1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những điều cần biết khi chăm Trẻ Sơ Sinh.

7 532 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Đổ mồ hôi nhiều ở trẻ sinh Nếu trẻ toát mồ hôi mà không kèm theo dấu hiệu bệnh lý như sốt cao, rối loạn hô hấp hay amidan phì đại thì không cần lo lắng. Đó là hiện tượng sinh lý tự nhiên, bé ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Có nhiều trường hợp trẻ ra mồ hôi sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Chính nhiệt độ của bình đã khiến cơ thể bé phản ứng lại. Một số em có thể nằm mơ, hoảng hốt rồi đổ mồ hôi vào ban đêm, nếu ban ngày bị "stress". Tuy nhiên, những biểu hiện này cho thấy bé phát triển bình thường. Có thể hạn chế hiện tượng toát mồ hôi ở trẻ như sau: - Nếu bé không sốt thì nên để ý nhiệt độ nơi ngủ, xem bé có mặc quá nhiều quần áo hay đắp thừa chăn hay không. - Không nên đặt bé nằm ngủ trực tiếp trên chất liệu nhựa mà nên lót vải để tránh bị nóng lưng. - Chú ý cho bé uống nước thường xuyên, kể cả khi cơ thể không thiếu nước. Đặc biệt cung cấp đủ lượng nước bị mất khi trẻ mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao. Nôn trớ ở trẻ sinh Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé. Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng. Khi bú, sữa xuống dạ dày qua tâm vị (còn gọi là van tâm vị một chiều). Trong dạ dày, sữa được hấp thụ một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị (còn gọi là van môn vị một chiều). Bình thường vài giờ sau sinh, trẻ bú có thể nôn trớ chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo . Khi thai sổ, trẻ sinh đều trớ ít nhiều. Trẻ mập trớ nhiều hơn do hệ giao cảm hưng phấn, trương lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn. Nôn trớ sinh lý còn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Sức khỏe của trẻ trong thời gian này vẫn bình thường, ăn ngủ và vui chơi tốt. Sau 7-8 tháng tuổi, trớ sinh lý không còn nữa. Ở trẻ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Nôn trớ có thể do thay đổi thức ăn đột ngột (chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng), ăn toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này. Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ, cần phối hợp các biện pháp sau: Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ . Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú. Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan, bethanecol . Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau: - Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, virus . - Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị, lồng ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày, thực quản . Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn. Chăm sóc trẻ ngay sau sinh Tỷ lệ bệnh tật và tử vong của trẻ phụ thuộc phần lớn vào cách được chăm sóc và nuôi dưỡng trong 30 phút đầu tiên. Dưới đây là một số thao tác quan trọng ngay khi trẻ chào đời. Không để trẻ bị lạnh. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong môi trong nước ối có nhiệt độ 37 độ C. Khi ra ngoài, thân trẻ dính nước ối cộng với tác động của nhiệt độ không khí thấp hơn, dễ dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Vì thế, cần lau khô ngay cho bé bằng vải khô sạch từ đầu đến chân và giữ ấm cho trẻ. Làm sạch đường hô hấp. Nếu trẻ được đẻ thường sẽ không phải hút sâu do nước ối trong. Chỉ cần đặt trẻ nằm nghiêng, đầu thấp là dịch bẩn từ miệng sẽ tự chảy ra. Lúc này, nên dùng miếng gạc vô trùng lau sạch miệng và mũi cho trẻ. Các thao tác lau khô và làm sạch đường hô hấp phải rất nhanh, bất luận trẻ được sinh trong bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế hay gia đình. Đánh giá tình trạng của trẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được xác định giới tính và phát hiện những bất thường bên ngoài. Đặc biệt là xem trẻ có hậu