Đó là tình huống Tràng nhặt được vợ trong những ngày đói khủng khiếp, sự sống đặt bên bờ vực của cái chết.. - Lấy vợ là việc trọng đại và thiêng liêng của đời người song trong cảnh đói k
Trang 1TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:
1 Tóm tắt cốt truyện, giải thích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
2 Tình huống truyện độc đáo, vừa hài hước, vừa bi thảm, vừa cảm động
3 Cảnh ngộ, thân phận bi thảm, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám
4 Diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ
5 Tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
6 Sự giống và khác nhau trong tâm trạng của các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt
7 Vẻ đẹp và sức mạnh của tình người, niềm tin ở tương lai, tin vào sự sống
8 Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt
9 Thân phận, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động (Có thể so sánh với các tác phẩm Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…)
I VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
II SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TÁC PHẨM: Xem bài giảng
III NHÀ VĂN KIM LÂN NÓI VỀ TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT”:
IV PHÂN TÍCH:
A TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG “VỢ NHẶT” – KIM LÂN
1 Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân và là tác phẩm được đánh giá rất cao
trong nền văn học VN hiện đại – một trong số những truyện ngắn hay nhất trong kho từng truyện nagwns sau 1945 Cơ sở của sự đánh giá đó là tác phẩm này đã xây dựng tình huống truyện độc đáo và mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc
- Tình huống của truyện ngắn này được thể hiện ngay trong nhan đề : “Vợ nhặt” Nhan đề của truyện
gợi ra cho người đọc nhiều suy nghĩ Hai chữ Vợ nhặt nằm trong sự kết hợp lạ lùng giữa bi và hài, gợi ra trò
đùa tai ác của số phận, nó báo hiệu sự pha trộn éo le, nghịch lí giữa một bên là cái vốn biểu tượng cho khát khao hạnh phúc của con người – vợ, với một bên là cái biểu tượng cho sự tầm thường, rẻ rúng – nhặt Người
vợ gắn với tổ ấm, gắn với gia đình mà có thể nhặt được như cái rơm cái rác ven đường, như một thứ chẳng
có giá trị gì người ta bỏ rơi bên đường Sự kết hợp bi hài và cảm động của nhan đề Vợ nhặt được thể hiện
qua tình huống truyện độc đáo được xây dựng trong tác phẩm, người đọc nhận ra được chiều sâu tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
2.Phân tích
a Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo ra trong tác phẩm
Tại sự kiện ấy, nhà văn làm sống dậy một tình thế bất thường, có tính chất éo le và gây bất ngờ trong các quan hệ giữa các nhân vật Tại sự kiện đó, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét, ý tưởng mà nhà văn định
VỢ NHẶT (PHẦN 2) Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Vợ nhặt (Phần 2) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn
Trang 2gửi gắm cũng hiện hình khá trọn vẹn Đối với nghệ thuật truyện ngắn, việc tạo ra một tình huống mới lạ, hấp
dẫn, có giá trị đặc biệt góp phần khẳng định thành công, giá trị của tác phẩm Trong truyện ngắn Vợ nhặt,
Kim Lân đã tạo ra được một tình huống truyện vừa lạ lùng, vừa éo le lại cảm động Đó là tình huống Tràng nhặt được vợ trong những ngày đói khủng khiếp, sự sống đặt bên bờ vực của cái chết Một lần xe thóc của liên đoàn lên tỉnh, Tràng hò một câu vượt dốc cho đỡ mệt nhưng đã có một ngwof đà bà ra đẩy xe cho Tràng Anh đã gặp alij người đà bà ấy trong một lần trả hàng xong, chị ấy đã gợi ý để được ăn, Tràng mời ngwofi đó ăn và chỉ qua một câu nói đàu mà chị ấy theo anh về làm vợ.`
b Tình huống truyện trong Vợ nhặt là tình huống lạ lùng
- Tình huống lạ lùng:
