu trách nhiệm trong việc uốn nắn nhân cách, tính nết của các emhọc sinh ở một số gia đình là một sai lầm không nhỏ khiến cho tình hình tội phạm do họcsinh thực hiện gia tăng trong thời gian qua

*Hạn chế từ phương pháp giáo dục không thống nhất của gia đình

Bậc làm cha, mẹ ai mà không thương con cái của mình, lúc nào cũng muốn chocon cái của mình có những điều tốt đẹp nhất Nhưng tùy vào trình độ nhận thức và tínhcách của mỗi người mà có những cách ứng xử khác nhau Có người la mắng, trừng phạt

Trang 31

con, còn người kia lại tỏ thái độ công khai bên vực, bào chữa cho những lỗi lầm của conmình…Chính vì có những hành động trái ngược nhau như thế mà làm cho các em lẫn lộngiữ cái đúng và cái sai; nhiều em làm sai cứ nghĩ rằng đúng; một số em khác thì cónhững suy nghĩ ngược lại Với cách xử sự như thế cha mẹ sẽ mất dần quyền uy, các em

sẽ không nghe lời của cha mẹ, bướng bỉnh, chống đối Một khi con cái không nghe lờicha mẹ sẽ dần tìm đến những thoái hư, tật xấu Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việcgiáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và thống nhất áp dụng các biện pháp giáo dụcdựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gâycho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trungthực nơi trẻ Khi lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làmtheo quyết định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình Do đó, trẻ thường giả vờ

và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lựcthấp hơn

Theo khảo sát của trường Trung học cơ sở Phạm Văn Hai – Quận Bình Thành Phố Hồ Chí Minh; khảo sát đối với 418 học sinh khối lớp 8, 9 cho thấy; với câu hỏi “Thái độ của cha mẹ khi biết em đánh nhau” (42)

Trang 32

Biểu đồ đánh giá khảo sát thái độ của cha mẹ khi biết các em đánh nhau

Qua số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh được cha mẹ khuyên bảo, phân tíchđúng sai rất thấp (12.6%) như vậy việc uốn nắn, khuyên bảo các em ở nhiều bậc phụhuynh rất hạn chế, trong khi đó tỷ lệ phụ huynh thờ ơ qua lo (chỉ được nghe cha mẹ yêucầu xin lỗi) lại chiếm tỷ lệ cao 49.1% và tỷ lệ không được cha mẹ quan tâm đến lại cao

hơn cả tỷ lệ được cha mẹ khuyên bảo (14.3%) Một điển hình như trường hợp của em Phan Minh L là học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Đức Trọng (Lâm Đồng) vừa bị Công an khởi tố về tội cố ý gây thương tích Do mâu thuẫn từ trước với Hoài (bạn cùng lớp), nên trong giờ ra chơi em L đã cùng với một nhóm bạn (đối tượng bên ngoài) vào trường để tìm em Hoài để dạy cho một bài học, vừa thấy Hoài đang chơi ngoài sân

cả nhóm xong vào dùng hung khí đã thủ sẵn đánh tới tấp vào đầu khiến em phải nhập viện, qua giám định tỉ lệ thương tật 48% Tìm hiểu về phía gia đình em thì: L thường xuyên gây gổ, đánh nhau với bạn bè ở trường học Thái độ của Cha L đối với những hành vi đánh nhau của em tỏ ra kiên quyết la mắng, tức giận… ngược lại thì Mẹ của L luôn luôn cưng chiều L sợ bị Cha cho ăn đòn nên mỗi lần Cha của L lớn tiếng với em thì Mẹ em lại tìm cách bảo L lẫn tránh Cha chờ một thời gian Cha hết giận rồi hãy về nhà (43)

Nếu như giữa Cha và Mẹ của L thống nhất trong phương pháp giáo dục ngay từ

từ đầu khuyên bảo, theo dõi, uốn nắn em thì có lẽ L không phải rơi vào trường hợp phải

bị khởi tố hình sự, gián đoạn trong học tập…Đây cũng là một trường hợp cảnh tĩnh cho

ngày 18-04-2011]

Trang 33

những phương pháp giáo dục sai lầm của một số bậc làm cha làm mẹ trong việc giáo dụccon cái của mình.

