1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tổng quan về công nghệ 3g và công nghệ 4g

34 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Sự phát tiển của công nghệ 1G đến 4G I.1 sự phát triển của công nghệ di động Hình 1.1 Sự phát triển của công nghệ di động Khi các nghành thông tin quảng bá bằng vô tuyến phát triển thì ý

Trang 1

NỘI DUNG

I Sự phát tiển của công nghệ 1G đến 4G

I.1 sự phát triển của công nghệ di động

Hình 1.1 Sự phát triển của công nghệ di động

Khi các nghành thông tin quảng bá bằng vô tuyến phát triển thì ý tưởng

về thiết bị điện thoại vô tuyến ra đời và cũng là tiền thân của mạng thông tin diđộng sau này Năm 1946, mạng vô tuyến đầu tiên được thử nghiệm tại STLouis, bang Misouri của mỹ

Sau những năm 50, việc phát minh ra chất bán dẫn cũng ảnh hưởng lớnđến lĩnh vực thông tin di động ứng dụng các linh kiện bán dẫn vào thông tin diđộng đã cải thiện một số nhược điểm mà trước đây chưa làm được

Thuật ngữ thông tin di động tế bào ra đờivào những năm 70, khi kết hợpđược các vùng phủ sóng riêng lẻ thành công, đã giải đc bài toán khó về dunglượng

Trang 2

1.2 Sự thay đổi bản chất công nghệ

Hình 1.2 Sơ đồ tóm lược quá trình phát triển của mạng thông tin di động tế

bào

1.2.1 Công nghệ 1G

Công nghệ 1G là sự khởi đầu giản đơn, 1G là chữ viết tắt của công nghệđiện thoại không dây thế hệ đầu tiên (1st Generation) Các điện thoại di độngchuẩn analog, sử dụng công nghệ 1G với tín hiệu sóng analog, được giới thiệutrên thị trường vào những năm 1980

Trang 3

Một trong những công nghệ 1G phổ biến là NMT(Nordic MobileTelephone) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga Cũng có một sốcông nghệ khác như AMPS(Advanced Mobile Phone Sytem – hệ thống điệnthoại di động tiên tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc, TACS(Total AccessCommunication Sytem – hệ thống giao tiếp truy cập tổng hợp) được sử dụng ởAnh, C-45 ở Tây Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi, Radiocom 2000 ở Pháp vàRTMI ở Italia.

Công nghệ 1G có nhược điểm là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọicao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, vàkhông có chế đệ bảo mật

So với 1G, ba lợi ích chủ yếu của mạng 2G chính là :

Trang 4

- Những cuộc gọi di động được mã hóa kĩ thuật số

- Cho phép tăng hiệu quả kết nối các thiết bị

- Bắt đầu có khả năng thực hiện các dịch vụ số liệu trên điện thoại diđộng – khởi đầu là tin nhắn SMS

Những công nghệ 2G được chia làm hai dòng chuẩn : TDMA(Time –Divison Mutiple Access: Đa truy cập phân chia theo thời gian), vàCDMA( Code Divison Multple Access: Đa truy cập phân chia theo mã), tùythuộc vào hình thức ghép kênh được sử dụng

Các chuẩn công nghệ chủ yếu của 2G bao gồm:

- GSM(thuộc TDMA) có nguồn gốc từ châu Âu, nhưng đã được sử dụngtrên tất cả các quốc gia ở 6 lục địa Ngày nay, công nghệ GSM vẫn còn được sửdụng với 80% điện thoại di động trên thế giới

- IS-95 còn được gọi là AKA CDMAOne(thuộc CDMA, thường đượcgọi ngắn gọn là CDMA tại Mỹ) được sử dụng chủ yếu là châu Mỹ và một sốvùng ở châu Á Ngày nay, những thuê bao sử dụng chuẩn này chiếm khoảng17% trên toàn thế giới Hiện tại, ở các nước Mexico, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc

có rất nhiều nhà cung cấp mạng CDMA chuyển sang cung cấp mạng GSM

- PDC (thuộc TDMA) là mạng tư nhân, được Nextel sử dụng tại Mỹ, vàTelus Mobility triển khai ở Canada

- IS-136 aka D-AMPS (thuộc TDMA thường được gọi tắt là TDMA tạiMỹ) đã từng là mạng lớn nhất trên thị trường Mỹ nay đã chuyển sang GSM

Thuận lợi và khó khăn của 2G :

Ở công nghệ 2G tín hiệu kĩ thuật số được sử dụng để trao đổi giữa điệnthoại và các tháp phát sóng, làm tăng hiệu quả trên 2 phương diện chính:

Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệuquả hơn so với mã hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phépnhiều cuộc gọi cùng được mã hóa trên một dải băng tần

Trang 5

Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóngradio phát từ điện thoại Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn;đồng thời giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng.