+ Trong hoàn cảnh cái đói, cái chết đang bao bọc, bủa vây, nhu cầu lớn nhất của con người là kiếm được cái miếng ăn để đảm bảo sự sống, để được tồn tại Trong hoàn cảnh đó, nhu cầu về hạnh phúc gia đình gần như bị bỏ quên, nó khó có thể tồn tại được Vậy mà anh Tràng lại lấy vợ, xây dựng hạnh phúc gia đình ngay trong bối cảnh tăm tối và đói khát đó
+ Một người như Tràng – hội tụ rất nhiều yếu tố để anh ế vợ mà bỗng nhiên có vợ một cách dễ dàng Anh xấu trai, cuộc sống nghèo khổ, bấp bênh… thế mà có vợ theo không
- Ý nghĩa, tác dụng của cái lạ lùng: tạo ra tâm trạng ngạc nhiên cho tất cả mọi người trong xóm ngụ
cư và gia đình:
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đưa người đàn bà lạ về Họ đứng cả trong cửa bàn tán,
hồ nghi vì chưa rõ, nhưng qua dáng vẻ thèn thẹn “hay đáo để” của người đàn bà thì họ hiểu ra nhưng vẫn rất ngạc nhiên Vì giữa lúc đới kém “không biết có nuôi nổi thân không” mà còn “rước cái của nợ đời về” Họ
phỏng đoán, họ lo lắng và vui mừng cho Tràng
+ Bà cụ Tứ - mẹ Tràng ngạc nhiên vì con bà có vợ ngoài dự đoán của người mẹ nghèo, trong hoàn cảnh tăm tối này
+ Ngay chính Tràng – người trong cuộc cũng ngạc nhiên, khi vợ anh ngồi trong nhà rồi, anh vẫn còn
ngỡ ngàng “ra hắn đã có vợ rồi đấy ư” và đến sáng hôm sau thức dậy rồi, anh ấy còn chưa tin mình có vợ
-“trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong một giấc mơ đi ra” – Anh Tràng ngạc nhiên trước hạnh
phúc quá bất ngờ với anh
c Tình huống trong Vợ nhặt là một tình huống rất éo le, bất thường
* Tình huống éo le, bất thường:
- Lấy vợ vốn là niềm vui, niềm hạnh phúc song hạnh phúc bình dị ấy lại diễn ra trong bối cảnh đói khát hiện tại: Tràng đưa người vợ nhặt về giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói, nắng thì đã tắt, chiều đã chạng vạng mặt người
+ Con đường dẫn dâu về nhà phải đi qua xóm chợ chứa chất đầy sự bi thảm, chết chóc: người chết như ngả rạ, người sống thì xanh xám, hoặc nằm ngổn ngang, hoặc đi lại dật dờ, lặng lẽ như những bóng ma; đám trẻ con thường ngày vô tư hồn nhiên là thế mà nay cũng không buồn nhúc nhích, ngồi ủ rũ dưới những góc tường; không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người; tiếng quạ ngoài bãi chợ
cứ gào lên từng hồi thê thiết
+ Đêm đầu tiên của cuộc sống vợ chồng Tràng cũng không được yên bình, bởi xen vào đó là tiếng
hờ khóc tỉ tê não nùng, xót xa…
Trang 3+ Cảnh sống của gia đình Tràng cũng hết sức thê thảm Một ngôi nhà vắng teo, xiêu vẹo, đứng rúm
ró trên một mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, giữa nạn đói kinh hoàng Bữa ăn đầu tiên của gia đình đón nàng dâu mới thật thảm hại, chứa chất bao nỗi tủi hờn: niêu cháo loãng lõng bõng cũng không đủ
ăn, họ ăn những miếng cháo cám đắng chát, nghẹn bứ trong cổ họng
=> Đặt bên cạnh những ám ảnh chết chóc đó, hạnh phúc của Tràng cũng trở nên rất mong manh
- Lấy vợ là tạo lập một gia đình, là xây dựng nền móng cho tương lai song nó lại diễn ra khi sự sống
đang tắt dần và tương lai thì mờ mịt – “năm nay thì đói to đấy”
- Lấy vợ là việc trọng đại và thiêng liêng của đời người song trong cảnh đói khát, nó diễn ra rất nhếch nhác, thảm hại:
+ cả hai người đều là xa lạ, chưa có hiểu biết gì về nhau, họ cũng không có dự định trở thành vợ chồng, chỉ qua một câu nói đùa của Tràng mà sự đùa đã trở thành sự thật;
+ cô dâu về nhà chồng trong bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, cái nón rách tàng rất tội nghiệp và chỉ
có một cái thúng con đựng ít đò lặt vặt do Tràng vừa mua cho chứ cũng không là của hồi môn mà bố mẹ cho con gái khi về nhà chồng;
+ con đường dẫn dâu gầy gò, khẳng khiu , xơ xác như cũng mang trong mình nỗi đói khát ghê gớm của nơi này; nó lại rất vắng vẻ không có người qua lại, chỉ có hai vợ chồng Tràng
+ Hơn nữa, tất cả những nghi thức thiêng liêng theo truyền thống, theo tục lệ cũng đã bị bỏ qua
