ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI
CUỘC THI “TÌM HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015”
Câu 1 Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hànhkể từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu phần, chương, điều? Nêu tên củatừng phần, chương?
Gợi ý trả lời:
- Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015.
- Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
- Bộ luật dân sự năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương và 689 Điều Cụ thểcủa từng phần, chương như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sựChương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhànước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự.
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách phápnhân trong quan hệ dân sự.
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sựChương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chungChương XII: Chiếm hữuChương XIII: Quyền sở hữu
Trang 2Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụngChương XVII: Hứa thưởng, thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có ủy quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi vềtài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chungChương XXII: Thừa kế theo di chúcChương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài
Chương XXV: Quy định chung
Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhânthân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Câu 2: Những điểm mới quy định về hợp đồng và thừa kế của Bộ luậtdân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005?
Gợi ý trả lời:
1 Điểm mới về hợp đồng
- Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung một số quy định mới phù hợp vớithông lệ quốc tế, với thực tiễn nước ta đã được bổ sung, như các quy định vềđiều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng (Điều 406), thực hiện hợpđồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420), hủy bỏ hợp đồng và hậu quả củaviệc hủy bỏ hợp đồng (Điều 423-427).
Trang 3- Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định về những hợp đồng mang tính đặctrưng và đại diện cho quan hệ pháp luật dân sự So với Bộ luật dân sự năm 2005,Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồngthuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm Những hợp đồng này đã được quy định trongLuật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầucủa thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh (Điều 504 - Điều 512) Đốivới một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tàisản, hợp đồng thuê tài sản thì Bộ luật dân sự năm 2015 bổ sung nhiều quy địnhđể bảo đảm các quy định này có thể áp dụng cho các hợp đồng có liên quan, cụthể:
+ Về mua bán tài sản, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, tài sản đượcquy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 đều có thể là đối tượng của hợp đồng muabán Trong trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chếchuyển nhượng thì tài sản bán phải phù hợp với các quy định đó Tài sản bánphải thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán tài sản đó (Điều431) Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chấtlượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theotiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề Trường hợp không có cáctiêu chuẩn này thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩnthông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợpđồng và theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng (Khoản 3 Điều 432).
+ Về hợp đồng vay tài sản, Điều 468, Bộ luật dân sự năm 2015 quy địnhlãi suất vay do các bên thỏa thuận Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suấtthì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,
trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác Trường hợp các bên có
thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp vềthì lãi suất được xác định bằng 50% lãi suất giới hạn (20%/năm).
+ Về hợp đồng hợp tác, Điều 504, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, hợpđồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đónggóp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùngchịu trách nhiệm Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
- Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, Điều 394, Bộ luật dân
sự năm 2015 bổ sung quy định: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lờithì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạnhợp lý”
Trang 4- Về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định: “ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợpđồng là 3 năm ”, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Thời hiệu khởi kiện đểyêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm ”
2 Điểm mới về thừa kế ( Điều 609 - Điều 662)
- Từ chối nhận di sản (Điều 620)
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hạn từ chối nhận di sản là 06tháng kể từ ngày mở thừa kế, sau 06 tháng nếu không từ chối thì được xem làđồng ý nhận thừa kế Quy định này không phù hợp với phong tục, tập quán củangười Việt Nam, nên hầu như không được áp dụng trong thực tế Khắc phụcđiểm bất cập này, Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định thời hạn từ chốinhận di sản, mà chỉ quy định “Việc từ chối nhận di sản phải thể hiện trước thờiđiểm phân chia di sản” (khoản 3 Điều 620).
- Thời hiệu thừa kế (Điều 623)
Để khắc phục những bất cập về thời hiệu khởi kiện thừa kế trong Bộ luậtdân sự hiện hành, phù hợp với quyền của người thừa kế, người khác có liên quanđến di sản và những đặc thù về văn hóa, tính chất của di sản, Bộ luật dân sự năm2015 quy định thời hiệu chia thừa kế có sự phân định giữa di sản là bất động sảnvà động sản Theo đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản là ba mươi năm đối với bấtđộng sản, mười năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạnnày mà không có yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đangquản lý di sản đó Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì disản được giải quyết như sau:
+ Trường hợp di sản đang được người khác chiếm hữu hoặc được lợi mộtcách ngay tình, liên tục, công khai thì người này được xác lập quyền sở hữu theothời hiệu đối với quyền sở hữu có đối tượng là bất động sản hoặc động sản đượcquy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Trường hợp không có người khác chiếm hữu hoặc được lợi về di sảnhoặc có người này nhưng việc chiếm hữu của họ không có căn cứ pháp luật,không ngay tình thì di sản thuộc về Nhà nước
Trang 5Bổ sung quy định cho phép đánh máy để phù hợp với thực tế hiện nay.Theo đó, trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thểtự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưngphải có ít nhất là 02 người làm chứng
- Giải thích nội dung di chúc (Điều 648)
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nếu những người thừa kế theo di chúckhông nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giảiquyết thay vì áp dụng thừa kế theo pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005.
