Ngày nay với sự phổ biến của nguồn sáng điện, các ngư cụ khai thác cũngđược cải tiến thêm để kết hợp với nguồn sáng này tạo thành các ngư cụ khai tháckết hợp ánh sáng, chẳng hạn lưới vó,
Trang 1KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
ĐỖ XUÂN PHÁN
HOÀN THIỆN BÈ ĐÈN DÙNG LED 240W CHO TÀU LƯỚI VÂY QNA90170 TỈNH QUẢNG NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Khánh Hòa – 2015
Trang 2KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
ĐỖ XUÂN PHÁN
HOÀN THIỆN BÈ ĐÈN DÙNG LED 240W CHO TÀU LƯỚI VÂY QNA90170 TỈNH QUẢNG NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS TRẦN TIẾN PHỨC
Khánh Hòa – năm 2015
Trang 3ơn toàn thể các bạn trong Lớp 53D-DT đã chung sức giúp đỡ và chia sẻ một phầncông việc của chuyên đề.
Do quá trình thực hiện chuyên đề có quá nhiều vấn đề nằm bên ngoài kiếnthức chuyên ngành, phải vừa làm, vừa học, vừa nghiên cứu, vừa tham khảo nênchắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót Tôi rất mong sự góp ý nhiệt tình từ thầy cô và cácbạn trong Khoa, trong trường Đại học Nha Trang, để không chỉ chuyên đề này màcòn nhiều chuyên đề tượng tự nữa của sinh viên các khóa sau của khoa Điện – Điện
tử sẽ mang lại cho quý thầy (cô) và các bạn sự thoải mái và hài lòng nhất
Nha Trang, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Đỗ xuân Phán
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU vii
LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II LỜI MỞ ĐẦU X 1.1 Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá 1
1.1.1 Tập tính cá trong vùng sáng 2
1.1.2 Các ảnh hưởng dưới nước để dụ cá 5
1.2 Nguồn sáng từ trên không khí 7
1.3 Nguồn sáng trong nước 11
1.4 Độ sâu chiếu sáng 13
1.5 Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam 15
1.5.1 Tình hình phát triển nghề lưới vây 15
1.5.2 Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây 16
1.5.3 Kĩ thuật khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng 16
1.5.4 Tình hình phát triển 19
CHƯƠNG 2: 21
BÈ ĐÈN DÙNG TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY 21
2.1 Các kiểu bè đèn truyền thống 21
2.1.1 Bè đèn bóng huỳnh quang 21
2.1.2 Bè đèn bóng nung sáng 23
CHƯƠNG 3: 26
Trang 5BÈ ĐÈN DÙNG LED 26
3.1 Cấu tạo của LED công suất 26
3.1.1 Phần tử phát sáng 27
3.1.2 Mạch in của đèn 27
3.1.3 Bộ nguồn 28
3.1.4 Bộ phận tản nhiệt 29
3.1.5 Vỏ 30
3.1.6 Nguyên lý hoạt động của LED công suất 30
3.1.7 Chiết suất 30
3.1.8 Lớp tráng phủ 31
3.1.9 Lịch sử phát triển LED công suất 31
3.1.1.0 Phân loại 32
3.1.1.1 Ưu nhược điểm của LED 34
3.1.1.2 Ứng dụng của LED công suất 35
3.2 Đèn LED chiếu sáng ngoài trời 35
3.2.1 Ứng dụng LED công suất trong chiếu sáng 35
3.2.2 Yêu cầu của Led chiếu sáng ngoài trời 36
3.2.3 Sử dụng Led chiếu sáng cho công cộng 36
3.2.4 Sử dụng Led chiếu sáng cho công viên , khu vui chơi thể thao 37
3.2.5 Kết Luận 38
3.3 Đèn pha LED 240 dùng cho bè trong nghề lưới vây 38
3.3.1 Phân bố Led trong đèn 38
3.3.2 Điều chỉnh độ sáng 39
3.3.3 Kết quả thử nghiệm 43
3.3.3.1 Phân bố trường sáng (độ rọi) 55
3.3.3.2 Quan hệ giữa độ rọi với điện áp nguồn 55
3.3.3.3.Độ rọi của đèn đối với ắc quy 40 Ah 55
3.3.3.4 Độ rọi của đèn đối với ắc quy 12 Ah 57
3.4 Kết quả đạt được 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6DANH MỤC HÌNH LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
LỜI MỞ ĐẦU X
1.1 Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá 1
1.1.1 Tập tính cá trong vùng sáng 2
1.1.2 Các ảnh hưởng dưới nước để dụ cá 5
1.2 Nguồn sáng từ trên không khí 7
1.3 Nguồn sáng trong nước 11
1.4 Độ sâu chiếu sáng 13
1.5 Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam 15
1.5.1 Tình hình phát triển nghề lưới vây 15
1.5.2 Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây 16
1.5.3 Kĩ thuật khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng 16
1.5.4 Tình hình phát triển 19
CHƯƠNG 2: 21
BÈ ĐÈN DÙNG TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY 21
2.1 Các kiểu bè đèn truyền thống 21
2.1.1 Bè đèn bóng huỳnh quang 21
2.1.2 Bè đèn bóng nung sáng 23
CHƯƠNG 3: 26
BÈ ĐÈN DÙNG LED 26
3.1 Cấu tạo của LED công suất 26
3.1.1 Phần tử phát sáng 27
3.1.2 Mạch in của đèn 27
3.1.3 Bộ nguồn 28
3.1.4 Bộ phận tản nhiệt 29
3.1.5 Vỏ 30
3.1.6 Nguyên lý hoạt động của LED công suất 30
3.1.7 Chiết suất 30
3.1.8 Lớp tráng phủ 31
Trang 73.1.9 Lịch sử phát triển LED công suất 31
3.1.1.0 Phân loại 32
3.1.1.1 Ưu nhược điểm của LED 34
3.1.1.2 Ứng dụng của LED công suất 35
3.2 Đèn LED chiếu sáng ngoài trời 35
3.2.1 Ứng dụng LED công suất trong chiếu sáng 35
3.2.2 Yêu cầu của Led chiếu sáng ngoài trời 36
3.2.3 Sử dụng Led chiếu sáng cho công cộng 36
3.2.4 Sử dụng Led chiếu sáng cho công viên , khu vui chơi thể thao 37
3.2.5 Kết Luận 38
3.3 Đèn pha LED 240 dùng cho bè trong nghề lưới vây 38
3.3.1 Phân bố Led trong đèn 38
3.3.2 Điều chỉnh độ sáng 39
3.3.3 Kết quả thử nghiệm 43
3.3.3.1 Phân bố trường sáng (độ rọi) 55
3.3.3.2 Quan hệ giữa độ rọi với điện áp nguồn 55
3.3.3.3.Độ rọi của đèn đối với ắc quy 40 Ah 55
3.3.3.4 Độ rọi của đèn đối với ắc quy 12 Ah 57
3.4 Kết quả đạt được 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 8DANH SÁC BẢNG
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
LỜI MỞ ĐẦU X
1.1 Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá 1
1.1.1 Tập tính cá trong vùng sáng 2
1.1.2 Các ảnh hưởng dưới nước để dụ cá 5
1.2 Nguồn sáng từ trên không khí 7
1.3 Nguồn sáng trong nước 11
1.4 Độ sâu chiếu sáng 13
1.5 Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam 15
1.5.1 Tình hình phát triển nghề lưới vây 15
1.5.2 Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây 16
1.5.3 Kĩ thuật khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng 16
1.5.4 Tình hình phát triển 19
CHƯƠNG 2: 21
BÈ ĐÈN DÙNG TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY 21
2.1 Các kiểu bè đèn truyền thống 21
2.1.1 Bè đèn bóng huỳnh quang 21
2.1.2 Bè đèn bóng nung sáng 23
CHƯƠNG 3: 26
BÈ ĐÈN DÙNG LED 26
3.1 Cấu tạo của LED công suất 26
3.1.1 Phần tử phát sáng 27
3.1.2 Mạch in của đèn 27
3.1.3 Bộ nguồn 28
3.1.4 Bộ phận tản nhiệt 29
3.1.5 Vỏ 30
3.1.6 Nguyên lý hoạt động của LED công suất 30