=> Nhà văn Kim Lân “đã chọn cái giây phúc rùng mình của lịch sử trong nạn đói 1945 để gợi lên trong ta những cảm thương xa xót”
* Ý nghĩa: tạo ra nét tâm lí rất phức tạp cho mọi người cả trong cuộc và ngoài cuộc
- Tất cả mọi người đều có chung tâm trạng lo lắng:
+ bản thân Tràng cũng cảm thấy “chợn”, lo lắng vì không biết có nuôi nổi thân không lại còn đưa thêm miệng ăn về nhà
+ Người trong xóm ngụ cư cũng xót xa cho Tràng;
+ bà cụ Tứ - mẹ Tràng lo lắng không biết các con bà có qua nổi thì đói kém này không, lo cho tương lai của chúng
+ Người vợ nhặt cũng không biết phía trước cuộc sống sẽ thế nào nên cũng ưu tư, phấp phỏng, nét mặt cũng tự nhiên mà bần thần, không nói năng gì, chỉ ngồi mớm ở mép giường, tay ôm khư khư cái thúng
=> Những lo lắng tạo cho truyện một không khí đầy dồn nén và tạo cho hình tượng nhân vật một chiều sâu tâm lí đầy sức thuyết phục
- cảm giác buồn tủi, xót xa, cay đắng là cảm giác nổi bật của những người trong cuộc, đặc biệt là người vợ nhặt và bà cụ Tứ
+ Khi theo Tràng về đến nhà, gia cảnh của Tràng hiện ra trước mắt, một ngôi nhà đứng rúm ró trên một mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại – ngôi nhà đứng trong nạn đói nên cũng hoang dại và thiếu vắng dấu ấn của sự sống, người đàn bà đã nén một tiếng thở dài trong lồng ngực, có lẽ chị ấy cũng có phần thất vọng về gia đình nhà Tràng – một người đã rất hào hiệp khi mời chị ăn, rất hoang phí khi trong buổi đói khát mà dám bỏ tiền ra mua dầu về thắp buổi tối mà lại sống trong một căn nhà xiêu vẹo thiếu sức sống thế kia; khi đón nhận bát cháo cám từ tay người mẹ chồng, đôi mắt của chị tối lại Tất cả những điều đó chị không được biết từ trước;
Trang 4+ Còn bà cụ Tứ, chuyện con trai có vợ, bà nghĩ đến cả cuộc đời đầy tủi cực, chồng chất đắng cay của
bà, bà tủi cho thân bà không lo được vợ cho trai bà Bà đã chu đáo chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà trong ngày đầu tiên có nàng dâu mới, ngoài nồi cháo loãng, bà còn chuẩn bị nồi “chè khoán”, tưởng đâu làm cho mọi người no bụng hơn, ai ngờ lại đem vào bữa ăn đó sự đáng chát và nỗi tủi thẹn để từ đó mọi người cúi mặt ăn cho xong lần, ai nấy đều tránh nhìn nhau…
d Tình huống truyện trong Vợ nhặt cũng đầy cảm động
* Tình huống trong Vợ nhặt cảm động:
- Trong những ngày đói quay đói quắt, Tràng cưu mang một người khác, dù không có điều kiện để thực hiện những nghi lễ theo phong tục nhưng việc Tràng mua cho chị một cái thúng con, ăn no nê, dám bỏ tiền ra mua hai hào dầu để thắp tối “tân hôn” có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng: để cho quan hệ giữa hai người không còn ngượng nghịu và dung tục Điều này còn thể hiện sự trân trọng của Tràng với người vợ - dù là người vợ nhặt, để cho cô ấy bớt đi phần nào sự tủi thân trong ngày trọng đại nhất của đời mình và anh cũng nâng niu niềm hạnh phúc bất ngờ của anh
+ cũng thật cảm động khi anh chủ động giới thiệu người vợ nhặt của mình với mẹ để tránh cho người vợ sự ngượng nghịu với mặc cảm theo không người đàn ông xa lạ;
+ cảm động nhất là không khí đầy tình người, tình thân trong gia đình Tràng Bà cụ Tứ chấp nhận con dâu bằng tất cả tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che, lòng nhân hậu Bà nói chuyện với con dâu như bày tỏ niềm tâm sự, là lời khuyên sâu sắc của người mẹ nghèo từng trải
+ Cảnh mọi người trong gia đình cùng chung tay dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, cho mới mẻ: đống rác ngay giữa lối đi đã được hót, đống quần áo cũ được đem ra phơi, những búi cỏ dại lổn nhổn đã được rẫy đi, những cái ang đã đổ đầy nước – dấu ấn sự sống đã trở về trong ngôi nhà quen thuộc của Tràng, ngôi nhà trước đó vẫn đứng trơ vơ, xiêu vẹo, điêu tàn giữa ngày đói; mọi người có chung suy nghĩ: dọn dẹp nhà cửa cho quang quẻ thì cuộc đời có cơ sáng sủa hơn