- Bãi bỏ quy định về di chúc chung của vợ chồng.- Quyền thừa kế (Điều 609)
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thêm “Người thừa kế không là cá nhâncó quyền hưởng di sản theo di chúc”.
- Nội dung của di chúc (Điều 631)
Bổ sung thêm quy định “Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thìngười tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗtẩy xóa, sửa chữa” (Đoạn 2, khoản 3, Điều 631)
- Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặcchứng thực (Điều 638)
Bổ sung thêm quy định “Di chúc của người đang bị tam giữ có xác nhậncủa người phụ trách cơ sở” (Khoản 6, Điều 638)
- Di chúc bị thất lạc, hư hại (Điều 642)
Bổ sung thêm quy định “Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợpdi sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừakế theo di chúc yêu cầu” (Khoản 3, Điều 642)
- Di tặng (Điều 646)
Bổ sung thêm: “Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thờiđiểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đãthành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người được di tặngkhông phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” (Khoản 2 điều646)
- Hạn chế phân chia di sản (Điều 661)
Bổ sung thêm “Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh đượcviệc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có
Trang 6quyền yêu cầu Toà án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm”.
Câu 3 Thế nào là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, năng lựchành vi dân sự của cá nhân? Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cánhân?
Gợi ý trả lời:
1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân(Điều 16)
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều 19)
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vicủa mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
3 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân nhân (Điều 17)
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Câu 4 Thế nào là giao dịch dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu trongnhững trường hợp nào?
Gợi ý trả lời:
1 Khái niệm giao dịch dân sự (Điều 116)
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phátsinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
2 Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luậtdân sự 2015.
- Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122)
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xãhội (Điều 123)
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124)
Trang 7- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lựchành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125)
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126)
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủđược hành vi của mình (Điều 128)
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều129)
Câu 5 Căn cứ xác lập quyền sở hữu và căn cứ chấm dứt quyền sởhữu?
Gợi ý trả lời:
1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 221)
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt độngsáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết địnhcủa Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
- Thu hoa lợi, lợi tức.
- Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.- Được thừa kế.
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vôchủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp,chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, giacầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
- Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dânsự năm 2015.
- Trường hợp khác do luật quy định.
2 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 237)
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
Trang 8- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.- Tài sản bị trưng mua.
- Tài sản bị tịch thu.
- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định củaBộ luật dân sự năm 2015.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Câu 6 Thế nào là hợp đồng? Nội dung và hiệu lực của hợp đồng đượcquy định như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1 Khái niệm hợp đồng (Điều 385)
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
2 Nội dung của hợp đồng (Điều 398)
- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
+ Đối tượng của hợp đồng.+ Số lượng, chất lượng.
+ Giá, phương thức thanh toán.
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.+ Quyền, nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng + Phương thức giải quyết tranh chấp.
3 Hiệu lực của hợp đồng (Điều 401)
- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền vànghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏtheo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trang 9Câu 7 Thế nào là quyền thừa kế? Thời hiệu thừa kế? Người khôngđược quyền hưởng di sản? Quy định di chúc bằng văn bản, di chúc miệng?Người thừa kế theo pháp luật?
Gợi ý trả lời:
1 Khái niệm quyền thừa kế (Điều 609)
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sảncủa mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theopháp luật.
Người thừa kế không phải là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc
2 Thời hiệu thừa kế (Điều 623)
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất độngsản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thìdi sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó Trường hợp không cóngười thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tạiĐiều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định trên.- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mìnhhoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừakế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của ngườichết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3 Người không được quyền hưởng di sản(Điều 621)
Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc vềhành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêmtrọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khácnhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyềnhưởng.
Trang 10- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sảntrong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấudi chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lạidi sản.
Những người quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sảnđã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo dichúc
6 Người thừa kế theo pháp luật (Điều 651)
a) Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
b) Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.