3.1.7 Chiết suất 30
Trang 93.1.8 Lớp tráng phủ 31
3.1.9 Lịch sử phát triển LED công suất 31
3.1.1.0 Phân loại 32
3.1.1.1 Ưu nhược điểm của LED 34
3.1.1.2 Ứng dụng của LED công suất 35
3.2 Đèn LED chiếu sáng ngoài trời 35
3.2.1 Ứng dụng LED công suất trong chiếu sáng 35
3.2.2 Yêu cầu của Led chiếu sáng ngoài trời 36
3.2.3 Sử dụng Led chiếu sáng cho công cộng 36
3.2.4 Sử dụng Led chiếu sáng cho công viên , khu vui chơi thể thao 37
3.2.5 Kết Luận 38
3.3 Đèn pha LED 240 dùng cho bè trong nghề lưới vây 38
3.3.1 Phân bố Led trong đèn 38
3.3.2 Điều chỉnh độ sáng 39
3.3.3 Kết quả thử nghiệm 43
3.3.3.1 Phân bố trường sáng (độ rọi) 55
3.3.3.2 Quan hệ giữa độ rọi với điện áp nguồn 55
3.3.3.3.Độ rọi của đèn đối với ắc quy 40 Ah 55
3.3.3.4 Độ rọi của đèn đối với ắc quy 12 Ah 57
3.4 Kết quả đạt được 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 10DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
LỜI MỞ ĐẦU X
1.1 Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá 1
1.1.1 Tập tính cá trong vùng sáng 2
1.1.2 Các ảnh hưởng dưới nước để dụ cá 5
1.2 Nguồn sáng từ trên không khí 7
1.3 Nguồn sáng trong nước 11
1.4 Độ sâu chiếu sáng 13
1.5 Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam 15
1.5.1 Tình hình phát triển nghề lưới vây 15
1.5.2 Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây 16
1.5.3 Kĩ thuật khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng 16
1.5.4 Tình hình phát triển 19
CHƯƠNG 2: 21
BÈ ĐÈN DÙNG TRONG NGHỀ LƯỚI VÂY 21
2.1 Các kiểu bè đèn truyền thống 21
2.1.1 Bè đèn bóng huỳnh quang 21
2.1.2 Bè đèn bóng nung sáng 23
CHƯƠNG 3: 26
BÈ ĐÈN DÙNG LED 26
3.1 Cấu tạo của LED công suất 26
3.1.1 Phần tử phát sáng 27
3.1.2 Mạch in của đèn 27
3.1.3 Bộ nguồn 28
3.1.4 Bộ phận tản nhiệt 29
3.1.5 Vỏ 30
3.1.6 Nguyên lý hoạt động của LED công suất 30
Trang 113.1.7 Chiết suất 30
3.1.8 Lớp tráng phủ 31
3.1.9 Lịch sử phát triển LED công suất 31
3.1.1.0 Phân loại 32
3.1.1.1 Ưu nhược điểm của LED 34
3.1.1.2 Ứng dụng của LED công suất 35
3.2 Đèn LED chiếu sáng ngoài trời 35
3.2.1 Ứng dụng LED công suất trong chiếu sáng 35
3.2.2 Yêu cầu của Led chiếu sáng ngoài trời 36
3.2.3 Sử dụng Led chiếu sáng cho công cộng 36
3.2.4 Sử dụng Led chiếu sáng cho công viên , khu vui chơi thể thao 37
3.2.5 Kết Luận 38
3.3 Đèn pha LED 240 dùng cho bè trong nghề lưới vây 38
3.3.1 Phân bố Led trong đèn 38
3.3.2 Điều chỉnh độ sáng 39
3.3.3 Kết quả thử nghiệm 43
3.3.3.1 Phân bố trường sáng (độ rọi) 55
3.3.3.2 Quan hệ giữa độ rọi với điện áp nguồn 55
3.3.3.3.Độ rọi của đèn đối với ắc quy 40 Ah 55
3.3.3.4 Độ rọi của đèn đối với ắc quy 12 Ah 57
3.4 Kết quả đạt được 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
Nghề cá phát triển làm tăng áp lực tác khai thác, suy giảm nguồn lợi hải sản ởngư trường truyền thống Áp lực này do nhiều nguyên nhân như: sử dụng kíchthước mắt lưới nhỏ, nguồn điện và ánh sáng nhân tạo,.v.v gây ra trong đó, ánh sángnhân tạo của một số nghề pha xúc, chụp mực và lưới vây ánh sáng có tác động rấtlớn đến nguồn lợi ven bờ
Hiện nay, nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong và ngoài nước cho nghề
cá đã có nhiều thành công, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh tế nghề cá Tuy nhiên,các nghiên cứu này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và đồng thời vẫn chưa giảiquyết được những mâu thuẫn giữa người sản xuất sử dụng ánh sáng với nguồn lợithủy hải sản hiện có
Mặt khác, hiệu quả ứng dụng ánh sáng nhân tạo trong khai thác cá phụ thuộcnhiều vào nhiều yếu tố Trong đó, nguồn sáng nhân tạo dùng để tập trung cá là quantrọng và quyết định phần lớn năng suất khai thác cá Tuy nhiên, nghề cá Việt Nam
là nghề cá của nhân dân, sự trang bị nguồn sáng trên tàu mang tính tự phát và theokinh nghiệm là chủ yếu Đặc biệt nghề lưới vây ánh sáng hiện nay thường có xuhướng cạnh tranh nhau về công suất nguồn sáng, điều này dẫn đến việc trang bịnguồn sáng không hợp lý và ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ven bờ
Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tếcho nghề lưới vây ánh sáng nói riêng và nghề cá sử dụng ánh sáng nhân tạo nóichung là rất cần thiết Để giải quyết vấn đề này, tôi đề xuất chuyên đề:“ Hoàn thiện
bè đèn dùng LED 240W cho tàu lưới vây QNA90170 tỉnh Quảng Nam ” Với mục
tiêu, đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn sáng và đưa ra các giải pháp sử dụngnguồn sáng hợp lý nhằm nâng cao năng suất khai thác, tăng hiệu quả kinh tế và bảo
vệ nguồn lợi Thủy sản
Trang 13 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Hệ thống chiếu sáng dẫn dụ cá trong nghề lưới vây kết hợp ánh sáng trên tàuQNA90170
- Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá kết quả bè đèn Led 240W
ĐỀ
- Đối tượng áp dụng : Các tàu đánh bắt bằng lưới vây của tỉnh Quảng Nam
nói riêng cũng như các tàu đánh bắt lưới vây của cả nước nói chung
- Phạm vi ứng dụng thực tế của đề tài
Ứng dụng trong lĩnh vực khai thác hàng hải đánh bắt cá bằng nghề lưới vây kết hợpánh sáng Nhầm nâng cao hiệu quả việc đánh bắt khi sử dụng ánh sáng nhân tạo tiếtkiệm công suất điện áp trên tàu cũng như tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng
bè đèn
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả của nghề lưới vây ánh sáng tỉnhQuảng Nam nói riêng và các tỉnh ven biển trong cả nước nói chung
Chuyên đề là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghề cá trong việc hoạchđịnh chiến lược phát triển nghề đánh cá sử dụng ánh sáng một cách đa dạng
Trang 14CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGHỀ LƯỚI VÂY KẾT HỢP ÁNH SÁNG
1.1 Chiếu sáng dưới nước để dẫn dụ cá
Đánh cá kết hợp ánh sáng vốn là nghề khai thác vốn tồn tại rất lâu đời Từ xaxưa những người ngư dân cũng đã biết sử dụng các nguồn sáng (đuốc, đèn dầu, đènkhí, ) kết hợp với các ngư cụ thô sơ (chĩa, nôm, dao, ) để khai thác cá vào nhữngđêm tối trời