+ Trong bữa cơm, mọi người trò chuyện với nhau trong không khí thân tình – thật giản dị mà ấm áp, thiêng liêng; người mẹ bàn bạc về kế hoạch tương lai cho con cái – một tương lai có thể bước tới được, vì
nó không quá tầm với: chỉ là một đôi gà với đàn gà con – nhưng đã tràn đầy sự sống
* Ý nghĩa, tác dụng: tạo nên sự thay đổi theo hướng tích cực của tất cả người trong cuộc và người ngoài cuộc
+ Dân ngụ cư rạng rỡ hẳn lên, có cái gì lạ lùng thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối của họ, đó chính
là tình người Họ đã chứng kiến hai con người, hai số phận gắn bó với nhau, cùng hi vọng vượt qua tình cảnh đói khát hiện tại – giữa lúc làn sóng đói nghèo như muốn cuốn phăng đi tất cả
+ Bà cụ Tứ trở nên tươi tỉnh, nhanh nhẹn hơn: khuôn mặt rạng rỡ khác ngày thường; trong bữa ăn toàn nói chuyện vui, chuyện tương lai với niềm tin tưởng vào sự thay đổi của cuộc sống
+ người vợ nhặt trở nên hiền hậu, đúng mực, ý tứ, đảm đang, chị không còn vẻ gì là chao chát chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh – chất nữ tính của chj đã trở về tọn vẹn
+ Tràng vui vẻ hơn, hào hứng và anh thấy như trưởng thành hơn, thấy yêu thương và gắn bó với cái nhà anh lạ thường, lại còn hoà hợp với mẹ, anh thấy anh có trách nhiệm với gia đình
2 Tình huống “nhặt vợ” của Tràng làm toả sáng tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm: khẳng
định, đề cao những tình cảm cao đẹp, những khát vọng chân chính của con người
a Là bài ca về tình nghĩa
Trang 5- Tình mẫu tử: Việc Tràng có vợ đã gây ra cho bà cụ Tứ rất nhiều phản ứng tâm lí trái ngược nhau (vui mừng và buồn tủi, thương và lo) Song mọi tình cảm đó đều xuât phát từ lòng thương con Trong hoàn cảnh đói quay đói quắt, bà cụ Tứ đã không hề hăt hủi người đàn bà đã theo không con trai mình về Bà cụ đã chấp nhận và đón nhận người con dâu với tất cả tấm lòng nhân từ của một người mẹ Bà đã nói với người
đàn bà xa lạ ấy bằng những lời chân thành của một người mẹ - bà thực sự “mừng lòng”
- Tình người: Dân xóm ngụ cư trong cảnh tối sầm lại vì đói vẫn chia sẻ với Tràng, chia sẻ với nhau
cả những nỗi lo cùng niềm vui, niềm hạnh phúc Còn Tràng, dù trong hoàn cảnh chưa biết có sống nổi đến ngày mai không vẫn sẵn lòng cưu mang một người còn khổ hơn mình Việc Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc không hề tính toán gì, cử chỉ hào hiệp ấy không phải do sự giàu có về tiền bạc mà chính ở tình người Và chính tình nghĩa đã khiến Tràng trở nên lúng túng, trên đường về, anh muốn nói một câu gì cho văn vẻ với người vợ vừa nhặt được à không sao nói nổi, có một cái gì mới mẻ, lạ lắm khiến anh hạnh phúc
vô cùng Người đàn bà được Tràng và người mẹ chồng chấp nhận, chị đã trở nên dịu dàng, đúng mực hơn, tất cả chất nữ tính của chị trước đây bị cái đói tước mất thì đói thì nay đã trở về nguyên vẹn
b Là bài ca về những khát vọng chân chính của con người
- Đề cao, khẳng định hạnh phúc của con người: Trong hoàn cảnh bi thảm con người vẫn có thể tạo dựng được hạnh phúc Người nhặt vợ và người vợ nhặt khi đến với nhau lại tạo dựng được một mái ấm hạnh phúc Niềm hạnh phúc ấy thiêng liêng đến mức làm thay đổi tất cả mọi người – theo chiều hướng tích cực, làm cho mỗi người trở nên Người hơn, yêu thương nhiều hơn, găn bó hơn và có ý thức sâu sắc về cuộc sống và tương lai
- Khẳng định khát vọng sống, niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai Trong đêm đầu tiên của vợ chồng Tràng, ánh sáng của ngọn đèn dầu toả ra thứ ánh sáng ấm áp, ánh sáng của niềm vui, niềm tin mãnh liệt Một người nghèo khổ như Tràng, lại gặp bước khó khăn đến mức đang đứng bên cạnh cái chết thế mà dám bỏ tiền ra mua dầu thắp thì đó không phải là một sự hoang phí mà chính là niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, sự sống Đặc biệt, nhà văn Kim Lân để cho bà cụ Tứ, người già nhất trong truyện lại nói nhiều nhất về tương lai để khẳng định niềm tin mạnh mẽ, sâu sắc ở tất cả mọi người