Hơn nữa, mạng 2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triểnkhai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS Đồng thời, mức độ bảo mật cánhân cũng cao hơn so với 1G

Tuy nhiên, hệ thống mạng 2G cũng có những nhược điểm, tốc độ dịch vụ,tốc độ truy cập thấp, băng thông thấp( 200khz), không đáp ứng được các dịch

vụ yêu cầu băng thông rộng…

1.2.3 Công nghệ 2,5G

Hình 1.4 Mô hình công nghệ 3,5G

Công nghệ 2,5G chính là bước đệm giữa 2G với 3G trong công nghệ

điện thoại không dây Khái niệm 2,5G được dùng để miêu tả hệ thống di động2G có trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênhtruyền thống

Trong khi các khái niệm 2G và 3G được chính thức định nghĩa thì kháiniệm 2,5G lại không được như vậy Khái niệm này chỉ dùng cho mục đích tiếpthị

2,5G là tiền đề, là công nghệ để tiến tới công nghệ mạng 3G và có thể

Trang 6

dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA GPAS

là công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM sử dụng Và giaothức, như EDGE cho GSM, và CDMA 2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạtchất lượng như các dịch vụ 3G (vì dùng tốc độ truyền dữ liệu 144Kb/s), nhưngvẫn được xem như dịch vụ 2,5G bởi vẫn chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3Gthật sự

1.2.4 Công nghệ 3G

Công nghệ 3G : Công nghệ đương đại

Hình1.5 Cấu trúc mạng 3G3G là công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3, cho phép truyền cả dữ liệuthoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh SMS, hìnhảnh,…) Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với

hệ thống 2G hiện nay Trong các dịch vụ của 3G, cuộc gọi video thường được

mô tả như một dịch vụ trọng tâm của sự phát triển

Có 2 mạng chính xây dựng trên nền tảng 3G: UMTS (Universal MobileTelephone System) hiện đang được triển khai trên mạng GSM sẵn có và

Trang 7

CDMA2000: có khả năng truyền tải ở mức 3G cho mạng CDMA Tốc độ củahai mạng này có thể sánh bằng với chất lượng kết nối của DSL.

Ưu điểm của công nghệ 3G là băng thông lớn, tốc độ truy cập cao, sửdụng các dịch vụ băng thông rộng

1.2.5 Công nghệ 3,5G

Hình 1.6 Mô hình mạng 3,5GCông nghệ 3,5G: Công nghệ HSDPA

Cũng như 2,5G, công nghệ 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựatrên công nghệ hiện có của 3G Một trong những đại diện tiêu biểu của 3,5Gchính là HSDPA (High Speed Downlink Package Access) – công nghệ truynhập gói đường truyền xuống tốc độ cao) Đây là giải pháp mang tính đột phá

về mặt công nghệ, được phát triển trên cơ sở của hệ thống 3G W-CDMA

HSDPA cho phép download dữ liệu về máy điện thoại có tốc độ tươngđương tốc độ đường truyền ADSL, vượt qua những cản trở cố hữu về tốc độ kếtnối của một điện thoại thông thường HSDPA là một bước tiến nhằm nâng caotốc độ và khả năng của mạng di động tế bào thế hệ thứ 3 UMTS HSDPA đượcthiết kế cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản (tải file, phânphối email), dịch vụ tương tác (duyệt web, truy cập server, tìm và phục hồi cơ

sở dữ liệu), và dịch vụ Streaming

1.2.6 Công nghệ 4G

Trang 8

Hình 1.7 Mô hình mạng 4GCông nghệ 4G: công nghệ đa phương tiện di động của tương lai.