môn, phản xạ và trương lực cơ tốt không . Dùng các chỉ số Apgar hoặc Sigtuna để đánh giá vào các thời điểm 1; 5; 10 phút sau sinh. Thời điểm cặp rốn cho trẻ thích hợp nhất là 1 phút sau đẻ. Nếu cặp rốn quá muộn, trẻ sẽ phải nhận thừa một lượng hồng cầu, máu dễ quánh và dẫn đến tình trạng khó thở, tăng thể tích của tim (chứng tim to). Còn nếu cặp rốn quá sớm, trẻ dễ bị thiếu hồng cầu và sau vài tháng có thể xuất hiện chứng thiếu máu. Nên dùng chỉ không đàn hồi đã khử trùng để buộc rốn. Dụng cụ cắt rốn phải được hấp tiệt trùng hoặc luộc sôi tối thiểu 20 phút. Đoạn rốn còn lại cần để dài khoảng 1-1,5 cm, được sát trùng cẩn thận bằng cồn iốt, rồi dùng gạc vô khuẩn bọc lại, cuối cùng dùng băng vô khuẩn băng quanh vòng bụng. Cân, đo và cho trẻ uống vitamin K. Do đặc điểm sinh lý nên trẻ mới đẻ, nhất là trẻ sinh non có nhiều nguy cơ chảy máu ở ruột, dạ dày, phổi, não . Vì thế, cần cho tất cả trẻ mới sinh uống 2 mg vitamin K hoặc tiêm bắp1 mg để phòng chảy máu. Nhỏ mắt phòng bệnh lậu. Mắt trẻ dễ tiếp xúc với chất bẩn khi đi qua đường sinh dục của mẹ, nhất là khi người mẹ bị viêm âm đạo. Nên dùng miếng gạc sạch thấm nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé. Rửa mỗi mắt 1 miếng gạc riêng, sau đó nhỏ mỗi mắt 1 giọt argyrol 1% để phòng lậu mắt. Đặt trẻ lên bụng mẹ. Trẻ được sớm tiếp xúc và bú mẹ sẽ giúp mẹ co hồi tử cung tốt, tránh chảy máu sau sổ rau. Trẻ bú sớm sẽ nhận được sữa non quý giá, đồng thời kích thích cơ thể mẹ xuống sữa nhanh hơn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tốt nhất người mẹ nên cho con bú trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh. Những nguy cơ thường gặp ở trẻ sinh non Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ ra đời trước 37 tuần thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng là sinh non. Các em thường rất yếu ớt, tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao, đặc biệtnhững trẻ không quá 32 tuần thai và nặng dưới 2.000g lúc chào đời. Tỷ lệ trẻ sinh non ở Việt Nam hằng năm là 10% (khoảng 150.000 em). Việc chăm sóc và nuôi dưỡng các em gặp rất nhiều khó khăn do các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển chín muồi. Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da của trẻ quá mỏng, khả năng sản sinh nhiệt kém, trong khi sự mất nhiệt do bức xạ và bốc hơi lại rất lớn. Trung tâm điều hóa thân nhiệt của trẻ hoạt động yếu. Nhiệt độ môi trường dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng, vì lớp mỡ dưới da chứa nhiều axit béo no nên rất mau đông cứng. Việc sưởi ấm cho trẻ sinh non cực kỳ quan trọng và cách hiệu quả nhất là người mẹ ôm trẻ vào lòng. Bé sinh non có nguy cơ hạ đường huyết và canxi huyết rất cao do năng lượng dự trữ thiếu và ăn uống quá ít. Để khắc phục tình trạng này, trẻ cần được cho ăn sớm và nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ chưa tự dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa thì nên tiến hành nuôi bằng đường tĩnh mạch trong những ngày đầu (việc này chỉ thực hiện được trong bệnh viện). Khi bắt đầu ăn được qua đường miệng, trẻ cần ăn sữa mẹ ngay. Sữa mẹ rất cần cho trẻ sinh, đặc biệttrẻ đẻ non vì nó chứa nhiều protein, đặc biệt là protein kháng khuẩn. Protein giúp trẻ sinh non phát triển nhanh, còn protein kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể yếu ớt của trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm. Trẻ sinh non thường bị suy hô hấp. Tuổi thai càng thấp thì tỷ lệ suy càng cao, dễ dẫn đến tử vong do bị xẹp phổi và hội chứng màng trong. Những trường hợp này cần được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ngoài ra, những trường hợp sinh thiếu tháng có nguy cơ xuất huyết cao, nhất là xuất huyết màng não và phổi. Tình trạng xuất huyết sẽ càng trầm trọng nếu trẻ bị thiếu oxy hoặc hạ thân nhiệt. Để giảm tỷ lệ trẻ sinh non, thai phụ cần được chăm sóc tốt, nhất là trong thời