- Kết cấu truyện là kết cấu theo chiều hướng phát triển đi lên, đó là kết cấu dựa trên cơ sở của niềm tin, niềm
hi vọng Truyện mở ra là một buổi chiều chạng vạng mặt người với cái đói thê thảm tước dần sự sống của con người Và kết thúc là một buổi bình minh sáng bừng và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh Đó là một kết
thúc lạc quan, nó thể hiện sâu sắc ý tưởng của nhà văn Kim Lân: “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì
hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân quê Việt Nam vẫn cố gắng vượt lên khỏi cái đói, cái chết, cái thảm đạm
để mà vui, mà hi vọng”
V TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VỢ NHẶT (G.S Trần Đình Sử)
Văn học Việt Nam sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo Hai tính chất này không tách rời nhau, bởi vì cuộc chiến đấu của dân tộc hơn ba mươi năm nhằm mục đích khẳng định con người, giải phóng con người; và mặt khác, muốn bảo vệ con người, thương yêu con người, người ta phải dấn thân vào chiến đấu Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau Cách mạng tháng Tám Khoảng cách mười năm đã giúp ông thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm, làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc
và phong phú
Trang 6Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự đổi thay to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn tới Anh cu Tràng, một người vô tư, vui tính, được trẻ con yêu mến là thế mà nay “đi từng bước mệt mỏi (…) cái đầu trọc nhẵn chúi
về đằng trước” Các lều chợ đầy những người đói bồng bề, dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma”, sáng nào cũng thấy ba bốn cái xác người chết đói nằm ngổn ngang… Nạn đói tràn đến đang gieo rắc chết chóc và xóa mất sinh khí của xóm làng Làng xóm xơ xác, đêm về không nhà nào có ánh đèn, lửa Trên cây gạo ngoài làng, tiếng quạ kêu hòa vào tiếng hờ khóc người chết Hình như không ai tin là mình có thể sống qua nạn đói, và người đói, qua biểu hiện của cô gái mà Tràng gặp ở cửa nhà kho trên tỉnh, cái đói đang làm mất dần nhân cách của cô: ăn nói chua ngoa, chỏng lỏn, liều lĩnh Giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà kia làm vợ và đưa cô về làng Người ta thường nói nạn đói làm cho con người mất giá, một cô gái phải theo không một người đàn ông không quen biết chỉ vì bốn bát bánh đúc Nhưng đó chỉ là cái nhìn bên ngòai, không phải là cái nhìn của nhà văn Với tấm lòng rất mực nhân hâu, nhà văn nhìn thấy khát vọng được sống còn bức thiết của cô gái Ông cũng thấy niềm khát vọng được có vợ của anh cu Tràng Anh cũng liều lĩnh, tặc lưỡi: “Kệ”, cứ đón cô ta về đã
Lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cuộc dắt díu về làng của hai người Nhà văn không hề có chút rẻ rúng nào khi miêu tả cuộc về làng của họ Trái lại ngòi bút tươi vui,
dí dỏm, tinh tế đã khắc họa mọi cảm nhận hạnh phúc của Tràng Hơn hai mươi lần truyện ngắn nhắc đến nụ cười của Tràng: khi thì phởn phơ, khi thì bật cười Đi bên cạnh cô gái gầy gò và rách như tổ đỉa Tràng không hề gợn trong tình cảm mình một chút gì như coi thường cô gái do cô đã theo không mình vì bốn bát bánh đúc! Anh không hề có tình cảm lên mặt do trong túi mình đang “rích bố cu” Trái lại, nhờ cô gái mà anh “quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa…” Đó
là gì, nếu không phải do anh đã thấy ở cô gái một nguồn ấm áp, tươi sáng tỏa rạng đời mình? Về phía cô gái,
cô cũng không hề có chút mặc cảm về thân phận “bị nhặt” Trên đường về khi thì cô giễu anh: “Bé lắm đấy!”, khi thì cô mắng anh “Khỉ gió”, rồi “phát đánh đét” vào lưng anh và “khoặm mặt lại” với anh Cô vẫn cảm thấy mình có đầy đủ sức mạnh đối với phái mạnh như bất cứ cô gái bình thường nào! Họ thực sự hướng