4G là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 4, cho phép truyềntải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng tới 1-1,5 GB/s Nhữngcông nghệ đình đám nổi lên gần đây như WiMAX 802.16m, Wibro, UMB, 3GLTE, DVB – H… dù đáp ứng tốc độ truyền lớn, song chỉ được xem là nhữngcông nghệ tiền 4G (pre-4G) Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical andElectronics Engineer) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa “3G và hơn thế nữa”

Bảng 1.1 Tốc độ một số mạng thông tin di động

II CÔNG NGHÊ 3G

2.1 Tổng quan về hệ thống thông tin di động 3G

Trang 9

3G (third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ

ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email,tin nhắn nhanh, hình ảnh ) Công nghệ 3G vừa cho phép triển khai những dịch

vụ cao cấp vừa làm tăng dung lượng của mạng điện thoại nhờ vào việc sử dụnghiệu quả hiệu suất phổ

Có 2 mạng chính được xây dựng trên nền tảng 3G:

 UMTS (Universal Mobile Telephone System) hiện đang được triểnkhai trên mạng GSM sẵn có

 CDMA2000: có khả năng truyền tải ở mức 3G cho mạng CDMA.Tốc độ của hai mạng này có thể sánh bằng với chất lượng kết nối của DSL

Các tiêu chuẩn xây dựng mạng 3G

3G bao gồm 3 tiêu chuẩn chính là:

W-CDMA được tập đoàn ETSI NTT DoCoMo (Nhật Bản) phát triển riêngcho mạng 3G FOMA Sau đó, NTT DoCoMo đã trình bày đặc tả này lên Hiệp hộiViễn thông quốc tế (ITU) và xin công nhận dưới danh nghĩa một thành viên củachuẩn 3G quốc tế có tên IMT-2000

ITU đã chấp nhận W-CDMA là thành viên của IMT-2000 và sau đó chọnW-CDMA là giao diện nền tảng cho UMTS

UMTS (Universal Mobile Telephone System)

UMTS dựa trên công nghệ W-CDMA, là giải pháp tổng quát cho các nước

sử dụng công nghệ GSM UMTS do tổ chức 3GPP quản lý, 3GPP đồng thời chịutrách nhiệm về các chuẩn mạng di động GSM, GPRS và EDGE

UMTS đôi khi còn có tên gọi là 3GSM, dùng nhấn mạnh sự liên kết giữa3G và chuẩn GSM UMTS hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu đến 1920 Kbps, mặc

dù trong thực tế hiệu suất chỉ đạt được vào khỏang 384 Kbps

WCDMA là một tiêu chuẩn về giao diện không gian đầu tiên, sớm nhất vàhoàn thiện nhất trong các hệ tiêu chuẩn đó và được sử dụng rộng rãi

Trang 10

Hiện nay, mạng UMTS đã được nâng cấp lên mạng HSDPA (High SpeedPacket Access) – còn được gọi với tên 3,5G HSDPA cho phép đẩy nhanh tốc độtải đường xuống với tốc độ lên tới 10 Mbps

2.1.2 CDMA2000

CDMA2000 là một trong những chuẩn 3G quan trọng, thực chất là sự kếthừa và phát triển từ chuẩn 2G CDMA IS-95 Chuẩn CDMA2000 được quản lýbởi 3GPP2, một tổ chức hoàn toàn độc lập với 3GPP

CDMA2000 là công nghệ nâng cấp từ CDMA, cho phép truyền tải dữ liệutrên mạng di động Năm 2000, CDMA2000 là công nghệ 3G đầu tiên được chínhthức triển khai CDMA2000 gồm 3 phiên bản:

1xRTT: là phiên bản đầu tiên của CDMA2000, cho phép truyền tải

dữ liệu với tốc độ 307 Kbps (tải xuống) và 153 Kbps (tải lên) CDMA20001xRTT cũng mang lại chất lượng thoại tốt hơn trên một kênh CDMA 1,25 MHzđơn lẻ

1xEV (1x Evolution): công nghệ 1xEV cung cấp tốc độ tải xuống

và tải lên lớn hơn theo hai giai đoạn triển khai: giai đoạn 1 tăng tốc độ tải xuốngtối đa 2,4 Mbps và giai đoạn 2 tăng tốc độ truyền tải lên 4,8 Mbps

