1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

01 TLBG PP viet doan van NL ve 1 hien tuong xh unprotected

4 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 369,02 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Phương pháp viết đoạn văn nghị luận

Trang 1

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Nghị luận xã hội

I CẤU TRÚC VÀ CÁC HÌNH THỨC LẬP LUẬN CỦA ĐOẠN VĂN:

1 Đoạn diễn dịch:

- Khái niệm:

Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (Từ ý tổng quát suy ra ý cụ

thể)

- Ví dụ:

Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (1) Mới đây chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2) Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3) Cũng do tham nhũng, đảng dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện (4)

(Báo Tuổi trẻ)

2 Đoạn quy nạp:

- Khái niệm:

Quy nạp là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung)

- Ví dụ:

Tại Nhật Bản, do tham nhũng Đảng tự do cầm quyền đã mất đa số ghế tại hạ viện (1) Mới đây chính phủ Hàn Quốc đã bắt giam hai cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la (2) Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ làm điều đó (3) Tham nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á (4)

3 Đoạn song hành:

- Khái niệm:

Song hành là cách lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau (Các câu đều là luận cứ) Luận

điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (Đoạn song hành có câu chủ đề ẩn)

PHƯƠNG PHÁP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG TÀI LIỆU BÀI GIẢNG

Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn

Trang 2

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Nghị luận xã hội

- Ví dụ:

Phan Tòng cầm quân rồi hy sinh, đầu còn đội khăn tang (1) Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì giờ nghĩ đến mẹ già (2) Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc của mình (3) Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ gánh gia đình rất nặng mà Cao Thắng cứ bỏ đi cứu nước rồi chết (4)

(Lịch sử văn học Việt Nam)

Câu chủ đề ẩn: Tinh thần hi sinh tình nhà vì nghĩa nước của các sĩ phu phong kiến và lòng yêu nước của dân tộc ta

4 Đoạn tổng- phân- hợp:

- Khái niệm:

Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi

từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn

- Mẫu đoạn hỗn hợp liên tục (Gồm có nhiều câu và nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa kết hợp với nhau không theo trật tự)

- Ví dụ 1:

Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều khó nói (1) Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2) Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn (3) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4) (Phạm Văn Đồng)

- Mẫu đoạn hỗn hợp gián đoạn

- Ví dụ 2:

Trước hết, ta có thể chia từ tiếng Việt thành hai bộ phận khác nhau: Những từ tình thái và những từ phi tình thái (1) Những từ tình thái là những từ không có ý nghĩa từ vựng cũng không có ý nghĩa ngữ pháp, không có quan hệ ngữ pháp với bất cứ từ nào trong câu (2) Ví dụ: Ôi chao, eo ôi,

à, a, cơ mà vv (3) Những từ phi tình thái là những từ có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp nhất định, có quan hệ ngữ pháp với các từ khác trong cụm từ (4) Ví dụ: Học, học trò, nó, với vv (5)

Phân tích: Câu 1 là câu mở đoạn cũng là câu chủ đề Câu 2 là câu định nghĩa từ tình thái Câu 3

là câu nêu ví dụ từ tình thái Câu 4 là câu định nghĩa từ phi tình thái, câu này không có quan hệ ý

Trang 3

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Nghị luận xã hội

nghĩa với câu 3 đứng trước nó, câu này có quan hệ song hành với câu 2 Câu 5 nêu định nghĩa từ phi tình thái

5 Đoạn móc xích:

- Khái niệm:

Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề

cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn

- Ví dụ:

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất (1) Muốn tăng gia sản xuất thì phải

có kĩ thuật tiên tiến (2) Muốn sử dụng kĩ thuật thì phải có văn hóa (3) Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kì cần thiết (4) (Hồ Chí Minh)

II Phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội 1.Yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội

a Về nội dung:

+ Phải bám thật sát vấn đề xã hội cần nghị luận + Phải làm sáng tỏ vấn đề xã hội bằng cách giải thích, phân tích…

+ Phân tích được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề xã hội cần bàn luận + Bày tỏ thái độ, ý kiến, nhận định, khẳng định tư tưởng của người viết

b Về hình thức:

+ Đoạn văn phải khoảng 200 chữ có bố cục, hình thức cấu trúc chặt chẽ, bao gồm: câu mở đoạn, các

câu phát triển ý và câu kết đoạn Đặc biệt, trong đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn đoạn)

+ Đoạn văn có thể tổ chức theo một trong các hình thức kết cấu sau: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành, móc xích

+ Đoạn văn phải có luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp + Đoạn văn phải có lời văn chính xác, sống động, cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; trình bày sạch đẹp; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

2 Cách viết đoạn văn nghị luậnxã hội:

Muốn viết thành công một đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội cần chú ý vận dụng các phép

lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…đồng thời thực hiện tốt 3 bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý cho đoạn văn Bước 2: Viết đoạn văn theo cấu trúc sau:

a Giải thích vấn đề xã hội cần bàn luận:

Trang 4

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C : Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Nghị luận xã hội

Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát vấn đề xã hội mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề xã hội mà đề yêu cầu

b Bàn luận vấn đề xã hội mà đề yêu cầu:

- Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của vấn đề xã hội mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

+ Phân tích, chia tách vấn đề xã hội thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá

+ Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng (ngắn gọn) để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề xã hội được bàn luận

+ Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc

- Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của vấn đề xã hội mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

+ Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Vấn đề xã hội ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể

bổ sung thêm điều gì?

+ Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác

+ Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí

c Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: Khi đưa ra bài học nhận thức và hành

động, cần lưu ý:

- Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng

- Bài học nên bao gồm cả về nhận thức và về hành động

- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão

Bước 3: Đọc lại, kiểm tra, sửa lỗi và hoàn thiện bài viết:

- Sửa lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…

- Chú ý liên kết mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần trong bài văn

Giáo viên: Phạm Hữu Cường

Nguồn : Hocmai.vn

Ngày đăng: 29/08/2017, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w