* Sự hà khắc, áp đặt, của cha mẹ đối với con cái

Trong thâm tâm của các bậc làm cha mẹ ai cũng muốn cho con em mình đượchạnh phúc, được đầy đủ không thua kém một ai, nên trong cách giáo dục của nhiều cha

mẹ thường áp đặt cho con mình vào những vấn đề mà bản thân của cha mẹ cho là đúng

mà không cần nghĩ đến những đòi hỏi thật tâm của các em; tức là con phải thế này, conphải thế kia; con phải học trường này, xem phim này, nghe nhạc kia…cha mẹ cứ nghĩnhư vậy là tốt cho con; mặt dù những vấn đề ấy có thể không phù hợp với các em Vớicách đối xử như thế tạo ra những tiêu cực về tâm lý, đưa các em đến chỗ khủng hoảng,thậm chí đổ vỡ vì cách đối xử vô lý của người lớn Sự khủng hoảng về tâm lý, sự khủnghoảng trong mối quan hệ với người lớn có một phần do việc cư xử thiếu hiểu biết củangười lớn, theo đó với cách cư xử như thế luôn lấy lợi ích của người lớn làm chuẩn vàphủ nhận lợi ích của các em, nhưng các em đã bắt đầu lớn và muốn theo cái thích của các

em, cách cư xử này mâu thuẫn hoàn toàn với sự phát triển của lứa tuổi các em Việc ápđặt con cái tuân theo quyết định của cha mẹ đã tồn tại từ lâu nên trong suy nghĩ củangười lớn vẫn cho đó là việc bình thường Nhưng cái được cho là bình thường ấy đã làmtổn thương đến sự tự do, riêng tư của cá nhân các em, vì các em đang ở trong tuổi mớilớn; nếu như cha mẹ dùng các biện pháp giáo dục tiêu cực với con cái để buộc chúngphải tuân theo quyết định của mình trong giai đoạn này, nó chỉ khiến cho sự xung độtgiữa hai bên trở nên trầm trọng hơn

Điển hình như trường hợp của em Lâm Thanh Phương học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Trường Trinh (Q.12 -TP.Hồ Chí Minh) chính vì sợ con mình học thua thiệt với các bạn bè Cha mẹ của Phương đã bắt em phải học suốt ngày, luôn ở trong nhà không cho ra ngoài đường chơi với các bạn bè khác Nhu cầu giao tiếp bạn bè của em bị hạn chế, thêm vào đó là sự căng thẳn của bài vở nên em đã bỏ nhà ra đi cùng nhóm bạn bên ngoài Gia đình em mới hoảng hốt đi tìm kiếm khắp nơi Gần đây công an Quận 1 - TP Hồ Chí Minh đã phát hiện và tạm giữ 3 đối tượng trong đó có Phương về hành vi cướp giật (44) …

Như vậy, nếu như Cha mẹ của Phương biết sắp xếp thời gian cho em học tập vànghĩ ngơi hợp lý, không tỏ ra ép buộc em, bố trí cho em vui chơi giải trí cùng bạn bè

Trang 34

tốt…thì có lẽ Phương sẽ không bị ức chế, căng thẳng đến nỗi phải bỏ nhà ra đi với cácbạn bè xấu và thực hiện hành vi cướp giật như những kẻ côn đồ vô học như thế.

Cũng không ít bậc làm cha làm mẹ quá hà khắc đối với con cái đã ra sức cấmđoán, dọa nạt, con cái để buộc chúng tuân theo quyết định của mình dẫn đến những phảnứng không mong đợi Nhẹ, có thể là đứa trẻ sẽ lầm lì ít giao tiếp, trở nên dối trá, xa cách,hay coi thường cha mẹ Nặng hơn có thể bỏ nhà đi bụi, xa vào các tệ nạn xã hội Xungđột tâm lý giữa hai thế hệ trong gia đình, có thể gây nên những vết hằn không tốt trongtâm lý của con trẻ về cha mẹ Chúng sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhàcủa mình Cảm thấy bản thân thật bất hạnh khi cha mẹ không hiểu, không yêu thương,không tôn trọng chúng Một số khác còn có tâm lý thù ghét cha mẹ Vì vậy đứa trẻ sẽcàng không tuân thủ những quyết định của Cha mẹ

