1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT CHƯƠNG KIM LOẠI

4 467 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 72 KB

Nội dung

Trắc nghiệm phần KIM LOẠI Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng: A. Các KL kiềm đều có tỉ khối nhẹ hơn so với nước. B. Trong các hợp chất, nguyên tố KL kiềm chỉ có số oxi hoá là +1 C. Các KL kiềm có độ cứng cao D. Các KL kiềm có số oxi hoá là 0 và +1 Câu 1’’: Hãy chọn phát biểu sai: A. Các KL kiềm thổ có tính khử mạnh nhưng yếu hơn so với KL kiềm B. Không phải tất cả các KL kiềm thổ đều tan được trong nước ở nhiệt độ thường C. KL kiềm thổ là các nguyên tố s D. Trong cùng một chu kì, bán kính ion nguyên tử của các nguyên tố KL kiềm thổ lớn hơn bán kính ion nguyên tử của các nguyên tố KL kiềm Câu 2: Trong phản ứng hoá học KL kiềm thể hiện tính: A. Tính oxi hoá mạnh B. Tính khử mạnh C. Tính oxi hoá và tính khử D. Tính khử mạnh và tính oxi hóa yếu Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các KL kiềm thấp hơn nhiều so với các KL khác là do: A. Nguyên tử của các Kl Kiềm có bán kính lớn và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít B. Do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững C. Do các nguyên tử KL kiềm có năng lượng ion hoá I 1 nhỏ so với các KL khác D. Cả B và C Câu 4: KL kiềm tác dụng được với: A. Oxi, nước, axit, bazơ B. phi kim, axit, oxit axit, nước C. phi kim, nước, axit D. phi kim, nước, axit, bazơ Câu 5: Người ta dùng phương pháp nào sau đây để điều chế KL kiềm: A. PP nhiệt luyện B. PP thuỷ luyện C. PP điện phân dd D. PP điện phân nóng chảy Câu 6: Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các KL nhóm IA: số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (1), số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất (2), Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất (3), số lớp electron (4), tạo ra hợp chất ion (5), bán kính nguyên tử (6), tính khử của kim loại (7). A. 1, 2, 3,4, 5, 6, 7 B. 1, 2, 4, 6, 7 C. 2, 3,4, 5, 6 D. 1,2, 3, 5, 7 Câu 7: Cho một hỗn hợp KL gồm natri và bari, có thể sử dụng những chất hoá học nào sau đây để chứng minh sự có mặt của hai chất trên trong hỗn hợp. A. Nước và quì tím B. Nước C. Axit H 2 SO 4 D. Nước, khí CO 2 và quì tím Câu 8: Cho 11,7 gam Kali tác dụng với 49 gam dd H 2 SO 4 20%. Thể tích khí H 2 (ở đktc) thu được sau phản ứng là: A. 2,24 lit B. 3,36 lit C. 4,48 lít D. 6,72 lit Câu 9 : Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, người ta thu được 2,912 lit khí (đktc) ở một điện cực và 1,82 gam KL kiềm ở điện cực còn lại. Vậy : A. Ở cực Catod thu được KL Li, ở Anod thu được khí Clo B. Ở cực Catod thu được khí Clo, ở Anod thu được KL Li C. Ở cực Catod thu được KL Kali, ở Anod thu được khí Clo D. Ở cực Catod thu được khí Clo KL Li, ở Anod thu được khí Clo Câu 10 : Khối lượng riêng của LK kiềm nhỏ hơn nhiều lần so với các KL khác là do: A. Nguyên tử của các Kl Kiềm có bán kính lớn và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít B. Do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững C. Do các nguyên tử KL kiềm có năng lượng ion hoá I 1 nhỏ so với các KL khác D. Cả B và C Câu 11: Các KL kiềm đều mềm, có thể cắt chúng dễ dàng bằng dao là do: A. Nguyên tử của các Kl Kiềm có bán kính lớn và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít B. Do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững C. Do các nguyên tử KL kiềm có năng lượng ion hoá I 1 nhỏ so với các KL khác D. Cả B và C Câu 12: Trong phản ứng hoá học NaHCO 3 thể hiện tính: A. Tính axit B. Tính bazơ C. Tính lưỡng tính D. Tính khử Câu 13: Trong phản ứng hoá học Na 2 CO 3 thể hiện tính: A. Tính axit B. Tính bazơ C. Tính lưỡng tính D. Tính khử Câu 14: Cho từ từ axit HCl vào dd Na 2 CO 3 hiện tượng xảy ra là: A. Có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. B. Có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng bị vẩn đục C. Ban đầu chưa có khí thoát ra sau một thời gian mới thấy có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. D. Ban đầu chưa có khí thoát ra sau một thời gian mới thấy có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. Câu 15: Cho từ từ dd Na 2 CO 3 và axit HCl hiện tượng xảy ra là: A. Có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. B. Có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng bị vẩn đục C. Ban đầu chưa có khí thoát ra sau một thời gian mới thấy có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. D. Ban đầu chưa có khí thoát ra sau một thời gian mới thấy có khí thoát ra và dd thu được sau phản ứng trong suốt. Câu 16: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cưc dương xảy ra: A. Sự khử ion Na + B. Sự oxi hoá Na + C. Sự khử phân tử H 2 O D. Sự oxi hoá phân tử H 2 O Câu 17: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: A. Sự khử ion Na + B. Sự oxi hoá Na + C. Sự khử phân tử H 2 O D. Sự oxi hoá phân tử H 2 O Câu 18: Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng cách: A. Cho Na tác dụng với nước B. Cho Na 2 O tác dụng với nước C. Điện phân dd NaCl có màng ngăn D. Điện phân dd NaCl không có màng ngăn Câu 19: Cho hỗn hợp gồm: NaOH, Na 2 CO 3 và Na 2 SO 4 hoà tan vào trong nước rồi thêm dd BaCl 2 cho đến dư, thu được kết tủa B và dd C. Vậy: A. B là BaSO 4, BaCO 3 và dd C chứa NaCl, NaOH, BaCl 2 B. B là BaSO 4 và dd C chứa NaCl, Ba(OH) 2 , BaCl 2 C. B là BaSO 4, BaCO 3 và dd C chứa NaCl, Ba(OH) 2 , BaCl 2 D. B là BaSO 4, BaCO 3 và dd C chứa NaOH, BaCl 2 Câu 20: Cho 5 chất rắn màu trắng NaCl, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , CaCO 3 , BaSO 4 . Hãy chọn 2 chất trong các chất sau để nhận biết được 5 chất rắn trên: H 2 O, quỳ tím, CO 2 , H 2 SO 4 , NaOH. A. H 2 O và quỳ tím B. H 2 SO 4 và quì tím C. NaOH và CO 2 D. H 2 O và CO 2 Câu 21: Chỉ dùng một hoá chất hãy nhận biết các dd muối sau: AlCl 3 , K 2 CO 3 , NaHCO 3 , Ba(NO 3 ) 2 A. Quì tím B. Nước C. CO 2 D. Chất khác Câu 22: Nhiệt phân hh 2 muối CaCO 3 và MgCO 3 (theo tỉ lệ khối lượng 1:2) thu được 3,808 lít khí CO 2 (ở đktc), dẫn khí thu được qua 200ml dd NaOH 1,1M. Hỏi: a. Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu là: A. 15,985 gam B. 16,093 gam C. 31,28 gam D. 15,085 gam b. Dung dịch thu được sau phản ứng bao gồm: A. Na 2 CO 3 0,55M B. NaHCO 3 0,6M và Na 2 CO 3 0,25M C. NaHCO 3 0.85M D. NaHCO 3 0,85M và NaOH 0,25M Câu 23: Tập hợp những KL nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường: A. Li, Na, K, Ca, Fe B. Cs, Ba, Na, K, Rb C. Be, K, Al, Na, Ca D. Li, Al, Mg, Na, Ag Câu 24: Không nên chứa dd NaOH trong chai lọ bằng: A. Fe B. Au C. Al D. Ag Câu 25 : Tính chất hoá học chung của các KL kiềm, kiềm thổ, nhôm là : A. Tính khử mạnh B. Tính khử yếu C. Tính oxi hoá mạnh D. Tính oxi hoá yếu Câu 26 : Phương pháp cơ bản điều chế KL kiềm thổ là : A. Điện phân dd muối của các KL kiềm thổ B. Điện phân nóng chảy muối của các KL kiềm thổ C. Điện phân dd muối clorua của các KL kiềm thổ D. Điện phân nóng chảy muối clorua của các KL kiềm thổ Câu 27 : Trong một cốc nước chứa a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol Cl - , d mol HCO 3 - a. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là : A. a + b = c + d B. 2a + 2b = c + d C. a + c = b + d D. Kết quả khác b. Nếu chỉ dùng nước vôi trong nồng độ p mol/l để làm giảm độ cứng của nước trong cốc, thì người ta thấy khi cho V lít nước vôi trong vào, độ cứng trong bình là bé nhất, biết c = 0. Biểu thức liên hệ giữa a, b và p là: A. V= (b +a)/p B.V = (2a + b)/p C. (3a +2b)/2p D. V = (2b + a)/p Câu 28: Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 KL kiềm thổ ở 2 chu kì liên tiếp trong BHTTH tác dụng với dd HCl dư cho 6,72 lít khí hidrô ở đktc. Hai KL đó là: A. Be và Mg B. Ca và Sr C. Mg và Ca D. Sr và Ba Câu 29: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na + , 0,02 mol Ca 2+ , 0,01 mol Mg 2+ , 0,05 mol HCO 3 - và 0,02 mol Cl - . Nước trong cốc là: A. Nước mềm B. Nước cứng tạm thời C. Nước cứng vĩnh c᳭u D. Nước cứng toàn phần Câu 30: Hãy chọn một trong những nhóm hoá chất sau đây để nhận biết Na, Ca, Fe và Al A. HCl, NaOH, quì tím B. Nước, CO 2 , NaOH C. H 2 SO 4 , NaOH D. B và C đều đúng Câu 31: Có 3 chất AlCl 3 , Al 2 O 3 và Al chọn một thuốc thử để phân biệt 3 chất trên: A. NaOH B. HCl C. Nước D. Không thể phân biệt Câu 32: Sục khí CO 2 vào dd Natri aluminat sẽ có hiện tượng gì xảy ra: A. Dung dịch vẫn trong suốt D. Dung dịch bị vẫn đục do sinh ra Al(OH) 3 C. Dung dịch bị vẫn đục sau đó lại trong suốt D. Có kết tủa nhôn cacbonat Câu 33: Khi thêm Na 2 CO 3 vào dd Al 2 (SO 4 ) 3 có hiện tượng gì xảy ra: A. Dung dịch vẫn trong suốt B. Có kết tủa Al 2 (CO 3 ) 3 C. Có kết tủa Al(OH) 3 D. Có kết tủa sau đó kết tủa tan Câu 34:Cho 1,89 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl 3 tạo thành dd Y. Khối kượng chất tan trong dd Y giảm 2,03 gam so với dd XCl 3 . X là chất nào sau đây: A. Cr B. Fe C. B D. Không xác định được Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 47,6 gam hỗn hợp một muối cacbonat của KL hoá trị I và một muối cacbonat KL hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,4 mol khí. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan: A. 52 gam B. 56 gam C. 53,6 gam D. 57,2 gam Câu 36: Cho hỗn hợp 3 KL Na, Al, Mg tác dụng vừa đủ với dd Ba(OH) 2 thu được rắn A và dd B. Cho HCl dư vào dd B thu được C. Vậy: A. Rắn A là: Mg, Na, Al; dd B là Ba(OH) 2 ; C là dd BaCl 2 B. Rắn A là : Mg, Na; dd B là Ba[Al(OH) 4 ] 2 ; C là kết tủa Al(OH) 3 C. Rắn A là : Mg; dd B là Ba[Al(OH) 4 ] 2 , Na[Al(OH) 4 ]; C là dd AlCl 3 , NaCl, BaCl 2 D. Rắn A là : Mg, Na ; dd B là Ba[Al(OH) 4 ] 2 ; C là kết tủa AlCl 3 , BaCl 3 . Câu 37 : Nung 48g hỗn hợp bột nhôm và Al(NO 3 ) trong không khí, người ta thu được chất rắn duy nhất có khối lượng 20,4 gam. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp là : A. Al :25,5% và Al(NO 3 ) 3 : 74,5% B. Al :11,25% và Al(NO 3 ) 3 : 88,75% C. Al :40,73% và Al(NO 3 ) 3 : 59,27% D. Kết quả khác Câu 38: Trong quá trình điều chế Al từ quặng boxit, để loại bỏ SiO 2 và Fe 2 O 3 người ta sử dụng: A. Dung dịch NaOH và khí CO 2 B. Dung dịch HCl và dd NaOH C. Phương pháp nhiệt phân và điện phân nóng chảy D. Cả A và C. Câu 39: Lấy 26,8 gam hh Al và Fe 2 O 3 thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chất rắn A, cho chất rắn này hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 11,2 lít khí H 2 (đktc). khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu: A. Al: 13,2 gam; Fe 2 O 3 : 13,6 gam B. Al: 10,8gam; Fe 2 O 3 : 16 g C. Al: 20 gam; Fe 2 O 3 : 6,8 g D. Al: 9,2 gam; Fe 2 O 3 : 17,6 g . và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít B. Do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững C. Do các nguyên tử KL kiềm có năng. và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít B. Do lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững C. Do các nguyên tử KL kiềm có năng

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w