Ngày nay với sự phổ biến của nguồn sáng điện, các ngư cụ khai thác cũngđược cải tiến thêm để kết hợp với nguồn sáng này tạo thành các ngư cụ khai tháckết hợp ánh sáng, chẳng hạn lưới vó, lưới đăng, lưới vây kết hợp ánh sáng, rất hiệnđại và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều sản lượng khai thác cho từng mẽ đánh bắt.Chắc chắn rằng việc khai thác cá kết hợp ánh sáng trong tương lai sẽ còn phát triểnhơn nữa trên qui mô và sự đa dạng ngư cụ
Tuy vậy việc kết hợp giữa ánh sáng và ngư cụ khai thác muốn đạt hiệu quả caokhông thể chỉ dựa váo điều kiện vật chất, kỹ thuật mà còn phải biết kết hợp cácphương tiện này với việc đi sâu tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sinh lý, sinh học cá vàmôi trường sống của cá trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng thì thật sự mới
có thể đạt hiệu quả trong khai thác cá kết hợp ánh sáng
Sau đây là về một số ngư cụ khai thác cá kết hợp ánh sáng phổ biến trên thếgiới và ở Việt Nam, đồng thời nêu bật lên mối quan hệ giữa tập tính sinh lý cá trongnguồn sáng
Hình 1.1 Bóng đèn và các phụ kiện
Trang 151.1.1 Tập tính cá trong vùng sáng
Người ta nhận thấy rằng vào ban đêm, những lúc tối trời, có nhiều loài cá bịhấp dẫn bởi ánh sáng, chúng thường tập trung thành những đàn lớn chung quanhnguồn sáng hoặc đôi khi chúng ở trạng thái ngơ ngác, ngây dại, khi bị nguồn sángchiếu gọi vào chúng
Qua nghiên cứu người ta nhận thấy rằng đa số các loài cá bị hấp dẫn bởi ánhsáng thường là các loài cá thích nhiệt, sống ở tầng mặt, có vòng đời tương đối ngắn
và thức ăn của nó chủ yếu là các phiêu sinh động và thực vật, chẳng hạn cá trích, cáthu đao, cá cơm, Tuy vậy cũng có loài sợ ánh sáng như cá thu, cá mập, chúngthường rời bỏ khu vực có ánh sáng chiếu vào Những kết quả nghiên cứu cho thấy,
đa số các loài cá thích ánh sáng thường tạo thành đàn lớn không phải quanh năm,mọi lúc, mà chỉ xuất hiện vào những thời kỳ nhất định trong chu kỳ sống của chúng
và ở không gian hẹp, chẳng hạn cá Thu đao thường tập trung thành đàn lớn trongthời kỳ vỗ béo, còn cá Nục và một số loài cá khác thì ở thời kỳ trú đông
Ngoài thời gian này chúng phân tán ở phạm vi rộng và tác động của ánh sángđối với chúng thì không lớn lắm Tuy vậy, một số loài trong họ cá Trích thì có thểtạo đàn quanh năm Điều này thuận lợi cho việc khai thác cá kết hợp ánh sáng.Người ta còn nhận thấy rằng trạng thái cá tập trung quanh nguồn sáng không chỉphụ thuộc vào các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của môi trường nước: Nhiệt độ,
độ mặn, độ trong, sóng gió, sự có mặt của cá dữ, mà còn phụ thuộc vào đặc tínhsinh học bên trong của cá như độ no, độ thành thục của cá trong thời ký phát dục, Ngoài ra chúng còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường nước,như sự ảnh hưởng của ánh sáng trăng, ánh sáng ban ngày, Khi nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến trạng thái cá trong vùng sáng, người ta còn nhận thấy chẳng nhữngcác loài cá khác nhau có sự yêu thích các loại màu sắc ánh sáng khác nhau, mà ngaychính trong từng loài, ở những giai đoạn sống khác nhau cũng thích ứng với nhiềumàu sắc khác nhau Mặt khác, có loài cá thích ánh sáng trên tầng mặt, nhưng có loàithích ánh sáng trong lòng nước, nhưng cũng có loài thích nguồn sáng di dộng trongnước Chẳng hạn đối với cá trích, nếu đặt nguồn sáng trên mặt nước thì chúng sẽ tập
Trang 16trung ít hơn khi ta di chuyển nguồn sáng đi sâu vào trong lòng nước, khi đó chúng
sẽ lao theo nguồn sáng với mật độ ngày càng nhiều hơn Nhưng cá thu đao thìngược lại, chúng lại thích nguồn sáng đi từ trong lòng nước lên tầng mặt Thời giancho mỗi loại cá xuất hiện quanh nguồn sáng cũng khác nhau Chẳng hạn khi bật đènlên, sau thời gian từ 10-40 phút ta thấy cá trích dần dần xuất hiện quanh đèn, nhưng
cá thu đao lại xuất hiện còn sớm hơn.Người ta còn nhận thấy, mật độ tập trung cáquanh nguồn sáng cũng khác nhau, cá trích, cá thu đao, cá cơm, cá nục, thườngtập trung thành đàn lớn quanh nguồn sáng Nhưng cá thu, cá đối, thì nhanh chóngrời bỏ nguồn sáng Ngoài ra, tốc độ di chuyển đến nguồn sáng cũng khác nhau.Người ta nhận thấy một số cá thể của họ cá trích, cá cơm, khi phát hiện ra nguồnsáng thì chúng đi đến nguồn sáng với tốc độ chậm, và khi đến gần nguồn sáng thìbơi lãng vãng gần khu vực đèn, nhưng một số cá thể khác thì lại lao thẳng đếnnguồn sáng Thỉnh thoảng một số cá thể lại nhãy lên khỏi mặt nước rồi lặn xuốngnước hoặc bơi thành vòng tròn lớn trên mặt nước quanh nguồn sáng, sau đó chúngmới lặn sâu xuống nước Thỉnh thoảng người ta còn bắt gặp một số loài cá có nhữngđặc tính khá đặc biệt khi chúng đến gần nguồn sáng
Tuy nhiên trạng thái cá trong vùng sáng có thể bị đột ngột thay đổi, nếu mộtkhi đèn đột ngột bị tắt Khi này cá dường như sực tĩnh, phản ứng hổn loạn Đặc biệt
cá thu đao, khi đó nhảy tứ tung lên khỏi mặt nước như đi tìm nguồn sáng đã mất,còn cá trích, cá cơm gần như mất định hướng, chúng chuyển động phân tán ra nhiềuhướng khác nhau Nhưng nếu sau đó đền được bật trở lại thì chúng nhanh chóng trởlại vùng sáng.Phản ứng của cá đối với cường độ sáng của đèn cũng khác nhau.Người ta nhận thấy rằng nếu bật hai đèn có cùng công suất như nhau thì lượng cá dichuyển từ vùng này sang vùng kia đều như nhau, mật độ cá trong 2 vùng là khôngđổi Nhưng nếu 2 đèn có công suất khác nhau, cá sẽ tập trung nhiều ở vùng cócường độ sáng lớn hơn Nếu tắt đèn ở vùng có cường độ sáng mạnh, người ta nhậnthấy một số cá thể sẽ di chuyển qua vùng có nguồn sáng yếu, nhưng một số khác thìrời bỏ nguồn sáng
Ngoài ra người ta còn nhận thấy trạng thái cá trong vùng chiếu sáng còn phụthuộc vào chế độ thắp sáng, sự đứng yên hay di động của nguồn sáng, sự ổn định
Trang 17của cường độ sáng (khi tỏ, khi mờ) và thành phần quang phổ của nguồn sáng.Cácyếu tố môi trường và sinh học ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sángảnh hưởng của ánh sáng trăng và ánh sáng ban ngày Người ta nhận thấy rằng khiđánh cá kết hợp ánh sáng vào những đêm có ánh sáng trăng, ở những nơi có độ sâukhông lớn lắm, thì tác dụng của đèn để lôi cuốn cá đến vùng sáng bị giảm xuống.Trong những đêm có trăng, người ta thấy rằng sản lượng khai thác đối với một sốloài cá sống tầng mặt như cá trích, cá cơm, cá nục, bị giảm đi rất nhiều, ngay cảcho dù đặt nguồn sáng vào sâu trong lòng nước.