về nhau, thích thú nhau như mọi đôi tình nhân khi bắt đầu làm thân nhau
Điều thú vị là tác giả đã để cho hai người dắt díu nhau diễu qua trước mắt dân làng Rõ ràng sự kết hợp của
họ đã đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí Trẻ con thì gào lên: “Chồng vợ hài!” Người trong xóm thì
“Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” Họ không hiểu nổi, họ thở dài, họ nín lặng, bởi vì họ đang tuyệt vọng Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái là một thách thức quyết liệt của khát vọng sống còn và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói, và không phải không có tác dụng làm cho tâm hồn họ rạng rỡ hơn Viết đoạn về làng này nhà văn hoàn toàn đứng về phía khẳng định sự sống và ý chí sống còn của con người, trân trọng và yêu mến hành động liều lĩnh của họ
Nhưng tư tưởng nhân đạo của tác phẩm không chỉ có thế Qua cuộc gặp gỡ với người mẹ và qua một đêm thành vợ chồng, nhà văn khẳng định tình yêu cuộc sống sẽ thắng được chết chóc, cuộc sống sẽ thay đổi
Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người: “biết có nuôi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”, bà cũng thở dài Nhưng bà là mẹ, bà thấy cái sự “nhặt vợ” cũng là may, nên bà “mừng lòng”, bà nuôi hy vọng cho đôi trẻ Bà mẹ nhìn người con dâu “lòng đầy thương xót”, không chút coi thường Bà nghĩ đến việc phải có “dăm ba mâm cho phải lẽ!”, chứng tỏ trong lòng bà không vướng ý nghĩ
“nhặt không người đàn bà” cho con mình Đó là tình cảm nhân đạo có tác dụng nâng cao phẩm giá cho con
Trang 7người Có thể nói nhà văn Kim Lân chọn tình huống “nhặt vợ”, một tình huống con người bị đánh mất phẩm giá trong mắt mọi người ngoài cuộc để nâng niu, khẳng định phẩm giá của họ, những người trong cuộc Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau, vẫn trong cơn đói khát, nhưng một không khí đầy sinh khí đã đến với mọi người Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy ăm ắp… người vợ trở nên hiền hậu, đúng mực, còn Tràng thì “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng (…) Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” Một niềm tin vào tương lai gieo vào lòng mọi người:“Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn” “Chưa bao giờ trong nhà này
mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế” Nhưng bữa ăn cháo, rau, và nhất là nồi chè cám đắng ngắt nhắc họ trở về với thực tại Chỉ với lòng thương yêu, hy vọng suông không thể cứu họ qua khỏi nạn đói Muốn sống
họ còn phải hành động Những tin đồn mơ hồ về Việt Minh phá kho thóc Nhật, chia cho dân nghèo, những hình ảnh về đoàn người đi trên đê Sộp lại gieo vào lòng họ những hy vọng mới, gợi ý những hành động mới Những con người đã vượt qua mặc cảm đói nghèo, tủi hờn để khẳng định sự sống, chắc chắn sẽ đi theo tiếng gọi của Việt Minh để giành lại sự sống cho mình, trong cách mạng Nhà văn không dễ dãi trong việc miêu tả gia đình anh Tràng tham gia cách mạng Nhưng lôgíc cuộc sống sẽ cho thấy họ sẽ không có con đường nào khác
Tóm lại Vợ nhặt của Kim Lân là một truyện ngắn chứa chan tư tưởng nhân đạo Chọn tình huống “nhặt vợ”
do nạn đói khủng khiếp gây nên, nhà văn không nhằm miêu tả sự mất giá, sa đọa của con người, trái lại, khẳng định khát vọng sống còn và phẩm giá của họ Nhà văn đã miêu tả tình yêu sự sống của những con người bên bờ cai chết như một nguồn sáng, nguồn ấm áp sưởi ấm lòng người, thôi thúc họ đi tới, cứu lấy đời mình Tác phẩm đã cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa nhu cầu sống còn của mỗi cá nhân lao khổ với công cuộc cách mạng xã hội Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, có tính chiến đấu
(In trong Trần Đình Sử, Đọc văn, học văn, Nxb GD, 2001.)