kỳ thai nghén. Chị em cần đi khám thường xuyên để sớm phát hiện dấu hiệu sinh non và có biện pháp xử lý kịp thời. Phụ nữ uống rượu dễ mang thai hơn Những phụ nữ uống đều đặn một lượng rượu vang nhất định sẽ có thai dễ dàng hơn là những người kiêng rượu hay chỉ uống bia. Đó là kết quả nghiên cứu do nhà khoa học Mette Juhl và cộng sự tại viện Statens Serum, Đan Mạch, thực hiện. Cuộc khảo sát trên 30.000 phụ nữ cho thấy, những người chọn một cốc rượu vang thay vì bia hoặc rượu mạnh có khả năng thụ thai cao hơn. Người ít có khả năng mang thai nhất là những người không uống một chút chất cồn nào. "Chúng ta biết rằng, người uống chút rượu vang thì ăn ngon hơn. Vì vậy, cũng có khả năng rượu chứa những chất liệu có lợi cho khả năng sinh sản", Jul nhận xét. Những sai lầm trong việc cứu rắn cắn Bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề rắn cắn cứu. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trịnh Xuân Kiếm, giảng viên Đại học Y dược TP HCM, hầu hết các phương pháp cứu phổ biến trong dân gian đều được chứng minh là không có tác dụng, trái lại còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Ông Kiếm, một chuyên gia nghiên cứu huyết thanh kháng nọc rắn, cho biết, ở Việt Nam ước tính có 30.000 bệnh nhân bị rắn cắn/năm, hầu hết do giẫm phải chúng. Đôi khi rắn vào nhà tìm mồi (thằn lằn, ếch nhái, chuột), có khi người đang ngủ trên nền nhà ôm cả con rắn mà không biết, và cũng không phải mọi trường hợp rắn cắn đều xảy ra ở nông thôn. Triệu chứng và dấu hiệu tại chỗ của vùng bị rắn cắn là đau, chảy máu, bầm tím, sưng hạch, viêm, bóng nước, áp xe, hoại tử… Triệu chứng dấu hiệu toàn thân: Buồn nôn, nôn, đau bụng, yếu toàn thân, mệt lả. Tim mạch: chóng mặt, ngất xỉu, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; rối loạn đông máu; sụp mi mắt; liệt cơ mặt… Những sai lầm thường gặp trong việc cứu rắn cắn là: - Thắt băng garrot quá chặt gây đau, sưng nề, tắc nghẽn gây hoại tử. - Nuốt thảo dược có thể gây nôn. - Đổ dầu vào đường hô hấp dẫn đến viêm phổi do xâm nhập, co thắt phế quản, vỡ màng nhĩ. - Cắt rạch, dùng bàn là nóng chà lên vết thương, ngâm trong dịch lỏng sôi, hơ trên ngọn lửa làm tổn thương, hủy hoại toàn bộ phần cơ thể. Ông Kiếm cũng cho biết, có thể áp dụng biện pháp cố định chi bị cắn bằng băng ép đủ chặt cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn, nhưng không áp dụng cho rắn lục vì làm tăng thêm nguy hiểm, do nọc gây hoại tử tại chỗ. Bệnh nhân cần được vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất thật nhanh. Chi bị cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc. Bất kỳ sự co cơ nào cũng làm tăng lan tỏa nọc. Nếu rắn đã bị giết chết cần mang theo bệnh nhân tới trạm y tế để nhận diện rắn. Khi bị rắn nhỏ cắn không được xem thường hoặc cho về nhà, phải được đánh giá là nguy hiểm như bị rắn lớn cùng loại cắn. Vài biện pháp tránh rắn cắn: - Giáo dục. Người dân nên hiểu biết về rắn tại địa phương của mình, nơi rắn thích sống và ẩn náu… - Cảnh giác đặc biệt trong mùa mưa, lũ, mùa gặt hái và ban đêm. - Cố gắng đi giầy, ủng, mặc quần áo dài, nhất là khi đi trong đêm hoặc trong lòng đất. - Dùng đèn pin, đèn chiếu sáng khi đi bộ trong đêm. - Tránh rắn càng xa càng tốt, không hăm dọa hoặc tấn công chúng… - Tránh ngủ trên nền nhà. - Tránh các đống gạch vụn, rác rưởi, ụ mối… vì những nơi đó rất hấp dẫn rắn. - Thường xuyên kiểm tra nhà để phát hiện rắn - Không cầm rắn chết (ngay cả đầu rắn bị chặt rồi vẫn có thể cắn) hoặc rắn sống. . nhanh, bất luận trẻ được sinh trong bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế hay gia đình. Đánh giá tình trạng của trẻ. Ngay sau khi sinh, trẻ cần được xác định. trong những ngày đầu (việc này chỉ thực hiện được trong bệnh viện). Khi bắt đầu ăn được qua đường miệng, trẻ cần ăn sữa mẹ ngay. Sữa mẹ rất cần cho trẻ sơ sinh,

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w