Qua nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của ánh sáng trăng đến sản lượng khaithác là không giống nhau, điều này phụ thuộc vào tuần răng, vị trí của trăng so vớimặt biển, thời tiết (mây mù), độ sâu đánh bắt, Thực nghiệm cho thấy sản lượngkhai thác cao nhất là vào thời kỳ không trăng, giảm dần vào thời kỳ trăng thượnghuyền và hạ huyền, và giảm nhiều nhất vào lúc trăng tròn.Nguyên nhân có thể giảithích như sau: Các tia sáng của ánh sáng trăng không chỉ tác dụng trên mặt nước màchúng còn xuyên sâu vào trong lòng nước Chính các tia ánh sáng trăng này đã làmgiảm bán kính quyến rũ của nguồn sáng nhân tạo (bóng đèn) Nếu nguồn sáng càngđặt gần mặt nước thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng càng lớn Ngược lại, nếu đưanguồn sáng vào càng sâu trong lòng nước thì ảnh hưởng của ánh sáng trăng sẽ giảmdần Ta có thể thấy ảnh hưởng của ánh sáng trăng qua hình vẽ sau:
Hình 1.2 Bán kính quyến rũ của nguồn sáng khi có trăng
Trang 181.1.2 Các ảnh hưởng dưới nước để dụ cá
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tập tính cá trong vùng sáng
Nhiệt độ nước có ảnh hưởng đến tập tính cá trong vùng sáng Người ta nhận thấy
đa số cá nổi (sống tầng mặt) là loài thích nhiệt Nhiệt độ thích hợp cho đa số loài là
từ (6-28)°C, cụ thể là:
- Cá trích thường tập trung ở tầng nước có nhiệt độ từ (16,6 - 26)°C
- Cá thu đao thường tập trung ở vùng nước có nhiệt độ từ (14 - 18)°C
- Cá nục, cá cơm thường tập trung ở vùng nước có nhiệt độ từ (8 - 10)°C.Ngoài ra người ta còn thấy rằng, khi nhiệt độ thay đổi thì sự tập trung của cá quanhvùng sáng cũng biến động theo Chẳng hạn, vào mùa hè và mùa thu cá thu đaothường thích sống ở tầng mặt, tập trung ở những nơi có bóng râm, nước mát Nhưngvào mùa này thí cá trích lại thích tập trung ở độ sâu từ (20-45) m, nơi có nhiệt độthích ứng là (8-12)m
Đặc biệt, cá nục vào mùa đông lại thích tập trung thành đàn lớn ở độ sâukhoảng (30-40) m nước, nơi có nhiệt độ từ (8-10) °C.Cá cơm và một số loài cákhác, ở giai đoạn nhỏ thường có khả năng thích nghi với sự biến động của nhiệt độhơn cá trưởng thành, chúng có thể sống cả tầng mặt và tầng đáy Người ta nhận thấy
ở những tầng nước nếu có sự biến động đột ngột về nhiệt độ thì cá trích không thíchđến gần nguồn sáng, nhưng nếu nguồn sáng hạ thấp dần xuống sâu thì cá trích lạibơi theo nguồn sáng Nhưng nếu tiếp tục hạ nguồn sáng xuống nữa đến nơi mà nhiệt
độ không còn thích hợp chúng sẽ rời bỏ nguồn sáng
Ảnh hưởng của dòng chảy và độ trôi dạt của tàu đến sự tập trung của cá quanh vùng sáng
Tốc độ dòng chảy và sự trôi dạt của tàu có ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanhvùng sáng Người ta nhận thấy rằng, cá thường tập trung ở những vùng nước tươngđối yên tĩnh, dòng chảy yếu và có nhiều thức ăn Người ta cũng nhận thấy, nếu ởkhu vực chiếu sáng mà có tốc độ dòng chảy mạnh sẽ làm cho cá khó bám vàonguồn sáng Người ta chứng minh được rằng, nếu tốc độ dòng chảy lớn hơn 0,35m/s, thì hầu như ánh sáng không thể quyến rũ cá trích đến với nguồn sáng.Độ trôi
Trang 19dạt của tàu cũng ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng Khi tàu bịtrôi dạt, nguồn sáng cũng bị trôi theo Điều này sẽ gây khó khăn cho cá bám nguồnsáng, bởi nguồn sáng sẽ trôi dần ra khỏi khu vực sống thích hợp cho nó, cá khôngthể bám mãi theo nguồn sáng được Thí nghiệm cho thấy, nếu độ trôi dạt là 0,07 m/sthì sản lượng khai thác sẽ giảm 23%
Sự ảnh hưởng của sóng đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng:
Sóng to, gió lớn sẽ làm cho tàu bị lắc lư (lắc ngang, lắc dọc), làm mất tính ổn địnhphương chiếu sáng của hệ thống đèn, phương chiếu sáng không đều, cá phải dichuyển liên tục theo nguồn sáng, khó tạo nên trạng thái say đèn đối với cá, cá có thểrời bỏ nguồn sáng Mặt khác càng làm khó khăn thêm trong thao tác ngư cụ Do vậysản lượng khai thác bị giảm rất nhiều trong những lúc trời giông, biển động Thínghiệm đối với lưới nâng hình chóp cho thấy rằng, giả sử nếu sóng cấp 2, 3 có sảnlượng khai thác là 100%, thì khi sóng lên cấp 4,5 sản lượng khai thác chỉ cònkhoảng 55%
Ảnh hưởng do sự xuất hiện của cá dữ trong vùng chiếu sáng:
Thực tế đánh bắt cho thấy nếu có sự xuất hiện của cá dữ trong vùng chiếu sáng sẽảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung của cá quanh nguồn sáng Cá cãm thấy sợ hảikhi cá dữ đến gần, chúng chạy phân tán ra khỏi nguồn sáng Nhưng nếu cá dữ bỏ đi,chúng sẽ tập trung trở lại nguồn sáng
Mối quan hệ giữa đặc tính sinh học cá đến sự tập trung của cá trong vùng
sáng:
Người ta nhận thấy các yếu tố sinh học của cá có sự ảnh hưởng đến sự tập trung của
cá quanh nguồn sáng Cùng một loài cá, nhưng nếu ở các lứa tuổi khác nhau sẽ cóphản ứng thích ứng khác nhau đối với nguồn sáng Thí nghiệm cho thấy, đa số cácloài cá đều thích đến nguồn sáng là những cá đang ở giai đoạn I và II trong chu kỳphát dục của chúng, nhưng vào giai đoạn chuẩn bị đẻ thì chúng không thích nguồnsáng, sau khi cá đẽ xong thì phản ứng thích nguồn sáng trở lại bình thường.Độ no,đói của cá không có sự ảnh hưởng rõ ràng đến sự tập trung của cá quanh nguồn
Trang 20sáng Có quan điểm cho rằng cá đến nguồn sáng có thể là do bị đói, chúng muốntìm thức ăn, nhưng thực tế khảo sát cho thấy, có rất nhiều loài cá khi đến nguồnsáng còn đang ở trạng thái còn rất no.Từ nghiên cứu các ảnh hưởng nói trên chochúng ta nhận định rằng, để đảm bảo khả năng khai thác đạt được sản lượng cao, tanên chú ý đến tất cả các yếu tố môi trường và sinh học của cá.