B CÁI “ ĂN” VÀ DUYÊN PHẬN:
MỘT TRUYỆN XÚ VƠ NIA ( đã đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy số 465, hè 1943) của nhà văn Nam Cao (
1915-1951) kể lại câu chuyện Hàn - một chàng trai mới lớn, con nhà khá giả , được ra tỉnh học - trong một dịp nghỉ hè ở quê đã gặp gỡ, rung động và chăm chút Tơ - một cô gái quê xinh đẹp Hàn ngất ngây sung sướng vì cuốn tiểu thuyết tình yêu trong tưởng tượng của anh ta cứ dày lên mãi sau mỗi bận gặp Tơ ở đám ruộng dâu cạnh chùa , nơi mà cứ bốn , năm ngày Tơ lại đến hái dâu một lần Thật ra , Hàn có thể “ bảo phắt
mẹ hỏi Tơ cho mình” nhưng Hàn không làm thế vì chàng “chưa đọc một cuốn tiểu thuyết nào kết thúc một cách giản dị theo kiểu ấy” ! Với Hàn, chỉ tình yêu mới là trên hết, “ cần gì phải nghĩ đến hôn nhân”
Thế rồi mấy tháng nghỉ hè cũng trôi qua Hàn đã kịp xú vơ nia cho Tơ chiếc khăn tay Hàn “ đã dặt làm
ngoài tỉnh , rưới vào đấy mấy giọt nước hoa rồi gói vào một tờ giấy bóng ” Ở trên tỉnh, đùng một cái, Hàn
nghe Tơ lấy chồng Chồng là một chú chíp hôi kém Tơ ba tuổi Bi kịch đến với Tơ Sau đó , Hàn cũng bị mẹ
ép lấy một cô vợ rộng miệng và hôi nách
Yêu cho giống tiểu thuyết , giờ cũng nổi loạn cho giống tiểu thuyết, Hàn quyết nhân ngày hội thả diều của
làng rủ Tơ đi trốn , chấp nhận cuộc sống bằng tình yêu, một túp lều tranh hai trái tim vàng Song cái chương
trình rất hăng ấy của Hàn đã vỡ như bong bóng xà phòng khi chàng mục sở thị cái cảnh các bà , các cô ăn bún riêu , bánh đúc dưới tán đa đầu làng Tất thảy “ mắt hùm hụp nhìn xuống bát, nhìn xuống chỗ bánh của mình, nhìn chỗ bánh của người khác , của nhà hàng, bê bát nước riêu thừa lên húp một vài húp nữa ” Tơ
Trang 8không có mặt ở đó nhưng khốn nỗi chiếc khăn xú vơ nia đã vào cuộc một cách oái oăm làm đề tài cho những lời bàn tán , thị phi Cái xú vơ nia đánh dấu mối tình đầu thơ mộng như tiểu thuyết đã được định giá
bằng hai hào ăn bánh đúc Đầy biêu riếu!
Hàn vỡ mộng chua chát: “trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu cũng
nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã!” Người đọc không làm sao tránh khỏi một tiếng thở dài Miếng ăn
đã làm rớt giá con người biết bao! Còn đâu nữa hình ảnh người con gái đáng yêu của “cái thuở ban đầu lưu
luyến ”; còn đâu người tình lí tưởng nhưng sa vào số phận đáng thương, nạn nhân của kiểu hôn nhân áp đặt
“ cha mẹ đặt đâu , con ngồi đó” khiến phải rơi vào nghịch cảnh “bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu” rất đáng
cứu vớt để được sống chết với tình!
Phải chăng ý nghĩ của Hàn cực đoan: “Chao ôi! Thì ra những cô gái quê rất đẹp , rất hiền, rất ngây thơ kia
phần nhiều chỉ nghĩ đến ăn Họ là những kẻ không mấy ngày được thoả cơm Đối với họ, cái ăn có lẽ còn cần hơn cả tình yêu Tơ đã bán cái xú vơ nia của Hàn để ăn bánh đúc chăng? ” bởi đầu óc chàng trai này
trót thấm đẫm những câu chuyện tình yêu mà văn chương lãng mạn đương thời đã ra công thêu dệt theo kiểu
Đôn Kihôtê tiêm nhiễm tiểu thuyết hiệp sĩ Tây Ban Nha thời trung đại!
