TRUNG TÂM GDNN – GDTX TIỀN HẢI ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề I.ĐỌC - HIỂU 3,0 điểm Đọc đoạn
Trang 1TRUNG TÂM GDNN – GDTX
TIỀN HẢI
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề )
I.ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Trải qua nhiều nỗi đau và trở thành góa phụ ở tuổi 25(chồng và con đều chết) nhưng cô Hoàn vẫn mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm trọn bổn phận của một người con hiếu thảo Cô giáo Hoàn chia sẻ: “Lúc ấy mình chỉ nghĩ là bây giờ mất một coi như là mất 2, mất 3 Đến cuối cùng, bố mẹ vẫn là những người khổ tâm nhất” Chính suy nghĩ tích cực ấy cùng sự động viên của gia đình và cảm thông của đồng nghiệp đã kéo cô đứng dậy.
Hơn chục năm chống chọi với bệnh tật(cô bị nhiễm HIV từ người chồng nghiện ma túy) cũng là ngần ấy thời gian cô Hoàn luôn dẫn đầu trong công tác giảng dạy của trường Nhờ tận tâm truyền thụ kiến thức, các đội học sinh giỏi do cô phụ trách liên tục đoạt giải cao Trong nhiều năm liền, cô liên tục đạt được các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Thành công trong công việc nhưng điều mà cô giáo Hoàn cảm thấy canh cánh trong lòng hiện tại chính là người mẹ đã già của mình Tình thương sâu nặng ấy, cô không nói nổi thành lời
“Mình lúc nào cũng phải cố gắng, cố gắng để không khóc, nếu có khóc thì phải giấu nước mắt
đi Vì trong nhà có mỗi mình được học hành đến đầu đến đuôi, bố mẹ cũng rất là kỳ vọng”, cô Hoàn chia sẻ.
Bao nhiêu nước mắt đắng cay và tình yêu vô bờ đối với người mẹ thân yêu, cô Hoàn đều gửi lại cả vào những vần thơ Cô gọi đó là một “thế giới thơ” cũng là nguồn năng lượng giúp
cô sống tiếp.
“Từ ngày con đi làm dâu Tình đành duyên vậy rầu rầu nắng mưa Bão giông thuyền mẹ đã thừa Thuyền con chèo mãi vẫn chưa cập bờ… ”
Cho đến lúc này, tình yêu bố mẹ chính là động lực giúp cô tiếp tục sống và vươn lên Cô Hoàn vẫn mong nếu có kiếp sau vẫn muốn được làm con của mẹ để “trả nợ người” Còn ở kiếp này, nguyện ước lớn nhất của cô chính là có thể quay ngược thời gian, thay đổi định mệnh, đền đáp được nhiều hơn công ơn dưỡng dục của bố mẹ
(Trích chương trình “Điều ước thứ 7”, VTV3, ngày 6/6/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên?
Câu 2: Theo anh/chị đâu là động lực giúp cô giáo Hoàn có thể chống chọi với bệnh tật?
Điều đó có ý nghĩa như thế nào với cô Hoàn?
Câu 3: “Bão giông thuyền mẹ đã thừa – Thuyền con chèo mãi vẫn chưa cập bờ ”Anh/chị
hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ?
Câu 4: Từ câu chuyện trên thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị là gì? Vì sao?
II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trang 2Từ đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai
trò của “nghị lực sống” trong cuộc sống mỗi con người (trình bày bằng một đoạn văn khoảng
200 chữ)?
Câu 2 (5,0 điểm)
Từ cuộc đời và số phận của nhân vật Mị, anh/chị hãy phân tích giá trị nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ?
HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12 KÌ II
NĂM HỌC 2016 -2017
PHẦ
N
CÂU/
Ý
M
+ Cha mẹ + Thế giới thơ + Bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn
- Ý nghĩa: giúp cô Hoàn sống và sống tốt hơn
+ Vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống và trở thành tấm gương sáng được mọi người yêu mến, nể trọng
+ Thực hiện được trách nhiệm với cha mẹ + Thành công trong công việc
0,5
0,5
3 - Nội dung 2 câu thơ:
+ Thấu hiểu những vất vả của mẹ trong cuộc đời + Thấy thương và có lỗi khi chưa đền đáp được những công lao của cha mẹ đến cuối đời
0,5
4 - Thông điệp học sinh có thể rút ra một thông điệp nào đó:
+ Dù trong hoàn cảnh nào cũng có những người yêu thương luôn ở bên bạn
+ Bạn có thể chiến thắng số phận nghiệt ngã bằng thái độ sống tích cực
+ Bạn hãy cống hiến hết mình cho cuộc đời khi còn có thể + Sức mạnh giúp bạn có thể vươn lên trong cuộc sống là từ chính bạn
+ Bạn không chỉ sống cho mình mà còn vì những người thương yêu nhất là cha mẹ
- Học sinh đưa ra cách lí giải phù hợp
0,5
0,5
Trang 31 Vai trò của nghị lực sống trong cuộc sống của mỗi người.
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng hình thức 1 đoạn văn, số lượng khoảng 200 chữ.
- Trình bày mạch lạc rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu
- Khuyến khích có sự sáng tạo trong cách viết
- Hiểu đúng, viết đúng vấn đề nghị luận
0,25
0,25
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
Nghị lực sống là những cố gắng, quyết tâm vượt qua những thử
thách trong cuộc sống
- Vai trò của nghị lực sống
Trong cuộc sống của mỗi người để có được sự thành công ai mà
không phải trải qua những cay đắng khổ cực phải đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống
Khi gặp những khó khăn ấy nếu chúng ta không cố gắng quyết
tâm để vượt qua thì ta không thể thành công Hay nói cách khác là
trong cuộc sống chúng ta rất cần có nghị lực sống Lấy dẫn chứng
là cô Hoàn
- Bàn luận
+ Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều những tấm gương sáng nhờ
có nghị lực mà họ có thể vượt qua khó khăn và thành công trong
cuộc sống – những điều tưởng như không thể vượt qua
+ Bên cạnh đó cũng có những người khi đối mặt với thử thách
nhưng không cố gắng vượt qua đó là những người không có nghị lực
sống và chính họ đánh mất chiếc chìa khóa mở ra những cánh cửa
tương lai và sự thành công của họ sẽ không đến 1 cách thực sự mà
chỉ có họ mới có sức mạnh ấy
- Bài học
+ Có nghị lực, có niềm tin con người có thể vượt qua mọi khó khăn
+ Đừng từ bỏ khi còn ước mơ
+ Nghị lực sống chính là cách giúp con người vượt qua những trở
ngại để thành công
0,25
0,5
0,5
0,25
2 Từ cuộc đời và số phận của nhân vật Mị, anh/chị hãy phân tích
giá trị nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ?