1.2 Nguồn sáng từ trên không khí
Nguồn sáng được trang bị bằng hai hình thức, trên mặt nước và dưới mặt nước
để khai thác Nguồn sáng trên mặt nước hay còn gọi là nguồn sáng trên không khí.Trên các tàu lưới vây việc đánh bắt đa số dùng nguồn sáng này là chủ yếu còn vềnguồn sáng dưới mặt nước thường ít được sử dụng, nguồn sáng từ trên không khítrên các tàu lưới vây rất đa dạng và khác nhau tùy theo sự thích nghi ánh sáng củamỗi loài hải sản mà cách chiếu sáng hoặc sử dụng từng loại đèn là khác nhau hoàntoàn Hiệu quả sử dụng nguồn sáng từ trên không khí không những phụ thuộc vàocác đặc tính kỹ thuật, mà còn phụ thuộc vào số lượng và kích thước bóng đèn Mặtkhác, hiệu quả sử dụng nguồn sáng trên không khí còn phụ thuộc vào thành phầnquang phổ có trong bóng đèn hay màu sắc các loại nguồn sáng
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng, trang bị nguồn sáng trên không khí theo dạngcụm đèn Chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng đã đi sâu đánh giá được ảnhhưởng đến sản lượng khai thác, đối tượng đánh bắt của nghề lưới vây ánh sáng.Nguồn sáng trên không khí của tàu lưới vây ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh bắtbên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào các yếu tố công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn
và góc treo đèn Công suất nguồn sáng (ký hiệu: P): là tổng công suất nguồn sángđược trang bị trên tàu phục vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá
- Độ cao treo nguồn sáng (ký hiệu Z): là độ cao được tính từ tâm của máng
đèn hoặc tâm của chóa đèn mặt nước (xem hình 1.3)
- Góc treo nguồn sáng (ký hiệu α): là góc hợp bởi trục quang của bóng đèn với
phương thẳng đứng tính từ vị trí đặt nguồn sáng (xem hình 1.3)
Trang 21- Tỷ lệ chủng loại bóng đèn (ký hiệu: H): là tỷ số giữa tổng công suất bóngđèn loại này so với tổng công suất của tất cả các loại bóng đèn trang bị trên tàu phục
vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá
- Màu sắc ánh sáng: phụ thuộc vào thành phần quang phổ có trong bóng đèn,được xác định thông qua nhiệt độ màu và chỉ số hoàn màu
+ Nhiệt độ màu (ký hiệu là T): biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng mà nóphát ra Nhiệt độ màu của đèn sẽ làm cho đèn có nguồn sáng “ấm”, “trung tính”hoặc “mát” Nhiệt độ màu càng thấp thì nguồn sáng càng mát và ngược lại, đơn vịtính là Kelvin (K)
+ Chỉ số hoàn màu (R a ): Nói lên chất lượng chiếu sáng của nguồn, phản ánh
độ trung thực, màu sắc của sự vật trong không gian được chiếu sáng Ra là đơn vị
đo đặc tính hoàn màu của nguồn ánh sáng được công nhận rộng rãi nhất Hệ sốhoàn màu càng cao được coi chất lượng ánh sáng càng tốt Đây là chỉ tiêu chấtlượng kĩ thuật
Trang 22Nguồn sáng trên không khí của tàu lưới vây thường sử dụngcác loại bóng đèn gồm:
Bảng 1.1 Chủng loại bóng đèn được sử dụng trong tàu lưới vây
TT Tên bóng Nhãn hiệu Loại bóng Công suất
(W)
Xuất xứ
1 Huỳnh quang Rạng Đông Daylight 40 Việt Nam
2 Huỳnh quang Điện Quang Daylight 40 Việt Nam
WL, E40 400 CHLB Đức
9 Cao áp hơi
Natri (HPS)
SULIMAS,EYE
ML, E40 250 Đài Loan
Trang 23đèn (W) thông
(Lm)
suất(Lm/W)
hoàn màu(Ra)
bình(giờ)
Tàu lưới vây ánh sáng vừa có nhiệm vụ thắp sáng tập trung cá, vừa có nhiệm
vụ thả lưới vây bắt đàn cá tập trung gần nguồn sáng Do đó, cần lắp đặt nguồn sángtrên không khí sao cho hợp lý để nâng cao hiệu suất chiếu sáng mà không ảnh
hưởng đến thao tác thu thả lưới vây (hình 1.4).
Hình 1.4 Sơ đồ bố trí nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng
Trang 24- δ là góc chiếu sáng ( góc treo đèn ) nên chon δ từ 40 – 500
1.3 Nguồn sáng trong nước
Nguồn sáng trong nước của tàu lưới vây lây vây bao gồm nguồn sáng trên
mặt nước và nguồn sáng ngầm dưới nước, ánh sáng trên mặt nước của tàu lưới vâychủ yếu là ánh sáng của bè dụ cá, ánh áng ngầm là ánh sáng dùng các loại đèn thảchìm sâu trong mặt nước để dụ cá tùy thuộc vào các loại cá mà ánh sáng ngầm đượcthả ở các vị trí độ sâu khác nhau Ánh sáng ngầm dưới nước cũng góp phần quantrọng nâng cao chất lượng khai thác của tàu lưới vây
Đèn ngầm được thả để sử dụng kết hợp với bóng trên mặtnước, tùy thuộc vào công suất cho phép mà thả ít hay nhiều bóng.Trước khi quyết định thả đèn thì phải quan sát điều kiện ngoạicảnh thật cẩn thận Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì điều kiệnngoại cảnh cần đạt một số yêu cầu sau:
- Dòng chảy không quá mạnh (≤1.9 hải lý/giờ)
- Gió và dòng chảy không quá phức tạp về hướng
- Trong phạm vi lưới trôi (ngư trường miền Nam) có ít hoặckhông có nghề lưới vây hoạt động Trước khi thả đèn xuống nướcphải kiểm tra độ kín nước của đèn ngầm, các dây phải đảm bảo đãbuộc chắc chắn Dây liên kết và dây điện phải được liên kết vớinhau để không gây rối dây khi đèn hoạt động Kỹ thuật buộc dâyđược mô tả ở hình dưới:
Trang 25Hình 1.5 Kĩ thuật buộc dây đèn ngầm
Bóng đèn ngầm hiện nay sản xuất theo bộ bóng trong đó có
hệ thống bảo vệ kín nước, chống va chạm Để sử dụng được cần cómột số phụ kiện thêm như thiết bị ngắt điện, dây, thiết bị định độsâu thả, định hình chùm sáng, thiết bị cất giữ bóng trên tàu khikhông sử dụng
+ Dây của đèn ngầm: Dây dùng cho đèn ngầm có hai loại dây.Dây điện và dây liên kết đèn với tàu
+ Phao cho đèn ngầm: Đối với bóng đèn ngầm để sử dụng nócần trang bị phao Phao để giữ đèn ngầm ở một độ sâu cho phép,phao để định hình dây dẫn và dây liên kết khi thả vào nước
Các loại đèn dưới nước :
Trang 26Loại đèn thắp sáng trên mặt nước thuỷ tinh hợp chất halogen có công suất mỗibóng từ 175 – 5000W với dạng bóng hình elip hoặc hình ống Độ rọi sáng của mỗibóng từ 16.000 - 400.000lux, tuổi thọ trung bình từ 3.000 - 10.000 giờ.
Loại đèn dưới nước JW halogen: có kết cấu chắc chắn, tuổi thọ cao bóngđèn bầu, công suất mỗi bóng thay đổi từ 1,0 - 5,0KW, chui đèn có trọng lượng từ4,0 - 10,0Kg và có thể chịu đựng được áp lực 35 KG/cm2 ở độ sâu 350 m
Loại đèn dưới nước MTW thủy tinh hợp chất halogen: Có hiệu suất cao, chắcchắn, tuổi thọ cao, có 4 màu (xanh lá cây, xanh sẫm, xanh nước biển và trắng), cóthể sử dụng ở tất cả các vùng biển, công suất mỗi bóng thay đổi từ 1,5 - 10,0KW,bóng đèn có thể chịu được áp lực 35 KG/cm2 ở độ sâu 350m
Ngoài ra còn sử dụng Led ngầm để dụ cá , mang lại hiệu quả cao hơn so vớicác loại đèn ngầm khác bên cạnh đó sự tiêu hao điện năng cũng giảm đáng kể
1.4 Độ sâu chiếu sáng
Trong nghề đánh bắt cá bằng lưới vây ánh sáng là nhân tố quan trọng để quyếtđịnh sản lượng hải sản khai thác bên cạnh việc sử dụng ánh sáng như vậy trong đócon nhiều vấn đề liên qua đến ánh sáng dùng để đánh bắt như công suất phát sáng,góc chiếu, độ trong của nước Việc sử dụng ánh sáng ngầm cho tàu lưới vây quả thậtkhông đơn giản để sử dụng hiệu quả cần phải biết rõ đặc tính của các loại hải sảnđánh bắt không những thế cách trang bị cũng như bố trí ánh sáng ngầm cũng rất
quan trọng (Hình 1.6) dưới đây thể hiện ánh sáng ngầm dùng để đánh bắt.