3x: CDMA2000 3x sử dụng 3 kênh CDMA 1,25 KHz Công nghệ

này là một chuẩn của CDMA2000, dành cho các nước cần băn thông 5 KHz chomục đích sử dụng mạng 3G CDMA2000 3x còn có tên là 3xRTT, MC-3x vàIMT-CDMA MultiCarrier 3x

2.2 Giới thiệu công nghệ HSPA

Mặc dù công nghệ 3G WCDMA hiện nay cho phép tốc độ dữ liệu gói lênđến 2Mbps, tuy nhiên các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống WCDMA còn một số hạnchế như sau:

 Không tận dụng được các ưu thế của dữ liệu gói vốn rất phổ biếnđối với đường trục hữu tuyến

 Thiết kế dịch vụ 2 Mbps hiện nay không hiệu quả và cũng chưa đápứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ số liệu

 Không thể xử lý tốc độ dữ liệu cao lên đến 10 Mbps

Do đó, R5 tiếp tục được phát triển để khắc phục những hạn chế này R5 là

sự phát triển quan trọng của mạng vô tuyến 3G kể từ khi WCDMA được chấpnhận là công nghệ mạng vô tuyến 3G

HSPA (High-Speed Packet Access) là công nghệ truyền dẫn không dây diđộng, gồm hai giao thức HSDPA (High Speed Downlink Packet Access) và

Trang 11

HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) Mục tiêu của HSPA là mở rộnggiao tuyến giao diện vô tuyến của WCDMA, tăng cường hiệu năng và dung lượng(tốc độ số liệu đỉnh cao) của WCDMA Để đạt mục tiêu này, HSPA sử dụng một

số kĩ thuật như: điều chế bậc cao, lập biểu phụ thuộc kênh và HARQ với kết hợpphần mềm

HSDPA được 3GPP chuẩn hóa trong R5 với phiên bản tiêu chuẩn đầu tiênvào năm 2002 HSUPA được 3GPP chuẩn hóa trong R6 vào tháng 12 năm 2004.Các mạng HSDPA đầu tiên được đưa vào thương mại vào năm 2005 và HSUPAđược đưa vào thương mại vào năm 2007

Tốc độ số liệu đỉnh của HSDPA lúc đầu là 1,8 Mbps và tăng đến 3,6 Mbps

và 7,2 Mbps, tiềm năng có thể đạt đến trên 14,4 Mbps Trong giai đoạn đầu tốc

độ đỉnh HSUPA là 1 – 2 Mbps, trong giai đoạn hai tốc độ có thể đạt đến 4 – 5,7Mbps

Hình 2.1 Tiến hóa tốc độ dữ liệu trong WCDMA và HSPA

Kiến trúc của HSPA:

Mạng lõi: Bao gồm trong đó là MSC, HLR, SGSN, GGSN

Trang 12

Hình 2.2 Kiến trúc của HSPAHSPA được triển khai trên WCDMA hoặc trên cùng một sóng mang hoặc

sử dụng một sóng mang khác để đạt được dung lượng cao

HSPA chia sẻ chung hạ tầng mạng với WCDMA Để nâng cấp WCDMAlên HSPA chỉ cần bổ sung phần mềm và một vài phần cứng trong BSC và RNC

2.2.1 Truy cập gói tốc độ cao đường xuống( HSDPA)

HSDPA được thiết kế để tăng băng thông gói dữ liệu đường xuống bằngcách truyền dẫn lại nhanh lớp vật lý (Lớp 1), lập biểu tại lớp B, phát lặp lại nhanh

và thích ứng đường truyền tại lớp vật lý

Trang 13

Hình 2.3 Nguyên lý hoạt động cơ bản của HSDPAHSDPA gồm các giải pháp:

+ Thực hiện đan xen thời gian truyền dẫn ngắn TTI=2ms

+ Mã hoá và điều chế thích ứng AMC

+ Truyền dẫn đa mã, lớp vật lý tốc độ cao L1

+ Yêu cầu lặp tự động lai H-ARQ

Mô hình giao thức của HSDPA

Hình 2.4 Kiến trúc giao diện vô tuyến của kênh truyền tải HS-DSCH

Trong cấu trúc HSDPA, thiết bị sắp xếp gói tin sẽ được chuyển từ bộ điềukhiển mạng vô tuyến RNC tới Node-B nhằm giúp người sử dụng dễ dàng truy

Trang 14

nhập vào các chức năng thống kê giao diện vô tuyến Kỹ thuật sắp xếp gói tin tiêntiến sẽ giúp điều chỉnh được tốc độ dữ liệu người sử dụng sao cho thích hợp vớicác điều kiện kênh vô tuyến tức thời.