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
- Bố cục và hình thức sáng rõ
- Biết vận dụng và phối hợp những thao tác nghị luận
- Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ
0,5
Trang 4Yêu cầu về kiến thức
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu yêu cầu của đề bài
- Thân bài:
+ Khái quát
Giới thiệu kiến thức chung về tác phẩm như hoàn cảnh ra đời
Giải thích giá trị nhân đạo của một tác phẩm là tác phẩm tập
trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đang chà đạp lên
quyền sống của con người, biểu dương ca ngợi những phẩm chất tốt
đẹp của con người Nhà văn phải thông cảm và thấu hiểu được tâm
tư tình cảm cũng như nguyện vọng và mơ ước của con người giúp
họ nói lên những ước nguyện và đấu tranh để giành được ước
nguyện ấy
Giá trị nhân đạo của truyện ngắn VCAP được nhà văn tái hiện
qua cuộc đời, số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ
+ Phân tích:
Giá trị nhân đạo thể hiện qua đề tài và chủ đề: Truyện viết về
cuộc đời đôi vợ chồng là Mị và A Phủ Thiên truyện làm nổi bật số
phận khốn khổ, tủi nhục của người dân miền núi dưới ách thống trị
của bọn phong kiến, thực dân đồng thời ca ngợi sự đổi đời của họ
nhờ sự giác ngộ cách mạng
Giá trị nhân đạo thể hiện sự đồng cảm của nhà văn với số phận
người phụ nữ miền núi dưới chế độ cũ:
> Từ 1 cô gái trẻ đẹp, yêu đời, yêu tự do vì nhà nghèo lại
mắc món nợ truyền kiếp mà Mị phải về làm con dâu gạt nợ
trong nhà thống lí Pá Tra
> Từ khi về làm dâu Mị trở lên bị tê liệt, trở thành nô lệ, lầm
lũi, cam chịu, héo tàn nhan sắc không ý thức về thời gian
Cuộc đời còn khổ hơn trâu ngựa
> Đời Mị là chuỗi ngày dài tăm tối bị tước đoạt về tinh thần
và sức lao động (buồng Mị Nằm, cúng trình ma, làm việc
suốt ngày đêm khổ hơn trâu ngựa )
Đồng cảm với số phận bi thảm của Mị là một điển hình
cho thân phận của biết bao người phụ nữ Tây Bắc đặc biệt
là những người bị bắt về làm dâu trong nhà bọn chúa đất
“đời người đàn bà của chồng”
Giá trị nhân đạo thể hiện qua việc vạch trần bản chất bạo
ngược của bọn phong kiến miền núi.
Mị không những chỉ bị tước đoạt một lần giá trị tinh thần vật
chất và biến Mị thành người câm lặng, tê liệt mất đi ý thức về ý ngĩa
và giá trị con người trong thời gian dài khi Mị có ý thức trở lại thì
0,25
0,5
3,0
Trang 5tiếp tục bị vùi dập không tiếc thương
Mị bị trói đứng ở cột trong đêm tình mùa xuân tội ác của A Sử
nhưng đây không phải là tội ác duy nhất mà chúng đã làm tại nhà
này trước đây cũng phải chịu cảnh như Mị và hơn cả Mị là người
phụ nữ ấy bị trói dến chết
Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng những nét đẹp tâm
hồn của người lao động ngèo miền núi TB:
Mị là người có khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt, yêu tự do,
yêu lao động:
Xin cha đừng bán con cho nhà giàu ;
Trong đêm tình mùa xuân dù thân xác bị trói nhưng tâm
hồn Mị đi theo những “cuộc chơi” “đám chơi”
Trong đêm đông cởi trói cho A Phủ với khát khao sống
và tự do mãnh liệt mà Mị bất chấp những nỗi sợ hãi cường quyền và
cắt đứt sợi dây vô hình mà có sức mạnh lớn lao của thần quyền để
cùng A Phủ đi tìm tự do
Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự giác ngộ cách mạng của người
dân lao động miền núi
Mị đã có một hành trình vượt thoát số phận để đổi đời Sau khi
trốn đén Phiềng Sa Mị cùng A Phủ đã được A Châu giác ngộ
Mị đã đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ nô lệ vươn lên trở thành
người tự do cùng A Phủ và có lẽ họ đã nhận thức được con đường
giải phóng duy nhất kiếp đời nô lệ để vươn đến tự do là con đường
cách mạng Một con đường Tô Hoài đã vẽ ra chỉ cho nhân vật của
minh, nhân loại cần lao là một khía cạnh mới của chủ nghĩa nhân
đạo VN sau CMT8
+ Đặc sắc nghệ thuật
Bằng nghệ thuật miêu tả tài ba về nội tâm nhân vật, hành động tự
nhiên và sống động và bằng tình cảm chân thành trách nhiệm của
nhà văn cách mạng vẽ lên một bức tranh nhân đạo sống động sâu
sắc
- Kết bài
0,25
Khuyến khích những bài văn không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ,
đặt câu
Khuyến khích những bài văn có những sáng tạo trong cách dùng từ
đặt câu
0,5