Trang 27Hình 1.6 Ánh sáng ngầm dưới nước
Các loài cá nổi nhỏ có tập tính khác nhau đối với từng loại ánh sáng, khi mớitới nguồn sáng chúng thường phân bố rời rạc ở vùng có độ rọi sáng khoảng 40 - 100lux, sau khoảng 1 giờ thắp sáng chúng tập trung thành đàn dày hơn và di chuyển ởvùng có độ rọi sáng từ 30 - 950 lux
Ánh sáng đỏ có thể thu hút được cá tráo (Selar spp), cá bạc má (Restralliger kanagurta) sau hai giờ thắp sáng, ở vùng có rọi sáng khoảng 30 - 850 lux và thường
phân bố độ sâu khoảng 20 - 40 m nhưng thu hút kém hiệu quả đối với cá nục
sử dụng cao nhất trong các chuyến thí nghiệm
Ánh sáng trắng ngầm có hiệu suất tập trung cao đối với cá nục thuôn và cánục sồ sau 20 phút thắp sáng, ở vùng có độ rọi sáng khoảng 41 - 850 lux, cá tậptrung thành đàn lớn với mật độ dày và phân bố xung quanh nguồn sáng nhưng khigiảm độ rọi sáng thì cá có phân tán ra xa nguồn sáng nên năng suất khai thác chưacao, ánh sáng trắng ngầm chỉ nên sử dụng khi dòng chảy nhỏ hơn
Trang 281,0 hải lý/giờ, độ sâu ngư trường trên 50 m và độ trong nước biểnkhoảng 15 - 25 m.
Nếu độ sâu ngư trường nhỏ hơn 45 m, không nên sử dụng đènngầm; nếu độ sâu ngư trường khoảng 45 - 80 m, thì thả đèn ở độsâu từ 2 - 6 m Trong điều kiện ngư trường vùng biển xa bờ ViệtNam, nên sử dụng từ 1 - 2 bóng đèn trắng ngầm, với công suất
1000 - 2000 W/bóng
Độ sâu thả đèn ngầm: Độ sâu thả đèn phụ thuộc vào độ sâu
ngư trường và công suất phát sáng của bóng
- Nếu độ sâu lớn hơn 80m thì độ sâu thả đèn ≥10m tương ứngvới độ sâu ngư trường và công suất mỗi bóng để ánh sáng xuốngđến độ sâu cần thiết
- Độ sâu giao động trong khoảng 45 – 80m thì độ sâu thả 2 –3m (phù hợp với kinh nghiệm của ngư dân Mỹ)
1.5 Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Việt Nam
1.5.1 Tình hình phát triển nghề lưới vây
+ Vùng biển vịnh Bắc Bộ:
Nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển rất yếu Theo số liệu thống kê 6/1999, có
587 tàu lưới vây, chiếm 12,58% tổng số tàu lưới vây trong cả nước Tuy vậy, kíchthước tàu lưới vây ở vùng biẻn này rất nhỏ
Trong đó 97,8% tổng số tàu lưới vây trong vùng có công suất máy < 23 cv Riêngtỉnh nghệ an có 27 tàu lưới vây công suất > 100 cv, nhưng sản lượng khai thác củacác tàu này không ổn định Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ chiếm 4,5%tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước
Hàng năm, có koảng 500 tàu lưới vây từ các tỉnh miền Trung ra khai thác ở vùngbiển vịnh Bắc Bộ
+ Vùng biển miền Trung:
Có 2,972 tàu lưới vây, chiếm 63,69% tổng số tàu lưới vây trong cả nước Nhóm tàulưới vây 25 – 45 cv có số lượng cao nhất, 1.325 chiếc, chiếm 50,4% tổng số tàu lưới
Trang 29vây trong vùng Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chiếm 38,1% tổng sản lượngnghề lưới vây trong cả nước Nhìn chung nghề lưới vây ở vùng biển này phát triểntương đối khá, quy mô tàu lớn hơn cá tỉnh miền Bắc.
+ Vùng biển tây Nam Bộ:
Đây là vùng biển có nghề lưới vây phát triển mạnh nhất trong cả nước Có 1.107 tàuchiếm 23,72% tổng số tàu lưới vây trong cả nước So với vùng biển miền Trung tuy
số lượng tàu ít hơn, nhưng cỡ tàu lớn hơn và sản lượng cao hơn 1,5 lần Sản lượngnghề lưới vây đạt 57,4% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước
1.5.2 Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây
Kỹ thuất sử dụng ánh sáng vá trà rạo: Việc sử dụng ánh sáng và chà rạo đểtập trung cá là một kỹ thuật quan trọng, phức tạp và có tính chất quyết định đến sảnlượng khai thác của nghề lưới vây Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng và chá rạo
ở nước ta còn rất thô sơ và hoàn toàn theo kinh nghiệm.Để phát triển nghề lưới vâytrong tương lai, cần tăng cường nghiên cứu và du nhập kỹ thuật chiếu ánh sáng, kỹthuật sử dụng chà ở nước ngoài vào nước ta
Kỹ thuật dò tìm và phát hiện đàn cá: Đây cũng là kỹ thuật quan trọng củanghề lưới vây tự do Hiện nay kỹ thuật phát hiện đàn cá của ngư dân còn rất yếu, chỉdùng mắt thường để phát hiện đàn cá đang di chuyển Rất ít tàu (1 – 2 tàu) đượctrang bị máy dò cá ngang (Sonar), nên còn hạn chế nhiều đến năng suất khai tháccủa nghề này
Kỹ thuật sử dụng những vàng lưới vây cỡ lớn, đánh bắt các loài cá có tốc độbơi cao, khai thác ở ngư trường xa bờ còn nhiều khiếm khuyết Tình trạng trên đãhạn chế nhiều đến sản lượng đánh bắt và sự phát triển của nghề lưới vây xa bờ
1.5.3 Kĩ thuật khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng phát triển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bắtđầu từ những năm 80, nhưng hiện nay nó là nghề phổ biến của tất cả các tỉnh ven
Trang 30biển trong khu vực này Hiệu quả khai thác cao, do bởi lưới vây kết hợp ánh sáng đãđáp ứng được 2 yêu cầu cơ bản trong khai thác lưới vây, là:
- Đã tập trung cá lại thành đàn lớn
- Làm giảm được tốc độ di chuyển của cá
- Phương tiện và trang thiết bị khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng
Tương tự như nghề khai thác lưới vây thông thường cũng bao gồm tàu, vànglưới vây, các trang bị phụ trợ khác Tuy nhiên, lưới vây đánh cá kết hợp ánh sángcòn cần phải có máy phát điện, hệ thống chiếu sáng và bảng phân phối điện
Lưới vây đánh cá kết hợp ánh sáng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trang bị máyphát điện từ 10-15 KW, đủ thắp sáng khoảng 150 bóng đèn neon loại 1,2 m và 5-10bóng cao áp thủy ngân loại từ 250-500 W Ta có thể thấy sự bố trí hệ thống chiếusáng trên các tàu lưới vây kết hợp ánh sáng qua sơ đồ sau :
Hình 1.7 Hệ thống chiếu sáng trên tàu lưới vây kết hợp ánh sáng
Thắp đèn
Trang 31Trong khai thác lưới vây kết hợp ánh sáng, để đạt được hiệu quả nhất là chọn đúngnơi thắp đèn và thời gian thắp đèn.