Nếu như tất cả các kênh truyền tải theo kiến trúc R99, chúng đều chấm dứttại RNC thì kênh HS-DSCH lại chấm dứt ngay tại Node B nhằm mục đích điềukhiển kênh HS-DSCH, lớp MAC-hs (lớp điều khiển truy cập trung gian tốc độcao), sẽ điều khiển các tài nguyên của kênh này và nằm ngay tại Node B

Bảng 2.1 Tốc độ dữ liệu đỉnh của HSDPA trong một số trường hợp

Cấu trúc kênh

Hình 2.5 giao diện vô tuyến của HSDPA

Kênh truyền tải và kênh vật lý điều khiển đường xuống

 DSCH (High-Speed downlink shared channel): Kênh DSCH là kênh truyền tải mà tải dữ liệu người dùng trong HSDPA Kênh này

Trang 15

HS-được truyền bởi kênh vậy lý HS-PDSCH Trong kênh HS-DSCH sử dụng thíchứng đường truyền nhờ cách chọn tổ hợp các mã định kênh, mã hóa kênh và điềuchế thích hợp Hỗ trợ điều chế biên độ 16-QAM Node B lập biểu cho người sửdụng (ấn định tài nguyên vô tuyến) trong khoảng thời gian 2ms, và thông báo lậpbiểu nhanh thực hiện ở lớp vật lý

Hình 2.6 thời gian và bộ mã được chia sẽ trong HS-DSCH

 HS-SCCH (High-Speed shared control channel ): HS-SCCH tảicác thông tin báo hiệu mà cho phép thiết bị đầu cuối giải điều chế mã chínhxác Kênh HS-SCCH dùng hệ số trải phổ 128 cho 40 bit/khe để mang thông tin(dùng điều chế QPSK)

 Kênh điều khiển vật lý riêng tốc độ cao (HS-DPCCH): Hoạt độngHSDPA cần thông tin hồi tiếp vật lý ở đường lên (từ thiết bị đầu cuối đến trạmgốc) để cho phép thích ứng đường truyền và truyền dẫn lại lớp vật lý Thông tinhồi tiếp ở đường lên này được mang trên kênh HS-DPCCH

 Kênh DPCH một phần (Fractional Dedicated Physical Channel):dùng để tối ưu hóa tốc độ dữ liệu đường xuống cho các dịch vụ dữ liệu gói

2.2.2 Truy cập gói tốc độ cao đường lên HSUPA

Cũng như HSDPA, nhằm để tăng tốc độ đường lên, thì tại node B có sửdụng HARQ, cơ chế lập biểu và truyền dẫn đa mã

Sự khác biệt chính trong hệ thống HSUPA thực chất là kênh truyền tảiđường lên mới E-DCH Kênh truyền tải E-DCH hỗ trợ lập biểu nhanh tại Node B,HARQ nhanh tại lớp vật lý với Incremental Redundancy và tùy chọn khoảng cáchthời gian truyền dẫn ngắn TTI 2ms Không giống như HSDPA, HSUPA không cókênh chia sẻ, nhưng nó một kênh riêng, bởi cấu trúc của kênh E-DCH giống nhưkênh DCH ở trong Release 99 nhưng lập biểu và HARQ nhanh hơn

Trang 16

Kênh truyền tải và kênh báo hiệu vật lý

 Kênh truyền tải E-DCH: HSUPA có một kênh truyền tải đường lênmới E-DCH, mà hỗ trợ các đặc điểm tăng cường so với các kênh truyền tải đườnglên của Release 99 Xử lý kênh truyền tải đường lên E-DCH cũng giống như xử

lý kênh truyền tải DCH

 Kênh dữ liệu vật lý riêng E-DCH: E-DPDCH là một kênh vật lýđường riêng mới được dùng để truyền dẫn các bit từ di động đến trạm gốc Nó làmột kênh mới và tồn tại song song với một số kênh vật lý 3 đường lên (DPDCH

và DPCCH được dùng truyền dẫn dữ liệu đường lên và HS-DPCCH đượcdùng để chuyển thông tin hồi tiếp HSDPA)

