DântộcTày Tên dân tộc: Tày. Địa bàn cư trú: Vùng giữa: Cẩm Phả, Uông Bí, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều. Phong tục tập quán: Cư trú theo đơn vị làng, bản, tập trung ở ven suối hoặc những thung lũng bằng và rộng. Nhà ở trước đây là nhà sàn, ngày nay đã có sự thay đổi ở nhiều địa phương, như vùng giáp biên giới là nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. Thờ cúng tổ tiên, không kể các dịp lễ tết, người ta phải dâng hương, hoa, lễ vật mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Đây là nhiệm vụ của gia trưởng, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thờ các vị thánh. Văn hoá: Họ có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè về các đề tài đấu tranh với thiên nhiên; về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội và gia đình, thể hiện ước vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiêu biểu là truyện “Nùng Trí Cao”, “Nàng Khuấy”, “Pú Luông - Già Cải”; nhạc cụ có “Đàn tính”. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Nùng. Trang phục: Gồm có áo cánh ngắn, áo dài, váy, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, giầy vải và các đồ trang sức khác. Quần áo, váy đều mầu chàm hoặc mầu đen. Kinh tế: Nguồn sống chính là trồng mầu trên đất bãi, trồng lúa nước và chăn nuôi. lễ hội Những năm gần đây, khi thực hiện cuộc vận động xây dựng bản làng văn hoá, phát huy đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hằng năm người dântộc Tày-Nùng ở các xã miền núi Thái Nguyên đã khơi dậy lễ hội Oóc pò (hay lễ hội ra đồng). Lễ hội này cũng giống như lễ hội Lồng tồng (lễ hội xuống đồng). Đây là loại hình văn hoá đã gắn bó lâu đời với các dântộc Việt Nam. Sinh hoạt văn hoá văn nghệ là nếp sống không thể thiếu của đồng bào các dân tộc, lễ hội Oóc pò là một sinh hoạt văn hoá, giúp cho người dân vui tươi thoải mái về tư tưởng; cầu cho con cái mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi; cầu cho cái xấu, cái ác ra khỏi nhà, cái may, cái hạnh phúc luôn vào nhà; cầu cho mùa màng tốt tươi chăn nuôi phát triển, trâu đầy đàn, lợn nhiều con năng suất cao. Lễ hội Oóc pò tổ chức thành 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức trong hội trường hay trong đình, gồm có các mâm xôi, thịt, hương hoa để các già làng và thầy mo, thầy tào khấn vái. Phần hội tổ chức ở ngoài sân làng hay trên các bãi rộng. Phụ nữ thì thi nhau thêu thùa, làm các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ. Nam giới thì làm ná (nỏ), vót tên, làm bẫy bắt thú rừng. Tất cả tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi. Đàn ông mặc áo chàm đen, phụ nữ mặc váy áo chàm, quàng khăn đen hoặc khăn chàm, cổ đeo vòng bạc duyên dáng. Mở đầu cho khai hội là múa lân, tung còn, đây là trò chơi có nhiều người tham gia. Cây còn làm cao 12 mét thể hiện 12 tháng trong năm. Trên sân khấu tổ chức múa hát văn nghệ đến khuya, đó là các làn điệu hát then, hát sli, hát lượn, hát đối đáp của dântộc Tày-Nùng. Họ hát bằng cả tấm lòng của mình. Về khuya, các đôi nam nữ tìm hiểu nhau, trao cho nhau chiếc khăn tay, hay chiếc túi thổ cẩm thể hiện vật kỷ niệm đính ước tình yêu . Tan canh họ mời nhau ly rượu dã bạn gửi anh một chén rượu đi đường, cũng là gửi lời thương lời nhớ: hẹn đến lễ hội năm sau. Sau lễ hội Oóc pò nhiều đôi nam nữ đã nên vợ nên chồng. Lễ hội Oóc pò thường tổ chức vào đầu năm, ngày rộng tháng dài để có dịp cho bà con các dântộc hàn huyên trong ngày đầu xuân mới. Phong tục đón năm mới của dântộcTày Khi những cơm mưa phùn lất phất bay, tiết trời se lạnh, những cành đào, cành mận nở hoa khoe sắc đấy là lúc báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Tết đến xuân về là đồng bào các dântộc vùng cao trong tỉnh lại nô nức chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấm, vui vẻ. Khác với người dân miền xuôi, người miền núi lại có phong tục đón tết rất đặc trưng mang đậm nét văn hóa của dântộc mình. Với người Tày cũng vậy họ cũng có cách đón năm mới rất riêng của mình. Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm mới và họ bắt đầu ăm tết từ ngày 28 tháng chạp âm lịch. Những ngày này trai gái trong bản lại khẩn trương trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ và sắp xếp lại đồ đạc trong nhà để cho gian nhà thêm mới mẻ và ấm cúng hơn. Bước sang ngày 29 người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, thịt luộc, thịt nướng và lạp sườn Nếu ngày này ai đó có dịp đến với vùng cao sẽ thấy nhà nào cũng treo những dây lạp sườn trong bếp trông thật hấp dẫn. Đến ngày 30 tết thì người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà như: Dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để cho chúng nghi ngơi ăn Tết, vì theo đồng bào nơi đây những vật dụng đó đã gắn bó và theo người dân suốt một năm lao động vất vả nên chúng cũng phải được nghỉ ngơi đón tết. Đêm giao thừa là dịp mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện, cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường và chúc nhau những lời chúc năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Chuẩn bị đón tết còn là dịp cho trai, gái trong bản rủ nhau xuống chợ mua sắm cho mình những bộ quần áo mới nhất để đi chơi xuân. Ngày tết cũng là cơ hội để cho cả người già, trẻ em, thanh niên nam nữ kéo nhau đi xem các lễ hội vui xuân như: Tung còn, múa xòe và trao cho nhau những điệu hát Sli, hát lượn thật hay thật tình tứ. . Dân tộc Tày Tên dân tộc: Tày. Địa bàn cư trú: Vùng giữa: Cẩm Phả, Uông Bí, Hải Hà, Ba Chẽ,. xây dựng bản làng văn hoá, phát huy đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hằng năm người dân tộc Tày- Nùng ở các xã miền núi Thái Nguyên đã khơi dậy lễ hội Oóc