Nơi thắp đèn
Yêu cầu đối với nơi thắp đèn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Phải có nhiều cá, tôm, thích ánh sáng thường xuất hiện trong khu vực định thắpsáng
+ Dòng chảy nhẹ, tàu ít lắc và trôi dạt (có thể dùng neo để cố định tàu lại)
+ Ít chướng ngại vật dưới nền đáy (nếu khai thác ở vùng biển cạn) và không bị ảnhhưởng bởi tàu bè đi lại
Thời gian thắp đèn
Thời gian thắp đèn cũng là thời gian lôi cuốn cá đến vùng sáng, thường từ 3-6 giờ(từ lúc chập tối đến 12 khuya) Trong thời gian thắp đèn nên chú ý đến các hoạtđộng chiếu sáng của hệ thống đèn, tình hình sóng gió, sự xuất hiện của cá dữ trongvùng chiếu sáng, mà có biện pháp xử lý thích hợp
Khi thấy cá đã tập trung nhiều vào vùng chiếu sáng hoặc cá đang trong tình trạngsay đèn thì có thể tiến hành bủa lưới đánh bắt
Thả lưới
Trước khi thả lưới ta phải tắt tất cả hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu, chỉ để lại đèn ở
bè đèn Tiếp đến thu neo (nếu có thả neo), đồng thời nới dài dây bè đèn cách tàu vớikhoảng cách bằng bán kính quay trở của tàu, cá sẽ tự động bu lại bè đèn Sau đó chotàu chạy vòng tròn với bán kính quay trở thích hợp với chiều dài sẳn có của vànglưới vây trên tàu
Chú ý là thời gian thả lưới phải cho nhanh và tránh cá bị xáo động có thể rời khỏi bèđèn Sau khi thả lưới xong thì tiến hành thu lưới, bắt cá nhanh
Trang 32 Thu lưới và bắt cá
Công việc thu lưới và bắt cá cũng tương tự như lưới vây thông thường Nhưng trướckhi cuộn rút thu cáp ta vẫn phải để bè đèn trong nước Khi bắt đầu thu cáp thì kéo
bè đèn lại và đem lên tàu, sau đó mới thu lưới
+ Chuẩn bị mẻ khai thác tiếp theo
Công việc khai thác mẻ tiếp theo cũng có các bước tương tự như mẻ trước, nghĩa làcũng bao gồm các bước thắp (chong) đèn, thả lưới thu lưới và bắt cá Tuy nhiên, địađiểm khai thác có thể thực hiện tại vị trí trước hoặc chuyển đến địa điểm mới Điềunày tùy thuộc vào sản lượng khai thác của mẻ trước, hoặc là tình hình sóng gió, thờitiết sẽ có trong mẽ dự định khai thác tiếp theo, thời gian chong đèn của mẽ trước làdài hay ngắn, thời điểm xuất hiện của trăng trên bầu trời (còn tối trời hay sắpsáng), mà quyết định có nên khai thác tiếp nữa hay không
Thực tế đánh bắt lưới vây kết hợp ánh sáng ở Đồng Bằng Sông Cửu Longthường có sự kết hợp khai thác giữa 1 tàu mẹ và từ 1-2 tàu con (không có lưới, chỉ
có hệ thống chiếu sáng) Tàu con làm nhiệm vụ chong đèn ở khu vực không quá xatàu mẹ, tàu con có thể chong đèn chậm hơn tàu mẹ một thời gian nhất định Khi tàu
mẹ khai thác của phần mình xong sẽ chạy đến bủa lưới quanh tàu con Sau khi tàu
mẹ bủa lưới xong, tàu con nhanh chóng khỏi khu vực bao vây để tàu mẹ tiến hànhthu lưới bắt cá
Đèn tìm cá: được pha, quét nhanh và đột ngột trên mặt nước tạo cho đàn cá cóphản ứng bị choáng (thức tỉnh), nhảy lên trên mặt nước và bị phát hiện, sau đó
Trang 33người ta dùng các kỹ thuật tiếp theo để đánh bắt chúng Đèn này thường có cường
độ mạnh, ánh sáng tập trung, sử dụng chủ yếu trên các tàu làm nghề pha xúc vànghề lưới vây
Đèn thu hút (tập trung) cá: sử dụng đèn này đã tạo ra vùng sáng ổn định, thuhút các đàn cá từ nơi khác đến Đèn tập trung cá thường được bố trí cố định ở haibên mạn và đuôi tàu Đèn có cường độ sáng không lớn nhưng có phạm vi chiếusáng rộng và được sử dụng rộng rãi trên các tàu khai thác hải sản kết hợp ánh sáng.Đèn hướng (gom) cá: loại đèn này thường sử dụng tiếp sau hai loại đèn trên,vào lúc chuẩn bị thả lưới Công suất của đèn này thường nhỏ, phạm vi chiếu sánghẹp, thường là ánh sáng màu vàng hoặc đỏ, bố trí trên tàu (nghề chụp mực và phaxúc) hoặc ngay trên mặt nước (nghề lưới vây)
Nghề lưới vây ánh sáng nước ta phát triển khá mạnh mẽ về số lượng tàuthuyền, công suất máy tàu, công suất ánh sáng, nhưng sự phát triển này mang tínhchất tự phát và theo kinh nghiệm Hầu hết tàu lưới vây ánh sáng có xu hướng tăngcông suất ánh sáng, trong khi đó tàu thuyền, ngư cụ,… không thay đổi, dẫn đến tăngchi phí đầu tư, chi phí sản suất mà hiệu quả kinh tế của nghề không tăng Hơn nữa,ngư dân chưa thể xác định được công suất ánh sáng phù hợp với máy phát điện,kích thước lưới,…
Mặt khác, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khai thác hải sản mới chútâm tới một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hoặc thực trạng sản xuất của loại nghề đánh
cá kết hợp ánh sáng mà chưa đề cập đến màu sắc ánh sáng, hình thức thắp sáng(thắp sáng trên và dưới mặt nước), cách trang bị, sử dụng ánh sáng,… nên hiệu quả
sử dụng ánh sáng chưa cao Vì vậy, đánh giá được hiệu quả sử dụng ánh sáng màuthắp sáng trên mặt nước và ánh sáng trắng dưới nước nhằm trang bị và sử dụng hợp
lý ánh sáng cho tàu lưới vây khai thác xa bờ là cần thiết
Trang 34sự chú ý loài cá Trên mỗi tàu lưới vây đều có nhiều loại bè đèn khác nhau trong đó
đa phần thường là các kiểu bè truyền thống bè đèn bóng huỳnh quang, bè đèn nungnóng ở mỗi loại bè đèn chúng đều có một đặc thù cấu tạo cũng như ưu khuyết điểmkhác nhau sau đây tôi xin trình bày cụ thể tùng loại bè đèn
2.1.1 Bè đèn bóng huỳnh quang
a Cấu tạo : Được làm trên khung ống nhựa, xốp hoặc gỗ chiều dài khoảng
1.15m – 1.3m, chiều cao khoảng 50cm -70cm, chiều rộng khoảng 60 -80 cm Bèđèn huỳnh quang tùy theo mục đích cũng như yêu cầu của mỗi loại cá mà ta có thểlắp đặt hệ thống bóng đèn khác nhau ở đây bóng đèn huỳnh quang thường dùng làloại bóng 100W -150W dưới đây là hình ảnh mà bóng đèn huỳnh quang sử dụngtrong bè đèn Ở trên bè thường sử dụng máng chiếu để phản xạ ánh sáng
Trang 35Hình 2.2 Hình dáng bè đèn huỳnh quang
b Phương pháp cấp điện
Bè đèn huỳnh quang sử dụng phương pháp cấp điện trực tiếp 220V từ máyphát trên tàu, ở đây để duy trì nguồn sáng cho bè đòi hỏi cần một đường dây điệndài đồng thời dây phải đảm bảo chất lượng chịu được sự ăn mòn của nước biển
c Ưu điểm của bè huỳnh quang
+Tiết kiệm điện và sáng hơn
Với công suất trên tàu lưới vây việc cung cấp điện cho cả hệ thống tàu dùngcho việc đánh bắt là vô cùng hạn chế là khó khăn, trong khi đó ánh sáng dùng đểđánh bắt là điều rất quan trọng Đối với nghề lưới vây mà nói thì việc dụ cá bằngánh sáng rất cần thiết để làm được điều đó thời gian cung cấp điện phải đủ cho bèhoạt động trong thời gian 2 hoặc 3 tiếng trên một mẻ lưới Để làm được điều đónghư dân đã lụa chọn bóng đèn huỳnh quang cho bè đèn nhầm tiết kiệm điện năngcũng như cung cấp đủ ánh sáng dụ cá cho việc đánh bắt So với việc sử dụng cácloại bóng đèn sợi đốt hoặc nung nóng
+ Tuổi thọ cao
Trang 36Thay vì đốt nóng dây dẫn để phát sáng như đèn sợi đốt, cơ chế chiếu sáng củabóng đèn huỳnh quang đã khiến cho tuổi thọ của loại thiết bị chiếu sáng này tănglên rất nhiều lần, trung bình dao động khoảng 10.000 giờ, gấp rất nhiều lần so vớidạng đèn sợi đốt và nung nóng Bên cạnh đò việc bè được thả dưới nước lâu việc vachạm giữa mặt nước với bóng đèn sẽ xảy ra liên tục nếu ta dùng các loại bóng đènsợi đốt hoặc nung nóng bóng sẽ rất nhanh cháy khi đó việc đánh bắt sẽ được dừnggiữa chừng.