Sử dụng bạo lực trong việc giáo dục con cái

Từ tư tưởng “thương cho roi cho vọt” của các bậc phụ huynh Trên thực tế, mắngnhiếc, đánh đập là một phương pháp giáo dục tệ hại, gây tổn thương tinh thần nghiêmtrọng cho các em Dạy bằng phương pháp đánh đập, trong thời gian ngắn có thể phụhuynh đạt được mục đích của mình, trong khoảnh khắc có thể cấm được các em làmnhững điều trái ý mình Nhưng sau những hành động bạo lực (đánh hoặc tát con), các em

sẽ dễ dàng có cảm giác bị sỉ nhục hoặc nghĩ rằng mình không được tôn trọng Cảm giácnày có thể chỉ là sự khó chịu nhất thời, nhưng cách thức dậy dỗ bằng chân tay về lâu dàichắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới sự hình thành nhân cách của các em Việc sử dụngphương pháp dạy dỗ bằng cách dùng bạo lực đối với con cái là rất nguy hiểm; vô tình gợicho các em thấy cha mẹ là bề trên; người có thể lực mạnh hơn và vì thế có thể làm bất cứđiều gì với kẻ yếu hơn Các nhà chuyên môn cho rằng việc phụ huynh sử dụng sức mạnhvới trẻ đưa lại tác dụng ngược Khi chúng ta dùng bạo lực để ép trẻ không được đánhbạn, thực tế chúng ta đã dạy chúng điều ngược lại; phần thắng thuộc về kẻ có sức mạnh

Điều quan trọng cần biết là các em học trên cơ sở bắt chước và làm theo hình mẫunhững phương pháp mà cha mẹ đã dùng để thực hiện ý muốn với chúng.Cha mẹ chính làhình mẫu hiện diện trong đời sống của các em Các nghiên cứu đã cho thấy 70% nhữngngười bị đánh đập thời thơ ấu, cũng sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp dạy dỗ này đối vớicon cái của họ; từ thế hệ này qua thế hệ khác Hành động đánh đập sẽ làm cản trở việchình thành tư cách đạo đức riêng của các em; Các nhà tâm lí học cho rằng sau khi bị đòn,bản thân trẻ nhỏ cũng không biết rõ ràng cần phải cư xử thế nào và vì sao “Suy nghĩchính hình thành trong trẻ là làm thế nào để tránh bị phạt và chúng hành động trên cơ sởnày Như vậy trẻ sẽ không phát triển tư cách đạo đức riêng, không biết phân biệt đúng sai

Trang 35

và chỉ một điều quan trọng nhất với chúng là tránh bị đòn” Về lâu dài sử dụng bạo lựclàm phương pháp răng đe, dạy dỗ con cái sẽ làm cho các em thiếu tự tin ở tuổi trưởngthành rất nhiều những nghiên cứu tâm lí chứng minh rằng bị đánh thời thơ ấu ảnh hưởng

về sau Bạo lực phá hủy lòng tự tin, khả năng đánh giá bản thân và dẫn đến tự ti “Nếutrong suy nghĩ của các bậc phụ huynh không có sự tôn trọng với trẻ nhỏ, ít nhất cũng nênchú ý tới nhu cầu tinh thần và thể chất của bé Cảm giác bị “bạo hành” gây tác hại khônlường trong trẻ: chúng cảm giác bị đối xử không công bằng và người lớn có thể làm bất

cứ điều gì với chúng Điều này ngấm dần vào tính cách cá nhân của trẻ” Theo khảo sátthì có 84,7% nữ sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữacác thành viên, trong đó 12% bạo lực giữa cha mẹ; 16,7% bạo lực giữa anh, chị em; đáng

lo ngại về mức độ bạo lực giữa cha mẹ và con cái: 32,7% Có 13,3% gia đình tồn tại cả

ba bạo lực trên Ta có thể nhận thấy rằng có mối tương quan giữa bạo lực gia đình vớihành vi bạo lực của nữ sinh, theo đó 47,2% đến 52,8% nữ sinh sống trong gia đình có

bạo lực đã có hành vi bạo lực với bạn cùng trang lứa…Cụ thể như trường hợp của em Nguyễn Văn Hoàng là học sinh lớp 11 của trường Phổ thông trung học Cẩm Xuyên (Hà Tỉnh) Vừa bị công an huyện Cẩm xuyên khởi tố cùng 2 đối tượng khác về tội cố ý gây thương tích Được biết Hoàng đã gia nhập vào một băng nhóm ăn chơi liêu lỏng từ hồi lớp 10, gia đình em phát hiện, Cha Hoàng thường gọi em về để “trừng trị”, sau những trận đòn roi Hoàng tiếp tục đến trường để học tập như không có chuyện gì Ngày 18/04/2009 Hoàng cùng 2 đối tượng là Lâm và Tý đi chơi về, Anh Phạm Thanh N đang chạy xe đi ngược chiều với nhóm của Hoàng, vì không để ý nên vô tình va chạm vào Hoàng và Lâm, không cần đợi xin lỗi Hoàng, Lâm ngồi dậy cùng với Tý lao vào đấm, đá liên tiếp vào người Anh N khiến N bất tỉnh, sau đó cả nhóm bỏ đi Anh N được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời; kết quả giám định tỉ lệ thương tật 28% Hoàng, Lâm và Tý