Quả thực, cái đói thừa sức mạnh lôi tuột con người ta vào tập đoàn cửa tử do nó trấn lấy làm xuất hiện trong
lòng ta không ít dư vị đắng cay nhất là khi cái viễn cảnh no cơm ấm áo còn mờ mịt đối với người trong cuộc
Nhưng may thay, lịch sử đã sang trang bằng chính cuộc Cách mạng tháng Tám_ 1945 là thành quả của “ bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hi sinh , của bao nhiêu hi vọng , gắng sức và tin tưởng của hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (1)
vừa trải qua một nạn đói khủng khiếp , vừa vĩnh viễn mắt đi hai triệu rưỡi sinh mệnh đồng bào Và cuộc chạy tiếp sức xung quanh đề tài tình yêu , hôn nhân của các nhà văn đầy tài năng tâm huyết đã thắp lại trong ta ngọn lửa ấm tình người Tôi muốn nói đến truyện VỢ NHẶT của nhà
văn Kim Lân - Một trong những truyện ngắn hàng đầu của nền văn xuôi Cách mạng
Trên cái nền xám xịt của nạn đói đầu năm 1945 do bọn phát xít – thực dân và tay sai gây ra, anh Tràng đã
quyết định nhặt vợ tức là tự nguyện gánh thêm một miệng ăn , tức là tự mình rút ngắn khoảng cách giữa
sống lay lắt vật vờ và chết đói thật của mình và người mẹ già Tràng và “thị” nên vợ nên chồng ngoài dự
định của cả hai người Ai ngờ họ đến với nhau thật, chỉ qua những câu đùa, vu vơ ! Thị lấy Tràng vì được cho ăn “ liền một chặp bốn bát bánh đúc” Tràng lấy “thị” phần vì đành chấp nhận một sự việc đã rồi, chuyện đùa hoá thật , phần vì tấm lòng trắc ẩn Theo dõi câu chuyện người ta không thể không buồn cười nhưng đọng lai lâu bền nhất là trạng thái thương xót, cảm thông Nhà văn Kim Lân thật sự đã chọn được một tình huống đặc sắc để miêu tả cái đói, sự huỷ hoại của nó đối với nhân cách con người nhưng trên hết là
khát vọng sống, là bản lĩnh vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui , mà hi vọng Vinh dự của
Tràng, của “thị” và của bà cụ Tứ ( mẹ Tràng) là ở chỗ đó Những tác phẩm lớn xưa nay đều gặp nhau ở ý
tưởng này
Dễ thấy, mẹ con Tràng đang bị cái đói dồn đuổi đến chân tường như bao nhiêu người nghèo khác khi, nhãn tiền, xóm ngụ cư khác nào cái lòng chảo nóng ran lên trên ngọn lửa đói ( Cổ nhân từng có câu “ lửa cơ đốt ruột , dao hàn cắt da) Con người ở đó đang oằn mình lên tránh né nhưng nâng đằng đầu thì chạm đằng lưng!! Khoảng cách giữa sống và chết chỉ là một hơi thở trút Phải chăng vì thế mà Tràng không kì thị với cái đói, với người đói Cái tặc lưỡi “ Chậc, kệ! ” của Tràng quả là một thanh âm trong trẻo giữa tiếng khóc
hờ , tiếng quạ đàn, tiếng trống thúc thuế đang bao vây, truy bức xóm ngụ cư!
Trang 9Như thế, cùng đứng trước miếng ăn, cái đói nhưng cách đánh giá và cách xử sự của Hàn và Tràng khác nhau biết bao Tưởng rằng yêu nhau sâu nặng, Hàn định bụng rủ Tơ đi trốn nhưng chỉ vì chứng kiến chuyện ăn của các bà , các cô ở làng, Hàn đã chạy trốn trước , chạy trốn cái dự định của mình Hàn chưa một ngày đói cơm, nhạt mắm làm sao hiểu được sức tàn phá của cái đói Đầu óc Hàn mải mê với bao nhiêu câu chuyện tình yêu diễm lệ quyết không có chỗ để len vào một cảnh đời “phàm tục”! Ngược lại, Tràng oằn mình trong lòng chảo đói , trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhưng Tràng thật sự hướng về sự sống ,
về hạnh phúc , tương lai Tình yêu thương dù giản dị, khát vọng hạnh phúc dù đơn giản của Tràng, của người “ Vợ nhặt”, của bà cụ Tứ mãi mãi là ngọn lửa ấm tình người!
Cái sắc điệu bi hài của Một chuyện xú vơ nia chính là thái độ phủ định kín đáo của nhà văn Nam Cao đối
với quan niệm của các nhà văn lãng mạn Nhà văn Kim Lân , sau Cách mạng tháng Tám , phải chăng đã
tiếp tục cái tứ của Nam Cao bằng việc khẳng định cái tình lí thật sâu xa trong hành động của các nhân vật
ở Vợ nhặt
Chú thích:
(1) TRẦN DÂN TIÊN - Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ( tái bản), NXB Sự
Thật, HN 1976, tr 116
Giáo viên: Phạm Hữu Cường
Nguồn : Hocmai.vn
Trang 105 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN
Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng
Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực
Học mọi lúc, mọi nơi
Tiết kiệm thời gian đi lại
Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm
4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN
Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất
Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam
Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên
Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN
Là các khoá học trang bị toàn
bộ kiến thức cơ bản theo
chương trình sách giáo khoa
(lớp 10, 11, 12) Tập trung
vào một số kiến thức trọng
tâm của kì thi THPT quốc gia
Là các khóa học trang bị toàn diện kiến thức theo cấu trúc của
kì thi THPT quốc gia Phù hợp với học sinh cần ôn luyện bài
bản
Là các khóa học tập trung vào rèn phương pháp, luyện kỹ năng trước kì thi THPT quốc gia cho các học sinh đã trải qua quá trình ôn luyện tổng
thể
Là nhóm các khóa học tổng
ôn nhằm tối ưu điểm số dựa trên học lực tại thời điểm trước kì thi THPT quốc gia
1, 2 tháng