+ Giá rẻ, dễ thay
So với các loại đèn như đèn phóng điện công suất lớn hay đèn sợi đốt thì bóngđèn huỳnh quang lại được liệt vào danh sách dẫn đầu về thiết bị chiếu sáng tiết kiệmchi phí Không khó khăn trong sử dụng, không tốn nhiều chi phí, tuổi thọ lâu bền lànhững điểm vượt trội đa phần so với các loại đèn khác
+ Thích hợp cho việc dụ cá ban đêm trong đánh bắt.
d Nhược điểm của bè huỳnh quang
+ Chi phí dây dẫn lớn, không an toàn
Do việc phải sử dụng điện áp 220V trực tiếp trên tàu trong khi đó bè được
thả ở ngoài phạm vi 100m -150m đòi hỏi cần một đường dây dài đủ đáp ứng cungcấp điện cho bè
Bên cạnh đó do sự ăn mòn của nước biển ,sự kéo gấp dây điện và oxi hóa dẫn tớiđường dây bị đứt gây hở dây điện ảnh hưởng tới tính mạng cũng như tài sản nghưdân trên tàu
+ Không chịu được nước và va đập mạnh
Với việc dùng đánh bắt thường xuyên, việc di chuyển bè cũng như cách bảoquản bè huỳnh quang của nghư dân không được chú trọng dễ gây vỡ bóng đèn bêncạnh đó việc sóng biển đánh cao khi có nước vào đèn sẽ tắt
2.1.2 Bè đèn bóng nung sáng
a Cấu tạo: Được làm trên khung ống nhựa, gỗ hoặc xốp ,chiều cao khoảng
50cm -70cm, chiều dài khoảng 1.15m – 1.3m, chiều rộng khoảng 60 -80 cm Bè đènbóng nung sáng thường có công suất chiếu sáng lớn, dòng điện cao tùy theo mụcđích cũng như yêu cầu của mỗi loại cá mà ta có thể lắp đặt hệ thống bóng đèn khác
Trang 37nhau ở đây các bè của nghư dân thường dùng bóng đèn cao áp là loại bóng 1000Wdưới đây là hình ảnh mà bóng đèn cao áp sử dụng trong bè đè.
Hình 2.3 Bóng đèn dùng cho bè đèn bóng nung sáng
Bè đèn bóng nung sáng với công suất lớn, dòng tiêu thụ lớn ở mỗi tàu đánh cá củanghư dân thường dùng một bóng Với hiệu suất 80% là nhiệt và 20% là để thắpsáng Vì vậy việc sử dụng bóng đèn nung sáng cho bề đánh bắt là một điều mà tacần phải xem xét Đây là hình ảnh của bè đèn dùng bóng nung sáng
Hình 2.4 Hình ảnh bè đèn dùng bóng nung sáng
b Phương pháp cấp điện
Trang 38Về việc cấp điện cho bề Bè đèn dùng bóng nung sáng cũng sử dụng phươngpháp cấp điện trực tiếp 220V từ máy phát trên tàu, ở đây do bè đèn dùng bóng nungsáng tiêu thụ công suất lớn vì vậy việc dây dẫn điện phải là loại tốt, bên cạnh đóviệc tốn kém chi phí dùng để thắp sáng là không thể tránh khỏi So với bè đènhuỳnh quang thì công suất tiêu thụ điện sẽ gấp 4 -5 lần.
c Ưu điểm của bè đèn dùng bóng nung sáng
+ Cường độ phát sáng cao , phát sáng với diện tích rộng trên mặt nước
Với việc thu hút sự chú ý của đàn cá về đêm trên măt biển có thể nói dùng loại
bè đèn bóng nung sáng thu hút cá là tốt nhất cho sản lượng khai thác cao Việc phân
bổ ánh sáng diện rộng trên mặt nước ta có thể khai thác triệt để sản lượng hải sản.+ Giá thành bóng rẻ, dễ thay và lắp đặt ngay khi đèn bị cháy
Đối với việc dùng bè đèn nung sáng do nhiệt tỏa ra là rất lớn cùng với sự tácđộng của sóng biển thì việc hư hỏng trong quá trình đánh bắt là rất lớn khi đó nghưdân có thể thay bóng một cách dễ dàng và nhanh chóng không làm chậm tiến độkhai thác
+ Có thể hiệu chỉnh màu sắc ánh sáng phát ra
Việc khai thác đánh bắt cá trên biển vo cùng khó khăn mỗi loài đều có sự thíchnghi về ánh sáng khác nhau vì vậy nếu dùng loại bè nung nóng để điều chỉnh ánhsáng sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều loài Đặc biệt là những loài có giá trị kinh
tế cao
d Nhược điểm của bè đèn nung nóng ánh sáng
+ Quang thông giảm nhanh
Mặc dù cường độ ánh sáng cao và diện tích phát sáng rộng nhưng bên cạnh
đó vấn đề quang thông của bè dùng bóng nung sáng giảm lại rất nhanh chỉ giữ được
cá trong thời gian ngắn gây khó khăn cho việc đánh bắt rất nhiều, sản lượng giảm.+ Thời gian khởi động bè đèn dùng bóng nung sáng lâu
Để khởi động bè dùng để đánh bắt thì việc khởi động để đưa bè xuống nướcnhanh nhất có thể là (3 – 7 phút ) hoặc thậm chí nhiều khi lên đến (15-20 phút) Vìvậy nếu khi nhìn thấy đàn cá ta không thả bè kịp đàn cá sẽ đi gây lãng phí và thấtthoát cho tàu
Trang 39+ Bè chỉ được đặt đứng không đươc đặt nghiêng
Với vỏ ngoài là bóng thủy tinh việc đặt nghiêng bè gây vỡ bóng như (hình2.4 ) ta thấy để giữ bóng ổn định cũng như tránh sự va chạm nghư dân đã dùng dâythép để rằng bóng tránh tình trạng vỡ đèn do đặt bè hay va chạm của mặt nước biển.+ Khi bóng đèn bị vỡ gây ảnh hưởng môi trường nước
Do bóng đèn nung nóng phần lớn được làm từ thủy ngân khi đánh bắt bóng bị
vỡ dưới nước gây ảnh hưởng tới nguồn nước và các loài sinh vật biển
+ Không sáng khi không đủ điện, chỉ sáng lại khi bóng đã nguội hoàn toàn
Với việc đánh bắt cá ban đêm công suất cần dùng điện của cả tàu là rất lớn.Khi dùng bè để đánh bắt, công suất điện trên tàu không đủ thì bè không sử dụngđược Bên cạnh đó việc đánh bắt cá bằng nghề lưới vây phải kết hợp kéo nhiều mẻlưới khác nhau trong đêm bè có thể sử dụng bật sáng rất nhiều lần nếu sử dụng bèđèn bằng bóng nung sáng ta chỉ có thể bật đèn khi bóng đã nguội hẵn mà đối vớiviệc đánh bắt điều đó là quá lâu cho một mẻ lưới vây, còn để bè đèn sáng mãi nhưvậy công suất điện trên tàu sẽ rất tốn Vì vậy việc dùng bè đèn nung nong ánh sángrất bất tiện cho việc đánh bắt
CHƯƠNG 3:
BÈ ĐÈN DÙNG LED 3.1 Cấu tạo của LED công suất
Đèn LED công suất cấu tạo gồm 5 phần: Phần tử phát sáng LED, mạch in củađèn LED, bộ nguồn, bộ phận tản nhiệt và vỏ
Hình 3.1 Cấu trúc về LED