 Kênh điều khiển vật lý riêng E-DCH: E-DPCCH là một kênh vật lýđường lên mới được dùng để truyền thông tin về kênh truyền dẫn E-DPDCH từ diđộng đến BTS

 Kênh chỉ thị HARQ của E-DCH (E-HICH): Kênh E-HICH là mộtkênh đường xuống mới được dùng để truyền các thông tin về HARQ

 E-DCH Relative Grant Channel (E-RGCH): Kênh cho phép tươngđối E-RGCH là một kênh vật lý đường xuống cho truyền dẫn lập biểu mà ảnhhưởng công suất truyền dẫn tương đối, để cho UE dùng truyền dẫn dữ liệu (E-DPDCH)

 E-DCH Absolute Grant Channel (E-AGCH): E-AGCH là một kênhvật lý đường xuống mới mang thông tin truyền dẫn một giá trị tuyệt đối quyếtđịnh lập biểu ở node B

2.2.3 Sự phát triển và tương lai của công nghệ HSDPA

Chính thức được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2005, tính đếncuối năm 2006 đã có 19 nhà cung cấp 66 sản phẩm ứng dụng công nghệ HSDPA,trong đó có 32 sản phẩm điện thoại di động

Với những cải tiến mang tính đột phá, HSDPA là một công nghệ đangđược chú trọng phát triển Trên thực tế, thị trường của HSDPA phát triển mạnh

mẽ nhất, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu, là ở những nước phát triển, nơi cólượng khách hàng khổng lồ sử dụng điện thoại di động chất lượng cao Lý do là

vì những chiếc điện thoại HSDPA sẽ có giá thành cao hơn hẳn những chiếc điệnthoại thông thường – được nhắm vào thị trường những nước phát triển thấp hơn Nhu cầu sử dụng điện thoại HSDPA được mong đợi là sẽ đạt con số 2100 sảnphẩm tính đến cuối năm nay Đến năm 2010, con số này có thể là 100 triệu chiếc,theo phân tích của IDC Hơn nữa, theo Strategic Analytics, đến năm 2010, 70%điện thoại 3G sẽ sử dụng HSDPA

Trang 17

Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian để HSDPA thực sự trở nên phổ biến.Tính đến cuối năm 2005, hầu hết các nước trên thế giới không có mạng 3G Rấtnhiều nhà cung cấp dịch vụ di động đang cố gắng triển khai mạng 3G và có thểđược nâng cấp thành mạng 3.5G theo nhu cầu của thị trường.

Một số loại hình dịch vụ trong mạng HSDPA

 Dịch vụ thoại AMR, video (CS)

 Truy cập băng rộng không dây

2.3 So sánh công nghệ UMTS và CDMA2000

Giống nhau

Nhìn chung thì UMTS và CDMA2000 có nhiều điểm chung, nhiều mốcphát triển khá tương đồng Nhìn qua thì thấy 2 công nghệ này đều sử dụng các kỹthuật như: Direct sequence spread spectrum multiple access, orthogonalchannelization codes, random access, fast uplink power control, rake receivers,soft handoff, single frequency re-use, scrambling

Nếu UMTS có phát triển cái gọi là HSDPA thì CDMA2000 có cái gọi

là CDMA2000 1xEV-DO Mục đích là tăng tốc độ tải xuống Hai công nghệ nàydùng chung những kỹ thuật sau: Fast and adaptive modulation and codingschemes (AMC), fast and adaptive packet data scheduling, fast downlink ratecontrol, fast hybrid ARQ, short transmission time intervals

Bước tiếp theo thì 3GPP phát triển 4G LTE còn 3GPP2 thì phát triển UBM(hay còn gọi là CDMA2000 Rev C) Chung đều hướng tới sử dụng MIMO đểtăng tốc độ truyền

Về mặt kiến trúc mạng (architecture) của 2 công nghệ này khá giống nhau

về nguyên tắc, tuy nhiên tên gọi các thực thể mạng hoặc các interface có thể khácnhau

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w