bị bắt ngay sau đó (45) …

Như vậy; thay vì khuyên bảo dạy dỗ, giám sát, nói chuyện nhỏ nhẹ phân tích chocon biết việc đúng, sai, không tốt…thì Cha của Hoàng lại dùng vũ lực để dạy dỗ “Trừngtrị”; việc này đã cổ vũ cho tư tưởng bạo lực trong Hoàng thêm mạnh mẽ hơn, vô tìnhhướng cho Hoàng cách giải quyết vấn đề bằng phương pháp “bạo lực” Sử dụng bạo lựctrong phương pháp dạy bảo con cái không chỉ gây tổn hại đến chính sự phát triển của các

em mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đối với các em khi tiếp xúc với cuộc sống

http://forum.hatinhonline.com/index.php?/topic/900-website-c%E1%BB%A7a-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-thpt-c%E1%BA%A9m-xuyen/-phuong-phap-gd [Truy cập ngày 17-05-2011]

Trang 36

bên ngoài Việc ngăn chặn bạo lực, bảo vệ sự an toàn và hạnh phúc gia đình được xem làtrách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt đối với sự an toàn của các em học sinh

* Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ đối với con cái

Trong hoàn cảnh gia đình hiện nay, nhiều gia đình có từ 1 đến 2 con, đời sống giađình khá giả nên muốn cho con được sung sướng, không khổ cực như cha mẹ nó trướckia Các em được gia đình đặt lên vị trí trung tâm để mọi người chiều chuộng Điều này

sẽ thúc đẩy tính ích kỷ chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mà không biết nghĩ đến người kháctrong các em phát triển; các em không cần để ý đến những khó khăn phiền hà đòi hỏi củacác em đối với cha mẹ, những đứa trẻ này thường hay sống dựa dẫm, ỷ lại, nhõng nhẽo,hờn giận hay đặt ra những yêu cầu vượt quá khả năng cho phép, các em cứ suy nghĩ rằngmình là nhất, không có ai bằng mình và đến trường sẵn sàng bắt nạt bạn này, bắt nạn bạnkia để các bạn đó phục tùng mình, không phục tùng thì đánh… Những gia đình khá giả,kiếm được nhiều tiền thì một trong những cách thể hiện sự giàu sang của cha mẹ lànuông chiều con cái, cho tiền, mua sắm cho con không thiếu thứ gì…để họ cảm thấyhãnh diện vì con mình sướng hơn con người khác… nhưng họ không hiểu rằng đó chính

là sự ích kỷ của chính bản thân họ, họ làm như thế để thoả mãn nhu cầu được khẳng địnhmình của chính họ trong xã hội (là người giàu có, lắm tiền ) mà không biết đấy lànguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn của trẻ Việc ăn chơi, phung phí, xa xĩ,

cờ bạc nghiện hút, trộm cắp tiền của cha mẹ để tiêu xài; đây là bước đầu tiên các em đivào con đường phạm pháp Qua nghiên cứu thì có 51.3% ba mẹ không hề quản lý conmình tiêu tiền như thế nào con số này cho thấy rằng ba mẹ không mấy quan tâm rằng cáccon sử dụng tiền vào mục đích gì Chính sự thoải mái đó có thể dẫn các em tới nhữngcon đường không mấy đúng đắn Theo số liệu khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2 NinhBình cho thấy có 31,55% do gia đình quá nuông chiều thỏa mãn những điều kiện khôngchính đáng của các em Khi gia đình không đáp ứng được, quay lại chống đối, hỗn láovới gia đình với mọi người 10% các em có hành vi đánh lại bố mẹ hoặc đe dọa đánh lại

bố mẹ(46)

Trường hợp của em Nguyễn Quốc L là học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Phi Hùng (Huyện Trần Văn Thời Cà Mau) vì L là con một, nên được cưng chiều, gia đình L cũng khá giả nên cha mẹ em không cần quan tâm đến chuyện tiền bạc, để mặc cho L tiêu xài hoan phí mà không có sự kiểm tra xem em tiêu xài về các khoản nào, cứ hết tiền là L về mở tủ của cha mẹ lấy tiền đi chơi tiếp Lâu ngày cũng

của gia đình, nhà trường và xã hội – NXB Công an nhân dân năm 2004

Ngày đăng: 30/08/2017, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w